Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TIÊM VACXIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI TẠI XÃ CHIỀNG CHĂN HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.54 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CƠNG TÁC XÃHỘI

----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
TRONG NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ TIÊM VACXIN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
CHO TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI TẠI XÃ CHIỀNG CHĂN HUYỆN MAI SƠN - TỈNH SƠN LA

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Mai
Hương
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Đặng Thái Hà

: K61A


HÀ NỘI - 2015

2


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Vận


dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm trong nâng cao nhận thức về tiêm
vacxin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 2 tuổi tại xã
Chiềng Chăn - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La". Em đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu từ quý thầy cô, các anh chị, các bạn với lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban chủ nhiệm khoa Công tác xã hội – trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tận tâm và nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cũng như tạo điều kiện
giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Mai Hương, người luôn theo sát
chỉ bảo, giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Trung
tâm y tế huyện Mai Sơn- tỉnh Sơn La, đặc biệt là chú Đặng Khắc Thuật, phó
Giám đốc Trung tâm y tế huyện Mai Sơn- tỉnh Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ,
đóng góp ý kiến trong suốt q trình em làm khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người đã ở
bên cạnh em, quan tâm giúp đỡ, động viên em trong quá trình em hồn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Đặng Thái Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công tác xã hội:

CTXH

Nhân viên công tác xã hội:


NV CTXH

Thành viên:

TV

Tiêm chủng mở rộng:

TCMR


MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Nhận thức của bà mẹ về ảnh hưởng của tiêm vacxin đối với trẻ em
.............................................................................................................
34
Biểu 2.2: Nhận thức của các bà mẹ về sự cần thiết phải tiêm vacxin cho trẻ em
.............................................................................................................
36
Biểu 2.3: Hiểu biết của các bà mẹ về các loại vacxin trong chương trình
TCMR
.............................................................................................................
37

Biểu 2.4: Hiểu biết của các bà mẹ về lịch tiêm vacxin cho trẻ
.............................................................................................................
39
Biểu 2.5: Kiến thức đúng của bà mẹ về tiêm vacxin cho trẻ
.............................................................................................................
40
Biểu 2.6: Kiến thức sai của các bà mẹ về tiêm vacxin cho trẻ
.............................................................................................................
40
Biểu 2.7: Kênh thông tin cung cấp kiến thức về TCMR cho bà mẹ
.............................................................................................................
41
Biểu 2.8: Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Chiềng Chăn
năm

2014
2


.............................................................................................................
42
Biểu 2.9: Nguyên nhân của việc các bà mẹ đưa trẻ đi tiêm vacxin
.............................................................................................................
45

3


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vacxin là một cơng cụ rất hiệu quả trong dự phịng một số bệnh truyền
nhiễm. Hiện nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phịng được
bằng vacxin. Vacxin giúp cho dự phịng và bảo vệ sức khỏe cho con người,
góp phần đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc làm giảm tỷ
lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển thể chất và trí
tuệ mà giảm số ngày ốm và nhập viện đồng thời giảm chi phí chăm sóc y tế,
giảm gánh nặng do bệnh tật gây nên.Vacxin phòng bệnh cho trẻ có rất nhiều
loại như vacxin phịng bênh Lao, vi-rút viêm gan B…
“Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng nếu tất cả các vacxin sẵn
có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên
90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa khơng bị chết vì các bệnh
nhiễm trùng, góp phần đạt được mục tiêu của thiên niên kỷ làm giảm hai
phần ba số trẻ em chết dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với năm 1990”[5]. Ý
thức được tầm quan trọng của việc tiêm vacxin nên các quốc gia trên thế giới
đều khuyến khích các bà mẹ và người chăm sóc đưa trẻ đi tiêm vacxin. ở Việt
Nam cũng vậy, để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước Nhà nước và Bộ Y tế
cũng đã có nhiều chính sách, truyền thơng qua các phương tiện nhằm vận
động người dân đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ nhưng khơng phải gia đình nào
cũng cho con đi tiêm.
Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của đất nước, nơi đây tập trung
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Trong các xã của Sơn La thì xã Chiềng Chăn
cách trung tâm huyện Mai Sơn 30km là một xã được xếp vào diện khó khăn
khu vực II theo Quyết định 447/QĐ-UBDT của Uỷ ban Dân tộc. Do điều kiện
kinh tế khó khăn cùng với nơi đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiều số
như Thái, Mơng,… nên việc tiêm phịng vacxin cho trẻ em vẫn còn gặp nhiều


2


khó khăn.Theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La số trẻ
em dưới 2 tuổi được tiêm đầy đủ của xã Chiềng Chăn chỉ đạt 78.1% (năm
2014) trong khi các xã cũng được xếp vào diện khó khắn khu vực II như xã
Chiềng Chăn thì đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ khá cao như xã Chiềng Ve
(82.4%), xã Chiềng Chung (97.2%), xã Chiềng Lương (97.8%). Việc không
tiêm chủng đầy đủ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các
em nói riêng và người dân trong xã nói chung.
Cơng tác xã hội đã có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới và khi xuất
hiện ở Việt Nam với tư cách là một nghề nghiệp, một khoa học chun mơn,
đã góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều thành phần trong xã hội, giúp mọi
người có một cuộc sống tốt hơn. Các nhân viên công tác xã hội ngày càng
phát triển về mặt số lượng và chất lượng. Nhân viên công tác xã hội thể hiện
vai trị của mình trong nhiều lĩnh vực như: công tác xã hội trong lĩnh vực văn
hố - xã hội; Cơng tác xã hội trong lĩnh vực pháp luật, y tế, giáo dục …. Tuy
nhiên vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội trong cuộc sống vẫn chưa thực sự
rõ nét đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu vùng xa vì đội ngũ cơng tác xã hội ở
đây cịn thiếu và cịn yếu.
Với vai trị là sinh viên đang theo học ngành cơng tác xã hội và cũng
muốn đóng góp cho quê hương, do đó tơi quyết định chọn đề tài "Vận dụng
phương pháp cơng tác xã hội nhóm trong nâng cao nhận thức về tiêm
vacxin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 2 tuổi tại
xã Chiềng Chăn - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La" làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp. Đề tài là sự kết hợp giữa phương pháp Cơng tác xã hội nhóm và Y tế
dự phòng nhằm giúp cho thế hệ tương lai của đất nước có một sự phát triển
tốt nhất, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hy vọng với đề tài này sẽ
giúp ích cho các nhân viên cơng tác xã hội trong việc thực hiện sứ mệnh của
mình và nghề công tác xã hội sẽ ngày càng phát triển hơn.



3

2. Lịch sử nghiên cứu
a. Trên thế giới
Tiêm chủng mở rộng là một vấn đề được các nước và nhiều tổ chức đặc
biệt quan tâm. Tổ chức Y tế thế giới, tổ chức PATH, UNICEF, trường đại học
Nam Asutralia… và rất nhiều tổ chức các tổ chức cũng như các trường đại
học khác đã có sự nghiên cứu, đóng góp và giúp cho sự phát triển của chương
trình mở rộng. Một ví dụ điển hình nghiên cứu về vacxin trong chương tiêm
tiêm chủng mở rộng như “ Immunization summar” (Tổng kết công tác tiêm
chủng) được in tháng 1 năm 2012. Đây là cuốn sách tham khảo do Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp
biên soạn, đưa ra số liệu cụ thể về hoạt động của hệ thống tiêm chủng cấp
quốc gia và cấp huyện ở 194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuốn sách cho thấy
bức tranh khái quát về những khía cạnh chủ chốt, bao gồm thơng tin về nhân
khẩu học, tỷ lệ bao phủ tiêm vacxin, lịch tiêm chủng cũng như các hoạt động
kiểm soát bệnh sởi hay như cuốn sách “State of the world's vaccines and
immunization” (Khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới về vắc xin) là một lời
kêu gọi hành động cho các chính phủ và các nhà tài trợ để duy trì và tăng kinh
phí cho tiêm chủng để xây dựng dựa trên những tiến bộ đạt được cho đến nay
trong việc đáp ứng các mục tiêu tồn cầu. Nó tập trung vào sự phát triển lớn
trong vacxin và tiêm chủng từ năm 2000.
Công tác xã hội và cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và không ngừng phát
triển, phổ biến rộng rãi trên thế giới. Công tác xã hội ngày càng lan rộng sang
các nước khác. Không chỉ ngày càng đa dạng về các phương pháp như công
tác xã hội cá nhân, cơng tác xã hơi nhóm, tổ chức và phát triển công đồng,
tham vấn, công tác xã hôi cũng ngày càng có mặt ở nhiều lĩnh vực trong cuộc
sống trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.Cơng tác xã hội trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe lần đầu tiên được triển khai trong các bệnh viện vào năm
1905 tại Boston, Mỹ. Đến nay, hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều có phịng



4

Công tác xã hội và đã trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để các
bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện.
b. Ở Việt Nam
Ý thức được tầm quan trọng của vacxin trong việc phát triển thế hệ
tương lai của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, ở Việt Nam
tổ chức nhiều chương trình, dự án cũng như thu hút sự quan tâm của các của
các tổ chức trong việc hỗ trợ vấn đề tiêm chủng mở rộng như dự án “Hỗ trợ
dịch vụ tiêm chủng cho Chương trình TCMR Việt Nam, 2008 – 2014” của
tổ chức Liên minh toàn cầu về Vacxin và Tiêm chủng (GAVI) góp phần nâng
cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng của các tỉnh/thành phố trong cả nước, đặc
biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Năm 2015, GAVI sẽ hỗ trợ
Việt Nam triển khai vacxin bại liệt tiêm (IPV) trong tiêm chủng mở rộng,
thực hiện chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới, tiến tới mục tiêu Thanh toán
bệnh bại liệt tồn cầu.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình tiêm chủng cũng như nhận
thức cuả các bà mẹ có con dưới 1 tuổi để từ đó đưa có các biện pháp, kiến
nghị nhằm nang cao tỷ lệ tiêm vacxin như “Nghiên cứu tình hình tiêm
chủng ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Thới,
tỉnh Cà Mau” đề tài thực hiện tại Bình Thới, Cà Mau đã đưa ra các yếu tố
liên quan tới kết quả tiêm chủng đúng lịch như tuổi đời bà mẹ, nghề nghiệp,
học vấn, kiến thức về: mục đích tiêm chủng, lịch tiêm, phản ứng sau tiêm,
thời gian tổ chức một đợt tiêm chủng, thái độ về phản ứng sau tiêm chủng, sự
thuận tiện của điểm tiêm, sự phục vụ của nhân viên y tế… song vai trị của
nhân viên cơng tác xã hội chưa được hiện hữu trong đề tài.
Ngày mùng 5/7/2011 Bộ Y tế đã chính thức triển khai “ Đề án phát
triển nghề cơng tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực y tế giai đoạn 20112020”. Đề án tập trung nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ

ngành y tế về vai trò quan trọng của nghề CTXH; từng bước hình thành mạng


5

lưới CTXH tại các bệnh viện để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm
sóc sức khỏe ban đầu, đem dich vụ y tế đến gần bệnh nhân hơn. Đề tài “Thực
hành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế (Nghiên cứu trường hợp tại bệnh
viện đa khoa Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh)” đã đặt nghề công tác xã hội vào lĩnh
vực y tế, nêu lên các vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong lĩnh vực Y tế
như vai trò kết nối nguồn lực, vai trị biện hộ…. của nhân viên cơng tác xã
hội.
Tuy nhiên, các đề tài, dự án, chương trình… chỉ để sâu phát triển vai trò
của tiêm vacxin, tiêm chủng mở rộng hoặc vai trị của nhân viên cơng tác xã
hội trong lĩnh vực Y tế nói chung. Thực tế chưa có đề tài nào vận dụng một
phương pháp cụ thể của công tác xã hội trong nâng cao nhận thức của người
dân về vấn đề tiêm phòng vacxin cho trẻ em. Do đó, tơi chọn đề tài " Vận
dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm trong nâng cao nhận thức về
tiêm vacxin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 2
tuổi tại xã Chiềng Chăn - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La làm đề tài khóa
luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Vận dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao nhận thức
cho các bà mẹ về tầm quan trọng của tiêm vacxin cho trẻ em dưới 2 tuổi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Một số vấn đề lý luận chung của đề tài:
• Vacxin; vai trị của vacxin; một số chương trình, chính sách về tiêm
vacxin.
• Trẻ em dưới 2 tuổi

• Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
+ Nghiên cứu thực tiễn
• Thực trạng tiêm vacxin và nhận thức về tiêm vacxin cho trẻ em dưới
2 tuổi tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn – Tỉnh Sơn La.
• Xây dựng mơ hình câu lạc bộ “Tiêm chủng đầy đủ để trẻ có một


6

tương lai khỏe mạnh” nhằm nâng cao nhận thức của các bà mẹ về tiêm
vacxin cho trẻ em dưới 2 tuổi .
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm trong
nâng cao nhận thức về tiêm vacxin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho
trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Chiềng Chăn - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La.
- Khách thể khảo sát:
+ Bà mẹ
+ Cán bộ y tế
+ Cán bộ xã.
+ Phụ nữ mang thai
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: thực hiện tại xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
+ Thời gian nghiên cứu trong vòng gần 4 tháng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tiêm chủng vacxin và nhận thức về tiêm chủng vacxin tại xã
Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La?
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong việc tiêm
chủng vacxin cho trẻ em?
- Làm thế nào để có thể tăng tỷ lệ tiêm chủng vacxin?
- Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm như thế nào để đạt được

hiệu quả trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vacxin ?
6. Giả thuyết nghiên cứu khoa học
Nhận thức của bà mẹ xã Chiềng Chăn - huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La về
vấn đề tiêm chủng vacxin cho trẻ em dưới 2 tuổi cịn hạn chế.
Phương pháp cơng tác xã hội nhóm sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho
họ về tâm quan trọng của vacxin phòng bệnh cho trẻ em.


7

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Mục đích: Thu thập, hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận liên quan
đến đề tài
- Nội dung: Tiến hành thu thập các thơng tin có liên quan đến cơ sở lý
luận của đề tài và các thông tin phục vụ cho nghiên cứu thực trạng tiêm
vacxin tại xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Cách tiến hành: Thu thập và tiến hành tham khảo, nghiên cứu các tài
liệu, tham khảo một số bài báo, báo cáo khoa học… của những người đã từng
nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài sau đó hệ thống hóa thành cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Nhằm quan sát được thái độ của các bà mẹ về vấn đề vacxin,
các em bé có đang bị bệnh hay khơng và nếu có thì các bệnh đó có nằm trong
những bệnh cần tiêm chủng vacxin không?
- Cách tiến hành:
+ Khách thể quan sát: Quan sát những thái độ của bà mẹ đối với vấn đề
tiêm vacxin cho trẻ, quan sát các em bé dưới 2 tuổi.
+ Phương pháp quan sát sử dụng: quan sát tham dự, quan sát công khai.
+ Cách tiến hành: Quan sát khi đi phát bảng hỏi, thái độ của bà mẹ, quan

sát xem trẻ có bị ốm đau khơng.
+ Kết quả: Qua q trình quan sát thu được những thơng tin hữu ích về
thái độ bà mẹ, sự chia sẻ kiến thức có phải thật khơng.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập những ý kiến bà
mẹ có trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, cán bộ y tế, cán bộ xã về vacxin.
- Nội dung: Tìm hiểu về thực trạng tiêm vacxin và nhận thức về tiêm vác
xin, các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiêm vacxin, ….


8

- Cách tiến hành:
+ Số lượng đơn vị phỏng vấn: 10 phụ nữ mang thai; 7 cán bộ xã và cán
bộ y tế và một số bà mẹ có trẻ dưới 2 tuổi trong quá trình phát bảng hỏi
+ Cách chọn mẫu:
• Chọn 10 mẫu bất kì là phụ nữ đang mang thai đến khi đủ người.
• Chọn 3 người là cán bộ y tế tại xã và 1 người là cán bộ y tế huyện.
• Chọn 3 cán bộ xã bất kì.
+ Cách tiến hành:
Tiến hành phỏng vấn và ghi chép lại những thông tin thu thập được (trên
cơ sở sự đồng ý của người được phỏng vấn) dưới các hình thức: ghi âm, ghi
chép nhanh bằng sổ tay cá nhân,...
- Kết quả: Tôi đã tiếp cận với những đối tượng trên và nhận thấy rằng
nhân thức của bà mẹ; phụ nữ đang mang thai về vấn đề tiêm vacxin cho trẻ
còn hạn chế dẫn đến nhiều trẻ em dưới 2 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ
7.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
- Mục đích: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng nhằm thu
thập các ý kiến tổng quan của sinh viên về vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung: Trong bảng hỏi có nhiều nội dung khác nhau liên quan tới

thực trạng nhận thức và tiêm vacxin cho trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Chiềng
Chăn – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La
- Cách tiến hành:
+ Số lượng mẫu: 183 mẫu
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu là những bà mẹ có trẻ dưới 2 tuổi
+ Cách tiến hành: Đến từng bản trong xã để thu thập ý kiến
- Kết quả:
+ Số phiếu phát ra là 183 phiếu.
+ Số phiếu thu về là 183 phiếu.
+ Tôi đã xử lý các số liệu thu được từ bảng hỏi và khái quát, phân tích


9

trong chương 2 Thực trạng nhận thức về tiêm vacxin cho trẻ em tại xã Chiềng
Chăn - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
7.5. Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê tốn học
- Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm tổng hợp và xử lý
những thông tin đã thu thập được từ dạng tổng thể sang những thông tin cá
biệt phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung: Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lý bằng
chương trình Microsoft Excel.
- Cách tiến hành: Mã hóa các thơng tin và tiến hành tính tốn.
- Kết quả: Chúng tơi phân tích chủ yếu các dữ liệu dưới 2 dạng là: tỷ lệ
phần trăm và số người cho các câu hỏi. Qua các con số có thể giúp đánh giá
về vấn đề nghiên cứu, kết quả tổng hợp được trình bày trong chương 2.
7.6. Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
Đây là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát huy
sự tương tác chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, .giúp củng
cố, tăng cường chắc năng của công tác xã hội và khả năng giải quyết vấn đề,

thoả mãn nhu cầu của nhóm. Thơng qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hồ
nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu
với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục
tiêu cải thiện hồn cảnh một cách tích cực.
8. Ý nghĩa của đề tài/Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận:
Đề tài là phong phú hơn sự vận dụng của Công tác xã hội trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội, khó khăn của cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
- Đóng góp về mặt thực tiễn:
Đề tài là sự kết hợp giữa phương pháp cơng tác xã hội nhóm - một
phương pháp điển hình trong cơng tác xã hội với lĩnh vực Y tế dự phòng, vận


10

dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm trong thực tiễn để góp phần nâng
cao nhận thức của người dân trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em.
9. Kết cấu của đề tài
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng nhận thức về tiêm vacxin cho trẻ em dưới 2 tuổi
tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La
Chương 3: Xây dựng mơ hình “Tiêm chủng đầy đủ để trẻ có một tương
lai khỏe mạnh” nhằm nâng cao nhận thực về tiêm vacxin cho trẻ em dưới 2
tuổi tại xã Chiềng chăn – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La


11


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Vacxin và các loại vacxin cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở
rộng
1.1.1.1. Vacxin là gì?
“Vacxin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp
ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phịng bệnh” [9].
Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vacxin là kết
quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong
vacxin. Tùy từng loại vacxin, hiệu lực bảo vệ có thể do miễn dịch dịch thể,
miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc phối hợp cả hai loại. Ngoài miễn dịch
đặc hiệu, vacxin cịn có khả năng tăng cường cả miễn dịch khơng đặc hiệu
như làm tăng q trình thực bào nhờ kháng thể đóng vai trị là yếu tố opsonin
đặc hiệu và nhờ lymphokin hoạt hóa đại thực bào…
Các hình thức vacxin:
- Vacxin giải độc tố (anatoxin)
+ Vacxin giải độc tố được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn dùng
các tác nhân lý hóa làm mất tính độc nhưng vẫn cịn giữ tính kháng ngun,
tạo miễn dịch dịch thể.
+ Dùng để phòng bệnh nhiễm trùng cơ chế gây bệnh do ngoại độc tố.
Ví dụ: Vacxin phịng bệnh uốn ván, bạch hầu.
- Vacxin sống giảm độc lực: Vi sinh vật được nuôi trong điều kiện nhất định
để chúng giảm hoặc làm mất độc lực nhưng vẫn còn giữ tính kháng nguyên. Cơ
thể đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể.
Ví dụ: Vacxin sabin phòng bại liệt


12


- Vacxin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh chế: Được sản xuất từ Vi
sinh vật bị giết chết bởi các tác nhân lý hóa, lấy tồn bộ huyền dịch hoặc tinh
chế lấy các thành phần kháng nguyên quan trọng để làm vacxin, cơ thể đáp
ứng miễn dịch dịch thể.
Ví dụ: Vacxin tả.
1.1.1.2. Một số loại vacxin cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng
cho trẻ em hiện nay
* Tiêm chủng vacxin cho trẻ em:
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi: Một trẻ được tiêm chủng đầy đủ
là được nhận đủ 8 loại vacxin và đủ liều như sau: Vacxin BCG (phòng bệnh
lao), 3 mũi vacxin DPT (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), 3 mũi vacxin
viêm gan B, 3 lần uống vacxin OPV (phòng bệnh bại liệt), 3 mũi vacxin Hib
và tiêm vắc-xin sởi.
Các loại vacxin triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
(TCMR) cho trẻ em:
a. Vacxin BCG ( Bacillus Calmette).
Là loại vacxin sống giảm động lực
Vacxin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo. Trước
khi sử dụng phải hịa tan vacxin với dung mơi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh,
nó phải được bảo quản ở nhiệt độ 2°C đến 8°C.Phần vacxin còn lại trong lọ
sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải hủy bỏ.
Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thơng thường,ngay sau
khi tiêm vacxin BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau
30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết lt đỏ có kích thước bằng đầu
bút chì. Sau đó 2 tuần, vết lt tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính
5mm.Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
b. Vacxin viêm gan B



13

“Tỷ lệ bao phủ của vacxin viêm gan B năm 2012 là 97% và tỷ lệ bao phủ
liều sau sinh tăng lên 75% trong năm 2012 so với 65% của năm 2006. Việt
Nam đang hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hiện mắc viêm gan B xuống dưới 1%
ở trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2017.”[15]
Vacxin viêm gan B là loại vacxin tái tổ hợp hoặc huyết tương.
Lịch tiêm:Tất cả trẻ em cần tiêm vacxin viêm gan B bắt đầu từ lúc sơ
sinh, lúc 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi.
Gần đây, một số nước dùng vacxin phối hợp gồm Bạch hầu, Ho gà, Uốn
ván, viêm gan B và đôi khi có cả vacxin Hib. Thuận tiện nhất là 3 liều vacxin
viêm gan B được tiêm cùng lúc với vacxin DPT.
c. Vacxin Bại liệt (OPV)
Vacxin bại liệt tiêm là vacxin có hiệu lực cao. Nhưng vacxin bại liệt
uống là vắc xin rẻ tiền an toàn và dễ sử dụng nên được khuyến nghị dùng
trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch để thanh toán bệnh
bại liệt polio.
Vacxin OPV là loại vacxin sống giảm động lực được đóng gói dưới dạng
dung dịch dưới 3 hình thức:
+ Ống vacxin nhỏ bằng nhựa
+ Lọ thuỷ tinh và ống nhỏ giọt được đựng trong 1 túi riêng.
Lịch uống: 2,3,4 tháng tuổi
OPV rất ít có phản ứng phụ. Chỉ có khoảng dưới 1% tống số người uống
vacxin có biểu hiện đau đầu , tiêu chảy hoặc đau cơ.
d. Vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT)
Vacxin DPT là loại vacxin giải độc tố bạch cầu, giải độc tố uốn ván, vi
khuẩn ho gà toàn tế bào đã bị chết.
Những phản ứng sau khi tiêm DPT thường nhẹ, hay gặp là:



14

+ Sốt: một nửa số trẻ sau khi tiêm vacxin DPT bị sốt vào buổi tối. Sốt có
thể hết trong 1 ngày. Cần lưu ý là sốt sau 24 giờ có thể khơng phải so phản
ứng với vacxin DPT
+ Đau nhức: có thẻ tới một nửa số trẻ bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ viêm.
+ Quấy hóc hơn 3 tiếng đồng hồ thường do đau, có thể gặp trên 1% số trẻ
Lịch tiêm: trẻ 2,3,4 tháng tuổi.
e. Vacxin Hib
Phòng bệnh hiệu quả nhất bằng cách tiêm vacxin Hib cho trẻ nhỏ.
Để giảm số mũi tiêm, vacxin Hib được phối hợp cùng với vacxin DPTviêm gan B.
Vacxin Hib là vacxin cộng hợp được tiêm để phòng các bệnh viêm màng
não, viêm phổi, và những nhiễm trùng khác do vi khuẩn Haemophilus
influenzae typ b gây nên.
Vacxin này đã được sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên ở nhiều
nước. Kinh nghiệm cho thấy vacxin Hib rất an tồn và có hiệu quả cao trong
việc phòng những bệnh nặng do Hib gây ra bao gồm: viêm màng não, viêm
phổi. Các nghiên cứu cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vacxin Hib sẽ làm
giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.
Các dạng trình bày vacxin Hib
+Vacxin Hib đơn giá .
+Vacxin Hib phối hợp cùng DPT (Tetravalent): DPT-Hib.
+Vacxin Hib phối hợp cùng DPT-VGB (Pentavalent): DPT-VGB-Hib.
Tiêm vacxin phối hợp DPT-VGB-Hib cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Không tiêm vacxin này cho trẻ dưới 6 tuần tuổi.
Lịch tiêm này tương tự lịch tiêm vacxin DPT hiện tại. Nếu liều vacxin
DPT-VGB-Hib nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần tiêm ngay khi có thể mà
khơng cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối
thiểu là 4 tuần (1 tháng).



15

f. Vacxin sởi
Vacxin sởi là vacxin sống giảm động lực
Vacxin sởi được đóng gói dưới dạng khơ kèm theo dung mơi pha hồi chỉnh.
Ở những nước có tình trạng thiếu hụt vitamin A, việc bổ sung Vitamin A
thường được thực hiện cùng thời gian với việc tiêm vacxin sởi.
Lịch tiêm: 9 tháng tuổi cuả trẻ bình thường, với nhưng trẻ có nguy cơ cao
(nhiễm HIV, sống trong những trại tị nạn, hoặc trong những vùng có dịch) có thể
tiêm 1 liều vào 6 tháng tuổi và tiêm tiếp 1 liều nữa khi 9 tháng tuổi.
Những phản ứng nhẹ sau khi tiêm vacxin xin sởi thường ít gặp, có thể là:
+ Đau nhức: một vài trẻ có cảm thấy đau tại nơi tiêm trong 24giờ sau
tiêm. Phần lớn phản ứng này thường mất đi từ 2 đến 3 ngày sau khi tiêm mà
khơng cần phải điều trị gì.
Sốt: Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ trong khoảng 5 đến 12 ngày
sau khi tiêm. Ban cũng thường kéo dài khoảng 2 ngày.
Những phản ứng nặng hiếm gặp; ước tính có khoảng 1 trường hợp bị quá
mẫn với vacxin trên 1.000.000 liều vacxin; 1 trường hợp dị ứng trên 100.000
liều vacxin và trường hợp giảm tiểu cầu trên 30.000 liều vacxin được tiêm.
Viêm não cũng được ghi nhận là có khoảng 1 trên 1 triệu liều vacxin được
tiêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó, khơng có chứng cư chứng tỏ
ngun nhân là do vacxin.
j. Vacxin viêm não Nhật Bản (JE)
Là vacxin bất hoạt được sản xuất từ não chuột gây nhiễm với vi rút Viêm
não Nhật Bản chủng Nakayama. Vắc xin dạng dung dịch đóng lọ 10 liều.
Vacxin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đơng
băng vắc xin.
Tính an tồn và những phản ứng sau tiêm: Đau nhức. Một số ít trường

hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm; Sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ thường
ít gặp


16

* Ngoài ra, tùy vào từng địa phương hoặc khi có dịch thì có thể tiêm
vacxin tả và vacxin thương hàn:
Vacxin tả uống: được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả thuộc týp sinh
học cổ điển và chủng mới O139.Đây là vacxin toàn thân vi khuẩn đã được bất
hoạt.
Vacxin dạng dung dịch được sử dụng theo đường uống. Khi để lọ vắc
xin thẳng đứng trong thời gian dài, các vi khuẩn bị lắng xuống dưới đáy lọ,
do vậy khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vắc xin. Vắc xin được bảo quản ở
nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.
Vacxin thương hàn : được làm từ polysaccharide của vỏ vi khuẩn
thương hàn Salmonella typhi.
Vacxin dạng dung dịch đóng lọ 20 liều. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt
độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.
1.1.2. Trẻ em dưới 2 tuổi
1.1.2.1. Khái niệm
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển
của trẻ em cũng tuân theo quy luật tiến hóa chung của sinh vật, đi từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Q trình phát triển này khơng phải q trình
tuần tiễn mà có những bước nhảy vọt, có sự khác nhau về chất chứ không đơn
thuần về mặt số lượng. Vì vậy khi nói đến trẻ em khơng thể nói chung mà mỗi
lứa tuổi có những đặc điểm sinh học riêng chi phối đến quá trình phát triển
bình thường cũng như quá trình bệnh lý của trẻ.
Sự phân chia các thời kỳ (giai đoạn) của trẻ em là một thực tế khách
quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn khơng rõ ràng và có sự khác biệt đối

với từng đứa trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Các cách chia
này đều dựa vào những đặc điểm cơ bản về sinh học của trẻ, nhưng cách gọi
tên mỗi thời kỳ cũng như phân đoạn thời gian cũng khác nhau tùy theo từng
trường phái.


17

“Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi, cụ thể như sau:
- Sơ sinh (Newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng
- Trẻ bú mẹ (Infant): 1 đến 23 tháng
- Trẻ tiền học đường (Preschool child): 2 đến 5 tuổi
- Trẻ em nhi đồng (Child): 6 đến 12 tuổi
- Trẻ vị thành niên (Adolescent): 13 đến 18 tuổi” [4]
Như vậy trẻ dưới 2 tuổi gồm 2 thời kì trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ.
1.1.2.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 2 tuổi
- Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu do đó nhu cầu
dinh dưỡng cao, q trình đồng hóa mạnh hơn q trình dị hóa.
- Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện đặc
biệt là chức năng tiêu hóa, tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền
sang giảm nhanh trong khi khả năng tạo Globulin miễn dịch còn yếu).
- Về đặc điểm bệnh lý thời kỳ này hay gặp là các bệnh dinh dưỡng và
chuyển hóa (suy dinh dưỡng, thiếu máu, cịi xương, tiêu chảy cấp) và các
bệnh nhiễm khuẩn mắc phải (viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm
màng não mủ).
1.1.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi
Trong năm đầu tiên trẻ phát triển nhanh, sau sinh 6 tháng trung bình cân
nặng trẻ tăng lên gấp đơi, đến 12 tháng cân nặng của trẻ tăng lên gấp 3 so với
cân nặng lúc sinh, để đáp ứng tốc độ phát triển trong năm đầu của trẻ nhu cầu
các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao.

Nhu cầu năng lượng của trẻ ở thời kỳ này là rất cao. Nhu cầu năng lượng
theo bảng khuyến nghị của Việt Nam trẻ từ 3-6 tháng là 620 kcal, từ 6-12
tháng là 820 kcal, trong đó 50% đáp ứng cho chuyển hóa cơ bản.
Nhu cầu Protein của trẻ dưới 1 tuổi cao do tốc độ phát triển của xương,
cơ và các mô. Nhu cầu protein hàng ngày là 2,2g/kg cân nặng của trẻ, đến
tháng thứ 4 trở đi nhu cầu là 1,4g/kg/ngày.


18

Nhu cầu lipit ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng và các acid béo
cần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K).
Nhu cầu glucid của trẻ bú mẹ hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sữa mẹ,
8% trong sữa mẹ là lactose, cứ 100ml sữa mẹ cung cấp 7g.
1.1.2.4. Sự cần thiết của việc tiêm chủng vacxin cho trẻ em
Vacxin là chế phẩm có tính kháng ngun dùng để tạo miễn dịch đặc
hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một hoặc một số
tác nhân gây bệnh cụ thể. Việc dùng vacxin để phòng bệnh được gọi chung là
chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vacxin khơng những
được cấy (chủng), tiêm mà cịn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.
“ Trang HealthDay đã dẫn lời tiến sĩ Rodney Willoughby, một thành
viên Ủy ban Các bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Nhi khoa Mỹ và cũng là giáo
sư chuyên ngành nhi khoa tại Cao đẳng Y Wisconsin, nói:Lịch tiêm chủng
khơng mang tính ngẫu nhiên. Nó được lập ra dựa vào kết quả vô số nghiên
cứu cơ bản,nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều
năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và do đó có
mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ
gặp biến chứng hoặc tử vong nhất khi mắc một trong những bệnh có thể
chủng ngừa”[14].
Từ lúc chào đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu và chưa phát triển

tồn diện, nên trẻ có thể mắc phải một số bệnh mà người lớn chúng ta có thể
vượt qua. Vacxin phát huy tác dụng qua việc tạo một lượng Protein (kháng
nguyên) của một số loại bệnh, vừa đủ để kích thích cơ thể sản sinh các kháng
thể mà khơng gây nhiễm bệnh. Con trẻ nhờ vậy sẽ có sức đề kháng tự nhiên
cần thiết để tự bảo vệ khi tiếp xúc với các căn bệnh thực sự trong tương lai.
Mặt khác, đối với trẻ nhỏ, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
nhất để bảo vệ trẻ nhỏ không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh
hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân. Trẻ em khi mới ra


×