Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nhà nước và cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.12 KB, 28 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
(V.I.Lê nin Toàn tập, t.33., Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976., tr.1-148. )

GS,TS. Hoàng Chí Bảo
Ths. Lê Quang Hòa
I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" được Lê-nin viết vào tháng 8, 9
năm 1917 và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918.
- Trước khi viết tác phẩm này, Lê-nin đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tập
hợp một cách công phu các nguồn tài liệu từ các tác phẩm kinh điển của chủ
nghĩa Mác về nhà nước, các công trình, các bài viết của những thủ lĩnh theo
chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa vô chính phủ với sự phân tích và phê phán
sâu sắc. Toàn bộ những tài liệu ấy được Lênin sắp xếp thành một phần riêng
và lấy tên là "Học thuyết của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và những nhiệm vụ
của giai cấp vô sản trong cách mạng". Có thể nói đây là sự chuẩn bị một cách
chi tiết nhất, tỉ mỉ nhất, rất đầy đủ và khoa học, phản ánh tinh thần làm việc,
phong cách khoa học mẫu mực của Lênin. Tất cả những sự chuẩn bị ấy được
Lênin ghi chép lại bằng chữ nhỏ trong một quyển vở bìa xanh với nhan đề
“Chủ nhĩa Mác về vấn đề nhà nước”. Trong quyển vở ấy Lênin đã tập hợp các
đoạn trích trong các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, cũng như các đoạn
trích trong các sách và các bài viết của C.Cauxky, A.Pan-nê-cúc, N.I.Bu-kharin và E.Bécxtanh, kèm theo những nhận xét có phê phán, những kết luận và
tổng kết của Lênin. Sau này khi bắt tay vào viết tác phẩm “Nhà nước và Cách
mạng” Lênin đã yêu cầu đồng chí của mình gửi cuốn vở bìa xanh ấy sang Radơ-líp cho Người và cùng với những sự thu thập thêm một số tài liệu khác
nữa (những tác phẩm của Mác và Ăngghen mà Lênin chưa kịp tập hợp vào
cuốn vở bìa xanh) đã thực sự là những tài liệu vô cùng cần thiết cho Lênin
viết tác phẩm quan trọng này.


- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh lịch sử với những nét tiêu biểu
sau đây:


+ Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với hình thái lịch sử mới của nó
là chủ nghĩa đế quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự áp bức khủng khiếp
của nhà nước đối với quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vì
nhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô
hạn. Nó làm cho đời sống của quần chúng khốn khổ không thể chịu được và
làm cho họ càng thêm căm phẫn.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, theo quy luật
của nền kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa, thời kỳ Chủ nghĩa Đế quốc được đặc
trưng bởi Chủ nghĩa tư bản tài chính đã trở thành trùm sỏ tài phiệt, lũng đoạn
nhà nước. Giữa chính trị, pháp lý của giai cấp tư sản có khoảng cách rất xa
với thực tiễn đời sống và nền kinh tế tư bản hiện thời. Mâu thuẫn ấy đã bộc lộ
ngày càng rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của quần chúng nhân
dân. Tình trạng thất nghiệp, lao động bị bóc lột tàn khốc hơn, an ninh, an toàn
trong cuộc sống không được đảm bảo, chính quyền đối lập với lợi ích nhân
dân… Tình trạng ấy ngày càng tạo nên những xung đột mạnh mẽ trong lòng
xã hội tư bản và càng khiến cho lòng căm phẫn và tinh thần cách mạng của
quần chúng sôi sục hơn bao giờ hết.
+ Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) làm cho mâu thuẫn
của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ. Sự phân chia không đồng đều thị
trường thế giới, lợi ích từ các thị trường thuộc địa đã khiến các nước đế quốc
cạnh tranh, giằng xé lẫn nhau. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các
nước tư bản chính quốc ngày càng gay gắt và sâu sắc. Vấn đề giải phóng các
dân tộc thuộc địa cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và nổi bật. Quá trình đó đã
thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trong
nhiều nước đế quốc. Chính vì vậy, Lênin gọi giai đoạn này là đêm trước của
cuộc cách mạng vô sản.


+ Cùng thời điểm này, những thủ lĩnh của chủ nghĩa cơ hội và chủ

nghĩa xét lại trong quốc tế II mà điển hình là Becxtanh và Cau-xky đã ra mặt
chống lại chủ nghĩa Mác, chống lại quan điểm của Mác và Ăngghen về tính
tất yếu lịch sử của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, chống lại việc
dùng phương pháp cách mạng và sức mạnh của bạo lực cách mạng để lật đổ
nhà nước tư sản thay thế nó bằng nhà nước vô sản. Họ ra sức bảo vệ lý luận
phát triển hoà bình chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội – tức là từ bỏ con
đường cách mạng vô sản thay thế nó bằng đường lối cải lương tư sản. Về thực
chất, đây là sự phản bội chủ nghĩa Mác, rõ nhất là trong vấn đề nhà nước và
phương thức giành chính quyền nhà nước.
Cau-xky (1854-1938) thủ lĩnh của đảng dân chủ xã hội Đức và quốc tế
II, biên tập viên tạp chí thời mới của đảng dân chủ xã hội Đức. Cau-xky bắt
đầu tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa từ 1874, các quan điểm ở thời kỳ
đầu của Ông là pha trộn giữa các phái Látxan, Mantuýt mới, và chủ nghĩa vô
chính phủ. Năm 1881 sau khi gặp gỡ và làm quen với Mác, Ăngghen, Cauxky đã có những thay đổi quan trọng về lập trường và lí luận của mình và đã
viết “Học thuyết kinh tế của Các Mác”, “Vấn đề ruộng đất”…là những cuốn
sách tuy có sai lầm nhưng đã đóng góp vai trò tích cực trong việc tuyên
truyền chủ nghĩa Mác. Từ những năm 1888 Cau-xky chuyển sang lập trường
“phái giữa” ngả nghiêng giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cơ hội. Với các tác
phẩm: “Béc-xtanh và cương lĩnh của đảng dân chủ-xã hội”, “Những tiền đề
của chủ nghĩa xã hội”,

“Cách mạng xã hội”, “Con đường giành chính

quyền”… Như Lênin đánh giá ở phần “Luận chiến của Cau-xky chống bọn cơ
hội chủ nghĩa” của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, thì Cau-xky lúc này
lập lờ, không nhất quán, nói là chống lại chủ nghĩa cơ hội, chống lại Bécxtanh nhưng thực chất lại nhượng bộ Béc-xtanh, đặc biệt là trong vấn đề nhà
nước và cách mạng.
Đến những năm1910, 1911 Cau-xky chuyển hẳn sang lập trường của
chủ nghĩa cơ hội.



Béc-xtanh E-đu-a (1850-1932) thủ lĩnh của cánh cơ hội chủ nghĩa cực
đoan trong đảng dân chủ xã hội Đức và quốc tế II, lý luận gia của chủ nghĩa
xét lại và chủ nghĩa cải lương, biên tập viên của tờ “Người dân chủ xã hội” cơ
quan ngôn luận TW của đảng dân chủ xã hội Đức. Béc-xtanh ngang nhiên xét
lại những nguyên lý triết học, kinh tế và chính trị của chủ nghĩa Mác cách
mạng. Béc-xtanh coi nhiệm vụ cơ bản của phong trào công nhân là đấu tranh
đòi cải cách nhằm cải thiện đời sống của công nhân dưới chế độ tư bản. Vào
những năm 1896-1898, Béc-xtanh đã đăng trên tạp chí “Die Neue Zeit” (Thời
mới), cơ quan lý luận của đảng dân chủ-xã hội Đức, một loạt bài lấy tên
“Những vấn đề chủ nghĩa xã hội”, trong đó Béc-xtanh đã xét lại những
nguyên lý triết học, kinh tế và chính trị của chủ nghĩa Mác cách mạng.
Béc-xtanh phủ nhận khả năng đem lại cho chủ nghĩa xã hội một cơ sở
khoa học và khả năng chứng minh theo quan điểm duy vật lịch sử, rằng chủ
nghĩa xã hội là tất yếu, không thể tránh khỏi; phủ nhận tình trạng bần cùng
ngày càng tăng, phủ nhận sự vô sản hoá và tình trạng những mâu thuẫn tư bản
chủ nghĩa ngày càng trở nên gay gắt và kiên quyết bác bỏ tư tưởng chuyên
chính vô sản và quyết liệt phủ nhận lý luận đấu tranh giai cấp.
Béc-xtanh cùng với những người thân cận của mình đã hình thành nên
chủ nghĩa Béc-xtanh, trào lưu Béc-xtanh – Trào lưu cơ hội chủ nghĩa thù địch
với chủ nghĩa Mác trong phong trào dân chủ –xã hội quốc tế, nó xuất hiện vào
cuối thế kỷ XIX ở Đức và được gọi theo tên của E. Béc-xtanh. Ngay cả những
năm sau này, phái Béc-xtanh vẫn tiếp tục ủng hộ chính sách của giai cấp tư
sản đế quốc, đấu tranh chống lại cách mạng XHCN tháng 10 và nhà nước xôviết.
+ Cũng ở thời điểm này, bọn vô chính phủ chủ nghĩa thì lại theo lý luận
chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả hình thức nhà nước của giai cấp
công nhân cách mạng là nền chuyên chính vô sản.
Tiêu biểu cho phái này là Bukharin và Ba-cu-nin. Trong hàng loạt các
bài báo của mình, Bukharin đã công khai bênh vực các quan điểm nửa vô



chính phủ, phản Mác-xít về vấn đề nhà nước. Ba-cu-nin là nhà tư tưởng của
chủ nghĩa vô chính phủ và là kẻ thù điên cuồng chống lại chủ nghĩa Mác và
chủ nghĩa xã hội khoa học. Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Ba-cu-nin là phủ
nhận mọi nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản, phủ nhận vai trò lịch sử toàn
thế giới củ giai cấp vô sản. Ba-cu-nin đưa ra tư tưởng “cân bằng” các giai cấp,
thống nhất các “hiệp hội tự do” từ bên dưới. Theo ý kiến phái Ba-cu-nin thì tổ
chức cách mạng bí mật bao gồm những nhân vật “xuất chúng” phải lãnh đạo
những cuộc nổi dậy của nhân dân và phải làm ngay, làm theo kiểu nổi dậy tức
thời, khủng bố. Sách lược ấy là phiêu lưu, mạo hiểm và đối địch với học
thuyết mác-xít về khởi nghĩa.
Những khuynh hướng tư tưởng này khi thâm nhập vào phong trào công
nhân và truyền bá sâu rộng trong xã hội sẽ gây tác động ngược chiều và gây
ra hậu quả tiêu cực tai hại, có nguy cơ làm mất phương hướng chính trị của
phong trào, đầu độc tư tưởng, ý thức công nhân…
Cần phải giải phóng tư tưởng, ý thức công nhân và nhận thức xã hội nói
chung ra khỏi những độc tố tư tưởng đó, nhất là khi tình thế cách mạng đang
tới gần. Cách mạng đang cần được dẫn dắt bởi những quan điểm đúng đắn,
khoa học và cách mạng – thực tiễn lý luận chính trị bức xúc đó đã thôi thúc
Lênin nghiên cứu lý luận về Nhà nước và Cách mạng trên lập trường của chủ
nghĩa Mác.
Đặc điểm cách mạng Nga ở thời điểm này cũng rất phức tạp:
Cuộc cách mạng tháng 2/1917 đã giành được thắng lợi, chính quyền
Nga Hoàng đã bị lật đổ nhưng chính quyền ở trung ương thì thuộc về tay giai
cấp tư sản còn chính quyền địa phương thuộc về tay công nông, (hình thành 2
phái, phái menxêvích – những người nguyên là giai cấp vô sản nhưng lại ủng
hộ, đi theo giai cấp tư sản; và phái bônxêvích – những người đại diện chân
chính cho giai cấp công nhân và nông dân cách mạng).
Từ tháng 2 đến tháng 6/1917 là thời kỳ rất căng thẳng. Cả những người
Menxêvích và những người Bôn xêvích còn đang chờ đợi, thăm dò lẫn nhau



(thời kỳ diễn biến hoà bình). Nhưng đến tháng 6/1917, tại Đại hội Xô-viết toàn
Nga lần thứ I - phái Men xêvích đã ra lời tuyên bố giành nốt chính quyền và đàn
áp công nông - bộ mặt phản cách mạng của chúng đã bộc lộ rõ rệt.
Từ tháng7 đến trước tháng 10 là thời điểm nóng bỏng, chính phủ TW
(phái Menxêvích) tuyên bố loại những người Bôn xêvích ra khỏi pháp luật.
Lênin-Vị lãnh tụ của của phái Bônxêvích, những người đại diện cho giai cấp
công nông phải lưu vong ra nước ngoài và đó cũng chính là thời điểm Lênin
viết tác phẩm này.
II. Tư tưởng chủ đạo
- Trình bày và phát triển có hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác
về vấn đề nhà nước.
- Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác về CNXH, CNCS - về bản chất,
đặc trưng, sự vận động của hai giai đoạn trong hình thái kinh tế cộng sản chủ
nghĩa.
III. Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm Nhà nước và cách mạng gồm 6 chương, chương thứ 7 Lênin
mới viết bản thảo với tựa đề “Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga 19051907” và trong lời bạt cho lần xuất bản thứ nhất Lênin đã nói rõ lý do không
hoàn thành dự định này là do phải tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo cách
mạng giành chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng tháng 10. Nhưng
chính Lênin đã bình luận rằng như thế chỉ có thể là đáng mừng thôi vì làm ra
“kinh nghiệm của cách mạng” vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về kinh
nghiệm đó.
Nội dung chủ yếu của tác phẩm thể hiện tập trung trong 6 chương với
25 tiết. Về mặt kết cấu, đây là một tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh, độc lập.
- Chương I, Lênin tập trung phân tích về xã hội có giai cấp và nhà
nước. Đây là chương quan trọng thể hiện một cách đầy đủ lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước. ở chương này, Lênin đã trình bày và phân tích



rất sâu sắc những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản
chất, đặc trưng của nhà nước.
- Ba chương tiếp theo của tác phẩm tập trung bàn về nhà nước và cách
mạng từ kinh nghiệm đấu tranh cách mạng những năm 1848-1851(chương II),
kinh nghiệm Công xã Pari 1871(chương III), những giải thích của Ăngghen
(chương IV). ở những chương này, bằng phương pháp lịch sử và phân tích
lịch sử Lênin đã chỉ rõ cách thức mà Mác và Ăngghen tổng hợp kinh nghiệm
của các cuộc cách mạng trong những năm 1848-1851, đặc biệt là Công xã
Pari để từ đó phát triển những tư tưởng của hai ông về nhà nước, về chuyên
chính vô sản.
Chương V - Lênin tập trung phân tích những cơ sở kinh tế của nhà
nước tự tiêu vong. Lý luận về chuyên chính vô sản, về hai giai đoạn của hình
thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa cũng được Lênin phân tích rất cụ thể và sâu
sắc ở chương này. Vì vậy, đây cũng là chương quan trọng chứa đựng nhiều
luận điểm cơ bản và mẫu mực.
Chương VI - Lênin đã vạch rõ bọn theo chủ nghĩa cơ hội đã tầm thường
hoá chủ nghĩa Mác như thế nào qua những cuộc luận chiến của chính các đại
biểu, phe phái này với nhau: luận chiến của Plê-kha-nốp chống bọn vô chính
phủ; luận chiến của Cau-xky chống bọn cơ hội chủ nghĩa và luận chiến của
Cau-xky chống Pan-nê-cúc.
IV. Những tư tưởng chính trị chủ yếu
Tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng” được Lênin viết trong hoàn cảnh
bão táp cách mạng, trong những cuộc luận chiến quyết liệt với các đại biểu,
phe phái chống lại chủ nghĩa Mác. Vì thế, để bảo vệ được tính khoa học cách
mạng của chủ nghĩa Mác về nhà nước và cách mạng, cũng như vạch rõ sự
xuyên tạc, những luận điệu sai trái của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, của chủ nghĩa
vô chính phủ, nội dung tác phẩm này phải trích lại rất nhiều luận điểm của cả
Mác, Ăngghen cũng như các luận điểm xuyên tạc của các phe phái chống lại



chủ nghĩa Mác trên. Chính Lênin ngay trong phần đầu của tác phẩm đã nói rõ
rằng:
“Trước tình hình việc xuyên tạc chủ nghĩa Mác trở thành một điều phổ
biến chưa từng thấy, thì nhiệm vụ của chúng ta trước hết là phải khôi phục
học thuyết chân chính của Mác về nhà nước. Muốn thế, cần phải có một loạt
đoạn trích dẫn dài trong chính ngay những tác phẩm của Mác và Ăngghen.
Tất nhiên là những đoạn trích dẫn dài ấy sẽ làm cho bản trình bày thành nặng
nề và không làm cho nó có tính chất đại chúng. Nhưng tuyệt đối không thể
không trích dẫn…. Phải trích dẫn cho thật đầy đủ để người đọc có thể tự mình
có một ý niệm về toàn bộ quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa xã
hội khoa học, về sự phát triển của những quan điểm ấy, và cũng là để chứng
minh bằng tài liệu và vạch rõ việc “chủ nghĩa Cau-xky” hiện đang giữ địa vị
thống trị, đã xuyên tạc những quan điểm ấy như thế nào” 1.
Vì vậy, nội dung của tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng” là rất phong
phú và sâu sắc, khối lượng thông tin cũng rất đồ sộ. Những nội dung cụ thể
được trình bày trong tác phẩm đều có sự phân tích của Lênin về các quan
điểm chính thống của chủ nghĩa Mác cũng như các luận điệu xuyên tạc, sai
trái của các phần tử chống đối, bọn cơ hội chủ nghĩa. Từ đó Lênin đưa ra
những đánh giá, kết luận xác đáng và thuyết phục.
Trong sự phong phú và hết sức rộng lớn về nội dung và ý nghĩa của tác
phẩm “Nhà nước và Cách mạng” như vậy, có thể chắt lọc ra những nội dung
tư tưởng chính trị chủ yếu của tác phẩm như sau:
1. Lý luận về nhà nước
Với nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên học thuyết Mác-Lênin về nhà
nước được trình bày có hệ thống và đầy đủ nhất. Tất cả những luận điểm căn
bản, được coi là cốt lõi về nhà nước (nguồn gốc, bản chất, chức năng, đặc
trưng của Nhà nước) đều được thể hiện rất đầy đủ và sâu sắc trong tác phẩm
này. Chính vì vậy, cho đến nay những luận điểm ở đây vẫn được chúng ta sử
dụng như những quan điểm chính thống, khoa học trong lí luận về nhà nước,

1

Lênin Toàn t?p, t?p 33, Nxb Ti?n b?, Mát-xco-va 1976, tr.8


đó cũng là cơ sở vững chắc cho chúng ta có thể dựa vào đó để phê phán
những quan điểm xuyên tạc, phản Mác-xít về vấn đề nhà nước.
1.1 Về nguồn gốc của nhà nước.
Bản thân nhà nước với sự xuất hiện và tồn tại của nó đã là một vấn đề
trung tâm của chính trị, nó trở thành một trong những dấu hiệu đặc trưng, một
trong những dấu hiệu căn bản nhất để nhận diện xã hội chính trị đã ra đời như
thế nào trong lịch sử.
Trong tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng” Lênin đã trích dẫn tác phẩm
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ănghen và
nhấn mạnh rằng Ăngghen đã có những sự phân tích rất sâu sắc và đầy thuyết
phục về nguồn gốc của nhà nước. Đứng trên lập trường duy vật biện chứng,
Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế của sự ra đời nhà nước.
Ăngghen sau khi phân tích một cách chi tiết, đầy đủ về chế độ xã hội
thời tiền sử với những quan hệ sản xuất-xã hội cụ thể, đặc biệt là sự nảy sinh,
phát triển trong quan hệ gia đình, huyết thống, đã chỉ ra logic phát triển tất
yếu cho sự ra đời nhà nước thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc đã trở nên lỗi
thời. Theo đó, ở thời đại dã man đó diễn ra hai cuộc phân công lao động xã
hội. Cuộc phân công xã hội lớn đầu tiên là tách chăn nuôi ra thành một lĩnh
vực sản xuất riêng và chiếm vị trí quan trọng dần lên theo tiến trình phát triển.
Kết quả của sự phân công này là đó tạo ra một bộ phận xã hội (những bộ lạc
du mục), có nhiều của cải hơn (nhiều sữa, nhiều sản phẩm làm bằng sữa,
nhiều thịt, da thú, lông dê…) hơn bộ phận còn lại trong xã hội. Cuộc phân
công xã hội lớn thứ hai là tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp – Kết quả
của sự phân công này là tạo ra của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng với tư
cách là của cải của cá nhân, từ đó trao đổi phát triển, thành thị - nông thôn

ngày càng cách xa nhau, sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo càng cách
xa: Cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới, xã hội thành các giai cấp
khác nhau.


Đó là những nhân tố cơ bản đưa đến sự sụp đổ của chế độ thị tộc, đó là
những lưỡi dao sắc bén được sản sinh từ bên trong lòng xã hội thị tộc, tự nó
chọc thủng cái kết cấu xã hội bền chặt ấy.
Hai cuộc đại phân công ấy đó tạo cơ sở cho viêc xác lập một hoạt động
quan trọng - hoạt động trao đổi: những người du mục có nhiều của cải hơn bộ
phận còn lại của xã hội sẽ trao đổi những sản phẩm mà họ làm ra với bộ phận
còn lại: đến khi tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp thì những sản phẩm
riêng biệt làm ra càng nhiều thì trao đổi cũng đã trở thành tất yếu sống còn
của xã hội.
Đến thời đại văn minh đã củng cố và phát triển tất cả những hình thức
phân công có trước đó, đồng thời, thời đại văn minh còn bổ sung vào đó một
sự phân công thứ ba, một sự phân công đặc trưng, có một ý nghĩa quyết định:
tách thương nghiệp ra thành một lĩnh vực hoạt động riêng biệt. Sự phân công
này sản sinh ra một giai cấp không còn tham gia sản xuất nữa, mà chỉ làm
công việc trao đổi sản phẩm, đó là những thương nhân. Ở đây, lần đầu tiên
xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản xuất một tí nào nhưng lại
chiếm toàn quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc
mình về mặt kinh tế, nó tự đứng ra làm kẻ trung gian không thể thiếu được
giữa hai người sản xuất và bóc lột cả hai. Cứ thế phát triển cùng với sự phát
triển của sản xuất, sự ra đời của đồng tiền, sự chuyển hóa ruộng đất thành
hàng hóa…thì giai cấp ấy, giai cấp có nhiều tiền ấy được người ta dành cho
những vinh dự luôn luôn mới, và một quyền thống trị ngày càng lớn đối với
sản xuất.
Như vậy là với sự mở rộng của thương mại, với tiền và nạn cho vay
nặng lãi, với quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố, sự tích tụ và tập trung

của cải vào trong tay một giai cấp ít người đó diễn ra nhanh chóng, cùng một
lúc với sự bần cùng hóa ngày càng tăng của quần chúng và sự tăng thêm của
đám đông dân nghèo. Lao động cưỡng bức, sự nô dịch trở thành phổ biến,


điều ấy tất yếu dẫn đến mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Quá trình phân hóa
càng nhanh thì mâu thuẫn, xung đột sẽ càng gay gắt.
Đó là những yếu tố mới phát sinh mà chế độ thị tộc tỏ ra bất lực, không
thể giải quyết được. Điều kiện kiên quyết của sự tồn tại của chế độ thị tộc là ở
chỗ các thành viên của một thị tộc hoặc một bộ lạc là phải cùng chung sống
trên cùng một lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú thôi - điều kiện ấy đó bị chế
độ thương nghiệp phá vỡ tan tành.
Sự đảo lộn của những điều kiện của sản xuất và những biến đổi của cơ
cấu xã hội do sự đảo lộn ấy gây nên, đã đẻ ra những như cầu mới và những
lợi ích mới, không những xa lạ với chế độ đó về mọi phương diện - nhu cầu
đòi hỏi phải có những cơ quan mới, những cơ quan mới đó phải hình thành ở
bên ngoài tổ chức thị tộc, ở bên cạnh thị tộc và do đó đối lập với thị tộc. Nó
đứng ra giải quyết những sự xung đột đạt tới mức độ gay gắt giữa người giàu
và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ. Nó phân chia ra thành những kẻ giàu
có đi bóc lột và những người nghèo khổ bị bóc lột. Nó tồn tại trong cuộc đấu
tranh không ngừng và công khai giữa các giai cấp đó với nhau hoặc là tồn tại
dưới sự thống trị như một lực lượng thứ ba, một lực lượng tựa hồ như đứng
trên các giai cấp đang đấu tranh với nhau, dập tắt cuộc xung đột công khai
giữa các giai cấp ấy. Cơ quan ấy chính là nhà nước. Ăngghen kết luận: “Tổ
chức thị tộc đó lỗi thời. Nó đã bị sự phân công và hậu quả của sự phân công
ấy
- tức là sự phân chia của xã hội thành giai cấp - phá tan. Nó đã bị nhà nước
thay thế”2.
Trong tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng”, Lênin đã viện dẫn và phân
tích kết luận của Ăngghen: “nhà nước quyết không phải là một lực lượng

được áp đặt từ bên ngoài vào xã hội …, nhà nước là sản phẩm của xã hội
trong một giai đoạn nhất định, nhà nước là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị
giam hãm trong vòng mâu thuẫn với chính bản thân nó mà không sao giải
2

C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn t?p, t.21.,Nxb.Chính tr? qu?c gia, Hà Nôi, 1995., tr.251.


quyết được; rằng nó bị phân chia thành những cực đối lập không điều hoà mà
xã hội đó bất lực không sao thoát ra khỏi. Nhưng muốn cho những cực đối lập
đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ
nuốt nhau và nuốt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải
có một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có thể làm dịu sự xung đột, giữ
cho sự xung đột đó nằm trong giới hạn của “trật tự” và lực lượng đó, nảy sinh
ra từ xã hội, nhưng lại đặt mình lên trên xã hội và ngày càng trở nên xa lạ với
xã hội – chính là nhà nước”3.
Lênin nhận xét rằng, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về vai trò lịch
sử và ý nghĩa của nhà nước, đã được diễn đạt một cách hoàn toàn rõ ràng. Từ
các luận điểm của Ăngghen đã viện dẫn, Lênin thâu tóm thành hai điểm quan
trọng:
+ “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt
khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước
xuất hiện.
+ Và “Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp
là không thể điều hoà được”4.
Đây là luận điểm căn bản của Lênin về nguồn gốc của nhà nước. Có thể
nói, đây là sự kế thừa và khái quát một cách cô đọng hơn, xúc tích hơn của
Lênin đối với chủ nghĩa Mác. Luận điểm này cho đến nay vẫn được coi là
luận

điểm gốc, điển hình, mẫu mực và khoa học về nguồn gốc của nhà nước. Do
đó luận điểm này cũng là cơ sở để chúng ta nhận thức, phê phán các quan
điểm sai trái về nguồn gốc của nhà nước, như quan điểm tôn giáo về nguồn
gốc của nhà nước – nhà nước cũng chỉ là sản phẩm phản ánh ý niệm từ bên
ngoài, sản phẩm từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, sản phẩm làm theo ý Chúa,
sản phẩm của Chúa. Hay quan điểm của các học giả tư sản cho rằng nhà nước
3
4

V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.9.
sđd. tr.9.


ra đời là sản phẩm của một khế ước được kí kết giữa những con người sống
trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước, nguồn gốc của nhà nước là khế
ước xã hội…
1.2 Về bản chất, đặc trưng của nhà nước.
* Bản chất của nhà nước
Từ chỗ khẳng định tính chính xác khoa học và lôgíc chặt chẽ về nguồn
gốc của nhà nước - tức nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai
cấp, Lênin đã chỉ ra bản chất của nhà nước là mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Lênin đã viện dẫn quan điểm của Mác: “nhà nước là một cơ quan thống
trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp
khác”5. Theo đó, Lênin cho rằng; “nhà nước là cơ quan thống trị của một giai
cấp nhất định, giai cấp này không thể nào điều hoà được đối với đối phương
(với giai cấp chống lại nó)6, và “Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ
cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác”7.
Chính từ luận điểm căn bản và hết sức trọng yếu này. Lênin đã chỉ ra
sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu thị dân. Họ đã
xuyên tạc luận điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của nhà nước.

Họ cho rằng, thiết lập nhà nước tức là kiến lập một “trật tự”, mà trật tự này
hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giai
cấp. Vì vậy, theo họ, “trật tự” ấy chính là điều hoà giai cấp chứ không phải là
sự áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, và làm dịu xung đột
giai cấp là điều hoà chứ không phải là tước bỏ những phương tiện và thủ đoạn
đấu tranh của giai cấp bị áp bức.
Lênin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm của Mác
rằng “nếu có thể điều hoà được giai cấp thì nhà nước không thể xuất hiện và
cũng không thể đứng vững được” 8.

V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.10.
sđd. tr.10.
7
sđd. L?i t?a, tr.X.
8
sđd. tr.10.
5
6


Thực ra, đây là cuộc luận chiến rất quyết liệt trong việc bảo vệ tính
chính xác, khoa học của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước.
Các lý luận gia của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên
tạc, làm khúc xạ đi, chệch đi điểm mấu chốt, quan trọng nhất về nguồn gốc,
bản chất của nhà nước là có ý đồ rất sâu xa. Bởi vì nguồn gốc kinh tế-xã hội
cho sự ra đời của nhà nước, bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước… là
những điểm tựa, là những xuất phát điểm, tiền đề quan trọng liên quan đến
hàng loạt các vấn đề lý luận nền tảng tiếp theo là vấn đề chuyên chính vô sản,
vấn đề bạo lực cách mạng, vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
vấn đề có phá bỏ, đập tan nhà nước tư sản đi hay không…Bởi vậy, với những

lập luận xác đáng của mình, trong tác phẩm này Lênin đã khẳng định lại tính
chính xác, khoa học các luận điểm của chủ nghĩa Mác, đồng thời đã vạch rõ
sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tính làm lệch lạc chủ nghĩa Mác theo ý đồ cá nhân
của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
* Đặc trưng của nhà nước
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”, chính Ăngghen đã khái quát thành hai đặc trưng cơ bản của nhà nước
là:
“ đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ phân chia thần dân của nó
theo địa vực. (quản lý dân cư theo lãnh thổ –TG)
đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một quyền lực công
cộng”9.
Với đặc trưng thứ nhất, nhà nước ra đời đã quản lý dân cư theo lãnh
thổ, tức là "địa vực vẫn còn đó, nhưng những con người đã trở nên di động".
Điều này khác hẳn với tổ chức thị tộc trước kia. Những liên minh thị tộc cũ
do quan hệ dòng máu tạo thành và các thành viên của chúng phải gắn liền với
một địa vực nhất định.
Nhà nước ra đời lấy sự phân chia theo địa vực làm điểm xuất phát nhưng
những công dân mà nhà nước quản lý thì không kể họ thuộc thị tộc nào và bộ
9

C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn t?p, t.21.,Nxb.Chính tr? qu?c gia, Hà Nôi, 1995., tr.253.


lạc nào. Ở đặc trưng thứ hai của nhà nước - đặc trưng nổi bật, chỉ gắn liền với
nó được Ăngghen phân tích rất sâu sắc.
Theo Ăngghen, khi nhà nước ra đời nó gắn liền với sự xác lập một
quyền lực công cộng, quyền lực nhà nước, đó là đặc trưng nổi bật, có ý
nghĩa quyết định, đặc trưng không thể có trong xã hội thị tộc: Xã hội thị tộc
với tính chất nhân dân tự tổ chức ra lực lượng vũ trang của mình, thủ lĩnh

quân sự của thị tộc, bộ lạc có quyền hành trực tiếp đối với mỗi thành viên
của cộng đồng.
Đến khi xuất hiện nhà nước thì quyền lực công cộng đặc biệt đó là cần
thiết, vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ
chức vũ trang tự hoạt động của dân cư được nữa. Lúc này trong phạm vi
một nhà nước đã tồn tại ít nhất là hai giai cấp đối kháng trở lên, cùng
những tầng lớp dân cư khác nữa, vì vậy để có thể bắt cả những công dân
phải phục tùng thì một đội cảnh binh trở nên cần thiết.
Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi nhà nước, nó không chỉ
gồm những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ
thêm nữa, như nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xã hội
thị tộc không hề biết đến. Việc thiết lập một quyền lực công cộng đã trở
thành một yêu cầu bức thiết đối với nhà nước vì lúc này không còn trực tiếp là
dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Và "để duy trì quyền lực
công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của công dân, đó là thuế má". Sự phân
tích đầy tính thuyết phục về vấn đề này của Ăngghen được Lênin trích dẫn và
phân tích ở luận điểm "Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế,
bọn quan lại, với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã
hội. Lòng tôn kính không ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị
với các cơ quan của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nữa,
ngay cả trong trường hợp họ có thể giành được sự tôn kính đó; họ là những
đại biểu cho một quyền lực đã trở nên xa lạ với xã hội, nên phải đảm bảo
quyền này của họ bằng những đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho


họ trở thành đặc biệt thần thánh và đặc biệt bất khả xâm phạm. Viên cảnh
sát tồi nhất của một nhà nước văn minh vẫn có "quyền uy" hơn tất cả
những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại; nhưng một vương công có thế
lực nhất, một chính khách hoặc một viên chỉ huy quân sự lớn nhất của thời
đại văn minh vẫn có thể ghen tị với vị thủ lĩnh thị tộc nhỏ nhất về sự tôn

kính tự nguyện và không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng.
Đó là vì vị thủ lĩnh thị tộc nằm ngay trong lòng xã hội, còn những người
kia thì bắt buộc phải tìm cách đại biểu cho một cái gì ở bên ngoài và đứng
trên xã hội" 10.
Lênin đã dẫn lại những quan điểm căn bản ấy trong Tác phẩm Nhà
nước và Cách mạng. Ông phân tích rất cặn kẽ và khẳng định rằng: “Quân đội
thường trực và cảnh sát là những công cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực nhà
nước”11.
Lênin chỉ rõ rằng " xã hội phân chia thành những giai cấp không thể điều
hoà được…sự vũ trang "tự động" của những giai cấp ấy sẽ dẫn tới một cuộc
xung đột vũ trang giữa họ với nhau. Nhà nước hình thành, một lực lượng đặc
biệt, tức là những đội vũ trang đặc biệt được tạo ra, và mỗi cuộc cách mạng,
khi phá huỷ bộ máy nhà nước, đã chỉ ra cho ta thấy cuộc đấu tranh giai cấp lộ
liễu, đã chỉ ra hết sức rõ ràng cho ta thấy giai cấp thống trị cố dựng lại những
đội vũ trang đặc biệt phục vụ nó, còn giai cấp bị áp bức cố tạo ra một tổ chức
mới, cùng một loại như thế, có thể phục vụ những người bị bóc lột, chứ không
phục vụ bọn bóc lột"12.
Từ đó Lênin đã vạch trần sự sai lầm của các học giả tư sản bằng cách
đặt câu hỏi. Tại sao lại nảy sinh ra sự cần thiết phải có những đội vũ trang đặc
biệt (cảnh sát, quân đội thường trực)? Các học giả tư sản lúng túng trả lời một
cách ngụy biện rằng - đó là do đời sống xã hội ngày càng phong phú và phức
tạp, ngày càng có nhiều chức năng…Lênin phê bình thẳng cánh – câu trả lời
đó xem ra có vẻ khoa học nhưng nó chỉ ru ngủ tốt những kẻ phàm tục thôi.
C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn t?p, t.21.,Nxb.Chính tr? qu?c gia, Hà Nôi, 1995., tr.254-255.
V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.12.
12
sđd. tr.13.
10
11



Thực chất nó đã xoá nhoà mất điều chủ yếu và căn bản là: Xã hội phân chia
thành những giai cấp đối địch không thể điều hoà được.
1.3 Một phương diện khác của lý luận về nhà nước, đó là “sự tiêu
vong” của nhà nước mà thực chất là "sự tự tiêu vong" của nhà nước
Về vấn đề này, chính Ăngghen cũng đã phân tích rất sâu sắc: “…Đến
một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định,…cái xã hội biết tổ chức nền sản
xuất theo phương thức mới, trên cơ sở một sự liên hiệp tự do và bình đẳng
giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước xếp vào nơi
dành riêng cho nó lúc ấy; vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và
cái rìu bằng đồng.”13.
Lênin đã viện dẫn đoạn nghị luận này của Ăngghen và Người nhận xét
rằng, những lời nói của Ăngghen về “sự tiêu vong” của nhà nước rất nổi tiếng
và thường được trích dẫn luôn. Những lời nói đó làm nổi bật thật rõ chính
ngay thực chất của sự xuyên tạc thường ngày của bọn cơ hội chủ nghĩa đối
với chủ nghĩa Mác. Tiếp đến, Lênin trích đoạn nghị luận nổi tiếng của
Ăngghen về “công thức tiêu vong” của nhà nước trong tác phẩm Chống
Đuyrinh , theo đó hoạt động đầu tiên trong đó nhà nước thật sự là đại diện của
toàn thể xã hội…chiếm hữu các tư liệu sản xuất cũng đồng thời là hoạt động
độc lập cuối cùng của nó với tư cách là nhà nước. Lúc đó…sự can thiệp của
nhà nước vào xã hội trở nên thừa và biến dần đi, việc cai trị người nhường
cho việc chỉ đạo các quá trình sản xuất. Nhà nước không thể “bị xoá bỏ” bằng
ý chí chủ quan, nó chỉ có thể tiêu vong và tự tiêu vong14.
Như vậy vấn đề là ở chỗ không phải nhà nước nào cũng tiêu vong, các
chế độ nhà nước sinh ra từ chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp mà đỉnh cao là
nhà nước tư sản càng không thể tự tiêu vong. Chỉ có nhà nước vô sản, nhà
nước dựa trên trình độ xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất, nhà nước
này lọt lòng trong cách mạng vô sản, và chính nó là hình thức lịch sử đặc thù
có những cơ sở kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội để đi tới sự tiêu vong.
13

14

C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn t?p, t.21.,Nxb.Chính tr? qu?c gia, Hà Nôi, 1995., tr.258.
xem V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.19-21.


Lý giải cặn kẽ những quan điểm của Ăngghen, đồng thời phát triển
sáng tạo tư tưởng quan trọng này, Lênin đã giành cả chương V của tác phẩm
để trình bày rành mạch những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong. Theo đó,
Lênin đã khẳng định “cơ sở kinh tế làm cho nhà nước tiêu vong hoàn toàn là
chủ nghĩa cộng sản đã đạt tới trình độ phát triển cao” 15. Tức là “khi xã hội đã
thực hiện được nguyên tắc: “làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”, nghĩa là
khi người ta rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của đời sống chung
trong xã hội và năng suất lao động của người ta đã lên cao đến mức người ta
sẽ tự nguyện làm hết năng lực”16. Nhưng sự phát triển ấy sẽ mau chóng như
thế nào, lúc nào thì nó sẽ đi đến chỗ đoạn tuyệt với sự phân công, sự đối lập
lao động, biến được lao động thành một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống là
điều hiện nay không thể biết được. Lênin khẳng định, chúng ta chỉ có quyền
nói rằng nhà nước tất yếu sẽ tiêu vong, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu
dài của quá trình ấy, còn thời hạn bao lâu và hình thức cụ thể của sự tiêu vong
ấy thì chúng ta chưa có tài liệu để giải quyết những vấn đề như vậy.
Biểu hiện về mặt chính trị – xã hội của sự tiêu vong nhà nước cũng
được Lênin luận giải rất sâu sắc. Lênin phân tích rằng, một khi đã thoát khỏi
chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi những sự khủng khiếp, dã man của
chế độ bóc lột ấy thì người ta sẽ dần tôn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời
sống chung trong xã hội, tôn trọng mà không cần có bạo lực, không cần có
cưỡng bức, trấn áp, không cần cái bộ máy cưỡng bức đặc biệt gọi là nhà nước
nữa. Mặt khác, nếu nhà nước tư sản là nhà nước theo đúng nghĩa của nó là bộ
máy trấn áp đặc biệt của thiểu số bọn bóc lột với đa số người bị bóc lột, vì vậy
phải hung ác, tàn bạo, gây ra hàng bể máu. Trái lại, nhà nước vô sản không

còn theo đúng nghĩa của nó nữa vì việc đa số người hôm qua là nô lệ làm thuê
trấn áp thiểu số người bóc lột là việc tương đối dễ dàng, đơn giản, tự nhiên, ít
tốn máu hơn, ít tốn kém hơn – sự trấn áp một thiểu số những kẻ thù của nhân

15
16

V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.118.
sđd. tr.118.


dân đồng thời là sự mở rộng dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân, vì thế bộ
máy trấn áp đặc biệt ấy cũng bắt đầu mất dần.
Từ những lập luận xác đáng của Lênin. Bọn bóc lột trấn áp nhân dân
(số đông) do đó cần bộ máy phức tạp và hung ác, còn nhân dân (số đông) trấn
áp bọn bóc lột (số ít) sẽ cần bộ máy giản đơn hơn, dần dần đến hầu như không
cần bộ máy nữa. Có thể thấy, đây là tư tưởng có tính chất phương pháp luận
nền tảng, định hướng quan trọng cho sự vận dụng vào xây dựng tổ chức bộ
máy nhà nước. Và trong điều kiện hiện nay cho thấy, đây là tư tưởng tinh giản
bộ máy nhà nước trong thời kỳ quá độ - tư tưởng rất đặc sắc của Lênin được
trình bày trong tác phẩm này.
Trong vấn đề nhà nước “tiêu vong”, bọn vô chính phủ vin vào, khuyếch
tán lên thành luận thuyết không chính phủ, không nhà nước, cần phải xoá bỏ
ngay nhà nước. Bọn theo chủ nghĩa cơ hội thì rêu rao luận điệu “nhà nước
nhân dân tự do”- tức là tiến lên chủ nghĩa xã hội dần dần, không cần cách
mạng, không cần xoá bỏ nhà nước tư sản.
Lênin đã có những khái quát rất đặc sắc khi vạch trần sự xuyên tạc trên.
Ông nhấn mạnh rằng; Cách giải thích của bọn cơ hội đã biến chủ nghĩa Mác
thành chủ nghĩa cơ hội, “thành cái quan niệm mơ hồ về một sự thay đổi chậm
chạp, đều đều, tuần tự, không có đột biến, không có bão táp, không có cách

mạng…” “cách giải thích như vậy là xuyên tạc chủ nghĩa Mác một cách thô
bỉ nhất, chỉ có lợi cho riêng giai cấp tư sản.”17.
2- Lý luận về cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản
Về cách mạng bạo lực
Một ý quan trọng trong lí luận về bạo lực cách mạng của chủ nghĩa
Mác là. "Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đương thai nghén một xã hội
mới". Khi luận giải về sự tiêu vong của nhà nước, Lênin đã phân tích rất sâu
sắc về lí luận "bạo lực cách mạng". Lênin trích dẫn đoạn nghị luận nổi tiếng
của Ăngghen "…Bạo lực còn có một tác dụng khác (ngoài tác dụng gây tai
hại của nó ra) trong lịch sử, chính là tác dụng cách mạng; bạo lực, như Mác
17

V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.22.


nói, còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đương thai nghén một xã hội mới…". Từ
đó, Lênin khẳng định tính tất yếu của cách mạng bạo lực, phê phán triệt để lý
thuyết điều hoà giai cấp, lý luận phát triển dần dần lên chủ nghĩa xã hội của
chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
Ở tác phẩm này, Lênin khẳng định rằng. “Học thuyết của Mác và Ăng
ghen về tính tất yếu của cách mạng bạo lực là nói về nhà nước tư sản…Nhà
nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) không thể
bằng con đường tiêu vong được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một
cuộc cách mạng bạo lực thôi."18.
Cơ sở của sự khẳng định trên đã được Lênin nêu rõ: Vì tất cả các đảng
tư sản, ngay cả những đảng dân chủ nhất cũng đều phải tăng cường đàn áp
giai cấp vô sản cách mạng, củng cố bộ máy đàn áp, nghĩa là củng cố chính bộ
máy nhà nước ấy. Vì vậy, buộc cách mạng phải "tập trung mọi lực lượng phá
hoại" chống chính quyền nhà nước, phải đề ra nhiệm vụ không phải là hoàn
thiện bộ máy nhà nước, mà là phá hủy bộ máy đó đi, tiêu diệt bộ máy đó đi"19.

Kết luận của Lênin đối với nguyên lý cách mạng bạo lực như trên là có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó một mặt là sự bảo vệ chủ nghĩa Mác, mặt
khác nó có ảnh hưởng trực tiếp tới cách mạng nước Nga lúc bấy giờ - cách
mạng đang trong giờ phút khởi sự giành chính quyền.
Lênin khẳng định: "không có cách mạng bạo lực thì không thể thay nhà
nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. Việc thủ tiêu nhà nước vô sản, nghĩa
là việc thủ tiêu mọi nhà nước, chỉ có thể thực hiện được bằng con đường "tiêu
vong thôi"20.
Với sự khẳng định rành mạch như vậy Lênin đã công kích trực tiếp vào
lý luận phát triển hòa bình từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, việc cải
biến dần dần nhà nước tư sản thành nhà nước vô sản của chủ nghĩa cơ hội.
Về chuyên chính vô sản:
V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.27.
sđd. tr..38
20
sđd. tr.28.
18
19


Theo Lênin, một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu nhất của
chủ nghĩa Mác về nhà nước và cách mạng chính là tư tưởng "chuyên chính vô
sản"21.
Lênin đã chỉ ra một định nghĩa căn bản về nhà nước: "nhà nước, tức là
giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị" 22, và nếu như vậy thì
"chuyên chính vô sản là sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản"23.
Về vấn đề này Lênin đã phân tích rất sâu sắc quan điểm của Mác trong
bức thư gửi Vaiđờmaiơ - 1852. Theo đó thì Mác khẳng định rằng: Mác không
có công phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, điều cống hiến mới của
Mác là chứng minh rằng:

+ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn lịch sử nhất
định trong sự phát triển của sản xuất
+ Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản.
+ Chuyên chính này cũng chỉ là một bước quá độ tiến lên CNXH
Thống nhất với quan điểm của chủ nghĩa Mác như vậy, đồng thời bảo
vệ chủ nghĩa Mác trong điều kiện xuất hiện những sự xuyên tạc của giai cấp
tư sản, của chủ nghĩa cơ hội, Lênin đã nhấn mạnh rằng : "Chỉ người nào mở
rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô
sản thì mới là người Mác-xít. Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người
Mác-xít và người tiểu tư sản (và cả tư sản lớn) tầm thường. Chính phải dùng
viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự
chủ nghĩa Mác"24.
Từ đó Lênin đã vạch trần sự xuyên tạc của chủ nghĩa cơ hội khi họ
khẳng định rằng: Cái chủ yếu trong học thuyết của Mác là đấu tranh giai cấp,
nhưng chủ nghĩa cơ hội lại đóng khung việc thừa đấu tranh giai cấp trong
phạm vi quan hệ tư sản. Vì thế Lênin vạch rõ: Chủ nghĩa cơ hội chính là
không nâng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp lên điều chủ yếu nhất; tức là
sđd. tr.30.
V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.30.
23
sđd. tr.33.
24
sđd. tr.42.
21
22


thừa nhận đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chuyên chính vô sản, thời kỳ lật đổ và thủ tiêu hoàn toàn giai cấp tư sản.
Lênin kết luận: "kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi,

thì kẻ đó vẫn chưa phải là người mác-xít. Kẻ ấy có thể vẫn chưa thoát khỏi
khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khung chủ nghĩa Mác
trong học thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu
nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được"25.
Trong lý luận về chuyên chính vô sản của Lênin có một điểm nhấn
quan trọng là. Lênin thống nhất chuyên chính vô sản với tư cách là nhà nước
kiểu mới, nhà nước không còn với tư cách là nhà nước, nhà nước không
nguyên nghĩa, nhà nước một nửa nhà nước. Còn về hình thức tổ chức của
kiểu nhà nước này thì Lênin chỉ ra nó có nhiều hình thức phong phú và đa
dạng. Lênin viết "những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác
nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả các nhà nước ấy, vô
luận thế nào cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản. Bước chuyển từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, cố nhiên không phải không đem lại
rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng thực chất của những hình thức
ấy tất nhiên chỉ là một, tức là chuyên chính vô sản."26.
3- Lý luận về dân chủ
Dân chủ là vấn đề lớn của đời sống chính trị. Dân chủ thường được tiếp
cận từ hai góc độ khác nhau: Dưới góc độ tiếp cận là một giá trị xã hội, dân
chủ kết tinh những giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc, phản ánh trình độ phát
triển mà con người và xã hội loài người đã đạt được, nó là phạm trù vĩnh viễn,
tức tồn tại song song với lịch sử xã hội loài người; Dưới góc độ tiếp cận là
một phương diện của chính trị, dân chủ gắn liền với tổ chức và hoạt động của
nhà nước, phản ánh trình độ phát triển của xã hội được tổ chức thành nhà
nước, nó sẽ mất đi khi nhà nước tiêu vong.
25
26

sđd. tr.42.
sđd. tr.44.



Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng", Lênin đề cập tới dân chủ
với một sự khu biệt rõ ràng, Lênin không xem xét toàn bộ mọi phương diện
của dân chủ mà chỉ tập trung vào dân chủ chính trị; biểu hiện trực tiếp ở chế
độ dân chủ và chế độ nhà nước. Theo đó, những luận điểm quan trọng của
Lênin về dân chủ chủ yếu là xem xét chế độ dân chủ trong tương quan với
kinh tế và chính trị, trong tiến trình cách mạng và trong sự tiến tới chủ nghĩa
xã hội.
Trên cơ sở góc độ tiếp cận thống nhất dân chủ với nhà nước, chế độ
dân chủ với chế độ nhà nước - tức là trong khuôn khổ của chính trị và hoạt
động chính trị, Lênin chỉ rõ "Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một
trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ
dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người
ta… Nhưng mặt khác chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền
bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang
nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước"27.
Thống nhất về bản chất của dân chủ là như vậy. Theo logic của
tiến trình cách mạng, Lênin đã chỉ rõ "phát triển dân chủ tới cùng, tìm
ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình
thức ấy trong thực tiễn, vv…- đó là một trong những nhiệm vụ cấu
thành của cuộc đấu tranh vì cách mạng xã hội" 28 . Và cũng theo logic đó
thì cách mạng phát triển, sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa
cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thành công nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, dân chủ phát triển đến độ hoàn bị, nhà nước tiêu vong, chế độ
dân chủ cũng tiêu vong. Cả Ăngghen và Lênin đều cho rằng "thủ tiêu
nhà nước cũng là thủ tiêu chế độ dân chủ, và nhà nước tiêu vong cũng
là chế độ dân chủ tiêu vong" 29 .

V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.123.
sđd. tr.97.

29
sđd. tr.101.
27

28


Một vấn đề quan trọng trong lý luận về dân chủ của Lênin ở tác
phẩm này là Lênin đã vách ra thực chất của dân chủ tư sản là "dân chủ
cho một thiểu số rất nhỏ, dân chủ cho người giàu". Đó là một nền dân
chủ với rất nhiều hạn chế mà "tổng cộng lại thì các thứ hạn chế đó sẽ
loại bỏ, gạt bỏ người nghèo ra ngoài chính trị, không cho họ tham gia
tích cực vào chế độ dân chủ", "đó là thứ dân chủ bó hẹp, chà đạp lên
người nghèo một cách kín đáo, và vì vậy, hoàn toàn giả dối và dối
trá" 30 .
Còn chuyên chính vô sản, dân chủ vô sản "không chỉ mở rộng rất
nhiều chế độ dân chủ - mà còn lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ
cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn
nhà giàu.". Chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa cộng sản là "dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp
bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ
đối với bọn chúng" . Và đến xã hội cộng sản - là lúc xã hội đạt tới "một
nền dân chủ thực sự hoàn bị, thực sự không hạn chế" - đó cũng là lúc
chế độ dân chủ tiêu vong. 31 .
4- Lý luận về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản :
Có thể nói, đến tác phẩm "nhà nước và cách mạng" Lênin đã phát triển
hoàn thiện lý luận chủ nghĩa Mác về hai giai đoạn của hình thái kinh tế-xã hội
cộng sản chủ nghĩa. ở đây Lênin phân tích một cách rành mạch, khúc triết
từng nội dung cụ thể:
Trong tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gô-ta" Mác đã đưa ra luận điểm

nổi tiếng là: "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa có một thời
kỳ chuyển hóa cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Thích ứng với thời kỳ này là thời kỳ chính trị quá độ, và nhà nước
trong thời kỳ này không phải là cái gì khác, ngoài nền chuyên chính cách
30
31

sđd. tr.107-108.
Xem V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.33.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1976., tr.109.


mạng của giai cấp vô sản". Khi phân tích luận điểm này Lênin chỉ rõ: trước
đây thì vấn đề này được đặt ra với cách hiểu; giai cấp vô sản muốn tự giải
phóng, phải lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền, lập nên chuyên
chính cách mạng của mình. Giờ đây vấn đề đặt ra là "một xã hội tư bản chủ
nghĩa đang phát triển lên chủ nghĩa cộng sản, không thể nào chuyển lên xã
hội cộng sản chủ nghĩa được nếu không có một "thời kỳ quá độ chính trị", và
trong thời kỳ đó, nhà nước chỉ có thể là chuyên chính cách mạng của giai cấp
vô sản"32.
Từ đó, Lênin phân tích cụ thể những luận điểm của Mác về giai đoạn
đầu (giai đoạn thấp) của xã hội cộng sản chủ nghĩa và chỉ rõ: đó là xã hội vừa
mới thoát thai từ chủ nghĩa tư bản và về mọi phương diện vẫn còn mang dấu
vết của xã hội cũ, nó chưa có thể thực hiện được công bằng và bình đẳng, mặc
dù nó không còn tình trạng người bóc lột người. Và như thế ở giai đoạn này
"pháp quyền tư sản" chưa bị xóa bỏ hoàn toàn mà chỉ bị xóa bỏ một phần tức xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà pháp quyền tư
sản bảo vệ, còn nó vẫn tồn tại với tư cách là yếu tố điều tiết việc phân phối
sản phẩm và phân phối lao động. (xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân nhưng vẫn
còn duy trì phân phối sản phẩm theo lao động chứ chưa theo nhu cầu).
Tiếp tục, Lênin phân tích giai đoạn cao là xã hội cộng sản chủ nghĩa và
chỉ ra những đặc trưng cơ bản là:

+ lực lượng sản xuất phát triển phi thường, của cải xã hội tuôn ra tràn
đầy, xã hội đã thực hiện được nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu
cầu".
+ hết thảy mọi người đã học được cách quản lý và thực sự đã tự mình
quản lý nền sản xuất xã hội, dân chủ đạt đến độ hoàn bị, nhà nước tiêu vong.
Khi phân tích những đặc trưng trên Lênin cũng đã đề cập việc các nhà
tư tưởng tư sản thường hay cho rằng: chế độ xã hội như vậy là thuần túy ảo
tưởng và chế giễu việc muốn lấy của cải của xã hội bao nhiêu cũng được mà
32

sđd. tr.106.


×