Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Kiến thức thực hành về biện pháp tránh thai của học sinh trường THPT cưm’gar, huyện cưm’gar, tỉnh đăklăk năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.93 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

KIẾN THỨC-THỰC HÀNH
VỀ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
CƯM’GAR, HUYỆN CƯM’GAR,
TỈNH ĐĂKLĂK NĂM HỌC
2015-2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO

BỘ Y TẾ


ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

KIẾN THỨC-THỰC HÀNH
VỀ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
CƯM’GAR, HUYỆN CƯM’GAR,
TỈNH ĐĂKLĂK NĂM HỌC
2015-2016



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn:

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu được
công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứ từ hội đồng
duyệt đề cương Khoa Y tế công cộng số______ kí ngày........//...........//...........

Tác giả


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
: TỔNG QUAN Y VĂN........................................................................5
: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................16
: KẾT QUẢ.......................................................................................27
: BÀN LUẬN....................................................................................38
KẾT LUẬN.......................................................................................45
KIẾN NGHỊ......................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................47

PHỤ LỤC.........................................................................................47


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPTT

Biện pháp tránh thai

QHTD

Quan hệ tình dục

SAVY

Điều tra quốc gia về Vị thành niên và
Thanh niên Việt Nam

SKSS

Sức khỏe sinh sản

THPT

Trung học phổ thông

VTN


Vị thành niên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các BPTT hiện đại............................................................9
Bảng 1.2. Các BPTT truyền thống..................................................11
Bảng 1.3. Hiệu quả của các BPTT [18]:..........................................11
Bảng 3.1: Đặc tính của học sinh (n=469)......................................27
Bảng 3.2: Đặc tính của cha và mẹ học sinh (n=469)....................28
Bảng 3.3 : Nguồn thông tin tìm hiểu về BPTT (n=469)..................29
Bảng 3.4 : Kiến thức đúng chung về BPTT.....................................30
Bảng 3.5: Thực hành đúng về BPTT...............................................30
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa kiến thức và đặc tính mẫu của học
sinh ...............................................................................................32
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa kiến thức và đặc tính mẫu của cha mẹ
học sinh.........................................................................................33
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa thực hành và đặc tính của học sinh..34
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa thực hành và đặc tính mẫu của cha
mẹ học sinh...................................................................................36
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung
.......................................................................................................37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên (10-19 tuổi) đang là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm
nhất từ cộng đồng vì VTN là độ tuổi gắn liền với sự phát triển thể chất, trí tuệ, khả
năng và tính tự chủ, là độ tuổi còn đang tò mò và thích khám phá những điều mới

lạ.[15] Và tất nhiên, vấn đề về quan hệ tình dục cũng không nằm ngoài phạm vi tò
mò của lứa tuổi này. Các kênh phương tiện truyền thông đa dạng, công nghệ thông
tin phát triển, đã hướng cho VTN có cơ hội tìm hiểu và hoạt động tình dục từ rất
sớm. Nhưng những thông tin đó thường chưa được kiểm chứng, thiếu chính xác và
cập nhật ít hoặc không đủ, nên đã dẫn đến nhiều hậu quả khá nghiệm trọng cho lứa
tuổi VTN này. Trong đó, việc mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn
hay các bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD) là vấn đề sức khỏe đáng phải quan
tâm ở trẻ VTN.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mang thai và biến chứng sau sinh là
nguyên nhân tử vong thứ 2 ở độ tuổi 15-19 trên toàn cầu. Khoảng 3 triệu ca nạo phá
thai không an toàn ở độ tuổi này diễn ra mỗi năm. Năm 2014, theo thống kê của
WHO, tỷ lệ sinh trung bình toàn cầu ở lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi là 49/1000 nữ.
Mang thai VTN đang góp phần cho tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em ngày càng cao.
[24] Các con số thống kê trên cho thấy vấn đề mang thai VTN là một vấn đề cần
phải được quan tâm hơn nữa của các tổ chức ban ngành có liên quan.
Theo khảo sát của WHO ở các cặp vợ chồng Đông Nam Á về nhu cầu đáp
ứng cho kế hoạch hóa gia đình, kết quả cho thấy Việt Nam là một trong những nước
có khả năng tiếp cận đến thông tin kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản có chất lượng tốt và đảm bảo hơn Lào, Campuchia và Philippin.
[25] Nhưng mặt khác, Việt Nam lại có tỷ lệ phá thai cao nhất Đông Nam Á (theo
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) [23]. Tại sao có sự mâu thuẫn như vậy? Phải
chăng tỷ lệ phá thai cao là do tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên, ở những bạn
trẻ chưa lập gia đình? Có thể có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này : do các
quan điểm truyền thống liên quan tới việc đề cập về vấn đề tình dục với vị thành
niên ở Việt Nam, người lớn hay thậm chí cha mẹ đều cho rằng tình dục không nên
là chủ đề có thể cùng trò chuyện với con cái vì là vấn đề nhạy cảm; hoặc do nhà


2
nước, chính phủ, nhà trường chưa cung cấp đầy đủ cho trẻ VTN những thông tin

cần thiết, phù hợp để các em có nhưng hành vi, quyết định đúng đắn về SKSS; hoặc
có thể do các em VTN biết nhưng chưa nắm rõ, hiểu đúng về các biện pháp tránh
thai dẫn tới hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
CưM’gar là một huyện ngay sát Thành phố Buôn Mê Thuột (cách 18km),
đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ rất nhanh. Báo cáo công tác Chăm sóc
sức khoẻ sinh sản 6 tháng đầu năm 2014 của bệnh viện đa khoa tp Buôn Mê Thuột
cho thấy: khám và chữa phụ khoa cho 2.210 người, điều trị nhiễm khuẩn đường
sinh sản cho 2.185 người. Số phụ nữ khám thai và quản lý thai nghén là 3.731
người, nhưng không có thông tin về trường hợp nạo hút thai nào dưới 18 tuổi và
trường hợp sinh con dưới 18 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tp Buôn Mê Thuột.[5] Tuy
nhiên báo cáo này không phản ánh được thực trạng nạo phá thai của VTN trên địa
bàn huyện, do huyện CưM’gar là một huyện thuận lợi về giao thông với các cơ sở y
tế khác nên có thể các VTN sẽ đi nơi khác để nạo phá thai, mặt khác nạo phá thai
VTN là vấn đề nhạy cảm và thường bị giấu diếm nên rất khó thống kê. Điều kiện
giao thông rất thuận lợi và ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hoá nhanh, các em học sinh
dễ tiếp cận với những trào lưu mới, có thể ảnh hưởng đến việc học tập và thậm chí
mang lại hậu quả không mong muốn. Trường trung học phổ thông (THPT)
CưM’gar đóng trên địa bàn huyện được thành lập từ cách đây 32 năm. Năm học
2015-2016, trường có tổng số là 1.895 em học sinh (HS) với 45 lớp. Theo phản ảnh
của người dân ở đây, những năm gần đây có rất nhiều trường hợp các em bỏ học để
lấy chồng vì đã lỡ mang thai. Để góp phần xây dựng cải thiện hiểu biết của các em
về SKSS, tránh dẫn tới hậu quả mang thai VTN, chúng tôi quyết định tiến hành
đánh giá kiến thức, thực hành về biện pháp tránh thai VTN của học sinh trường
THPT huyện CưM’gar. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng, góp
phần cải thiện tình trạng mang thai VTN ở địạ bàn huyện.


3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ học sinh trường THPT huyện CưM’gar có kiến thức đúng, thực hành

đúng về BPTT là bao nhiêu? Có hay không mối liên quan giữa các yếu tố bản thân
học sinh với kiến thức, thực hành và có hay không mối liên quan giữa kiến thức với
thực hành về BPTT ở học sinh trường THPT huyện CưM’gar năm học 2015-2016?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát :
Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT huyện CưM’gar có kiến thức đúng, thực
hành đúng và các yếu tố liên quan kiến thức, thực hành về BPTT của học sinh
trường THPT huyện CưM’gar năm học 2015-2016.
 Mục tiêu cụ thể :
1. Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT huyện CưM’gar năm học 20152016 có kiến thức đúng về BPTT.
2. Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT huyện CưM’gar năm học 20152016 thực hành đúng về BPTT.
3. Xác định nguồn thông tin tìm hiểu về BPTT của học sinh trường THPT
huyện CưM’gar năm học 2015-2016.
4. Xác định mối liên quan giữa đặc tính của học sinh với kiến thức/thực
hành về BPTT.
5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về BPTT.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Kiến thức về BPTT:
Các BPTT và hiệu quả của từng BPTT
QHTD trong chu kỳ kinh nguyệt
Dấu hiệu có thai
Khả năng mang thai trong lần QHTD đầu tiên
Tác hại của nạo phá thai
Đặc điểm dân số:
Giới tính

Học lực
Dân tộc
Người đang sống cùng
Học vấn của cha/mẹ
Nghề nghiệp của cha/mẹ
Thu nhập trung bình của
cha/mẹ

Thực hành BPTT:
Không QHTD
Có sử dụng BPTT vào lần QHTD đầu tiên
Không có thai sau khi sử dụng viên tránh thai
khẩn cấp
Sử dụng bao cao su khi QHTD


: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Một số khái niệm và định nghĩa:
1.1.1. Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên:
Tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt - thời kỳ xảy ra đồng thời hàng
loạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến đổi tâm lý và các
mối quan hệ xã hội. Người cung cấp dịch vụ cần hiểu rõ về các đặc điểm tâm sinh
lý và những thay đổi trong độ tuổi này thì mới có thể tiếp cận, tư vấn và cung cấp
dịch vụ được cho các em một cách phù hợp, thân thiện và hiệu quả. [13]
Lứa tuổi VTN là từ 10 - 19 tuổi và được chia ra 3 giai đoạn:
+ VTN sớm: từ 10 - 13 tuổi.
+ VTN giữa: từ 14 - 16 tuổi.
+ VTN muộn: từ 17 - 19 tuổi.
1.1.1.1. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ VTN
Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì. Tuổi

dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10 - 15 tuổi, các em nam
trong khoảng từ 12 - 17 tuổi.
Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và tetosteron) tăng
dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản.
Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt và ở em nam là hiện tượng
xuất tinh. [2]
Dậy thì ở các em nữ:
- Phát triển núm vú, quầng vú.
- Mọc lông sinh dục: lông mu, lông nách
- Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra.
- Phát triển chiều cao nhanh chóng


- Xuất hiện kinh nguyệt
- Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện trứng cá
Dậy thì ở các em nam:
- Tinh hoàn và dương vật to lên, da tinh hoàn sẫm màu lại.
- Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng, yết hầu lộ ra
- Tăng trưởng nhanh chóng về chiều cao, các xương dài phát triển, cơ bắp ở
vai, ngực, cánh tay... to ra.
- Xuất hiện lông mu, ria mép.
- Có xuất tinh (thường là mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ướt”)
- Các tuyến bã hoạt động mạnh, có trứng cá.
1.1.1.2. Những biến đổi về tâm lý trong thời kỳ VTN:
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi về tâm lý
khác nhau. [2]
Thời kỳ VTN sớm:
- Bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập.
- Muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn.
- Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè.

- Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể.
- Tò mò, thích khám phá, thử nghiệm.
- Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng.
- Có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng.
Thời kỳ VTN giữa:
- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể.
- Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự
kiểm soát của gia đình.


- Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa.
- Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu.
- Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.
- Phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi.
- Bắt đầu thử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra.
Thời kỳ VTN muộn:
- Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
- Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng mối quan hệ gia
đình.
- Chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơn quan hệ theo
nhóm.
- Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn.
- Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu mang tính thực
tế hơn.
1.1.2. Các vấn đề sức khỏe sinh sản trẻ VTN
1.1.2.1. Quan hệ tình dục
Hành vi tình dục bao gồm tất cả các hành vi nhằm tìm kiếm khoái cảm hoặc

để sinh sản. Hành vi tình dục nhằm tìm kiếm sự khoái cảm có thể diễ ra giữa 2 bạn
tình khác giới hay cùng giới, với một người hay nhiều người, tụ mình gây khoái
cảm (thủ dâm) hay gây khoái cảm cảm cho nhau, không đơn thuần chỉ là hành vi
giao hợp. nh dục an toàn là những hành vi tình dục bao gồm cả 2 yếu tố : không có
nguy cơ mắc BLQĐTD và mang thai ngoài ý muốn. [10]


-

Về phương diện tránh thai, tình dục an toàn gồm sử dụng BPTT an toàn, hiệu

-

quả và đúng cách.
Về phương diện phòng BLQĐTD, ATTD có thể chia thành 3 nhóm :
• Tình dục an toàn (không có nguy cơ hoặc nguy cơ rất ít) : mơ tưởng tình
dục, tự mình thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn, ôm bạn tình, kiêng
giao hợp, tình dục bằng tay với âm đạo hoặc với dương vật, quan hệ tình


dục dương vật với miệng có sử dụng bao cao su.
Tình dục tương đối an toàn (nguy cơ trung bình) : quan hệ tình dục
dương vật với âm đạo có sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục miệng với



âm đạo hoặc miệng với dương vật không dùng bao cao su.
Tình dục không an toàn (nguy cơ cao) : quan hệ tình dục dương vật với
âm đạo không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục dương vật với hậu
môn có hoặc không dùng bao cao su.


Phương pháp ATTD :
-

Không QHTD
Tự làm tình (thủ dâm) : không có sự tiêp xúc với dịch cơ thể của người

-

khác.
Tình dục không xâm nhập : không có sự xâm nhập của bộ phận sinh dục

-

nam vào bộ phận sinh dục nữ.
QHTD có sử dụng bao cao su : bao gồm QHTD qua âm đạo, hậu môn hay
bằng miệng.

Những lý do VTN dễ QHTD không an toàn :
-

VTN dễ rung động trước người bạn khác giới, những xúc cảm yêu đương
phát triển nhanh và mạnh, dễ thay đổi bạn tình, không ý thức được hậu quả

-

từ hành vi của mình.
VTN có nhu cầu thử nghiệm, muốn khám phá khả năng trong QHTD, tò mò

-


và khó kiềm chế khi bị kích thích tình dục.
VTN dễ bị dụ dỗ và xâm hại tình dục. Một số VTN có quan hệ với gái mại
dâm, chích hút ma túy.


1.1.2.2. Các biện pháp tránh thai :
Tránh thai hay ngừa thai là phương pháp dùng hành động, dụng cụ hoặc thuốc men
ngăn chặn việc mang thai. Hiện này có nhiều biện pháp ngừa thai. Mỗi phương
pháp có ưu nhược điểm riêng và thích hợp cho từng người. [1]
Theo WHO, hiện nay trên thế giới có một số BPTT sau: [22]
Bảng 1.1. Các BPTT hiện đại
Phương pháp
Mô tả
Các hoạt động
Thuốc tránh thai Bao gồm 2 hormone Ngăn rụng trứng

Ghi chú
Giảm nguy cơ ung

kết hợp

thư tử cung và ung

(estrogen



progestogen)


Thuốc tránh thai Chứa
chỉ
progestogen

một

thư buồng trứng,
không

nên

dùng

trong

giai

đoạn

loại Ngăn

ngừa

đang cho con bú
rụng Phải được dùng

trứng,

ngăn


chặn hằng ngày, có thể

chứa hormone
progestogen

tinh trùng.

sử dụng trong giai

Làm dày niêm mạc đoạn đang cho con
cổ tử cung.
Thuốc cấy dưới Có dạng que nhỏ, Ngăn ngừa


rụng Được thực hiện bởi

da

chặn CBYT,

linh hoạt hoặc dạng trứng,

ngăn

sử

dụng

viên đặt dưới da của tinh trùng gặp trứng. cho 3-5 năm.
cánh tay trên, chỉ Làm dày niêm mạc Có hiện tượng chảy

chứa

hormone cổ tử cung.

progestogen.

máu âm đạo phổ
biến nhưng không

Thuốc tiêm chỉ Cứ 2 hoặc 3 tháng, Ngăn

ngừa

gây hại.
rụng Có hiện tượng chảy

chứa

tiêm thuốc vào bắp trứng,

ngăn

chặn máu âm đạo phổ

progestogen

cơ, tùy sản phẩm.

tinh trùng gặp trứng. biến nhưng không


gây hại.
Dụng cụ tử cung Thiết bị nhựa dẻo Thành phần bằng Không có hai.
(vòng tránh thai) nhỏ chứa tay áo đồng giúp ngăn tinh Có thể được sử
đồng hoặc dây được trùng gặp trứng.

dụng như BPTT


Phương pháp
BCS nam

Mô tả
Các hoạt động
Ghi chú
đưa vào tử cung.
khẩn cấp
Lớp bao phủ trên Ngăn tinh trùng gặp Tránh được
dương vật cương trứng.

bệnh lây truyền qua

cứng của đàn ông.

đường tình dục, kể

cả HIV.
Lớp bao mỏng đặt Ngăn tinh trùng gặp Tránh được

BCS nữ


ống

tinh)

các

bên trong âm đạo trứng.

bệnh lây truyền qua

phụ nữ.

đường tình dục, kể

Triệt sản nam Ngăn
(thắt

các

chặn

cả HIV.
tinh Không có tinh trùng Ngừa thai

dẫn trùng bằng cách thắt trong tinh dịch.
(cắt) ống dẫn tinh.

vinh

viễn.

Tránh QHTD trong
3 tháng vì tinh
trùng vẫn còn hiện
diện

trong

tinh

dịch.
Khoongg

ảnh

hưởng

hoạt

đến

độngt tình dục.
Sự lựa chọn tự
nguyện là điều cần
Triệt

sản

(thắt

ống


thiết.
nữ Ngăn chặn hoặc cắt Ngăn tinh trùng gặp Ngừa
dẫn các ống dẫn trứng.

trứng.

trứng)

thai

vĩnh

viễn.
Sự lựa chọn tự
nguyện là điều cần

Thuốc tránh thai Thuốc
khẩn cấp

chỉ

progesteron

thiết.
chứa Ngăn chặn sự rụng Không
giúp trứng.

làm


gián

đoạn một thời kì

tránh thai tối đa 5

mang thai đã tồn

ngày sau khi QHTD

tại.

không được bảo vệ.


Bảng 1.2. Các BPTT truyền thống
Phương pháp
Mô tả
Cách hoạt động
Ghi chú
Xuất tinh ngoài Người đàn ông rút Cố gắng giữ tinh Một trong những
âm đạo

dương vật của mình trùng ra khỏi bộ phương

pháp

ít

ra khỏi đối phương, phận sinh dục của hiệu quả nhất, bởi

và xuất tinh ngoài người phụ nữ, ngăn vì thời điểm thích
âm đạo.

chặn sự thụ tinh.

hợp rút thường rất
khó xác định và

Tính vòng kinh

kiểm soát.
Phương pháp dựa Tránh QHTD không Có thể sử dụng để
trên chu kì kinh được bảo vệ trong xác định ngày rụng
nguyệt:
ngày

theo
rụng

dõi hầu hết các ngày trứng thích hợp với
trứng rụng trứng.

cả

trường

hợp

trong chu kì kinh


muốn mang thai và

nguyệt hoặc theo dõi

trường hợp muốn

chất nhầy cổ tử cung

tránh thai, đòi hỏi

và nhiệt độ cơ thể.

sự hợp tác của đối
tác.

Bảng 1.3. Hiệu quả của các BPTT [18]:
Các BPTT
Que cây dưới da
Tính vòng kinh
Xuất tinh ngoài âm đạo
Viên tránh thai khẩn cấp
Thuốc tiêm tránh thai
Bao cao su
Thuốc uống tránh thai
Vòng tránh thai

Hiệu quả
Cao
Trung bình
Thấp

Vừa
Vừa
Trung bình
Vừa
Cao

1.1.2.3. Nạo phá thai
Việc có thai ở trẻ VTN là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với nhiều
nước. Tại Indonesia, có 41% phụ nữ sinh con lần đầu trước 17 tuổi, ở Panama, trẻ
từ 15-19 tuổi chiếm 1/5 số ca sinh đẻ. Có 50% trong 21 triệu VTN tại Mỹ có hoạt
động QHTD và hơn 1 triệu thiếu nữ có thai hằng nam, trong đó, có nửa triệu VTN
phá thai [12].


Nạo phá thai ở lứa tuổi VTN luôn có nguy cơ cao hơn phụ nữ tuổi trưởng thành, vì
NPT thường là giấu diếm hoặc là bất hợp pháp. Sinh con ở lứa tuổi này có tỷ lệ mắc
các di chứng nghiêm trọng như huyết áp cao, gây thiếu máu, nhiễm trùng, tử
vong…….Ngoài ra, việc có thai trước khi kết hôn không được chấp nhận ở một số
quốc gia. Với sức ép mạnh mẽ của xã hội có thể dẫn đến hôn nhân ép buộc hay nạo
phá thai bất hợp pháp, hay nặng nề hơn trẻ nữ sẽ tự tử,….gây ảnh hưởng tâm lý sâu
sá, địa vị xã hội giảm sút, cơ hội kiếm công ăn việc làm cũng ít đi và sẽ phải lệ
thuộc vào người khác để kiếm sống.
1.2. Tình hình sử dụng BPTT:
1.2.1. Tình hình sử dụng BPTT trên thế giới:
Trong năm 2006, hơn một phần tư (28%) phụ nữ Ấn Độ tuổi từ 15-19 cho
biết đã quan hệ tình dục. Tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi đã lập gia đình sử dụng biện pháp
tránh thai trong năm 2006 rất thấp chỉ chiếm 13%. Phụ nữ Ấn Độ tuổi từ 15-19 tuổi
vào năm 2006 mới nghe nói về trung bình bốn BPTT tránh thai hiện đại. Nói chung
kiến thức và hiểu biết về các BPTT của phụ nữ Ấn Độ còn rất thấp vào năm 2006.
[17]

Theo khảo sát của WHO, việc sử dụng biện pháp tránh thai đã tăng lên ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ Latin, nhưng vẫn tiếp tục ở mức
thấp ở châu Phi. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng nhẹ trên
toàn cầu, từ 54% năm 1990 lên 57,4% trong năm 2014. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi
15-49 báo cáo sử dụng một biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng ít hoặc giữ nguyên
từ năm 2008 đến năm 2014. Tại châu Phi đã tăng từ 23,6% đến 27,6%, còn ở châu
Á tăng nhẹ từ 60,9% đến 61,6%, và ở châu Mỹ Latinh tăng nhẹ từ 66,7% đến
67,0% vào năm 2014. [22]
Việc sử dụng các BPTT hiện đại nói chung tăng nhanh chóng trong 30 năm qua,
đặc biệt là ở các nước đẩy mạnh chương trình chăm sóc SKSS. Tuy nhiên, tiến độ
lại chậm dần ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và các quốc gia đang phát triển.[19]


1.2.2. Tình hình sử dụng BPTT ở Việt Nam:
Hiện nay, tại Việt nam, các BPTT hiện đại ngày càng phổ biến, thực tết theo
thống kê các năm của Cục Dân số KHHGĐ Việt Nam, tỉ lệ sử dụng BPTT chung ở
Việt Nam rất cao. Tuy nhiên, với quy mô dân số hiện nay và sự chênh lệc giàu
nghèo tại từng khu vực kinh tế trên cả nước, cũng như những thách thức đói với lứa
tuổi VTN, đòi hỏi nhà nước cần đưa ra những chính sách phù hợp và hỗ trợ nhiều
hơn nữa nhằm đáp ứng kịp thời đầy đủ cả về kiến thức và nhu cầu sử dụng BPTT ở
từng đối tượng cụ thể.
Tỷ lệ sử dụng các BPTT ở Việt Nam từ năm 2005-2015[7]:

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, 2005-2015.
Cơ cấu sử dụng các BPTT có những thay đổi trong những năm gần đây, theo
đó tỷ lệ triệt sản và dụng cụ tử cung giảm, trong khi tỷ lệ sử dụng bao cao su và
viên uống tránh thai tăng lên. Người dân cũng phần nào chiu chi trả cho những
phương pháp tránh thai hiện đại như: bao cao su, đặt vòng, tiếm thuốc tránh thai.
Thuốc uống tránh thai,..... Điều này cho thấy tình hình thay đổi về việc sử dụng
BPTT ở Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực.



1.3. Một số nghiên cứu liên quan:
Một nghiên cứu tại Dehli Ấn Độ năm 2014 của 205 phụ nữ đã lập gia đình,
cho thấy 81 % có nhận thức về các BPTT, trong đó biện pháp dùng bao cao su được
biết đến nhiều nhất 88,8%. Kiến thức về ngừa thai khẩn cấp rất thấp (6,8%) và tỷ lệ
sử dụng BPTT trong nghiên cứu này là 51,7%. Nguồn thông tin tiếp cận về BPTT
chủ yếu là từ các phượng tiện truyền trông đại chúng (tivi, radio,..). Lý do phụ nữ
tại Dehli Ấn độ không sử dụng BPTT là sợ tác dụng phụ, niềm tin tôn giáo, chi phí
và áp lực gia đình. [20]
Kết quả nghiên cứu về “Truyền thông sức khỏe tình dục và sinh sản và nhận
thức về các phương pháp tránh thai trong nữ sinh trung học, Ethiopia phía Bắc” của
Melaku, Y. A, Berhane.Y, Kinsman.J, .Reda. H. L :tỉ lệ học sinh quan hệ tình dục là
15.8% trong đó có 85,8% đã từng sử dụng biện pháp tránh thai [21]. Vì đây là một
nước ở châu Phi, nền kinh tế và văn hóa lạc hậu nên tỉ lệ QHTD ở lứa tuổi VTN
tương đối cao so với các nước khác.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Trầm năm 2015 về “Kiến thức, thực hành
về an toàn tình dục của học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh năm 2015” cho thấy có 65,3 % có kiến thức đúng về các BPTT [8] .
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Khoa cũng tại trường THPT Trần Đại Nghĩa
năm 2015 về kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu sức khỏe sinh sản, cho thấy
có 88,5% có kiến thức đúng về các BPTT, 74,7% có kiến thức đúng về nơi cung cấp
BPTT [9]. Kết quả về BPTT ở cả hai nghiên cứu này khá cao, có thể do nghiên cứu
được tiến hành ở thành phố lớn và tại trường chuyên THPT nên các em có kiến thức
và hiểu biết về các vấn đề liên quan đến tình dục cao hơn các em học sinh ở vùng
tỉnh lẻ.
Nghiên cứu của Đặng Thị Thùy Dương năm 2014 về “Tỉ lệ phụ nữ Bana 1849 tuổi có chồng tại xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum có thực
hành đúng về các BPTT và các yếu tố liên quan” chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ trong mẫu
nghiên cứu có kiến thức chung chưa đúng về BPTT khá cao, chiếm 79,2%, thái độ
về sử dụng BPTT cũng chưa cao 52,6%, nghiên cứu cũng cho thấy gần một nửa số

phụ nữ tham gia nghiên cứu chưa từng sử dụng bất kì một BPTT nào chiếm 45,5%,


với các lý do chưa từng sử dụng BPTT là: không biết cách sử dụng chiếm 30,3%,
không thích sử dụng chiếm 28%, chồng không thích sử dụng chiếm 17,7% và sợ
ảnh hưởng sức khỏe chiếm 17,1%. Nghiên cứu này cho thấy kiến thức và hiểu biết
về BPTT ở phụ nữ dân tộc vùng núi còn rất thấp. Đặng Thị Thùy Dương đưa ra đề
xuất đẩy mạnh các công tác truyền thông về các BPTT hiện đại, tập trung truyền
thông với nhóm phụ nự độ tuổi dưới 35 qua đó nhấn mạng vai trò của các cán bộ
nhân viên y tế ở khu vực này.[6]


: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
- Địa điểm: trường THPT CưM’gar, huyện CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk.
- Thời gian: tháng 4/2016 đến tháng 7/2016
1.5. Đối tượng nghiên cứu:
1.5.1. Dân số mục tiêu:
-

Tất cả học sinh đang theo học tại trường THPT CưM’gar, huyện CưM’gar,
tỉnh ĐăkLăk năm học 2015-2016

1.5.2. Dân số chọn mẫu:
-

Học sinh được chọn ở 3 khối lớp 10,11,12 của trường Cư’Mgar, huyện
CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk năm học 2015-2016


1.5.3. Cỡ mẫu:
-

Tính cỡ mẫu nghiên cứu theo công thức:

n: cỡ mẫu tối thiểu

n=k

Z2(1-

/2)

α: xác xuất sai lầm loại I, α = 0.05
Z: trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95%, ta có

= 1,96

Chọn p= 0,5 để được cỡ mẫu lớn nhất
Sai số biên d= 5%
Chọn hệ số thiết kế k= 1,5 (phương pháp chọn mẫu cụm)
Cỡ mẫu tối thiểu n= 577
Vì dân số đích có P= 1895 nên n= 577> 10% dân số đích, nên dung công thức hiệu
chỉnh:


Nhc=

= 442


Nhc :Cỡ mẫu sau khi hiệu chỉnh
n: cỡ mẫu chưa hiệu chỉnh
P: tổng số học sinh của trường, P = 1895
Dự trù mất mẫu với tỷ lệ 10%, tôi sử dụng công thức:

N=

=491

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 491.
1.5.4. Kĩ thuật chọn mẫu:
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc, đơn vị cụm là lớp
 Phân tầng theo khối:
Trường THPT CưM’gar có tổng cộng 1895 học sinh với 45 lớp, 3 khối.
Số học sinh mỗi khối cần lấy m=
Khối
10
11
12
 Chọn ngẫu nhiên cụm:

Số học sinh
652
602
641

Số học sinh được chọn
169
156
166


Số lớp cần lấy mẫu=

Số học sinh
Khối
10
11

Số học sinh
652
602

Tống số lớp

trung bình mỗi

15
15

lớp
43
40

Số lớp cần
lấy vào mẫu
4
4


12


641

15

42

4

 Sau khi bốc thăm ngẫu nhiên ta chọn ra các lớp như sau:
Khối 10: 10A3, 10A6, 10A7, 10A10
Khối 11: 11B1, 11B5, 11B9, 11B15
Khối 12: 12C2, 12C4, 12C11, 12C14
2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu:
 Tiêu chí đưa vào:
Tất cả các em học sinh thỏa điều kiện:
-

Đang theo học tại trường THPT CưM’gar và có mặt tại thời điểm nghiên

cứu.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
 Tiêu chí loại ra:
- Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn và học sinh trả lời ít hơn 2/3 số câu hỏi
của bộ câu hỏi.
1.5.5. Kiểm soát sai lệch chọn lựa:
-

Dựa vào danh sách học sinh do nhà trường cung cấp, chọn đúng đối tượng
theo phương pháp lấy mẫu, thỏa các tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra.


1.6. Thu thập dữ kiện:
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ kiện:
Sử dụng bộ câu hỏi tự điền để khảo sát.
Nhóm sinh viên nghiên cứu liên hệ với Ban Giám Hiệu nhà trường cho việc
tiến hành nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn của thầy/cô chủ nhiệm từng lớp trong giờ
sinh hoạt lớp, yêu cầu chỉ những em thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu ở lại lớp và ngồi
cách xa nhau trong lúc thực hiện bộ câu hỏi, các em học sinh không được trao đổi
trong lúc trả lời bộ câu hỏi, trực tiếp giải thích khi đối tượng có thắc mắc.
1.6.2. Công cụ thu thập dữ liệu:
Bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn gồm 30 câu, chia thành 4 phần:
Phần A là thông tin cá nhân: gồm 11 câu hỏi (A1-A11).


Phần B là kiến thức: gồm 5 câu hỏi (B1-B5).
Phần C là thực hành: gồm 10 câu hỏi (C1-C10).
Phần D là nguồn thông tin tìm hiểu: gồm 4 câu hỏi (D1-D4).
1.6.3. Kiểm soát sai lệch thông tin:
1.6.3.1. Trước khi khảo sát:
Định nghĩa rõ ràng, cụ thể các biến số.
Thiết kế bộ câu hỏi đơn giản, ngắn gọn, các từ ngữ dễ hiểu không mang tính
chuyên môn phù hợp với đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tập huấn cho điều tra viên trước khi tiến hành thu thập số liệu.
1.6.3.2. Trong khi khảo sát
Giải thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu và những quyền lợi khi tham gia
cho đối tượng.
Giải đáp tất cả thắc mắc cho đối tượng trong khi khảo sát.
1.7. Xử lí dữ kiện:
1.7.1. Liệt kê và định nghĩa biến số chính/biến số khác:
1.7.1.1. Biến số nền:






Giới tính: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị
Nam
Nữ
Lớp : là lớp hiện đang học : là biến thứ tự có 3 giá trị :
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Dân tộc: biến số danh định, có 4 giá trị:
Kinh
Ê Đê
Tày
Khác
Học lực: kết quả học lực của của học kì gần nhất (theo kết quả sơ kết của

-

học kì I năm học 2015-2016), là biến thứ tự có 4 giá trị:
Giỏi: điểm trung bình ≥ 8,0, Toán hoặc Văn có một môn ≥ 8,0 và không có

-

môn nào < 6,5
Khá: điểm trung bình ≥ 6,5, Toán hoặc Văn có một môn ≥ 6,5 và không có
môn nào < 5,0



×