Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận cao học bản quyền sách điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.07 KB, 10 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của sự phát triển khoa học và công
nghệ, những thành tựu của nó xâm nhập và ảnh hưởng tới mọi ngành, mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có ngành xuất bản.
Sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ
thông tin đến ngành xuất bản không chỉ biểu hiện qua sự tiên tiến của công
nghệ sản xuất, mà rõ ràng và đặc trưng nhất phải kể đến sự ra đời của sách
điện tử. Sách điện tử ra đời và phát triển, trở thành một trong những lĩnh vực
được chú trọng đặc biệt trong ngành xuất bản. Có thể nói sách điện tử là một
loại xuất bản phẩm đặc biệt, nó vừa có những ưu thế, lại có không ít những
nhược điểm cần được khắc phục so với sách truyền thống, nổi cộm lên phải
kể đến đó là vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử.
Chính vì vậy, trong bài tiêu luận môn xuất bản sách điện tử em xin
được tìm hiểu về thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt Nam hiện
nay.

1


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
I.Sách điện tử và xuất bản sách điện tử.
1. Sách điện tử
1.1. khái niệm sách điện tử
Sách điện tử là loại sách được xây dựng dưới dạng tệp tập hợp đa dạng
các tính năng giao tiếp ưu việt của văn bản điện tử với người đọc; được sử
dụng thông qua các thiết bị kỹ thuật hiện đại như: máy tính cá nhân, thiết bị
đọc điện tử.
1.2. Phân loại sách điện tử
Việc phân loại sách điện tử phụ thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau.
Theo cách tiếp cận công nghệ từ phía người sử dụng. Người ta chia


sách điện tử làm ba loại:
-Loại sách sử dụng các loại thiết bị số cầm tay như Palm PDA; Pocket
PC hoặc Rocket ebook; Sony ebook. Đây là các thiết bị đọc có khả năng chứa
nội dung sách, phần cứng và phần mềm chuyên cho thiết bị để đọc sách được
tích hợp lại tại một thiết bị.
- Loại đọc bằng phần mềm đọc trên các thiết bị công nghệ thông dụng
như máy tính cá nhân đơn lẻ hoặc máy tính nối mạng.
- Loại sách in theo yêu cầu: là sách được tạo ra, lưu trữ và phân bố dưới
dạng điện tử. Người ta sẽ phân phối sách trước sau đó sẽ in theo yêu cầu.
Theo cách tiếp cận công nghệ trong nội thể hiện nội dung thông tin có
hai loại sách chủ yếu, đó là:
-Loại sách chỉ có văn bản, sơ đồ, ảnh, giọng đọc. Loại sách này được
sử dụng chủ yếu phục vụ mục đích thưởng thức văn học.
- Loại sách có thông tin tích hợp đa phương tiện.

2


Cách tiếp cận theo mục đích sử dụng, có hai loại sách đó là sách phục
vụ mục đích giải trí, nghiên cứu và loại sách phục vụ học tập cho học sinh,
sinh viên.
Cách tiếp cận từ góc độ bản quyền có hai loại là sách điện tử miễn phí
và sách giữ nguyên tất cả các quyền.
2. Xuất bản sách điện tử
Xuất bản sách điện tử là sự phối hợp của phần cứng, phần mềm, nội
dung để sản xuất, phân phối các sản phẩm điện tử (giống như sách truyền
thống).
Sách điện tử được xuất bản nhiều định dạng khác nhau, tương ứng với
các phần mềm để đọc nó, như:
-Xuất bản dưới định dạng Abode Acrobat: được tạo ra bằng phần mềm

Abode AcrobatDiller và đọc bằng chương trình Acrobat Reader. Sách có thể
đucợ đọc trên máy tính mạng Macintosh, máy tính cá nhân và các thiết bị cầm
tay khác.
- Xuất bản dưới dạng Microsoft WorksStander: sách được xây dựng
bằng chương trình Microsoft ReaderWorks Stander hoặc ReaderWorks
Publishher, đọc bằng chương trình Microsoft RederEbook.
- Xuất bản dưới định dạng HTML: sách được tạo ra giống như các
trang Web, và không cần có bất cứ một chương trình đọc nào, chỉ cần máy có
kết nối internet và duyệt Web.
- Xuất bản dưới dạng Toolbook: sách được tạo ra bởi phần mềm
AsysMetric ToolBook, có thể phát hành trên máy tính cá nhân, máy tính nối
mạng nội bộ, mạng internet và trên CD-Rom.
Quy trình xuất bản sách điện tử cũng như quy trình xuất bản sách
truyền thống từ khâu kế hoạch đề tài, tổ chức bản thảo, biên tập bản thảo, biên
tập, sản xuất và phát hành. Tuy nhiên, sách điện tử cũng có những đặc thù
riêng trong quy trình của nó mà chủ yếu là gắn với yếu tố công nghệ sản xuất.
Có thể thấy khác biệt cơ bản giữa sản xuất sách in truyền thống và sách điện
3


tử đó là ở công cụ xuất bản sách điện tử, hình thức phát hành và cách tạo dữ
liệu.
II. Công nghệ bảo vệ bản quyền cho sách điện tử
Việc bảo vệ bản quyền cho sách điện tử được chú trọng song song với
quá trình làm ra nó, đây là một khâu tất yếu cho mỗi xuất bản phẩm điện tử.
Hiện nay có các công nghệ quản lý bản quyền xuất bản sách điện tử như sau:
-Bảo vệ bản quyền đối với sách điện tử dưới dạng phần mềm CD-Rom,
phần mềm trên máy PC: Chống sao chép phần mềm trên CD-Rom, chống sao
chép phần mềm trên máy PC, chống sao chép tệp tin trên CD-Rom, chống bẻ
khóa phần mềm.

- Bảo vệ bản quyền sách trên mạng.
Chương 2: Thực trạng bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt nam
hiện nay
I.Các cơ sở pháp lý cho vấn đề bảo vệ bản quyền hiện nay
Sách điện tử là một xuất bản phẩm, vì vậy, các quy định về vấn đề bản
quyền và vi phạm bản quyền được cụ thể như đối với sách in truyền thống.
Theo đó, có các quy định về bản quyền trong luật xuất bản 2012, tại điều 11
và điều 21 của luật xuất bản đối với xuất bản phẩm nói chung. Ngoài luật xuất
bản còn các văn bản dưới luật khác quy định về vấn đề bản quyền và xủa lý
các vi phàm bản quyền như Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009
của chính phủ quy định với các hành vi và hình thức xủa phạt đối với các vi
phạm liên quan tới vấn đề bản quyền; Nghi định số 111/2008/NĐ-CP của
chính phủ về việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản trong
đó có vấn đề bản quyền...
Theo đó, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được cụ
thể hóa theo 38 hạng mục khác nhau. Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm
(phần mềm, băng đĩa, sách lậu...) trong mỗi trường hợp, các mức phạt được
quy định từ 1 triệu đồng cho tới 250 triệu đồng, kèm theo các hình thức như
tiêu hủy hàng hóa, phương tiện vi phạm, thu hồi giấy phép kinh doanh, tước
4


thẻ giám định viên của những cá nhân thiếu trách nhiệm và xảy ra sai sót...
Mức phạt cao nhất dành cho cơ quan tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng, bên
cạnh đó là các hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả khác.
II.Thực trạng bảo vệ bản quyền sach điện tử ở Việt Nam hiện nay
Sách điện tử với nhiều tính năng tiện ích không ngừng được phát triển,
người đọc đang dần có một nhu cầu thưởng thức, thói quen và cách thức đọc.
Xuất bản phẩm điện tử (EPub, Audiobook…) đang là xu hướng mạnh mẽ của
thế giới và cũng sẽ của Việt Nam. Theo tầm nhìn của nhiều nhà làm sách,

sách điện tử sẽ “bùng phát” trong một thời gian không xa, cả nhu cầu từ người
tiêu dùng lẫn nhà kinh doanh sản phẩm.
Tổng doanh số của ebook tại thị trường Việt Nam so với sách giấy hiện
chưa được 1% vì không phải cuốn sách nào cũng có phiên bản điện tử.Với
những ebook xuất bản song song với sách giấy, doanh số có thể chiếm 5% so
với bản cứng, cá biệt có những cuốn có thể cao hơn chút ít. Giá sách điện tử
chỉ bằng khoảng 30-50%, sách mới xuất bản có giá bán ra bằng 70% so với
sách giấy. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp đưa vào kinh
doanh khoảng 1.000 đầu sách, bán ra với giá 5-10.000 đồng/bản, mỗi đầu
sách có khoảng 1.000 lượt mua thì đã có thể thu về 5-10 tỷ đồng. Đây là một
con số hấp dẫn, khiến cho số doanh nghiệp tham gia vào sân chơi này ngày
càng nhiều
Ngoài Alezaa - trang bán sách trực tuyến được xem là lớn nhất thị
trường trong nước hiện nay do Vinapo đầu tư, thì những cái tên như Lạc Việt,
Công ty TNHH sách điện tử Trẻ (Ybook), Viettel… cũng đã khiến cho thị
trường trở nên sôi động hơn.
Nhà xuất bản Trẻ là một trong số ít những Nhà xuất bản đi tiên phong
vào đầu tư ebook một cách chuyên nghiệp, đơn vị đã phải mất hơn 3 năm thai
nghén (2009-2012) để trình làng Dự án YBook bản quyền của mình. Từ khâu
chuyển thể sách in ra phiên bản điện tử, xây dựng ổ khóa để đảm bảo không
bị sao chép đến mua tác quyền sách của các nhà văn… Sau vài tháng tung ra
5


thị trường, đến nay số lượng ebook của NXB Trẻ đã là hơn 10 ngàn đầu sách,
con số này còn tiếp tục tăng lên thêm gần 1 ngàn đầu sách mỗi tháng.
Trước đó, nhà sách Phương Nam cũng đã đánh dấu sự xuất hiện của
mình trong thị phần ebook với việc cho ra mắt nhà sách Phương Nam ebook
tại Trung tâm Thương mại Vincom (Q.1. TP Hồ Chí Minh). Tuy số lượng ban
đầu khá khiêm tốn, chỉ gần 30 đầu ebook, song cũng là tín hiệu đáng mừng

trong làng ebook chính thống.
Tuy nhiên, trong rất nhiều các đơn vị tham gia và tiến hành số hóa sách
điện tử lại chỉ có Alezza là sử dụng mã hóa ebook để chống lại ebook bản
quyền phát tán tràn lan. Còn lại, Alpha, Reader và ngay cả Phương Nam…
tung ra ebook vẫn còn ở dạng file mở. Người dùng dễ dàng tải về mà không
cần đóng phí.
Trên các trang mạng, diễn đàn, ebook lậu nhan nhản, người dùng chỉ
cần vài thao tác nhỏ không mất đồng nào mà vẫn có đầy máy để đọc thì việc
ebook bản quyền bị hờ hững là điều dễ hiểu.
Có thể nói, ebook bản quyền hơn hẳn ebook lậu về cả nội dung về hình
thức. Ebook bản quyền cho phép người dùng được trải nghiệm những cảm
giác như đọc sách thật, như âm thanh sột soạt của tiếng giở trang, hiệu ứng
ánh sáng, màu sắc. Nội dung đã được kiểm duyệt. Lại dễ dàng thích ứng trên
bất kỳ loại công nghệ số nào từ máy tính bảng, máy tính, máy tính xách tay,
máy đọc sách và cả điện thoại thông minh. Giảm rào cản về chi phí và địa lý,
giá cả lại quá rẻ, chỉ từ 1.000-5.000 đồng/đầu ebook.Đồng thời, cách chi trả
hết sức đơn giản thông qua thẻ cào điện thoại.Đây là những thuận lợi để
ebook bản quyền được người dùng trọng dụng, bay xa trong tương lai.
Tuy nhiên, ngay cả ebook bản quyền thì cũng dễ dàng bị làm lậu.Ông
Đồng Phước Vinh, giám đốc dự án Ybook của Nhà xuất bản Trẻ thừa nhận
rằng dù có sử dụng ổ khóa nhưng việc đó chỉ áp dụng với người có ý thức.
Còn với những ai quyết tâm dùng “chùa” thì việc phá ổ khóa cũng khá đơn
giản. Do đó, ebook chính thống chỉ dựa vào sự cạnh tranh về chất lượng để
6


sống. Đồng thời, để đối phó thì YBook cũng bắt tay cùng First New làm cho
số lượng đầu sách phong phú hơn, hợp tác cùng Mobifone, Vinafone trong
việc thực hiện chi trả qua thẻ cào. Đó cũng là cách làm mà các đơn vị khác áp
dụng.

Để thu hút khách hàng, mỗi đơn vị đều lựa chọn cho mình những chiến lược
marketing khác biệt. Aleza trong thời gian tới sẽ hướng tới đối tượng khách
hàng là sinh viên và khối làm việc trong văn phòng, bởi họ là những người
tiên phong, có thiết bị (laptop, PC, máy tính bảng, smart phone…) và có thói
quen thanh toán trực tuyến. Nếu như ở thời điểm cuối năm 2011, lượng sách
trên Alezaa mới khoảng 800 cuốn thì đến năm 2012 đã lên tới con số 3.000
với đủ thể loại từ văn học, khoa học cho tới tài liệu, văn bản luật hay giáo
trình.
Trong khi đó, với thế mạnh của một công ty công nghệ, Lạc Việt đã số hóa
khoảng 5.000 đầu sách, đồng thời tự phát triển định dạng sách điện tử riêng
và bộ đọc LacViet-reader nhằm tránh sao chép… Để thu hút khách hàng,
công ty này còn đưa ra hình thức gói đọc sách trực tuyến, từ mức nạp 10.000
đồng được đọc trong vòng 10 ngày, đến mức 50.000 đồng để đọc thoải mái
toàn bộ kho sách trong vòng ba tháng. Viettel thì lại sẵn sàng áp dụng chính
sách khuyến mãi cho khách hàng như mỗi đầu sách tại Anybook có giá chỉ từ
2.000 đồng đến 15.000 đồng, thấp hơn hẳn so với các nhà phân phối sách điện
tử khác trên thị trường. Hơn nữa, chi phí thanh toán cho các đầu sách được trừ
trực tiếp vào tài khoản di động mà không yêu cầu khách hàng phải có tài
khoản ngân hàng, tài khoản Master/Visa hoặc ví điện tử.
Trong khi các công ty công nghệ đang hối hả và hi vọng có thể tạo ra
được một sức bật trên thị trường thì những người làm kinh doanh của các nhà
xuất bản, công ty phát hành sách lại tỏ ra dè dặt hơn nhiều. Alphabook là một
doanh nghiệp lớn trong ngành xuất bản vẫn chưa quyết định đầu tư vào việc
phát triển kinh doanh dịch vụ ebook mà mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm đối
tác để hợp tác cung cấp nội dung cho họ (Alpha Books cung cấp nội dung, đối
7


tác sẽ số hóa nội dung và bán hàng). Doanh số thu về là từ 40-70% tổng
doanh số ebook bán ra. Alphabook có thế mạnh về bản quyền sách, nhưng lại

có điểm yếu về công nghệ nên khi tham gia sân chơi này sẽ có nhiều bất lợi.
Các trang web ebook lậu khá nhiều và không “e ngại” một đơn vị xuất
bản nhà nước hay tư nhân nào. Các đơn vị xuất bản: Trẻ, Kim Đồng, Nhã
Nam, Bách Việt, Chibooks, Đông A... đều có sách bị vi phạm bản quyền,
người ta tung lên trên hàng chục trang web và diễn đàn...
Các trang web, diễn đàn này thu hút hàng trăm ngàn thành viên đăng ký
tham dự. Truy cập vào thư viện ebook có thể xem cả trăm ngàn đầu sách với
đủ thể loại, từ sách trong nước đến sách dịch. Việc đọc hay tải xuống
(dowload) ebook hoặc miễn phí hoặc chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ
(thường 2.000 đồng/lượt), do đó số người truy cập ngày càng đông. Vào một
trang web như , thấy quản trị mạng (admin) quảng bá lợi ích của ebook là tiện
lợi, xem nhanh lại có thể chỉnh lại kích cỡ chữ, màu sắc tùy theo ý thích
người xem và hướng dẫn sử dụng chi tiết từng bước cụ thể... Người ta còn
kêu gọi các thành viên, phân công nhau, chia nhỏ sách ra, đánh vi tính đưa
lên, ghi rõ kích cỡ chữ, phông chữ sử dụng... làm sao hoàn thành ebook nhanh
nhất post lên mạng.
Việc vi phạm bản quyền trên không chỉ gây thiệt hại cho các đơn vị
xuất bản mà còn làm ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn với các NXB nước
ngoài...
Trước tình trạng ebook lậu tràn lan như hiện nay, một số đơn vị xuất
bản lúc đầu chỉ biết gửi email đến admin các trang đề nghị gỡ các cuốn sách
vi phạm xuống, nhưng chẳng được hồi âm. Để tự “cứu mình”, một số đơn vị
xuất bản cũng rục rịch chuẩn bị các dự án tự làm ebook và tự kinh doanh trên
website của mình để giảm bớt thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, để sách điện tử
phát huy được vai trò, thế mạnh của mình, cần có những biện pháp tích cực,
hiệu quả hơn, trong đó có vai trò to lớn của các cơ quan quản lý nhà nước về

8



xuất bản. Các đơn vị xuất bản phải cùng hợp nhau lại để giải quyết chuyện vi
phạm bản quyền này.
III. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề bảo vệ bản
quyền sách điện tử
Việc quản lý của nhà nước có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực,
trong đó có vấn đề xuất bản và bảo vệ bản quyền, đặc biệt là đối với sách điện
tử, một loại xuất bản phấm mới và còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cần xiết
chặt hơn, có các quy định cụ thể rõ ràng hơn về vấn đề bản quyền và các biện
pháp xử lý, phạt tiền sẽ chỉ là một hình thức răn đe nhất thời, nên sẽ không ít
các tổ chức, các nhân, sẵn sàng nộp phạt để thu được những lợi ích lớn hơn.
Ý thức của người đọc cũng là một nhân tố quan trọng hàng đầu, vì vậy,
cần có các biện pháp tuyên truyền, ý thức cho đọc giả về sách có bản quyền,
các lợi ích đem lại của một ebook bản quyền. Cũng vì sách điện tử còn rất
mới đối với công chúng nói chung, chưa thực sự phổ biến, nên một bộ phận
đọc giả chưa hiểu được thế nào là sách điện tử, thế nào là vi phạm bản quyền
đối với sách điện tử và các tác hại của nó.
Về phía các tổ chức doanh nghiệp, trước khi xuất bản sách điện tử cần
tìm hiểu kỹ và chuẩn bị chu đáo hơn nữa về mặt công nghệ, để có các biện
pháp bảo vệ bản quyền tối ưu nhất, tránh các sai sót và thiệt hại về sau.
Ngoài ra, việc làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng nhà nước, công
an văn hóa, an ninh mạng để họ vào trận chắc chắn sẽ nhanh chóng tìm ra
được những kẻ chủ mưu đăng ký mua những tên miền trên, thậm chí qua số
IP, sẽ tìm được ra nơi đặt host, địa chỉ cụ thể của từng trang web, để từ đó có
biện pháp ngăn chặn.

9


KẾT LUẬN
Vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử vẫn là một vấn đề cơ bản và búc

xúc nhất trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường sách điện tử ở Việt Nam
vẫn còn là một thị trường rất mới lạ. Sách điện tử có những ưu thế riềng nổi
trội so với sách in truyền thống, những lại có không ít những yếu điểm còn
chưa có biện pháp khắc phục thì lại gặp phải khó khăn trong vấn đề bản
quyền. Thực trạng của việc bảo vệ bản quyền sách điện tử ở Việt nam hiện
nay đang là một vấn đề đáng báo động không chỉ của ngành xuất bản, nó ảnh
hưởng lớn tới uy tín, kinh tế nói chung trong cộng tác, giao dịch. Vì vậy,
nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với ngành xuất bản lúc này là nhanh chóng tìm
ra những biên pháp tối ưu giải quyết vấn đề bản quyền, để sách điện tử phát
huy được thế mạnh của mình, góp phần vào sự nghiệp truyền bá tri thức nhân
loại.
Trên đây là phần trình bày những hiểu biết và tìm hiểu của em về sách
điện tử và vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử hiện nay ở Việt Nam, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài được hoàn thiện hơn.

10



×