Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những lợi ích tuyệt vời khi cho con đi nhà trẻ sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.93 KB, 7 trang )

Những lợi ích tuyệt vời khi cho con đi nhà trẻ sớm
Trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện hoặc quá mải mê công việc
nên có suy nghĩ thuê bảo mẫu hoặc người giúp việc để chăm sóc con cái ngay
tại nhà. Tuy nhiên, khoa học và thực tế chứng minh việc giáo dục trẻ tại nhà
khiến trẻ khó có thể phát triển toàn diện. Muốn con phát triển khả năng ngôn
ngữ, giao tiếp,... cách tốt nhất đó là nên cho con đi nhà trẻ sớm.
Có nên cho con đi nhà trẻ sớm hay không?
Rất nhiều người không dám cho con đi nhà trẻ sớm vì tâm lý thương con. Cha mẹ
thường cho rằng, con phải đi nhà trẻ sớm là khổ, là thiếu đi sự chăm sóc của gia
đình. Với suy nghĩ đó, các phụ huynh thường cố gắng để bé được ở nhà nhiều nhất
có thể, đến khoảng 3 tuổi mới bắt đầu cho con đi học mẫu giáo.
Tuy nhiên, suy nghĩ trên không hoàn toàn đúng. Việc cho con đi nhà trẻ sớm
không hề khiến bé khổ, mà thậm chí mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho con,
mà cho cả cha mẹ.
Thực tế cho thấy, bé đi nhà trẻ sớm sẽ biết nhiều hơn, nhanh hơn, giỏi giang và tự
lập hơn so với những bé được gia đình bao bọc quá nhiều. Theo các chuyên gia, từ
9 đến 12 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu cho con đi gửi trẻ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Những lợi ích tuyệt vời của việc cho con đi nhà trẻ sớm
1. Đi nhà trẻ sớm, con được yêu thương, được chăm sóc, được vui chơi
Cho con đi nhà trẻ sớm không đồng nghĩa với việc bé phải chịu khổ. Ở nhà trẻ,
con có cô giáo, có bạn bè, có nhiều đồ chơi nên chắc chắn sẽ vui hơn việc ở nhà
một mình với cô giúp việc hay ông bà.
Lẽ dĩ nhiên, ở nhà trẻ một lớp chỉ có 3 cô, phải trông rất nhiều cháu nên con sẽ
không được chăm chút từng li từng tý. Nhưng dù vậy, thì các cô giáo đều đã qua
trường lớp đào tạo, nên hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát mọi tình huống xảy ra,
để đảm bảo con bé luôn được an toàn.
Ở lớp con có nhiều bạn bè cùng lứa tuổi và rất nhiều đồ chơi nên bé sẽ luôn được


vui vẻ và sớm học được cách hòa đồng với tập thể, điều này rất tốt cho sự phát
triển của trẻ sau này. Con bạn ở nhà vẫn sẽ có đồ chơi, nhưng không có bạn bè. Cả
ngày con chỉ làm bạn với người giúp việc hoặc ông bà nên khả năng hòa đồng
chậm hơn.
2. Ông bà hay người giúp việc cũng ko phải là chuyên gia

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Nếu để con ở nhà với ông bà hay người giúp việc, bé sẽ được chăm nom tận tình,
nhưng dù vậy họ cũng không phải là chuyên gia, không được đào tạo bài bản cách
để dạy một đứa trẻ ở độ tuổi này. Ông bà, người giúp việc có thể chăm con rất tốt,
nhưng không thể dạy con bạn những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc đi học
sau này.
Không những vậy, nếu nhờ ông bà chăm con bạn sẽ rất khó khăn để góp ý một
điều gì đó mà không khiến ông bà phật lòng. Còn người giúp việc đôi khi trình độ
của họ không đủ để tiếp thu những điều mới để có thể chăm sóc, dạy dỗ bé như ý
của bạn.
3. Con đi nhà trẻ sớm sẽ biết nhanh hơn, nhiều hơn
Đi nhà trẻ sớm, trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè cùng lứa, lại được chăm
nom, dạy dỗ đúng cách từ những cô giáo được đào tạo do đó trẻ nhanh biết hơn.
Kinh nghiệm của nhiều phụ huynh cho con đi nhà trẻ sớm cho thấy bé nhanh biết
nói, nhanh biết đi và nhận thức được nhiều hơn.
Đặc biệt, con sẽ học được nhiều hơn những kỹ năng và kiến thức. Ở trường con
được học nói, học hát, đọc thơ, kể chuyện,… Những hoạt động này rất tốt trong
việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5
tuổi.
4. Đi học sớm, con ít quấy khóc hơn
Ở độ tuổi từ 9 đến 12 tháng tuổi, mức độ quấn mẹ, bố hay ông bà của trẻ chưa quá
cao. Do đó, việc gửi con cho các cô giáo dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu để bé lớn hơn,

đến khoảng 2 tuổi con đã có nhận thức, bám người nhà hơn và cũng là độ tuổi
ương bướng nên việc đi học khó khăn hơn rất nhiều.
Nếu muốn bé ít quấy khóc thì lời khuyên là hãy đưa con đi nhà trẻ sớm. Rất nhanh
thôi, bé sẽ thích nghi được với lớp học và ngoan ngoãn hơn nhiều.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


5. Đi nhà trẻ sớm, con tự lập và giỏi giang hơn
Nếu cho con đi nhà trẻ sớm, bạn sẽ phải bất ngờ với sự tự lập của con đấy. Trẻ ở
nhà thường rất dễ ỷ lại, sinh ra tính mè nheo và nhõng nhẽo. Nhưng đi học, con
không thể ỷ lại mà phải tự lập. Sự tự lập cũng khiến bé giỏi giang hơn rất nhiều.
Quan trọng hơn, làm quen với trường lớp từ sớm sẽ giúp con không cảm thấy việc
đi học là gánh nặng mà là niềm vui. Trường học không xa lạ mà giống như ngôi
nhà thứ 2 của con vậy.
Kinh nghiệm khi cho con đi học mẫu giáo, nhà trẻ mà không quấy khóc
1. Cho con đi học sớm
Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi. Trẻ càng đi học sớm,
càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Nhiều mẹ lo lắng con
chưa nói được nhiều, chưa biết gọi đi vệ sinh, chưa biết tự xúc ăn thì làm sao có
thể đi học. Nhưng đây là giai đoạn vàng của bé mẹ không nên bỏ lỡ. Giai đoạn này
bé học, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới nhanh và dễ dàng hơn giai đoạn 3
tuổi. Đối với những bé chưa biết nói, chậm nói hoặc ít nói, thì đi học là phương

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé.
2. Cho bé làm quen trước với trường mới
Mẹ dành ít nhất 2 tuần trước ngày đi học chính thức, dẫn bé đến trường làm quen

với cô giáo và các bạn. Mẹ dùng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản, mô tả cho bé về
trường lớp, cô giáo. Vài ngày đầu, có thể chỉ cho bé chơi trong khuôn viên trường.
Dần dần cho bé vào lớp và quan sát các hoạt động diễn ra trong lớp. Trong khi đó
mẹ dùng từ ngữ miêu tả cho bé hiểu và tạo hào hứng cho bé. Nếu bé không thích,
nên dừng lại ngay và đưa bé về nhà. Đừng cố ép buộc bé nếu không sẽ phản tác
dụng.
Khi bé đã quen dần và không còn sợ hãi, hãy để bé được trải nghiệm tham gia lớp
học cùng các bạn. Mẹ ngồi cạnh bé, chơi cùng bé, học cùng bé, theo sát các hoạt
động của bé. Mẹ để ý thái độ của bé, nếu bé vui vẻ, mẹ từ từ di chuyển ra xa, nới
rộng khoảng cách với bé. Để bé quen với việc ngồi một mình mà không có mẹ.
Cho bé làm quen trước với trường mẫu giáo sẽ tạo ấn tượng tốt cho bé về việc đi
học. Cách này khá hiệu quả nhưng chỉ có thể áp dụng nếu con học trường tư. Đa
phần các trường công không cho phép người ngoài vào tham quan cũng như làm
quen trước như vậy.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Áp dụng thời gian biểu ở nhà giống ở trường học
Thời gian biểu thông thường của các bé học nhà trẻ, mẫu giáo như sau:


7h15 - 8h sáng: Cô đón bé.



8h45 – 9h: Giờ học của bé.




10h30: Ăn trưa.



11h: Bé ngủ.



14h30: Bé ngủ dậy và ăn nhẹ.

Mẹ tham khảo thời gian biểu này để rèn cho con đi ngủ đúng giờ, dậy sớm. Nhờ
vậy khi đi học chính thức bé sẽ nhanh thích nghi hơn và mẹ cũng đỡ vất vả.
4. Nói chuyện với bé trước ngày đi học chính thức
Trước khi nhập học chính thức, mẹ nên nói chuyện với con về việc đi học. Bé sẽ
có sự chuẩn bị tâm lý, không bị sốc nếu như được mẹ nói cho biết chuyện gì sắp
xảy ra. Đừng nghĩ trẻ con còn bé, chưa biết nói thì không hiểu được. Thực tế não
bộ bé vẫn xử lý, tiếp thu những thông tin đó. Hãy thủ thỉ vào tai con thật nhiều,
dần dần trong ý thức sẽ hình thành việc phải đi học, và đi học không có gì đáng sợ
cả.
5. Không lấy cô giáo ra để dọa bé
Đây là lỗi nhiều bà mẹ Việt gặp phải nhất. Chúng ta thường có thói quen lấy cô
giáo, việc đi học ra để dọa bé mỗi khi bé mắc lỗi hoặc không nghe lời. Cách này
vô tình khiến cho cô giáo, trường học trở nên khủng khiếp đối với bé.
6. Trường hợp bé vẫn khóc và sợ đi học
Trong trường hợp bé vẫn khóc và sợ đi học dù đã có thời gian làm quen trước đó.
Mẹ tìm hiểu xem lý do bé khóc có phải từ phía nhà trường không. Hãy nói chuyện
với bé, hỏi tại sao bé không thích đi học. Nếu bé chưa trả lời được, mẹ có thể tự trả
lời hộ bé. Khi ấy bé sẽ rất hứng thú. Mỗi ngày đều lặp lại như vậy, nói chuyện
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



thường xuyên về lớp học, cô giáo, bé sẽ dần quen và bớt đi cảm giác sợ hãi phải đi
học.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×