Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chương 1 đại cương giải phẫu học giải phẫu học, đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.45 KB, 22 trang )

1

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
Mục tiêu bài giảng:
1.Biết được định nghĩa giải phẫu học
2. Hiểu được sơ lược lịch sử nghiên cứu giải phẫu học
3. Hiểu được nội dung và phạm vi nghiên cứu của môn học.
4. Nắm vững tư thế giải phẫu, các mặt phẳng giải phẫu học
5. Biết được các thuật ngữ sử dụng trong giải phẫu và các động tác cơ bản của giải
phẫu học
6. Kể được các nguyên tắc đặt tên và các hệ danh pháp giải phẫu học.

I. Định nghĩa
Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người: nghiên cứu về hình
dạng và kích thước của xương...; Nghiên cứu cấu trúc từng cơ quan và mối liên quan giữa giải
phẫu với chức năng của cơ quan bộ phận đó. Từ “giải phẫu (anatomy)” có nguồn gốc từ rất
lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” (anatome theo nghĩa Hy lạp
là phẫu tích) để chỉ môn học này.
Giải phẫu học là một môn khoa học cơ sở, không những cho y học mà còn cho các ngành sinh
học khác.
II. Lịch sử nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu giải phẫu có từ rất lâu, ở hầu hết các vùng của thế giới.từ đông sang tây.
Có thể từ xem việc nghiên cứu giải phẫu thời kỳ đồ đá. Sau đây là một số mốc đáng nhớ.

Hình 1. 1.Tranh các huyệt châm cứu của Trung quốc
(a): Biểu đồ các huệt

(b): Bệnh nhân được châm cứu



2

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

- Ở Trung quốc, với các thầy thuốc nổi tiếng như Hoa Đà…với một hệ thống y học phương
độc đáo. Y học phương đông quan niệm rằng tất cả mọi vật, kể cả con người đều tạo thành từ
hai phần đối lập nhưng thống nhất là âm và dương. Hệ thống kinh lạc và các huyệt châm cứu
là bằng chứng rõ nhất cho việc nghiên cứu giải phẫu học của các thầy thuốc trung quốc.
Ở Hy lạp, Ai cập và La mã cổ đại
- Hippocrates (460 – 377 TCN), cha đẻ của y học tây phương, đã đưa ra thuyết thuyết thể dịch
về cấu tạo con người “các cơ quan được tạo thành từ các thành phần: máu, khí, mật vàng và
mật đen, các cơ quan có cấu tạo khác nhau là do tỷ lệ các thành phần trên khác nhau”.

Hình 1. 2. Hippocrates (460 – 377 TCN )

Hình 1. 3. Aristotle (384 – 322 TCN)

- Aristotle (384 – 322 TCN), được xem như là cha đẻ của giải phẫu học so sánh, với định
nghĩa con người của ông như sau “Con người là động vật đứng thẳng, có hai tay, có lý trí và
nói được (homo animal erectum, bimanens, rationale, loquens”, Aristole là người đầu tiên sử
dụng danh từ “anatome (theo nghĩa Hy lạp là phẫu tích)” trong giải phẫu, là người xây dựng
nên hệ danh pháp giải phẫu đầu tiên trên thế giới.
- Herophilus (khoảng 325 TCN.) là thầy dạy giải phẫu ở Alexandria, nhờ phương pháp nghiên
cứu giải phẫu bằng quan sát và mổ xác, nên đã có nhưng phát minh rất quan trọng về giải
phẫu học đặc biệt là giải phẫu sọ và hệ thần kinh. Người đầu tiên đưa ra khái niệm nơi ở của
trí thông minh là não bộ, người đầu tiên phân biệt được các dây thần kinh gồm hai loại là cảm
giác và vận động.
- Claudius Galen (130–201) là một thầy thuốc nổi tiếng, và các công trình nghiên cứu y học
của ông ta đã ngự trị trong suốt nhiều thế kỷ của văn minh nhân loại thời kỳ trung cổ. Riêng

về giải phẫu học, các nghiên cứu của Galen không được nhiều nhưng lại có nhiều sai lầm, vì
Galen nghiên cứu giải phẫu người nhưng chủ yếu dựa nhiều vào phẫu tích động vật. Tuy
nhiên cũng giống các ngành y học khác, các quan niệm về giải phẫu học của ông ta đã ngự trị
trong suốt đêm dài trung cổ.
- Thời kỳ trung cổ: ít có công trình nổi bậc, trong thời kỳ này phải kể đến sự đóng góp của thế
giới hồi giáo trong việc duy trì các văn bản y học thời kỳ cổ đại thoát khỏi sự khai trừ của lịch
sử trong thời kỳ trung cổ ở châu Âu.
Thời kỳ phục hưng: thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 có các tác giả tiêu bảo sau đây


3

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

- Leonardo da Vinci (1452–1519) một họa sĩ thiên tài với bức tranh nổi tiếng Mona Lisa lưu
trữ tại viện bảo tàng Louvre, Paris nước Pháp. Ông ta còn là một nhạc sĩ, kiến trúc sư đồng
thời cũng là nhà giải phẫu học, ông đã nghiên cứu hoạt động của não và đưa ra mô hình các
val tim cũng như sự hoạt động của các van này.

Hình 1. 4. Leonardo da Vinci (1452-1519)

Hình 1. 5. André Vésalius (1514 – 1564)

- André Vésalius (1514 – 1564) được xem là cha đẻ của giải phẫu học hiện đại, với tác phẩm
nổi tiếng “De humani corporis fabrica”. Theo ông ta, việc nghiên cứu giải phẫu học phải quan
sát trực tiếp bằng việc phẫu tích xác. Các kiến thức giải phẫu học mô tả trong tác phẩm trên
đã chỉ ra nhiều sai lầm đã ngự trị trong giải phẫu học suốt thời gian dài từ các bài giảng của
của Galen.
Thế kỷ 17 đến nay có rất nhiều nhà giải phẫu học nổi tiếng với các tác phẩm quan trọng như:
- William Harvey (1578 – 1657), với tác phẩm “Motion of the heart and blood in animals”,

nghiên cứu về hệ thống tuần hoàn, là người tìm ra vòng tuần hoàn hệ thống.
- Leeuwenhoek (1632–1723), phát minh ra kính hiển vi, đã thúc đẩy giải phẫu học phát triển.
- Đặc biệt, trong thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu giải phẫu học càng nhiều , rất là chi tiết
và phức tạp, một trong những thành công đáng kể là xây dựng một hệ thống thuật ngữ giải
phẫu học quốc tế.

III. Nội dung và phạm vi của giải phẫu học
1. Theo mục đích nghiên cứu
Giải phẫu học được chia thành những ngành chính.
1.1. Giải phẫu y học
Là ngành giải phẫu nghiên cứu cấu trúc và mối liên quan của các cơ quan và bộ phận cơ thể
người, phục vụ cho các môn khác của y học để đào tạo nên các người làm nghề y. Giải phẫu


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

4

học y học chia thành nhiều chuyên ngành như giải phẫu định khu, giải phẫu hệ thống, giải
phẫu lâm sàng, giải phẫu học chẩn đoán hình ảnh....
1.2. Giải phẫu mỹ thuật
Là ngành giải phẫu chú trọng đến việc nghiên cứu giải phẫu bề mặt con người phục vụ cho
việc đào tạo của các trường mỹ thuật.
1.3. Giải phẫu học thể dục thể thao
Nghiên cứu về hình thái, đặc biệt là cơ quan vận động cũng như sự thay đổi hình thái khi vận
động. Phục vụ cho các trường thể dục thể thao.
1.4. Giải phẫu học nhân chủng
Nghiên cứu đặc điểm các quần thể người còn sống cũng như các di cốt khảo cổ để tìm hiểu
quá trình phát triển của loài người.
1.5. Giải phẫu học nhân trắc

Đo đạc các kích thước của cơ thể để tìm ra các tỷ lệ, mối liên quan của các phần nhằm tạo ra
các công cụ phục vụ đời sống và lao động, hay mối liên quan của các loại hình với bệnh tật.
1.6. Giải phẫu học so sánh
Nghiên cứu so sánh từ động vật cấp thấp đến cấp cao, nhằm mục đích tìm ra quy luật tiến hóa
từ động vật thành loài người.
2. Theo mức độ nghiên cứu
2.1. Giải phẫu học đại thể
Nghiên cứu giải phẫu bằng mắt thường, đó là môn giải phẫu học đang dạy ở các trường Y
Dược Việt nam.
2.2. Giải phẫu học vi thể
Nghiên cứu hình thái và cấu trúc giải phẫu nhờ kính hiển vi quang học, còn gọi là mô học
2.3. Giải phẫu học siêu vi và phân tử
Nghiên cứu hình thái và cấu trúc giải phẫu nhờ kính hiển vi điện tử
3. Theo phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu giải phẫu học gồm những phân ngành sau đây
3.1. Giải phẫu học chức năng
Là ngành giải phẫu nghiên cứu sự liên quan giữa chức năng và giải phẫu học, hình thái và
chức năng là hai mặt thống nhất “ Hình thái phục vụ chức năng và chức năng phụ thuộc hình
thái”.
3.2. Giải phẫu học phát triển
Môn giải phẫu nghiên cứu sự phát triển cơ thể từ khi thụ tinh cho đến khi già và chết
3.3. Giải phẫu học hệ thống
Ngành giải phẫu khi mô tả cơ quan bộ phận thực hiện một chức năng nhất định như: hệ tuần
hoàn, hệ hô hấp….
3.4. Giải phẫu học từng vùng
Nghiên cứu giải phẫu học theo từng vùng cơ thể: Đầu, cổ, ngực, bụng, chi trên, chi dưới…


Chương 1. Đại cương giải phẫu học


5

3.5. Giải phẫu học định khu
Nghiên cứu giải phẫu theo mối liên quan lân cận như nông sâu… phục vụ chính cho các
ngành ngoại khoa như vùng nách có cấu tạo từ nông vào sâu: da, tổ chức dưới da…
3.6. Giải phẫu học bề mặt
Nghiên cứu giải phẫu bề mặt các chỗ lồi lõm, vị trí các cơ quan tương ứng ở bên dưới… như
vùng thượng vị, hạ vị….
3.7. Giải phẫu học hình ảnh học
Với sự phát triển nhanh của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, thì ngành giải phẫu chẩn
đoán hình ảnh cũng phát triển theo như giải phẫu siêu âm, CT scan, MRI, PET scan…

IV. Tư thế giải phẫu
Việc xác định đúng tư thế giải phẫu rất quan trọng trong việc đặt tên và mô tả. Tư thế giải
phẫu là tư thế “người sống, đứng thẳng, chi trên thả dọc theo thân mình, mắt và lòng bàn
tay hướng ra trước”.

V. Các mặt phẳng giải phẫu
Đó là ba mặt phẳng chính trong không gian
1 Mặt phẳng ngang
Là mặt phẳng thẳng góc với trục của cơ thể, chia cơ thể thành hai phần: trên và dưới. Khi sử
dụng mặt phẳng này người ta thường xác định mốc giải phẫu đi kèm để thuận tiện trong việc
mô tả ví dụ mặt phẳng ngang qua rốn...
2. Mặt phẳng đứng dọc
Là mặt phẳng đứng trước sau, chia cơ thể ra làm hai phần: phải và trái. Một mặt phẳng đặc
biệc là mặt phẳng đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng.
3. Mặt phẳng đứng ngang
Là mặt phẳng thẳng góc hai mặt phẳng trên, chia cơ thể làm hai phần: trước - sau.



Chương 1. Đại cương giải phẫu học

6

Hình 1. 6. Tư thế giải phẫu và ba mặt phẳng giải phẫu

VI. Các thuật ngữ sử dụng trong mô tả
1. Trước- sau
Trước còn gọi là bụng, sau là lưng. Tuy nhiên, lòng bàn chân được xem là mặt bụng của bàn
chân.
2. Gần – xa


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

7

Gần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc cơ thể. Khái niệm gần xa thưởng sử dụng ở tứ
chi.
3 . Ngoài – trong
Ngoài là gần với bề mặt của cơ thể, trong gần với trung tâm của cơ thể.
4. Trên - dưới
Trên là hướng về phía đầu còn gọi là đầu, dưới là hướng về phía chân còn gọi là đuôi.
5. Nông và sâu
Để mô tả và so sánh giữa các cấu trúc với nhau ví dụ cơ ở sâu so với da nhưng nông so với
xương

Hình 1. 7. Các thuật ngữ sử dụng trong mô tả

VII. Động tác giải phẫu học

1. Gấp - duỗi
Ở chi trên gấp là động tác hướng về mặt trước, chi dưới hướng ra mặt lưng. Riêng mu bàn
chân sử dụng hai khái niệm gấp mu bàn chân và gấp gan bàn chân.
2. Dạng – Khép
Khép là động tác hướng vào đường giữa. Dạng là động tác đưa ra xa đường giữa.
3. Xoay vào trong - xoay ra ngoài
Xoay vào trong là động tác hướng mặt bụng vào giữa. Xoay ra ngoài động tác chuyển mặt
bụng ra xa.
4. Sấp - ngữa
Ðộng tác của cẳng tay và bàn tay. Sấp là động tác quay vào trong của cẳng tay để lòng bàn tay
có thể hướng ra sau. Ngữa là động tác quay ra ngoài, giữ lòng bày tay hướng ra trước.


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

8

5. Nghiêng trong và nghiêng ngoài
Hay sử dụng đối với gan bàn chân như nghiêng bàn chân vào trong, nghiêng bàn chân ra
ngoài, động tác này xoay theo trục của bàn chân.

VIII. Thuật ngữ giải phẫu học
Một trong những vấn đề quan trọng của bất cứ ngành khoa học nào , đó là tên gọi. Đối với giải
phẫu học cũng vậy, vấn đề tên gọi cực kỳ quan trọng và đã có nhiều hệ thống thuật ngữ ra đời
trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của giải phẫu học.
- Aristotle: người đã đặt nhiều tên cho các chi tiết giải phẫu học bằng cách so sánh với hình
dạng các vật xung quanh hay quan sát chi tiết đó ví dụ: xương hộp, tá tràng, cơ delta.
- André Vésalius: đã xây dựng hệ thống thuật ngữ giải phẫu học bằng tiếng La tinh đầu tiên
trên thế giới.
- Hệ danh pháp BNA (1895): sử dụng trong các quốc gia sử dụng tiếng Đức. Hệ danh pháp

này tương đối hoàn thiện với các tiêu chuẩn gần giống tiêu chuẩn của danh pháp quốc tế sau
này.
- Hệ danh pháp PNA ra đời 1955 có khoảng 5000 thuật ngữ giải phẫu học đã được sử dụng
hầu hết trên thế giới trong các và các sách giải phẫu xuất bản trước năm 1999, là hệ danh pháp
quốc tế. Việc đặt tên trong hệ danh pháp PNA dựa vào các nguyên tắc sau:
+ Mỗi phần cơ thể chỉ mang một tên gọi, trừ các trường hợp ngoại lệ, ví dụ: khẩu cái mềm
còn gọi là màng khẩu cái.
+ Các từ dùng bằng ngôn ngữ La tinh, trừ trường hợp không có từ tương ứng trong tiếng La
tinh, ví dụ: tĩnh mạch đơn (Vena Azygos, tiếng Hy lạp).
+ Mỗi từ dùng phải tượng hình, có ý nghĩa, càng ngắn, càng đơn giản càng tốt. Tính từ được
dùng sắp đặt theo cách đối nghịch nhau..., chính và phụ, trên và dưới.
+ Không thay đổi những từ đã quen thuộc nếu chỉ vì lý do ngữ nguyên hay để mang tính uyên
bác.
+ Loại bỏ những danh từ riêng mang tên các nhà giải phẫu học, ngoại trừ “gân Achille” vì
Achille không phải là nhà giải phẫu học.
- Thuật ngữ giải phẫu học T A (terminologia anatomica) ra đời 1998, nói chung xây dựng trên
nền tảng tiêu chuẩn của PNA nhưng số lượng chi tiết giải phẫu nhiều hơn khoảng 7400 từ và
đặc biệt có thêm tiếng Anh bên cạnh tiếng La Tinh đồng thời các tên gọi được mã hóa. Hệ
danh pháp này hiện nay đang được áp dụng nhiều trường đại học tây phương.

Hình 1. 8. Một phần của sách thuật ngữ giải phẫu học T.A


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

9

Ở Việt nam, cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về thuật ngữ giải phẫu học bằng
tiếng Việt. Tình hình sử dụng danh từ Giải phẫu ở nước ta rất phức tạp. Chịu ảnh hưởng của
các nguồn sách tham khảo khác nhau nên thuật ngữ giải phẫu cũng khác nhau.

Bộ sách giáo khoa đầu tiên của Giáo sư Ðỗ Xuân Hợp được dịch nguyên theo hệ danh từ
Pháp. Các giáo trình của các trường ở miền Nam lại sử dụng cuốn Danh từ cơ thể học của
Giáo sư Nguyễn Hữu (dịch từ danh pháp PNA).
Năm 1983, Nguyễn Quang Quyền xuất bản cuốn “Danh từ giải phẫu học” và 1986 xuất bản
tài liệu “Bài giảng Giải phẫu học”. Ðây là những tác phẩm đã tuân thủ triệt để danh pháp
PNA và phần lớn danh từ của PNA đều có trong sách. Hệ danh pháp này đã được dùng trong
hầu hết các bộ môn Giải phẫu trong cả nước.
Hệ thống danh pháp TA cho dù được các nước trên thế giới sử dụng nhiều, nhưng ở Việt Nam
mới chỉ được sử dụng ở một số tài liệu giảng dạy của bộ môn giải phẫu học của Đại học Y Hà
Nội và Đại học Y Dược Huế. Mong sao Việt Nam sẽ có một hệ thống thuật ngữ thống nhất để
thuận lợi trong công tác đào tạo và khám chữa bệnh.


10

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

DA
Mục tiêu bài giảng:
1. Nêu được chức năng của da và các cơ quan phụ thuộc.
2. Mô tả được cấu tạo của da, lông, các tuyến của da và móng.
Da gồm có da, và các cấu trúc phụ thuộc của da như lông, móng và các tuyến. Da tạo
thành hàng rào ngăn cá ch giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Da có các chức năng chính
sau đây:
- Bảo vệ: da và tóc lông móng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, tác
dụng có hại của tia cực tím, các tác nhân cơ học...
- Chống mất nước, nhờ không cho cơ thể bốc hơi nước.
- Cảm giác: da có các thụ cảm thần kinh nhạy cảm với các cảm giác đau, nóng lạnh, sờ
và áp lực, nhờ đó cơ thể nhận biết được cảm giác.
- Tạo ra sinh tố D cho cơ thể : khi tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu vào da, biến

cholesterol thành sinh tố D.
- Điều hoà nhiệt độ: bằng cơ chế co và giãn mạch phối hợp với tăng hay giảm tiết mồ
hôi.
- Bài tiết: da bài tiết một số chất qua mồ hôi như nước, muối, ure...
Da có thể xem như bề mặt của sức khỏe, ngoài một số bệnh lý ở da như mụn trứng cá...Da
còn phản ánh một số tình trạng bệnh lý khác của cơ thể ví dụ da có màu đo khi sốt do giãn
mạch, hay tái do co mạch khi bị bệnh tim...

I. Da
Về phương diện phôi thai da có nguồn gốc từ ngoại bì (biểu bì) và trung bì (bì và hạ bì).
1. Cấu tạo của da
Da cấu tạo gồm ba lớp: biểu bì, bì và hạ bì.
1.1. Biểu bì: là một lớp biểu mô lát tầng sừng hóa, ngăn cách với lớp bì bởi màng đáy. Lớp
biểu bì không có mach máu, được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch của lớp nhú
thuộc lớp bì. Về phương diện tế bào, biểu bì cấu tạo chủ yếu bởi tế bào sừng (tế bào tiết ra
keratin). Tế bào sừng có nhiệm vụ làm vững chắc lớp biểu bì. Các loại tế bào khác là tế bào
hắc tố, tạo nên màu sắc của da, đại thực bào có vai trò miễn dịch, tế bào Merkel là một tế bào
đặc biệt, nguồn gốc biểu bì, biệt hóa cao, phối hợp các đầu mút thần kinh cảm giác để tiếp
nhận cảm giác xúc giác nhẹ, có nhiều ở đầu mút ngón tay.
Quá trình sinh sản của tế bào biểu bì xảy ra ở lớp sâu nhất của biểu bì. Khi có sự phân bào thì
một tế bào mới được tạo nên, tế bào này đẩy tế bào cũ tiến dần ra nông và bong ra. Quá trình
di chuyển của tế bào từ sâu ra nông, gọi là hiện tượng sừng hóa, trong quá trình này tế bào
thay đổi về hình dạng cà thành phần hoá học của nó. Khi quá trình sừng hóa bị rối loạn, sẽ tạo
nên một số bệnh lý của da ví dụ như bệnh vảy nến...


11

Chương 1. Đại cương giải phẫu học


Hình 1. 9. Các lớp của da

1. Biểu bì 2. Bì

3. Hạ bì

Quá trình sừng hóa là một quá trình liên tục, tuy nhiên có thể phân chia quá trình này thành
các giai đoạn một cách tương đối, tương ứng một giai đoạn có một tầng tế bào tương ứng, do
đó về phương diện hình thái, biểu bì được chia thành 5 tầng từ sâu ra nông như sau:
-

Tầng đáy.

-

Tầng gai.

-

Tầng hạt.

-

Tầng bóng.

-

Tầng sừng.

Số lượng tầng và số lượng các lớp tế bào của một tầng khác nhau tùy vị trí da trên cơ thể.

o
Tầng đáy: tầng đáy là tầng sâu nhất của biểu bì, gồm một lớp tế bào hình trụ
hay hình vuông, nằm tựa vào màng đáy, lớp này rất chắc, nhờ các liên kết giữa tế bào với
màng đáy và giữa các tế bào với nhau qua trung gian các thể liên kết. Tầng đáy cấu tạo bởi
các tế bào sừng, đây là lớp tế bào có khả năng sinh sản để tạo nên các lớp tế bào phía nông
hơn của quá trình sừng hóa. Quá trình sừng hóa từ khi tế bào đáy phân chia đến khi bong vảy
kéo dài khoảng 40 – 55 ngày.
o Tầng gai: nằm phía nông so tầng đáy, khoảng 10 lớp tế bào hình đa diện. Khi tế bào
càng bị đẩy ra nông thì tế bào dẹt dần và cũng mất các thể liên kết dần, do đó xuất hiện các
khoảng gian bào giữa các tế bào, các tế bào chỉ dính với nhau ở một đôi chỗ nên có hình các
gai nhọn, vì vậy lớp này được gọi là tầng gai.


12

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

o
Tầng hạt: tầng hạt có khoảng từ 2 – 5 lớp tế bào hình thoi, dẹt, trong bào
trương có các hạt keratohyalin. Các tế bào ở các lớp nông của tầng hạt, nhân bắt đầu thoái hóa
và tế bào xem như chết.
o
Tầng bóng: tầng bóng gồm các tế bào dẹt, trong suốt vì các hạt keratohyalin
đã biến mất gần hết. Tầng bóng chỉ có một ở vài vị trí da của cơ thể chứ không phải toàn bộ
cơ thể.
o
Tầng sừng: nằm nông nhất, gồm khoảng 25 lớp tế bào bong vảy, các lớp tế
bào này tróc ra từng phần bong ra như gàu của da đầu hay khi tắm rửa ...

Hình 1. 10. Các lớp của biểu bì


1. Tầng sừng

2. Tầng bóng

4. Tầng gai. 5 Tầng đáy

3. Tầng hạt

6. Màng đáy 7. lớp bì

1.2. Lớp Bì
Lớp bì là lớp chính của da, là một lớp mô liên kết với các nguyên tế bào hạt, tế bào mỡ, đại
thực bào, các sợi đàn hồi và sợi keo, sợi lưới trong đó sợi keo chiếm đa số. Trong lớp bì còn
có các thành phần khác như mạch máu, đầu mút thần kinh, nang lông, tuyến bã.
Lớp bì đựoc chia thành hai lớp đó là lớp gai ở sâu và lớp lưới ở nông:


13

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

o Lớp gai: được gọi là lớp gai vì các tế bào tạo thành các gai (nhú) ở phía nông, đội lấy
màng đáy, lớp này tương đối ít chắc hơn lớp lưới. Ở đây có các mạch máu sắp xếp thành đám
rối để nuôi dưỡng biểu bì và giúp cho sđiều hòa nhiệt độ cơ thể.
o Lớp lưới: là lớp chính của lớp bì, nhiều sợi liên kết cứng chắc sắp xếp bắt chéo như
đang lưới, tạo nên sự vững chắc của da. Các sợi keo sắp xếp theo các hướng khác nhau, đan
chéo thành các bó. Sự sắp xếp dù theo nhiều hướng khác nhau nhưng có chỗ nhiều chỗ ít tạo
nên các đường gọi là nếp lằn da, rất quan trọng trong phẫu thuật, vì khi rạch Da theo các nếp
này thì sẹo nhỏ và vết thương không bị căng...

Lớp bì dù rất vững chắc, nhưng khi sự căng da vượt quá sức chịu đựng của lớp bì, thì lớp
bì sẽ bị nứt, các đường nứt này có thể thấy qua trung gian lớp biểu bì, đặc biệt ở da bụng của
phụ nữ mang thai...
1.3. Lớp hạ bì
Lớp hạ bì hay còn gọi là lớp dưới da, nối lớp bì với cơ, xương. Lớp hạ bì là một tổ chức liên
kết lỏng lẽo gồm có các sợi keo và đàn hồi. Tế bào hay gặp là nguyên bào sợi, đại thực bào và
tế bào mỡ, hơn một nửa mỡ của cơ thể được dự trữ ở lớp dưới da, tuy nhiên số lượng và vị trí
dày mỏng của lớp mỡ này phụ thuộc vào tuổi, giới, tình trựng dinh dưỡng...

Hình 1. 11. Lớp bì và các cấu trúc phụ thuộc da
1. Thân lông 2. Cơ dựng lông 3. Nang lông
5. Lỗ mồ hôi 6. Màng đáy 7. Tuyến bã
10. Nhú lông 11. Mạch máu của lớp bì.

4. Phần tủy của hành lông

8. rễ lông 9. Tuyến mồ hôi


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

14

2. Da dày và da mỏng
Da của cơ thể có chỗ dày và chỗ mỏng không đều, người ta chia tạm thời thành hai loại: da
dày và da mỏng:
2.1. Da dày: da gồm đầy đủ 5 tầng tế bào, tầng sừng rất dày, ở những nơi tiếp xúc như lòng
bàn tay và bàn chân, da ở đây đặc biệt có các vân da do lớp gai của lớp bì sắp xếp song song
nhau tạo thành.
2.2. Da mỏng: da ở vùng còn lại của cơ thể, đặc trưng là thường không có tầng bóng, số lượng

lớp tế bào của các tầng khác cũng ít hơn da dày
Sự phân biệt dày và mỏng chỉ dựa vào độ dày của lớp biểu bì, chứ không dựa vào toàn bộ
chiều dày của da, nên cho dù da ở lưng dày hơn da lòng bàn tay vẫn được xếp vào loại da
mỏng.
3. Màu sắc của da
Màu sắc của da phụ thuộc vào sắc tố, tuần hoàn của da và độ dày của da quyết định, trong đó
sắc tố là yếu tố quan trọng nhất. Trong các loại sắc tố thì melanin (hắc tố) chiếm đa số,
melanin giúp cho da ngăn chận được tia cực tím đi qua cơ thể. Trên cơ thể một số vùng da có
nhiều hắc tố như núm vú, quần vú, hố nách, bộ phận sinh dục...một số vùng khác số lượng
melanin ít nên nhạt màu hơn da bình thường như môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím sẽ kích thích da sản xuất nhiều melanin làm
cho da đậm màu hơn.

II. Lông
Khác với da, lông không có ở một số vùng của cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân, môi, núm
vú, một phần của bộ phận sinh dục ngoài.
Trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, hầu như toàn bộ cơ thể có một
lớp lông tơ rất mịn bao phủ, trước khi sinh, xuất hiện loại lông dài, có màu đậm gọi là lông
vĩnh viễn, thay thế lớp lông tơ ở da đầu, lông mi và lông mày. Đồng thời các nơi khác của cơ
thể, lớp lông tơ cũ cũng được thay thế bằng lông tơ mới. Sau khi sinh, đến tuổi dậy thì, lông
vĩnh viễn thay thế hầu hết lông tơ, đặc biệt ở nách, bộ phận sinh dục, mặt của đàn
ông...Nhiệm vụ của lông là bảo vệ cơ thể, hạn chế ma sát do tiếp xúc...
1. Cấu tạo của lông
Lông gồm có hai phần là thân lông là phần lông nhìn thấy được, chân lông nằm bên trong da.
Đáy của chân lông phình ra gọi là hành lông có chứa một lớp tế bào gai không biệt hóa gọi là
tủy, phần này chịu trách nhiệm mọc lông. Lớp tế bào ở sâu của hành lông gọi nhú lông.
Trên thiết đồ ngang lông cấu tạo gồm có ba lớp: tủy lông, vỏ lông và lớp áo ngoài.
Chân lông được bao bọc trong một nang gọi là nang lông.
Một nang lông có một cơ trơn bám từ nang lông đến lớp gai của da, gọi là cơ dựng lông, khi
cơ co trong trường hợp lạnh hay tình trạng kích thích như sắp bị tấn công, làm cho lông dựng

thẳng đứng.
2. Sự phát triển của lông
Quá trình phát triển của lông có thể tóm tắt như sau, đầu tiên tủy của hành lông tạo nên các tế
bào biệt hóa, sừng hóa và chết, phát triển đến một độ dài nào đó rồi ngừng phát triển một thời
gian, cuối cùng rụng và được thay thế bởi một lông khác. Tuổi thọ của lông phụ thuộc vào vị
trí của lông, ví dụ lông mày tuổi thọ khoảng 150 ngày, tóc từ 4 – 5 năm.


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

15

III. Tuyến của da
1. Tuyến bã
Tuyên hình túi đơn, nằm ở lớp bì, ống tiết đổ vào nang lông, tiết ra chất bã, phát triển mạnh ở
tuổi dậy thì, một vài vị trí trên cơ thể như mi mắt, môi và một phần bộ phận sinh dục ngoài thì
tuyến bã đỗ trực tiếp ra da, vì ở những chỗ đó không có lông. Chất bã là một chất màu trắng,
nhiều lipid do sự phân hủy và chết của tế bào bài tiết. Chức năng giúp cho da khỏi bị khô và
chống nhiễm khuẩn.
2. Tuyến mồ hôi
Là những ngoại tiết nhỏ, tiết ra mồ hôi, mỗi tuyến bắt đầu bằng các ống cuộn thành các tiểu
cầu mồ hôi nằm trong lớp bì, ống bài xuất đổ mồ hôi ra da bằng các lỗ mồ hôi (tuyến mồ hôi
toàn vẹn), hay đổ vào nang lông (tuyến mồ hôi bán hủy). Thường có hai loại tuyến mồ hôi ở
người:
2.1. Tuyến mồ hôi toàn vẹn
Có ở hầu hết toàn bộ da của cơ thể, ngoại trừ một số vị trí như môi, môi bé, quy đầu và đầu
của âm vật, nhiều nhất là ở da trán, lòng bàn tay và bàn chân. Ống bài xuất đổ thẳng ra da
bằng lỗ mồ hôi, chất tiết là mồ hôi, một chất dịch đẳng trương chứa nước và lượng nhỏ các
chất khoáng, ure...sự bài tiết mồ hôi giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.
2.2. Tuyến mồ hôi bán hủy

Chỉ xuất hiện vào tuổi dậy thì, ở các vị trí da ở nách, núm vú, bộ phận sinh dục ngoài và
quanh hậu môn. Các tuyến này đổ chất tiết vào nang lông sau đó bài xuất ra ngoài ở lỗ chân
lông, chất tiết là một loại hỗn hợp gồm protein, acid béo... không có mùi, nhưng dưới tác
dụng của vi khuẩn thì nó sẽ thành các chất có mùi đặc biệt được xem như là một chất dục tình
hương.
Ngoài tuyến bã và tuyến mồ hôi, hai loại tuyến đặc biệt khác của da là tuyến vú và tuyến tiết
ra rái tai nằm ở ống tai ngoài.

IV. MÓNG
Là một tấm sừng cứng đặc biệt nằm ở mặt lưng của đầu ngón tay và ngón chân, có nhiệm vụ
bảo vệ, gải...
Móng cấu tạo gồm hai phần rễ móng là phần móng bị da che phủ, thân móng là phần móng
nhìn thấy được. Ở phần gốc của thân móng, chỗ móng nối với da có một hình bán nguyệt màu
trắng gọi là lunula.
Thân móng nằm trên gường móng, rễ móng nằm trên nền móng, nền móng phân bào, phát
triển và sừng hóa làm cho móng dài ra, trung bình móng phát triển với vận tốc 1 mmm/ tuần.


16

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

Hình 1. 12. Cấu tạo của móng
1. Thân móng

2. Lunula

3. Giường móng



17

Chương 1. Đại cương giải phẫu học

HỆ NỘI TIẾT
Mục tiêu bài giảng
Mô tả được vị trí, chức năng của một số tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố (hormon), chất này có
tác dụng đặc biệt lên các mô, các cơ quan ở xa. Tuyến không có ống tiết, các tế bào tuyến đổ
nội tiết tố trực tiếp vào máu, với lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu.
Trong cơ thể có các tuyến nội tiết chính sau: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến ức, tụy tạng, tuyến
thượng thận, tinh hoàn hay buồng trứng, thể tùng. Ngoài ra còn một số cơ quan tiết ra hormon
khác như tim, gan

Hình 1. 13. Hệ thống nội tiết

1. Tuyến yên

2. Thể tùng

4. Tuyến thượng thận 5. Tụy

3. tuyến giáp
6. Tuyến sinh dục

I. Tuyến yên
Tuyến yên có kích thước bằng hạt đậu nhỏ, treo ở mặt dưới của não, nằm lọt vào trong hố
yên. Tuyến yên được điều khiển bởi một trung khu thần kinh ở trên nó là đồi thị.
1. Phôi thai học
Tuyến yên phát triển từ hai túi thừa phôi thai:

- Một mầm từ miệng của phôi, tạo nên thùy trước của tuyến yên.
- Một mầm từ não nguyên thủy, tạo nên thùy sau.


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

18

Hai mầm họp nhau lại, phát triển đồng thời tạo nên một tuyến yên vĩnh viễn.
2. Giải phẫu học
Tuyến yên gồm hai thùy riêng biệt nhau, có nguồn gốc cũng như vai trò khác nhau:
- Thùy trước, còn gọi tuyến yên tuyến, chiếm phần lớn thể tích, tiết nhiều nội tiết tố, chi phối
hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Nhưng chịu sự kích thích của các chất phóng ra từ vùng
hạ đồi.
- Thùy sau, còn gọi tuyến yên thần kinh, chức năng dự trữ các nội tiết tố ADH, oxytocin chất
này được bài tiết ở vùng hạ đồi bởi các tế bào thần kinh, nhưng đuôi gai của tế bào này nằm ở
thùy sau nên giải phóng nội tiết tố vào thùy sau và dự trữ ở đó..

II. Tuyến giáp (mô tả chi tiết ở chương ngũ quan)
Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, trước thanh quản và khí quản, giữ vai trò quan trọng trong
sự tăng trưởng của cơ thể và các biến dưỡng trung gian.
1. Phôi thai học
Tuyến phát sinh từ nền của mầm hầu. Mầm tuyến giáp phát triển từ sàn miệng tiến sâu xuống
vùng cổ trước, để lại sau nó một ống, bình thường sẽ teo lại nối eo tuyến giáp với đáy lưỡi:
ống giáp lưỡi. Một vài trường hợp còn tồn tại một phần ống giáp lưỡi là u nang giáp lưỡi.
2. Giải phẫu học
Tuyến giáp gồm hai thùy nối nhau bởi một eo nằm trước vòng sụn 2 - 3 của khí quản. Tuyến
gồm vô số nang tuyến tiết hormon có chức năng trong sự tăng trưởng của cơ thể. Một sự phát
triển không bình thường, thông thường do thiếu iod, tạo nên bướu ở tuyến giáp .


III. Tuyến cận giáp
Thường có bốn tuyến, nhỏ bằng hạt gạo, nằm ở sau thùy bên của tuyến giáp. Tuyến giữ vai
trò trong sự điều hòa chuyển hóa phospho-calci.

IV. Tuyến thượng thận (mô tả chi tiết ở chương ngũ quan)
Tuyến nằm sát cực trên của thận, tuy không có sự liên quan về chức năng với thận.
1. Phôi thai học
Tuyến thượng thận có hai nguồn gốc phôi thai khác nhau khác nhau: ngoại phôi bì tạo nên
phần tủy, trung bì tạo nên phần vỏ.
2. Giải phẫu học
Có hai tuyến tương ứng hai thận. Mỗi tuyến gồm có hai phần: phần tủy và phần vỏ.
-Phần tủy tạo ra adrenalin và noradrenalin là những chất chuyển hóa thần kinh của hệ giao
cảm.
-Phần vỏ tạo ra nhiều nội tiết tố điều khiển sự chuyển hóa và sinh dục đó là aldosteron,
glucocorticoid và andrrogen.

V.Tụy tạng
Tụy tạng là một tuyến tiêu hóa, tuy nhiên nằm giữa mô tụy lại có cơ quan nội tiết. Ðó là các
đảo tụy sản xuất ra nhiều nội tiết tố trong đó chủ yếu là insuline có tác dụng hạ đường máu,
glucagon có tác dụng ngược lại.

VI. Tinh hoàn và buồng trứng


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

19

Ngoài chức năng ngoại tiết, tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ còn có các nhóm tế bào sản
xuất ra nội tiết tố sinh dục (androgen ở nam, ostrogen ở nữ), có vai trò điều hòa chức năng

sinh dục và xác định tính dục thứ phát.

VII. Tuyến ức và tuyến tùng
1. Tuyến ức
Nằm sau xương ức, phía trên tim. Tuyến hoạt động mạnh thời kỳ bào thai và sơ sinh, sau đó
thoái biến dần, cho đến thời kỳ dậy thì chỉ còn vết tích. Ở người lớn, tế bào lympho T có
nguồn gốc từ tuyến ức, giữ vai trò quan trọng trong cơ chế phòng vệ miễn dịch.
7.2. Tuyến tùng
Nằm ở vùng trên đồi. Các tế bào tuyến tiết ra melatonin, từ thời kỳ dậy thì cho đến lúc trưởng
thành. Tác dụng của melatonin là chống hướng sinh dục ức chế sự dậy thì và tạo giấc ngủ.


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

20

Câu hỏi kiểm tra
1. Hãy nêu định nghĩa giải phẫu học. Cho biết vai trò của giải phẫu học trong y học?
2. Hãy giới thiệu sơ lược các nhà khoa học đã xây dựng và phát triển môn giải phẫu từ xưa
đến nay.
3. Theo mục đích nghiên cứu thì giải phẫu học gồm những ngành nào?
4. Theo mức độ nghiên cứu thì giải phẫu học gồm những ngành nào?
5. Theo phương pháp nghiên cứu thì giải phẫu học gồm những ngành nào?
6. Mô tả tư thế giải phẫu và các mặt phẳng giải phẫu?
7. Hãy mô tả các thuật ngữ sử dụng trong giải phẫu học và các động tác giải phẫu?
8. Cho biết sự giống nhau và khác nhau của hai hệ thống thuật ngữ PNA và TA?
9. Các vấn đề thuật ngữ giải phẫu học của Việt nam hiện tại và cho ý kiến của cá nhân về
thuật ngữ giải phẫu học ở Việt Nam.
10. Nhiệm vụ của da?
11. Mô tả cấu tạo của biểu bì?

12. Mô tả cấu tạo của lớp bì?
13. Mô tả cấu tạo và sự phát triển của lông?
14. Mô tả cấu tạo của hai loại tuyến mồ hôi trong cơ thể.
15. Cho biết tên, vị trí các tuyến nội tiết?


Chương 1. Đại cương giải phẫu học

21

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học. Tập I. Nhà xuất bản Y học 1993.
2. Abrahams & Nbspsandy C. Marks, Ralph T. Hutchings. McMinn's Color Atlas of
Human Anatomy . Peter H. Publisher: Mosby, 2002.
3. Anne MR Agur, Arthur F Dalley. Grant's Atlas of Anatomy, Publisher: Lippincott
Williams & Wilkins, 2004.
4. Barry Bogin, M.A., Ph.D. Human Growth and Development. Copyright © 2002
Elsevier inc.
5. Elaine N. Marieb, Katja Hoehn. Human Anatomy & Physiology, 7th Ed, Benjamin
Cummings. 2006.
6. F P Lisowski. A Guide To Dissection Of The Human Body. Copyright © 2004 by World
Scientific Publishing Co. Pte. Ltd.
7. Faller. The Human Body. Copyright © 2004 Thieme.
8. Feneis. Pocket Atlas of Human Anatomy. 4th edition., © 2000 Thieme.
9. Frank H. Netter. Atlas of human anatomy Copyright © 2007 by Elsevier (Singapore).
10. Harold-Elli. Clinical Anatomy, Arevision and applied anatomy for clinical students .
Seleventh Edition. 2006 Harold Ellis Published by Blackwell Publishing Ltd.
11. Henry Gray. Anatomy of the Human Body. 20 th edition. New York : Bartleby.Com,
2000.
12. J.M. Debois.The Anatomy and Clinics of Metastatic Cancer. ©2002 Kluwer Academic

Publishers.
13. John E. Skandalakis, Gene L. Colborn, Thomas A. Weidman, Roger S. Foster, Jr.,
Andrew N. Kingsnorth, Lee J. Skandalakis, Panajiotis N. Skandalakis, Petros S. Mirilas
Skandalakis' Surgical Anatomy . 2004
14. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F. Clinically Oriented Anatomy, 5th Edition
Copyright ©2006 Lippincott Williams & Wilkins.
15. Primal Pictures Ltd, Interactive 3D Anatomy Series Complete Human Anatomy
(2007).
16. Richard Drake, Wayne Vogl, Adam Mitchell. Gray's Anatomy for
Students, 2004. Copyright © 2007 Elsevier inc
17. Saladin. Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function, Third Edition . ©
The McGraw−Hill Companies, 2003.
18. Seeley−Stephens−Tate. Anatomy and Physiology Sixth Edition,: © The McGraw−Hill
Companies, 2004.
19. Sobotta. Atlas of human anatomy. Rpotz and pabst, Editors. 12 th english Edition –
translated by Anna N. Taylor
20. Stanley Monkhouse Ma,Mb, BChir, PhD. Cranial Nerves Functional Anatomy. ©
Cambridge University Press,2006.
21. Susan Standring. Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice 39 ed
Publisher: Churchill Livingstone, 2004.
22. The Federative Committee on Anatomical Terminology. Terminologia Anatomica,
International Anatomical Terminology, George Thieme Verlag. 1998.
23. Valerie C. Scanlon, PhD. Essentials of Anatomy and Physiology. Copyright © 2007 by
F. A. Davis Company.
24. Van De Graaff. Human Anatomy, Sixth Edition.. © The McGraw−Hill Companies,
2001.
25. Walter j. Hendelman. Atlas of functional neuroanatomy. Second edition© 2006 by
Taylor & Francis Group, LLC.
26. Walter C. Hartwig Ph.D Fundamental Anatomy, 1st Edition Copyright A©2008
Lippincott Williams & Wilkins.



Chương 1. Đại cương giải phẫu học
MỘT SỐ TRANG WEB TRƯỜNG Y KHOA VIỆT NAM
1. Trường Đại học Y Hà Nội
2. Trường Đại học Y Dược Huế
3. Trường Đại Học Y dược TP. Hồ Chí Minh
4. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
MỘT SỐ TRANG WEB VỀ GIẢI PHẪU HỌC
1. Atlas of Human Anatomy
2. Atlas of Human Anatomy in Cross Section
3. Gray's Anatomy
4. Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation
5. The Columbia Virtual Body
6. WebAnatomy at Minnesota
7. Whitaker - Instant Anatomy

22



×