Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kiến thức thai sản các mẹ cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.54 KB, 19 trang )

Kiến thức thai sản, kiến thức mang thai, cách
chăm sóc mẹ và bé
Những phiền phức mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ
Leave a reply

9 tháng 10 ngày mang thai, bạn sẽ đối mặt với những mệt mỏi, vất vả không phải
ai cũng biết.
1. Sự mệt mỏi của việc mang thai
Khi mang bầu, cơ thể làm việc nhiều hơn, hoạt động bơm máu trong cơ thể diễn ra
nhanh chóng cũng như tỷ lệ trao đổi các chất được tăng lên, vì thế bạn thường xuyên
trong trạng thái mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, đi ngủ sớm cũng khiến
năng lượng của bạn được nạp nhanh chóng.
2. Da khô, ngứa và những vết rạn da
Đó là tình trạng chung của các bà bầu. Lời khuyên là hãy chọn các loại kem dưỡng da
và dầu tắm có nhiều chất dưỡng ẩm, đồng thời, nên đầu tư vào một loại kem chống
rạn tốt.

Tuy nhiên, có một lưu ý là nếu bạn bị ngứa toàn thân trong 4 tháng cuối thai kì hoặc
bị ngứa ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, đó có thể là dấu hiệu của ứ mật sản khoa –


một chứng rối loạn gan nghiêm trọng có thể phát triển trong thời kì mang thai. Nếu có
triệu chứng này, bạn hãy đến gặp bác sỹ.
3. Chuột rút
Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm trong những tháng cuối thai kì. Nguyên
nhân có thể do lượng estrogen tăng cao. Mát-xa bắp chân hoặc kéo dãn các cơ bắp
bằng cách uốn cong chân sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Ngoài ra, uống nhiều sữa, bổ
sung can-xi có thể giúp bạn hạn chế tình trạng này.
4. Chân bị phù
Tĩnh mạch chân bị phình to và chân giữ nước là nguyên nhân của triệu chứng này.
Nên chọn giày đế bằng là lời khuyên dành cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn đứng quá lâu


cũng gây ra hiện tượng này. Hãy thường xuyên di chuyển để máu được lưu thông ở
phần bắp chân.
Nếu khuôn mặt, bàn tay hoặc bàn chân của bà bầu bị sưng bất thường thì hãy đến gặp
bác sỹ ngay. Bởi đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật – bị gây ra bởi sự tăng
huyết áp.
5. Đau đầu
Hiện tượng này có thể kéo dài một vài tuần đầu thai kì và biến mất. Hãy nhờ chồng
mát-xa cổ nhẹ nhàng cho bạn hoặc thử dùng một túi nước đá chườm mát trên trán có
thể giúp bạn đỡ hơn. Không nên dùng thuốc aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác, trừ
khi có hướng dẫn của bác sỹ. Nếu bạn bị đau đầu vào những tháng cuối thai kì thì cần
đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.


6. Đau ngực
Chỉ ngay vài tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bầu ngực của bạn đã trở nên nhạy cảm
hơn, rất dễ bị tức và đau. Hãy chọn một chiếc áo ngực thoải mái, không gọng sẽ giúp
bạn rất nhiều. Bạn cũng cần sớm mua những chiếc áo ngực cỡ lớn vì bầu ngực sẽ
ngày càng lớn hơn.
7. Táo bón và trĩ
Nồng độ progesterone tăng cao và em bé ngày càng lớn ép vào cơ thể người mẹ khiến
đường ruột bị ảnh hưởng, làm việc chậm chạp hơn dễ gây ra táo bón và trĩ. Hãy ăn


nhiều trái cây, rau và uống nhiều nước sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề táo bón. Nặng
hơn, nếu bạn bị trĩ, hãy liên hệ ngay với bác sỹ.
8. Ợ nóng
Hiện tượng này rất phổ biến vào cuối thai kì. Các hormone progesterone làm giãn van
ở phía trên dạ dày của bạn, cho phép một lượng nhỏ axit dạ dày tăng lên, đi vào thực
quản, gây ra đau và nóng rát. Không nên ăn những đồ gia vị cay nóng, các chất béo,
thức ăn chiên xào; ăn chính vào bữa trưa và không uống chất có gas, nhất là trong khi

ăn. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sỹ để kê cho mình một số loại thuốc chống lại
hiện tượng này.

This entry was posted in Mang thai and tagged bau bi, mang thai, thang dau tien, tien
san giat, trieu chung mang thai on January 22, 2014 by Em là Hương.

Những điều cần lưu ý về cúm khi mang thai
Leave a reply

Mang thai làm suy yếu hệ miễn dịch, vì vậy mẹ bầu thường dễ mắc virus gây
cảm cúm hơn những người khác.
Cách để bảo vệ bản thân chống lại cảm
Bạn có thể tăng hệ miễn dịch để chống cảm bằng những gợi ý sau:
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng, gồm nhiều rau quả tươi, các loại hạt. Thực phẩm này
cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C giúp bạn chống
cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả.
- Uống đủ nước. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà thảo dược và nước quả. Hai loại
nước này giúp thải độc ra khỏi hệ miễn dịch, lại cung cấp cho cơ thể nhiều loại
vitamin và chất khoáng. Nên cố gắng hạn chế đồ uống chứa caffein và chứa đường
khi bạn đang mang thai.
- Nghỉ ngơi khi mệt và cố gắng giảm thiểu căng thẳng.
- Tập thể dục vì nó giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật nói chung.
Bên cạnh đó, bạn cần tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc không chỉ gây hại cho bào
thai mà còn nhanh chóng làm yếu hệ miễn dịch của mẹ.

Xử lý cảm lạnh khi mang thai


Cảm lạnh có thể làm bạn thấy khổ sở vì nó kéo theo một số triệu chứng như đau họng,
ho, nghẹt mũi, đau đầu, sốt nhẹ… Việc điều trị cảm lạnh tốt nhất là nghỉ ngơi ngay

khi bạn thấy mệt. Uống đủ nước để bạn không bị mất nước.
Ngoài ra, còn có nhiều gợi ý khắc phục cảm lạnh, tùy thuộc vào triệu chứng:
- Nếu nghẹt mũi, bạn nên cố gắng hít hơi nước. Thêm 2-3 giọt tinh dầu khuynh diệp
vào một bát nước nóng. Chùm một chiếc khăn tắm lên đầu và cố gắng hít hơi nước.
Bạn cũng có thể bật vòi hoa sen và ngồi trong phòng tắm 10 phút.
- Để tránh nghẹt mũi vào ban đêm hoặc khi bạn ra ngoài, nên nhỏ vài giọt tinh dầu
khuynh diệp vào khăn giấy và hít thường xuyên. Có thể thay thế bằng tinh dầu bạc hà.
- Nếu bị đau họng và ho, bạn nên nhấm nháp mật ong và chanh pha trong nước ấm.
- Nếu bạn bị nhức đầu hay sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng phải hỏi bác sĩ trước
đã để chắc chắn là thuốc an toàn cho thai phụ.

Đối phó với cảm cúm khi mang thai
Nếu bị cúm, bạn có thể kèm các triệu chứng như sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau nhức cơ
bắp, mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng… Điều tốt nhất khi bị cúm là nghỉ ngơi cho
đến khi bạn hồi phục. Ngoài ra, bạn có thể thử những gợi ý sau đây:
- Uống đủ nước, nếu bạn bị sốt để ngăn chặn bị mất nước. Bạn cũng có thể uống nước
ép quả giàu vitamin C, chẳng hạn nước cam, giúp tăng miễn dịch.
- Bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu đau nhức nhưng phải hỏi bác sĩ
trước.
- Nằm trên giường nếu bạn cảm thấy không được khỏe nhưng đừng để nóng quá và ra
nhiều mồ hôi.
- Mặc dù bạn không muốn ăn nhưng nên cố ăn cái gì đó bổ dưỡng như quả tươi, cháo
ấm, sữa ấm.
Thời điểm nên đi khám
Nếu các triệu chứng của cảm không giảm sau một vài ngày hoặc bạn bị khó thở thì
bạn nên đi khám. Bạn có thể bị nhiễm trùng thứ cấp, chẳng hạn nhiễm trùng ngực cần
điều trị gấp. Do hệ miễn dịch kém đi khi mang thai nên cảm thông thường cũng có thể
gây biến chứng nặng.
Nếu bạn lo ngại về sức khỏe của mình, tốt hơn cả là đi khám ngay.



Cúm thường khó ảnh hưởng tới bào thai, tuy nhiên nếu mẹ bị sốt thì em bé sẽ bị ảnh
hưởng.
Ảnh hưởng của cúm tới bào thai
Hãy yên tâm là em bé của bạn vẫn được bảo vệ khỏi cúm. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sốt
cao thì khả năng em bé cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh tới bào thai
Có nhiều thuốc kháng sinh được khuyến cáo là an toàn cho thai kỳ nhưng một số khác
thì không. Nên nói với bác sĩ bạn đang mang thai bao nhiêu tuần trước khi được chỉ
định dùng thuốc.
Tiêm phòng cúm khi mang thai an toàn cho cả mẹ và bé.
This entry was posted in Mang thai and tagged bau bi, cam cum, mang thai, suc khoe ba
bau on January 22, 2014 by Em là Hương.

Những bất thường về tim thai mà mẹ bầu cần phải biết
Leave a reply

Nghe được tim thai lần đầu tiên là kỷ niệm tuyệt vời, không bao giờ quên được với
người làm mẹ.
Sự phát triển của trái tim
Tiến sĩ Gail Pearson (bác sĩ tim mạch nhi khoa) cho biết: “Tim là một trong những cơ
quan phát triển sớm nhất (khoảng 7 tuần tuổi) vì tim giúp bơm và truyền máu cho toàn
bộ sự phát triển của thai nhi” – tiến sĩ nói.
Yếu tố ảnh hưởng tới tim thai
Tiến sĩ Pearson cho biết, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ
thể khiến tim thai phát triển bất thường, gây ra dị tật tim bẩm sinh nhưng các yếu tố
sau có ảnh hưởng tới sự phát triển tim thai:
- Nhiễm sắc thế bất thường: hội chứng Down gây bất thường cho 50% tim của bé sơ
sinh.
- Bất thường di truyền: một gene bất thường cũng có thể làm phát triển khiếm khuyết

tim bẩm sinh.
- Người mẹ bị tiểu đường: tiểu đường không kiểm soát ở mẹ làm tăng nguy cơ khuyết
tật tim ở bé.


- Người mẹ nhiễm Rubella: nên tiêm phòng Rubella trước khi có ý định mang thai.

- Chất hoặc thuốc ngủ của người mẹ: Dilantin (được sử dụng để điều trị động kinh),
cocaine, rượu, và Accutane (được sử dụng để điều trị mụn trứng cá) để có thể ảnh
hưởng đến hình thành tim của thai nhi.
- Tiếp xúc với các chất nhất định trong môi trường: sơn, dung môi, thuốc trừ sâu, chất
gây ô nhiễm không khí như trichloroethylene và bức xạ là tất cả những thứ cần tránh.
Những khuyết tật tim thường gặp
May mắn thay, khuyết tật tim là khá hiếm, chỉ có khoảng 8 trong 1.000 em bé được
sinh ra với trái tim bất thường. Michelle Collins (giảng viên tại Đại học Vanderbilt)
cho rằng, nguyên nhân của hầu hết các dị tật tim bẩm sinh là không rõ ràng. Ví dụ,
những bé mắc Down, chứng rối loạn di truyền Turner, hội chứng Klinefelter… có thể
bị khiếm khuyết tim bẩm sinh.
Tim bất thường rơi vào bốn loại khác nhau, bao gồm: tim phát triển chưa hoàn chỉnh;
tim có khiếm khuyết; chức năng mạch bất thường hoặc thất lạc của các cấu trúc trong
quá trình phát triển tim. Việc điều trị vì thế tùy thuộc vào từng điều kiện.
Ngăn ngừa khuyết tật tim
Trong khi một số khuyết tật tim không thể ngăn chặn thì bạn vẫn có thể làm giảm khả
năng phát triển khiếm khuyết tim cho bé bằng việc chăm sóc bản thân, ăn uống lành
mạnh trong thời gian mang thai. Bổ sung vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn, tránh
rượu và thuốc lá, không dùng chất gây nghiện là lời khuyên tốt nhất cho bất kỳ người
phụ nữ mang thai nào.
Điều quan trọng nữa phải biết mình đã miễn dịch với Rubella chưa. Bác sĩ có thể
kiểm tra khả năng miễn dịch Rubella của bạn và đưa ra kết luận cuối cùng. Bất kỳ loại
thuốc nào bạn sử dụng nên thảo luận với bác sĩ trước.

This entry was posted in Mang thai and tagged bat thuong thai nhi, khuyet tat bam
sinh, su phat trien cua thai nhi, tim thai bat thuong on January 20, 2014 by Em là Hương.

Những việc cần làm trước khi sinh em bé
Leave a reply

Bạn hãy lên danh sách và chủ động làm những việc sau đây khi ngày sinh em bé
đang đến gần.
1. Chuẩn bị sẵn một túi đồ để đề phòng trường hợp bạn sinh sớm hơn dự kiến. Bạn
nên chuẩn bị đồ ngủ, tất… cũng như một bộ đồ sẽ mặc khi xuất viện, chăn, bỉm và
khăn sạch cho bé. Bạn cũng nên chắc chắn trong đó cũng có những vật dụng như thỏi


son dưỡng, cuốn tạp chí hoặc sách, đặc biệt là CD những bài hát bạn yêu thích và
thêm một chiếc gối cho chồng.
2. Hát và trò chuyện với con khi bé còn đang trong bụng mẹ. Đây là cách tốt nhất để
kết nối với con trước khi sinh. Bạn cũng nên để chồng làm việc này. Nếu anh ấy cảm
thấy ngượng khi phải nói chuyện với em bé ở trong bụng, bạn có thể yêu cầu anh ấy
đọc một cuốn sách hay chơi một vài bản nhạc vui nhộn.
3. Giặt sạch tất cả quần áo của bé, vệ sinh giường ngủ và chăn gối với một sản phẩm
giặt giũ chuyên dụng, đặc biệt là loại dịu nhẹ và không gây ảnh hưởng tới làn da của
bé. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì thế các mẹ nên chú ý vấn đề này và các sản
phẩm khác.
4. Mua một chiếc ghế dành cho bé khi đi ô tô hoặc xe máy và để người hiểu biết lắp
đặt nó. Vì thế, hãy tìm hiểu các mẫu ghế ngồi cho bé trước, sau đó chọn lấy sản phẩm
ưng ý nhất trước khi tới cửa hàng mua sắm.

5. Chọn một bác sĩ nhi tốt có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất bạn
phải thực hiện để chăm lo sức khỏe của con mình. Hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến
của những người có con nhỏ, tìm hiểu những phòng khám hay bác sĩ quanh khu vực

bạn sinh sống để có lựa chọn tốt nhất.
6. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi làm trở lại sau khi kỳ nghỉ sinh kết thúc, bạn sẽ cần
một nơi giữ trẻ. Những trung tâm giữ trẻ thường có một hàng dài danh sách xếp hàng
chờ sẵn, vì thế điều quan trọng là tìm một nơi không những bạn cảm thấy thoải mái
mà còn có thể trông trẻ bất cứ khi nào bạn cần. Hãy làm việc này trước khi sinh con vì
khi có em bé, bạn sẽ không có thời gian để làm việc này đâu.
7. Hầu hết các bệnh viện có các khóa học sinh đẻ rất tuyệt vời, bạn nên theo học một
lớp tiền sản cùng với chồng. Sẽ có rất nhiều thứ cần phải học và nó rất hữu ích. Rất
nhiều các lớp học đều cho học viên xem các video lúc đang sinh và đưa ra những chỉ
dẫn trong quá trình lâm bồn và những thông tin chung về ngày sinh.
8. Tạo một danh sách liên lạc khẩn cấp và luôn giữ nó bên mình trong trường hợp
chồng hoặc người thân không ở bên khi bạn sinh sớm. Hãy đảm bảo là những mối liên
lạc này có đủ các thông tin về bảo hiểm, y tế của bạn trong trường hợp họ cần phải kê
khai chi tiết những thông tin này khi đưa bạn đi sinh em bé.
This entry was posted in Mang thai and tagged bac si nhi, mang thai, viec can lam truoc
khi sinh onJanuary 20, 2014 by Em là Hương.

Chia sẻ kinh nghiệm tập cho bé ăn dặm
Leave a reply


"Khi nào có thể cho bé ăn dặm" và "Bữa ăn dặm đầu tiên của bé gồm những gì"
là hai thắc mắc phổ biến với cha mẹ. Dưới đây là kinh nghiệm được nhiều người
mẹ chia sẻ, khi tập cho con ăn dặm.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu đời (sau đó, mới tập cho bé ăn dặm) hoặc có thể cho bé tập ăn dặm khi bé được
khoảng 4-6 tháng tuổi.
Một số ý kiến cho rằng, bạn nên tập cho bé một số loại quả như táo, lê trước vì chúng
có vị ngọt tự nhiên (gần giống sữa mẹ). Tiếp đến, mới cho bé ăn bột và các loại rau,
củ khác. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho biết, nên tập cho bé ăn bột, ăn rau, củ

trước rồi tiếp theo mới là các loại quả. Cha mẹ có thể chọn cách tập cho bé ăn dặm mà
bản thân thấy phù hợp nhất hoặc hỏi thêm bác sĩ dinh dưỡng về vấn đề này.

Dưới đây là kin

h
nghiệm được nhiều người mẹ chia sẻ khi tập cho con ăn dặm:
- “Mình cho bé ăn chuối đầu tiên và có vẻ bé rất thích thú. Tiếp đến là tập cho bé ăn
khoai lang và dường như bé cũng khoái món này. Hôm sau nữa mình mới cho bé thử
một thìa bột ăn dặm. Bé khoái hoa quả và rau củ hơn bột ăn dặm”, mẹ bé Na (Hà
Nội).


- “Mình cho bé tập ăn 1-2 thìa bột ăn dặm lỏng trước cữ bú buổi trưa. Nên cho bé ăn
bột dạng lỏng để tránh bé bị nghẹn. Khi mới tập ăn dặm, bé chỉ nên ăn từ từ, ăn một
bữa một ngày. An toàn nhất là bột ăn dặm, rau xanh và một số loại hoa quả”, mẹ Bin
(Hà Tây).
- “Mới đầu, mình tập cho bé ăn khoai lang trước vì khoai lang mềm, vị ngọt lại dễ tiêu
hóa. Bé gái 5 tháng tuổi nhà mình rất thích khoai lang. Sau đó là thử cho bé nếm bột
ăn dặm và chuối. Mình trộn thêm sữa công thức vào bột ăn dặm để bột có vị ngọt mà
bé nhà mình thích”, chị Hồng (Hải Dương).

- “Mình cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó, mới bắt đầu tập cho bé ăn
dặm. Đầu tiên, mình mua bột ăn dặm có pha sẵn sữa để bé làm quen. Lúc đầu, mình
chỉ cho con ăn được 1-2 thìa bột pha loãng. Một tuần sau, bé mới ăn được nửa bát bột
con một ngày. Mình nghe bác sĩ nói, bé mới ăn dặm khó tiêu hóa nên nếu cho bé ăn
nhiều bột, bé dễ bị rối loạn”, mẹ Bông (Đà Nẵng).
- “Bác sĩ dinh dưỡng chỗ mình khuyên, nên cho bé thử loại rau có màu xanh trước,
tiếp đến là những loại củ, quả có màu cam như carrot, bí ngô và tiếp nữa là các loại
quả. Nên cho bé ăn đa dạng, nếu không sau này bé sẽ kén ăn”, mẹ Nấm (Hà Nam).

- “Mình bắt đầu cho bé thử bột ăn dặm sữa lúc bé khoảng 5 tháng tuổi. Tiếp đến, mình
thử trộn rau xanh vào bát bột của bé, rồi thử cho bé ăn khoai lang hấp dầm nhuyễn, lê
hấp xay nhuyễn”, chị Hoài (Hải Phòng).
- “Khoảng 4,5 tháng tuổi, mình đã tập cho bé ăn bột. Lúc đầu, bé chỉ ăn được rất ít
nhưng khoảng 2 tuần sau đó, bé tỏ ra rất thích bột. Thấy vậy, mình tăng lên 3 bữa bột
một ngày cho bé. Kết quả, bé bị đau bụng. Sau lần ấy, mình rút ra kinh nghiệm là
không nên ép bé ăn dặm quá nhiều, nhất là ăn bột”, mẹ Ben (Hà Nội).
- “Mình cho bé làm quen với bột ăn dặm và quả bơ – loại quả không có vị ngọt nhưng
lại chứa chất tốt cho bộ não của bé. Tiếp theo, mình tập cho bé ăn chuối, khoai lang,
lê và quả mận sau đó”, mẹ Ngô (Quảng Ninh).

- “Khoảng 5,5 tháng, mình đã cho bé thử ăn quả bơ xay nhuyễn trộn chung với sữa
mẹ. Sau đó, thêm một số loại quả khác được trộn chung với sữa mẹ và bé rất thích
thú”, mẹ Bí đỏ (Hà Nội).
- “Bé đầu tiên nhà mình nuôi rất dễ vì bé ăn mọi thứ. Nhưng sang đến bé thứ hai thì
mọi chuyện phức tạp hơn nhiều. Dạ dày của bé dường như “bị đầy” ngay từ khi mới
chào đời, hễ mình cho bé ăn gì là bé quấy khóc liên tục. Mỗi ngày bé chỉ ăn được một
ít bột, ngoài ra mình phải tăng cường các cữ sữa cho bé”, mẹ An (Hà Nội).


- “Mình cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé được khoảng 5,5 tháng tuổi. Mới đầu là dùng
bột mua sẵn nhưng sau đó, mình tự xay bột rồi trộn chung bột với đậu xanh (hoặc các
loại đậu khác). Mỗi lần cho bé ăn khoảng 3-4 thìa, ngày một bữa. Ngoài ra, mình còn
xay thêm táo, lê để bé ăn thêm ngoài bữa ăn. Trong giai đoạn tập ăn dặm thì sữa mẹ
vẫn là chính. Mỗi loại thức ăn, mình cho bé thử khoảng 2 bữa liên tiếp rồi mới chuyển
sang món mới. Nếu thấy bé xuất hiện tiêu chảy, nên ngừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ”,
mẹ Bi (Hà Nội).
This entry was posted in Trẻ sơ sinh and tagged con an dam, tap cho tre an dam, tre so
sinh on January 20, 2014 by Em là Hương.


Những xét nghiệm mẹ bầu mang song thai cần phải làm
Leave a reply

Mẹ bầu mang song thai gặp khá nhiều nguy cơ: âm đạo chảy máu, thai tăng
trưởng chậm, tiền sản giật, đa ối, hội chứng truyền máu song sinh (một thai nhận
được nhiều máu hơn thai còn lại), chuyển dạ sớm…
Siêu âm và những xét nghiệm thai kỳ giúp theo dõi sức khỏe, vị trí của bào thai đôi,
phát hiện sớm các vấn đề cần can thiệp.
Lần siêu âm đầu (nếu quá sớm) có thể không phát hiện được thai đôi. Thông thường
siêu âm ở tuần 10-14 sẽ hiển thị kết quả bạn mang song thai hay không. Song thai rơi
vào các trường hợp:
- Cặp song sinh chia sẻ một túi ối hoặc mỗi thai một túi ối.
- Cặp song sinh chia sẻ một nhau thai hoặc mỗi thai một nhau thai.


Xét nghiệm tầm soát
Bạn sẽ được cung cấp xét nghiệm sàng lọc khác nhau trong khi mang thai để dự đoán
khả năng biến chứng.
Các thử nghiệm cho hội chứng Down diễn ra khoảng 11-14 tuần của thai kỳ và đôi
khi có thêm xét nghiệm máu. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ mắc Down, bạn sẽ được
cung cấp tùy chọn thêm một xét nghiệm chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm
(CVS). Đây là những xét nghiệm xâm lấn (liên quan đến nước ối hoặc mô từ nhau
thai); vì thế, bạn cần đến bệnh viên chuyên khoa. Bạn sẽ được tư vấn về các rủi ro đối
với cặp song sinh để quyết định có làm xét nghiệm hay không.
Người mẹ có thể cần một xét nghiệm máu (gọi là AFP, alphfetoprotein) ở khoảng tuần
thứ 16, giúp kiểm tra tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.
Các thử nghiệm về di truyền, chẳng hạn như xơ nang, cũng có thể được cung cấp tùy
thuộc vào tiền sử gia đình.
Siêu âm khác kiểm tra bất thường
Khoảng tuần 20-22, siêu âm giúp kiểm tra những bất thường khác tại cột sống, hệ

thần kinh, thành bụng và các cơ quan chính. Với những cặp song sinh, điều này sẽ mất
gấp đôi thời gian (vì bạn có đến 2 em bé để kiểm tra).


Các siêu âm thêm, nếu muốn
Siêu âm rất hữu ích trong thai kỳ để theo dõi thai phát triển lành mạnh nhưng không
nên lạm dụng nó. Số lần siêu âm tùy từng người mẹ, tùy bệnh viện hoặc sự phát triển
của cả hai bé.
- Các cặp sinh đôi riêng biệt nhau thai có thể cần siêu âm tại các thời điểm: 20 tuần,
24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và sau đó, có thể là mỗi 2 tuần một lần cho đến lúc sinh.
- Cặp song sinh chia sẻ nhau thai có nguy cơ của hội chứng truyền máu song sinh nên
sau tuần thứ 16, người mẹ có thể phải siêu âm mỗi 2 tuần một lần.
This entry was posted in Mang thai and tagged mang bau song thai, nhau thai, thoi diem
mang bau tot,xet nghiem can lam voi ba bau on January 20, 2014 by Em là Hương.

Hỏi đáp những thắc mắc về cân nặng của mẹ bầu và thai
nhi
Leave a reply

Rất nhiều thắc mắc của bà bầu về cân nặng của cả mẹ và con trong thời kỳ mang
thai sẽ được các bác sĩ giải đáp.
Tôi đang thiếu cân. Liệu thai của tôi có bị nhẹ cân không?
- Lúc bắt đầu thai kỳ, bác sĩ có thể đánh giá chỉ số cơ thể (BMI) của bạn. Chỉ số cơ
thể lý tưởng là từ 19 tới 25. Nếu khi mang thai, bạn ăn ít và tăng cân không đáng kể
thì em bé của bạn có nguy cơ nhẹ cân lúc sơ sinh hoặc nguy cơ chuyển dạ sớm (trước
36 tuần) cho người mẹ. Đó là lý do vì sao bạn cần ăn uống lành mạnh, cân bằng và cố
gắng không để bụng đói quá lâu mà không ăn.
Nếu tôi thừa cân quá nhiều thì điều gì sẽ xảy ra?
- Phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 có nguy cơ gia tăng các biến chứng như huyết áp cao,
bệnh tiểu đường và tiền sản giật. Mang thai là thời gian những người mẹ thừa cân

càng phải tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đồ béo và đường. Điều này sẽ có
lợi cho mẹ và cả cho thai nhi.
Thai nhi nặng cân thì sẽ sinh khó phải không?
- Tất nhiên là có thể. Tuy nhiên, kích thước của em bé không ảnh hưởng nhiều đến tốc
độ chuyển dạ hoặc mức độ đau đớn khi sinh. Điều này phụ thuộc nhiều hơn vào ngôi
thai và cách người mẹ thư giãn khi chuyển dạ. Với những thai nhi quá nặng cân thì
phương pháp mổ đẻ là cần thiết.


Thai nhi nhẹ cân sẽ đẻ dễ?
- Điều này không chính xác. Bạn đừng nghĩ là ăn ít thì thai nhi nhỏ sẽ sinh nở dễ dàng
bởi điều này không đúng. Trên thực tế, nhiều thai nhi nhẹ cân vẫn khiến cuộc “vượt
cạn” mất nhiều thời gian và khó khăn.
Thai nhi càng nhỏ thì sức khỏe càng kém phải không?
- Có sự khác biệt giữa một thai nhi nhỏ do không phát triển tốt trong tử cung (có liên
quan đến sức khỏe kém) với những thai nhi đơn giản là nhẹ cân hơn bình thường một
chút. Tốt nhất từ khoảng tuần 25, bạn nên có một biểu đồ đánh giá sự phát triển của
bé dựa trên ý kiến của bác sĩ. Nếu em bé của bạn hơi nhỏ nhưng vẫn phù hợp với tốc
độ phát triển thì không cần quá lo. Nhưng nếu sự phát triển của bé bị giảm sút thì bạn
nên trao đổi ngay với bác sĩ.
Tôi bị nghén nặng. Liệu thai nhi có nhỏ bé vì thiếu chất?
- Em bé của bạn sẽ có đủ dinh dưỡng bé cần từ mẹ. Các cơn nghén thường sẽ được cải
thiện sau tuần 12. Nhưng cơn nghén trở thành nguy hiểm nếu bạn không ăn một thời
gian dài. Khi ấy, nên cố gắng ăn ít nhưng thường xuyên và uống đủ nước. Khi nôn
nặng, người mẹ có thể vào viện để truyền nước, tránh mất nước. Những bệnh nặng
trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới bé, trong khi cơn buồn nôn của mẹ thì hầu như không
thành vấn đề.
Họ hàng nhà tôi toàn sinh con nặng cân. Liệu tôi có như thế?



- Sinh con nặng cân cũng có thể mang tính di truyền. Ví dụ, nếu bố mẹ bạn thừa cân
thì bạn cũng có khả năng này, tiếp đến là con của bạn. Tương tự, với bố mẹ còi cọc,
không ăn uống đủ chất thì cũng có khả năng sinh con còi cọc.
Tuy nhiên, chế độ ăn và lối sống quyết định nhiều tới kích thước của bé hơn là yếu tố
di truyền. Nếu nhà bạn có tiền sử bệnh tiểu đường thì bạn nên đi khám ngay vì nó tạo
nguy cơ sinh con nặng cân sau này.
This entry was posted in Mang thai and tagged can nang cua me bau, can nang thai
nhi, mang thai onJanuary 20, 2014 by Em là Hương.

Những bệnh trẻ sinh non dễ gặp phải
Leave a reply

Trẻ sinh non với cơ thể bé nhỏ yếu ớt hơn những đứa trẻ sơ sinh khác, dưới đây là
những căn bệnh mà những đứa trẻ sinh thiếu tháng rất dễ mắc phải.

Bệnh lý võng mạc: Đây được xem là bệnh lý đặc biệt quan trọng cần được theo dõi sát
đối với trẻ cân nặng 1,5 kg khi sinh hoặc sinh non dưới 30 tuần tuổi.
Chậm tăng trưởng thể chất: Bệnh thường thấy do sữa mẹ không đủ cho trẻ bú hoặc
kém, bé không hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Bệnh dễ khiến bé bị suy còi, không phát
triển chiều cao.
Ngạt ở trẻ sinh non có thể xảy ra trong giai đoạn (trước sinh) và giai đoạn sơ sinh
(khoảng 4 tuần sau khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ
chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời.
Nhiễm trùng da: Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ,
nhiễm trùng rốn.


Bệnh lý thần kinh: Những bé mắc bệnh thường gây biểu hiện co giật chi, trợn mắt,
quẹo cổ.
Rối loạn chuyển hóa: Trẻ có thể bị hạ đường huyết khiến tím tái. Bệnh cũng gây thiếu

ôxy não để lại di chứng cho bé. Khi thấy trẻ bú kém, nôn trớ nhiều, phụ huynh nên
đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
Rối loạn huyết học: Trẻ sinh non nhẹ cân dễ bị xuất huyết, đặc biệt là thiếu yếu tố
đông máu do thiếu vitamin K. Trẻ cũng dễ thiếu máu do tủy xương hoạt động yếu;
yếu tố hấp thu máy kém hoặc phải lấy nhiều máu để làm xét nghiệm.
Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện bằng triệu chứng trẻ thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy
hoặc trướng bụng. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử.
Suy hô hấp: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ sinh non. Trẻ càng sinh
non tháng càng dễ bị suy hô hấp.
Vàng da: Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp sẽ
gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
Rối loạn thân nhiệt: Triệu chứng này thường thấy ở trẻ sinh nhẹ cân. Hiện tượng
thường gặp nhất là hạ thân nhiệt. Biến chứng này dễ cướp đi sinh mạng của bé.
Rối loạn chuyển hóa: Trẻ có thể bị hạ đường huyết khiến tím tái. Bệnh cũng gây thiếu
ôxy não để lại di chứng cho bé. Khi thấy trẻ bú kém, nôn trớ nhiều.
This entry was posted in Trẻ sơ sinh and tagged tre sinh non, tre so sinh on January 12,
2014 by qt.

Chăm sóc tóc trẻ sơ sinh đúng cách
Leave a reply

Tóc và da đầu của trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh. Mẹ hãy cẩn thận khi chăm sóc tóc
cho trẻ.
1. Rửa da đầu chứ không phải vò đầu
Gội đầu cho trẻ cần phải nhẹ nhàng, không nên vò mạnh tóc và da đầu của bé. Mẹ cần
phải cắt móng tay khi tắm gội cho bé, tránh cào xước vào làn da mỏng manh của bé.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần phải cực kỳ cẩn thận vì trẻ sơ sinh vốn yếu ớt, non nớt,
cần một sự chăm sóc đặc biệt.



Tốt nhất, mẹ nên "rửa" da đầu cho bé hằng ngày bằng nước ấm từ 36 đến 40 độ. Mẹ
dùng lòng bàn tay xoa nhẹ da đầu của trẻ. Tránh tác động mạnh gây tổn thương da bé,
đặc biệt là với những trẻ thóp chưa liền.
Nên tắm gội cho trẻ sơ sinh hằng ngày, vì trong quá trình tắm gội cũng là cơ hội để trẻ
được lớn lên. Trẻ được duỗi tay chân và bơi lội trong môi trường nước gần giống với
môi trường nước ối trong bụng mẹ. Các cơ của bé được hoạt động.
Sau khi dùng nước làm sạch da đầu trẻ, bạn nên lấy khăn bông mềm để lau khô tóc
cho trẻ. Điều này sẽ giúp máu lưu thông, thúc đẩy tóc bé phát triển. Mẹ tránh dùng
máy sấy sấy trực tiếp lên tóc của bé. Nhiệt độ của máy sấy có thể khiến bé bị bỏng.
Dầu gội đầu cho bé phải là loại dầu đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ, không được dùng
dầu của người lớn.
2. Tắm nắng thường xuyên giúp tóc mọc tốt
Tắm nắng không chỉ tốt cho cơ, xương của trẻ mà còn giúp trẻ mọc tóc tốt hơn. Mẹ
nên cho bé ra tắm nắng vào buổi sáng sớm. Vì ánh nắng là nguồn cung cấp Vitamin D
dồi dào giúp cho tóc bé mọc tốt hơn, tránh nguy cơ rụng tóc.
Tuy nhiên. mẹ cần lưu ý nên cho trẻ tắm nắng vào thời điểm buổi sáng thích hợp.
Tránh hiện tượng tóc trẻ bị cháy nắng thì mẹ chỉ nên đưa trẻ đi tắm nắng vào sáng
sớm, khi ánh nắng còn chưa quá mạnh, tốt nhất là trong khoảng từ 6h – 8h sáng mùa
hè hoặc 7h – 9h sáng mùa đông, mỗi lần tắm không quá 15 – 30 phút. Không đưa trẻ
đi vào buổi trưa vì ánh náng quá gay gắt sẽ khiến tóc trẻ bị cháy nắng và có thể bị ung
thư da.
3. Thực đơn cung cấp đủ protein
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác cũng là cách
giúp bé có mái tóc khỏe mạnh.


Giai đoạn trẻ từ từ 0 – 6 tháng cần được ăn sữa mẹ là tốt nhất. Trẻ ngoài 6 tháng, bạn
có thể bổ sung các chất như ngũ cốc, lòng đỏ trứng và trái cây vào thực đơn cho trẻ.
Những loại thực phẩm này sẽ kích thích giúp tóc phát triển nhanh hơn.
4. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Trẻ thiếu ngủ thì cơ thể sẽ mất cân bằng sinh lý gây ảnh hưởng không tốt đến sự mọc
tóc của trẻ. Vì thế, bạn hãy tạo cho trẻ môi trường ngủ tốt với những điều kiện như
ánh sáng không quá mạnh, không tiếng ồn…để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
This entry was posted in Trẻ sơ sinh and tagged cham soc toc cho be, cham soc toc tre
so sinh, tre so sinh'on January 12, 2014 by qt.

Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh bố mẹ phát hoảng
Leave a reply

Dưới đây là những thắc mắc phụ huynh hay hỏi về bé mới sinh, có thể là những dấu
hiệu cực kỳ có hại hoặc vô hại.

Môi tím tái. Môi trẻ tím tái (cyanosis), xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu
xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu ôxy hay còn gọi là chứng Da xanh. Nếu gặp trường hợp
này, ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Khó thở. Khi khỏe mạnh trẻ thường thở đều, nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở,
lồng ngực rung lên, thở bằng Mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp. Nên
bế trẻ để giúp chúng thở dễ dàng hơn, cho Bú đều, cho uống nước đầy đủ và nếu nặng
nên đưa trẻ đi khám.
Phát ban toàn thân. hi trẻ có biểu hiện quấy khóc, sốt cao và có những nốt ban đỏ
khắp toàn thân khi bạn dùng ngón tay ấn tay vào các nốt ban đỏ ấy không thay đổi
màu sắc thì có khả năng trẻ đang nhiễm một loại bệnh khá nặng: viêm màng não hoặc
các bệnh nhiễm trùng đường huyết thì ngay lập tức các mẹ nên đưa con mình vào
bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc hình dạng nốt ruồi cũ thay đổi. Nên theo dõi nốt ruồi của
trẻ, đặc biệt là những nốt bẩm sinh, bởi vì nó có nguy cơ cao biến thành ác tính. Hãy
chú ý kiểm tra da của trẻ thật kỹ khi tắm và tham vấn ý kiến bác sĩ khi nốt ruồi bỗng
‘biến hình’ hoặc sưng lên… vì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư da.
Ho kèm mật xanh. Trường hợp trẻ ho, Khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất
thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu

đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn
mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội.
Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu
bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo Nôn mửa cũng phải đưa


đi bác sĩ ngay, tuy nhiên phần lớn là Bình thường, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ
khám và đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.
Phát hiện có máu trong âm đạo của bé gái. Mẹ có thể nhìn thấy âm đạo của bé sưng
lên và hơi đỏ hoặc bé tiết ra dịch trắng trong, có lẫn một chút máu – những điều bình
thường sau một vài tuần đầu tiên, do kết quả của hormone từ khi còn nằm trong bụng
mẹ. Dấu hiệu này có thể kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ của
bé nếu thấy lo ngại.
Bé trai có ngực hơi to, có nên bóp để sữa ở ngực bé chảy ra, giúp bé có ngực phẳng?
Ảnh hưởng của hormone từ khi còn ở trong bụng mẹ khiến bé trai có ngực hơi to.
Ngực của bé còn có thể tiết dịch trắng giống như sữa. Tuy nhiên, mẹ không được bóp
ngực của bé để tránh nhiễm trùng. Ngực của bé sẽ tự động trở lại bình thường sau một
vài tuần đến một vài tháng.
Bé tạo ra âm thanh lạ khi ngủ và bé thở cũng bất thường. Có điều gì bất ổn không? Bé
sơ sinh có thể thở ngắn, không đều, thỉnh thoảng như bị nghẹt mũi cũng là bình
thường. Những bé sinh non hoặc có trọng lượng nhẹ dường như cứ ngừng 5-10 giây
sau đó mới tiếp tục thở. Dấu hiệu này càng phổ biến khi bé ngủ.



×