Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TỔNG HỢP 41 TUẦN MANG THAI ĐẾN KHI TRẺ PHÁT TRIỂN THÔNG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.51 KB, 11 trang )

hành trình 41 tuần
Bạn đang mang một thiên thần nhỏ đang thành hình trong bụng mình?
Bạn tự hỏi ngày qua ngày, tuần qua tuần rằng con đang làm gì nhỉ, và đã
lớn đến thế nào rồi? Cùng điểm qua những nét chính trong hành trình
41 tuần từ khi còn là một quả trứng nhỏ xíu cho đến khi trở thành một
em bé nặng khoảng 3kg, rất xinh đẹp và sẵn sàng bước vào cuộc sống.

---"
Tuần 1 - 4
Quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu xiu, tập hợp của các tế
bào đang khôngngừng phân chia và bám chắc vào dạ con. Quá trình thụ thai
được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối vì vậy trong vòng 3 tuần đầu tiên,
người phụ nữ có thể chưa thực sự mang thai.
Tuần 5
Khối tế bào lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm. Đối với những chị em
có chu kỳ đều đặn, dấu hiệu đầu tiên của quá trình mang thai chính là “đến
tháng mà không thấy”. Que thử nhanh sẽ cho bạn biết chính xác những nghi
ngờ của mình. Nếu que thử không lên 2 vạch, bạn có thể thử lại một vài ngày
sau đó khi lượng hormone thai nghén trong nước tiểu tăng lên.
Tuần 6
Phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu
với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành. Bào thai đã có
một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu
của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm


những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay sau này).
Tuần 7
Trái tim của bé bắt đầu tượng hình.Ốm nghén vào buổi sáng và một số ảnh
hưởng khác của giai đoạn đầu thai kỳ bắt đầu rõ ràng. Nhìn chung trong giai
đoạn này, các bà mẹ tương lai thường đi tiểu nhiều hơn, hay buồn nôn, nôn


ói, dễ khóc và hay cáu kỉnh.Đây cũng là thời điểm các bà mẹ cần được chăm
sóc cẩn thận bởi bào thai sẽ tiếp tục phát triển hay không chính là ở trong 12
tuần đầu tiên. Nếu bạn chưa nói với sếp và mọi người về tình trạng của mình
thì đây chính là thời điểm tốt để nhận được sự giúp đỡ và thông cảm từ mọi
người.
Tuần 8
Đây là thời điểm bạn có thể đi siêu âm lần đầu nếu bạn từng bị sẩy thai hay
chảy máu bất thường. Kỹ thuật siêu âm lần đầu này thường là dạng “đầu dò”
(thiết bị siêu âm qua đường âm đạo) sẽ giúp phát hiện quá trình “làm tổ” có bị
lệch vị trí hay không.Đây cũng là thời điểm trái tim bé nhỏ của bé bắt đầu rộn
ràng cất tiếng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ. Đầu lớn
dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển
không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ
quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.
Tuần 9
Bào thai dài khoảng 5cm với phần đầu và ngực phân chia bởi một nếp gấp.
Những cơ quan lớn, mắt và tai đều đang phát triển.
Tuần 10
Siêu âm trong giai đoạn tuần 10 - 13 là yêu cầu bắt buộc của quá trình theo
dõi thai kỳ.
Tuần 11
Cuống rốn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của nó là cung cấp dưỡng
chất và “dẫn xuất” các chất thải loại ra khỏi bào thai. Thai nhi lúc này thực sự
có hình dáng của một con người.
Tuần 12
Tuần này, mọi đe dọa sẩy thai đã được giảm thiểu. Đây là lúc nhiều phụ nữ
vui mừng thông báo “tin vui” với bạn bè và đồng nghiệp.Thai nhi lớn rất nhanh
với chiều dài khoảng 8cm, nặng 60gr. Nhau thai lúc này đã khá hoàn chỉnh



nhưng nó sẽ chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của mình ở tuần 14.Đây
cũng là thời điểm thích hợp để bà mẹ tương lai có thể nhìn ngắm lần đầu tiên
đứa con yêu quý của mình qua màn hình siêu âm.
Tuần 13
Tử cung của người mẹ trở nên lớn hơn và bụng bắt đầu lộ.
Thai nhi đã có thể “ngoáy ngó” đầu rất dễ dàng.
Tuần 14
Một phần 3 chặng đường gian nan đã qua. Thời gian mang thai trung bình là
266 hoặc 280 ngày (phụ thuộc vào cách tính ngày đầu hay cuối chu kỳ kinh).
Tuần 15
Khuyết tật bị hội chứng Down sẽ được phát hiện trong tuần này. Xét nghiệm
máu và “chọc ối” sẽ cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, những xét nghiệm
chẩm đoán này có thể gây ra sẩy thai sau đó.
Tuần 16
Thai nhi giờ đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt và lông mày. Toàn
bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần
cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ
loài người). Lớp lông tơ này có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé
khỏi môi trường nước ối xung quanh.
Tuần 17
Bào thai đã có thể “nghe ngóng” tiếng động từ thế giới bên ngoài. Đây cũng là
thời điểm người mẹ đã ra dáng một bà bầu với cái bụng bầu không ngừng
lớn lên.
Tuần 18
Tuần mà bào thai bắt đầu thể hiện sự “hiếu động” của mình. Người mẹ cảm
nhận rất rõ những chuyển động của bé.Tuần 19
Bào thai lúc này dài khoảng 15 - 20cm và nặng khoảng 300g. Những chiếc
chồi răng sữa đầu tiên đang hình thành dưới lợi.
Tuần 20
Một nửa giai đoạn “trông ngóng” đã trôi qua. Đây cũng là thời điểm các bác sĩ

hẹn các bà mẹ tới khám và siêu âm định kỳ.Toàn cơ thể bé lúc này sẽ phủ
một lớp sáp mỏng (còn gọi là chất gây) giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi
trường nước ối hiệu quả hơn.Siêu âm lúc này cũng cho biết chính xác giới


tính của bé. Tuy nhiên, tại tất cả các bệnh viện, các bác sĩ không được phép
tiết lộ giới tính của thai nhi.
Tuần 21
Bà mẹ có thể cảm thấy thở gấp hơn vì tử cung lúc này đang chèn ép cơ
hoành, “xâm lấn” không gian của phổi. Bà mẹ cũng có thể đi siêu âm trong
thời gian này để kiểm tra nội tạng và sự phát triển của bé.
Tuần 22
Sự phát triển của các giác quan: Vị giác được hình thành với sự “nảy chồi”
của lưỡi và thai nhi có thể cảm nhận được qua sự đụng chạm.
Tuần 23
Khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa
hoàn chỉnh (thóp sau này).
Tuần 24
Khám thai và siêu âm để kiểm tra vị trí của thai nhi. Nếu vì một lý do nào đó,
bé “đòi” chui ra trong thời điểm này thì cơ hội sống sót là khá lớn. Một đứa trẻ
24 tuần tuổi có thể cứu sống nhưng nó có thể gặp vấn đề về hô hấp sau này.
Nó cũng sẽ rất nhẹ cân và dễ bị nhiễm khuẩn.
Tuần 25
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn
phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra
các biến chứng thai sản do huyết áp tăng cao. Các nhà nghiên cứu chưa tìm
ra được nguyên nhân chính xác nhưng có thể liên quan tới phản ứng của hệ
miễn dịch của người mẹ với “vật thể lạ” (thai nhi) hoặc nhau thai. Nếu tình
trạng trầm trọng, các bà bầu sẽ được chỉ định mổ đẻ để cứu mẹ.
Tuần 26

Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần
(không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé
được sinh ra.
Tuần 27
Lúc này, thai nhi dài khoảng 34cm và nặng khoảng 800g.
Tuần 28
Đi khám thai định kỳ. Đối với một số bà mẹ trong máu có kháng nguyên Rh(-)


(giống hồng cầu của khỉ) thì cần được xét nghiệm bởi hồng cầu của bào thai
sẽ là Rh(+) kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể anti Rh, lần có thai đầu ít
có tai biến cho thai nhi, nhưng lần sau, nếu thai vẫn là Rh(+) kháng thể anti
Rh sẽ từ mẹ truyền qua con theo đường nhau thai và làm ngưng kết hồng
cầu của thai. Tùy theo mức độ ngưng kết đưa đến sẩy thai hay thai chết.
Tuần 29
Một số phụ nữ bị chứng chân tê tê buồn buồn (có cảm giác như có con gì bò
trong chân, thậm chí bị chuột rút hay nóng ở gót chân hoặc khó ngủ vào buổi
tối và khiến người mẹ có cảm giác họ cần phải thức dậy và đi loanh quanh).
Hiện chưa rõ chứng này có gây hại gì không nhưng rõ ràng nó làm các bà
bầu rất khó chịu.
Tuần 30
Bạn có thể cảm nhận hoặc không cảm nhận được các cơn co dạ con nhẹ nhẹ
bắt đầu ở thời điểm này. Tất nhiên là các cơn co này không làm bạn đau đớn.
Những cơn co này không tuân theo quy luật, không gây đau. Vậy nên nếu các
cơn co dạ con gây đau và diễn ra từ 4 lần/giờ trở lên thì bạn cần đến bác sĩ
ngay vì đó là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Tuần 31
Thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối.Ngực của bạn giờ tiết ra
một chất lỏng trong trong, dinh dính – đó chính là sữa non. Nguồn dinh
dưỡng giàu calo này rất quý giá với bé và sẽ sớm chấm dứt, chuyển sang

sữa bình thường chỉ vài ngày sau khi bé chào đời.
Tuần 32
Lúc này thai nhi dài khoảng 42cm và nặng 2,2kg. Nếu bé chào đời lúc này, bé
sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.
Tuần 33
Từ bây giờ, bé đã nằm ổn định ở vị trí đầu chúc xuống dưới, sẵn sàng để
chào đời. Nếu bé vẫn chưa xoay đúng thế thì đây là lúc các bác sĩ sẽ giúp
bạn “vần” bé về đúng vị trí.
Tuần 34
Người mẹ có cảm giác ăn nhanh no hơn do bào thai chèn ép dạ dày. Tốt nhất
hãy ăn thành nhiều bữa, bất cứ khi nào bạn thấy đói.
Tuần 35


Đây là thời điểm tốt nhất đểu thảo luận với bác sĩ nếu người mẹ có kế hoạch
sinh mổ.
Tuần 36
Đầu bé đã sẵn sàng để “lọt” xuống khung xương chậu bất cứ khi nào.
Tuần 37
Phổi của bé giờ đã sẵn sàng để bé trở thành một cá thể độc lập. Những tuần
cuối cùng của thai kỳ là thời điểm bé đang tập trung để tăng trưởng về trọng
lượng.
Tuần 38
Bé sinh ra trong tuần này không còn bị xếp vào diện “đẻ non” nữa.
Tuần 39
Mọi thay đổi về dáng vẻ và trọng lượng của mẹ sẽ kết thúc trong tuần này.
Tuần 40
Về lý thuyết, bé sẽ chào đời trong tuần này. Cổ tử cung của người mẹ đã sẵn
sàng cho việc sinh bé khi nó trở nên mềm hơn.
Tuần 41

Đây là giới hạn cuối cùng cho những bé bướng bỉnh, không chịu chui ra." - ID
marrydubai

5 biểu hiện xác định độ thông minh của trẻ
sơ sinh
Muốn biết não bộ của bé có phát triển nhanh và tương lai thông minh
hay không, mẹ có thể quan sát những biểu hiện này.
Sinh ra một em bé thông minh luôn là niềm ao ước của rất nhiều bà mẹ.
Nhiều người cho rằng con cứ nhanh biết đi, nhanh biết nói hơn các em bé
cùng trang lứa tức là thông minh. Tuy nhiên, điều này chưa phải thực sự
chính xác. Để biết não bộ của bé có phát triển nhanh và tương lai thông minh
hay không, mẹ cần quan sát những biểu hiện này.
Em bé hay cười, biết cười từ sớm


Việc một em bé sơ sinh nở nụ cười, thích cười cho thấy bé có khả năng
thông minh. Mặc dù nụ cười không hoàn toàn là một bằng chứng đáng tin cậy
nhưng nó cũng là một trong những dấu hiệu cần có. Những em bé cười sớm
thường sau này sẽ trở nên thông minh hoạt bát.
Khoa học cũng đã chứng minh rằng những trẻ bị thiểu năng trí tuệ biết cười
rất muộn, nụ cười không bình thường, thậm chí là không biết cười...
Em bé biết cầm nắm sớm, biết đan các ngón tay vào nhau
Khả năng điều khiển các ngón tay của trẻ cũng cho thấy em bé có não bộ
đang phát triển rất nhanh. Mẹ có thể quan sát những hành động chớp nhoáng
và vô tư của con như cầm nắm, biết dùng ngón trỏ để chỉ hay biết đan các
ngón tay của hai bàn tay vào nhau. Nếu thấy những biểu hiện đó trong giai
đoạn 0-6 tháng, trẻ rất có khả năng là một em bé thông minh. Nếu khéo léo
hơn, biết cầm đồ chơi bỏ vào hộp hay bỏ trúng cọc gỗ, biết xâu chuỗi các hạt
đồ chơi trước 1 tuổi cũng chứng tỏ khả năng linh hoạt trong đôi tay và trí não
trẻ.

Trẻ thông minh thường lớn hơn, nặng hơn các bạn
Bài liên quan:
Sai lầm khiến con “bớt” thông minh
Chơi đồ chơi "rẻ tiền" con tôi vẫn thông minh
Tác hại không ngờ của đèn ngủ với trẻ sơ sinh
Chiêu dạy trẻ sơ sinh nhận biết đặc điểm khuôn mặt
Xin đừng nhầm việc nặng hơn với béo phì. Đây hoàn toàn là hai khái niệm
khác nhau. Vì sao trẻ lớn hơn, nặng hơn các bé cùng lứa lại thông minh hơn?
Lý do: một em bé lớn khỏe mạnh có nhiều khả năng là do chế độ dinh dưỡng
và chăm sóc tốt của người mẹ trong khi mang thai.Trẻ sơ sinh nặng hơn cũng
có thể có một lợi thế về tâm lý trong cuộc sốngít bị áp lực hơn các em bé còi.
Ví dụ, mỗi lần ăn trẻ ăn ngoan, ăn tốt và phát triền đạt chuẩn thì mẹ sẽ không
cần cho con ăn quá thường xuyên, có thể tập trung chuyển sang các hoạt
động dạy con về trí tuệ. Cha mẹ cũng không bị áp lực về chuyện dỗ dành con
ăn, có nhiều thời gian chơi với con và dạy con học.
Nhớ lâu
Trẻ sơ sinh ít nhớ những gì mình đã trải qua. Tuy nhiên một em bé có não bộ
phát triển tốt cũng sẽ như một chiếc máy thu “hiện đại”, biết sớm ghi lại


những gì mắt thấy tai nghe. Biểu hiện của những em bé nhớ lâu là gì? Đó là
nhớ mặt người quen rất sớm. Điều này khiến bé sớm nảy sinh tâm lý bám
mẹ, bám bà và sợ người lạ.Thêm một cách nhận biết nữa: Nếu bé đang cầm
đồ vật mà mẹ lấy, bé khóc và biết đòi từ khi mới 5-6 tháng và đến 10-11 tháng
thì thậm chí còn biết lật chăn tìm đồ mẹ giấu. Chứng tỏ con có trí nhớ rất tốt.
Thích bắt chước
Trẻ con học không bằng sách bằng vở mà chính bằng quan sát và bắt chước.
Do đó, những em bé thích bắt chước đương nhiên sẽ học và tiếp thu được
nhiều điều hơn những em bé bình thường khác. Khởi đầu bằng việc bắt
chước những hành động của người lớn, trẻ sẽ biết tự uống nước, tự thao tác

điều khiển tivi, tự cầm điện thoại lên “alo”…và sau này, cũng nhờ bắt chước
âm thanh của người lớn, trẻ sẽ rất nhanh biết nói.

6 trò chơi đơn giản giúp bé thông minh
Gọi điện thoại, múc bóng, vẽ tranh...là một trong những trò chơi đơn
giản giúp bé phát triển trí thông minh.
Rõ ràng, trong giai đoạn đầu của cuộc sống, tất cả mọi thứ xung quanh bé có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí óc. Sự phát triển tinh thần
của trẻ sơ sinh là rất quan trọng vì nó là bước đầu tiên để hình thành nên một
đứa trẻ thông minh và thậm chí là một thiên tài trong tương lai. Trong thực tế,
việc giúp trẻ phát triển trí thông minh không hề khó như nhiều người vẫn
tưởng. Mẹ có thể lựa chọn các trò chơi giúp trẻ thông minh để chơi cùng
con.
Đối với các bé, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi, mọi người xung quanh
đều là bạn chơi; tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng biết cách lựa chọn và
hướng dẫn cho bé chơi những trò chơi nhỏ để phát triển trí tuệ bé. Trong các
trò chơi dưới đây, mẹ là người chơi trước rồi hướng dẫn để bé làm theo.
1. Gọi điện thoại
Đây là môt trò chơi vô cùng đơn giản. Mẹ hãy chuẩn bị 2 điện thoại đồ chơi
cho mẹ và bé. Mẹ vừa đọc số điện thoại (khoảng 3 – 5 chữ số cho bé dễ nhớ)
vừa ấn ngón tay lên bàn phím điện thoại để gọi cho bé. Sau đó mẹ bắt chước
tiếng chuông kêu “reng reng”. Hướng dẫn bé nhấc điện thoại nói “Alo, bé xin


nghe” sau đó hai mẹ con tiếp tục nói chuyện. Những lần sau, mẹ có thể đổi
vai và nên để bé tự bấm và gọi trước.
Trò chơi này giúp bé phát triển vận động ngón tay và phối hợp động tác giữa
mắt và tay, nó cũng giúp bé tập dần với thói quen giao tiếp qua điện thoại và
giúp bé sớm nhận diện được các mặt số.
Khi bé từ 2 tới 3 tuổi, các mẹ có thể cho bé dùng điện thoại thật để gọi cho

người thân ở xa. Giai đoạn này mẹ có thể dạy bé nhận biết mặt số rồi cho
con tự bấm số điện thoại để gọi điện nói chuyện. Mẹ có thể đọc chậm từng
chữ số điện thoại của ông bà rồi hướng dẫn bé bấm số trên phím gọi điện.
2. Múc bóng
Mẹ hãy chuẩn bị 2 cái bát 1 to 1 nhỏ. Sau đó đặt một quả bóng vào bát to,
dùng thìa múc bóng từ bát to sang bát nhỏ rồi múc ngược trở lại. Mẹ làm mẫu
cho bé xem trước, khi bé đã thuần thục trò chơi này có thể cho bé cầm bát đổ
bóng từ bát to sang nhỏ hoặc ngược lại. Trò chơi giúp phát triển vận động
ngón tay và bàn tay, đồng thời, giúp bé học cách cầm thìa để chuẩn bị cho bé
tự xúc cơm.
3. Vẽ tranh
Vẽ tranh cũng là một trong các trò chơi giúp trẻ thông minh. Trò vẽ tranh thích
hợp nhất cho các bé 3 tuổi. Vẽ tranh không chỉ là trò chơi được rất nhiều bé
yêu thích mà còn là một trò chơi giúp phát triển trí thông minh cho bé. Nó giúp
bé phát huy trí tưởng tượng, nhận biết màu sắc, hình thành khả năng tư duy
và phối hợp như quả cam có hình tròn, chiếc lá màu xanh. Không những thế
bé còn có thể học tập và phân biệt được các hình khối đơn giản.
Bài liên quan:
45 chiêu giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn người
Giúp mẹ nhận biết con thông minh từ bé
Sai lầm khiến con “bớt” thông minh
11 tips giúp bé thông minh từ khi lọt lòng
Mẹ có thể cầm bút vẽ hai đường thẳng song song và nói rằng đó là con
đường, vẽ các đường thẳng từ trên xuống dưới, đầu dưới cùng vẽ đường
tròn nhỏ và bảo đó là giọt mưa, vẽ đường thẳng với hình oval ở phía trên để
thành hình bóng bay, vẽ ông mặt trời… Sau đó, mẹ đưa bút cho bé vẽ, hãy để


bé vẽ theo những gì mà mình thích, điều đó kích thích khả năng sáng tạo của
con.

4. Xâu chuỗi hạt
Trò này thường được các bé gái độ tuổi nhà trẻ chơi. Trò chơi xâu hạt giúp bé
vận động cơ tay và mắt, sự khéo léo, tính kiên trì, làm theo được các hành
động khó.
Mẹ chuẩn bị dây cước sợi to và các hạt nhựa, gỗ, có lỗ ở giữa (có thể tháo ra
từ chiếc vòng cũ) nhiều màu sắc, đựng hạt trong rổ hoặc hộp. Mẹ hãy làm
mẫu cho bé bằng cách từ từ xâu từng hạt vào dây cho đến hết, xâu đến đoạn
nào thì cố gắng giải thích cho bé hiểu. Xâu hết, mẹ vòng hai đầu, buộc lại và
được một chiếc vòng đeo vào tay bé. Khi nào bé đã thực sự hiểu, hãy tháo ra
và để cho bé tự xâu lại. Hãy khen bé nhiệt tình khi bé làm được sản phẩm
đầu tiên.
Vì trẻ còn nhỏ nên thường có những trò đùa vô thức nên mẹ chú ý không để
trẻ nhét những hạt xâu vào miệng, lỗ mũi của mình; đừng để trẻ ngồi yên một
mình trong khi xâu hạt.
5. Vẽ bàn tay
Mẹ hãy lấy một tờ giấy trắng đặt lên bàn, úp bàn tay của mình xuống tờ giấy
sau đó cầm bút vẽ theo viền từng ngón tay. Nhấc tay ra, mẹ sẽ có hình bàn
tay của mình trên tờ giấy. Hãy dạy bé tiếp tục trò chơi bằng bàn tay của bé.
Sau khi vẽ xong hai mẹ con có hay bàn tai thật xinh, 2 mẹ con cùng áp hình
bàn tay của mình vào nhau và so sánh xem tay ai to hơn. Trò chơi này rèn
luyện sự phối hợp các ngón tay, bước đầu cảm nhận và học cách cầm bút.
6. Vẽ bằng những ngón tay
Trò chơi này dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên – khi bé cầm bút chưa thạo mà
lại thích vẽ, mẹ chỉ cần lưu ý chọn màu nước an toàn cho con (màu có nguồn
gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không
dây bẩn ra nhà.
Mẹ lần lượt chấm ngón tay vào màu và quệt lên giấy thành những hình đơn
giản như quả trứng, quả bóng, ông mặt trời.....Sau đó, mẹ cũng hướng dẫn
bé làm theo mình. Các bé sẽ vui vẻ và thích thú khi thấy các ngón tay mình
tạo ra những hình dạng đủ sắc màu trên giấy. Mẹ không nên bắt ép bé vẽ

theo mình, hãy để bé vẽ những gì mà con muốn. Sau đó, mẹ hãy dùng sự
sáng tạo của mình để tưởng tượng ra những hình dáng đồ vật, con vật quen


thuộc từ các hình vẽ của bé để khen thưởng bé. Đây là trò chơi giúp trẻ thông
minh, kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và tính thẩm mỹ của con.



×