Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận cao học ảnh báo chí TỔNG QUAN về ẢNH báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 27 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ẢNH BÁO CHÍ
1.

Vài nét về lịch sử ảnh báo chí
Cho đến giữa thế kỉ XIX ở phương Tây vẫn còn phổ biến loại hình
tranh báo chí. Những hoạ sĩ có vai trò như phóng viên báo chí luôn có mặt
ở hiện trường để ghi nhận sự kiện hoặc nhân vật bằng những kí hoạ có tính
chất phác thảo sau đó tự mình hoặc có những chuyên viên bằng những nét
bút sắt chi tiết hoàn chỉnh thành những bức tranh rất hiện thực tựa hồ ảnh
chụp rồi khắc in.
Ngày 1/7/1839, trong cuộc họp của viện hàn lâm Arago báo cáo nhóm
các nhà khoa học nghiên cứu về phát minh phương pháp dùng ánh sáng tác
động vào tấm bạc ở trong hộp tối. Ngày hôm đó trở thành ngày lịch sử của
ngành nhiếp ảnh. Ngày 4/3/1880, trên tờ Daily-graphic xuất bản ở Newyork
xuất hiện bức ảnh báo chí có sắc độ trung gian giống như ảnh thật. Đến năm
1881, GeorgMeisenbach tìm ra phương pháp in thì nhiếp ảnh được sử dụng
trên báo chí như một hình thức thông tin mới. Từ đó những bức ảnh báo chí
đầu tiên bắt đầu được xuất hiện trên những tạp chí ảnh như: Look, Lye (Mỹ);
Match, Marrie-claire (Pháp) v.v..
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và truyền thông thế giới, ảnh
báo chí dần dần trở thành một thể loại độc lập có đặc trưng: “Đưa tin bằng
ảnh, tường thuật lại sự kiện bằng ảnh tiến tới bình luận, phân tích cũng được
ảnh hoá một phần hay toàn bộ”. Chính sự gắn bó mật thiết giữa nhiếp ảnh và
báo chí mà “Trong tâm trí nhiều người chiếc máy ảnh chứ không phải cây bút
đã trở thành biểu tượng của người phóng viên”.
Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu vào năm 1869, khi cụ Đặng Huy
Trứ mở hiệu ảnh đầu tiên với tên gọi Cảm Hiếu Đường”. Nhiếp ảnh có ba
rường cột lớn, đó là: ảnh sáng tác, ảnh dịch vụ và ảnh báo chí. Trong đó ảnh
báo chí ra đời muộn nhất. “Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh và Lê Đình Ngữ là
1



những người tiên phong đưa nền nhiếp ảnh tài tử vào lĩnh vực báo chí.” Chính
những biến động lịch sử to lớn ở Việt Nam đã thúc đẩy sự ra đời một loại hình
sáng tạo bằng ánh sáng, đã được huy động vào mặt trận thông tin tuyên truyền
như một vũ khí sắc bén. Từ đó tạo ra một ngành ảnh đặc thù: ảnh báo chí.
2.

Khái niệm ảnh báo chí
Không phải tất cả các tác phẩm ảnh xuất hiện trên báo đều là ảnh báo
chí. “Ảnh có ba mục đích: thông tin, minh hoạ, và trang trí”. Ảnh minh hoạ và
trang trí dù vẫn xuất hiện trên báo, nhưng nó mang giá trị thông tin nên không
được gọi là ảnh báo chí.
“Ảnh báo chí bao gồm ảnh tin và ảnh phóng sự, có mục đích thông tin sự
kiện, đối tượng thể hiện là đề tài thời sự, phương pháp thể hiện là phương
pháp phóng sự, giá trị thẩm mĩ được đẻ ra từ một khoảnh khắc điển hình chứ
không phải được bài trí theo kiểu sáng tác.”
Về khái niệm ảnh báo chí, tổ chức World press photo đưa ra định nghĩa:
“Những tác phẩm báo chí bao gồm ảnh đơn, bộ ảnh có tính năng kể chuyện.
Nghĩa là có tính truyền tải thông tin sinh động thuộc loại hình ảnh được đăng
tải mỗi ngày trên báo in, bao gồm những đề tài được mọi người quan tâm,
những tư liệu thời sự hoặc những biến cố, sự kiện đột xuất bất ngờ. Giá trị
báo chí, truyền tải thông tin sẽ được ưu tiên đánh giá trước tính nghệ thuật của
bức ảnh.”
Trong cuốn “Ảnh báo chí” của Brian Horton thì đưa ra định nghĩa: “Tường
thuật bằng chiếc máy ảnh, tóm giữ một thoáng chốc điển hình để cho mọi người
cùng chiêm ngưỡng. Cái khoảnh khắc quyết định đó là ảnh báo chí.”
Ảnh báo chí gồm hai loại: ảnh tin và ảnh phóng sự. Mỗi ngày báo chí nước
ta sử dụng một số lượng rất lớn ảnh báo chí có lẽ là lớn nhất trong các cơ quan
có nhu cầu sử dụng về ảnh, cả số lượng, đề tài và thể loại. Số ảnh dùng nhiều
nhưng phổ biến nhất trên ảnh báo chí là “Ảnh minh hoạ theo tin bài, chiếm tới

80%”. Loại ảnh này không có giá trị khi đứng độc lập mà theo tin bài để tăng
tính thuyết phục cho thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ viết.
2


Về bố cục thì ảnh báo chí bao gồm hai phần: ảnh và chú thích ảnh. Trong
đó ảnh là nội dung thông tin về nhân vật, sự kiện có trong bức ảnh. Chú thích
ảnh là “lời của ảnh”, bổ sung lượng thông tin chưa có trong bức ảnh. Với hình
ảnh chân thực và sinh động làm rường cột, cộng với lời chú thích mang đầy
đủ thông tin sẽ đáp ứng hai yêu cầu của độc giả: nội dung thông tin xác thực,
tin cậy và cảm xúc nghệ thuật đậm đà. Hai yếu tố này luôn gắn bó với nhau
thành một thể hữu cơ làm nên một tác phẩm ảnh báo chí hoàn hảo.
Ảnh báo chí là một mẩu tin về một sự kiện được viết bằng ngôn ngữ ánh
sáng có đầy đủ thông tin sự kiện (5w, 1h) như một tin, bài trên báo. Người
xem ảnh qua đó phát hiện, nhận được thông tin về cuộc sống. Vì vậy bức ảnh
càng nóng hổi, liên quan đến nhiều số phận, nhiều độc giả thì càng có giá trị
về tính thông tin thời sự. “Bức ảnh báo chí nhiều khi không phải là bức ảnh
đẹp nhất mà phải là ảnh chứa nhiều thông tin nhất”. Cũng chính vì thế mà có
nhiều nhà nhiếp ảnh chụp những bức ảnh nghệ thuật rất đẹp nhưng họ không
phải là nhà báo và tác phẩm ấy cũng không phải là ảnh báo chí. Điều đó có
nghĩa là không phải cứ là tác phẩm nhiếp ảnh thì là ảnh báo chí và được sử
dụng trên báo chí.
3.

Các tiêu chí sử dụng ảnh báo chí
Trong Báo chí thuỷ điển, nhà báo- nhà nhiếp ảnh Hoài Linh đã đưa ra 3
nguyên tắc sử dụng ảnh trên báo chí.

3.1.


Giá trị thông tin.
Nhà nhiếp ảnh Bùi Đình Khôi nói: “Một trong những chức năng quan
trọng của báo chí là cung cấp thông tin, ảnh báo chí cũng không nằm ngoài
chức năng thông tin cuả báo chí. Vì vậy ảnh báo chí phải là ảnh mang lượng
thông tin mới đến cho công chúng.”
Tính chất thông tin của ảnh cũng giống như tin bài trên báo chí, có nghĩa
là: nó phải mang tính thời sự đem đến cho độc giả “cái gì mới?” Ảnh báo chí
có thể là một trận bão, một cuộc họp, một môi trường lao động cũng có khi là
chân dung một nguyên thuỷ quốc gia hay một con người lao động bình
3


thường…và có khi chỉ là một ảnh hoặc một tập hợp nhiều ảnh.v.v.. Như vậy
trong ảnh báo chí chủ đề, trường hợp, địa điểm có thể khác nhau nhưng tính
chất, mục đích luôn như nhau: thông tin, tường thuật, đưa cảnh tượng, sự kiện
đến với độc giả mặc dù họ ở xa không được chứng kiến tận mắt.
Phóng viên ảnh (AP) Clif Schiappa nói: “Trách nhiệm hàng đầu của
chúng tôi là thông tin”. Muốn như vậy thì người phóng viên ảnh khi đứng
trước sự kiện phải là một nhà báo sau đó mới là một nhà nhiếp ảnh, vì “Chiếc
máy ảnh của người phóng viên luôn là đôi mắt của người đọc, người xem,
nhiệm vụ của người phóng viên là phải đưa họ đến đó.”
Ảnh báo chí muốn có hàm lượng thông tin cao thì trước hết đó phải là
bức ảnh nói về những “người thật, việc thật” trong cuộc sống. Vì vậy một
nguyên tắc của người phóng viên khi chụp ảnh là tường thuật lại toàn bộ sự
kiện, nhân vật ở điều kiện tự nhiên nhất không được thêm thắt, sắp đặt theo ý
đồ của cá nhân. Ảnh báo chí muốn thuyết phục được độc giả thì nó phải là
bức ảnh phản ánh hiện thực, một nửa chiếc bánh mì vẫn được gọi là chiếc
bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không bao giờ là sự thật theo đúng nghĩa
của nó nữa. Vì vậy khi nói đến tính chân thực của ảnh báo chí, biên tập ảnh
Ed White đã đúc kết một câu rất hay: “Là nhà báo bạn phải kể cho người đọc

những gì đang xảy ra, là một phóng viên ảnh bạn phải cho người xem thấy
những gì đang xảy ra.”
Trong nhiếp ảnh một nguyên tắc mà người hoạ sĩ có thể làm mà ngươì
phóng viên ảnh không được phép đó là không được can thiệp vào sự việc. Vì
ảnh báo chí không phải là ảnh minh hoạ, nó phải thẳng thắn, chân thực, củ
thể, rõ ràng và dễ hiểu. Có thể chụp ảnh báo chí một cách nghệ thuật nhưng
không bao giờ được thay đổi, chế tác nội dung của bức ảnh bằng bất cứ một
hình thức nào. Nhà nhiếp ảnh Mĩ Steve Nordup nhấn mạnh: “Khi bạn chụp
một bức ảnh báo chí cũng tương tự như bạn cầm một tấm gương cho mọi
người xem. bức ảnh đó không được phép biến dạng mà phải trong sáng đúng
thực tế”. Sự thật luôn đi liền với sự thuyết phục, ảnh báo chí không có yếu tố
4


đó thì không có sức mạnh thông tin và phản ánh cũng đồng nghĩa là không
giữ được lòng tin của độc giả.
3.2.

Sức sống của tấm ảnh
Một bức ảnh báo chí chỉ thông tin chân thực thôi thì chưa đủ. Vì suy cho
cùng gốc rễ của ảnh báo chí là nghệ thuật về cái đẹp và người phóng viên ảnh
cũng là một nghệ sĩ. Theo giảng viên Miagrondahl, thì “Ảnh báo chí là một từ
mang chất thơ, là nghệ sĩ nhiếp ảnh bạn phải viết bằng ánh sáng và trái tim
mình”. Viết bằng cả trái tim có nghĩa là cảm nhận sự kiện, nhân vật bằng cả
trái tim đập dồn đúng khoẳnh khắc phù hợp. Đứng trước một trận bão người
phóng viên không chỉ ghi được mức độ dữ dội của nó mà còn ghi được sự tàn
phá, nỗi đau thương về tinh thần của con người. Đứng trước cảnh lao động
người phóng viên không chỉ thu đựơc sự nhọc nhằn, vất vả mà còn phải ghi
được sự hăng say, cần mẫn của những người lao động.v.v..
Những bức ảnh như thế sẽ làm cho độc giả bị hút mắt vào không chỉ đó

là một bức ảnh sống động và chân thực mà người xem cảm nhận một xúc cảm
mãnh kiệt từ “những gì đằng sau bức ảnh” mà không cần chứng kiến, không
có mỗi liên hệ nào về huyết thống, quê hương cũng như không gian văn hoá,
địa lí hay một lời thuyết minh nào, thì bức ảnh đó có sức sống về thông tin sự
kiện và cảm xúc nghệ thuật. Sức sống của ảnh chỉ được quyết định khi phóng
viên ảnh ghi được khoẳnh khắc điển hình, bấm máy khi sự kiện, nhân vật lên
đến cao trào của tình tiết và cảm xúc. Điều đó có nghĩa là: một bức ảnh ghi
được sự kiện nóng hổi lại trong một khoẳnh khắc nghệ thuật thì bức ảnh đó có
sức mạnh tác động hơn bất cứ một ngôn ngữ truyền cảm nào.
Trưởng ban tổ chức nhiếp ảnh ở Nhật, Kentarosakai khẳng định: “Trong
các cuộc thi ảnh quốc tế, chất lượng ảnh được chộn ngày càng theo xu hướng
đề cao khoẳnh khắc bấm hình đúng lúc – một đặc trưng riêng của nghệ thuật
nhiếp ảnh trong thế giới tạo hình.”
Vậy “khoẳnh khắc đúng lúc” có làm ảnh báo chí giống ảnh nghệ thuật
không? Cả thực tiễn và và lí luận đều cho rằng: ảnh báo chí không phải là ảnh
5


nghệ thuật. Báo chí đào tạo người phóng viên ảnh chứ không phải là nghệ sĩ
nhiếp ảnh. Vì vậy yếu tố thông tin chính là bản chất của ảnh báo chí còn tính
nghệ thuật chỉ là thứ yếu. Nói như vậy không có nghĩa là ảnh báo chí không
cần có tính nghệ thuật. Ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật rất mong
manh, “Ảnh báo chí dùng phương pháp phóng sự bằng tư duy thông tin vì vậy
yêu cầu tính thông tin cao. Còn ảnh nghệ thuật dùng phương pháp nghệ thuât
bằng tư duy sáng tạo nên yêu cầu tính hình tựơng.”
Tuy khác về bản chất và hình thức biểu hiện nhưng một tấm ảnh báo chí
có thông tin cao lại ghi lại qua trình vận động phát hiện được bản chất sự kiện
lại được chụp với góc nhìn nghệ thuật, thu được “khoảnh khắc điển hình” thì
giá trị thông tin và thẩm mĩ càng cao, sức sống của bức ảnh càng lâu bền.
“Ngày nay thế giới quan tâm đến ảnh nghệ thuật được tạo ra bởi phương pháp

phóng sự , có nghĩa là ảnh báo chí được nâng lên thành ảnh nghệ thuật”. Như
vậy ảnh thời sự rất cần tính nghệ thuật để nâng cao hiệu quả thông tin nhưng
đó phải là thứ nghệ thuật được đẻ ra từ tài năng lựa chọn điển hình của người
cầm máy.
3.3.

Có ý nghĩa và phù hợp với nội dung
Đã là ảnh báo chí thì phải cung cấp thông tin để bổ sung cho tin, bài được
đăng trên báo. Bức ảnh báo chí là sự hướng dẫn đầu tiên đưa độc giả đến với
thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Khi cầm tờ báo trên tay, kênh giao tiếp
đầu tiên giữa báo chí và độc giả là ảnh báo chí sau đó mới là tin, bài. Qui tắc đó
bắt buộc ảnh báo chí phải phù hợp và liên quan đến nội dung tin, bài.
Một bức ảnh không ăn nhập với tin bài thì cho dù có gắn cho nó một
dòng chú thích thì cũng không bổ sung thêm được thông tin gì cho tin, bài vì
đó chỉ là cách chữa cháy rất vụng về cho cách minh hoạ vụng về không đúng
với đặc trưng ảnh báo chí. Những bức ảnh “nhạt chất báo chí” như vậy sẽ làm
cho độc giả nhàm chán như đọc từ đầu đến cuối một tin, bài mà vẫn không
nhận được thông tin nào. Vì vậy, ảnh báo chí luôn phải là ảnh chủ đề bao quát
thông tin mà tin, bài cập nhật. Nếu không bức ảnh đó không những không
6


hoàn thành nhiệm vụ thông tin của mình mà còn gây tâm lí khó hiểu, bối rối
cho độc giả làm giảm tính thẩm mĩ mà tính thông tin cho tác phẩm báo chí.
Là một phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động qui mô toàn xã
hội, ảnh báo chí tham gia tìm tòi phát hiện những con người, phương pháp
hợp lí nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn. Là một loại hình truyền thông mang
trong mình những đặc trưng chung của báo chí: chân thực, đại chúng, thời sự,
và là sản phẩm của nền kĩ nghệ, sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật .v.v., thì
ảnh báo chí cũng có những đặc trưng riêng mang tính đặc thù: tính tài liệu

chân thực và tính thẩm mĩ cao. Đặc trưng đó làm ảnh báo chí có những ưu thế
đặc thù mà không một loại hình thông tin nào có được: phản ánh hiện thức
bằng hình thức nghệ thuật có tính thời sự và thẩm mĩ cao
4. Vai trò của ảnh báo chí trong một tờ báo
Thứ nhất, ảnh chính là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của độc
giả. Nó có thể khiến người ta đọc bài báo.
Thứ hai, hình ảnh làm cho trang báo thông thoáng và sáng sủa, giúp cho
mắt nghỉ ngơi.
Thứ ba, tiếp cận hình ảnh thì dễ dàng và nhanh chóng hơn với bài báo.
Không cần phải biết đọc cũng như có trình độ học vấn cao vẫn có thể hiểu
được một bức ảnh.
Thứ tư, hình ảnh chuyển tải thông tin. Một bức ảnh được chọn cần phải
có ý nghĩa, phải mang lại nhiều thông tin, phải thể hiện được điều mà bài báo
không thể miêu tả.
Thứ năm, một bức ảnh kèm chú thích có tác dụng phản chiếu. Độc giả
mua báo để thấy mình hoặc không gian của mình trong đó.
Thứ sáu, hình ảnh có thể minh chứng cho một điều tra và làm tăng độ tin
cậy của bài báo.
Thứ bảy, một số ảnh và tranh còn có tác dụng giải trí.

7


5. Các thể loại ảnh báo chí
Ảnh báo chí là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng
rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại.
Ảnh tin: là loại ảnh phổ biến nhất của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ
thông tin sự kiện, những vấn đề thời sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Ảnh tin gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, dẫn giải sự kiện cần đáp ứng được
5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào.

Ảnh tường thuật cũng gần giống như ảnh tin, nhưng là thông tin tổng
hợp bằng kết cấu hữu cơ giữa ảnh và bài viết theo một chủ đề thống nhất.
Ảnh tường thuật phải là một nhóm ảnh từ 3 ảnh trở lên. Nhóm ảnh này
được sắp xếp theo trình tự thời gian của diễn biến sự kiện hoặc xếp theo
trình tự không gian. Kết cấu của nhóm ảnh được phát triển theo logic, nội
dung và hình thức thể hiện.
Ảnh bình luận: Là loại ảnh nghị luận của báo chí, đưa đến cho người
xem những chứng kiến, những nhận xét về vấn đề thời sự. Ảnh bình luận có
hai cách diễn giải: Một bức ảnh đưa ra làm căn cứ cho bài bình luận kèm
theo. Thông thường bức ảnh đó phải là một tài liệu có giá trị giàu sức thuyết
phục. Bản thân bức ảnh xếp cạnh nhau là những bằng chứng, luận cứ của
những lời nghị luận. Phần lớn đó là những bức ảnh đối lập nhau, những
nghịch cảnh…
Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên. Những tập hợp ảnh
này thể hiện một chủ đề, mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hoá các khía cạnh khác
nhau của vấn đề đó, để đưa đến cho người xem một lượng thông tin lớn
hơn. Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho
người xem hình dung được sự kiện xảy ra. Người làm phóng sự trước hết phải
là người chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào sự kiện đó và thay mặt cho sự
kiện đó kể với người xem một cách chọn lọc những điểu mình chứng kiến.
Phóng sự ảnh không đòi hỏi khái quát vấn đề, nhưng cần trình bày mạch lạc
các bước phát triển theo trình tự xảy ra trong thực tế. Nói một cách rõ ràng nó
8


là biên bản ghi chép có chọn lọc làm nổi bật nội dung cơ bản. Những sự kiện
xảy ra có cái chính, cái phụ, người làm phóng sự cần phải chọn cho được cái
chính và cái phụ, tức là nắm bắt được cốt lõi của sự kiện để lột tả bộ mặt thật
của vấn đề. Vì thế người làm phóng sự không chỉ là người ghi chép những gì
sự kiện xảy ra, mà trong đó chắt lọc lấy những nét điển hình làm nổi bật vấn

đề mà người làm phóng sự quan tâm. Một bộ ảnh phóng sự ảnh không thiếu
mà không trùng ảnh. Trong cuộc sống thực tế sinh động hôm nay đòi hỏi
người làm phóng sự cần phải có những yêu cầu sau: Không có sự kiện không
thể có phóng sự, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng làm được phóng
sự. Phóng sự ảnh sinh ra từ sự kiện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, những vấn
đề hấp dẫn mà xã hội quan tâm. Ảnh phóng sự mang đến cho người xem hiểu
một cách tường tận sâu sắc bản chất sự kiện để có nhận thức đúng. Trong
“dòng thác” sự kiện, phóng sự ảnh làm nổi bật và sâu sắc hơn những vấn đề
mới mà xã hội đang quan tâm, tức là nhà nhiếp ảnh phải phát hiện những vấn
đề cốt lõi điển hình của sự kiện. Trong phóng sự ảnh có sự đánh giá của
phóng viên đối với những gì mà mình nhìn thấy. Muốn làm một phóng sự ảnh
trước hết: phải xác định đề tài, xác định vấn đề cốt lõi, bản chất sự kiện sẽ
xuất hiện ở đâu, vào lúc nào và tại sao…
Ảnh ký sự: là nói đến tính khái quát, tính điển hình hoá sự kiện và biến
nó thành hình tượng nghệ thuật. Trong ký sự ảnh, sự kiện không phải là cái
chính mà cái chính là hình tượng. Khái niệm ký sự thường liên quan đến sự
kể chuyện về một con người cụ thể hoặc một tập thể nào đó. Ký sự ảnh là một
tác phẩm nghệ thuật mang tính báo chí. Nó là một bài ca về con người thật, sự
việc có thật, nhưng không mang tính thời sự cấp bách mà yêu cầu tác giả xây
dựng được hình tượng có ý nghĩa cho cả một thời kỳ, thậm chí vĩnh cửu.
Ngoài ra còn có các loại ảnh khác như: ảnh minh họa, ảnh tư liệu, ảnh
chân dung, ảnh quảng cáo…

9


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG ẢNH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ & ĐỜI
SỐNG (khảo sát trong 5 số: số 169, số 170, số 171,
số 172, số 173).

1. Giới thiệu báo Tuổi Trẻ & Đời Sống

Báo Tuổi Trẻ & Đời Sống là một ấn phẩm phụ của báo Tuổi trẻ thủ đô.
Báo được phát sóng định kỳ vào thứ 2 và thứ 5 trong tuần trên toàn quốc.
Báo Tuổi Trẻ & Đời Sống có 24 trang báo, phản ánh tất cả các mặt của
đời sống xã hội. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội
cũng như các loại hình thông tin đại chúng khác, tuy bị cạnh trang bởi các loại
hình báo chí khác như báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình,
nhưng báo in nói chung và tờ báo Tuổi Trẻ & Đời Sống nói riêng đã có những
bước phát triển riêng của mình, khẳng định vị trí cũng như chỗ đững của mình
trong làng báo chí.
Báo Tuổi Trẻ & Đời Sống với những thông tin cụ thể, xác thực cũng các
hình ảnh sinh động, hấp dẫn phản ánh những vấn đề bức xúc, nóng hổi của
nhân dân đã thu hút được số lượng độc giả khá lớn. Điều đó chứng tỏ, báo
Tuổi trẻ & Đời sống đang ngày càng phát triển.
Trong quá trình hội nhập, báo Tuổi trẻ & Đời sống đang từng bước thay
đổi, điều chỉnh cơ sở vật chất cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ nhà báo
để ngày càng phù hợp hơn, theo kịp sự phát triển của xã hội, xứng đáng là
“tiếng nói chung của quần chúng nhân dân”.
2.

Mối quan hệ giữa ảnh và nội dung bài viết
Nội dung bài viết sẽ tăng được sự chú ý của bạn đọc nếu có bức ảnh có
chất lượng cộng với tít dẫn phù hợp, đúng nội dung. Bao giờ ảnh, tít dẫn và
nội dung bài viết cũng có mối quan hệ mật thiết tạo nên sức mạnh bổ trợ cho
nhau tạo thành một tác phẩm báo chí hoàn hảo, có chất lượng tốt.
10


Một số báo sẽ không thể không có một bức ảnh nào. Nếu chỉ có chữ

không thì số báo đó trở thành một quấn sách khổ lớn chứ không phảI một tờ
báo. Qua khảo sát trên báo Tuổi trẻ & Đời sống, bình quân mỗi số báo đều có
khoảng trên dưới 60 bức ảnh mang những nội dung thông tin khác nhau, phản
ánh những mảng đời sống khác nhau phục vụ cho các bài báo. Nhưng bức ảnh
đó sẽ có ít giá trị nếu không có sự đóng góp của nội dung bài báo được đặt ở
vị trí xung quanh bức ảnh. Bức ảnh không những góp phần bổ xung thông tin
cho bài viết, mà còn góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của trang báo.
Nhìn chung, ảnh báo chí luôn góp phần quan trọng không những làm
hấp dẫn mà còn góp phần vào việc cung cấp thông tin bổ sung cho từng bài
viết. Ngày nay, rất nhiều tờ báo luôn sử dụng những bức ảnh “Đinh” trên
trang nhất, nhiều khi chiếm tới 1/2 diện tích của trang báo, thậm chí có tờ báo
còn in ảnh chàn hết diện tích trang 1. Bên cạnh những tấm ảnh in cỡ lớn đó là
những tít dẫn được trau chuốt và độc đáo, gây được sự hiếu kỳ cho độc giả
theo dõi số báo như các báo: Lao Động, Tuổi Trẻ, Nông Nghiệp Việt Nam,
Tiền Phong…
Có thể khẳng định một bức ảnh dù lớn cũng chỉ ghi lại khoảnh khắc ấy
chứ không thể mang được sức khái quát cao. Trong thông tin bằng hình ảnh,
thông tin tự nó đòi hỏi phải có sự gọi tên. Tít dẫn và nội dung bài viết cùng
kết hợp với hình ảnh sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn tính nhất quán giữa thông
tin bằng hình ảnh và thông tin bằng ngôn từ (bài viết).
3.

Khảo sát thực trạng sử dụng ảnh trên báo Tuổi Trẻ & Đời Sống trong 5
số
Có thể nói, hiện nay báo giấy tuy bị cạng tranh khốc liệt bởi các loại
hình báo chí khác như báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình,…nhưng nó
vẫn có chỗ đứng nhất định và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu
đời sống văn hóa hàng ngày bởi những ưu điểm vốn có của nó mà không có
một loại hình báo chí nào có thể thay thế được như khả năng lưu trữ thông tin,
thông tin được khai thác sâu, nhiều khía cạnh….

11


Mỗi tờ báo có tôn chỉ, mục đích riêng, hoạt động theo một lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, tờ báo nào cũng vậy, trong mỗi bài viết của
mình, các yếu tố tạo nên sức sống lâu bền của một bài báo nói riêng và của
một tờ báo nói chung đó chính là thông tin và hình ảnh. Bài viết nào cũng vậy,
dù chỉ đưa một tin hay một bài (phóng sự) nào đó thì cũng cần có hình ảnh,
bởi ngoài những thông tin chính mà nhà báo cung cấp thì tâm lý của người
đọc muốn biết được cụ thể thông tin đó như thế nào thông qua các hình ảnh.
Trong nhiều bài, nhiều trường hợp, hình ảnh lại là yếu tố chính cung cấp
thông tin cho người đọc, nhìn vào những bức ảnh đó có thể hiểu vấn đề mà
nhà báo đang đề cập đến. Vì vậy, hiện nay, trên các tờ báo giấy số lượng hình
ảnh ngày càng được sử dụng nhiều, hầu như bài viết nào cũng có ảnh dù là
ảnh chân dung, ảnh minh họa hay phóng sự ảnh…
Trên báo Tuổi Trẻ & Đời Sống cũng vậy, sử dụng rất nhiều hình ảnh để
làm cho bài viết tăng tính thuyết phục.
3.1.

Về số lượng ảnh trên 5 số
Số báo, tổng số Số
169 Số
170 Số
171 Số
172 Số
173
lượng ảnh
(25/3/2013) (28/3/2013) (1/4/2013) (4/4/2013) (8/4/2013)
Tổng số lượng 59
61

58
64
59
ảnh của từng số
Tổng số lượng
ảnh của tất cả 5
301
số
Bảng 1: khảo sát số lượng ảnh trong 5 số báo
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, số lượng ảnh được dùng trong
5 số báo là rất nhiều, bao gồm các loại hình ảnh khác nhau. Cụ thể: trong số
báo 169 ra ngày 25/3 có tất cả 57 hình ảnh, số báo 170 ra ngày 28/3 có 63
hình ảnh, số 171 ra ngày 1/4 có 62 hình ảnh, số báo 172 ra ngày 4/4 có 64
hình ảnh, số báo 173 ra ngày 8/4 có 60 hình ảnh. Những số liệu trên cho thấy
rằng, so với các tờ báo như Nhân Dân, Tiền Phong…khác thì báo Tuổi Trẻ &
Đời Sống đã sử dụng nhiều hình ảnh trong việc cung cấp thông tin trên mọi
lĩnh vực của cuộc sống. Trong các số báo trên, ta thấy, tần suất sử dụng ảnh
12


cũng rất nhiều, có thể nói, bài viết nào cũng đều có hình ảnh, những hình ảnh
đó giúp cho độc giả hiểu rõ vấn đề hơn, sinh động hơn. Điều đó chứng tỏ, báo
Tuổi Trẻ & Đời Sống đã biết cách khai thác, tận dụng được những yếu tố cần
có để tạo nên một bài viết hay, hấp dẫn, có sức thuyết phục, từ đó thu hút
được số lượng độc giả dành cho báo mình ngày càng tăng.
3.2

. Phân loại ảnh
Số báo, các loại Số 169
ảnh

(25/3/201
3)
Phóng sự ảnh
1
Ảnh tường thuật 7
Ảnh chân dung 22
Ảnh minh họa
4
Ảnh quảng cáo 9
Ảnh kí sự
12
Ảnh tư liệu
4

Số
170(28/3/20
13)
10
6
23
5
10
4
3

Số
171(1/4/201
3)
1
5

37
4
7
2
2

Số
172(4/4/2
013)
9
6
25
10
11
1
2

Số
173(8/4/2
013)
3
9
26
5
7
7
2

Bảng 2: phân loại ảnh trong 5 số báo
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, trong 5 số báo thì có rất nhiều các loại

ảnh khác nhau: phóng sự ảnh, ảnh tưởng thuật, ảnh chân dung, ảnh minh họa,
ảnh quảng cáo, ảnh kí sự, ảnh tư liệu. Trong số các loại ảnh trên thì ảnh chân
dung chiếm số lượng lớn. Vì báo Tuổi trẻ & Đời sống thường phản ánh các
vấn đề liên quan đến luật pháp (vi phạm pháp luật), những tấm gương điển
hình,…vì vậy, trong các số báo thì loại ảnh này chiếm đa số.
Trong tất cả những bức ảnh được sử dụng trong 5 số báo, có những hình
ảnh rất tốt, bức ảnh có nội dung, có sức sống, nhìn vào bức ảnh là người đọc
có thể hình dung được nội dung bài viết như thế nào. Tuy ảnh không có màu
sắc nhưng nó cũng đảm bảo được yêu cầu chứa đựng thông tin, bức ảnh “có
hồn”. Ví dụ như trong bài ‘Xin giữa lấy những “kho báu” ở nhà bà Năm
Nghĩa của tác giả Trần Quân trong số báo 172 ra ngày 4/4/2013. Đây là những
chùm ảnh rất có ý nghĩa, “có hồn” vì bức ảnh đã bao quát, khái quát được nội
dung phóng sự nói về những đồ vật quý hiếm, “kho báu” ở nhà bà Năm Nghĩa
– một nhà ngoại cảm nổi tiếng. Bức ảnh đã cho ta thấy được công việc hàng
13


ngày cũng như quá trình làm nghề “ngoại cảm” của bà như thế nào bằng
những dòng chú thích ảnh cô đọng, khái quát được nội dung bài viết, đó là
các chú thích ảnh tương ứng với các ảnh:
“Bà Năm tự tay cày bừa, gieo cấy trên đồng lúa này. Đó là nguồn thu
duy nhất của bà Năm và cũng là nơi cung cấp lương thực nuôi hàng chục
thân nhân liệt sỹ nghèo khó, thường xuyên ăn ở tại nhà bà đề chờ tìm mộ”.
“Bà Năm Nghĩa và giỏ lan rừng lấy về từ nơi các liệt sỹ nằm xuống”.
“Công việc tìm đồng đội hàng ngày của bà Năm Nghĩa”.
“Bà Năm chỉnh trang lại “trang phục” cho bức tượng nữ bộ độ cụ Hồ
trong đền thờ liệt sỹ”.
“Nhìn vào quần thể này, nhiều người nghĩ bà Năm giàu lắm. Nhưng
thực ra không phải, công trình đó do người nhà hảo tâm xây dựng”.
“Đêm đêm bà thức dậy tâm sự cùng các liệt sỹ”.

“Bà Năm Nghĩa lúc cắt tóc, lên núi ẩn tu để cho chồng đi lấy vợ khác”.

Ảnh: xin giữ lấy những “kho báu” ở nhà bà Năm Nghĩa
Tất cả những hình ảnh đó, chú thích đó đã làm lên thành công của bài viết.
Hay trong bài “Vụ cấp cứu hy hữu cho cô gái suýt mất mạng vì uống
thuốc quên không bóc vỏ” của tác giả An Bình – Quốc Thái trong số 170 rá
ngày 28/3/2013. Trong bài viết, tác giả đã cung cấp cho người đọc 3 hình ảnh:
14


“Sức khỏe chị Châu đã dần hồi phục”, “Hình ảnh viên thuốc nằm trong thực
quản”, “Và viên thuốc khi được đưa ra ngoài”. Tất cả những chú thích đo rất
phù hợp với hình ảnh. Và hình ảnh rất phù hợp với nội dung bài viết.

Ảnh cô gái suýt mất mạng vì uống thuốc quên không bóc vỏ
Qua đó, người đọc có thể nhìn vào hình ảnh sẽ hiểu được nội dung mà
tác giả đề cập đến trong bài viết.
3.3.Chất lượng ảnh
Thông tin
Rõ ràng
80%

Chưa rõ
20%

Chất lượng ảnh trên 5 số
Màu sắc
Đường nét
Đen trắng Màu
Tốt

100 %
0%
65%

Kém
35%

Bảng 3: Khảo sát chất lượng ảnh trên 5 số báo (số 169, số 170, số 171,
số 172, số 173) trên báo Tuổi Trẻ & Đời Sống
Mỗi bức ảnh chứa đựng một nội dung thông tin khác nhau, có thể trong
bài viết có sử dụng nhiều ảnh, những mỗi ảnh lại cung cấp cho độc giả những
thông tin, chi tiết không giống nhau, các bức ảnh đó xâu chuỗi lại với nhau
tạo thành một thông tin đầy đủ để công chúng có thể nhìn vào đó sẽ nhận ra
ngay bài đang viết về vấn đề gì mà chưa cần đọc tin, bài.

15


Qua khảo sát, cho thấy, tỷ lệ ảnh có hàm lượng thông tin chưa rõ ràng trên
5 số báo là rất cao (chiếm 20%). Điều này cho thấy, việc cung cấp thông tin bằng
hình ảnh của báo nói riêng của báo giấy Việt Nam nói chung còn kém.
Qua khảo sát trên 5 số báo, hầu như không có bức ảnh nào vừa đảm bảo
tính thông tin và tính thẩm mỹ. Bởi tất cả các bức ảnh được sử dụng trong 5
số báo đều là màu đen trắng, kể cả trang nhất. Thông thường, trên trang nhất
của những tờ báo khác như Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Nhân Dân…thì hình ảnh
trên trang nhất thường được in màu rõ nét, nhưng trong tất cả 5 số báo của
báo Tuổi trẻ & Đời Sống nói riêng và của tất cả các số báo khác của báo nói
chung thì hình ảnh dù là trang nhất hay các trang khác đều được in đen trắng
(chiếm 100%). Do đó, làm giảm chất lượng hình ảnh, làm cho hình ảnh không
có tính thẩm mỹ. Đồng thời, do chất lượng in ấn của nước ta còn hạn chế nên

việc in ảnh thường có đường nét kém đi so với chất lượng ảnh gốc, nhiều bức
ảnh trong số những bức ảnh được dùng trong các bài trong 5 số có đường nét
rất mờ, không rõ ràng, đôi khi làm cho công chúng nhìn nhầm, hiểu nhầm
sang những chi tiết khác mà không phải là những chi tiết có trong hình ảnh
mà tác giả muốn truyền tới người đọc.
Ví dụ như trong bài “Sự nhiễu loạn thông tin và nỗi xót xa còn lại trong
vụ án tưới xăng đốt cả nhà” của tác giả Thanh Phong ở số báo 169 ra ngày
25/3/2013 có sử dụng hình ảnh là ‘Đám tang cháu Trần Thu Huyền” nhưng do
chất lượng in không được tốt nên nhìn bức ảnh rất mờ, khiến người đọc
không nhìn ra, không nhận ra đây là một đám tang mà chỉ hiểu bức ảnh nói về
một dòng người qua lại.

16


Đám tang cháu Trần Thu Huyền
Hay trong bài viết “Nước mắm, hầm phân và cuộc “đua nóng” để…trở
lại nhà tù” trong số báo 173 ra ngày 8/4/2013 của tác giả Song Minh, bài viết
có sử dụng 2 hình ảnh “Phạm nhân lao động cải tạo” và một hình ảnh chính,
chủ đạo gắn liền với tít bài.

Những chiêu “khó đỡ” khi giang hồ trốn trại
Cả hai hình ảnh này đều không nhìn rõ đường nét, mờ mờ, ảo ảo làm cho
công chúng không nhìn rõ được hình ảnh đó nói về cái gì.

17


Hình ảnh mờ, không có tính thẩm mỹ sẽ làm giảm tính hấp dẫn của bài
viết, làm cho người đọc không có hứng thú xem những bức ảnh, tạo cảm giác

chán nản vì hình ảnh không đáp ứng yêu cầu của họ. Và như vậy, số báo đó,
tờ báo đó đã làm mất đi một yếu tố cần thiết tạo nên sự thành công, phát triển
của tờ báo mình – đó chính là công chúng. Mất công chúng thì coi như tờ báo
không còn chỗ đứng trên thị trường báo chí.
3.4.

Chú thích ảnh
Sử dụng chú thích hay Sô
169
không
(25/3/201
3)

91,2%
Không
8,8%

Số170(28/ Số171(1/
3/2013)
4/2013)

Số172(4/ Số173(8/
4/2013) 4/2013)

96,8%
3,2%

84,4%
15,6%


90,3%
9,7%

90%
10%

Bảng 4: khảo sát việc sử dụng chú thích ảnh trên 5 số báo (Đơn vị: %)

Số báo
Tính thông tin


169(25/3/
2013)
91,2%

Số
170(28/3/
2013)
96,8%

Số
171(1/4/2
013)
90,3%

Số
172(4/4/
2013)
84,4%


Số
173(8/4/
2013
90%

Bảng 5: khảo sát chất lượng chú thích ảnh trên 5 số báo (Đơn vị: %)
Vị trí chú thích ảnh
Góc
Giữa
Dưới


169(25/3/
2013)
14%
8,8%
59,6%

Số
170(28/3/
2013)
14,3%
11,1%
57,1%

Số
171(1/4/2
013)
14,5%

12,9%
64,5%

Số
172(4/4/
2013)
10,5%
10,5%
77,2%

Số
173(8/4/
2013
15%
13,3%
60%

Bảng 6: Khảo sát vị trí chú thích ảnh trên 5 số báo (Đơn vị: %)
Đã là ảnh thì phải có chú thích, chú thích ảnh phải dựa trên nguyên tắc:
ngắn gọn, súc tích, nên được thông tin về người và sự kiện trong ảnh, tránh sử
dụng ngôn ngữ nghệ thuật.

18


Qua khảo sát, chúng ta thấy, những bức ảnh được sử dụng trong 5 số đều
có chú thích ảnh, ở những vị trí khác nhau.
Chúng ta thấy, ưu điểm của 5 số báo này là chú thích ảnh đều được viết
ngắn gon, dễ hiểu, gắn với nội dung bài viết.
Nhưng về vị trí chú thích ảnh thì cả 5 số báo đều chưa làm tốt. Vị trí chú

thích ảnh đem lại hiệu quả nhất là ở dưới ảnh nhưng trên cả 5 số báo có
những bức ảnh lạm dụng ghi chú thích ảnh ở các góc, gây khó khăn trong quá
trình tiếp nhận thông tin bằng thị giác của độc giả cũng như làm giảm tính
thẩm mỹ của bức ảnh.
Bên cạnh đó, có những bức ảnh không được chú thích rõ ràng hoặc
không có chú thích, làm cho người đọc không hiểu nội dung bài viết muốn
nói lên điều gì. Ví dụ như trong số báo 170 ra ngày 28/3/2013 có bài “Với
BIGBB bé uống đã phòng và tránh tái phát viêm đường hô hấp” của tác giả
Phương Thảo, trong bài tác giả viết về bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở
trẻ em, trong bài có trích dẫn lời của anh Vũ Đức Lựu (Nghĩa Tân, Cầu Giấy,
Hà Nội), đọc bài viết thì mọi người có thể hiểu được bài viết nói về ai? Bệnh
gì? Nhưng tác giả đã sử dụng hình ảnh không có chú thích nên nhìn vào bức
ảnh người đọc không hiểu bài viết đó đang nói về ai, về cái gì.

19


Ảnh quảng cáo thuốc BIGBB
Hay bài “Hạnh phúc khi chồng cai được rượu” trong số báo 171 ra ngày
1/4/2013 cũng vậy, tác giả viết về cách cai rượu bằng viên thuốc BoniAncol
với cách vào đề là kể một câu chuyện nghiện rượu của anh Trần Văn Nguyên
(Thái Nguyên) và hậu quả của nó là “những trận đòn mạnh tay” với người vợ
của mình. Bằng sự quyết tâm, anh đã cai được rượu bằng những viên thuốc
BoniAncol. Tuy nhiên, tác giả lại sử dụng hình ảnh mà không có chú thích,
làm cho người đọc không biết được chính xác câu chuyện nó như thế nào.
4.

Đánh giá
Nhìn chung, trên 5 số báo liên tiếp của báo Tuổi trẻ & Đời sống, ta thấy
đã có sự thay đổi về nội dung cũng như cách trình bày trang báo. Tính thẩm

mỹ trên từng trang báo đã được cải thiện đáng kể so với những ngày đầu mới
thành lập. Đến nay, trên báo đã xuất hiện nhiều bài viết cũng như những bức
ảnh có chất lượng, thu hút sự quan tâm của độc giả. Tuy vậy, cách lựa chọn và
xử lý thông tin trên ảnh của 5 số báo nói riêng và của cả tờ báo Tuổi trẻ & Đời
Sống nói chung vẫn còn cẩu thả, chưa mang tính khoa học. Rất nhiều bài viết,
nội dung đưa một đằng nhưng ảnh lại đưa một nẻo, bài viết viết về hoạt động
của cơ quan đơn vị này nhưng ảnh minh họa lại lấy ở một địa phương đơn vị
khác. Thậm chí, có những bức ảnh không được Ban biên tập chú thích đúng
như nội dung trong ảnh nên hiệu quả mà nó mang lại không cao, có khi còn bị
phản tác dụng, có những bức ảnh không có chú thích hoặc chú thích không rõ
rang làm người đọc “lung túng” trong cách tiếp nhận thông tin. Và chất lượng
ảnh còn mờ, chưa được rõ nét, làm giảm hiệu quả của bài báo.

20


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ẢNH BÁO CHÍ
Trên cơ sở khảo sát và phân tích ở trên, có thể đưa ra một số kiến nghị để
nâng cao chất lượng ảnh báo chí nói chung và chất lượng ảnh của tờ báo Tuổi
Trẻ & Đời sống nói riêng như sau:
1. Cơ chế chính sách
1.1.1. Đối với phóng viên ảnh
Nhu cầu bức xúc nhất đối với báo Tuổi Trẻ & Đời Sống hiện nay là cần
phải có một bộ máy làm việc chuyên trách về ảnh, có khả năng đáp ứng toàn
bộ nhu cầu sử dụng ảnh trong mọi trường hợp. Từ những yêu cầu của công
21


việc hàng ngày đến những yêu cầu cấp bách của toà soạn khi có tình huống

đột xuất xảy ra. Tổ chức bộ máy làm việc chuyên trách phù hợp với tình hình
hiện nay của báo Tuổi trẻ & Đời sống là thành lập bộ phận ảnh với số lượng
từ 2 đến 3 phóng viên ảnh có tay nghề cao trực thuộc Phòng phóng viên và
chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban biên tập.
Trong thời gian tới, báo Tuổi trẻ & Đời sống cần có những cơ chế chính
sách tuyển bổ sung phóng viên ảnh có trình độ cao không những về ảnh báo
chí mà cần phải có cả nghiệp vụ về báo chí. Đó là một nhiệm vụ mấu chốt và
rất cần thiết, có như vậy mới đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay của
công việc. Khi đã ổn định về số lượng phóng viên ảnh, Ban biên tập sẽ phân
công mỗi phóng viên phụ trách một mảng cũng như phóng viên báo viết như
báo hiện nay đang làm. Sự phân công cụ thể như vậy sẽ tạo cho mỗi phóng
viên ảnh có điều kiện bám sát thực tiễn cuộc sống và phát huy tối đa năng lực
của mình trong quá trình sáng tạo các tác phẩm ảnh báo chí.
Ngoài chế độ lương và nhuận bút theo quy định của Nhà Nước thì việc
khen thưởng và kỷ luật kịp thời với tác giả ảnh cũng là một hình thức để phát
huy khả năng trách nhiệm của phóng viên ảnh. Có những trường hợp vì chế
độ lương và nhuận bút quá thấp buộc người phóng viên ảnh phải đi chụp dịch
vụ để tăng thu nhập. Mặc dù công việc làm thêm đó cũng chính đáng nhưng
khả năng của phóng viên ảnh sẽ bị mài mòn, uy tín và tinh thần trách nhiệm
bị giảm sút và dễ dẫn đến tiêu cực. Do vây không thực sự khuyến khích tác
giả đào sâu suy nghĩ để chụp những bức ảnh có chất lượng.
1.1.2. Đối với cộng tác viên
Song song với việc tổ chức bộ máy làm việc của phóng viên ảnh thì việc
sử dụng mạng lưới cộng tác viên ảnh cũng hết sức quan trọng khai thác triệt để
những cộng tác viên có thân tín, gắn bó cộng tác với toà soạn trong nhiều năm
qua. Từ những cộng tác viên này, toà soạn có thể sử dụng họ trong trường hợp
thật cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên mở rộng số
lượng cũng như “vùng” của những cộng tác viên, bởi một cơ quan báo chí muốn
22



thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mạng lưới cộng tác viên rộng lớn là rất cần
thiết. Họ là “tai”, là “mắt” của cơ quan báo chí, họ hàng ngày sống tại cơ sở nên
sẽ nắm được những diễn biến thường trực diễn ra ở cuộc sống cơ sở mà không
phải lúc nào phóng viên cũng có thể cập nhật ngay được.
Đối với những cộng tác viên đang hoạt động báo chí tại những cơ quan
khác cũng vô cùng quan trọng. Chỉ có họ mới hiểu và nắm bắt cặn kẽ, kịp thời
tình hình diễn biến của đơn vị hay của ngành nơi mình công tác. Do đo nếu
dựa được vào họ, họ sẽ cung cấp những bức ảnh cùng những thông tin đầy đủ,
chính xác và kịp thời về những sự kiện, diễn biến hoạt động đơn vị hay ngành
của họ.
Cần có một cơ chế, chính sách cho những cộng tác viên, nhất là những
cộng tác viên có uy tín đã gắn bó lâu năm. Trước tiên cần nâng cao chế độ
nhận ảnh, trả nhận ảnh theo nhu cầu công việc của báo và theo chất lượng bức
ảnh. Nếu một bức ảnh không đòi hỏi cao về nghệ thuật nhưng lại có nội dung
quan trọng, khai thác được nhiều thông tin để thực hiện một chú thích ảnh
hoàn chỉnh mà phóng viên báo không có hoặc không thực hiện được thì cũng
cần có nhuận ảnh “hợp lý”. Ngoài ra, những bức ảnh có giá trị cao về nội
dung thông tin và nghệ thuật cũng phải được toà soạn trả nhuận bút cao hơn
những ảnh khác. Mặt khác, cũng cần có chế độ phụ cấp cho những cộng tác
viên đặc biệt, cộng tác viên uy tín và có công lao với toà soạn. Hàng năm, vào
những dịp tổng kết hoặc nhân ngày kỷ niệm Báo chí Việt Nam (21/6) cũng
cần có những phần thưởng dành cho những cộng tác viên có nhiều đóng góp
cho toà soạn để làm chất “gây men” cho họ tiếp tục gắn bó, cộng tác. Có như
vậy, những cộng tác viên mới nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc sáng
tạo những tác phẩm ảnh báo chí để cung cấp cho toà soạn.
1.1.3. Đào tạo, chuyên nghiệp hoá công tác phóng viên
Đây là một việc làm hết sức quan trọng trong mỗi cơ quan báo chí, nhất
là báo Tuổi trẻ & Đời sống. Chuyên nghiệp hoá công tác phóng viên ảnh cần
phải thực hiện những việc sau đây:

23


Thứ nhất, tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo trao đổi nghề nghiệp,
đánh giá lại quá trình công tác của phóng viên để nêu ra những mặt mạnh và
hạn chế của họ, qua đó để chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp cho nhau, giúp
nhau cùng hoàn thiện.
Thứ hai, hội nhà báo - cơ quan quản lý về nghiệp vụ báo chí cần tổ chức
những cuộc thi ảnh báo chí hàng năm để các phóng viên ảnh có cơ hội phấn
đấu cho ra đời những tác phẩm ảnh báo chí có chất lượng tốt. Đây cũng là
một “sân chơi” cho những phóng viên ảnh nói riêng và những người yêu ảnh
nói chung.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Để có được một bức ảnh có chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào phương
tiện kỹ thuật như: máy ảnh, máy tính và nhiều thiết bị kỹ thuật khác. Việc
trang bị đó là cần thiết vì các lý do sau:
Thứ nhất, giá cả của các thiết bị hiện nay đang ở mức rất cao, thu nhập
của phóng viên không có khả năng tự trang bị cho mình những thiết bị đó.
Nhất là những phóng viên đang công tác tại một tỉnh nghèo như Hà Giang.
Thứ hai, việc trang bị cho các phóng viên ảnh các phương tiện làm việc
phải phù hợp với thực tế công việc nhưng yêu cầu phải có những trang bị tối
thiểu như: Máy ảnh, các loại ống kính, đèn Flash, phim, chân máy… Những
thiết bị trên đòi hỏi phải mang tính đồng bộ. Phim chụp cho ảnh báo chí yêu
cầu phải là loại có độ nhạy cao. Một người phóng viên ảnh đòi hỏi phải có
cùng một lúc từ 2 đến 3 máy ảnh trở lên, mỗi máy đều có tính năng riêng biệt
đề phù hợp với từng sự kiện và thể loại ảnh báo chí. Đi kèm với nó còn phải
chú ý đến các loại ống kính có nhiều tiêu cực khác nhau để phóng viên ảnh có
thể tác nghiệp được trong mọi điều kiện.

24



KẾT LUẬN
Hiện nay, không một cơ quan báo chí nào lại không có phóng viên nhiếp
ảnh và cũng không có một tờ báo in nào lại không sử dụng ảnh như một vũ
khí sắc bén sát cánh cùng báo chí trong việc truyền tải thông tin.
Vì vậy, đối với báo in hiện đại khó có thể hình dung một tác phẩm báo
chí đưa thông tin, sự kiện từng ngày từng giờ lại không sử dụng ảnh báo chí.
Trong xã hội hiện đại, những phương tiện thông tin có ưu thế về tính nhanh
nhạy càng được quan tâm và phát triển nhanh chóng như phát thanh, truyền
hình, đặc biệt là sự ra đời của báo trực tuyến – một loại hình cho phép được
cập nhật thông tin 24/24, điều đó đặt ra yêu cầu cho báo in phải đổi mới để
giữ chân bạn đọc.
Bàn về cuộc tranh giành giữa báo in và các loại hình báo chí khác, nhà báo
Chu Chí Thành đã đặt ra câu hỏi: “Liệu có tờ báo nào sẽ chạy kịp truyền hình?”.
Thực ra, báo viết và truyền hình tuy là “anh em” trong ngội nhà truyền thông
nhưng hai loại hình này không phải là “sinh đôi”, do vậy nó cũng có những đặc
điểm và tính năng khác nhau trong việc truyền tải thông tin.
Muốn không bị truyền hình lấn át và “nuốt chửng’ thì báo in phải tìm ra
một thế mạnh mà truyền hình không thể có được. Đó là khả năng định hình,
lưu giữ văn tự và hình ảnh tĩnh trên trang báo. Vì khi cầm tờ báo, người đọc
có thể xem đi xem lại và những hình ảnh ấn tượng sẽ có ảnh hưởng sâu sắc
trong tâm trí của họ, còn những hình ảnh động trong chốc lát trên truyền hình
liệu đọng lại những gì và có ai bỏ công thu lại một chương trình để xem lần
thứ hai hay không?
Giảng viên báo chí Thụy Điển: Miagrondahl, khẳng định: “Ảnh tĩnh
chưa và không bao giờ là mốt lỗi thời và không có tương lai trong truyền
thông thế giới. Ngày nay, tuy chúng ta bị bao vây bởi những hình ảnh động
trên truyền hình, nhưng ảnh tĩnh, đặc biệt là những bức ảnh thời sự luôn có
giá trị mà không một phương tiện truyền thông nào đánh bại được”.

25


×