Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI DỰ THI NHẬN THỨC VỀ KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.52 KB, 14 trang )

Hội thi Ứng dụng khoa học tư duy hệ thống phục vụ phát triển bền vững - Quận Hồng Bàng 2013

BÀI DỰ THI
NHẬN THỨC VỀ KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG
I. MỞ ĐẦU
Đối với khoảng hai thập kỷ qua, nhận thức của xã hội đã được mở rộng.
Tuy nhiên, chúng ta đã chủ yếu không bắt đầu phát triển một sự hiểu biết về việc
làm thế nào tất cả mọi thứ trong thế giới của chúng ta được kết nối với nhau.
Chúng ta có xu hướng tin rằng nếu chúng ta có thể xây dựng một con đường tốt
hoặc chạy trơn tru nhà máy, qua một đạo luật tốt bằng văn bản hoặc đào tạo lớp
học đầu tiên, tất cả những yếu tố này sẽ tương tác hài hòa với nhau. Và chúng ta
đang ngạc nhiên khi mọi thứ bất ngờ nhận được ngoài tầm kiểm soát, khi họ sản
xuất bị trì hoãn ảnh hưởng ở một nơi khác hóa ra là hai bên không tương thích.
Khi sự tương tác của sự kiện bị bỏ qua, thậm chí là nguyên nhân có thể dẫn đến
sự hỗn loạn.
Khi cố gắng tổ chức thế giới của chúng ta, chúng ta phải sử dụng chiến
lược thừa nhận sự tương tác và cơ chế tự điều tiết trong và giữa các hệ thống các
thành phần. Điều này có thể được thực hiện với thực hành. Suy nghĩ về các hệ
thống không có bất kỳ khó khăn hơn so với suy nghĩ về những thứ trong sự cô
lập - nó chỉ là khác nhau.
Kỷ nguyên của khoa học hiện đại với việc phát hiện các định luật của tự
nhiên và với các phương pháp thực nghiệm. Khoa học loại bỏ những gì không
qua được thử thách của thực nghiệm và không suy ra được từ các định luật.
Nhưng định luật chỉ cho ta biết một số quan hệ đã được qui giản, thực nghiệm
cũng chỉ cho phép thử lại một số tương tác giản đơn, và để hiểu các hiện tượng
phức tạp ta tìm cách phân tích nó thành ra một số lớn các bộ phận thuần nhất với
những tương tác đơn giản. Nhưng rồi, như lời triết gia A.N.Whitehead, "tự nhiên
không đến với ta sạch sẽ như ta nghĩ về nó", và khoa học, trong tinh thần qui
giản của cơ giới luận, với việc "làm sạch" tự nhiên đó đã "hất đổ cả đứa bé cùng
với chậu nước tắm"! Ta trở lại đối mặt với một tự nhiên như nó vốn có, đầy
phức tạp, bí ẩn, rất hỗn độn, ngẫu nhiên, mà dường như vẫn được an bài trong


những trật tự siêu nhiên nào đó. Cũng khởi đầu từ thế giới vật chất (những vấn
đề của thế giới vi mô và của vũ trụ), nhưng rồi nhu cầu nhận thức cái phức tạp
Đội thi phòng Kinh tế


bản chất đó đã nhanh chóng lan sang mọi lĩnh vực khác của cuộc sống đời
thường, của sinh học, của kinh tế, chính trị, xã hội.
Thiên nhiên và cuộc sống có những đối tượng cũ đòi hỏi những nhận thức
mới, nhưng cũng có rất nhiều những đối tượng đã qua nhiều biến động và phát
triển mới (đặc biệt trong kinh tế, xã hội) lại càng đòi hỏi những nhận thức mới
mà ta không còn có thể giữ mãi cách nhìn cũ, cách hiểu cũ của tư duy cơ giới.
Phức tạp, trước hết là không thể qui giản về, hoặc phân tích thành những cái đơn
giản. Phức tạp là trong cái toàn thể không thể tách chia được. Hiểu cái phức tạp
là phải hiểu hệ thống trong tính toàn thể của nó.
Tư duy hệ thống có thể giúp khám phá các khả năng kết nối với nhau hoặc
tư cung cấp một cách kiểm soát định hướng tương lai và quản lý của thế giới
phức tạp của chúng ta.
Tư duy hệ thống là cách tư duy theo tinh thần trên. Tư duy hệ thống có cơ
sở là khoa học hệ thống, nhưng không đồng nhất với những thành tựu đã đạt
được của khoa học hệ thống.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG
1. Khái niệm về tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống xuất phát từ một bộ môn khoa học gọi là Lý thuyết Hệ
thống Tổng quát (General Systems Theory), được phát triển từ các nghiên cứu
sinh học vào những năm 1920.
Tư duy hệ thống cung cấp một viễn cảnh mới mạnh mẽ, một ngôn ngữ
riêng và một tập các công cụ có thể dùng để đề cập tới những vấn đề hóc búa
nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày. Tư duy hệ thống là cách hiểu
thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, thay vì chỉ bản
thân các bộ phận. Dựa trên lĩnh vực nghiên cứu có tên là tính năng động hệ

thống, tư duy hệ thống có giá trị thực tế dựa trên nền tảng lý thuyết chắc chắn.
2. Các thành phần của tư duy hệ thống
- Tư duy theo tương quan: tư duy theo cấu trúc hệ thống, tương quan.
- Tư duy động: tư duy theo các tiến trình động (trễ, chu trình phản hồi, dao động).
- Tư duy theo mô hình: hiểu tường minh việc mô hình hoá.
- Chỉ đạo các hệ thống khả năng cho việc quản lý hệ thống thực hành và hệ
thống kiểm soát.
2


Tư duy theo tương quan
- Các quan hệ nếu - thì là những khối xây dựng cơ bản của tâm trí chúng ta và
việc hiểu mọi điều. Nền tảng của cách tư duy này là phác họa chính xác giữa
nguyên nhân và hậu quả. Để giải thích một hiện tượng chúng ta phải tìm "nguyên
nhân" của nó (có lẽ là một). Người ta giả thiết rằng nguyên nhăn này tồn tại và rằng
hậu quả bao giờ cũng có thể được quan sát bất kỳ khi nào nguyên nhân hợp thức.
Những từ và cụm từ như "vì", "do vậy", "nếu - thì" ký hiệu cho quan niệm tư duy
như vậy trong ngôn ngữ hàng ngày. Điếu tương tự về toán học là khái niệm hàm
với một biến độc lập (= "nguyên nhân") và một biến phụ thuộc (= "hậu quả”).
Tương phản với cách tư duy này trong mối quan hệ nhân quả, có thể được gọi là tư
duy chức năng hay tu duy tuyến tính - là tư duy theo tương quan.
- Trong hệ thống có tương quan chúng ta không chỉ có các hậu quả trực
tiếp mà cả hậu quả gián tiếp nữa. Điều này có thể dẫn tới chu trình phản hồi.
Chu trình phản hồi có thể làm tăng cường (đương tính) hay làm cân bằng (âm
tính). Chạy đua vũ trang giữa các siêu cường là ví dụ về chu trình tăng cường.
Mỹ nói: "Vì việc vũ trang của Liên Xô mà chúng ta phải làm 1000 tên lửa mới”.
Liên Xô nói: “Chúng ta phải tăng lực lượng vũ khí chiến lược của mình, bởi vì
tuy đã làm thêm 1.000 tên lửa mới”. Việc tăng lực lượng vũ trang của Liên Xô
dẫn tới việc tăng vũ trang của phía Mỹ…và cứ thế tiếp diễn. Mỗi bên đều coi
bên kia là nguyên nhân. Trong viễn cảnh toàn cầu của sự phân biệt giữa nguyên

nhân và hậu quả không còn có thể thực hiện được nữa. Nếu chúng ta đi vào cái
vòng luẩn quẩn, chúng ta không còn co thể nhận diện ra được chỉ một nguyên
nhân cho toàn thể tiến trình, vì bất kỳ hậu quả nào cũng ảnh hưởng tới nguyên
nhân. Việc hiểu đúng về chu trình phản hồi đòi hỏi viễn cảnhđộng, để thấy cách
mọi việc nổi lên qua thời gian.
Tư duy theo tương quan là một cách tư duy có tính tới các hậu quả gián
tiếp, mạng lưới các nguyên nhân và hậu quả, chu trình phản hồi và việc phát
triển của các cấu trúc như vậy qua thời gian. Tư duy theo tương quan cũng đòi
hỏi cách biểu diễn thích hợp: biểu đồ chu trình nhân quả là công cụ đơn giản
nhất và linh hoạt nhất để ghi lại các vấn đề tương quan.
Tư duy động
Hệ thống có hành vi nào đó qua thời gian. Tính trễ và dao động thời gian là
tính năng điển hình của hệ thống, điều có thể được quan sát theo chiều thời gian,
tư duy động cũng có nghĩa nhìn trước sự phát triển tương lai (có thể). Một góc
3


nhìn lại dĩ vãng đơn thuần về phát triển quá khứ là không đủ cho việc chỉ đạo
thực tế hệ thống - giống như liệu bạn có tin được vào tài xế chỉ lái xe bằng việc
nhìn vào gương chiếu hậu để xác định lái xe đi đâu không? Các mô hình mô
phỏng có ích hay thậm chí là cần thiết để dự kiến những phát triển tương lai đặc
biệt khi thực tại nổi lên khá chậm chạp.
Tư duy theo mô hình
Tư duy hệ thống đòi hỏi việc ý thức tới sự kiện chúng ta giải quyết với các
mô hình của thực tại chứ không với bản thân thực tại. Tư duy theo mô hình cũng
chứa đựng khả năng xây dựng mô hình. Mô hình phải được xây dựng, làm hợp
lệ và phát triển thêm nữa. Khả năng xây dựng mô hình và phân tích mô hình phụ
thuộc một phần lớn vào công cụ sẵn có để mô tả mô hình. Chọn một dạng biểu
diễn thích hợp (như biểu đồ chu trình nhân quả, biểu đồ kho là luồng, phương
trình) là điểm mấu chốt của tư duy hệ thống. Việc phát minh ra những công cụ

mô tả mạnh, linh hoạt đã chuẩn hơn là một trong những thành tựu chính của Jay
Forrester. Biểu đồ chu trình nhân quả cho phép làm mô hình hóa định lượng,
biểu đồ kho và luồng đã cho những hướng dẫn chủ chốt về cấu trúc của mô hình
mô phỏng định lượng.
Chỉ đạo hệ thống
Điều này đưa chúng ta tới khía cạnh cốt lõi thứ tư của tư duy hệ thống: việc
chỉ đạo thực tế hệ thống. Tư duy hệ thống bao giờ cũng có cấu phần thực dụng:
nó giải quyết không chỉ bằng suy nghĩ về hệ thống, song, nó còn quan tâm tới
hành động hướng theo hệ thống.
Một trong những câu hỏi nền tảng và quan trọng nhất của việc lý hệ thống
thực hành là: cấu phần hệ thống nào là chủ đề cho việc thay đổi? Trong hệ thống
xã hội thường không thể thay đổi hành vi của người khác một cách trực tiếp
được, người ta chỉ có thể thay đổi hành vi của chính mình. Trong một hệ thống
kinh tế người sản xuất thường không điều khiển trực tiếp được thị trường. Các
hoạt động thị trường thường là các hoạt động của phía cung cấp để hấp dẫn phản
ứng ham muốn của phía yêu cầu.
3. Đặc điểm của tư duy hệ thống
3.1. Cách nhìn toàn thể
Ðặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống là ở cách nhìn toàn thể và do cách
nhìn toàn thể mà thấy được những thuộc tính hợp trội của hệ thống.
4


Các thuộc tính hợp trội là của toàn thể mà từng thành phần không thể có.
Tình yêu, hạnh phúc, thành đạt,... là những thuộc tính của một con người trong
toàn thể, chứ không thể là của một bộ phận nào trong con người đó.Cũng vậy,
dân chủ, bình đẳng,... là thuộc tính của một xã hội, chứ không thể là thuộc tính
của từng con người trong xã hội đó.
Hợp trội là sản phẩm của tương tác, qua tương tác mà có cộng hưởng tạo
nên những giá trị cao hơn tổng gộp đơn giản các giá trị của các thành phần. Ðể

tạo nên được những thuộc tính hợp trội có chất lượng cao của hệ thống, thì phải
can thiệp vào các quan hệ tương tác, chứ không phải vào hành động của các
thành phần. Ðồng thời cũng cần chú ý là trong tiến hoá, qua việc tham gia tương
tác các thành phần góp phần tạo nên những tính chất hợp trội của hệ thống,
nhưng mặt khác, chính những tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng
thêm phẩm chất của các thành phần. Trong các hệ thống thực tế, có nhiều loại
tương tác khác nhau, có những tương tác qua trao đổi vật chất và năng lượng
như trong các hệ vật lý, có những tương tác chủ yếu là qua trao đổi thông tin (và
tri thức) như trong các hệ văn hoá-xã hội ; các tương tác phải được mô tả bằng
một thứ ngôn ngữ nào đó, như các mô hình toán học, mô hình lôgích, mô hình
thông tin và cybernetic (với các quan hệ vào-ra và các vòng phản hồi), mô hình
văn hoá-xã hội (với các quan hệ được mô tả một cách định tính), v.v...Hệ thống
có các tương tác bên trong, nhưng khác với các hệ kín thường được xét đến
trong cơ học và vật lý, các hệ thống thực tế trong sinh học, sinh thái, kinh tế và
xã hội hầu hết là các hệ mở, nghĩa là có các tương tác với bên ngoài, với môi
trường. Hành vi của một hệ mở chỉ có thể hiểu trong bối cảnh các tương tác với
môi trường đó.
Ðể "quản lý" một hệ thống phát triển, điều hết sức quan trọng là phải hiểu
được các mối tương tác với môi trường, và đặc biệt trong môi trường có những
yếu tố ta điều khiển được, nhưng có rất nhiều yếu tố mà ta không thể điều khiển
được. Tài năng của người lãnh đạo hay quản lý là ở chỗ trên cơ sở những hiểu
biết tích luỹ được mà điều khiển tốt những gì điều khiển được, gây ảnh hưởng
đến những gì mà mình không điều khiển được, và cố cảm nhận những gì mà
mình cũng không gây ảnh hưởng được.
3.2. Tính có mục tiêu
Tính có mục tiêu cũng là một đặc điểm rất quan trong của các hệ thống
phức tạp. Có mục tiêu, chứ không phải có mục tiêu biết trước, được xác định từ
đầu. Có thể có một mục tiêu, mà cũng có thể có nhiều mục tiêu đồng thời. Vì hệ
5



là mở, hoạt động trong môi trường, nên muốn đạt mục tiêu của mình cũng cần
biết mục tiêu của người, của các đối tác. Biết để cố"gây ảnh hưởng đến những gì
mà mình không điều khiển được". Mục tiêu của đối tác, nói dễ hiểu, là cái mà
đối tác thích. Mà cái thích của con người thì không phải bao giờ cũng dễ hiểu.
Có cái thích hợp lẽ, ta có thể hiểu bằng những suy luận duy lý. Có những cái
thích theo cảm hứng, lại có những cái thích theo thị hiếu phù hợp với một văn
hoá nào đó, ta không thể dùng lý lẽ lôgích mà hiểu được. Không thể áp đặt cái
thích của mình cho người, không thể suy bụng ta ra bụng người; mà phải bằng
trực cảm tế nhị và nghiên cứu công phu để hiểu được cái lẽ tại sao mà họ làm
những việc họ làm, họ thích những cái họ thích, từ đó cảm nhận được lý do mục
tiêu của những đối tác trong môi trường, rồi tuỳ đó mà xác định các giải pháp
thích nghi của mình. Các lý thuyết điều khiển tối ưu, lý thuyết trò chơi,...thích
hợp cho một số lớp các hệ có mục tiêu khá đơn giản; ngày nay, "điều khiển"
trong các hệ thích nghi phức tạp với nhiều tác tử (agents) là một loại bài toán rất
có ý nghĩa thời sự, nhưng khó được giải quyết chỉ bằng các phương pháp hình
thức, và hẳn sẽ cần nhiều cách tiếp cận mới để nghiên cứu.
3.3. Tính đa chiều
Tính đa chiều (multidimensionality), hay cũng gọi là đa thứ nguyên, là một
đặc điểm cốt yếu của tư duy hệ thống.
Trong thế giới mà ta đang sống,trong các hệ thống của tự nhiên và xã hội
luôn luôn tồn tại những khuynh hướng đối lập nhau, những xu thế trái ngược
nhau; có những đối lập dẫn đến đối kháng cực đoan đòi hỏi một mất một còn,
nhưng đó không phải là phổ biến, mà phổ biến là các khuynh hướng đối lập
không loại trừ nhau,chung sống và tương tác với nhau bằng đấu tranh và thoả
hiệp, tạo nên một quan hệ bổ sung, một trạng thái mới với những chất lượng mới
cho phát triển.
Ngày xưa, Lão tử viết trong Ðạo đức kinh: "thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì
đã có xấu rồi ; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi ;Bởi vậy, có
với không cùng sanh, khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp

cùng chiều, ...". Phép biện chứng và tư duy hệ thống nói rõ hơn, không chỉ về
cái lẽ cùng tồn tại của các thuộc tính đối lập, mà còn cả về sự tương tác của các
mặt đối lập, sự chuyển hoá giữa các mặt đó với nhau, để sáng tạo nên những
chất lượng cao hơn trong quá trình phát triển của các hệ thống. Theo nhà điều
khiển học Ackoff, "các phần không chấp nhận được riêng rẽ có thể tạo nên một
toàn thể chấp nhận được". Chẳng hạn, riêng kỷ luật hay riêng tự do không tạo
6


thành một xã hội tốt, nhưng trong một xã hội lành mạnh, vừa có kỷ luật, vừa có
tự do. Tất nhiên, đa chiều không nhất thiết là có đối lập. Ða chiều là có nhiều cái
khác nhau, nhiều cách nhìn, cách hiểu khác nhau về một đối tượng.Quan điểm
đa chiều trong tư duy hệ thống còn là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau trong
những cái khác nhau, và cái khác nhau trong những cái giống nhau. Tìm cái
giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học,hướng tới cái phổ biến, cái có
tính qui luật ; tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là nghệ thuật,
hướng tới những phong cách riêng, sắc thái riêng của cảm thụ. Cả hai đều cần
thiết và bổ sung cho nhau để sáng tạo nên những chất lượng phong phú mới của
cuộc sống. Ða chiều cũng là một cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ khi tìm hiểu
các hệ thống.
Một lý thuyết về một loại hệ thống nào đó bao giờ cũng phản ánh một cách
hiểu nhất định về từng mặt và từng cấp độ khi xem xét nó. Cần hết sức tránh
việc áp đặt một lý thuyết cụ thể nào xem là chân lý tuyệt đối về các hệ thống đó,
mà nên xem mỗi lý thuyết đều có những giới hạn giải thích nhất định. Ðặc biệt,
đối với các hệ thống kinh tế và xã hội, nhiều lý thuyết trước đây được xây dựng
theo các mô hình cơ giới, tất định, đã không còn thích hợp với sự phát triển hiện
đại, cần được xem xét lại theo quan điểm đa chiều nói trên.
4. Tư duy hệ thống với sự phát triển của đất nước
Tư duy hệ thống đòi hỏi khi xem xét hệ thống phải:
- Xác định mục tiêu tổng thể.

- Mô tả, phân tích hệ thống theo những mục tiêu tổng thể.
- Chú ý đến những nhân tố, những điều kiện khách quan mà hệ thống đó
tồn tại.
- Các nguồn lực hệ thống.
- Các bộ phận cấu thành của hệ thống và cách thức phối hợp, vận hành các
bộ phận để đạt mục tiêu.
Tư duy hệ thống giúp các nhà quản lý nhìn nhận, giải quyết vấn đề một
cách khái quát, nắm đúng vấn đề và nhanh chóng tìm được điểm bắt đầu để giải
quyết vấn đề.
Với công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi, hiện nay nước ta
đã là một thành viên tham gia ngày càng sâu rộng vào cuộc sống kinh tế xã hội
chung của cộng đồng mọi quốc gia trên thế giới. Những vấn đề của đất nước
7


được giải quyết ra sao tuỳ thuộc rất nhiều vào cách hiểu của chúng ta về sự phát
triển của thế giới, và từ đó mà có cách hiểu về nhu cầu phát triển của ta trong thế
giới đó. Thế giới đang trải qua một giai đoạn của những biến chuyển hết sức
phức tạp, cái xu thế của một trật tự vĩ mô trong chừng mực nào đó là có thể dự
phóng được, nhưng quá trình vận động theo xu thế đó đã và sẽ còn đầy những
biến động, hỗn độn, khó mà tiên đoán được. Trong sự phát triển đó của thế giới,
đất nước ta sẽ phát triển và hội nhập ra sao, ta cũng có thể dự báo một xu thế,
nhưng chắc cũng không thể dự đoán cụ thể mọi đường đi nước bước. Một xã hội
là một hệ thống rất phức tạp, mọi cách hiểu qui giản dẫn đến những biện pháp
qui giản đều khó tránh khỏi thất bại. Trong bối cảnh của một thế giới đang biến
chuyển đến kỷ nguyên của kinh tế tri thức và xã hội tri thức, ngoài các quan hệ
kinh tế, các quan hệ văn hoá-xã hội sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong một
xã hội hiện đại. Ta có những vấn đề của chung đất nước, và còn vô số vấn đề
của từng con người, từng cộng đồng, từng doanh nghiệp,...;tất cả những loại vấn
đề đó trong mọi tình huống đều đòi hỏi những giải pháp, những quyết định

tương ứng. Ðổi mới tư duy để có một cách nhìn, một cách hiểu, một cách suy
nghĩ, và từ đó có những quyết định thích hợp,là yêu cầu không riêng của một
tầng lớp nào, mà trở thành yêu cầu chung của xã hội.
Đối với thành phố Hải Phòng việc áp dụng phương pháp tư duy hệ thống
trong quản lý nhằm mục tiêu phát triển thành phố theo mô hình thành phố sinh
thái, thành phố kinh tế ECO2, đưa ra các hiệu quả về kinh tế, phát triển kinh tế
xanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, áp dụng bộ chỉ số quản lý đô thị theo yêu
cầu phát triển bền vững, đồng thời hiệu quả xã hội là giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, giảm nghèo sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong việc xây dựng
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
III. GIỚI THIỆU VỀ TRÒ CHƠI ECOPOLICY

1. Tổng quan
Ecopolicy là một từ ghép, khiến chúng ta liên tưởng đến một "hệ sinh thái
chính sách quản lý" , khi mà mỗi chính sách quản lí đều có sự tương tác lẫn
nhau, sự gia tăng cái này lại kéo theo sự suy giảm cái khác, khiến chúng ta phải
tìm ra công thức hợp lí để tất cả đều phát triển đồng đều.
Ecopolicy được phát triển bởi Giáo sư, Tiến sỹ Frederic VESTER, Munich,
Công hòa liên ban Đức, và được bảo vệ bởi luật bản quyền quốc tế. Chương
trình được dựa trên khung chương trình trò chơi Ökolopoly ® của Frederic
Vesters, được tạo ra bởi Otto Maier Verlag Ravensburg, phiên bản đầu tiên, là
8


môi trường mô phỏng trò chơi Kybernetien từ năm 1976, trò chơi “Nghiên cứu
sự phát triển thành phố của UNESCO”phát triển bởi Frederic VESTER.
Ecopolicy đã được hình thành như là một trò chơi sự kiện, mà trong mô
phỏng hiện thực hóa những hậu quả của một quyết định và do đó một điều chỉnh
- đã được dự đoán trên cơ sở hợp lý vào một cái gì đó khác hơn có được dự
định. Như một trò chơi mô phỏng, tạo thành cùng với tinh niềm vui chơi, đào

tạo nhỏ trong suy nghĩ về sự tương tác của hệ thống phức tạp, cho phép người
chơi trải nghiệm các quy trình kiểm soát và tự quy định các quy trình trong một
môi trường sống.
Với các sản phẩm giáo dục giải trí, tác giả nhằm mục đích thúc đẩy người
chơi nâng cao nhận thức về sinh thái, không phải bởi các sự kiện một mình mà
còn có nghĩa là chất lượng nghệ thuật và kinh nghiệm đa phương tiện. Cùng với
sự kết hợp linh hoạt các yếu tố nghệ thuật, âm nhạc, tiếng ồn, lồng tiếng, hình
ảnh động và video để hấp dẫn người chơi.
2. Phương thức chơi
Người chơi đóng vai những người trong chính phủ để điều hành đất nước
có tên Cybernetia – nước phát triển, Cybinia – nước kém phát triển, Cyboria –
nước đang phát triển. Chính trị, sản xuất, sức ép của môi trường, chất lượng
cuộc sống, vệ sinh, giáo dục và phát triển dân số là những lĩnh vực quan trọng
của cuộc sống con người. Trong trò chơi, tất cả đều liên kết với nhau. Đối với
mỗi của ba nước, bản chất của mối quan hệ giữa các mối liên kết của các ngành
là khá khác nhau. Các kết nối được định nghĩa bởi một loạt các mối quan hệ
toán học (hầu hết trong số đó không tuyến tính), để tất cả các quyết định giải
phóng một chuỗi các hiệu ứng và những hậu quả phức tạp. Đây là những mối
quan hệ rất dễ dàng có thể xuất hiện trong đời sống thực. Dòng chảy của các ảnh
hưởng được thể hiện bằng cách mô phỏng các mối liên kết giữa các cá nhân lĩnh
vực. Và hậu quả trong một lĩnh vực có thể tiếp tục gây thêm thay đổi ở những
lĩnh vực khác. Nhiệm vụ của người chơi là điểu chỉnh các chính sách để đất
nước vượt qua khủng hoảng để phát triển.
Trò chơi này đòi hỏi phải vận dụng sự logic và nhanh nhạy với các con số
thuộc các areas – lĩnh vực cụ thể.
Một đất nước được chia thành nhiều mảng/ lĩnh vực, ứng với mỗi mảng
này sẽ có chính sách riêng (giống như chúng ta có Bộ giáo dục, Bộ công thương,
Bộ nội vụ, ...). Trong game sẽ có 8 lĩnh vực như sau:
1. Policy - chính sách của chính phủ. Đây chính là thước đo lòng tin của
nhân dân vào nhà nước.

9


2. Sanitation - điều kiện cải tạo môi trường. Đây là thước đo khả năng tái
tạo môi trường. Công nghiệp phát triển nhanh sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường.
Sanitation cao đồng nghĩa với môi trường được cải thiện tốt.
3. Production - sự sản xuất ra sản phẩm. Production luôn tăng nhanh dần
theo từng năm vì hàng hóa liên tục được tạo ra.
4. Enviromental stress - sức ép lên môi trường. Khi công nghiệp tăng thì sẽ
kéo theo ô nhiễm môi trường tăng. Khi ô nhiễm môi trường tăng quá cao sẽ ảnh
hưởng tới dân số và chất lượng sống, vì vậy chỉ có Sanitation mới hạn chế được
Enviromental stress.
5. Education - giáo dục: giáo dục là cách duy nhất để nâng cao chất lượng
sống. Tuy nhiên đầu tư điểm cộng vào giáo dục sẽ lâu và không thu được kết
quả ngay.
6. Quality of life - chất lượng sống: đây cũng là chỉ số quan trọng của 1 đất
nước. Chỉ khi có chất lượng sống tốt thì lòng tin vào chính phủ mới tăng. Chất
lượng sống cũng bị giảm nếu dân số quá đông.
7. Growth rate - tỉ lệ sinh. Tỉ lệ sinh tăng cao sẽ kéo theo dân số tăng cao và
giảm chất lượng sống.
8. Population - dân số. Dân số tăng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và được cộng
nhiều điểm Activity points hơn, tuy nhiên dân số quá đông sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng sống.
Khi chơi, người chơi có hệ số tiền đầu tư. Sẽ thay đổi các chỉ số của:
- Sanitation - điều kiện cải tạo môi trường
- Production - sự sản xuất ra sản phẩm.
- Quality of life - chất lượng sống.
- Education - giáo dục
Sau khi đã quyết định đầu tư vào các lĩnh vực trên trong khoản tiền cho phép.
Các lĩnh vực sẽ tương tác với nhau. Các hàm phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ số đã

được tính toán bởi các nhà khoa học, kinh tế và quản trị trên thế giới. Sau 1 vòng
(round - ứng với mỗi năm) sẽ cho ra các kết quả của 8 lĩnh vực. Nếu tất cả các chỉ số
đều tăng (có màu xanh) nghĩa là quyết định đầu tư đúng đắn – thể hiện chính sách
tốt, chất lượng cuộc sống tăng, môi trường sống được đảm bảo. Ngược lại, nếu quyết
định đầu tư sai, các chỉ số giảm, khi đó sẽ bị đảo chính.
10


Trò chơi phát triển bền vững là công cụ học tập phương pháp tư duy hệ
thống ứng dụng trong quản lý, điều hành kinh tế-xã hội, hướng tới phát triển bền
vững. Khi tham gia trò chơi, giúp người chơi từng bước nâng cao nhận thức về
năng suất lao động xã hội tổng hợp bằng phương pháp làm việc khoa học, hiệu
quả hơn, ứng dụng khoa học tư duy hệ thống trong quản lý, điều hành. Thành
công trong trò chơi thể hiện được tầm nhìn xa và trực giác tốt của người chơi.
IV. ỨNG DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ QUẬN HỒNG BÀNG
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030.
Thông qua tìm hiểu về tư duy hệ thống và trò chơi phát triển bền vững
Ecopolicy, đội chơi phòng Kinh tế vận dụng những hiểu biết của mình để đưa ra
những định hướng phát triển thương mại dịch vụ quận Hồng Bàng đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
Trước tiên, tôi xin giới thiệu đôi nét về phòng Kinh tế.
Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND quận trên các
lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ và nông
nghiệp.
Tại Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXI, Ban chấp hành Đảng bộ quận đã
đề ra mục tiêu đến 2015, định hướng đến 2020 là “xây dựng quận Hồng Bàng
thành quận phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa – xã hội, duy trì và giữ vững
là trung tâm thương mại, dịch vụ của thành phố, đô thị văn minh hiện đại, quốc
phòng an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện; xây dựng

hệ thống chính trị vững mạnh xứng đáng là quận trung tâm thành phố”.
Với chức năng là một cơ quan tham mưu cho UBND quận trong lĩnh vực
Kinh tế, đội thi phòng Kinh tế đề xuất những những định hướng để phát triển
Kinh tế quận Hồng Bàng đến 2020, tầm nhìn 2030, với những nội dung sau:
1. Muc tiêu chung:
- Xây dựng, phát triển TM, dịch vụ, du lịch, CN-TTCN theo hướng CNH,
HĐH;
- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái
- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân
- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
11


- Khai thác tiềm năng, lợi thế theo định hướng chung của thành phố
- Xây dựng, phát triển quận Hồng Bàng thành trung tâm thương mại, dịch
vụ, du lịch của thành phố
Với mục tiêu chính, đòn bẩy để phát triển kinh tế quận Hồng Bàng đó
chính là phát triển quận Hồng Bàng thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du
lịch của thành phố.
2. Các chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành dịch vụ:
+ Giai đoạn: đến năm 2020 từ 22%.
+ Giai đoạn: 2020- 2030 từ 22%.
- Cơ cấu các ngành dịch vụ trong tổng nền kinh tế quận:
+ Giai đoạn: đến năm 2020 : 59%
+ Giai đoạn: 2020- 2030 : 59%.
3. Các nhân tố tác động:
Để quận Hồng Bàng phát triển trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ của
thành phố, ta cần phải xem xét các nhân tố tác động trực tiếp đến thương mại,
dịch vụ, đó là 5 nhân tố cơ bản:

- Vị trí địa lý: Quận Hồng Bàng là quận trung tâm thành phố, nằm trong
khu vực kinh tế, thương mại, dịch vụ sầm uất, dân cư đông đúc, đồng thời là nơi
tập trung các cơ quan chính trị - văn hóa của thành phố Hải Phòng. Với vị trí địa
lý và giao thông thuận tiện, quận Hồng Bàng có những điều kiện vô cùng thuận
lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong
tỉnh và các tỉnh bạn, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc
là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Nguồn lực: Nguồn lực là lực lượng lao động dồi dào tại địa phương với
đội ngũ lao động trí thức và người lao động có tay nghề làm việc tại các cơ quan
hành chính sự nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Môi trường pháp lý: đó là những thuận lợi về giải quyết các thủ tục hành
chính trong lĩnh vực cấp phép đăng ký hoạt động kinh doanh, thuế và các lĩnh
vực khác có liên quan đến hoạt động của các thành phần kinh tế trên địa bàn
quận
12


- Cơ sở hạ tầng : Quận Hồng Bàng có hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông
được thuận lợi, hệ thống các chợ lớn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại
được đầu tư tôn tạo và ngày càng phát triển.
- Văn hóa truyền thống : Người dân Hồng Bàng có truyền thống kinh
doanh từ lâu đời gắn bó với các khu chợ lớn đã được hình thành từ những năm
đầu thế kỷ 20 như khu chợ Sắt, chợ Tam Bạc đã hình thành nên văn hóa kinh
doanh buôn bán là một yếu tố không thể không đề cập đến để xây dựng và phát
triển quận Hồng Bàng trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của
thành phố.
Sau khi xác định được 05 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
thương mại, dịch vụ từ đó chúng tôi đưa ra 7 giải pháp chủ yếu sau:
- Công tác qui hoạch phát triển đô thị với phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng
thương mại, dịch vụ, du lịch.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận.
- Giải pháp về tài chính, tín dụng, tạo vốn phát triển thương mại, dịch vụ và
du lịch.
- Giải pháp đưa khoa học công nghệ ứng dụng trong công tác quản lý và
kinh doanh tại các doanh nghiệp
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đó là nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý Nhà nước đến lao động quản lý và lao động tại các doanh nghiệp.
- Giải pháp đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
- Giải pháp quan trọng nhất đó là nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
* Trong 07 giải pháp trên, chúng tôi xác định giải pháp làm đòn bẩy chính
trong định hướng phát triển thương mại, dịch vụ quận Hồng Bàng là Giải pháp
về tài chính, tín dụng, tạo vốn phát triển thương mại, dịch vụ. Cụ thể:
- Huy động các nguồn vốn, thực hiện xã hội hoá trong xây dựng phát triển
cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch. Thu hút nguồn vốn trong dân cư,
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực hiện việc chuyển giao cho doanh
nghiệp đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh, quản lý chợ.
- Thực hiện chế độ ưu đãi trong lĩnh vực xây dựng phát triển thương mại,
dịch vụ, như vay vốn ưu đãi, chính sách thuế…
13


- Xây dựng phát triển cơ cở hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch cần phải
có lượng vốn đầu tư rất lớn. Để huy động được nguồn vốn cần tập trung giải
quyết các vấn đề sau:
+ Nhà nước đầu tư vốn và thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” để huy động vốn của dân và các tổ chức thực hiện đầu tư các cơ sở hạ
tầng có chức năng dịch vụ công cộng.
+ Kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết tạo vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
trong và ngoài nước để xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cải tạo

nâng cấp các chợ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi được vay vốn để các cơ sở kinh doanh dịch vụ
đầu tư xây dựng cơ sở, nâng cao năng lực kinh doanh.
+ Quận thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, đấu thầu, đấu giá quyền sử
dụng đất, tạo nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
IV. KẾT LUẬN
Tư duy hệ thống là nghệ thuật nhìn thế giới vận động một cách tổng thể,
thông qua các mối quan hệ giữa các phần trong một hệ thống thay vì nhận xét
từng phần riêng rẽ. Bằng cách nhìn thực tế thông qua lăng kính tư duy hệ thống,
chúng ta sẽ có được những giải pháp để giải quyết vấn đề trong tất cả các lĩnh
vực của cuộc sống.
Việc áp dụng phương pháp luận tư duy khoa học hệ thống trong quản lý
giúp các nhà quản lý nhìn nhận và phân tích các vấn đề một cách hệ thống để từ
đó đưa ra các giải pháp xử lý thích ứng các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Hiện lý thuyết tư duy hệ thống được mô phỏng lý thuyết tư duy hệ thống
dưới dạng phần mềm trò chơi phát triển bền vững (Ecopolicy). Việc triển khai
trò chơi Ecopolicy trong giai đoạn hiện nay, tạo sự biến chuyển, nâng cao nhận
thức về lý thuyết và tư duy hệ thống cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên và tầng
lớp thanh niên trong UBND Quận Hồng Bàng nói chung va phòng Kinh tế nói
riêng. Qua đó, giúp cán bộ, chuyên viên nắm vững lý thuyết, tích lũy kinh
nghiệm, vận dụng vào thực tiễn để xử lý công việc theo tư duy hệ thống, nâng cao
hiệu quả, chất lượng công việc.
PHÒNG KINH TẾ

14




×