Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN VIỆT
YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Việt Yên là một trong 10 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bắc
Giang, có diện tích tự nhiên nhỏ trong tỉnh, chỉ lớn hơn diện tích thành phố
Bắc Giang, chiếm khoảng 4,43% diện tích toàn tỉnh, gồm 17 xã, 2 thị trấn;
Việt Yên có vị trí chiến lược trọng yếu, vị trí trung gian quan trọng nối trung
tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố Bắc Giang với các huyện
phía Tây và các tỉnh bạn như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên.
Giao thông vận tải là kết cấu cơ bản của hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư
phát triển giao thông làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo
giữ vững an ninh, quốc phòng. Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông vận tải trong huyện có những thay đổi đáng kể, mạng lưới giao
thông phát triển cả về số lượng và chất lượng, với các tuyến quốc lộ, đường
tỉnh, đường giao thông nông thôn kết hợp với hệ thống đường thủy tạo thành
một hệ thống giao thông liên hoàn, thông suốt từ trung tâm huyện đến các xã,
thôn xóm, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đến thời điểm hiện nay, Việt Yên chưa xây dựng quy hoạch phát triển
giao thông vận tải, do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng, thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội theo Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm
kỳ 2010-2015 mà Huyện ủy Việt Yên đã đề ra, cần phải có một Quy hoạch cụ
thể phát triển hệ thống GTVT của huyện nhằm đảm bảo hệ thống giao thông
thông suốt, kết nối hoàn thiện với các trục giao thông trên địa bàn.
2. Các căn cứ lập quy hoạch
Căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm:
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật
Giao thông Đường thuỷ số 23/2004/QH11 ngày 15/06/2004; Luật đường sắt
số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11
ngày 29/11/2005;
- Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ về quản lý
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông;
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
1
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT
đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ GTVT về
việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tổng thể phát triển GTVT Đường thuỷ nội
địa Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ GTVT về việc
phê duyệt chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới.
- Quyết định Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/3/2012 phê duyệt
Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
Các căn cứ cơ sở dữ liệu
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, XVII và Kế hoạch phát
triển KT-XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/02/2011 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về việc
ban hành 5 chương trình phát triển KT-XH trọng tâm, giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 21/05/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Giang Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt
Yên giai đoạn 2007 – 2020.
- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2010-2015 của
Đảng bộ huyện Việt Yên;
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
2
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang
đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020;
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 30/01/2010 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển văn hoá, thể thao và du lịch
tỉnh Bắc Giang đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 94/2003/QĐ-UBND ngày 15/12/2003 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Niên giám thống kê năm từ năm 2000 đến năm 2009 của tỉnh Bắc
Giang, huyện Việt Yên;
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang
thời kỳ 2006 - 2020.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá, suất vốn đầu tư liên quan
đến GTVT.
3. Phạm vi, mục tiêu Quy hoạch
Phạm vi:
Quy hoạch giao thông vận tải huyện Việt Yên đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 tập trung vào nghiên cứu phát triển hệ thống GTVT trên
địa bàn huyện, trong đó có xem xét đến kết nối với các huyện, thành phố trong
tỉnh và các địa phương lân cận.
Mục tiêu:
Xây dựng “Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030” phù hợp với quy hoạch và định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm: đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh; tạo sự kết nối liên hoàn, thông suốt giữa
huyện với tỉnh, với các xã, các huyện lân cận trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn;
phát triển mạng lưới giao thông nông thôn huyện đồng bộ, đáp ứng chương
trình mục tiêu xây dựng ”Nông thôn mới”; đảm bảo an toàn giao thông và
chống ùn tắc giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phục vụ an ninh
quốc phòng; đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
3
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
PHẦN 1
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN VIỆT YÊN
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 Diện tích tự nhiên
Việt Yên là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang; phía
Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế
Võ (Bắc Ninh), phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang,
phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) và Tây Nam giáp huyện Yên
Phong tỉnh Bắc Ninh. Diện tích tự nhiên huyện Việt Yên là 170,15 km2,
chiếm khoảng 4,43% diện tích toàn tỉnh.
1.2 Đặc điểm tự nhiên, địa lý, khí hậu, thủy văn
Về địa lý tự nhiên, Việt Yên chủ yếu là đồng bằng xen đồi và núi thấp,
đồi núi thấp tập trung ở một số xã như Vân Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn,
Nghĩa Trung, Minh Đức, còn lại các xã khác chủ yếu là có địa hình đồng. Độ
nghiêng địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam và Tây Tây Bắc sang Đông
Đông Nam.
- Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 9.026,61 ha,
chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 816,25 ha, chiếm 5%,
đất chuyên dùng là 3.167,75 ha, chiếm 19%. Nhìn chung đất đai khá đa dạng,
thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp.
- Khí hậu: Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75%
vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và
lạnh nhất vào các tháng 1, 2. Lượng mưa hàng năm trung bình là 1.500 mm,
nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây
trồng nhiệt đới.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
4
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Việt Yên
2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Hành chính, dân số huyện
Hành chính: huyện Việt Yên gồm 17 xã, 2 thị trấn; trung tâm huyện lỵ là
thị trấn Bích Động, nằm tại vị trí trung tâm của huyện.
Dân số toàn huyện đến năm 2011 là 161.057 người, chiếm khoảng
10,3% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 6 (trên tổng số 11 huyện, thành phố của tỉnh)
so với các huyện trong toàn tỉnh. Mật độ dân số có sự chênh lệch nhiều giữa
các xã, bình quân là 947 người/km2, cao hơn so với bình quân của tỉnh (408,1
người/km2) và cả nước (262 người/km2). Dân số toàn huyện chia theo thành
thị, nông thôn: thành thị 15.234 người, chiếm 9,5%; nông thôn 145.823 người,
chiếm 90,5%.
Theo giới tính: Nam 78.546 người, chiếm 48,8%; Nữ 82.511 người,
chiếm 51,2%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn qua là 1,16%.
So với bình quân các huyện trong tỉnh và trung bình các quận, huyện
trong cả nước, thì tỉ lệ dân số nông thôn huyện Việt Yên cao hơn, mật độ dân
số cũng cao hơn mức trung bình toàn tỉnh và cao hơn mức trung bình cả nước.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
5
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Bảng 2.1. Hành chính, dân số, diện tích huyện Việt Yên
STT
Đơn vị xã, phường
Diện tích (Km2)
Mật độ
(Người/km2)
9.214
808
Dân số (người)
1
Việt Tiến
11,40
2
Tự Lạn
8,77
6.888
785
3
Hương Mai
9,60
8.865
923
4
Tăng Tiến
4,79
7.165
1.496
5
Vân Trung
9,67
6.813
704
6
Bích Sơn
6,71
6.024
898
7
Trung Sơn
12,31
9.015
732
8
Ninh Sơn
8,10
7.888
974
9
Tiên Sơn
14,31
10.079
704
10
Quang Châu
9,07
9.802
1.081
11
Quảng Minh
5,72
9.656
1.688
12
Hoàng Ninh
6,83
9.574
1.402
13
Hồng Thái
5,90
8.192
1.388
14
Nghĩa Trung
14,70
9.101
619
15
Minh Đức
18,35
12.127
661
16
Thượng Lan
9,88
8.590
869
17
Vân Hà
2,85
6.837
2.399
18
T.T Bích Động
5,47
6.866
1.255
19
T.T Nếnh
5,72
8.368
1.463
170,15
161.057
947
Huyện Việt Yên
Nguồn: NGTK huyện Việt Yên năm 2011.
Bảng 2.2. So sánh diện tích và mật độ dân số của huyện Việt Yên Bắc Giang với cả nước
Chỉ tiêu
Dân số (1000người)
Diện tích tự nhiên (km2)
Mật độ dân số (ng/km2)
Dân số nông thôn (%)
Huyện
Việt Yên
161.057
170.15
947
90,5
Tỉnh Bắc Giang
TB
Tổng
huyện
156,7 1.567,5
384,1 3.841,5
408,1
90,38%
Cả nước
TB
Tổng
Huyện
144,8 86.927,6
551,7 331.051,4
262
70,1%
Nguồn: NGTK cả nước, Bắc Giang năm 2011
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
6
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
Thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ
XX, nhiệm kỳ 2005-2010. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc
trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và giành
được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, cơ cấu nền kinh tế chuyển
biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá, sản xuất nông - lâm
nghiệp, thuỷ sản ngày một ổn định và sản xuất theo hướng hàng hoá, một số
chỉ tiêu chủ yếu gần đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là:
Giai đoạn 2006-2010 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm
của huyện vẫn đạt ở mức cao là 33,59%/năm; trong đó: công nghiệp xây dựng
tăng 45,79; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 17,9%; dịch vụ tăng 34,73%; Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh,
tỷ trọng nông - lâm nghiệp thủy sản giảm. Năm 2010 tỷ trọng nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 56,5%; dịch
vụ chiếm 20,4%, đạt mục tiêu giai đoạn 2005-2010.
Năm 2011 tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân so với năm 2010 tăng
91,5%; trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 8.622,5 tỷ
đồng, tăng 192,88% so với năm 2010; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp-thủy
sản ước đạt 2.309,9 tỷ đồng, tăng 91,86% so với năm 2010; giá trị dịch vụ ước
đạt 1.861,1 tỷ đồng, tăng 75,08% so với năm 2010.
Về cơ cấu: Công nghiệp – xây dựng chiếm 67,4% tăng 10,9% so với năm
2010; nông - lâm nghiệp – thủy sản chiếm 18,05% giảm 5,05% so với năm
2010; dịch vụ chiếm 14,55% giảm 5,85% so với năm 2010.
Số hộ nghèo giảm từ 6454 hộ (chiếm 16,93%) năm 2006 xuống còn 3163
hộ (chiếm 7,68%) năm 2011.
2.3. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp, du lịch
Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, nhân lực, đường giao
thông thuận lợi. Tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục ưu tiên phát triển các khu, cụm
công nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài
nước.
Khu công nghiệp
Hiện tại, tỉnh đã thành lập 5 khu công nghiệp tập trung; gồm các khu
Đình Trám, Quang Châu, Song Khê, Vân Trung, Việt Hàn, trong 5 khu công
nghiệp thì có 4 khu công nghiệp nằm trên địa bàn huyện Việt Yên, đó là các
khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung và Việt Hàn; các khu
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
7
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
công nghiệp này nằm dọc theo quốc lộ 1, 37 và đường huyện Sen Hồ – Trúc
Tay.
Khu công nghiệp Đình Trám: Sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá,
lắp ráp ôtô, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, bao bì, giấy nhựa.
Khu công nghiệp Quang Châu: Thuộc địa bàn các xã Quang Châu, Vân
Trung, Hoàng Ninh và thị trấn Nếnh huyện Việt Yên; khu công nghiệp định
hướng sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,điện tử, công nghệ cao,...
Khu công nghiệp Vân Trung: thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Vân
Trung, Tăng Tiến huyện Việt Yên và xã Nội Hoàng huyện Yên Dũng; khu
công nghiệp định hướng phát triển lắp ráp điện tử, xe máy, công nghệ cao và
chế biến nông sản thực phẩm.
Khu công nghiệp Việt Hàn: thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Tăng Tiến
và Hồng Thái huyện Việt Yên.
Cụm công nghiệp
Trên địa bàn huyện Việt Yên có 6 cụm công nghiệp, đó là các cụm công
nghiệp Hoàng Mai (thị trấn Nếnh), Đồng Vàng (quy hoạch sáp nhập vào KCN
Đình Trám), Việt Tiến, Tăng Tiến, Bích Sơn, Trung Sơn.
Du lịch
Việt Yên là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa mang đậm dấu
ấn đặc trưng, toàn huyện Việt Yên có 331 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có
18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 40 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di
tích tiêu biểu như: Hệ thống di tích lịch sử làng cổ Thổ Hà, làng cổ Vân Hà,
chùa Bổ Đà,... là những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng không chỉ
của riêng Bắc Giang mà còn với cả nước, kèm theo đó là các lễ hội, những nét
văn hóa đặc sắc của cư dân bờ bắc sông Cầu. Như vậy, Việt Yên là một trong
những huyện có tiềm năng du lịch lớn của tỉnh Bắc Giang, hội tụ cả du lịch
tâm linh (thông qua hệ thống các đền chùa nổi tiếng: các chùa Bổ Đà, Vân
Cốc, đình Thổ Hà, làng Đông, đền Như Thiết, Mỏ Thổ, đền thờ Tiến Sĩ, tượng
đá,…) và du lịch làng nghề truyền thống (rượu làng Vân, gốm Thổ Hà, mây
tre đan Tăng Tiến,…).
Đánh giá chung
Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Việt Yên có những
chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với
mức tăng trưởng khá, sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản ngày một ổn định
và sản xuất theo hướng hàng hoá; trong lĩnh vực công nghiệp - TTCN và xây
dựng nông thôn nhờ có những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
8
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
nên trong năm qua có đã có một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào huyện sản
xuất kinh doanh, với số vốn hàng trăm tỷ đồng tạo nên diện mạo mới về sự
phát triển của huyện; tổng thu ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng
năm trên địa bàn toàn huyện ngày càng tăng. Việt Yên được xác định là huyện
trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp, điển hình là khu công nghiệp
Đình Trám, Hoàng Mai, Quang Châu,…
Việt Yên không chỉ làm tốt công tác phát triển kinh tế mà còn chú trọng
tới phát triển văn hoá - xã hội như: Y tế, Giáo dục, Văn hoá, Du lịch, tạo công
ăn việc làm, đào tạo nghề,... Với các thành tựu đạt được là cơ sở để Việt Yên
phát triển bền vững trong tương lai.
Với tiềm năng phát triển đồng bộ kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của
huyện rất lớn, tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thực sự
chưa đáp ứng được, chưa khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia vào
các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện cũng như nhu cầu giao lưu đi lại của
dân cư địa phương.
3. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Huyện Việt Yên có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý trên
địa bàn, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường
sắt; tuy nhiên giao thông đường bộ có vai trò quan trọng nhất trong việc lưu
thông hàng hoá và hành khách.
3.1. Đường bộ
Tính đến năm 2011, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn huyện có
khoảng 1.286,98km, chiếm khoảng 13% tổng km đường bộ toàn tỉnh, mật độ
đường đạt khoảng 7,56 km/km2; bao gồm 23,4 km đường quốc lộ, 28,5 km
đường tỉnh, 64,86 km đường huyện, 163,4km đường xã, 16,31km đường đô
thị, 553 km đường thôn xóm và khoảng 457,52 km đường trục chính nội đồng.
Về chất lượng đường, đường bê tông nhựa mới đạt 2,8%, BTXM đạt
24%, đá nhựa đạt 6,26 %, đường chưa được cứng hóa là cấp phối đạt 18,25%,
đường đất chiếm 44,46% và các loại kết cấu mặt khác là 4,23%.
Bảng 3.1. Hiện trạng giao thông đường bộ huyện Việt Yên năm 2011
Kết cấu
TT
1
2
Loại đường
Quốc lộ
Đường tỉnh
Chiều dài
23,40
28,50
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
BTXM
BTN
-
23,40
8,50
Đá
nhựa
Cấp phối
Đất
18,30
1,70
-
Khác
9
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Kết cấu
TT
Loại đường
Chiều dài
3
4
5
6
Đường huyện
Đường xã
Đường đô thị
Đường thôn xóm
Trục chính nội
đồng
Tổng
7
BTXM
BTN
64,86
163,40
16,31
533,00
2,00
36,35
8,51
260,56
4,11
-
Đá
nhựa
52,16
6,00
2,10
2,00
457,52
1,45
-
1.286,98
308,87
36,01
Cấp phối
Đất
Khác
10,70
38,70
0,75
83,20
78,24
4,95
149,48
37,76
-
99,77
339,56
16,74
80,56
234,82
572,23
54,50
-
Hình 3.1. Tỉ lệ các loại đường trên địa bàn huyện
Hình 3.2. Tỉ lệ đường bộ phân theo kết cấu mặt
3.1.1. Tổng quan về quốc lộ
Trên địa bàn huyện Việt Yên có hai tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều
dài 23,4 km, gồm các quốc lộ 1, quốc lộ 37, cụ thể như sau:
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
10
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(1). Quốc lộ 1
Quốc lộ 1 qua địa bàn huyện Việt Yên bắt đầu từ cầu Như Nguyệt qua xã
Quang Châu đi về hướng Đông Bắc qua các xã Hoàng Ninh, Tăng Tiến đi
sang xã Song Khê, tổng chiều dài đoạn tuyến đi qua địa phận huyện Việt Yên
là 10 km.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III – Đồng bằng,
kết cấu mặt đường bê tông nhựa; chất lượng đường tốt.
Cầu cống: Trên tuyến hệ thống cầu cống, hầm chui đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
(2). Quốc lộ 37
Quốc lộ 37 qua địa bàn huyện Việt Yên bắt đầu từ quốc lộ 1 thuộc xã
Hoàng Ninh đi ngược lên phía Tây Bắc cắt qua ĐT295B và đường sắt Hà Nội
– Đồng Đăng, tuyến tiếp tục đi qua địa phận thị trấn Bích Động, các xã Bích
Sơn, Tự Lạn, Việt Tiến, rồi đi sang xã Lương Phong của huyện Hiệp Hòa;
tổng chiều dài đoạn tuyến qua địa phận huyện Việt Yên là 13,4 km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến mới được đầu tư nâng cấp cải tạo, đạt tiêu
chuẩn đường cấp IV – đồng bằng, đoạn qua khu vực công nghiệp Đình Trám
đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe (có dải phân cách giữa), đoạn qua khu
vực thị trấn Bích Động đạt tiêu chuẩn đường đô thị (4 làn xe), kết cấu mặt
đường bê tông nhựa; chất lượng đường tốt.
Cầu cống: cầu cống trên đoạn tuyến qua địa phận huyện Việt Yên đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
3.1.2. Tổng quan về đường tỉnh
Trên địa bàn huyện Việt Yên có bốn tuyến đường tỉnh đi qua với tổng
chiều dài 28,5 km, gồm các đường tỉnh 398, 298, 298B, 295B, cụ thể như sau:
(1). Đường tỉnh 295B
Đường tỉnh 295B đi từ xã Hồng Thái, đi về phía Nam qua xã Hoàng
Ninh, thị trấn Nếnh rồi đến xã Quang Châu và kết thúc tại cầu Đáp Cầu (qua
cầu Đáp Cầu kết nối với đường tỉnh của Bắc Ninh và tiếp tục đi về Hà Nội);
tổng chiều dài đoạn tuyến trên địa phận huyện Việt Yên là 9,9km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cấu
mặt đường có đoạn bê tông nhựa dài 6,5km, đoạn đá dăm nhựa dài 3,4km,
chất lượng tương đối tốt, một số đoạn hư hỏng mặt.
Cầu cống: Hiện tại trên đoạn tuyến có cầu Đáp Cầu, là cầu đi chung
đường bộ với đường sắt, kết cấu nhịp cầu giản đơn, 2 nhịp.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
11
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(1). Đường tỉnh 398
Đường tỉnh 398 qua huyện Việt Yên thuộc địa phận thôn Mụa, xã Nghĩa
Trung với tổng chiều dài đoạn tuyến là 2 km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến đạt theo tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cấu mặt
đường bê tông nhựa, chất lượng đường tốt.
Cầu cống: trên đoạn tuyến qua địa phận huyện Việt Yên không có cầu
cống yếu.
(2). Đường tỉnh 298
Đường tỉnh 298 trên địa phận huyện Việt Yên xuất phát từ xã Minh Đức
đi về phía Nam qua thị trấn Bích Động, xã Bích Sơn, xã Quảng Minh, điểm
cuối giao với đường 295B tại Phúc Lâm thuộc xã Hoàng Ninh, tổng chiều dài
đoạn tuyến là 9,6 km.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới gần đạt theo tiêu chuẩn đường cấp V,
hiện đang thực hiện nâng cấp cải tạo.
Cầu cống: Trên tuyến còn một số cầu yếu như cầu Đồng, Mỏ Thổ, Sim,
Tăng Quang.
(3). Đường tỉnh 298B
Đường tỉnh 298B xuất phát từ Khả Lý thuộc xã Quảng Minh, đi sang
phía Tây qua xã Trung Sơn rồi đi về phía Nam kết thúc tại gần chùa Bổ Đà, xã
Tiên Sơn; tổng chiều dài đoạn tuyến trên địa phận huyện Việt Yên là 7km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, kết cấu
mặt đường đá dăm nhựa, chất lượng đường xấu, có đoạn rất xấu.
Cầu cống: trên tuyến không có cầu, chỉ có một vài cống nhỏ.
3.1.3. Đường giao thông nông thôn
3.1.3.1. Đường huyện
Trên địa bàn huyện Việt Yên hiện có 12 tuyến đường huyện, tổng chiều
dài 64,858 km, trong đó có 52,158 km đường đá dăm nhựa, chiếm 80,42%, có
2km đường BTXM, chiếm 3,08%, có 10,7km đường cấp phối, chiếm 16,5%,
cụ thể như sau:
(1). Đường huyện Bờ Hồ - Khả Lý – Đông Long
Xuất phát từ thị trấn Bích Động (giao QL37) đi xuống phía Nam qua địa
phận xã Bích Sơn, cắt qua ĐT298B và kết thúc tại Đông Long, xã Quảng
Minh (điểm giao với đường huyện Nếnh – Bổ Đà – Vân Hà), toàn tuyến dài
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
12
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
4,458 km.
Tuyến đi qua một số khu vực đông dân cư: đoạn qua thôn Kiểu, đặc biệt
đoạn giữa tuyến (khu vực thôn Khả Lý Thượng) và điểm giao với ĐT298B
đường có mặt cắt nhỏ hẹp, dân cư tập trung rất đông đúc.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến đạt cấp IV và GTNT loại A; kết cấu mặt đá
dăm nhựa, chất lượng đường ở mức trung bình.
(2). Đường Nếnh – Bổ Đà – Vân Hà
Xuất phát từ thị trấn Nếnh (giao ĐT295B) đi sang phía Tây, gặp ĐT298B
tại Cao Sơn (xã Ninh Sơn), tuyến đi chung với ĐT298B đến Kim Sơn thì tách
ra đi về hướng Tây, đến địa phận xã Tiên Sơn, tuyến chuyển hướng đi về phía
Nam chạy dọc theo sông Cầu đến UBND xã Vân Hà; tuyến đi qua địa phận
các xã Quảng Minh, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Vân Hà; toàn tuyến dài 14,5 km.
Bình đồ tuyến có nhiều đoạn đi qua khu vực đông dân cư, rất khó cải tạo
mở rộng đường, đặc biệt là đoạn đầu tuyến (từ ĐT295B đi qua địa phận xã
Quảng Minh), đoạn đi qua khu vực Hạ Lát của xã Tiên Sơn và đoạn đi qua
khu vực trung tâm xã Vân Hà.
Tình trạng kỹ thuật: Hiện nay, tuyến đường mới đạt loại A – giao thông
nông thôn, kết cấu mặt đường bê tông xi măng và đá nhựa, chất lượng nói
chung ở mức trung bình, có một số đoạn tuyến đường đã xuống cấp.
(3). Đường Sen Hồ - Trúc Tay
Xuất phát từ Sen Hồ, xã Hoàng Ninh (giao với ĐT295B) đi về phía
Đông, cắt qua QL1 (tại Vân Cốc), đến Trúc Tay thuộc xã Vân Trung; toàn
tuyến dài 6,4 km.
Tuyến đi qua hai khu vực đông dân cư là đoạn qua Hoàng Mai (xã Hoàng
Ninh) và đoạn qua xóm một xã Vân Trung, tuy nhiên đoạn qua Hoàng Minh,
bình đồ tốt, chiều rộng nền đường khoảng 6,5m, đoạn qua xóm Một nhỏ hẹp
hơn, chiều rộng nền đường khoảng 5,5m.
Trình trạng kỹ thuật: Tuyến đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, có đoạn đạt cấp
VI; kết cấu mặt đường đá nhựa và cấp phối, chất lượng đường ở mức trung
bình.
(4). Đường Làng Tự - Dương Huy
Xuất phát từ làng Tự, xã Bích Sơn (giao QL37) đi sang phía Tây đến
Đông Sơn, tuyến chuyển hướng đi xuống phía Nam và kết thúc tại Dương Huy
xã Trung Sơn (điểm giao với ĐT298B), toàn tuyến dài 6km.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
13
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Tuyến đi qua một vài đoạn ngắn đông dân cư như khu vực Sơn Quang,
Tân Sơn, Sơn Hải (thuộc xã Trung Sơn), chợ Nhẫng.
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn từ thị trấn Bích Động đến Tân Sơn dài 3,5km
đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, nền 5,5m mặt 3,5m mới được rải nhựa, đoạn còn
lại dài 2,5km đường cấp phối xấu.
(5). Đường Kè Tràng – Kè Bài
Xuất phát từ Kẻ Tràng, xã Việt Tiến (giao QL 37) đi xuống phía Nam
đến Kè Bài, xã Hương Mai (điểm giao với đường huyện Quán Rãnh – Kè
Bài), toàn tuyến dài 4km.
Bình diện tuyến đường tốt, thuận lợi cho công tác nâng cấp, cải tạo.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt
đường đá nhựa, nhiều đoạn đường đã bị xuống cấp, chất lượng rất xấu.
(6). Đường Quán Rãnh – Thượng Lan
Xuất phát từ Quán Rãnh, xã Tự Lạn (giao QL37), tuyến đi lên phía Bắc
đến trại núi Tán xã Thượng Lan, toàn tuyến dài 5,3 km.
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn đầu tuyến (từ QL37 đến UBND xã Thượng
Lan), dài 3,1 km đạt tiêu chuẩn đường loại A – GTNT (nền đường 5 – 6 m,
mặt đường 3,5m), đoạn qua thôn Sán Hạ, Sán Thượng chỉ đạt tiêu chuẩn
GTNT loại B (nền đường 4m), kết cấu mặt đường đá nhựa và cấp phối, chất
lượng đường ở mức trung bình và xấu.
Cầu cống: Trên tuyến có 1 cầu nhỏ là cầu Nổi dài 33m, rộng 7m, cầu
BTCT mới được xây dựng.
(7). Đường Việt Tiến – Song Vân
Xuất phát từ xã Việt Tiến (giao QL37) đi lên phía Bắc cho tới xã Song
Vân của huyện Tân Yên, đoạn tuyến dài 4,5km.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt
đường đá nhựa, chất lượng đường nói chung còn tốt, duy có đoạn đầu tuyến
đường đã xuống cấp, chất lượng xấu.
(8). Đường Kẹm - Lai
Xuất phát từ xóm Kẹm xã Minh Đức (giao ĐT298) đi sang phía Bắc tới
cầu Lai xã Nghĩa Trung (điểm giao với đường huyện ĐT398 – Lai – Nghi
Thiết), toàn tuyến dài 2,7km.
Tuyến đường đi qua một số đoạn ngắn có dân cư tập trung đông đúc như
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
14
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
đoạn đầu tuyến (xóm Kem), Bình Minh.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt
đường đá nhựa, chất lượng đường tốt.
(9). Đường ĐT398 – Lai – Nghi Thiết
Xuất phát từ xã Nghĩa Trung (giao ĐT398), tuyến đi xuống phía Nam
qua thôn Lai đến đê ngòi Sim, tuyến rẽ phải đi chung với đê một đoạn ngắn rồi
vượt ngòi Sim về Nghi Thiết xã Hồng Thái (giao ĐT295B), toàn tuyến dài 6,6
km.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, đoạn đầu
tuyến đã rải nhựa được 4,8km, đoạn còn lại 1,8km đi trên đê đường đất rất
xấu.
Bình diện tuyến tương đối thuận lợi cho việc nâng cấp, cải tạo.
Cầu cống: Hiện tại đoạn cuối tuyến qua ngòi Sim chưa có cầu, hạn chế
giao lưu đi lại giữa hai bên ngòi Sim, đặc biệt là mùa mưa lũ, ngoài ra còn 1
cầu nhỏ là cầu Lai dài 8m, chất lượng trung bình.
(10). Đường Nghi Thiết – Lịm Xuyên
Xuất phát từ Nghi Thiết (địa phận xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng) (giao
ĐT295B), tuyến đi xuống phía Nam đến Lịm Xuyên (thuộc địa phận xã Song
Khê, huyện Yên Dũng) (điểm giao với ĐT398), toàn tuyến (trên địa phận
huyện Việt Yên) dài 4,5km.
Tuyến đi qua nhiều khu đông dân cư, đường hẹp, khó khăn cho việc cải
tạo, nâng cấp, đó là khu vực thôn Thượng Phúc, Phúc Long, thôn 7.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt
đường đá nhựa, có một số đoạn đường bê tông xi măng, chất lượng đường ở
mức trung bình.
(11). Đường Tam Tầng – Trung Đồng
Xuất phát từ thôn Tam Tầng xã Quang Châu (giao ĐT295B), tuyến đi
sang phía Đông, cắt qua quốc lộ 1 (điểm giao khác mức không liên thông),
đến thôn Trung Đồng xã Vân Trung (điểm giao với đường huyện Trúc Tay –
Sen Hồ), toàn tuyến dài 3,1km.
Bình diện tuyến tương đối tốt, thuận lợi cho việc cải tạo, nâng cấp, duy
chỉ có đoạn qua thôn Trung Đồng, Tâm Tầng và đặc biệt là đoạn qua khu Núi
Hiểu, đường hẹp, dân cư tập trung rất đông đúc, khó khăn cho việc mở rộng,
nâng cấp.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
15
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn từ ĐT295B đến QL1 dài khoảng 0,5 km đạt
tiêu chuẩn GTNT loại A, đoạn từ QL1 đến hết thôn Núi Hiểu, Quang Châu dài
0,5 km, mặt đường BTXM rộng 2,5-3,0m, đoạn từ Núi Hiểu đến đầu thông
Trung Đồng, dài 1,2km đường đất rộng 3m rất xấu; đoạn còn lại dài 1,6km đạt
tiêu chuẩn GTNT loại A, mặt đường BTXM, chất lượng trung bình.
(12). Đường Quán Rãnh – Kè Bài
Xuất phát từ Quán Rãnh, xã Tự Lạn (giao QL37), tuyến đi xuống phía
Nam đến Kè Bài, xã Hương Mai (điểm giao với đường huyện Kè Tràng – Kè
Bài), toàn tuyến dài 2,8km.
Bình diện tuyến tốt, thuận lợi cho việc cải tạo, nâng cấp.
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại B, kết cấu mặt
đường cấp phối, chất lượng đường xấu, hiện đang thi công rải nhựa mặt
đường.
3.1.3.2. Đường xã
Hệ thống đường xã trên địa bàn huyện Việt Yên có tổng chiều dài 163,4
km/tổng số 19 xã – thị trấn (không kể hai thị trấn Bích Động và Nếnh thì trung
bình mỗi xã có 9,51 km đường xã), trong đó 36,35 km đường bê tông xi măng
(chiếm 22,25%), có 4,11km đường bê tông nhựa (chiếm 2,52%), có 6km là
đường đá nhựa (chiếm 3,67%), 38,7 km đường cấp phối (chiếm 23,68%), và
78,24 km là đường đất (chiếm 47,88%).
Hệ thống đường xã trên địa bàn huyện có chất lượng còn thấp, đường
đất và cấp phối còn chiếm gần 70%, quy mô đường nhỏ hẹp, chủ yếu mới chỉ
đạt GTNT loại B, nhiều tuyến còn chưa vào cấp, hệ thống cầu cống, chưa
đồng bộ và có tải trọng thấp.
Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng đường xã các xã
TT
1
2
3
4
5
6
7
Tên xã
Việt Tiến
Tự Lạn
Hương Mai
Tăng Tiến
Vân Trung
Bích Sơn
Trung Sơn
Kết cấu mặt đường (km)
Chiều
dài
Đá
Đá
(km) BTXM BTN
C.phối
nhựa dăm
12.80
2.00
3.70
9.85
3.60
6.15
12.70
4.50
4.30
3.90
0.40
4.80
7.00
2.00
2.80
0.20
2.00
11.00
0.10
1.90
8.10
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
Tình trạng mặt
đường
Đất
7.10
0.10
8.20
4.80
0.90
Khác Tốt
-
3.60
4.50
1.90
TB
Xấu
2.40
3.20
6.10
1.00
10.40
6.25
8.20
1.10
4.80
0.90
8.10
16
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
TT
Tên xã
Kết cấu mặt đường (km)
Chiều
dài
Đá
Đá
(km) BTXM BTN
C.phối
nhựa dăm
Tình trạng mặt
đường
Đất
Khác Tốt
TB
Xấu
8
Ninh Sơn
5.00
-
-
3.50
-
-
1.50
-
-
3.50
1.50
9
Tiên Sơn
17.80
6.20
-
-
-
6.80
4.80
-
-
7.50
10.30
10
Quang Châu
2.41
1.20
1.21
-
-
-
-
-
2.01
-
0.40
11
12
13
14
15
16
17
Quảng Minh
Hoàng Ninh
Hồng Thái
Nghĩa Trung
Minh Đức
Thượng Lan
Vân Hà
8.44
6.60
7.80
18.70
19.80
11.40
1.19
1.40
2.00
3.70
3.70
1.19
-
-
-
6.30
4.80
-
0.74
4.60
4.10
18.70
11.30
11.40
-
-
1.19
2.90
3.70
7.70
-
5.54
6.60
4.10
18.70
12.10
11.40
-
18
Bích Động
0.96
0.96
-
-
-
-
-
-
0.96
-
-
19
T.T Nếnh
Cộng
0.85
163.40 36.35
4.11
6.00
-
0.85
38.70
78.24
-
0.85
14.16 38.85 110.39
Hình 3.3. Hiện trạng kết cấu đường xã
3.1.3.3. Đường thôn xóm
Đường thôn xóm trên địa bàn huyện Việt Yên có tổng chiều dài 553 km,
trong đó có 260,56km đường bê tông xi măng (chiếm 48,89%); 2 km đường
đá nhựa (chiếm 0.38%); 83,2km đường cấp phối (chiếm 15,61%); 149,48 km
đường đất (chiếm 28,05%); 37,76km đường có kết cấu mặt khác (chiếm
7,08%).
Ngoài ra có khoảng khoảng 457,52 km đường trục chính nội đồng, chủ
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
17
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
yếu là mặt đường đất 339,56km, chiếm khoảng 74,22%; mặt BTXM có
khoảng 1,45 km, chiếm 0,32%; mặt cấp phối có 99,77km chiếm khoảng
21,81%; mặt đường loại khác 16,74km chiếm 3,66%.
Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng đường thôn xóm các xã
TT
Tên xã
Cộng
Chiều dài
km
BTXM
BTN
37.76
33.04
38.13
49.56
14.32
16
27.53
7.54
11.82
22.60
13.80
9
10
11
Bích Sơn
Trung Sơn
Ninh Sơn
Tiên Sơn
Quang Châu
Quảng Minh
23.02
9.89
4.10
14.45
12
13
14
15
16
17
Hoàng Ninh
Hồng Thái
Nghĩa Trung
Minh Đức
Thượng Lan
Vân Hà
23.02
45.69
19.54
31.54
25.44
30
14.91
28.50
76.50
14.91
35.56
2.80
18
Bích Động
13.94
11.24
2.70
19
Nếnh
13.00
8.50
4.50
13
13.24
19.95
33.10
13.31
17.28
2.80
83.20
149.48
Việt Tiến
Tự Lạn
Hương Mai
Tăng Tiến
Vân Trung
6
7
8
0.00
Khác
260.56
5
2.00
Đất
533.00
1
2
3
4
0.00
Kết cấu mặt đường
Đá
Đá
Cấp
nhựa
dăm
phối
17.04
10.61
42.02
0.45
2.05
8.80
20.60
2.00
6.09
15.20
15.44
9.00
4.85
0.00
20.59
8.5
0.15
8.5
8.10
1.52
8.55
35.30
1.60
0.00
6.47
11.81
Hình 3.4. Hiện trạng kết cấu đường thôn xóm
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
18
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
3.1.4. Đường đô thị
Đường đô thị trên địa bàn huyện Việt Yên chủ yếu tập trung tại hai thị
trấn là thị trấn Nếnh và thị trấn Bích Động.
Đối với thị trấn Bích Động: tổng chiều dài đường đô thị (không tính
những đoạn quốc lộ, đường tỉnh đi qua thị trấn và những tuyến đường xóm
ngõ) khoảng 16,3 km, đường có quy mô trung bình, nền đường từ 8m – 14m,
mặt đường khoảng từ 4m – 7m, đường chủ yếu đã được nhựa hóa hoặc bê tông
xi măng hóa (chiếm trên 90%), chỉ còn lại một vài đoạn ngắn là đường cấp
phối và đường đất, chất lượng mặt đường ở mức tốt và trung bình.
Hai tuyến quốc lộ 37 và đường tỉnh 298 đi qua địa phận đô thị của thị
trấn Bích Động dài khoảng 5,948 km, đường có mặt cắt khoảng từ 20m – 26m,
kết cấu mặt bê tông nhựa, chất lượng đường tương đối tốt.
Đối với thị trấn Nếnh chủ yếu đường đô thị là trục đường tỉnh 295B đi
qua địa bàn thị trấn, kết cấu mặt đường đá nhựa, chất lượng đường đã xuống
cấp.
3.2. Giao thông đường thủy nội địa
Huyện Việt Yên có sông Cầu chảy qua, đây là một trong 3 con sông lớn
chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang và là một trong những tuyến giao thông
đường thuỷ huyết mạch của cả vùng Đông Bắc.
Sông Cầu chảy qua huyện Việt Yên qua địa phận các xã Tiên Sơn, Vân
Hà, Ninh Sơn, Quang Châu và Vân Trung, dài khoảng 21 km; là đoạn tuyến
sông do Trung ương quản lý, sông có luồng lạch tương đối ổn định; chiều sâu
luồng 1,4m – 1,8m, chiều rộng luồng 20m – 30m; vào mùa cạn nước chảy êm,
thuận lợi cho vận tải; trên đoạn tuyến này có nhiều đoạn cong có bán kính
R<300m, một số đoạn cong gấp (R=150m).
Việt Yên là huyện có lợi thế giao thông thủy nội địa, đặc biệt vận
chuyển vật liệu xây dựng như cát, sỏi; tuy nhiên, việc khai thác luồng tuyến
đường sông hiện nay chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa được đầu tư nhiều
từ nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp; công tác quản lý, khai thác đường
thủy nội địa còn nhiều hạn chế.
Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy gồm nạo vét
luồng lạch, đầu tư xây dựng bến, cảng trên địa bàn huyện hầu như không có.
Vốn duy trì luồng lạch, hệ thống báo hiệu dẫn luồng, được đầu tư, nhưng
rất thấp; theo số liệu của “Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4” thuộc Cục
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
19
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
đường thủy nội địa Việt Nam quản lý, vốn để duy trì luồng lạch, đảm bảo giao
thông hàng năm trên tuyến sông Cầu do Đoạn quản lý được cấp không đáp
ứng nhu cầu, năm 2009 bình quân chỉ đạt 27triệu đ/km sông, năm 2010
khoảng 38 triệu/km.
3.3. Hệ thống đường sắt
Trên địa bàn huyện có 1 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua là tuyến Hà
Nội – Đồng Đăng, cụ thể như sau:
Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, trong đó đoạn qua địa
phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km, từ cầu Đáp Cầu (Km33+711) đến cầu Xe
Điếu (Km73+810); tuyến có khổ đường lồng 1000 mm +1435 mm; tà vẹt bê
tông liền khối chất lượng tốt, tốc độ chạy tàu 70 km/giờ, giới hạn tải trọng trục
21 tấn/trục, hệ thống tín hiệu bán tự động, hệ thống thông tin vô tuyến sóng
cực ngắn sử dụng kỹ thuật số và tổng đài điện tử.
Đoạn tuyến đường sắt chạy qua địa phận huyện Việt Yên có chiều dài
khoảng 10,3 km, tuyến chạy trong khu vực đồng bằng, có bình diện tương đối
tốt, ít đường cong, chiều rộng nền đường 5m.
Trên đường chính tuyến hiện tại đặt ray P43; chiều dài ray l = 12,5m đặt
trên tà vẹt bê tông thường liền khối liên kết đàn hồi.
Ghi trên tuyến dùng loại ghi lồng tg 1/10- P43 Trung Quốc. Do sử dụng
hơn 30 năm nay nên ray đã bị mòn vẹt nấm và đầu mối nối, ghi bị mòn lưỡi,
chất lượng kém.
Đá ba lát: dùng loại balat đá dăm; đoạn từ Km5+443,90 - Km120+500
do mới được sàng đá phá cốt từ năm 2002 trở lại đây nên chất lượng nền đá
còn tốt, chiều dày balát dưới đáy tà vẹt = 30±5cm.
Trên đoạn tuyến qua địa phận huyện Việt Yên có ga Sen Hồ
(Km39+260), (địa phận xã Hoàng Ninh), là ga hạng 4, làm nhiệm vụ đón gửi,
tránh vượt, dồn dịch, cắt lấy xe, tổ chức xếp dỡ hàng, vận chuyển khách, hành
lý; ga có 3 đường.
Thông tin tín hiệu: Thiết bị đóng đường bán tự động; cột tín hiệu ra ga: cánh
một biểu thị.
3.4. Vận tải và phương tiện
Hiện trạng vận tải:
Vận chuyển hành khách: Khối lượng vận tải hành khách trên địa bàn
huyện chủ yếu do các đơn vị ngoài quốc doanh đảm nhận. Theo niên giám
thống kê huyện Việt Yên khối lượng vận tải hành khách trên địa bàn huyện
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
20
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
năm 2011 ước đạt 570 nghìn lượt người, năm 2006 đạt 88,9 nghìn lượt người.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển bình quân đạt khoảng 45%/ năm
giai đoạn 2006 -2011. Khối lượng luân chuyển hành khách năm 2011 ước đạt
34.308 nghìn người.km, năm 2006 đạt 5.447 nghìn người.km, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 44,5% trong giai đoạn 2006- 2011.
Vận chuyển hàng hóa: Vận chuyển hàng hóa trong một số năm vừa đã có
bước tăng trưởng mạnh góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế trên địa
bàn huyện. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng được thực hiện bởi các đơn
vị vận tải ngoài quốc doanh. Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2011 trên
địa bàn huyện ước đạt 1.018,1 nghìn tấn, năm 2006 đạt 263,4 nghìn tấn tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -2011 đạt 31%. Khối lượng luân chuyển
hàng hóa năm 2011 ước đạt 18.457,5 nghìn tấn.km năm 2006 đạt 9.269 nghìn
tấn.km tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,8%/ năm giai đoạn 2006- 2011.
Các mặt hàng vận chuyển chính trên địa bàn huyện là nông lâm sản, thực
phẩm, lương thực, xi măng, sắt thép, than, bách hoá, gỗ, củi, vật liệu xây
dựng, hàng khác.
Bảng 3.5. Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa, hành khách trên
địa bàn huyện
Tên chỉ tiêu
KLVC hành khách
KLLC hành khách
Đơn vị
1000 người
1000 người.km
2006
88,9
5.447,4
2010
411,2
33.671,5
KLVC hàng hóa
1000 tấn
263,4
828,1
KLLC hàng hóa
1000 tấn.km
9.269,4
17.950,5
Nguồn: NGTK huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 2010
Ước 2011
570,0
34.308,3
1.018,1
18.457,5
TĐTT
45,0%
44,5%
31,0%
14,8%
Hiện trạng phương tiện vận tải
Theo tổng điều tra phương tiện vận tải trên địa bàn toàn huyện năm 2010
cho thấy: tổng số phương tiện trên địa bàn toàn huyện năm 2010 đạt 1.059
phương tiện cơ giới đường bộ, 21.980 phương tiện xe thô sơ và 664 phương
tiện thủy nội địa; phương tiện chủ yếu thuộc sở hữu của hợp tác xã và tư nhân
trong đó sở hữu tư nhân chiếm đại đa số.
Bảng 3.6. Hiện trạng phương tiện trên địa bàn huyện
TT
I
Chỉ tiêu
Đường bộ
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
Số phương tiện
(chiếc)
1.059
Hợp tác xã
Tư nhân
Chiếc
107
Chiếc
952
21
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
II
1
2
3
4
III
1
2
3
4
5
Chỉ tiêu
Xe ô tô từ 4-5 ghế
Xe ô tô từ 7-8 ghế
Xe ô tô đến 12 ghế
Xe ô tô từ 13-30 ghế
Xe ô tô > 30 ghế
Xe ô tô <=3.5T
Xe ô tô >3.5-10T
Xe công nông
Xe thô sơ
Xe súc vật kéo
Xe xích lô
Xe cải tiến kéo tay
Xe máy, ô tô chở khác
Đường thủy
Thuyền <=50T
Thuyền >50T
Số bến đò
Đò ngang chở khách
Thuyền gia dụng
Số phương tiện
(chiếc)
126
49
11
47
11
239
195
381
21.980
300
4
8.489
13.187
664
Hợp tác xã
Tư nhân
Chiếc
2
Chiếc
124
49
11
47
11
134
195
381
21.980
300
4
8.489
13.187
664
105
-
-
1
41
8
11
603
1
41
8
11
603
Nguồn: Tổng điều tra phương tiện Việt Yên năm 2010
Theo số liệu điều tra phương tiện trên địa bàn huyện phương tiện trên địa
bàn huyện chia ra ba loại phương tiện chính, đó là phương tiện đường bộ,
phương tiện thô sơ và phương tiện đường thủy theo đó phương tiện đường bộ
với 1.059 chiếc, chiếm 4%, số lượng phương tiện đường thủy la 664 chiếc
chiếm 3% còn lại là phương tiện xe thô sơ (chủ yếu là xe máy) với 21.980
chiếc chiếm 93% tổng số phương tiện.
Cơ cấu phương tiện trên địa bàn huyện Việt Yên 2010
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
22
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
3.5. Hệ thống bến bãi
3.5.1. Hệ thống bến bãi đường bộ
Bến xe khách: hiện nay đang có bến xe tại Đình Trám, tuy nhiên bến xe
chưa đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị tại bến còn thô sơ, hiệu quả khai thác bến
còn thấp.
Việc đầu tư cho bến xe trên địa bàn huyện chưa được nhiều, bến xe
không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên bị xuống cấp; hoạt động của
bến xe là hoạt động lấy thu bù chi, thu chỉ đủ chi thường xuyên, không có điều
kiện tích luỹ để thực hiện công tác nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới trang thiết bị
cho bến xe; chủ trương xã hội hóa đầu tư bến bãi chưa được thực hiện nhiều.
Bãi đỗ tĩnh: hiện tại trên địa bàn huyện Việt Yên chưa có bãi đỗ tĩnh. Xe
tải xe con dừng đỗ bốc xếp hàng, trả khách nhiều điểm tại trung tâm huyện, xã
và bám dọc theo các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, nhưng chưa được
quy hoạch, đầu tư, quản lý.
Công nghiệp giao thông vận tải: Trên địa bàn huyện hiện có nhà máy ô
tô Đồng Vàng với chức năng sản xuất, lắp ráp ô tô trọng điểm trên địa bàn
tỉnh, được đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, với công nghệ hiện đại, trên diện tích
gần 9 ha mỗi năm nhà máy có thể cho ra đời 3.000 xe khách nhãn hiệu
Huyndai County, từ 25 đến 29 chỗ và 5.000 xe tải Huyndai Mighty, từ 2,5 đến
3,5 tấn. Ngoài ra huyện Việt Yên còn có khoảng 10 cơ sở sửa chữa với quy
mô nhỏ chủ yếu sủa chữa ô tô, xe máy và gia công cơ khí.
3.5.2. Hệ thống bến bãi đường thủy nội địa
Hệ thống cảng:
Hiện tại, chưa có cảng sông trên đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện,
các bến bãi vật liệu xây dựng chưa được quan tâm đầu tư, khai thác, quản lý
chặt chẽ, phát huy hiệu quả thấp.
Hệ thống bến:
Dọc theo sông cầu trên địa bạn huyện Việt Yên có khoảng 8 bến đang
hoạt động, hiện tại mới có 5 bến là có giấy phép hoạt động, 1 bến đang chờ
cấp phép và hai bến đã hết hạn cấp phép hoạt động. Đối với bến nằm dọc
tuyến sông trên phạm vi huyện, hầu như không được cấp vốn đầu tư; việc đầu
tư, bảo trì đều do công ty hoặc tư nhân quản lý khai thác bến sông này tự đầu
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
23
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
tư; hiện trạng các bến còn rất thô sơ, nhiều bến, đường lên xuống bến chưa
được cứng hóa, thiếu hệ thống nhà chờ, thông tin tín hiệu, biển báo,…, do vậy
việc đi lại rất khó khăn, mất an toàn, nhất là vào mùa mưa và ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra còn khoảng 20 bãi vật liệu xây dựng, trung chuyển nguyên
vật liệu, chất đốt,… hình thành tự phát dọc theo đoạn tuyến sông Cầu.
Bảng 3.7. Hiện trạng các Bến sông tại huyện Việt Yên
Điều kiện bến
TT
Tên bến
Loại
Bến
Địa điểm
(thôn,xã)
Giấy
Kết cấu
phép
đường Cọc
hoạt
lên
neo
động bến xuống
Nơi
chờ
Biển
báo
hiệu
Đèn
chiếu
sáng
1
Hạ Lát
Bến
khách
Hạ Lát xã Tiên
Sơn
1
Đất
1
0
0
0
2
Lương Tài
Bến
khách
Lương tài xã
Tiên Sơn
Hết hạn
Gạch
1
0
0
0
Phù tài xã Tiên
Sơn (1000 m2)
1
Gạch
1
0
0
0
3
Phù Tài
VLXD,
than,
đá
4
Thổ Hà
Bến
khách
Nguyệt Đức xã
Vân Hà
1
BT
1
0
1
0
5
Văn Chỉ
Bến
khách
Thổ Hà xã Vân
Hà
1
BT
1
1
0
0
6
Đình Vân
Bến
khách
Yên Viên xã
Vân Hà
1
BT
1
0
1
0
7
Quang
Biểu
VLXD
Quang Biểu xã
Quang Châu
Hết hạn
Đất
1
0
0
0
8
Trúc Tay
VLXD
Trúc Tay xã
Vân Trung
Đang chờ
cấp phép
Đất
1
0
0
0
Bảng 3.8. Hiện trạng các Bãi sông tại huyện Việt Yên
STT
Tên bến
I. Xã Quang Châu
1
Ông Thuần
2
Hoàng Ninh
Chủ bến
Loại bến
Trần Văn Thuần
VLXD
CT TNHHDV&TM Hoàng VLXD
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
Tình trạng
hoạt động
Chưa phép
Có phép
24
Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
STT
Tên bến
Chủ bến
Loại bến
Tình trạng
hoạt động
7
Ông Quang
Ông Thắng
Ông Lành
Ninh
Cty Sông Cầu
Cty Chế biến &KD than Bắc
Lạng
Ngô Đức Quang
Nguyễn Đình Thắng
Trần Duy Lành
8
Ông Đạt
Nguyễn Hữu Đạt
Cát
Chưa phép
9
Ông Tề
Nguyễn Văn Tề
VLXD
Chưa phép
10
Bà Oanh
Nguyễn Thị Oanh
Cát
Chưa phép
11
Nam Thành
Cty TNHH&DV Nam Thành VLXD
Ông Bình
Cty TNHH du lịch &DVTM VLCĐ
Bình Nga
Nguyễn Văn Đoàn
Cát
Mai Huy Lộc
VLXD
3
4
5
6
12
Sông Cầu
Bắc Lạng
13 Ông Đoàn
14 Ông Lộc
II. Xã Tiên Sơn
15 Ông Khai
16 Bà Huê
VLXD
VLCĐ
Có phép
Có phép
Cát
Cát
Cát
Chưa phép
Chưa phép
Chưa phép
Có phép
Có phép
Chưa phép
Chưa phép
Hoàng Bá Khai
Nguyễn Thị Huê
Cát
Cát
Chưa phép
Chưa phép
17
Ông Tư
Đặng Văn Tư
Xi măng
Chưa phép
18
Ông Khoa
Vương Văn Khoa
Than bùn
Chưa phép
19
Ông Tôn
Tạ Đình Tôn
Than bùn
Chưa phép
Nguyễn Văn Bài
VLXD
Chưa phép
III. Xã Vân Trung
20 Ông Bài
Đoạn ven sông Cầu bên phía tỉnh Bắc Giang từ lâu đã tồn tại những bến
thủy nội địa không phép thuộc địa bàn huyện Việt Yên. Đó là cụm bến thuộc
địa bàn xã Quang Châu, nằm cách cầu Đáp Cầu (trên QL1, nối tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang). Do nằm ngoài sự quản lý của lực lượng chức năng, nên
phương tiện ra vào các bến này đậu đỗ lộn xộn, lấn chiếm luồng, gây ảnh
hưởng đến ATGT đường thủy và an toàn đê kè, cầu vượt sông.
Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
25