Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khóa luận tốt nghiệp những khó khăn, hạn chế của báo in và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.85 KB, 50 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận do tôi tự nghiên cứu. Các kết quả công bố
trong tiểu luận đảm bảo tính chính xác, có cơ sở lý luận và thực tiễn, không
trùng lặp với các công trình đã công bố.

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển của xã hội thì báo chí cũng
phát triển theo như một nhu cầu thiết yếu của con người. Đó là sự nâng lên về
chất lượng, gia tăng về số lượng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
loại hình báo chí.
Là loại hình báo chí ra đời đầu tiên trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, báo
in đã có đạt được những thành tựu đáng kể, và cũng đã từng là loại hình nắm giữ
ngôi vị hoàng kim trong hệ thống báo chí. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ, khoa học kĩ thuật, các loại hình báo chí hiện đại lần lượt
được ra đời. Mở đầu là báo phát thanh, tiếp đến là báo truyền hình, và mới nhất
là báo mạng điện tử. Sự ra đời của các loại hình báo chí hiện đại, với nhiều ưu
thế vượt bậc, mà nổi bật là sự nhanh chóng về tốc độ thông tin, đã là một khó
khăn không nhỏ cho sự tồn tại và phát triển của báo in.
Thực tế cho thấy, chưa bao giờ báo chí truyền thông lại phát triển mạnh mẽ
như hiện nay. Chỉ riêng ở nước ta đã có tới 789 cơ quan báo chí, với hơn 1.016 ấn
phẩm, trong đó có 194 cơ quan (gồm 81 báo Trung ương, 113 báo địa phương); tạp
chí có 592 cơ quan (gồm 475 tạp chí trung ương và 117 tạp chí địa phương); 67 đài
phát thanh,truyền hình Trung ương và địa phương (gồm 2 đài quốc gia, 1 đài
truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh. Trong lĩnh vực
thông tin điện tử, đã có 6 tờ báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang
thông tin tổng hợp…Sự ra đời và phát triển của các loại hình báo chí một mặt đem
lại sự đa dạng và phong phú về thông tin, một mặt cũng mang lại sự cạnh tranh gay


gắt giữa các loại hình báo chí này. Sự cạnh tranh đang làm cho nhiều tờ báo in, dù
là nhỏ hay lớn đang đứng bên bờ vực thẳm.

2


Chính vì thế, vấn đề đang đặt ra cho báo in hiện nay là phải tìm được
hướng đi mới, nâng cao chất lượng để có thể giữ chân độc giả, tăng số lượng
phát hành, tăng doanh thu, nhưng vẫn trên cơ sở giữ vững tôn chỉ, mục đích của
tờ báo, đi đúng với những quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước, là nơi
tin cậy cho công chúng tìm đến. Và để làm được điều đó trong một cơ chế xã
hội có nhiều khó khăn như hiện nay thì điều quan trọng và thiết yếu để có thể
đưa báo in đứng vững và phát triển là phải tìm hiểu, phân tích rõ những khó
khăn, hạn chế của loại hình báo chí này, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp
với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Trước thực trạng đó của báo in, tôi chọn đề tài “Những khó khăn, hạn chế
của báo in và cách khắc phục” làm đề tài nghiên cứu của mình. Và tôi cho
rằng đây cũng đang là vấn đề đáng được quan tâm và nghiên cứu giúp tìm ra
những giải pháp và hướng đi để báo in vẫn giữ được vị thế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hiện nay cũng có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về những khó
khăn, hạn chế của báo in, và cũng đã có nhiều giải pháp được đưa ra để tìm
hướng đi cho loại hình báo chí này. Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm, công trình thì
mới chỉ nêu ra vấn đề chứ vẫn chưa thực sự đi vào nghiên cứu chuyên sâu.
Có thể kể một số tác phẩm có đề cập đến như:
- Tác phẩm “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường) của
PGS.TS Nguyễn Văn Dững, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011 đã
đề cập đến sự phát triển đa dạng của các loại hình báo chí của nước ta, nêu lên sự
cạnh tranh giữa các loại hình đó và một số khuyết điểm của báo chí hiện nay.
- Tác phẩm “Báo chí- những điểm nhìn từ thực tiễn” tập 2, PGS.TS

Nguyễn Văn Dững, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 2000 có bài viết của
tác giả Hồ Bất Khuất là “Những vấn đề của một nền báo chí đang phát triển”.
Bài viết đã nêu lên những hạn chế của báo chí hiện nay, trong đó có báo in. Đây
là bài viết cung cấp nhiều quan điểm, luận điểm bổ ích cho việc nghiên cứu đề
tài của tôi.
3


- Tác phẩm “Nghề làm báo” của tác giả nước ngoài Philippe Gaillard, nhà
xuất bản Thông tấn năm 2007 đã nêu lên những biến đổi về chính trị, kinh tế,
văn hóa của thế giới, tác động đến nền báo chí nói chung, trong đó có sự ảnh
hưởng đến báo in.
- Tác phẩm “Truyền thông đại chúng” của tác giả Tạ Ngọc Tấn, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2001 đã có hẳn một chương viết về báo in.
Trong đó, tác giả đã nêu lên khái niệm, phân loại,đặc điểm của báo in, sự hình
thành và phát triển cũng như quy trình sản xuất của loại hình báo chí này. Đây là
cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu và hình thành những quan điểm, luận điểm trong
việc nghiên cứu của tôi.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bá Sinh với đề tài “Tính hấp dẫn của
Báo Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” cũng là một trong những tài liệu
có đề cập đến những khó khăn và nhu cầu tìm hướng đi cho báo in hiện nay.
Ngoài những tác phẩm, công trình nghiên cứu trên thì trên các trang báo
mạng điện tử cũng có không ít những bài báo bàn về những khó khăn, sự cạnh
tranh gay gắt của báo in hiện nay. Đồng thời, cũng có không ít những giải pháp
được đề ra nhằm tìm hướng đi mới cho loại hình báo chí này.
Tuy những tác phẩm, công trình, tài liệu nêu trên đã đề cập về khó khăn và
đề ra giải pháp, con đường đi mới cho báo in nhưng vẫn chưa đi vào chuyên sâu
hay đầy đủ. Có những tác phẩm chỉ nêu ra một cách ngắn gọn mà chưa có những
nghiên cứu cụ thể.
Dựa trên việc tìm hiểu và kế thừa những luận điểm, quan điểm của những

tác phẩm, công trình, tài liệu nghiên cứu trên, tôi sẽ tổng hợp lại, đồng thời sẽ bổ
sung thêm trong tác phẩm của mình những khó khăn của báo in hiện nay và đề
xuất những giải pháp để khắc phục những khó khăn đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ việc phân tích những khó khăn, hạn
chế của báo in trong giai đoạn hiện nay mà đề ra những giải pháp, tìm ra hướng
4


đi để báo in vẫn là loại hình báo chí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho công chúng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về báo in như khái niệm, đặc điểm và
thực trạng hiện nay.
- Nghiên cứu cụ thể về những khó khăn, hạn chế của báo in hiện nay.
- Từ những khó khăn đó rút ra những nhận xét, nêu lên những vấn đề cấp
bách hiện nay đang đặt ra cho báo in.
- Đề ra những giải pháp để định ra được hướng đi mới cho báo in, khắc
phục những hạn chế, khó khăn đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những khó khăn, hạn chế của báo in
hiện nay và những giải pháp đề ra đề khắc phục những khó khăn, hạn chế đó.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ đánh giá tình hình phát triển chung của
các tờ báo in. Không nghiên cứu loại hình báo chí khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1 Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là việc tiếp thu và áp dụng những

quan điểm, phương pháp luận, thế giới quan của Chủ nghĩa Mac-LêNin, tư
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tác phẩm còn dựa trên những quan điểm, lý luận của những tác
giả có tác phẩm công trình có đề cập đến vấn đề khó khăn của báo in, những
hướng đi mới cho báo in…mà tôi đã nêu ở mục Tình hình nghiên cứu đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống:

5


Đó là việc tiếp cận, tìm hiểu, phân tích các tài liệu, sách, giáo trình...để từ
đó rút ra được những hạn chế, khó khăn của báo in và những giải pháp để khắc
phục những khó khăn đó.
- Phương pháp lịch sử - cụ thể:
Đó là việc tìm hiểu, phân tích vấn đề dựa trên những thời điểm khác nhau
của lịch sử, không nêu những luận điểm cho tất cả mọi hoàn cảnh của lịch sử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1 Ý nghĩa lý luận:
Khi tiểu luận được nghiên cứu xong có thể cung cấp những cơ sở lý luận
cho việc tìm hiểu, nhìn nhận những khó khăn của báo in hiện nay. Đồng thời,
cũng hình dung và xác định được những hướng đi mới cho loại hình báo chí này
có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Từ những luận điểm, luận cứ của tác phẩm, các cơ quan báo in có thể từ
đó nhìn nhận ra những hạn chế trong tờ báo của mình.
- Từ việc nhìn nhận ra những hạn chế đó thì các cơ quan báo in có thể áp
dụng những giải pháp, hướng đi để cải thiện, đổi mới tờ báo của mình.
7. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu và kết luận thì tiểu luận gồm có 3 chương:

- Chương 1: Những cơ sở lý luận chung.
- Chương 2: Những khó khăn, hạn chế của báo in Việt Nam hiện nay.
- Chương 3: Những giải pháp, hướng đi mới cho báo in hiện nay

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Một số khái niệm:
1.1 Báo chí:
Báo chí là một lĩnh vực phức tạp của đời sống xã hội, do vậy không thể
dùng một hai từ mà lột tả được bản chất của nó.
Trong sách “Báo chí truyền thông hiện đại- từ hàn lâm đến đời thường” của
PGS.TS Nguyễn Văn Dững có đưa ra một số quan điểm về báo chí.
Theo quan điểm của một số học giả tư sản: báo chí là hiện tượng xã hội phi
giai cấp, báo chí đăng tải những gì mà xã hội có nhu cầu, phục vụ mọi người,
không dính đến chính trị, miễn là bán báo chạy.
Theo quan điểm của các lãnh tụ của giai cấp vô sản cách mạng thì đều
khẳng định báo chí là bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được trong công cuộc
cách mạng. Báo chí là mặt trận, là vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh giành
chính quyền và xây dựng cuộc sống mới.
Các nhà nghiên cứu của nước ta thì đưa ra khái niệm báo chí dưới nhiều
góc độ. Ví dụ, từ góc độ những sản phẩm báo chí thì có thể nói báo chí là một
loại tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ những sự kiện và vấn đề
thời sự cho những đối tượng nhất định, nhằm những mục đích nhất định, xuất
bản định kỳ, đều đặn. Hoặc nhìn từ đặc trưng bản chất “thông tin đại chúng” có
ý kiến lấy phân tuyến đại chúng- không đại chúng trong việc phát tán thông tin
để phân biệt thông tin báo chí và không báo chí.
Từ thực tiễn sinh động có thể nêu lên những khái niệm về báo chí như:
Báo chí bao gồm hệ thống tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú, linh

hoạt. Việc sáng tạo các hệ thống tác phẩm này đòi hỏi đội ngũ nhà báo nắm
vững thành thạo hệ thống tri thức chung, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Báo chí bao gồm tổng hợp các kênh truyền tải thông tin, tạo cho công
chúng khả năng lựa chọn và tiếp nhận sản phẩm báo chí mọi nơi, mọi lúc, tác
động vào các giác quan có thể. Cơ chế tác động và tiếp nhận cũng rất linh hoạt.
7


Như vậy, khái niệm báo chí đã được nhìn nhận và định nghĩa dưới nhiều
góc độ khác nhau. Từ những định nghĩa trên có thể rút ra : báo chí là thuật ngữ
dùng để chỉ một loại hình truyền thông đại chúng hiện đại mang tính định kỳ,
thông tin thời sự các sự kiện, vấn đề đời sống xã hội.
1.2. Báo in:
Báo in là một trong những loại hình thuộc hệ thống báo chí. Từ khi ra đời
cũng đã có nhiều định nghĩa báo in được đề cập.
Trong tác phẩm “Truyền thông đại chúng” của Tạ Ngọc Tấn đã nêu: Báo in
là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và
được phát hành rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này, thuật ngữ báo in
dùng để chỉ hai thể loại: báo và tạp chí.
Theo đó, báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin
thời sự các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn
ngữ, chữ viết và kỹ thuật in ấn để truyền tải thông tin.
Báo in được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào nội dung
hay tính định kỳ của nó. Ví dụ có báo ngày (nhật báo), tuần báo, báo thưa kỳ,
báo dài kỳ, nguyệt san, nội san, tập san… Bên cạnh báo còn có tạp chí cũng
được coi là một loại hình của báo in. Có các loại như tạp chí lý luận chính trị xã hội, tạp chí lý luận chuyên ngành…
2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của báo in:
2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của báo in trên thế giới:
Bảng tin Acta Diurna của người La Mã xuất hiện khoảng năm 59 trước
công nguyên được xem là tờ báo đầu tiên trên thế giới. Thực chất đây chỉ là

những bản tin về những sự kiện đang diễn ra trên khắp các thành phố lớn.
Những bản tin này được vị tướng Julius Caesar cho dán ở những nơi công cộng,
nơi đông người qua lại.
Đến thế kỉ 8, ở Bắc Kinh xuất hiện những tờ truyền tin viết tay, đưa các tin
tức quan trọng của triều đình, các sự kiện nổi bật diễn ra trong xã hội.

8


Sự ra đời của công nghệ in ấn vào thế kỷ 16 ở Anh được xem là sự kiện
quan trọng, đánh dấu cho sự hình thành nền báo in đúng nghĩa. Đó là sự ra đời
máy in Guttenberg của nhà bác học cùng tên đã cho phép chuyển tải các thông
tin và kiến thức lên trang giấy.
Cũng vào thế kỉ 16, tại thành phố Venice của Ý đã cho ra đời tờ công báo
Notizie Seritte. Đây là tờ báo của chính phủ, dành cho giới quý tộc địa phương.
Dần dần các chính phủ khác cũng học hỏi và cho ra đời các tờ công báo. Từ đó
mà công báo ngày càng phổ biến rộng rãi hơn.
Theo gót Anh, các nước phương tây vào thế kỷ 17 cũng đã cho ra đời
những tờ báo đầu tiên của mình. Có thể kể đến những tờ báo xuất hiện sớm nhất
được ghi nhận trong lịch sử như:
- Relation: ra đời ở Đức năm 1605, nay thuộc nước Pháp. Năm 2005, Hiệp
hội báo chí thế giới WAN chính thức công nhận đây là tờ báo đầu tiên trên thế
giới in bằng máy in.
- Weekly News: tuần báo ra đời ở Anh năm 1621. Nhật báo Daily
Universal Register ra đời năm 1785.
- Tuần báo La Gazette: ra đời ở Pháp năm 1631.
- Gazzetta Pubblica ra đời ở Ý năm 1640…
Những tờ báo này chủ yếu đưa những bản tin khô khan và rất ít khi đưa tin
trong nước. Năm 1766, chính phủ Thụy Điển thông qua quyết định ban hành Luật
bảo vệ sự tự do báo chí. Đây là luật bảo vệ tự do báo chí đầu tiên trên thế giới.

Việc phát minh ra máy điện báo năm 1844 đã thay đổi ngành báo in. Thông
tin được truyền đi nhanh hơn, cho phép các tòa báo đưa ra những tin tức mang
tính thời sự hơn. Những tờ báo gần như đã xuất hiện trên toàn thế giới.
Thế kỷ 19 là thời kỳ ngự trị của báo in khi báo in đã có mặt ở hầu hết các
nước trên thế giới. Giữa thế kỷ 19, báo chí trở thành phương tiện nhận và truyền
thông tin cơ bản nhất. Đây là thời kì hoàng kim của ngành xuất bản với sự ra đời
của những tên tuổi ông chủ nổi tiếng như: William Radolph Hearts, Josep
Pulitzer…
9


Thế kỷ 20 được xem là thời kỳ bùng nổ của báo chí và thực sự bùng nổ vào
cuối thế kỷ 20 này. Báo chí phát triển đa hình đa dạng: báo ngày, tạp chí, báo
chuyên ngành… Báo được chia thành các nội dung khác nhau như văn hóa, kỹ
thuật, kinh tế…Ở các nước công nghiệp phát triển, 1.000 người dân tiêu thụ hết
400-500 bản nhật báo. Đặc biệt ở Nhật Bản với lượng dân này đã tiêu thụ hết
700 bản. Báo chí hiện đại trở nên phổ biến đối với mọi người dân và phạm vi
ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng.
Có thể nói, cho đến cuối thể kỉ 20, báo in đã phát triển rầm rộ và khẳng
định được ngôi vị hoàng kim của mình. Tuy nhiên, có lẽ các cơ quan báo in,
những nhà báo làm trong báo in đã ngủ quên trong chiến thắng mà không đánh
giá đúng đắn và kịp thời sự ra đời và phát triển của các loại hình báo chí khác.
Đó là sự ra đời và hoạt động ngày càng có hiệu quả của phát thanh, sự hấp dẫn
và sôi động của truyền hình, và quan trọng nhất chính là sự ra đời của báo mạng
điện tử đã tích hợp được ưu điểm của các loại hình báo chí khác đã tác động
không nhỏ đến sự phát triển của báo in. Đầu thế kỉ 21, các chuyên gia cho rằng
đây là thời kì khó khăn của báo in trên toàn thế giới, nhiều khu vực công chúng
đang quay lưng lại với loại hình báo chí này.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của việc báo in gặp khó khăn là số lượng phát
hành báo chí hàng ngày ngày càng giảm và trở thành chiều hướng khó thay đổi.

Riêng ở nước Pháp, trong vòng 20 năm từ 1968 đến 1990, số lượng báo phát
hành giảm từ 13 triệu bản xuống còn 10 triệu bản. Theo các báo cáo hàng ngày
tầm cỡ quốc gia thì cứ 10 độc giả đã mất 4 độc giả trong thời gian 20 nói trên.
Công chúng bị cuốn hút vào truyền hình và không có thời gian hoặc hứng thú để
đọc báo nữa. Năm 1960, ở Pháp có 4 tờ báo mang tầm cỡ quốc gia: France-Soir,
Le Parisien Libéré, L’Aurore và Paris Jour. Tổng số lượng phát hành của những
tờ báo này là 2,7 triệu số. Nhưng 15 năm sau, tờ Paris Jour đình bản, tờ
L’Aurore biến mất, tờ Le Parisien biến thành báo miền, còn tờ France – Soir sau
một thời gian phồn thịnh thì đến năm 1995 cũng biến mất không dấu vết.

10


Nguyên nhân của việc báo in gặp nhiều khó khăn trước hết phải nói đến
chất lượng thông tin trên báo in. Thay vì tìm đọc nhật báo như trước đây thì bây
giờ độc giả chuyển sang đọc tạp chí nhiều hơn. Bởi lẽ, những thông tin trên báo
chí hiện nay khô khan và đăng trùng đủ mọi tin tức. Trong khi đó, công chúng
hiện có nhu cầu nhiều về giải trí, thư giãn hơn. Và tạp chí lại đang làm rất tốt
công việc đó.
Càng ngày học thức của độc giả càng tăng cao, điều này đòi hỏi khắt khe
hơn đối với các bài viết trên báo in. Nhưng báo hàng ngày lại không tăng theo
trình độ phát triển học vấn của độc giả mà chỉ cố làm sao cho số lượng phát
hành không giảm xuống. Điều kiện của công chúng cũng có nhiều thay đổi, yêu
cầu báo in phải có sự thay đổi trong chất lượng và nội dung. Ví dụ, ở nước Pháp,
khi cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thành công, họ được hưởng những ưu
sách từ cuộc cách mạng thành công đó như tăng lương, giảm giờ làm…Họ tổ
chức nghỉ ngơi và có lối sống phù hợp. Điều đó đòi hỏi báo chí phải có nhiều
thay đổi, đáp ứng được nhu cầu mới đó của họ.
Cũng có thể nói đến một nguyên nhân nữa là sự xâm nhập của các loại hình
truyền thông mới mang tính giải trí cao và tiện ích hơn như phát thanh, truyền

hình kỹ thuật số, đặc biệt là báo mạng điện tử có thể tích hợp được lợi ích của
các loại hình báo chí khác. Sự ra đời của Internet tạo điều kiện cho báo mạng
điện tử ra đời, đó thực sự đã mở ra cho công chúng một thế giới thu nhỏ với mọi
tiện ích. Theo điều tra hiện nay có ¼ người Mỹ tiếp nhận thông tin qua mạng
Internet. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng đang có xu hướng đưa các sản
phẩm báo in của mình lên mạng để tăng lượng độc giả. Đây là kênh truyền tải đa
phương tiện nên công chúng có thể tiếp nhận thông tin vừa nhanh chóng, vừa
đầy đủ trên mạng Internet. Sự lớn mạnh của Internet nhanh đến mức chóng mặt.
Nếu phát thanh phải mất 38 năm, truyền hình phải mất 13 năm để có thể thâm
nhập vào được 50 triệu gia đình Mỹ thì mạng Internet chỉ mất vài năm đã có thể
phủ rộng cả thế giới, mang theo sự lớn mạnh cho một loại hình báo chí, đó là
báo mạng điện tử.
11


Trong khi đó, các nhà sản xuất báo in lại đang quá ngủ quên trên ngôi vị
hoàng kim của mình mà không đánh giá được sự lớn mạng của các loại hình báo
chí khác. Với đặc điểm của mình như xuất bản theo chu trình nhất định, đơn
điệu và giới hạn trong khả năng giải mã, phương thức phát hành trao tay, báo
chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, gần trục giao thông…đã gây cho báo in nhiều
hạn chế, thua thiệt hơn so với các loại hình báo chí khác. Trước tình cảnh như
vậy, họ lại chậm trong đổi mới từ nội dung, hình thức đến phương thức sản xuất,
dẫn đến tốc độ thông tin của báo in chậm hơn nhiều so với các loại hình khác,
đặc biệt là báo mạng. Mà trong xã hội ngày càng phát triển vội vã như hiện nay,
tốc độ thông tin là điều mà công chúng quan tâm nhất. Vậy nhưng báo in lại
chưa thực sự chú tâm đến điều đó. Sự ra đời của phát thanh, truyền hình, báo
mạng đã thực sự là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu và “chia sẻ” công chúng
cùng báo in.
Sự xuất hiện của báo miễn phí cũng là nguyên nhân làm cho báo in truyền
thống lâm vào cảnh chao đảo. Xu hướng báo miễn phí đang ngày càng phát triển

rộng rãi như tờ 20 minutes ở Pháp, hay tờ Metro được phát hành ở nhiều quốc
gia trên thế giới.
Như vậy, sau những thành công của báo in, thì cũng đã xuất hiện những
khó khăn không thể phủ nhận. Điều đó đang đặt ra trong lòng mỗi người một
mối lo ngại, báo in sẽ đi về đâu, báo in sẽ cạnh tranh như thế nào trước sự lớn
mạnh của báo mạng và truyền hình như hiện nay, nhất là trong việc quảng cáo,
nguồn thu chính của báo in.
2.2.. Sơ lược sự hình thành và phát triển của báo in ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, báo in xuất hiện muộn hơn so với các nước khác trên thế giới.
Điều này do hoàn cảnh đất nước quy định. Nước ta là một nước chịu nhiều sự
đàn áp, xâm chiếm của các thế lực thù địch. Tất cả những chính quyền cai trị
nước ta đều ngăn cấm không cho báo chí phát triển, bởi với sự tự do và rộng rãi
như báo chí sẽ trở thành một rào cản to lớn cho chúng. Vì thế mà với bất cứ thế
lực nào chúng cũng đều thực hiện chính sách ngu dân, giam hãm dân ta trong

12


vòng ngu dốt để dễ bề cai trị. Báo chí được xem là một trong những điều cấm kị
nhất ở nước ta lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, các chính quyền cai trị đã không thể ngăn được sự ra đời và lớn
mạnh của báo chí nước ta. Báo chí đã được hình thành và phát triển như một lẽ
tất nhiên phải có mà không thế lực nào ngăn cản được. Có thể nói, báo chí nước
ta thực sự được hình thành và có điều kiện để hình thành từ khi thực dân Pháp
sang xâm lược. Cùng với đội quân xâm lược thiện chiến và nhà nghề, thực dân
Pháp còn mang sang nền văn hóa Pháp và cả kỹ thuật in ấn để phục vụ cho công
cuộc chiến tranh. Vào thời điểm ấy, một số học giả Việt Nam làm việc cho Pháp
đã được tiếp xúc và học hỏi những kinh nghiệm trong việc làm báo và quy trình
sản xuất báo.
Và tờ Gia Định báo ra đời năm 1865, do Trương Vĩnh Ký làm Tổng biên

tập đã đánh dấu sự ra đời cho báo chí ở nước ta. Đây là tờ báo làm việc cho
Pháp và được hoạt động công khai. Tuy nhiên, trong tờ báo này đã xuất hiện
trong vài chuyên mục bóng dáng của tinh thần yêu nước, bước đầu đưa dân ta
tiếp xúc được với loại hình truyền thông mới mẻ này. Sau sự ra đời của Gia
Định báo là nhiều tờ báo công khai khác của nước ta, gắn với tên tuổi của Tản
Đà, Hoàng Tích Chu, Trương Quỳnh, Đỗ Văn, Sương Nguyệt Ánh…Những tờ
báo này tuy chưa thực sự mang yếu tố dân tộc là chủ đạo, nhưng vẫn có hơi
hướng của sự tự do, có công lớn trong truyền bá chữ quốc ngữ vào đời sống của
nhân dân.
Những tờ báo công khai có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở
nước ta, tuy nhiên đây không phải là dòng báo chí có thể cùng cách mạng chống
lại kẻ thù. Nhận thấy điều đó, những nhà cách mạng đã hoạt động tích cực và
nhận thấy, báo chí có vai trò quan trọng trong việc cùng nhân dân đấu tranh
chống kẻ thù. Sau nhiều năm bôn ba khắp các châu lục, được tiếp xúc với nhiều
nền văn hóa và nhận thấy được bản chất của bọn thực dân, đế quốc trên thế giới,
chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo sản xuất ra tờ báo cách mạng
đầu tiên của Việt Nam mang tên “Thanh niên”. Tờ báo cho ra số đầu tiên vào
ngày 21 tháng 6 năm 1925. Đây là tờ báo đầu tiên của Việt Nam có nội dung kết
hợp được giữa chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa MácLêNin. Ngoài ra tờ báo còn tổ chức lực lượng, thức tỉnh quần chúng nhân dân

13


cần lao chuẩn bị cho những cuộc vận động xã hội nhằm mục đích giải phóng
dân tộc và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sau sự ra đời của báo “Thanh niên”, Hồ Chí Minh và những nhà hoạt động
cách mạng tại Trung Quốc đã tích cực cho xuất bản và bí mật chuyển về nước
những tờ báo như “Công nông”, “Lính kách mệnh”, “Đỏ”…Đến ngày 1-8.1941,
sau một thời gian về nước, nắt bắt tình hình, Nguyễ Ái Quốc đã cho ra đời tờ
báo “Việt Nam độc lập”, trở thành tờ báo có vai trò quan trọng trong việc vận

động quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng 8 năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân.
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mở ra cho nước ta
một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân thoát khỏi thân phận nô
lệ, tạo điều kiện cho các mặt trong đời sống phát triển, trong đó có báo in. Lúc
này, báo chí nói chung và báo in nói riêng chính thức ra hoạt động công khai và
trở thành nền báo chí chính thống của nước ta. Các tờ báo lần lượt được ra đời ở
Hà Nội như: báo “Cứu quốc”, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Đông
Dương; báo “Lao Động”, cơ quan ngôn luận của tổ chức công nhân; báo “Hồn
nước” của Đoàn thanh niên cứu quốc; báo “Độc lập” của Đảng dân chủ Việt
Nam…Còn báo chí ở miền trung và miền nam thì cũng đã vượt qua được thời kì
khó khăn, nguy hiểm, tích cực tham gia cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân
đánh giặc, cứu nước.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, Đảng và Nhà
nước ta luôn đánh giá cao vai trò to lớn của báo chí trong việc tuyên truyền các
chính sách, chủ trương, đường lối, phổ biến kinh nghiệm lao động, sản xuất và
chiến đấu, cổ vũ toàn dân, toàn quân ta vừa chiến đấu vừa xây dựng, góp phần
không nhỏ vào chiến thắng của dân tộc. Cũng trong quá trình ấy, báo chí Việt
Nam nói chung và báo in nói riêng đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí
không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội.
Cho đến nay, trên khắp cả nước đã có tới 786 cơ quan báo chí in (184 báo
in, trên 592 tạp chí) với 1016 ấn phẩm trong đó báo có 194 cơ quan gồm 81 báo
Trung ương, 113 báo địa phương; tạp chí có 592 cơ quan (475 tạp chí Trung
ương và 117 tạp chí địa phương…Điều đó nói lên được báo in đã và đang thực
hiện tốt vai trò của mình và là một trong những kênh truyền thông hữu ích của
đất nước.

14



Tuy nhiên, cũng nằm trong xu hướng chung của báo in thế giới, báo in Việt
Nam cũng đang lâm vào tình cảnh khó khăn, có những tờ báo đang đứng bên bờ
vực thẳm, thậm chí có những tờ báo đã phải đình bản vì không trụ được nữa.
Phần khó khăn, hạn chế của báo in Việt Nam xin được nêu chi tiết hơn ở phần
sau của tác phẩm.
Như vậy, báo in là loại hình báo chí đầu tiên của con người. Từ hình thức
phôi thai là những bảng tin, bảng thông báo còn mang tính giản đơn, cục bộ thì
báo in đã dần dần được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng trên
phạm vi thế giới. Với thế giới, báo in là người bạn lâu năm, đồng hành cùng
công chúng trong nhiều thế kỉ qua. Từ khi ra đời cho đến nay, báo in đã thực
hiện rất tốt vai trò của mình trong việc truyền bá thông tin cho công chúng. Đặc
biệt là vào thời điểm báo in nắm ngôi vị hoàng kim thì vai trò, công lao của báo
in càng được khẳng định. Đối với nước ta, báo in tuy có sinh sau đẻ muộn hơn
so với báo in thế giới nhưng không vì thế mà không phát triển nhanh chóng và
đa dạng. Biểu hiện là những khuynh hướng báo chí của Việt Nam lần lượt được
ra đời và song hành tồn tại. Dù là ở khuynh hướng nào thì báo chí Việt Nam
cũng đã nêu lên được tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. Đặc biệt là ở báo chí
cách mạng thì điều này càng được nâng lên cao, rõ ràng. Trải qua bao biến cố,
thăng trầm của lịch sử, báo in Việt Nam vẫn không ngừng khẳng định được tầm
quan trọng của mình, khẳng định mình là một vũ khí chiến đấu hữu hiệu, chống
lại những luận điệu xảo trá của kẻ thù, tuyên truyền những chính sách, chủ
trương của Đảng và Nhà nước, trong thời chiến cũng như trong thời bình. Báo in
cũng đã trở thành phương tiện để truyền dẫn niềm tin, tinh thần yêu nước đến
với mỗi người dân, đem lại sự tin cậy của công chúng cho công cuộc đổi mới
toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận thực trạng của báo in hiện nay. Chúng
ta không thể phủ nhận được báo in đang gặp rất nhiều khó khăn mà nếu không
tìm cho mình hướng đi mới, nhìn nhận và thay đổi chính mình thì báo in sẽ rất
khó đứng vững trong xã hội chuộng tốc độ thông tin và gặp sự cạnh tranh gay
gắt của các loại hình báo chí khác như hiện nay.


15


CHƯƠNG 2.
NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Những hạn chế từ đặc điểm của thể loại báo in:
Ở mỗi một loại hình báo chí, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại
những hạn chế do bản thân loại hình đó quy định. Đối với báo in cũng vậy. Bên
cạnh những ưu điểm như người đọc hoàn toàn được chủ động, mức độ tập trung
cao, lưu giữ báo đơn giản và tiện lợi…thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Thứ nhất: Về độ nhanh nhạy của thông tin.
Báo in chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định và cụ thể với nội dung
thông tin đề cập đến những vấn đề, sự kiện thời sự xảy ra trong cả một chu trình
xuất bản. Ví dụ với những nhật báo, sáng hôm nay xuất bản, cho dù trong ngày
có xảy ra nhiều sự kiện thì cũng phải đến sáng ngày hôm sau những thông tin đó
mới có thể đến được với công chúng. Nghĩa là ở giữa hai chu kỳ luôn xuất hiện
những khoảng trống thông tin. Mà trong khoảng thời gian đó thì phát thanh,
truyền hình, báo mạng có thể thay thế báo in thông tin cho công chúng. Vì thế
mà độ nhanh nhạy, tính cập nhật thời sự của báo in bị hạn chế hơn so với các
loại hình khác.
Thứ hai: báo in có sự đơn điệu và giới hạn khả năng giải mã tín hiệu thông tin.
Phương tiện thể hiện tác phẩm của báo in chủ yếu vẫn là ngôn từ. Bên cạnh
đó có thêm những hình ảnh minh họa nhưng yếu tố này cũng rất hạn chế vì trang
báo chỉ có giới hạn. Những kí tự đơn điệu tạo thành tác phẩm trong báo in đôi
khi làm cho người đọc cảm thấy không có hứng thú, nhất là với những bài có
nội dung không hấp dẫn, không gây được chú ý cho người đọc.
Bên cạnh đó, để đọc được báo in, yêu cầu đầu tiên và cơ bản là phải biết
chữ. Tuy nhiên, không phải tất cả công chúng đều biết chữ và đều có thể đọc

được ngôn ngữ trên báo chí. Trong khi đó, hầu hết công chúng đều có thể tiếp
nhận thông tin do phát thanh và truyền hình mang lại. Đây cũng được xem là
một hạn chế tác động không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của báo in.
16


Thứ ba: Khó khăn từ phương thức phát hành.
Phương thức phát hành của báo in là trao tay. Do đó, việc báo in đến được
với người đọc hay không, đến sớm hay đến muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố
như trình độ phát triển giao thông, các phương tiện chuyên chở và phân phối…
Thường thì báo in được phát hành ở những nơi đông dân cư, gần trục đường
giao thông, chất lượng giao thông tốt…Còn ở những nơi vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo…thì khả năng báo in có thể tiếp cận là rất thấp, thậm chí có những
đối tượng còn không thể tiếp nhận như những người đi công tác xa theo những
lộ trình đặc biệt như đoàn khảo sát địa chất, nhà du hành, đoàn thám hiểm…Với
những đối tượng nay, đài phát thanh là phương tiện hữu hiệu nhất thay thế báo
in cung cấp thông tin.
Thứ tư: sự phản hồi trên báo in gặp nhiều khó khăn.
Phương tiện trao đổi thông tin của báo in với công chúng chỉ là mặt giấy
với những kí tự đơn điệu cũng đã hạn chế khả năng tương tác của công chúng.
Nếu với báo mạng có thể có hẳn những mục phản hồi, ý kiến đóng góp của độc
giả; phát thanh, truyền hình có những chương trình trò chuyện, giao lưu trực tiếp
với khán thính giả…thì báo in lại bị hạn chế hơn rất nhiều. Đầu tiên là hạn chế
về số lượng. Bởi diện tích trên báo in có hạn. Thứ nữa là hạn chế về tốc độ. Như
đã biết, nếu muốn phản hồi với báo in thì chỉ có cách là viết thư tay. Mà để thư
tay đến được với tòa soạn, rồi toàn soạn phản hồi lại cho công chúng lại là một
quá trình lâu dài, phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống bưu chính…Do đó
mà sự phản hồi trên báo in gặp nhiều khó khăn hơn.
Như vậy có thể thấy, từ đặc điểm riêng có của bản thân, báo in đã có rất
nhiều bất lợi. Điều quan trọng hơn nữa là báo phát thanh, truyền hình, đặc biệt là

báo mạng điện tử hiện nay lại có thể thay thế, lấp vào những chỗ trống đó. Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc, công chúng của báo in sẽ bị san sẻ sang những loại
hình báo chí khác. Đây sẽ là một trở ngại không nhỏ cho báo in có thể tồn tại và
phát triển.

17


2. Thực trạng hạn chế của báo in Việt Nam hiện nay:
Là anh cả trong lĩnh vực truyền thông, chúng ta không thể không thừa nhận
rằng báo in đã làm tốt vai trò của mình từ việc là một phương tiện, vũ khí lợi hại
để cùng quần chúng nhân dân lập nên những chiến công, giành lại độc lập cho
dân tộc đến việc thừa nhận vai trò to lớn của nó trong việc tuyên truyền những
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phản ánh một xã hội khách quan
và sinh động. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những hạn chế mà
báo in đã và đang gặp phải hiện nay.
Sự ra đời của các loại hình truyền thông mới như phát thanh, truyền hình,
mà đặc biệt là báo mạng điện tử trên phạm vi cả thế giới đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của báo in. Tuy nhiên, cũng như những nhà làm
báo in thế giới, những nhà làm báo in ở Việt Nam đã chưa thực sự nhìn nhận và
đánh giá đúng sự phát triển của các loại hình báo chí mới. Vì thế mà đã chậm
làm mới chính mình. Có thể nói là họ đã quá ngủ sâu trong chiến thắng trên ngôi
vị hoàng kim của mình. Đây là một sai lầm, thiếu sót của những nhà làm báo in.
Trong xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc cập nhật thông tin để
biết được tình hình thế giới, biết được những thay đổi có lợi hoặc bất lợi cho
mình là một việc làm rất quan trọng và phải được làm thường xuyên. Nhưng
dường như những nhà làm báo in đã quên đi điều đó.
Báo in ở Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài xu hướng đang suy
giảm mạnh mẽ như báo in ở các nước trên thế giới. Những tờ báo, dù lớn hay
nhỏ cũng đang chao đảo trong guồng quay của tốc độ thông tin, trong sự cạnh

tranh gay gắt với các loại hình truyền thông khác. Thậm chí, nhiều người còn
cho rằng báo in sẽ bị các loại báo khác thay thế, mà chủ yếu là “cuộc chiến”
giữa báo in và báo mạng. Có thể kể đến khó khăn của báo in hiện nay:
Thứ nhất: số lượng phát hành giảm, chưa tương xứng với dân số cả nước.
Nằm trong xu thế chung của thế giới, báo in Việt Nam cũng gặp khó khăn
trong công tác tiêu thụ sản phẩm, số lượng phát hành từ đó cũng giảm sút. Ví dụ
như báo Nông thôn ngày nay giảm từ 15-20%. Sự ra đời của các loại hình báo
18


chí khác đã thu hút sự quan tâm của công chúng làm họ ít quan tâm đến báo in
hơn, thậm chí có những người quay lưng lại với báo in.
Tính đến nay, dân số nước ta đã hơn 86 triệu người. Mỗi người dân đều có
những nhu cầu thông tin cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng đầu báo
trên người hiện nay ở nước ta vẫn chưa cao. Tính đến năm 2000, lượng tiêu thụ
giấy tính theo đầu người ở nước ta chưa đầy 1kg/người, trong khi đó ở Nhật Bản
đã là 14kg/người. So vào đây có thể thấy đã có một sự chênh lệch rất lớn.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do báo in vẫn chưa thể tiếp cận được
với số đông độc giả, nhất là khi báo in phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của nước ta còn nhiều khó khăn, hạn chế, giảm khả
năng đưa báo in đến được với tay công chúng. Mặt khác, văn hóa đọc của người
dân cũng chưa thực sự cao, nhất là với tầng lớp thanh niên. Sự mới lạ của các
loại hình báo chí mới đã thu hút họ, làm cho văn hóa đọc càng ít hơn. Chủ yếu
những người đọc báo in là những người lớn tuổi, theo dõi báo thường xuyên.
Thứ hai: Có sự mất cân bằng giữa các lĩnh vực mà báo in đề cập.
Số lượng đầu báo không nhiều, nhưng nội dung của các tờ báo lại có sự
không đồng đều với nhau. Có những vấn đề, lĩnh vực được báo chí đụng chạm,
đào sâu, thậm chí là đào sâu quá mức. Nhưng lại có những vấn đề, lĩnh vực báo
chí lại ít khi đề cập, số lượng báo in làm trong các lĩnh vực đó chưa đông.
Những vấn đề như tội phạm, tiêu cực trong kinh tế, văn hóa, xã hội…là

những vấn đề được báo chí quan tâm hơn cả. Có thể dẫn ra ví dụ cụ thể của tờ
báo in “Đời sống và pháp luật”. Hơn 80% số bài viết trên báo là về những vụ án
về đủ loại tội phạm: giết người, cướp của, ma túy, mại dâm…mà ít có những bài
nào mang tính phổ biến pháp luật cho công chúng. Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần
phải nhìn nhận rằng, đặc thù của tờ báo là về đời sống pháp luật, thế nhưng cách
thức thể hiện lại “chân thực” đến hết sức. Điều đó sẽ không những làm giảm khả
năng giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho người dân, mà còn có tác động tiêu
cực trong suy nghĩ của độc giả. Nhất là với những độc giả trẻ như thế hệ thanh
niên, việc tiếp xúc với những phương thức gây án đa dạng như vậy sẽ ảnh hưởng
19


không nhỏ đến tính tò mò mà ở độ tuổi của họ chi phối. Và rất có thể những
điều đó sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực.
Trong lĩnh vực kinh tế, chỉ cần đọc cùng một lúc những tờ báo như “Diễn
đàn doanh nghiệp”, “Kinh doanh và tiếp thị”, “Thời báo kinh tế Việt Nam”…thì
cũng dễ nhận thấy những nội dung trùng lặp của các tờ báo này.
Hay đến với lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật…thì các tờ báo như “Hạnh phúc
gia đình”. “Nữ sinh”, “Tuổi hồng”…thì độc giả không khỏi nhận thấy sự na ná
giống nhau của những bài báo. Đó là những tình cảm nhẹ nhàng, mùi mẫn, đáp
ứng nhu cầu cho số ít độc giả có thích những truyện tình cảm nhẹ nhàng. Tất
nhiên, điều đó không có nghĩa là những tờ báo này không mang thông tin hay
giáo dục. Tuy nhiên, những yếu tố ấy đang còn hạn chế.
Đặc biệt hơn nữa khi đến với những tờ báo “Đẹp”, “Thời trang”, “Phụ
nữ”…thì điều độc giả thấy rõ hơn hẳn là những tờ báo đó đều có những nội
dung và hình thức như nhau. Đó là những câu chuyện về làm đẹp da, tóc, dáng,
về những bí quyết làm đẹp của các sao. Sự đa dạng báo in trong lĩnh vực này,
một phần có thể giúp phái đẹp có những lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, sự chồng
chéo thông tin lại cũng làm cho độc giả khó có thể đưa đến quyết định dễ dàng.
Đó là chưa nói đến chất lượng thông tin hay sự mâu thuẫn thông tin giữa các báo

mang lại, càng làm cho công chúng khó phán đoán hơn.
Vẫn phải thừa nhận rằng, với những lĩnh vực được báo chí đề cập nhiều sẽ
góp phần thông tin đầy đủ, đa dạng cho công chúng. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến
sự cạnh tranh gay gắt giữa các báo, dẫn đến tình trạng giật gân, câu khách, thái
quá…
Bên cạnh những vấn đề được báo chí đề cập không ít đó lại có những vấn
đề mà báo chí nói chung và báo in nói riêng lại chưa hoặc ít khi đề cập đến. Có
thể kể đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Tuy đây là một lĩnh vực quan trọng và gắn
liền với đời sống nhưng hiện lại chưa có tờ báo hay tạp chí khoa học thực sự tầm
cỡ để phản ánh hiện tại, chuyển tải, giới thiệu các công trình khoa học. Hay
trong lĩnh vực tin học cũng vậy. Đồng ý rằng xã hội hiện nay là xã hội của công
20


nghệ thông tin, xã hội của tin học, nhưng ở nước ta hiện vẫn chưa có nhiều tờ
báo về tin học, và công chúng cũng chưa biết nhiều về những tờ báo này. Tờ
“Tin học và đời sống” của Hội tin học ra mỗi tháng một số nhưng lại không ổn
định. Gần đây, tạp chí này có ra số của tháng 5, tháng 6 nhưng không có của
tháng 7. Tháng 8 có ra nhưng từ đó đến nay chưa thấy xuất bản thêm.
Các tạp chí dùng trong nhà trường, kể cả phổ thông và đại học vẫn chưa có
nhiều và chưa thực sự phát triển. Chỉ có hai môn Ngữ Văn và Toán học còn
được quan tâm và có ấn phẩm riêng. Còn hầu như các môn học khác thì ít được
quan tâm, chú ý để hướng dẫn những phương pháp học tập hiệu quả.
Ngoài những lĩnh vực trên thì những tờ báo, bài báo viết về đối tượng là trẻ
em cũng chưa thực sự quan tâm đến việc truyền tải những thông tin hướng dẫn
cách nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em ở các độ tuổi.
Có thể nhận thấy rằng: những vấn đề mà được báo chí đề cập nhiều là
những vấn đề được công chúng quan tâm nhiều, dễ tìm đề tài và làm hay chúng,
…Còn những vấn đề báo chí ít đề cập thì ngược lại. Đó là những vấn đề khó làm
cho hay, sinh động, công chúng ít quan tâm, đối tượng eo hẹp về kinh tế hay

không hấp dẫn… Sự tác động của cơ chế thị trường và tâm lý xã hội đã tác động
không nhỏ đến thực trạng này.
Thứ 3: Báo in đang có sự chênh lệch giữa lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế.
Chúng ta thừa nhận rằng thông tin trên báo in hiện nay là rất đa dạng và
phong phú, cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng ở tất cả mọi lĩnh vực. Tuy
nhiên, phải nhìn nhận lại những lợi ích mà báo in đang đem lại.
Báo in nói riêng, cũng như báo chí nói chung, có chức năng và nhiệm vụ là
qua quá trình thông tin của mình, đem lại những lợi ích nhất định. Đó là lợi ích
về chính trị, lợi ích kinh tế, xã hội, lợi ích nâng cao dân trí và đời sống văn hóa
cho người dân…Trong đó, báo chí phải nhìn nhận rõ, lợi ích quan trọng nhất của
mình là lợi ích về chính trị, báo chí phải là cơ quan ngôn luận, tuyên truyền
những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là báo

21


chí phải là lĩnh vực đi đầu trong việc thực hiện những đường lối, chủ trương,
chính sách đó, hoạt động theo đúng tôn chỉ và mục đích của tờ báo.
Trước kia, đa số báo in hoạt động dưới sự bao cấp của Nhà nước. Nhưng từ
khi có chính sách đổi mới, mà đặc biệt là hiện nay, báo in nhiều tờ báo in đã
chuyển sang hoạch toán kinh doanh. Mỗi tờ báo sẽ tự quyết định cho sự tồn tại
và phát triển của mình. Điều này đã góp phần thúc đẩy cho báo in năng động,
linh hoạt hơn. Không ít tờ báo đã thành công khi chuyển sang phương thức hoạt
động này, không ít tờ báo đã tăng được lượng phát hành và thu nhập cũng từ đó
mà tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những tờ báo này lại chạy theo lợi ích
kinh tế là chủ yếu, thay vì phải ý thức được việc phải đem lại lợi ích chính trị là
chủ yếu của mình. Họ quan tâm nhiều hơn đến thị hiếu của công chúng, quan
tâm đến quảng cáo, tăng lượng phát hành và tăng thu nhập. Vì thế mà các yếu tố
về văn hóa, thẩm mỹ đã bị hạn chế, nếu không muốn nói là giảm dần, thậm chí
là không thấy.

Ví dụ, ở những tờ báo của ngành công an, pháp luật…luôn có lượng độc
giả đông đảo. Ở những tờ báo này, nội dung được đề cập nhiều vẫn là những vụ
án, những tệ nạn xã hội…Điều này một mặt thông tin để công chúng cảnh giác
và có những đánh giá của mình (lên án, phê phán…). Tuy nhiên, cũng vì có
những chi tiết miêu tả hành vi phạm tội quá tỉ mỉ và chi tiết đã đánh mất đi tính
thẩm mỹ trong các bài viết đó. Hay việc nêu lên những phán xét còn chưa đúng
người, đúng tội…cũng làm giảm lòng tin của công chúng vào luật pháp và sự
quản lý của Nhà nước. Mặc dù hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích là phản
ánh đầy đủ và sinh động. Nhưng các nhà báo phải nhìn nhận những thông tin
nào nên phản ánh, thông tin nào thì không nên. Bởi có đến báo chí có thể cho
người ta biết đến 80% tình hình của một quốc gia. Việc thông tin làm sao cho
khéo léo, vừa phản ánh đúng thực tiễn, vừa không làm ảnh hưởng đến lợi ích
quốc gia là yêu cầu thường xuyên đối với các nhà báo.
Trong khi đó, nhóm báo in viết về chính trị-xã hội thì vânc còn nhiều hạn
chế hơn so với các lĩnh vực khác. Đây là nhóm báo in truyền thống, có bề dày
22


lịch sử và có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền những đường lối, chính
sách, giữ vững lập trường, quan điểm chính trị của đất nước là độc lập, tự do,
hợp tác, hữu nghị…Mặc dù nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay,
nhóm báo in trong lĩnh vực này số lượng vẫn chưa nhiều, độc giả cũng chưa
thực sự quan tâm, lượng phát hành cũng còn ít hơn so với báo in trong các lĩnh
vực khác. Điều này một phần cũng do đặc điểm của báo in trong lĩnh vực này
thường đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội phức tạp, nhiều khi khô khan,
không hấp dẫn được công chúng. Một phần cũng do các nhà làm báo trong lĩnh
vực này còn chưa tinh tế, uyển chuyển trong cách truyền tải thông tin…Do đó
mà những tờ báo viết về chính trị-xã hội thường ít được công chúng đón đọc.
Chủ yếu vẫn là công chúng có độ tuổi lớn, hoặc lưu hành trong nội bộ ngành.
Như vậy, việc các tờ báo phản ánh chân thực, khách quan là một nguyên

tắc không thể thiếu trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, các nhà làm báo cũng
nên phâm định rõ giữa phản ánh đúng thực tiễn với việc chạy theo thị hiếu của
công chúng, chạy theo lợi ích kinh tế, chạy theo guồng quay của cơ chế thị
trường. Ngoài việc báo chí nước ta phản ánh đúng sự thật thì cũng có một đặc
điểm quan trọng ở bên cạnh, đó là tính Đảng. Báo chí nói chung và báo in nói
riêng cần phải là phương tiện giúp định hướng tích cực cho dư luận xã hội chứ
không thể đăng tải một cách tràn lan, không quan tâm đến hệ quả để lại trong
suy nghĩ và hành động của công chúng.
Thứ tư: Về quảng cáo trên báo in.
Quảng cáo trở nên một nhu cầu tất yếu cảu xã hội. Và báo chí là một
phương tiện hữu hiệu để quảng cáo. Hiện nay, không chỉ riêng báo in mà ở cả
các loại hình báo chí khác, quảng cáo trở thành nguồn thu chính, nuôi sống tờ
báo, cơ quan báo chí đó. Bởi lẽ, từ khi các cơ quan báo chí chuyển sang hoạch
toán kinh doanh, tự quyết định cho sự tồn tại của tờ báo của mình thì không còn
hoặc ít nhận nguồn trợ cấp từ nhà nước. Do đó, họ phải tìm cách để nuôi sống tờ
báo của họ. Trong khi đó, các cơ quan, doanh nghiệp lại có nhu cầu quảng cáo

23


thương hiệu của mình mà không có gì hiệu quả hơn báo chí. Khi đủ điều kiện về
cung-cầu thì quảng cáo trên báo chí trở thành một điều tất yếu.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, mà đặc biệt là ở Mỹ thì quảng cáo là khoản
thu màu mỡ cho các cơ quan báo chí. Ở Việt Nam, báo chí nói chung và báo in
nói riêng, quảng cáo đã đem lại cho họ nguồn lợi nhuận đáng kể, nếu không
muốn nói là chủ yếu. Nhưng các nhà báo in cũng cần nhìn nhận lại việc đăng
quảng cáo trên tờ báo của mình. Theo quy định, quảng cáo trên báo in chỉ được
chiếm 10% diện tích. Tuy nhiên, thực tế thì quảng cáo trên báo in đang được các
nhà làm báo xê dịch nhiều hơn. Nguyên nhân của thực trạng này cũng từ tác
động của cơ chế thị trường, khi mà các tờ báo in đang phải tự “bơi” trong dòng

chảy của tốc độ và sự cạnh tranh của các loại hình báo chí khác. Do vậy mà
nhiều tờ báo muốn tồn tại đã phải tự xê dịch hay lách luật với ý nghĩ họ sẽ tự
điều chỉnh sao cho không ảnh hưởng đến nội dung bài viết.
Quảng cáo, bản chất là không xấu. Điều quan trọng là khi làm báo, các nhà
làm báo không làm biến đổi đi bản chất của nó vì lợi ích cá nhân nào của mình.
Vấn đề này đặt ra không chỉ cho báo in mà còn ở các loại hình báo chí khác
nhiều suy nghĩ và tìm ra giải pháp hữu hiệu để quảng cáo vẫn giữ được bản chất
thông tin của mình, tờ báo đó không bị thương mại hóa vì quá nhiều quảng cáo.
Thứ năm: Vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo.
Một thực trạng hiện nay là các nhà báo đang vi phạm đạo đức nghề nghiệp
nhà báo. Nhà báo chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về Luật và đạo
đức nghề nghiệp nên vẫn còn có những sai phạm trong quá trình khai thác và
phản ánh thông tin. Có những tờ báo, nhà báo chỉ theo đuổi những đề tài giật
gân, câu khách, mục đích thông tin không rõ ràng. Những thông tin như giới
tính, tình yêu, cuộc sống riêng tư của các “sao” thì được phản ánh nhiều. Đôi khi
phản ánh xã hội thiên lệch, trần trụi, phản ánh nhiều mặt xấu của xã hội.
Có thể nhìn thấy những đề tài như cướp, giết, hiếp…là những đề tài được
quan tâm phản ánh hơn cả, nhất là trên các báo như Pháp luật và đời sống, Đang
yêu, An ninh toàn cầu…
24


Bên cạnh đó, hiện tượng giật tít, câu khách cũng đang cần được nhìn nhận
lại trong các tác phẩm báo in.
Thực trạng vi phạm Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp nhà báo diễn ra
không phổ biến ở báo in nhưng không có nghĩa là không có.
Như vậy, có thể nhìn thấy, báo in hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế và khó
khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đến từ nhiều phía, khách quan
hay chủ quan.
Trước hết, từ đặc thù của loại hình. Như đã nêu ở phần trên, việc báo in

phát hành với số lượng ít hơn so với số lượng dân số hiện nay là do phương thức
phát hành của báo in chủ yếu là trao tay, phụ thuộc vào nhiều yếu tố về cơ sở hạ
tầng. Mà những yếu tố về cơ sở hạn tầng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều yếu
kém, làm hạn chế việc báo in đến tay được công chúng, hoặc đến muộn hơn
nhiều so với ngày ra báo, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa…
Hơn thế nữa, trên báo in có nhiều chuyên mục, nhiều chương trình khó
thực hiện như chuyên mục phản hồi của độc giả, hay những chuyên mục quảng
cáo không sinh động so với các loại hình khác.
Nguyên nhân nữa khiến báo in còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế đến từ sự
cạnh tranh với các loại hình báo chí khác.
Báo in là anh cả của nghề truyền thông. Cho đến nay báo in vẫn đang làm
tốt chức năng truyền thông của mình. Nhưng báo in đã không còn ở ngôi vị
hoàng kim nữa khi có sự ra đời của các loại hình báo chí khác: phát thanh,
truyền hình, và báo mạng điện tử. Với sự thân mật, riêng tư, gần gũi của phát
thanh, sống động, hấp dẫn của truyền hình, và sự tích hợp nhiều ưu điểm của
báo mạng điện tử đã thu hút số đông công chúng, trong đó có cả công chúng của
báo in. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí trong xã hội đề cao tốc
độ thông tin như hiện nay đã làm báo in chao đảo. Người ta cho rằng đang có
cuộc chiến giữa báo in và báo mạng, bởi sự ra đời của báo mạng đang thực sự
làm báo in gặp nhiều khó khăn hơn. Xét về tốc độ thông tin, sự đa phương tiện,
tính hấp dẫn trong hình thức thì báo mạng điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn so
25


×