MỞ ĐẦU
S
ự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí là
vấn đề có tính nguyên tắc của báo chí cách mạng; sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước là điều kiện để báo chí hoạt động
đúng mục đích và có hiệu quả, đó vừa là yêu cầu khách quan, vừa là đòi
hỏi tự thân của nền báo chí nước ta.
Hai mươi năm song hành cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, báo
chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc chưa từng có. Bên
cạnh những thành tựu là cơ bản, nhưng đời sống và hoạt động báo chí của
ta như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương
5 (khoá X) của Đảng đã chỉ rõ, còn nhiều yếu kém, hạn chế, đó là xu hướng
xa rời khuynh hướng chính trị, xa rời tôn chỉ, mục đích; còn đăng tải nhiều
thông tin lộ lọt bí mật nhà nước, không có lợi về chính trị và đối ngoại.
Thông tin sai sự thật, giật gân, câu khách, ít tác dụng giáo dục còn chiếm tỷ
lệ đáng kể; thông tin về những thành tựu, nhân tố mới chưa trở thành mối
quan tâm thường xuyên của báo chí; trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công
dân, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị suy giảm. Một số cơ
quan xuất bản và phát hành chạy theo lợi nhuận nên đã bị tư nhân chi phối,
tình trạng bán giấy phép dưới nhiều hình thức có chiều hướng tăng; đã phát
hành không ít sách có nội dung yếu kém, thậm chí sai trái. Cơ chế hoạt
động và luật pháp báo chí còn nhiều mặt trì trệ, lúng túng, hạn chế khả
năng phát triển lành mạnh của báo chí….
Trong giai đoạn mới của cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí càng trở nên quan trọng và
cấp thiết nhằm đưa hoạt động báo chí phục vụ ngày càng tốt hơn và hiệu
quả hơn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới và đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới
của nước ta hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế.
Tiểu luận “Đổi mới công tác quản lý báo chí ở nước ta hiện nay”
sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề: Về thực trạng đời sống và hoạt động
của báo chí nước ta hiện nay; một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung
quanh nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý đối với báo chí cách
mạng; những yếu tố khách quan, chủ quan đặt ra cho công tác quản lý báo
chí; quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các giải
pháp, kiến nghị xung quanh công tác quản lý báo chí trong tình hình mới
2
NỘI DUNG
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÁO CHÍ HIỆN
NAY
1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý báo chí hiện nay
Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm cơ bản của hoạt động báo chí
nói chung, công tác quản lý báo chí nói riêng, trong giai đoạn hiện nay hoạt
động báo chí và công tác quản lý báo chí ở nước ta như Nghị quyết TW 5
(khoá X), Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Kết luận Hội
nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX), Thông báo 162TB/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) và một số văn bản khác của Trung
ương Đảng và Chính phủ đã nêu ra mà theo nhận định của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương là chậm được khắc phục; có mặt, có lúc, có cơ quan
còn trầm trọng thêm.
Biểu hiện cụ thể, rõ nét nhất là một số cơ quan báo chí thiếu nhạy
bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá của báo chí cách
mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước. Một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích; thông tin
không trung thực, suy diễn chủ quan, áp đặt vô lối, sa đà vào những tiêu
cực, yếu kém, mặt trái xã hội; xem nhẹ việc phát hiện, biểu dương nhân tố
mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, phong trào thi đua yêu nước...
Đã xuất hiện trên một số tờ báo, tạp chí những ý kiến, bài viết vô
tình hay cố ý đi chệch định hướng chính trị, hoài nghi, phê phán chủ nghĩa
Mác – Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tán thành hoặc cổ vũ quan điểm đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập; mở diễn đàn bàn thảo, tranh luận nhiều
vấn đề nhạy cảm không có lợi về chính trị . Báo Tuổi trẻ từng công khai
đăng tải thông tin “Chủ tịch Hồ Chí Minh có vợ?”, hay cho đăng tải kết
3
quả điều tra xã hội học về uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
làm cho công chúng phân tâm, hoài nghi...
Một số tờ báo làm “nóng “ các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước,
của các địa phương một cách thiếu ý thức, thậm chí vô trách nhiệm chỉ vì
mục đích câu khách, để bán được nhiều báo gây bức xúc trong dư luận,
thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Chẳng hạn, cách đây vài tháng, sự kiện Trung Quốc tuyên bố thành lập
quận Tam Sa, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
đã thổi bùng dư luận phản đối của người Việt trong và ngoài nước. Trong
bối cảnh hiện nay, nếu không hiểu biết sâu sắc, đúng bản chất của quan hệ
đối ngoại giữa ta và Trung Quốc, nếu báo chí chạy theo dư luận, mà đưa
tin thổi bùng lên các vụ chống đối, biểu tình, chắc chắn lợi bất cập hại.
Nền báo chí nào cũng vì lợi ích quốc gia, do đó, sự giao lưu, hợp tác quốc
tế càng rộng rãi thì báo chí càng phải rất thận trọng và khôn ngoan trong
việc khơi nguồn dư luận.
Nhiều cơ quan báo chí khi thể hiện không chú ý cân nhắc liều lượng,
mức độ, thời điểm, hình thức trình bày, tiêu đề bài viết, cân nhắc kỹ mặt
lợi hại của mỗi thông tin. Tình trạng phóng viên viết bài, đưa tin nhưng
không nắm chắc vấn đề, sự việc dẫn đến viết ẩu, viết sai, thậm chí có
những sai sót nghiêm trọng, ví như vụ một số báo đưa tin sai lệch về sự đổ
bể của các ngân hàng, thị trường chứng khoán, hay thông tin ăn bưởi bị
ung thư vú, tôm xuất khẩu có dư lượng thuốc kháng sinh... đã để lại những
hậu quả không thể lường hết.
Nhiều tờ báo thông tin sai sự thật, khi bị cơ quan chức năng phát
hiện, nhắc nhở; bị tổ chức, cá nhân phản đối, khiếu nại, không được nhà
báo và cơ quan báo chí tiếp thu nghiêm túc, cải chính đúng luật; số nhà
báo yếu kém về đạo đức, lợi dụng nghề báo để thực hiện hành vi vụ lợi
không còn là điều cá biệt.
4
Bài học về việc đưa tin về vụ PMU18 cách đây 2 năm là một kinh
nghiệm xương máu của báo giới. Không xem xét kỹ càng vấn đề, đưa tin
tuỳ tiện, sa vào giật gân, câu khách, chạy theo dư luận, thậm chí là tin đồn
thổi, thông tin vỉa hè, nặng về thông tin mặt tiêu cực, mặt trái xã hội, làm
"nóng" một số vấn đề một cách không đáng có để truyền thông thù địch “té
nước theo mưa” công kích, phê phán, thậm chí là lộ lọt bí mật Nhà nước…
Kết quả là Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã vào cuộc, 2 nhà báo
(báo Tuổi trẻ và Thanh niên) bị khởi tố, phải ra toà chịu các mức án khác
nhau, hàng chục nhà báo có tên tuổi khác của nhiều tờ báo lớn như: Lao
Động, Công an nhân dân, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh bị triệu tập lấy
lời khai…
Thời gian gần đây, hàng ngày chúng ta thấy nhan nhản trên truyền
hình các Show game như: “Hãy chọn giá đúng”, “Khắc nhập khắc xuất”...
không ít chương trình có tính giáo dục, nhưng có những chương trình thực
hiện nhằm mục đích duy nhất là quảng cáo thương hiệu cho các công ty,
doanh nghiệp. Nhiều chương trình, nhất là ở Truyền hình kỹ thuật số
VTC, được “khoán trắng” cho một công ty hoặc cá nhân nào đó, điều này
dẫn đến chất lượng, hiệu quả tuyên truyền không cao, tôn chỉ mục đích
của báo chí bị ảnh hưởng.
Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí còn nhiều hạn chế, việc xây dựng
và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, rà soát, sắp xếp, thu
gọn đầu mối… còn bị động, lúng túng, thiếu tính khoa học, thiếu tầm
nhìn lâu dài. Kết luận chung về yếu kém, khuyết điểm của báo chí.
Những yếu kém, khuyết điểm đó trên thực tế thường tập trung ở một số ít
báo, tạp chí nhưng lặp đi lặp lại kéo dài, không được xử lý dứt điểm nên
gây tác hại lớn, nếu không khắc phục kịp thời sẽ là nguy cơ tiềm ẩn gây
mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước, không thể xem thường.
Một số biểu hiện yếu kém khác của báo chí cũng được chỉ ra như
lợi dung những sơ hở trong công tác quản lý đã xuất hiện khuynh hướng
5
tư nhân hoá báo chí, tư nhân núp bóng Nhà nước để ra báo, kinh doanh,
dịch vụ truyền thông ngày càng tăng. Một số báo, đài phát thanh - truyền
hình, tạp chí có vị trí quan trọng nhưng chậm đổi mới, chưa vươn lên đủ
sức làm chủ, chi phối thông tin.
Trong 3 năm 2005 và 2007, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thông tin Truyền thông đã đề nghị kiểm điểm, nhắc nhở, phê bình đối với trên 290
trường hợp; xử phạt vi phạm hành chính đối với 109 lượt cơ quan báo chí
với tổng số tiền phạt trên 800 triệu đồng; thu hồi 13 thẻ nhà báo; đình bản
tạm thời 08 cơ quan báo chí; thu hồi giấy phép hoạt động 01 tạp chí, 01 ấn
phẩm phụ; thu hồi 05 số báo của 5 ấn phẩm báo chí; tiếp nhận và giải
quyết 716 đơn thư khiếu nại, tố cáo , phản ánh về những thông tin không
chính xác trên báo chí do các cá nhân, tổ chức trong cả nước gửi đến liên
quan đến 512 vụ việc...
Đã có khá nhiều cơ quan báo chí và nhà báo thông tin sai sự thật, thể
hiện chủ yếu ở mảng bài viết về các vụ án. Nhiều trường hợp đưa thông tin
sai sự thật nhưng khi bị phát hiện, bị khiếu nại không được cải chính hoặc
cải chính không nghiêm túc. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước, tập
thể, cá nhân phải điêu đứng, khó khăn khi bị thông tin sai, thậm chí bị vu
cáo. Không ít bài báo vi phạm pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư cá nhân,
xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự nhân phẩm của công dân. Tình
trạng thông tin thiếu trung thực, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu vào những
thiếu sót, khuyết điểm của một số tổ chức, cá nhân, tô đậm mặt trái, những
hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội... diễn ra đáng lo ngại. Hiện tượng này
đang lặp lại tại không ít cơ quan báo chí và đang có chiều hướng gia tăng.
Đây là hệ quả của lối làm báo chụp giật vô trách nhiệm, thậm chí xuất phát
từ động cơ xấu của một số phóng viên nhằm tạo ra những "sự cố", những
vụ tai tiếng, những vụ giật gân, câu khách. Thông tin sai sự thật còn là biểu
hiện của sự cẩu thả, tắc trách, coi thường bạn đọc, coi thường pháp luật
6
trong quy trình biên tập, thẩm định, xét duyệt tin, bài của những người có
trách nhiệm quản lý và điều hành cơ quan báo chí.
Thiếu sự nhạy cảm về chính trị, đưa thông tin không có lợi cho quốc
gia, gây bất lợi cho hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và công
tác đối ngoại. Một số cơ quan báo chí và nhà báo thường sa đà vào "mảng
tối", mặt trái của đời sống xã hội, tạo nên bức tranh ảm đạm, bi quan về đất
nước, địa phương, cơ quan, đơn vị. Những thông tin này tạo nên hiệu ứng
không tốt trong công chúng, tạo cái nhìn thiên lệch cho người nước ngoài
về Việt Nam; bị các đối tác và đối thủ nớc ngoài triệt để khai thác, lợi dụng
nhằm gây sức ép với Nhà nước ta trên các bàn đàm phán đa phương và
song phương về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư...
Một số cơ quan báo chí và nhà báo sa đà vào các thông tin dung tục,
giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính
thẩm mỹ của báo. Đây là xu hướng đáng báo động trong hoạt động báo chí.
Những câu chuyện phòng the tục tĩu, tự nhiên chủ nghĩa, những hình ảnh
hở hang, khêu gợi những câu chuyện về đồng bóng, bói toán, gọi hồn... có
nơi, có lúc rộ lên làm xôn xao dư luận. Thực chất, đó là một kiểu lừa phỉnh
công chúng, để bán báo, đăng tải quảng cáo. Riêng trong năm 2006, Bộ
Văn hóa - Thông tin đã phải tiến hành xử lý nghiêm khắc đối với 29 trường
hợp đăng thông tin vi phạm, trong đó có 02 cơ quan báo chí bị đình bản
tạm thời vì đưa thông tin và hình ảnh phản văn hóa trên báo chí. Năm 2008,
Bộ Thông tin - Truyền thông cũng ra quyết định xử phạt nhiều tờ báo, thậm
chí thu hồi thẻ nhà báo của 7 phóng viên được xem là “gạo cội” vì những
hành vi vi phạm Luật báo chí, Tổng biên tập, phó tổng biên tập của tờ Đại
đoàn kết bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác vì những vi phạm trong hoạt
động nghề nghiệp…
Một số quan báo chí thực hiện chưa nghiêm túc định hướng thông
tin; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích đã đợc quy định trong giấy
7
phép do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp; chấp hành không đầy đủ, không đúng
các quy định của pháp luật về báo chí. Dạng vi phạm này có chiều hướng
ngày càng gia tăng và chủ yếu xảy ra ở các số phụ, số cuối tuần, cuối tháng,
số chuyên đề. Một số cơ quan chủ quản xin ra báo, tạp chí rồi phó mặc cho
cơ quan báo chí. Đã xảy ra trường hợp cơ quan báo chí "bán cái", để tư
nhân "núp bóng" hoặc thao túng. Đây cũng là một trong những vấn đề
"nóng" cần có sự điều chỉnh trong quá trình quản lý hoạt động báo chí, đặt
ra nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Báo chí trong
thời gian tới.
Lãnh đạo một số cơ quan báo chí không thực hiện đúng các quy định
của Luật Báo chí, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo và định hướng
thông tin đã được phổ biến trong các cuộc giao ban, cho đăng tải các thông
tin không có lợi, làm lộ bí mật Nhà nước, gây thiệt hại đến lợi ích của đất
nước, của nhân dân. Thậm chí, đã có trường hợp cán bộ của một số cơ quan
báo chí có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, bị cơ
quan công an bắt giữ vì liên quan tới các vụ việc tiêu cực, lừa đảo, chạy án
hoặc có hành vi sách nhiễu. Đã có hiện tượng liên kết không lành mạnh
giữa một số phóng viên, hoặc giữa một số lãnh đạo cơ quan báo chí nhằm
đánh vào một số tổ chức, cá nhân theo kiểu "hội đồng". Có trường hợp báo
chí đăng tải điều tra, kiểm tra, thanh tra chưa có kết luận chính thức, gây
hoài nghi, hoang mang trong dư luận, gây mất đoàn kết nội bộ của các tổ
chức, cơ quan. Trong số đó, cũng có những người vì tư lợi đã biến ngòi bút
của mình trở thành công cụ cho phe, nhóm trong những cuộc tranh giành,
đấu đá với mục đích trục lợi. Điều này cho thấy trách nhiệm xã hội và đạo
đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị suy giảm đến mức đáng lo
ngại.
2. Chủ trương, phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý báo chí trong tình hình hiện nay
8
Một là, Báo chí - truyền thông ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Vì vậy, song song với các quy định pháp luật cần xây dựng và hoàn
chỉnh các quy chế lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với hoạt động báo chí
- truyền thông, chi tiết hóa các quy định và kỷ luật trong Đảng đối với các
sai lầm, khuyết điểm của đảng viên làm công việc báo chí - truyền thông.
Hai là, hoạt động báo chí nước ta cần tiếp tục quán triệt các quan điểm
chỉ đạo nêu trong Chỉ thị 22 của Bộ chính trị khoá VIII, chống các tiêu cực,
lệch lạc, đặc biệt là chống thương mại hoá báo chí. Tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước theo phương châm phát triển đi đôi với
quản lý tốt. Phát triển toàn diện báo chí mà trọng tâm là nâng cao chất
lượng tư tưởng, chính trị, văn hoá, khoa học. Đổi mới nghiệp vụ thông tin,
hình thức trình bày, in ấn theo hướng từng bước hiện đại hoá, quan tâm
hàng đầu tới chất lượng và hiệu quả.
Ba là, tăng cường "pháp trị" trong quản lý báo chí - truyền thông. Ở đây
ý nói đến việc chỉ đạo, lãnh đạo, nắm giữ hoạt động báo chí - truyền thông
thông qua các công cụ luật pháp. Điều này hoàn toàn không có nghĩa giảm
nhẹ sự chỉ đạo chính trị thường xuyên với hoạt động báo chí - truyền thông.
Các công cụ pháp lý không thể thay thế chỉ đạo chính trị, nhưng là công cụ
chủ yếu, cơ bản của lãnh đạo chính trị đối với báo chí - truyền thông trong
bối cảnh mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ngôn luận.
Tăng cường công cụ này cũng là tăng cường sự lãnh đạo chính trị đối
với hoạt động truyền thông. Các quy định pháp lý đối với hoạt động báo
chí - truyền thông càng đầy đủ, chi tiết, thì càng có tác dụng khuyến khích
hoạt động hữu ích, đồng thời ngăn ngừa các sai phạm của hoạt động báo
chí- truyền thông. Cả khi cần chấn chỉnh sai sót thì cũng thuận tiện và hiệu
quả hơn vì đã có các quy định pháp lý cụ thể, chi tiết để vận dụng. Hoàn
chỉnh các quy định luật pháp không những mang lại thuận lợi cho người
quản lý, mà còn thuận lợi cho bản thân hoạt động bị quản lý, bởi có sự
minh bạch trong xử lý các vấn đề của hoạt động đó. Khi đó sự chỉ đạo báo
9
chí sẽ chủ động hơn, chủ yếu là định hướng, cung cấp thông tin, phát huy
năng lực sáng tạo của báo chí
Bốn là, tăng cường thực lực của toàn bộ nền báo chí - truyền thông
nói chung, đặc biệt là thực lực của các đơn vị báo chí đầu đàn, để truyền
thông nhà nước nhất định đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, nhất định chi
phối được dư luận. Quy hoạch và xây dựng hệ thống thông tin đại chúng
cân đối, đồng bộ, hợp lý. Vấn đề này thực hiện còn chậm do tư tưởng cục
bộ, bản vị, thiếu kiên quyết của một số địa phương và ngành chủ quản,
thiếu một cơ chế thống nhất để giải quyết hàng loạt vấn đề tiếp theo khi
đình bản một tờ báo, ngừng phát sóng một đài phát thanh truyền hình. Có
những quy định chặt chẽ trong việc chọn Ban biên tập, nhất là Tổng biên
tập để đảm bảo vừa có trình độ chính trị vững vàng, có nghiệp vụ báo chí
giỏi, vừa phải có khả năng quản lý tốt để thực hiện nghiêm chỉnh tôn chỉ
mục đích của mỗi tờ báo.
Cơ quan báo chí ngoài việc kiểm tra, giám sát còn phải làm cho nhà báo
tự ý thức về mỗi việc mình làm, tự giác chấp hành các quy định về nghề
nghiệp, nêu cao ý thức chính trị, đạo đức của người làm báo. Các cơ quan
quản lý Nhà nước về báo chí phải thường xuyên uốn nắn nhắc nhở các cơ
quan báo chí tăng cường hơn nữa việc quản lý đội ngũ và các hoạt động về
nghề báo.
Năm là, trước bối cảnh và tình hình chính trị phức tạp trên thế giới, khu
vực và trong nước, các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hoà bình khiến
cho cuộc đấu tranh thông tin ngày càng quyết liệt, các cấp quản lý, lãnh đạo
báo chí cần chú ý trong việc nắm bắt tình hình, dự báo các hoạt động trong
nước và thế giới giúp cơ quan báo chí có điều kiện giữ đúng định hướng
thông tin.
Sáu là, cần xây dựng một số tập đoàn báo chí - truyền thông nhà nước
mạnh. Mạnh cả về con người, cả về kinh tế, kỹ thuật. Các tập đoàn mạnh
này sẽ đáp ứng phần cơ bản nhu cầu chính đáng về thông tin của xã hội.
10
Các cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí phải có sự chỉ đạo chặt chẽ,
đồng thời phải đầu tư thích đáng, tài trợ cho tờ báo của mình có đủ điều
kiện làm việc, không phải lo xoay sở kiếm tiền bằng mọi cách. Cần phải
nhanh chóng xây dựng một loạt những quan điểm cơ bản cho phù hợp với
tình hình mới, ban hành những văn bản dưới luật và một số chế độ chính
sách để tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng báo chí như: chế độ tiền
lương, chế độ nhuận bút, chính sách giá v.v…
Bẩy là, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra,
giám sát các cơ quan báo chí thực hiện Luật báo chí và Luật xuất bản, phải
làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng chính quyền về những vấn đề mới nảy sinh
để có biện pháp xử lý kịp thời, phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi
phạm quy định về thông tin, xa rời tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo
chí. Cơ quan chủ quản báo chí cần nâng cao trách nhiệm quản lý của mình.
Nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của người làm báo và của mỗi cơ
quan báo chí trong việc thực hiện đường lối thông tin báo chí của Đảng.
Ngày 2/10/2008, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện
tử (PT-TH-TTĐT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã chính
thức ra mắt tại Hà Nội với nhiệm vụ chính là tập trung quản lý nội dung
thông tin trên các phương tiện này, đặc biệt là internet, giúp Bộ xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật quản lý thông tin trên internet, trong đó có
quy chế về hoạt động blog, trò chơi trực tuyến; quy hoạch hệ thống PT-TH
các địa phương trong cả nước, quy chế về liên kết trong hoạt động PT-TH
và các lĩnh vực liên quan.
Tám là, Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng,
tuyển chọn đội ngũ phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo báo chí. Trao
quyền tự chủ cho các trường, các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ, phóng
viên; tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo; tổ chức thi tuyển
sinh viên phải có năng khiếu, có tố chất làm báo, tránh lãng phí; cho ra lò
những phóng viên có phẩm chất và lập trường chính trị vững vàng, trình
11
độ nghiẹp vụ giỏi. Lâu nay lĩnh vực vô cùng quan trọng này chúng ta
buông. Khắp nơi đào tạo báo chí, đầu vào rất tùy tiện. Tuyển chọn thế nào,
nhất là phóng viên thường trú, các cộng tác viên thường xuyên. Việc tuyển
dụng thiếu chặt chẽ. Có tình trạng vừa bị thải hồi ở báo này, thì báo khác
nhận ngay, tác chiến ngay. Nhiều địa phương rất mệt mỏi đối với hoạt
động của một số văn phòng đại diện, một số phóng viên thường trú và
cộng tác viên.
Chín là, phải quan tâm và có các biện pháp nâng cao chất lượng của
báo chí địa phương. Do nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan),
thời gian qua báo chí địa phương, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc phát
triển èo uật, lượng phát hành thấp, hiệu quả tuyên truyền hạn chế. Ở địa
phương, báo chí thuộc Tỉnh đảng bộ và UBND tỉnh quản lý, nên chăng
nên có những cơ chế, chính sách, qui định mới nhằm tăng cường sự độc
lập, tự chủ, thậm chí trao thêm nhiều quyền năng cho những tờ báo này thì
báo địa phương mới dần đủ mạnh.
*
*
*
Hơn 20 năm đồng hành cùng công cuộc đổi mới của đất nước, báo
chí nước ta đã có những bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt.
Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm lãnh đạo, quản lý để báo chí
đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước và ngược lại bản
thân từng cơ quan báo chí, từng nhà báo càng ý thức hơn bao giờ hết về
trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Phát huy những thành tựu, nghiêm túc
nhìn nhận, khắc phục những khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động báo
chí là trách nhiệm của mỗi nhà báo chúng ta. Trong giai đoạn mới, đòi hỏi
những người cầm bút chân chính cần nỗ lực phấn đấu hết mình vì một nền
báo chí cách mạng, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin, tuyên
12
truyền, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập, phát triển./.
13
KẾT LUẬN
Trong thời đại của chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ
biến, tác động' từng ngày từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương,
từng tổ chức, từng thành viên của xã hội. Với những ưu thế của mình báo
chí đảm bảo thông tin cho nhân dân tất cả các vấn đề của đời sống xã hội
trong nước và thế giới với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình
thành dư luận xã hội, xây dựng thế giới quan và thái độ sống của từng
người dân. Dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công
nghệ, đời sống vật chất tinh thần của xã hội đã có những bước phát triển to
lớn và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mô, phạm vi, hình thức hoạt
động của báo chí ngày càng mở rộng. Nó thu hút sự chú ý của đại bộ phận
dân chúng và trở thành một phương tiện thật sự có sức mạnh. Không có
một lực lượng chính trị, một tổ chức xã hội nào lại không sử dụng báo chí
như một phương tiện sắc bén để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của mình.
Trong những năm qua khi đất nước ta thực hiện đổi mới, xây dựng
nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, hệ thống báo chí
của nước ta đã phát triển hết sức mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nội
dung và hình thức. Trong cơ chế thị trường, nhiều tờ báo đã tỏ rõ sự nhạy
bén, kịp thời, nắm vững định hướng của Đảng, bám sát thực tiễn cuộc sống,
phản ánh sinh động sự phát triển và đi lên của đất nước. Trước tác động
nhiều mặt của cơ chế thị trường, nhiều cơ quan báo chí đã tỏ rõ bản lĩnh
chính trị vững vàng, thông tin có định hướng để giữ dòng thông tin chủ lưu
lành mạnh trong xã hội, xứng đáng là tiếng nói của Đảng, nhà nước, của
các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Tuy vậy, do tác
động và chi phối của những mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã có
không ít tờ báo đã xa rời tôn chỉ mục đích của mình, chạy theo xu hướng
thương mại hoá báo chí. Đã có không ít nhà báo đã không giữ được lập
trường tư tường, bộc lộ những non yếu về chính trị, phản ánh sai lạc đường
lối, quan điểm của Đảng. Đồng thời cũng có những nhà báo bị tha hóa biến
14
chất, chạy theo đồng tiền, bẻ cong ngòi bút, phản ánh thiếu trung thực,
thiếu khách quan gây hậu quả xấu trong xã hội và gây sự bất bình sâu sắc
trong nhân dân. Đã có những biểu hiện tiêu cực trái với lương tâm và đạo
đức người làm báo, dù đã được phát hiện uốn nắn từ lâu nhưng chậm được
khắc phục sửa chữa, thậm chí có mặt còn phát triển thêm, gây phẫn nộ
trong dư luận.
Trong bối cảnh sôi động và phức tạp của hoạt động báo chí trong cơ
chế thị trường hiện nay, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
nhà nước đối với báo chí đang đặt ra nhiều vấn đề mới với yêu cầu tập
trung hơn, kiên quyết hơn, triệt để hơn và hiệu quả hơn.
Phương hướng chính trong lãnh đạo và quản lý báo chí hiện nay là
phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về hoạt động báo chí trong
nền kinh tế thị trường; Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của nhà nước và phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật; phải
nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính khách quan và chân thật của
báo chí để góp phần xây dựng xã hội lành mạnh. Nhà báo phải có khả năng
thể hiện bản lĩnh chính trị của mình thông quan các trang viết; phải thực
hiện quan điểm phát triển sự nghiệp báo chí đi đối với quản lý tốt.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng có mục tiêu cơ bản làm cho báo
chí phát triển lành mạnh, đúng định hướng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
đổi mới đồng thời khắc phục có hiệu quả những hạn chế và tiêu cực của
báo chí và một số nhà báo thoái hóa biến chất, vì vậy phải tiến hành áp
dụng đồng bộ nhiều giải pháp tích cực trong đó trước mặt cần tập trung vào
3 giải pháp trọng tâm: Một là: Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động
và sự sáng tạo của báo chí. Hai là: Xác định rõ và nâng cao trách nhiệm
của cơ quan chủ quản và tổng biên tập các cơ quan báo chí. Ba là: Xây
dựng đội ngũ nhà báo vững mạnh về mọi mặt, kiên định về chính trị, tinh
thông về nghiệp vụ, có đạo đức nghê nghiệp tronng sáng, có ý thức về trách
nhiệm xã hội và nghĩ vụ công dân của mình.
15
Chủ quan báo chí, tổng biên tập và các nhà báo chính là những chủ
thể và là những nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống báo chí. Có thể ví
đó là kiềng ba chân tạo nên sức mạnh và sự vững chãi của nền báo chí
cách mạng nước ta. Nếu các cơ quan chủ quản, tổng biên tâp và các nhà
báo cùng hiểu rõ vai trò và nâng cao trách nhiệm của mình thì những chi
phối, tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí
và người làm báo chắc chắn sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi. Khi đó báo chí nước
ta sẽ phát triển ngày một lành mạnh, thực sự trở thành vũ khí sắc bén trên
mặt trận tư tưởng của Đảng và xứng đáng với sự tin cậy trông đợi của nhân
dân.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết
Hội nghị trung ương 5, khoá X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu hỏi đáp các nghị quyết Hội
nghị trung ương 5, khoá X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Về tăng cường sự lãnh đạo và quản
lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí - xuất bản,
Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/3/1992
4. Bộ Chính trị, Về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo,
quản lý về lý luận và thực tiễn, định hướng cho sự phát triển báo chí,
xuất bản theo tinh thần Nghị quyết đại hội VIII của Đảng", Chỉ thị 22CT/TW ngày 17/10/1997
5. Hà Đăng (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên
báo chí trong thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Chính trị quốc gia,
6. Đinh Văn Hường (2000), Vai trò của báo chí trong sự nghiệp công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, NXB Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Hà Nội
7. Đỗ Quí Doãn: Công tác quản lý nhà nước về báo chí xuất bản,
Tạp chí Cộng sản số ra ngày 30/6/2008.
8. Tô Huy Rứa: Phấn đấu để báo chí nước ta phát triển đúng định
hướng, mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới. Tạp chí Cộng sản số ra
ngày 15/1/2007.
9. Trương Tấn Sang: “Tăng cường sự lãnh đạo cảu Đảng, sự quản
lý của Nhà nước, nâng cao hơn nữa chất lượng, tính tư tưởng, tính hấp
dẫn, tính thuyết phục của báo chí”. Tạp chí Cộng sản số ra ngày
15/1/2007.
10. PGS-TS Tạ Ngọc Tấn: “Một số vấn đề về phát triển báo chí của
nước ta hiện nay”, Tạp chí cộng sản.
17
11. Một số trang website trên mạng...
18