Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

ĐẠI CƯƠNG GIUN SÁN, GIUN ĐŨA GIUN TÓC GIUN KIM, MÔN HỌC KÝ SINH TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
MÔN HỌC: KÝ SINH TRÙNG

ĐẠI CƯƠNG GIUN SÁN
GIUN ĐŨA - GIUN TÓC - GIUN KIM

TS . PHAN VĂN TRỌNG


ĐẠI CƯƠNG GIUN SÁN


1. KHÁI NIỆM VỀ GIUN SÁN
• Giun sán là những động vật đa bào, có
các cơ quan riêng biệt
• Giun sán sống kí sinh ít .
• Đa số giun sán kí sinh ở ống tiêu hoá,
• Bất thường có thể di chuyển lạc chỗ.


1. KHÁI NIỆM VỀ GIUN SÁN
• Phương thức sinh sản khác nhau: giun tròn,
sán lá, sán dây.
• Đường xâm nhập của giun sán vào cơ thể
vật chủ khác nhau.
• Chủ yếu theo đường tiêu hoá
• Đường thải mầm bệnh giun sán khác nhau,
chủ yếu theo đường tiêu hoá.
• Bệnh giun sán rất phổ biến ở các nước nhiệt
đới.



2. TÁC HẠI CỦA GIUN SÁN VỚI VẬT CHỦ
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Chiếm đoạt dinh dưỡng của cơ thể vật chủ
Gây độc cho cơ thể vật chủ
Tác hại cơ học
Gây dị ứng cho vật chủ
Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập


3. CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN SÁN
Lâm sàng: chỉ tham khảo
Xét nghiệm KST học: tùy theo vị trí kí sinh và
đường thải mầm bệnh ra ngoại cảnh.
+ Hình thể: chuẩn vàng.
+ Miễn dịch học: cho kết quả không chính
xác.
+ Kĩ thuật SHPT (PCR) đã và đang có nhiều
hứa hẹn.
Dịch tễ học.


4. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN
 Điều trị phải kết hợp thường xuyên với phòng bệnh và cải

tạo môi trường để tránh tái nhiễm và giảm dần tỷ lệ mắc.
 Sử dụng thuốc giun sán đúng với hoạt phổ từng thứ, nhằm
đảm bảo tác dụng tẩy giun sán, đồng thời phải đúng liều để
việc dùng thuốc được an toàn hợp lý.
 Trong khi chọn thuốc giun sán, phải ưu tiên loại thuốc ít
độc, giá thành rẻ và nhất là loại thuốc có thể sản xuất trong
nước, nhưng phải đảm bảo hiệu quả tác dụng.
 Phải xử lí giun sán sau khi tẩy, tránh ô nhiễm.
 Cần điều trị định kỳ giun sán (6 - 12 tháng) để phòng chống
tái nhiễm và biến chứng.


NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
THUỐC TẨY GIUN SÁN
 Ngoại trừ chỉ định đặc biệt, các thuốc dùng đường uống
được uống với nước trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
 Cần xét nghiệm phân trước khi điều trị và lần thứ 2 sau 2 3 tuần.
 Điều trị cho cá nhân người bệnh cần phải lựa chọn từng loại
thuốc thích hợp, đạt hiệu quả cao và theo dõi chặt chẽ
những tác dụng không mong muốn của thuốc.
 Đối với điều trị hàng loạt cho cộng đồng cần nghiên cứu
phác đồ phù hợp, dễ sử dụng, ít độc, không nên quy định
liều cao.
 Khi dùng các loại thuốc giun sán thông thường sau đây chỉ
cần kiêng uống rượu, bia ngoài ra không cần ăn kiêng hoặc
dùng thuốc xổ (ví dụ như sulfate magie).
 Khi đang sử dụng các loại thuốc tẩy giun sán sau đây,
không được phối hợp với các thuốc thuộc nhóm
Carbontetraclorua,Tetracloruaetylene (ví dụ như Didaken) vì
các thuốc này sẽ làm tăng hấp thu thuốc trị giun sán, từ đó

làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.


NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
THUỐC TẨY GIUN SÁN
Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: Về
nguyên tắc phần lớn không nên tẩy giun sán trong thời kỳ
này. Song nếu bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu và suy
nhược rõ rệt nhất là các trường hợp nhiễm giun móc/mỏ
nặng thì cần điều trị cho bệnh nhân, nhưng không nên điều
trị vào ba tháng đầu của thai kỳ hoặc trẻ em dưới sáu
tháng. Nếu nhất thiết phải điều trị thì nên chọn thuốc
Pyrantel pamoate, không nên dùng thuốc nhóm
Benzimidazoles, vì thực nghiệm trên súc vật nhóm thuốc
này gây độc với bào thai và thuốc bài tiết qua sữa mẹ.


NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
THUỐC TẨY GIUN SÁN
 Liều lượng dùng cho trẻ em nên dựa vào diện tích bề mặt
da để tính toán hoặc áp dụng quy tắc tính liều lượng thuốc
theo Clark hoặc Young.
 Quy tắc Young ( Young's rule ):
Liều lượng = Liều người lớn × Tuổi (năm)
Tuổi + 12
 Quy tắc Clark (Clark 's rule ):
Liều lượng = Liều người lớn × Cân nặng (kg)
70
 Chống chỉ định: Ngoài những trường hợp chống chỉ định
đặc biệt của từng loại thuốc, nói chung với tất cả các loại

thuốc điều trị giun sán không nên điều trị các bệnh nhân
đang bị bệnh cấp tính, những người có tiền sử mẫn cảm
với thuốc hoặc bị suy gan, suy thận, loét dạ dày - tá tràng.


4. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN
Thuốc điều trị giun:
+ Piperazin (dietylen diamin), hexahydrat
+ Levamisole: levaris, decaris, solaskil...
+ Mebendazole: vermox, fugacar, soltric...
+ Albendazole: zentel, zenben, alzental.
+ Pyrantel: combantrin, antiminth,
panatel...
+ Thiabendazole (mintezol)
+ Diethylcarbamazin (DEC, banocid,
notezin...)


4. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN
Thuốc điều trị sán:
+ Mebendazole: vermox, fugacar,
soltric...
+ Albendazole: zentel, zenben, alzental.
+ Niclosamid: yomesal, niclocide,
tamox...
+ Praziquantel: pratez, biltricid, cesol…
+ Triclabendazol: egaten…


4. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN

+
+
+
+
+

Điều trị hàng loạt.
Điều trị chọn lọc.
Điều trị ca bệnh.
Điều trị dự phòng.
Điều trị biến chứng.


5. PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN
5.1. Phòng chống các bệnh giun sán truyền qua
đất (Geohelminth)
+ Mục tiêu trước mắt PCBGS là giảm cường độ
nhiễm.
+ BP hiệu quả nhất là các biện pháp tổng hợp:
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh môi trường.


5. PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN
5.2. PCBGS truyền qua sinh vật
PCCBGS truyền qua sinh vật cơ bản như
nguyên tắc PCCBGS truyền qua đất, chú ý:
+ Các BP phòng và diệt VC trung gian truyền
bệnh.
+ Giáo dục kiến thức vệ sinh chung, vệ sinh ăn

uống, nhằm thay đổi các phong tục ăn gỏi cá,
các thức ăn sống, tái hoặc chưa nấu chín.
+ Kết hợp với Thú y, đề xuất BP bảo vệ gia súc,
chống lại mầm bệnh KST.


6. PHÂN LOẠI
6.1. Ngành phụ giun tròn- Nematodes:
Có một lớp: Nematoda, chia ra 2 lớp phụ:
+ Lớp phụ Phasmidia: chia ra các bộ
- Ascaridia (giun đũa, giun kim).
- Rhabditida (giun móc, giun lươn).
- Spirudida (giun chỉ).
+ Lớp phụ Aphasmidia: có các bộ.
- Enoplida (giun xoắn).
- Trichocephalata (giun tóc).


6. PHÂN LOẠI
6.2. Ngành phụ giun dẹt- Platodes:
* Lớp sán lá - Trematoda.
+ Sán lưỡng giới.
+ Sán phân giới.
* Lớp sán dây - Cestoda. Có hai bộ:
+ Bộ Cyclophyllidae: đầu có 4 giác, tử cung
bịt kín.
+ Bộ Pseudophyllidae: đầu có 2 rãnh, tử
cung có lỗ đẻ.
6.3. Ngành giun đốt: có nhiều lớp trong đó có
lớp đỉa, vắt (Hirudinea) có liên quan đến y

học.


GIUN ĐŨA
Ascaris lumbricoides


MỤC TIÊU
1.

Trình bày được đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun đũa

2.

Trình bày được các đặc điểm dịch tễ của giun đũa

3.

Lý giải được một số đặc điểm bệnh học chủ yếu của
bệnh giun đũa

4.

Nêu các phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa giai
đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành

5.

Nêu các nguyên tắc điều trị và kể tên một số thuốc
thông thường


6.

Nêu các nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh
giun đũa


GIỚI THIỆU HÌNH THỂ

Trứng giun đũa

Giun đũa
trưởng thành
Ấu trùng giun đũa


1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC


Vòng đời sinh học của giun đũa A.lumbricoides


Tóm lại:
Giun đũa A. lumbricoides chỉ có một vật chủ.
Trứng giun cần một thời gian phát triển ở môi trường
ái khí để hoàn thành vòng đời. Khi di cư, ấu trùng có
thể lạc chỗ qua các mao mạch phổi rồi về tim, qua vòng
tuần hoàn lớn và có thể bị giữ lại ở các bộ phận, các
mô của cơ thể (ví dụ: ở hạch bạch huyết, lách, não,
tủy).

Trong quá trình di cư ấu trùng có thể gây những
phản ứng dị ứng cấp tính hoặc có thể tập trung ở thận
rồi vào nước tiểu, ít khi qua được nhau thai vào bào
thai. Giun trưởng thành kí sinh ở ruột non, hút thức ăn
đã được tiêu hoá. Giun rất ít bám vào thành ruột. Để
chống lại nhu động ruột, giun cong mình tựa vào thành
ruột và hay thay đổi vị trí.


2. VAI TRÒ Y HỌC
Ấu trùng giun đũa:
Di cư trong cơ thể, ấu trùng có thể gây những tác hại ở
nơi chúng cư trú.
Giun trưởng thành:


Chiếm một phần thức ăn của cơ thể, làm suy yếu cơ
thể nếu số lượng giun nhiều.



Những biến chứng cơ học do giun đũa



Khi điều trị, giun bị chết nát trong ruột, chất độc của
giun có thể gây nhiễm độc nguy hiểm, thường gặp ở TE


Ve


Ve

§¸m trøng

Thanh trïng

Êu

trïng

Giun đũa A.lumbricoides trưởng thành trong ruột bệnh nhân.


×