Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐỒNG USD VÀ RMB TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.11 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TẬP NHĨM
MƠN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐỒNG
USD VÀ RMB TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn

:

TS. Đỗ Thị Kim Hoa

Nhóm thực hiện

:

01

Học viên thực hiện

:

Dương Văn An
Lương Lan Anh
Lương Việt Anh
Lê Huy Cường
Nguyễn Kiên Cường
Dương Quang Đức

Lớp



:

CH21H

HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2013

1


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................

2


MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................................5
1. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền.....................................................................................................5
1.1. Tính chuyển đổi của đồng tiền......................................................................................................5
1.2. Đánh giá về tính chuyển đổi của đồng tiền...................................................................................5
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền.............................................................6
2. Vị thế của đồng tiền.............................................................................................................................7
3. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến vị thế của đồng tiền..........................................7
3.1. Các thông tin, chỉ số kinh tế..........................................................................................................7
3.2. Nhân tố chính trị tác động đến vị thế của đồng tiền.....................................................................9
II. VỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD VÀ RMD..........................................................................................9
1. Vị thế của đồng USD............................................................................................................................9
1.1. Vị thế của đồng USD qua từng thời kỳ..........................................................................................9
1.2. Những biến động của nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế các quốc gia lớn khác trên thế giới..........15
2. Vị thế của đồng RMD.........................................................................................................................17

2.1. Tỷ trọng của đồng RMD trong các giao dịch quốc tế...................................................................17
2.2. Dự trữ đồng RMD của Ngân hàng Trung ương các nước............................................................18
III. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỒNG USD VÀ RMD.....................................20
1. Xu hướng vận động và vai trò của đồng USD.....................................................................................20
2. Xu hướng vận động và vai trò của đồng RMD....................................................................................21
IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỒNG USD VÀ RMD ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM....23
1. Sức ảnh hưởng của đồng USD và đồng RMD đối với nền kinh tế Việt Nam.......................................23
1.1. Sức ảnh hưởng của đơ la hố đối với nền kinh tế Việt Nam.......................................................23
1.2. Sức ảnh hưởng của đồng RMD đối với nền kinh tế Việt Nam.....................................................25
2. Nhận định về chính sách của đồng USD và đồng RMD trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam..........27
2.1. Nhận định về chính sách của đồng USD trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam..........................27
2.2. Nhận định về chính sách của đồng RMD khi lên giá trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam........28
KẾT LUẬN...................................................................................................................................31
Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................................32

3


LỜI NĨI ĐẦU
Tiền tệ ln đóng một vai trị quan trọng trong mỗi nền kinh tế, nhất là trong thời
điểm hiện nay, khi mà nền kinh tế khơng chỉ gói gọn trong phạm vi một quốc gia, lãnh
thổ riêng biệt nào mà trên phạm vi toàn cầu với xu thế hội nhập diễn ra ngày càng sâu
rộng. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:
 Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển
nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khơng thể tiến hành
sản xuất hàng hóa nếu như khơng có tiền và sự vận động của nó.
 Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc
tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền
kinh tế thị trường thì tiền tệ khơng những là phương tiện thực hiện các quan
hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng

để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
 Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng
chúng.
Với tầm quan trọng của tiền tệ, một nhà quản lý không thể không nắm được những
nguyên lý cơ bản cũng như xu thế tiền tệ thế giới. Trong bài này, chúng tôi cùng nghiên
cứu hai đồng tiền mạnh của thế giới là USD và RMB để thấy được sức mạnh cũng như sự
ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế thế giới cũng như đối với nền kinh tế Việt Nam.
Đối tượng, mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đồng USD và đồng RMB
Mục đích: Phân tích xu hướng vận động của đồng USD và RMB từ đó thấy được
sức ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế Việt Nam và đưa ra nhận định về chính sách
cho hai đồng tiền này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết trong mơn học Tài chính
quốc tế; Thu thập thơng tin số liệu về đồng USD và đồng RMB; Phân tích xu hướng vận
động của đồng USD và đồng MRB; Đưa ra nhận định về chính sách cho hai đồng tiền
này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Qua thời gian ngắn nghiên cứu cơ sở lý thuyết và áp dụng thực tiễn, do các thành
viên trọng nhóm chưa có kinh nghiệm trong mơn học Tài chính quốc tế, cũng như mới
được tiếp cận lần đầu với môn học nên bài viết cịn có những hạn chế nhất định rất mong
nhận được sự đóng góp của giảng viên cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.

4


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền
1.1. Tính chuyển đổi của đồng tiền
Q trình phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa dẫn đến sự ra đời của tiền
tệ. Khi hàng hóa được trao đổi ở phạm vi quốc tế thì xuất hiện nhu cầu trao đổi các đồng

tiền với nhau. Về cơ bản, tiền tệ có ba chức năng chính là: chức năng phương tiện thanh
tốn, chức năng phương tiện tính tốn và chức năng bảo tồn giá trị.
Đồng tiền có tính chuyển đổi cao được quốc tế sử dụng cả 3 chức năng trên.
Người tao sử dụng làm phương tiện thanh tốn theo tập qn quốc tế những đồng tiền
mạnh có tính lịch sử do uy tín, vị thế của nền kinh tế.
Các đồng tiền đó cũng được sử dụng như các tài sản tài chính và là đơn vị tính
tốn trên thị trường quốc tế. Đặc điểm này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ
quan:
 Về khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín được thị trường tin tưởng
chấp nhận.
 Về chủ quan, đó là ý của Nhà nước, thông qua quy định về quản lý ngoại
hối cho phép dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép,
hoặc được mang ra và chuyển đổi ở thị trường quốc tế.
1.2. Đánh giá về tính chuyển đổi của đồng tiền
Việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế
hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập
quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước và quốc tế, thúc
đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc
gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện
tượng “Đơ la hóa”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách
tỷ giá.
Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá qua tính chuyển đổi trong nước và
tính chuyển đổi quốc tế.
Tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền thể hiện qua việc được ưa thích sử dụng
và dễ dàng mua ngoại tệ với mức giá thị trường. Điều này một mặt phụ thuộc sự ổn định
về giá trị và sự thuận tiện khi sử dụng đồng tiền, mặt khác phụ thuộc vào việc được phép
chuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khả năng đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền của các
nước đang phát triển chủ yếu dựa vào việc đánh gái tính chueyenr đổi trong nước. Với
các nước này, uy tín, vị tếh của đồng nội tệ có thể đánh giá qua chỉ số lạm phát, mức độ

đô la hóa của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính, trình độ của hệ thống
ngân hàng, mức độ thơng thống của chính sách quản lý ngoại hối và sự linh hoạt của tý
giá hối đoái.
5


Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng
làm phương tiện thanh tốn trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc tế. Tính
chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ có một số đồng tiền mạnh như USD, EUR,…
(đồng tiền tự do chuyển đổi). Đa số các đồng tiền cịn lại có tính chuyển đổi thấp hơn, ở
mức độ chuyển đổi trong nước.
Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh
tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu Ngân
hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không phải có giấy
phép. Có 2 loại tiện tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi
một phần.
Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia nào
mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, ví dụ như USD, EURO, GBP, JPY,
AUD, CHF, CAD. Hầu hết đó đều là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triển
và ổn định. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường quy định đồng tiền thanh
toán là tiền tự do chuyển đổi để tránh rủi ro đồng tiền xuống gia và linh hoạt đổi ra bất cứ
tiền nào nếu người xuất khẩu muốn.
Với tiền tệ tự do chuyển đổi một phần, việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một
trong 3 yếu tố sau:
 Chủ thể chuyển đổi: có 2 loại chủ thể chuyển đổi được luật quản lý ngoại
hối của các quốc gia phân loại là người cư trú và người phi cư trú. Người
cư trú phải có được giấy phép chuyển đổi thì mới đổi được tiền tệ đang nắm
giữ, còn người phi cư trú được quyền chuyển đổi tự do.
 Mức đổ chuyển đổi: từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn
chuyển đổi phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng mức đó thì

được tự do chuyển đổi.
 Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của những người phi
cư trú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt động
đầu tư nước ngoài… tại nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do, còn
các nguồn thu nhập khác phi thương mại, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải
có giấy phép. Ví dụ những tiền tệ chuyển đổi tự do một phần là PHP- Peso
Philippines, TWD- Đô la Đài loan, THB- Bạt Thái lan, KRW- Won Hàn
Quốc…
Một đồng tiền được chuyển đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố: Cụ thể là tự do hóa các
giao dịch vãng lai; nới lỏng các giao dịch tài khoản vốn (nguồn vốn vào- ra không gặp trở
ngại); thả nổi tỷ giá hối đoái, và cuối cùng là phải có thị trường tài chính, đặc biệt là thị
trường hối đối mở.

1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền
* Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền
6


Thứ nhất là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hóa và dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản, là điều kiện khách quan tạo sức mạnh và
niềm tin lâu dài vào đồng nội tệ.
Thứ 2 là các chính sách tài chính- tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm sốt lạm
phát và tạo vị thế cho đồng nội tệ, chính sách quản lý ngoại hối thơng thống của chính
phủ hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, trong đó thực hiện một cơ chế tỷ giá linh
hoạt.
Thứ 3 là các thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường
vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ và hoạt động có hiệu quả.
Thứ 4 là các định chế tài chính phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ một cách
thuận lợi với chi phí thấp.
* Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền
có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế.
Với xu hướng tự do hóa thương mại và dịch vụ, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có tác
dụng:
 Liên kết kinh tế trong nước với quốc tế;
 Hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển;
 Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài;
 Nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế;
 Làm giảm hiện tượng đơ la hóa, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách
tiền tệ và chính sách tỷ giá.
2. Vị thế của đồng tiền
Uy tín, vị thế của đồng tiền có thể đánh giá qua chỉ số: Chỉ số lạm phát, mức độ đơ
la hóa của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính, trình độ của hệ thống
ngân hàng, mức độ thơng thống của chính sách quản lý ngoại hối và sự linh hoạt của tỷ
giá hối đối.
Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng
làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc tế. Tính
chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ có một số đơng tiền mạnh như USD, EUR, …(cịn
được gọi là các đồng tiền tự do chuyển đổi). Đa số các đồng tiền cịn lại có tính chuyển
đổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước.
3. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến vị thế của đồng tiền
3.1. Các thông tin, chỉ số kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy
trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân
cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể của những nỗ lực của chính phủ. Vì thế
việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ
7



lạm phát giúp chính phủ có thể thay đổi chính sách tiền tệ để đạt được những mục tiêu đã
đề ra. Ví dụ khi có thơng tin GDP của nước nào đó tăng lên thì đó là tin tốt cho đồng tiền
nước đó…

Chỉ số giá cả tiêu dùng(CPI): Là một trong những chỉ số kinh tế quan
trọng của một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng nhanh hoặc giảm nhanh của lạm phát là một
dấu hiệu cho thấy rất có khả năng có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Sản lượng cơng nghiệp (Industrial Production): Vì giá trị của ngành công
nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong GDP nên một sự thay đổi nhỏ của chỉ số này cũng có
thể gây ra những thay đổi lớn về tốc độ tăng trưởng GDP và vì thế sẽ ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ của mỗi quốc gia.

Số lượng hàng hóa bán lẻ (Retail sales): Bằng việc theo dõi số lượng hàng
hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần
chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc tiêu dùng của xã
hội đóng góp rất lớn vào giá trị của GDP.

Hàng tồn kho (Inventories): Tỉ lệ hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng
đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ nếu tỉ lệ tồn kho tăng cao tức là sức mua trong
nền kinh tế đang có chiều hướng giảm sút sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng
hóa trong nền kinh tế và ngược lại.

Việc làm: Các báo cáo về tình trạng thất nghiệp. Được cơng bố hàng tuần,
chí số này cho biết có bao nhiêu người đang xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên. Số
lượng người càng ít cho dấu hiệu nền kinh tế đang có dấu hiệu tốt, bởi vì những người
thất nghiệp thì thường có xu hướng chi tiêu ít hơn, điều này có tác động xấu đến nền kinh
tế của quốc gia. Từ đó tác động đến vị thế và sức mạnh đồng tiền của quốc gia đó.

Tiêu dùng: Chỉ số tiêu dùng cá nhân: Cho thấy mức độ lạm phát mà mọi

người phải gánh chịu, nó phản ảnh sự thay đổi trong giá cả của các mặt hàng tiêu dùng và
các dịch vụ (không bao gồm thực phẩm và năng lượng). Những biến động lớn về giá cả
sẽ có tác động xấu lên nền kinh tế bởi vì nó thể hiện sự không ổn định và sự không ổn
định này sẽ khiến cho người dân chi tiêu ít hơn.

Cán cân thương mại: Thể hiện sự chênh lệch về giá trị của các hàng hoá
dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Sự thặng dư trong cán cân thương mại có nghĩa là giá trị
của các hàng hoá dịch vụ được xuất khẩu đang nhiều hơn nhập khẩu. Sự tăng lên trong
cán cân thương mại cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên bởi vì khi nhu
cầu xuất khẩu nhiều hơn thì số lượng cơng ăn việc làm sẽ tăng lên và mức độ sản xuất gia
tăng ở các nước xuất khẩu. Điều này cũng sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ
phải đổi đồng tiền của họ sang đồng tiền của nước xuất khẩu để mua hàng.

Ngồi ra trên thị trường cịn có rất nhiều các chỉ số quan trong khác mà bất
cứ một dealer nào cũng quan tâm như: cung tiền M2, chỉ số thất nghiệp, doanh số nhà
mới khởi công, doanh số bán nhà hiện có, đơn hàng nhà máy, đơn hàng hố lâu bền, chi
tiêu tiêu dùng, thu nhập cá nhân, bảng lương phi nông nghiệp, chỉ số ISM ngành sản xuất
và dịch vụ, cán cân thương mại…
8


3.2. Nhân tố chính trị tác động đến vị thế của đồng tiền
Những nhân tố chính trị đơi khi có thể tác động và gây ra ảnh hưởng lớn đến biến
động tỷ giá. Nó làm tỷ giá biến động khá nhanh và mạnh tùy theo từng trường hợp có thể
kéo dài hay chấm dứt nhanh chóng. Từ đó ảnh hưởng tới sức mạnh của đồng tiền.
Ví dụ:
 Việc Anh gia nhập EU.
 Việc các nước Châu Âu không ký hiệp ước Châu Âu.
 Việc bầu cử tổng thống Mỹ.
 Việc ông Sarkozy thắng cử tổng thống Pháp.

 Căng thẳng Trung Đông, Bắc Triều Tiên…
 Vấn đề định giá lại CNY.
II. VỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD VÀ RMD
1. Vị thế của đồng USD
1.1. Vị thế của đồng USD qua từng thời kỳ


Trước chiến tranh thế giới thứ nhất

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới được vận hành dưới chế
độ bản vị vàng. Đồng tiền của mỗi quốc gia được quy đổi thành vàng theo một tỷ lệ nhất
định. Chế độ này tạo ra một hệ thống tỷ giá cố định. Đồng tiền của một nước có thể trao
đổi với một đồng tiền khác với một tỷ lệ không đổi, tùy thuộc vào giá trị của từng đồng
tiền với vàng. Tỷ giá cố định thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cách loại bỏ hoàn toàn
rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên hệ thống này có 2 nhược điểm:
 Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng, các nước chủ động kiểm sốt chính sách
tiền tệ vì số lượng tiền được quyết định bởi số lượng vàng nước đó dự trữ
được.
 Thứ hai, chính sách tiền tệ của tất cả các nước đều phụ thuộc vào việc khai
thác ở các mỏ vàng. Vào những năm 70, 80 ở thế kỉ 19, khi việc khai thác vàng
giảm sút làm nguồn cung tiền trên toàn cầu tăng quá chậm so với tốc độ phát
triển kinh tế. Hậu quả là giảm phát xảy ra. Sau đó, mỏ vàng lớn được khám
phá ở Alaska và Nam Phi vào những năm 90 làm lượng cung tiền tăng quá
nhanh gây ra lạm phát.
Trong chế độ bản vị vàng, đổng bảng Anh (sperling) là đồng tiền được sử dụng
rộng rãi nhất, được coi là đồng tiền quốc tế lúc bấy giờ. Thống kê cho thấy có từ 75 90% các giao dịch quốc tế trong thế kỉ 19 sử dụng đồng bảng. Năm 1899, tỷ lệ dự trữ
đồng bảng Anh của các tổ chức chính thức giao dịch trên thị trường ngoại hối gấp đôi
tổng tỷ lệ của hai đồng Franc và đồng Mark. Có thể nói, vàng được chính phủ các nước
dùng chính thức để thực hiện các chức năng của tiền tệ (dự trữ quốc tế, mua bán để can
thiệp vào thị trường và định giá đồng tiền nước mình), và khu vực tư nhân sử dụng đồng

9


bảng để thực hiện những chức năng tiền tệ (định giá hoạt động kinh tế, thanh toán và bảo
đảm giá trị tài sản).
Trong khoảng thời gian này, đồng đô la chỉ có vai trị là đồng bản vị của nước Mỹ.

Trước chiến tranh thế giới II
Năm 1914, CTTG I nổ ra, chế độ bản vị vàng sụp đổ. Các nước chấm dứt việc tự
do chuyển đổi tiền giấy ra vàng, chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi giữa các đồng tiền. Để
tài trợ cho chiến tranh, các nước châu Âu thực hiện chính sách phát hành thêm tiền, điều
này khiến cho lạm phát tăng cao, giá trị các đồng tiền lớn ở châu Âu (đặc biệt là đồng
bảng Anh – đồng tiến chiếm vị thế chủ đạo trong thời kỳ trước) lâm vào tình trạng mất ổn
định.
Trong thời kì này, nước Anh mất quá nhiều chi phí vào các cuộc chiến tranh khiến
kinh tế Anh ngày càng tụt hậu, kim ngạch xuất khẩu tụt giảm, Anh từ từ trở thành con nợ
của Mỹ, mất sức mạnh quân sự và hệ thống thuộc địa rộng lớn. Cùng với đó, nền kinh tế
Mĩ ngày càng phát triển, không bị tổn thất do chiến tranh, dự trữ vàng tăng, cán cân
thương mại ngày càng thặng dư, đồng USD hiện diện gần như mọi nơi trên thế giới…Từ
1 đồng tiền quốc gia, đồng USD đã vươn lên trở thành 1 đồng tiền mạnh trên thế giới và
ngày càng có vai trị to lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế . Tuy vậy, dù bị suy yếu
nhưng đồng bảng anh vẫn giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống tiền tệ thế giới lúc bấy giờ..
Giai đoạn 1929-1930, cuộc đại suy thoái diễn ra, sự sụp đổ của hệ thống kinh tế tài
chính đã làm cho hệ thống tiền tệ thế giới lâm vào tình trạng rối ren. Sự suy yếu của đồng
bảng Anh, sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ đã phân chia hệ thống tiền tệ thế giới
thành các liên minh tiền tệ, trong đó khu vực đồng USD và đồng bảng Anh là 2 đối trọng
lớn, trực tiếp.
Như vậy, trong thời kì giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, đồng USD có vai trị to
lớn trong việc thực hiện các thanh toán quốc tế, tuy vậy, các nước vẫn ưu tiên dùng đồng
bảng Anh làm đồng tiền dự trữ.Vai trò của đồng USD thời kỳ này dừng lại ở mức là một

trong những đồng tiền chủ chốt trên thế giới.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai – những năm 70 của thế kỷ 20
Chiến tranh thế giới thứ hai đi đến hồi kết, các nước họp bàn lại, phân chia lại thị
trường thế giới.Nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi.
Năm 1944, 44 nước đã họp tại khách sạn Mout Washington – New Hampshire –
Mĩ để thoả thuận cho ra đời hệ thống tiền tệ thế giới mới: hệ thống Bretton Woods.
Nội dung của chế độ Bretton Woods:
 Công nhận đồng USD là đồng tiền tiêu chuẩn, làm trụ cột cho hệ thống
tiền tệ này. USD là đồng tiền dự trữ, thanh tốn và đóng vai trị quan trọng
trong các quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế.
 Hệ thống tiền tệ thế giới phải được duy trì tỷ giá ổn định, giảm thiểu các rủi
ro giao dịch quốc tế cũng như chấm dứt tình trạng phá giá đồng tiền, gây
tổn thất cho các nước. Các đồng tiền khác trên thế giới phải niêm yết tỷ giá
cố định với đồng USD.( biên độ giao động không quá 1%)
10


 Các nghiệp vụ về vàng được thực hiện với quy định 35 USD = 1 ounce
vàng. USD được tự do chuyển đổi ra vàng với tỷ lệ này. Ngân hàng TW các
nước thành viên phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ lệ
này.
 Hội nghị thành lập 2 tổ chức quốc tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân
hàng tái thiết và phát triển quốc tế(IBRD) còn gọi là World Bank.(WB).
Nhiệm vụ của IMF là giám sát các nước hoạt động theo nguyên tắc của
Bretton Woods, cịn WB là tham gia vào cơng cuộc tái thiết châu Âu sau
đại chiến TG II, huy động vốn từ các nước giàu, cho nước nghèo vay với
ưu đãi lãi suất.
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bán
vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại

giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi như một đồng tiền chung
trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá vàng dao động quanh ngưỡng
35USD/ounce, giá dầu ở mức 3USD/thùng.Vì nước Mỹ đã tích trữ lượng vàng vật chất
gấp nhiều lần quốc gia khác. Đó là món hời sau đại chiến khi đó Mỹ đã thu được tiền sau
thế chiến, chủ yếu là vàng.
Như vậy, trong thời kỳ này, đồng USD là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong
dự trữ ngoại hối và thanh toán quốc tế và dần đã khẳng định được vị thế của mình:
Do quy định của chế độ Bretton Woods: USD là đồng tiền duy nhất được quy đổi
trực tiếp ra vàng. Giá trị của các đồng tiền khác phải dựa trên tỷ giá với đồng USD.
Sau chiến tranh TG II, kinh tế Mĩ phát triển thần kì, nhanh chóng khẳng định vị
thế số 1, là đầu tàu kinh tế của thế giới, đóng góp 1 nửa năng lực sản xuất của tồn thế
giới. Đồng thời thời kì này, dự trữ vàng của Mĩ liên tục tăng, kho vàng dự trữ của Mĩ
chiếm khoảng 75% tổng dự trữ vàng trên thế giới, điều này đảm bảo cho sức mạnh tuyệt
đối của đồng USD. Qua đó hầu hết NHTW các quốc gia trên thế giới đều ưu điện dự trữ
ngoại hối bằng đồng USD.
Thời kỳ này, Mĩ thể hiện vai trò quốc tế to lớn khi tham gia viện trợ tích cực, góp
phần tái thiết các nước thua trận trong chiến tranh thơng qua đó mở rộng thị trường, phân
phối hàng hố Mĩ trên khắp thế giới. Đây là cơ sở để đồng USD trở thành đồng tiền
thông dụng sử dụng trong các giao dịch thương mại mua bán hàng hóa trên thị trường
quốc tế. Mặt khác Cán cân thương mại của Mĩ luôn thặng dư, các nước khác đẩy mạnh
nhập khẩu hàng của Mĩ, khiến cho nhu cầu sử dụng USD càng trở lên phổ biến rộng khắp
trên toàn thế giới.


Từ những năm 70 của TK 20 đến nay:

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng USD
không ngừng tăng giá. Tỉ giá danh nghĩa cũng như tỉ giá thực của USD tăng gần 50%.
11



Nguyên nhân chính gây nên sự lên giá mạnh mẽ của đồng USD đó là việc áp dụng
chính sách tài khóa mở rộng của chính phủ. Chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích cầu
để đưa nền kinh tế ra khỏi đà suy thối. Chính sách tài khóa mở rộng quá mức cộng
hưởng với chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho mức lãi suất thực của Mỹ cao hơn của
Châu Âu. Hệ quả là dòng vốn ồ ạt chảy vào nước Mỹ, cầu USD tăng vọt. Chính điều đó
đã làm đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác trong thời gian này.

Tỷ trọng GDP của Mỹ/Tổng GDP thế giới và một số chỉ tiêu tổng hợp kinh
tế trong thời gian qua:

Về tỷ trọng GDP của Mỹ/Tổng GDP thế giới:
Tổng GDP của Mỹ đạt 15.094 tỷ USD vào năm 2011. Giá trị GDP của Mỹ chiếm
24,35% của nền kinh tế thế giới. Trong lịch sử, từ năm 1960 đến năm 2011, GDP Mỹ
trung bình 5.525,3 tỷ USD, GDP của Mỹ đạt cao kỷ lục 15.094,0 tỷ USD tại tháng 12
năm 2011 và một kỷ lục thấp 520,5 USD tỷ năm 1960.

Số liệu được tổng hợp từ website www.bea.gov và www.bls.gov


Một số chỉ tiêu kinh tế nổi bật của Mỹ trong thời gian qua:
 Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đơ-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số
thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP
của toàn thế giới. Riêng GDP của một bang – bang California - đạt 1,5
nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8
nước, vào năm đó.
 Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đơ-la Mỹ, gấp
3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức.
 Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa – 1 nghìn tỷ trong năm 2006 - chỉ sau

Đức, mặc dù theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2007. Đứng
thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đô-la trong năm 2006.
12


 Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006, lớn
hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
 Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau
Trung Quốc.
 Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đơ-la vào giữa
năm 2006.
 Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực
kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006.
Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn
đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang
phát triển.
 Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỷ đô-la, chiếm
4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm
18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng
thứ 15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỷ đô-la vào giữa năm
2006.
 Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê, chiếm
khoảng ¾ trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người di cư
khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
 Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào
năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng
mỗi ngày.
 Đứng thứ 3 về mơi trường kinh doanh thơng thống trong năm 2007, sau
Singapore và New Zealand.
 Đứng thứ 20 trên 163, cùng với Bỉ và Chilê về các chỉ số Minh bạch quốc

tế năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp
hạng thấp được xem là ít tham nhũng hơn).
Nước Mỹ có Ngân hàng Trung ương độc lập không phụ thuộc ảnh hưởng vào sự
điều tiết của chính phủ, qua đó FED có quyền ra những quyết định nhanh chóng để can
thiệp vào thị trường tiền tệ ứng phó với những biến động nhanh chóng của thị trường.
Điều này khác biệt với NHTW các nước khác khi mà quyền can thiệp và phát hành tiền
tệ thường phải được sự đồng ý của quốc hội hoặc như đồng EUR khi muốn phát hành
thêm tiền tệ phải được sự thống nhất của nhiều quốc gia.
Khả năng can thiệp của Mỹ: Mỹ có thể can thiệp tới mọi nơi trên thế giới bằng cả
quân sự và kinh tế. Đây là điểm mà khơng có nước nào trên thế giới có được, với bất cứ
13


điều gì ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ và nền kinh tế Mỹ họ đều có thể giải quyết được
nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với các quốc gia hoặc các liên minh quốc gia khác.
Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9/2001 tới nay đồng USD đã liên tục mất giá và chạm
đáy vào năm 2009 với các biến động tiêu biểu như mức thâm hụt ngân sách ngày càng
lớn của Chính Phủ Mĩ, chính sách lãi suất và mức độ phát triển khác nhau của các nước
trên thế giới, thâm hụt cán cân thương mại và chính sách kiểm sốt tiền tệ…... Nếu tính
trong 10 năm trở lại đây thì đồng USD đã mất giá tới trên 20% mà đỉnh điểm là tác động
tiêu cực của cuộc khủng hồng tài chính - tiền tệ tồn cầu bắt nguồn từ Mỹ giai đoạn
2007-2009, giai đoạn này đánh dấu sự suy yếu của đồng USD về mặt vị thế trên thị
trường quốc tế
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Chính
phủ Mĩ đã trực tiếp tác động mạnh làm mất giá đồng usd. Kể từ sau sự kiện 11/9/2001
nước Mĩ đã phải chi ngân sách khổng lồ cho cuộc chiến tại Trung Đông cũng như cuộc
chiến chống khủng bố nhắm vào nước Mĩ. Thời điểm năm 2007 cũng là 1 dấu mốc quan
trọng làm ngân sách của nước Mĩ càng thêm thâm hụt trầm trọng khi mà nước Mĩ là khởi
nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, sau đó đã lan tỏa ra tất cả các nước khác
trên thế giới, liên tục các gói cứu trợ kinh tế đã được đưa ra nhằm cứu vãn nền kinh tế lớn

nhất thế giói này. Tuy nhiên việc Mỹ mở rộng chính sách tài khóa q mức và sự mất uy
tín của Mĩ trên trường quốc tế đã trực tiếp làm mất giá đồng USD, vị thế đồng đô la Mỹ
cũng cho thấy sự suy yếu rõ rệt.
Đồng usd của Mĩ đã liên tục phải chịu sức ép trong những năm qua cũng do sự
mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai của Mĩ. Những lo ngại trong lĩnh vực cho vay tín
dụng yếu (hậu quả từ cuộc khủng hoảng) đã gây tác động tiêu cực với nền kinh tế lớn
nhất thế giới. Vấn đề mất cân bằng cán cân thanh toán là vẫn đề lớn với nhiều nước trong
quãng thời gian qua. Theo nguồn từ IMF thì cán cân thương mại của nước Mĩ đã bị thâm
hụt tới 6%GDP vào năm 2006-mức cao kỉ lục với Mĩ trong khi đó một số nước châu Á
mà tiêu biểu như Nhật Bản và Trung Quốc lại có thặng dư cán cân thương mại,con số này
của Nhật ước đạt 3,9%GDP còn của Trung Quốc đạt khoảng 9,4%GDP. Xu hướng thâm
hụt cán cân thương mại của Mĩ trong thời gian qua đã tác động làm giảm giá trị đồng usd.
Một tác động khác tới giá trị đồng USD khơng thể khơng kể đến đó là đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài (FDI). Đồng USD yếu đã kích thích luồng tiền từ nước ngồi chảy vào
Mĩ. Nhờ vào việc đồng euro mạnh nên các doanh nghiệp thuộc khối sử dụng đồng euro
và Anh tăng cường mua lại và chuyển hướng đầu tư vào các doanh nghiệp Mĩ. Từ năm
2000 khi người ta đề cập đến vấn đề đồng euro yếu thì châu Âu đã kịp đầu tư vào Mĩ
125 tỷ usd dưới dạng FDI. Điều này cùng với việc cán cân thanh toán của Mỹ bắt đầu
thâm hụt từ những năm càng làm cho đồng USD càng chịu thêm nhiều áp lực giảm giá
trị.
14


Đồng USD yếu đi cũng có 1 phần là do sự nổi lên của các nền kinh tế của các
nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc vẫn đươc biết đến như là chủ
nợ lớn nhất của nước Mỹ cùng với đó là kho dự trữ ngoại tệ mà đặc biết trong đó là
lượng dự trữ USD khổng lồ. Chính vì vậy việc Trung Quốc tun bố muốn đa dạng hóa
và thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình cũng gây ra 1 tác động không hề nhỏ đến
đồng USD.
Kể từ năm 2007, FED liên tục hạ mức lãi suất với đồng USD cũng là 1 trong

những nguyên nhân tiêu biểu . Các “dòng tiền nóng” ngày nay liên tục chu chuyển từ
quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu được nắm lấy tỷ suất sinh lời cao hơn. Việc
nền kinh tế Mĩ vừa mắc phải cuộc khủng hoảng trầm trọng và FED giảm lãi suất của
dollar rõ ràng đã làm đồng dollar có mức sinh lời thấp hơn các đồng tiền chủ chốt khác
trên thế giới dẫn đến việc các nhà đầu tư liên tục chuyển USD sang các đồng tiền khác để
thu lãi suất cao hơn.
Theo khảo sát thực hiện với một số chuyên gia quản lý dự trữ của Ngân hàng
Trung ương trên thế giới hiện đang kiểm soát khoảng 8.000 tỷ USD, đồng USD sẽ bị mất
vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đồng USD đã mất giá
5% và giao dịch ở sát mức thấp nhất so với giỏ các loại tiền tệ lớn. Nước nắm dự trữ
USD lớn, đáng kể nhất phải nói đến Trung Quốc, cho đến nay đã đa dạng ra khỏi đồng
tiền này.
GDP của Mỹ:
GDP năm 2012: 15.643 tỷ USD
GDP năm 2022 (dự báo): 23.496 tỷ USD
Vị trí xếp hạng năm 2022 (dự báo): 1
Mỹ vẫn duy trì vị thế dẫn đầu của mình trên bảng xếp hạng 10 nền kinh tế mạnh
nhất thế giới kể từ năm 2000 và có thể giữ vứng thứ hạng này trong 10 năm tới, theo dự
báo của CEBR.
1.2. Những biến động của nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế các quốc gia lớn khác
trên thế giới
Thế giới ghi nhận sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, với những ngun nhân
chính như sau:


Lịng tin vào đồng USD suy giảm:
 Các NHTW trên thế giới khơng cịn niềm tin nắm giữ USD làm phương
tiện dự trữ, lòng tin chỉ còn khi Mĩ cam kết đổi USD ra vàng theo đúng tỉ lệ
35USD= 1 ounce vàng. Trong khi ngày càng có dấu hiệu Mĩ sẽ không thể
đáp ứng yêu cầu này.

15


 Dự trữ USD ở NHTW ngoài nước Mĩ tăng cao, cán cân thanh toán của Mĩ
thâm hụt nặng nề, qua đó khiến FED buộc phải in thêm tiền tung vào nền
kinh tế. Tuy nhiên điều này đã dẫn đến hệ quả là trữ lượng USD ngoài Mĩ
lớn hơn rất nhiều trữ lượng vàng của Mĩ khiến cho Mĩ không thể thanh toán
tại tỉ giá 35USD=1 ounce vàng. Điều này tác động vơ cùng to lớn tới tâm lí
của các NHTW ngoài Mĩ về sự giảm giá của đồng USD với vàng. Chính vì
thế, xu thế đổi USD ra vàng để dự trữ trở nên phổ biến, đến lúc Mĩ khơng
đủ khả năng thanh tốn vàng thì hệ thống Bretton Woods sụp đổ là 1 điều
tất yếu.


Bretton Woods thiếu 1 cơ chế mạnh để ổn định tỷ giá đồng tiền các nước:
 Cán cân thanh toán mất cân đối, các nước chỉ miễn cưỡng nâng giá đồng
tiền của mình và sự nâng giá này khơng có tác động điều chỉnh tới tình
trạng cán cân thanh tốn, khiến cho các nước thâm hụt BOP ngày càng
thâm hụt nặng nề hơn (Mĩ).
 Bản thân nước Mĩ không thể phá giá đồng USD để cải thiện tình hình thâm
hụt cán cân thanh tốn của mình. Điều này làm mất lịng tin vào nền kinh tế
Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế đồng USD và chế độ Bretton Woods.
 Các nước khác ngồi Mĩ: khi có thặng dư, các nước khơng muốn nâng giá
đồng tiền của mình vì nó sẽ làm chậm lại nhịp độ phát triển, kiềm chế xuất
khẩu, hạn chế sản xuất…Với các nước bị thâm hụt BOP ( ngoài Mĩ), sự phá
giá tiền tệ là biểu hiện của trình độ quản lý kém, của một nền kinh tế yếu,
mất ổn định…Chính vì thế, các nước ngồi Mĩ khơng hề có xu hướng thay
đổi tỷ giá đồng tiền để hệ thống Bretton Woods đạt được sự ổn định cần
thiết.
 Thời kì này, Mĩ chi cho chiến tranh ở Việt Nam chủ yếu qua phát hành tiền

tệ khiến cho đồng USD trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.
 Trong bối cảnh đó, đồng USD liên tục mất giá trong thời kì này. Từ 19711973, Mĩ tuyên bố phá giá đồng USD 2 lần.


Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods đánh dấu một giai đoạn mới của
đồng USD:
 Tháng 3 năm 1973, các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã ngồi lại với nhau ở
thủ đô Washington và đi đến thống nhất: cho phép đồng tiền của họ lưu
hành tự do qua lại lẫn nhau. Một chỉ số mới cũng đã được sinh ra để đo giá
trị đồng USD là USD index. Giá trị khởi đầu của USDX là 100.
 Chỉ số USD đo sự tương quan của USD với 6 loại tiền tệ của 6 nền kinh tế
lớn nhất thế giới thời kỳ đó là đồng euro (EUR), yên Nhật (JPY), Bảng Anh
(GBP), USD Canada (CAD), đồng franc Pháp và đồng sek (SEK) Thụy
16


Điển. Tất cả các đồng tiền khác trên thế giới đều theo sát chỉ số Dollar U.S.
Chính điều này khiến cho USDX trở thành công cụ rất tốt để đo sức mạnh
toàn cầu của đồng Dollar U.S.
 Chỉ số USDX được xác định như sau: USDX=50.14348112 * (6 loại tiền tệ
còn lại)/USD
 Thời kỳ này cũng đánh dấu bước đầu những khó khăn của nền kinh tế Mỹ:


Lạm phát cao:

Sự trỗi dậy của khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 cùng với cuộc khủng hoảng năng
lượng năm 1979: lạm phát tăng gấp đôi sau cú sốc dầu mỏ, từ 3,2% một năm lên tới
7,7%, con số lên tới 11,3% năm 1975 và đạt đỉnh vào năm 1980 là 13,5%. Trước tình
hình này, với quyết tâm kiềm chế lạm phát, FED đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt

trong những năm 1980 -1985. Cụ thể: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker làm
chậm lại tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng lãi suất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 11%
năm 1979 lên 20% tháng 6 năm 1981, cùng với đó là sự chạm mốc của lãi suất cơ bản là
21,5% vào năm 1982.
Hệ lụy của chính sách tiền tệ đó là nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, đối mặt với
một cuộc suy thối nhẹ.


Nền kinh tế lâm vào suy thoái nhẹ:

Một cuộc suy thoái nhẹ từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1980 khiến tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở
mức cao, mặc dù kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn ở
mức cao lịch sử (khoảng 7,5%). Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng suốt năm 1982, đạt 10%
trên toàn quốc, và đạt một đỉnh cao kỷ lục 25% ở Rockford.
Nhằm đối phó với tình hình này, Mỹ buộc phải thực hiện chính sách tài khóa mở
rộng nhằm đưa nền kinh tế qua khỏi cơn suy thoái.
Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này, Mỹ đã sử dụng đồng thời chính sách tiền
tệ thắt chặt và chính sách tài khóa mở rộng, trái ngược với các nước bấy giờ là áp dụng
đồng thời cả chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt.
2. Vị thế của đồng RMD
2.1. Tỷ trọng của đồng RMD trong các giao dịch quốc tế
Thực tế, cuộc khủng hoảng tín dụng tồn cầu những năm gần đây đã khiến các nhà
quản lý tài sản bắt đầu trở nên lạnh nhạt với đồng đô la Mỹ, euro, yên Nhật , bảng Anh và
đồng franc Thụy Sĩ và chuyển hướng sang sử dụng đồng nhân dân tệ, một loại tiền tệ mà
10 năm trước đây rất hiếm khi xuất hiện trong danh sách lựa chọn của các nhà đầu tư
nước ngoài.
Theo dự báo của HSBC, đến năm 2015, đồng nhân dân tệ sẽ trở thành một trong 3
loại tiền tệ được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại toàn cầu, cạnh tranh
17



trực tiếp với đồng đô la Mỹ và đồng euro. Trong khi đó, các báo cáo được cơng bố hồi
tháng 4/2013 cũng cho thấy 1/3 các hoạt đồng xuất khẩu của Trung Quốc đều được thực
hiện bằng đồng nhân dân tệ.
Có thể thấy thơng qua ký kết các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với nhiều đối tác
thương mại lớn trên khắp thế giới, Trung Quốc đang nỗ lực đưa đồng nhân dân tệ thành
một loại tiền tệ dự trữ quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc hiện đã có thỏa
thuận hốn đổi tiền tệ trực tiếp với các nước Nga, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Brazil
và mới đây nhất là Úc, nhằm cho phép các hoạt động giao dịch thương mại sử dụng đồng
nhân dân tệ thay vì đồng đơ la Mỹ.
Trong một báo cáo công bố hồi tháng 4/2013, Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết sẽ
chuyển 5% dự trữ ngoại tệ của mình (tương đương với 2,1 tỷ USD) đầu tư vào trái phiếu
Trung Quốc. Đây được coi là động thái nhằm làm tăng cường mối quan hệ giữa Úc với
đối tác thương mại lớn nhất của mình tại khu vực Thái Bình Dương, đồng thời phản ánh
một bước tiến mới trong nỗ lực tồn cầu hóa đồng nhân dân tệ của chính quyền Bắc
Kinh. “Hiệp ước hoán đổi tiền tệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính là một cột mốc
quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ tài chính và kinh tế của chúng tơi với Trung
Quốc”, Bộ trưởng Ngân khố Úc Wayne Swan khẳng định
Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thơng Tài chính Liên ngân hàng tồn cầu
(SWIFT) được cơng bố hồi tháng 2/2013, đồng nhân dân tệ hiện đang đứng thứ 13 trong
top các loại tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu, tăng 6 bậc so với năm 2012.
Dữ liệu thống kê của SWIFT cho thấy giá trị của các khoản thanh toán bẳng đồng nhân
dân tệ trong tháng 1/2013 đã tăng 171 USD (tương đương với 24%) so với cùng kỳ năm
ngoái. Đồng nhân dân tệ hiện đã vượt qua đồng rúp Nga và đồng krona Đan Mạch trong
các giao dịch quốc tế. Còn đồng euro đang là loại tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất với
40,17%, tiếp theo là đồng đô la Mỹ với 33,48% và đứng thứ 3 là bảng Anh với 8,55%.
Trong khi đó, theo tờ The Economist, kết thúc năm 2012, tổng giá trị của đồng
nhân dân tệ trong các giao dịch thanh toán thương mại quốc tế đã tăng thêm 900 tỷ nhân
dân tệ (145 tỷ USD). Điều đặc biệt là chỉ 3 năm trước đó hầu như khơng có một giao dịch
toán quốc tế nào sử dụng đồng tiền này.

Tuy nhiên, thực tế dù đồng nhân tệ của Trung Quốc đang được đẩy nhanh q
trình tồn cầu hóa nhưng nó vẫn còn quá mờ nhạt so với “sức mạnh” của đồng đô la Mỹ
và đồng euro. Đồng nhân dân tệ hiện mới chỉ chiếm một mức thị phần vô cùng khiêm tốn
với 0,63% trong tháng 1/2013 so với 33,48% của đồng đô la Mỹ và chỉ bằng một phần
cực nhỏ so với thị phần 40,17% của đồng euro.
2.2. Dự trữ đồng RMD của Ngân hàng Trung ương các nước
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương (NHTW) trên
thế giới đang tăng cường mua vàng, đồng yên Nhật và đồng nhân dân tệ Trung Quốc để
giảm tỷ lệ nắm giữ USD và euro trong dự trữ ngoại hối.

18


Theo báo cáo của WGC, Lượng nắm giữ của các ngân hàng trung ương tăng lên
hơn 12 nghìn tỷ trong năm 2012, từ mức 2 nghìn tỷ năm 2000. Trong đó, tỷ lệ vàng và
các tiền tệ ngồi đồng bạc xanh tăng gấp 3 lần về giá trị tuyệt đối kể từ năm 2008.
Các ngân hàng trung ương mua ròng 534,6 tấn vàng dự trữ trong năm 2012, nhiều
nhất kể từ năm 1964, WGC cho biết tháng trước. Barclays Plc dự báo các chính phủ sẽ
mua thêm khoảng 300 tấn vàng trong cả hai năm 2013 và 2014.
Tiền tệ mất giá và mối lo về lạm phát sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng, Morgan Stanley
cho biết trong một báo cáo đưa ra ngày 25/2.
Theo WGC, nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương sẽ tăng khi thế giới đang tiến
gần đến hệ thống dự trữ đa tiền tệ, trong bối cảnh sự ổn định của đồng đô la Mỹ và đồng
tiền chung châu Âu bị đe dọa.
Thể chế Ngân hàng trung ương Trung Quốc
Ngân hàng này thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các ngân
hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc. Trụ sở ban đầu đặt
tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc, sau đó chuyển về Bắc Kinh năm 1949. Trong thời gian
từ 1949 đến 1978, nó là ngân hàng duy nhất của toàn Trung Quốc và đảm đương vai trò
ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại

Vào thập niên 1980, các chức năng ngân hàng thương mại được tách ra hình thành
bốn ngân hàng quốc doanh. Năm 1983, Chính phủ Trung Quốc thơng báo rằng Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện vai trò ngân hàng trung ương của Trung Quốc
Nhìn chung NHTW Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng từ chính sách điều hành nền
kinh tế của chính phủ Trung Quốc
GDP trung quốc:
GDP năm 2012: 8.249 tỷ USD
GDP năm 2022 (dự báo): 19.516 tỷ USD
Vị trí xếp hạng năm 2022 (dự báo): 2
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cho thấy quốc gia này sẽ
tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ tới. Theo CEBR, Trung Quốc vẫn giữ vị trí nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới nhưng kinh tế của quốc gia này sẽ tăng từ mốc bằng 53% nền kinh tế
Mỹ lên 83% vào năm 2022.
(Đơn vị: tỷ USD)
STT
1
2
3

10 nền kinh tế lớn
nhất thế giới
Mỹ
Trung Quốc
Nhật Bản

GDP
2012
15,643
8,249
5,936

19

Tỷ
trọng

dự báo
GDP
2022

Tỷ
trọng

33.74%
17.79%
12.80%

23,496
19,516
7,375

30.26%
25.13%
9.50%

Xếp
hạng
dự kiến
1
2
3



4
5
6
7
8
9
10

Đức
Pháp
Anh
Brazil
Italia
Nga
Ấn Độ

Tổng GDP 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

3,405
2,607
2,443
2,282
1,999
1,954
1,843
46,361

7.34%

5.62%
5.27%
4.92%
4.31%
4.21%
3.98%

4,275
3,185
4,061
4,389
2,173
4,242
4,935
77,647

5.51%
4.10%
5.23%
5.65%
2.80%
5.46%
6.36%

6
9
8
5
10
7

4

(Nguồn theo CEBR)
III. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỒNG USD VÀ
RMD
1. Xu hướng vận động và vai trò của đồng USD
Trong những năm gần đây, xu thế tồn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư
ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mơ và quyền lực tài chính giữa các nước
phát triển và đang phát triển.
Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trị chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ
sau thế chiến 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến sự nổi lên của
một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Brazil. Những thay đổi
này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỉ giá hối đối, từng bước hình thành sự
điều chỉnh quốc tế. Thêm vào đó, sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác
động xấu đến cán cân thanh tốn của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn
đến khủng hoảng tài chính tồn cầu. Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ, sự
nổi lên của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009
và trên 20% tính từ năm 2002 và cịn tiếp tục xuống giá. Tỉ trọng USD trong dự trữ thế
giới giảm từ 72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành) xuống cịn 62,8% vào q
2/2009.
Những lo ngại về sự gia tăng thâm hụt tại Mỹ để kích thích nền kinh tế sau khủng
hoảng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu là những yếu tố tiếp tục làm giảm nhu cầu nước
ngồi về tài sản USD, góp phần làm cho USD suy yếu thêm. Cùng với sự mất giá của
USD, giá vàng liên tục lập kỷ lục mới đã gây ra sự lúng túng của nhiều doanh nghiệp và
các nhà tạo lập chính sách, nhất là những nước có tỉ giá thả nổi. Trong tình hình đó, FED
và nhiều NHTW đã lập phương án điều chỉnh dự trữ để tạo danh mục cân đối hơn theo
hướng giảm tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối, điều này làm USD giảm sâu hơn nữa.
Gần đây, NHTW Mỹ đã tiến hành mua thêm euro, yên nhật và động thái này sẽ
tiếp tục trong những năm tới do lo ngại về sự bất ổn của USD. Tuy nhiên, với tốc độ tích
lũy dự trữ tăng cao sau khi đã chế ngự được khủng hoảng, FED đã lựa chọn phương thức

cất trữ tiền mặt mới dưới dạng euro và yên nhật mà không phải bán tài sản dưới dạng
USD hiện nay.
20


Khi USD mất giá, NHTW tại các nền kinh tế mới nổi châu Á và nhiều nước khác
đã tiến hành mua USD và sử dụng một số biện pháp để kiềm chế tốc độ tăng giá bản tệ,
lý do đơn giản là USD sẽ lên giá trở lại, có thể là trong giai đoạn trung hạn.
Do đồng USD còn chiếm khoảng 2/3 dự trữ toàn cầu và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế
trong các tài khoản cá nhân, các nhà tạo lập chính sách thừa nhận rằng, USD sẽ vẫn là trụ
cột của tài chính tồn cầu trong nhiều năm nữa. Nhưng sự suy giảm liên tục trong tỉ trọng
thương mại trong thập kỷ qua là tín hiệu khơng tốt cho Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn
Độ và những nước mua nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ (nếu cố gắng bán hạ giá USD thì sẽ
phá hủy hoại danh mục tài sản của NHTW Mỹ và gây thiệt hại cho chính họ).
Theo số liệu của IMF, dự trữ dưới dạng Euro tại các nước thành viên đã tăng lên
27,5% trong quí 2 năm 2009 so với 18% vào cuối năm 2000.
Trong khi USD vẫn chiếm ưu thế trên thương mại tồn cầu, sự suy giảm q đáng
của nó đang làm lu mờ tính hấp dẫn là phương tiện đầu tư và tích trữ trong các nền kinh
tế mới nổi. Xu hướng chuyển dịch sang sử dụng euro thay thế USD tập trung chủ yếu tại
Brazil và Liên bang Nga do gia tăng lòng tin về triển vọng kinh tế trong nước, nhưng tại
nhiều nơi, đô la vẫn là đồng tiền được ưa chuộng nhất.
Thị trường ngoại tệ thế giới đang vận động theo cơ chế tự điều chỉnh theo xu
hướng giảm tỉ trọng USD. Tuy nhiên, cơ cấu và vai trò của các đồng tiền chủ chốt trong
trao đổi thương mại, tiết kiệm dân cư và dự trữ quốc gia hiện nay và trong tương lai cho
thấy, đồng đô la tuy mất giá nhưng vẫn còn chiếm ưu thế trên thị trường tài chính tồn
cầu và sẽ sớm tăng giá trở lại.
2. Xu hướng vận động và vai trò của đồng RMD
Hiện nay, Bắc Kinh đang nhìn vào cải cách thành công trong quá khứ để khởi
động một thử nghiệm quan trọng nhằm mở rộng vai trò của đất nước này trong lĩnh vực
tài chính tồn cầu.

Trở lại năm 1980, Thâm Quyến là nơi phép lạ kinh tế của Trung Quốc bắt đầu.
Đặng Tiểu Bình và đồng chí của mình ở Bắc Kinh đã cho triển khai một vùng kinh tế đặc
biệt (SEZ) tại vùng đất phía nam, nơi đã trở thành trung tâm của một thí nghiệm lớn
trong việc giới thiệu chủ nghĩa tư bản tự do vào Trung Quốc.
Giờ đây, Bắc Kinh lại một lần nữa giao cho Thâm Quyến một loạt thử nghiệm mới
của chủ nghĩa tư bản bằng cách loại bỏ những ý tưởng cũ về khu kinh tế đặc biệt - SEZ để theo đuổi mục đích mới, để thử nghiệm về chuyển đổi tiền tệ. Khu SEZ mới được gọi
là "Khu Dịch vụ công nghiệp hợp tác hiện đại Qianhai Thâm Quyến-Hồng Kông" và sẽ
được phát triển gần biên giới nhộn nhịp với Hồng Kông bằng số tiền đầu tư trị giá 45 tỉ
USD. Kết quả sau này có thể ảnh hưởng cả Trung Quốc và thế giới. Đó có thể là các biện
pháp gồm sự cho phép một việc vay RMB qua biên giới giữa các Công ty Hồng Kông và
đại lục. Nhưng mục đích là rất rõ ràng: Trung Quốc sẽ thực hiện các bước cần thiết để
giải phóng tiền tệ, theo đó RMB có thể được sử dụng trong tài chính quốc tế nhằm tăng
cường tính chuyển đổi của RMB.
21


Tại khu vực SEZ mới này, Trung Quốc đang tiến hành một bước thử nghiệm quan
trọng hướng tới một trong những mục tiêu chính – chuyển nước này từ cơng xưởng tồn
cầu thành một sức mạnh tài chính tồn cầu. Bắc Kinh đã phấn đấu để làm cho RMB được
sử dụng rộng rãi trên trường quốc tế và nhờ tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung
Quốc trong thương mại toàn cầu, RMB đã đạt được một kết quả nhất định trên tồn thế
giới. Nó đang được sử dụng thường xuyên hơn trong thương mại giữa Trung Quốc và các
đối tác kinh doanh. Chỉ trong ba năm, thị phần thương mại quốc tế của Trung Quốc giao
dịch bằng RMB từ chỗ khơng có gì đã tăng lên 8% vào năm 2011. Bắc Kinh đã khuyến
khích xu hướng này thơng qua một loạt các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ làm cho RMB
luôn sẵn sàng trong thương mại quốc tế. Trung Quốc đã ký một thỏa thuận như vậy trị
giá gần 30 tỉ USD với Brazil vào tháng 6/2012. Một số Công ty Trung Quốc đã được
phép giải quyết các giao dịch thương mại bằng RMB thông qua ngân hàng Hồng Kơng,
biến khu vực hành chính đặc biệt này thành trung tâm kinh doanh tiền tệ Trung Quốc với
nước ngoài.

Nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy và đi cùng với đó sẽ là thế đi lên của đồng
nhân dân tệ để trở thành đồng tiền quốc tế.Trung Quốc đang đẩy mạnh khuyến khích
nhiều nước và vùng lãnh thổ sử dụng đồng tiền của mình. Nước này đã có thỏa thuận với
Brazil, tạo thuận lợi cho hai bên sử dụng đồng tiền của nhau trong các giao dịch thương
mại song phương.
Bên cạnh đó là thỏa thuận trao đổi bằng đồng nhân dân tệ với Argentina, Belarus,
Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia. Mùa hè năm 2008, Trung Quốc lại mở
rộng thỏa thuận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với Hồng Kông và 5 thành phố khác,
cho phép HSBC Holdings bán trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ tại Hồng Kông. Sau đó,
vào tháng 9 năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã phát hành khoảng 1 tỷ USD trái phiếu
mệnh giá nhân dân tệ của riêng mình ở Hồng Kơng.
Khơng ai có thể nghi ngờ về sự vươn lên mạnh mẽ của đồng nhân dân tệ. Bởi vì
nền kinh tế tồn cầu đang trở nên đa cực thì hệ thống tiền tệ quốc tế cũng sẽ trở nên đa
cực hơn, với một số đồng tiền cùng chia sẻ vị trí là đồng tiền dự trữ. Cùng với quy mô và
triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, một ngày nào đó, đồng nhân dân tệ
sẽ trở thành đồng tiền quốc tế quan trọng.
Việc làm cho đồng tiền này hấp dẫn hơn đối với cả tư nhân cũng như của chính
phủ các nước địi hỏi Trung Quốc phải xây dựng thị trường tài chính sâu và thanh khoản
hơn. Điều này có nghĩa là phải phát triển hệ thống thanh tốn và bù trừ minh bạch đáng
tin cậy hơn, với một tài sản chuẩn, một đường lợi nhuận dễ xác định và một lượng người
nhất định tham gia thị trường.
Hơn thế nữa, những thị trường này sẽ mở cửa cho phần cịn lại của thế giới. Nói
cách khác, Trung Quốc sẽ phải mở cửa đầy đủ thị trường vốn của mình trước khi đồng
nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế thực sự. Yêu cầu này lại đòi hỏi phải tạo cho các
ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước một cơ sở tài chính vững chắc và chuyển sang tỷ
giá hối đoái linh hoạt hơn.
22


Trung Quốc đã đặt mục tiêu năm 2020 sẽ là thời điểm cả Bắc Kinh và Thượng Hải

trở thành các trung tâm tài chính thế giới, với thị trường tài chính sâu và thanh khoản cao,
mở cửa cho phần cịn lại của thế giới. Vậy nên cũng có thể suy luận, đó có thể sẽ là ngày
mà họ muốn đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế hàng đầu.
IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỒNG USD VÀ RMD ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Sức ảnh hưởng của đồng USD và đồng RMD đối với nền kinh tế Việt Nam
1.1. Sức ảnh hưởng của đơ la hố đối với nền kinh tế Việt Nam
Đơ la hố là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc
gia đang phát triển như Việt Nam. Ngày nay, Đơ la hố đã được nhìn nhận khách quan
hơn. Nhiều quốc gia đã chủ động Đô la hố nền kinh tế của nước mình để đạt các mục
tiêu kinh tế vĩ mô. Các nước thuộc khối Cộng đồng chung Châu Âu đã từ bỏ đồng bản tệ
của mình để cùng sử dụng một đồng tiền chung. Một số nước nhỏ như Panama, El
Salvador, Ecuador và gần đây là Zimbabwe đã từ bỏ đồng bản tệ.
Nói đến Đơ la hố là người ta nói ngay đến những tác động tiêu cực của nó tới nền
kinh tế Quốc dân, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế nền kinh tế đang diễn ra ngày
càng sâu rộng. Mức độ Đơ la hóa càng cao thì tác động tiêu cực đến nền kinh tế càng
nghiêm trọng hơn.
Nhà nước Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đó là chế độ tỷ giá
mà tỷ giá được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ, nhưng khi tỷ giá
trên thị trường tự do biến động vượt quá biên độ cho phép mà Chính phủ đã xây dựng lên
thì Chính phủ sẽ tiến hành mua vào hoặc bán ra lượng ngoại tệ dự trữ ở ngân hàng Trung
ương để đưa tỷ giá trên thị trường trở lại vào biên độ cho phép. Nhưng vai trò điều tiết tỷ
giá của Nhà nước nhiều khi đạt hiệu quả không cao đối với những nước Đô la hóa vì
lượng ngoại tệ dự trữ của Nhà nước cịn quá ít so với lượng ngoại tệ trên thị trường tự do,
không đủ khả năng tác động lên giá cả trên thị trường. Ở các nước Đơ la hóa khơng chính
như Việt Nam, nhu cầu về nội tệ khơng ổn định.
Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra, một nền kinh tế bị coi là có
tình trạng Đơ la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên
trong tổng khối lượng tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đơ la hố là tình trạng một
đồng tiền nước ngồi thực hiện một trong các chức năng cơ bản của đồng tiền nội tệ như:
phương tiện thanh tốn, phương tiện tích luỹ, thước đo giá trị. Song song với tình trạng
Đơ la hóa là sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với ngoại tệ nói chung và USD nói
riêng ngày càng tăng, thể hiện ở tỷ giá VND/USD ngày càng cao hơn (năm 1996, tỷ giá
23


này là khoảng 11.000 đồng; năm 2000 là khoảng 14.000 đồng; năm 2005 khoảng 15.500
đồng; năm 2006 khoảng 16.000 đồng… và đến đầu năm 2013 là 21.000 đồng).
 Những tác động tiêu cực của Đơ la hố:
Trong điều kiện mức độ Đơ la hố cao, việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ,
đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập, chịu nhiều ảnh hưởng bởi
diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền
tệ. Khi này mỗi chính sách kinh tế vĩ mơ lại phải tính tốn đến những yếu tố quốc tế đảm
bảo sự hài hòa giữa đối nội và đối ngoại.
Đơ la hóa cịn làm cho đồng nội tệ trở nên nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ
bên ngồi, nhất là các loại rủi ro tài chính tiền tệ mang tính chu kỳ của nền kinh tế thị
trường trong điều kiện tồn cầu hố như: rủi ro thanh khoản ngoại tệ, rủi ro tỷ giá, rủi ro
lãi suất, rủi ro rút vốn đầu tư nước ngoài, rủi ro nợ quốc gia... Do đó những cố gắng của
nhà nước nhằm điều chỉnh chính sách tiền tệ sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.
Đối với một nước có cơ cấu nợ nước ngồi như Việt Nam, thì mức độ Đơ la hố
cao sẽ tạo áp lực khiến đồng Việt Nam ngày càng mất giá, làm cho tỷ giá quy đổi giữa
đồng Việt Nam với USD ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ
quốc gia thực tế ngày càng tăng lên. Theo số liệu của Bộ Tài chính, nợ quốc gia đến 3112-2009 chiếm 38,9% GDP; nợ Chính phủ chiếm 41,9% GDP, trong đó nợ trong nước
chiếm 41,2%, nợ nước ngồi chiếm 58,8%, theo WB thì mức độ nợ dưới 50% của Việt
Nam thì vẫn ở ngưỡng an tồn. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng nợ của nhiều nước
Châu Âu và trong nước Tập đoàn Vinashine làm ăn thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng là
dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mất an ninh tài chính mà Đơ la hóa là tác nhân chính..

 Những ảnh hưởng tích cực của Đơ la hố:
Trong một số trường hợp nhất định, Đơ la hố cũng có những tác động tích
cực.Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác Việt Nam đang phải nhập khẩu rất
nhiều máy móc, thiết bị, cơng nghệ, hàng hóa tiêu dùng từ các nước khác, nhất là các
nước phát triển (các nước đang nắm giữ các loại ngoại tệ mạnh) để phục vụ cho công
cuộc đổi mới đất nước.
Mặt khác, Đơ la hóa cịn gián tiếp mang lại những tác động tích cực khác cho nền
kinh tế: Tình trạng đơ la hóa đã góp phần tạo ra một cái van giảm áp lực đối với nền kinh
tế trong những thời kì lạm phát cao hay khi nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng,
những giai đoạn mà điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Đời sống xã hội trong thời kỳ
lạm phát cao rất hỗn loạn, người dân muốn đẩy tiền vào các ngân hàng hoặc chuyển
thành hàng hóa. Do USD có giá trị khá ổn định nên nhiều người đã lựa chọn phương thức
đối phó với lạm phát là chuyển nội tệ sang USD để cất trữ. Nếu hệ thống ngân hàng có
một lượng lớn ngoại tệ dự trữ, đáp ứng được phần lớn nhu cầu đổi ngoại tệ của người dân
24


thì sẽ góp phần làm dịu sự hỗn loạn trong dân cư. Hơn nữa, chính hành vi đổi ngoại tệ
của người dân đã làm cho nội tệ được hút vào hệ thống ngân hàng, giảm cung nội tệ trên
thị trường, góp phần kiềm chế sự gia tăng của lạm phát. Còn Nhà nước sẽ sử dụng ngoại
tệ để nhập khẩu hàng hóa bán rộng rãi trên thị trường trong nước, làm giảm sự khan hiếm
hàng hóa, từ đó làm ổn định tâm lý của người dân xoa dịu sự hỗn loạn trong xã hội do
thiếu hàng hóa để tiêu dùng.
Mức độ Đơ la hóa càng cao thì càng tăng cường khả năng cho vay và khả năng hội
nhập của ngân hàng. Nhờ có một lượng lớn ngoại tệ gửi vào ngân hàng, các ngân hàng sẽ
có điều kiện cho nền kinh tế vay bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế vay nợ nước ngồi, tăng
cường khả năng kiểm sốt của Ngân hàng Trung ương đối với luông ngoại tệ. Đặc biệt
ngày nay khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, nhiều doanh
nghiệp đã tham gia các giao dịch vượt qua biên giới quốc gia, nhu cầu vay ngoại tệ rất
lớn. Họ vay để thanh tốn quốc tế, đầu tư ra nước ngồi, thậm chí để phục vụ các hoạt

động kinh doanh trong nước vì lãi suất USD thấp, ổn định mệnh giá USD lớn.
1.2. Sức ảnh hưởng của đồng RMD đối với nền kinh tế Việt Nam
Việc Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ sẽ ảnh hưởng được nhìn nhận dưới ba
khía cạnh.
Một là, quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng. Kim ngạch
thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc năm ngoái đạt 7,2 tỷ USD so với
mức 4,8 tỷ USD năm 2011 và đặc biệt Trung Quốc trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất
vào Việt Nam, chiếm xấp xỉ 15% kim ngạch nhập khẩu và thâm hụt thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc cũng tăng lên rất nhanh, năm ngoái là 1,7 tỷ USD, so với năm 2011
là 1,4 tỷ USD và xu hướng này đang tiếp tục tăng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng nhanh trong
vài năm gần đây. Năm 2011 đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam chiếm tỷ trọng 10,3% tổng
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xếp thứ 16/63 nước và vùng lãnh thổ; năm 2012
chiếm 14,4%, xếp thứ 14/68 nước và vùng lãnh thổ.
Về vay nợ trung dài hạn của Chính phủ, tỷ trọng vốn vay Trung Quốc của Việt
Nam còn rất thấp, nhưng đã gia tăng mạnh từ xấp xỉ 3% (2011) lên xấp xỉ 8% (2012).
Điều đó cho thấy ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc đối với Việt Nam ngày càng lớn và
quan hệ kinh tế, thương mại đã có dáng dấp quan hệ kinh tế Bắc - Nam.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc chỉ mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái ở mức thấp như
đã nêu trên thì về thương mại sẽ có tác dụng cải thiện thâm hụt thương mại của Việt
Nam, nhưng mức độ khơng lớn, do sức cạnh tranh mạnh của hàng hố Trung Quốc với
chi phí thấp và lợi thế hơn nhiều so với hàng hoá Việt Nam.
Mặt khác do cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam
cũng khác nhau (Trung Quốc xuất hàng công nghiệp, Việt Nam xuất hàng nông sản)
trong quan hệ hai chiều cho nên tác động tích cực của việc tăng giá nhân dân tệ không đủ
bù đắp lợi thế về sức bán của hàng hoá Trung Quốc.
25



×