Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện thanh miện, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 121 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hộ nông dân là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và
nền nông nghiệp nói riêng. Kể từ khi công cuộc đổi mới nông nghiệp được tiến
hành một cách toàn diện vào năm 1988, ruộng đất được giao cho các hộ nông dân
canh tác ổn định lâu dài, công việc sản xuất kinh doanh hoàn toàn do các hộ chịu
trách nhiệm, kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Trong những năm qua bên cạnh những thành quả đã đạt được, phát triển kinh
tế hộ nông dân ở nước ta còn gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là trong quá
trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế hộ nói
riêng được đón nhận nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức. Vì vậy, để nắm bắt được những cơ hội, hạn chế những khó khăn
thách thức thì việc sử dụng tối ưu và có hiệu quả nhất các nguồn lực sản xuất chủ
yếu như nguồn lực đất đai, lao động, vốn… và các nguồn lực bên ngoài như chính
sách, thị trường có ý nghĩa thực tiễn và đang trở nên hết sức bức thiết cho quá trình
phát triển sản xuất nông nghiệp ở nông hộ nói riêng và phát triển kinh tế hộ nông
dân nói chung.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp
nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân. Các công trình khoa học và những tác phẩm
đã công bố đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung về kinh tế hộ nông dân trên
phạm vi toàn quốc hoặc một số vùng cụ thể đã làm phong phú thêm kiến thức
nghiên cứu về kinh tế hộ ở nước ta. Tuy nhiên, kinh tế hộ là một chủ thể rộng lớn,
mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh và phạm vi nhất định. Mặt khác, trên
thực tế luôn có sự vận động và biến đổi không ngừng đặc biệt là trong quá trình hội
nhập sâu và toàn cầu hóa nền kinh tế, vì thế cần thiết phải có những nghiên cứu mới
bổ sung và hoàn thiện. Trong điều kiện cụ thể của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương – một trong những huyện thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ - kinh tế nông


nghiệp còn giữ vai trò chủ yếu nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá
một cách có hệ thống việc sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm phản ánh đúng thực

1


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

trạng và đưa ra những giải pháp có tính khoa học nhằm phát triển kinh tế hộ nông
dân nói chung và kinh tế địa phương nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng phát triển kinh tế hộ nông
dân trên địa bàn huyện, xác định phương án để khai thác tối ưu các nguồn lực trong
hộ nông dân. Từ đó đề ra những định hướng đúng đắn và các giải pháp phù hợp để
phát triển sản xuất nông nghiệp trong hộ nông dân tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương một cách tối ưu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tối ưu hóa, nguồn lực sản xuất, và kinh tế hộ
nông dân.
- Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện Thanh
Miện, tỉnh Hải Dương.
- Xác định phương án sản xuất nông nghiệp tối ưu cho các nhóm hộ nông
dân, phân tích các kịch bản mô phỏng sự thay đổi về giá các loại đầu vào, đầu ra
trong sản xuất nông nghiệp.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp cho các nông hộ ở huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về tối ưu hóa, nguồn lực và phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Những vấn đề thực tiễn về tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực trong phát
triển kinh tế hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là sẽ điều tra, khảo sát,
đánh giá những hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:

2


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

+ Phân tích thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân và tình hình
sử dụng nguồn lực trong các hộ nông dân.
+ Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số nguồn lực sản xuất chủ yếu gồm:
Nguồn lực đất đai, nguồn lực lao động và nguồn lực vốn, và các nguồn lực khác.
+ Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu vận dụng: Các mô hình quy hoạch
để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp
trong hộ nông dân; Đánh giá khả năng, đề xuất những giải pháp, chính sách phù
hợp phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
- Phạm vi không gian: Trên phạm vi huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và
tại các điểm được lựa chọn.
- Phạm vi thời gian: Đề tài của chúng tôi nghiên cứu trong khoảng thời gian
từ năm 2007 đến năm 2009, và được thực hiện từ 24/12/2009 đến 05/05/2010.
1.5 Giả thiết nghiên cứu

- Các hộ gia đình đều mong muốn tận dụng tối đa nguồn lực trong sản xuất
để nâng cao thu nhập.
- Thời tiết, khí hậu ở thời điểm nghiên cứu diễn bình thường, không có thiên
tai (lũ lụt, hạn hán…).
- Không có dịch bệnh lớn xảy ra trên các loại cây trồng, vật nuôi trong các
hộ gia đình.
- Không có biến động lớn về thị trường đầu vào và đầu ra trong sản xuất của
hộ nông dân.
- Môi trường, chính sách kinh tế xã hội ít bị biến động.
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
- Diện tích đất đai hộ sử dụng trong sản xuất càng lớn thì thu nhập của hộ
càng tăng.
- Số ngày công lao động mà hộ sử dụng trong sản xuất càng nhiều thì thu
nhập của hộ càng cao.
- Số lượng vốn hộ đầu tư cho sản xuất tăng thì thu nhập của hộ tăng.
- Sự kết hợp các nguồn lực trong sản xuất ở thời điểm hiện tại chưa là
phương án tối ưu làm tối đa thu nhập của hộ.

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Phạm Thị Mai KT51C

PHN II: C S Lí LUN V THC TIN
2.1 Mt s khỏi nim c bn
2.1.1 Lý lun v sn xut nụng nghip
2.1.1.1 Khỏi nim sn xut nụng nghip
Sn xut nụng nghip: L phng thc m con ngi s dng t liu lao

ng nh ti nguyờn sinh vt, sinh thỏi tỏc ng vo cõy trng, gia sỳc to ra cỏc
sn phm phc v cho i sng ca mỡnh.
2.1.1.2 c im ca sn xut nụng nghip
Mt l, i tng ca sn xut nụng nghip l cỏc sinh vt sng (cõy trng,
vt nuụi) nờn chỳng sinh trng v phỏt trin theo yờu cu ca quy lut sinh lý ni
ti ca tng sinh vt, nm ngoi ý mun ch quan ca con ngi. Vỡ vy, sn
xut nụng nghip cú hiu qu cao v bn vng thỡ con ngi cn hiu c im sinh
hc ca cõy trng, vt nuụi tng giai on phỏt trin iu tit cho phự hp.
Hai l, trong sn xut nụng nghip, t ai l t liu sn xut ch yu, c
bit v khụng th thay th. t ai va l t liu lao ng va l i tng lao
ng, khụng cú t ai thỡ khụng th sn xut nụng nghip. Khụng ging nh t
liu sn xut khỏc, t ai s khụng b hao mũn, thm chớ cũn tng kh nng cung
cp dinh dng cho sinh vt nu nh bit kt hp cht ch gia khai thỏc, ci to,
gi gỡn v bo v t.
Ba l, sn xut nụng nghip thng cú chu k di, phn ln tin hnh ngoi
tri v phõn b trong mt khụng gian tng i rng nờn chu nh hng ca iu
kin t nhiờn. Cỏc vựng khỏc nhau s khỏc nhau v cht t, a hỡnh, ngun nc...
nờn b trớ sn xut phi da trờn iu kin tng ni khai thỏc li th so sỏnh
riờng, tin hnh chuyờn mụn hoỏ vi phỏt trin tng hp, trỏnh tỡnh trng lóng phớ
ngun ti nguyờn v cỏc ngun lc khỏc khi sn xut.
Bn l, sn xut nụng nghip mang tớnh thi v cao, chu k sn xut tng
i di, d gp ri ro v t nhiờn. Mun khc phc c tỡnh trng ny cn thc
hin cỏc bin phỏp k thut, a dng hoỏ cõy trng, vt nuụi, b trớ cõy con hp lý,

4


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C


kết hợp chặt chẽ giữa công tác thu gom, bảo quản, chế biến với tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp.
Năm là, nông nghiệp có liên quan mật thiết với các ngành công nghiệp, dịch
vụ, thương mại. Sản xuất nông nghiệp phải sử dụng sản phẩm của các ngành khác
và chính nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, vốn, lao động cho công nghiệp, tạo cơ
hội cho dịch vụ lớn mạnh thêm, sự phụ thuộc lẫn nhau đã hình thành mối quan hệ
hữu cơ giữa các ngành.
2.1.1.3 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất, nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết
yếu của con người và vật nuôi.
Thứ hai, nông nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành kinh tế.
Thứ ba, nông nghiệp cung cấp sức lao động cho công nghiệp và xã hội.
Thứ tư, nông nghiệp vốn ban đầu cho công nghiệp.
Thứ năm, nông nghiệp đóng góp một tỷ trọng đáng kể cho thu nhập quốc
dân. Nông nghiệp còn cung cấp những đặc sản cho xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ.
Thứ sáu, nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm
ngoài ngành.
2.1.2 Khái niệm về hộ
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi
thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của
các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi
sống và tăng thêm tích luỹ cho gia đình và xã hội”.
Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ:
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ "Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người
cùng chung huyết tộc và những người làm công".
Tại hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý trang trại tổ chức tại Hà Lan năm
1980, các đại biểu thống nhất: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến

sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng, và các hoạt động xã hội khác”.

5


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

Tchayanov – nhà khoa học kinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga
có một quan điểm mang tính chất bao trùm: “Về khái niệm hộ, đặc biệt trong đời
sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chỗ
dựa cho nó, mà nội dùng đó còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế
và đời sống gia đình”.
Theo Giáo sư T.G.Mc.Gee (1989) – Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á
thuộc Đại học Tổng hợp British Columbia – khi khảo sát “kinh tế hộ trong quá trình
phát triển” một số nước châu Á đã nêu lên rằng: “Ở các nước châu Á hầu hết người
ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn
chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”.
Theo GS. Raul Iturna, hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc,
có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ta vật phẩm để bảo tồn chính bản
thân họ và cộng đồng.
Trên đây là những khái niệm tiêu biểu, từ những quan niệm này chúng ta có
thể thấy rằng:
1. Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung
huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc.
2. Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao
động chung; Có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất
vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thỏa thuận có tính
chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể

thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể.
3. Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống, bởi vì
hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế
(ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà
nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau…)
4. Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội, hay như chúng ta thường nói gia đình
là tế bào của xã hội. Vậy vẫn phải đồng thời khẳng định vai trò của hộ đối với xã
hội và như vậy hộ sẽ không chỉ là một đơn vị kinh tế đơn thuần.

6


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

2.1.3 Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn
chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Theo Frank Ellis (1988): “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ
thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần
vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Tchayanov lại cho rằng: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và
ông coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông
nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, Mats LuNĐahl và Tommy
Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản”. Chính

vì vậy, các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập kỷ gần đây đã thực sự
coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân.
Năm 1993, tác giả Lê Đình Thắng đã phát biểu: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội,
là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Đào Thế Tuấn (1997)
lại cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo
nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 đưa
ra kết luận: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật...) và thông
thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo
nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Phạm Thị Mai KT51C

- H nụng dõn l nhng h sng nụng thụn, cú ngnh ngh sn xut chớnh
l nụng nghip, ngun thu nhp v sinh sng ch yu bng ngh nụng. Ngoi hot
ng nụng nghip, h nụng dõn cũn tham gia cỏc hot ng phi nụng nghip (nh
tiu th cụng nghip, thng mi, dch v...) cỏc mc khỏc nhau.
- H nụng dõn l mt n v kinh t c s, va l mt n v sn xut va l
mt n v tiờu dựng. Nh vy, h nụng dõn khụng th l mt n v kinh t c lp
tuyt i v ton nng, m cũn phi ph thuc vo cỏc h thng kinh t ln hn ca

nn kinh t quc dõn. Khi trỡnh phỏt trin lờn mc cao ca cụng nghip hoỏ, hin
i hoỏ, th trng, xó hi cng m rng v i vo chiu sõu, thỡ cỏc h nụng dõn
cng ph thuc nhiu hn vo cỏc h thng kinh t rng ln khụng ch trong phm
vi mt vựng, mt nc. iu ny cng cú ý ngha i vi cỏc h nụng dõn nc ta
trong tỡnh hỡnh hin nay.
2.1.4 Khỏi nim v kinh t h nụng dõn
- Tchayanov cho rng kinh t h nụng dõn c hiu l mt hỡnh thc t
chc kinh t nụng nghip ch yu da vo sc lao ng gia ỡnh v nhm tha món
nhng nhu cu c th ca h gia ỡnh nh mt tng th m khụng da trờn ch
tr cụng theo lao ng i vi mi thnh viờn ca nú.
Cú quan im cho rng, kinh t h nụng dõn l mt hỡnh thc kinh t phc
tp xột t gúc cỏc quan h kinh t - t chc, l s kt hp nhng ngnh, nhng
cụng vic khỏc nhau trong quy mụ gia ỡnh nụng dõn.
Cú ý kin khỏc li cho rng, kinh t h nụng dõn bao gm ton b cỏc khõu
ca quỏ trỡnh tỏi sn xut m rng: Sn xut, phõn phi, trao i, tiờu dựng. Kinh t
h th hin c cỏc loi hot ng kinh t trong nụng thụn nh h nụng nghip, h
nụng lõm ng nghip, tiu th cụng nghip, dch v, thng nghip.
Theo Frank Ellis (1998), Kinh t h nụng dõn l kinh t ca nhng h gia
ỡnh cú quyn sinh sng trờn cỏc mnh t ai, s dng ch yu sc lao ng gia
ỡnh. Sn xut ca h thng nm trong h thng sn xut ln hn v tham gia
mc khụng hon ho v hot ng ca th trng.
T cỏc khỏi nim trờn, chỳng tụi nhn thy kinh t h nụng dõn l loi hỡnh
kinh t c bn v t ch trong nụng nghip, hỡnh thnh, tn ti mt cỏch khỏch

8


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C


quan, sử dụng lao động gia đình là chính; Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và
phát triển trong mọi chế độ kinh tế - xã hội.
Kinh tế hộ nông dân không giống với các loại hình kinh tế khác bởi vì:
- Đó là kinh tế của những người (chủ yếu là cùng một huyết thống) sống
chung một gia đình, họ cùng làm ăn chung và có cùng chung một ngân quỹ.
- Là loại hình kinh tế thích nghi, có lợi thế, nhưng cũng có những hạn chế
bởi các yếu tố đất đai, lao động, tiền vốn và thái độ tiêu dùng của người chủ hộ.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra các đặc trưng của kinh tế
hộ nông dân.
 Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự chủ, tự
nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân, của gia đình và lợi ích của xã hội.
 Là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Có sự thống nhất
giữa đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội. Do đó đồng thời thực hiện hài hòa được nhiều
chức năng mà các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Kinh tế nông hộ có khả
năng tự điều chỉnh rất cao trong mối quan hệ sản xuất – trao đổi – phân phối – tiêu
dùng.
 Là hình thức kinh tế luôn luôn thích nghi với đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là đất đai, lao động, và đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh
vật sống.
 Là một tế bào của xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều kiện tự
nhiên – kinh tế ở mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới. Trình độ phát triển của nó
từ thấp đến cao.
 Kinh tế hộ nông dân tuy là đơn vị kinh tế độc lập nhưng không đối lập
với kinh tế hợp tác và kinh tế Nhà nước.
2.1.5 Phân loại hộ nông dân (GT KTHNĐ)
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại hộ nông dân khác nhau tùy theo các
căn cứ để phân loại.
- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động, hộ nông dân gồm có 2 loại:


9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Phạm Thị Mai KT51C

+ H nụng dõn hon ton t cp khụng cú phn ng vi th trng. Loi h
ny cú mc tiờu l ti a hoỏ li ớch, ú l vic sn xut cỏc sn phm cn thit
tiờu dựng trong gia ỡnh. cú sn phm, lao ng trong nụng h phi hot
ng ct lc v ú cng c coi nh mt li ớch, cú th t cp t tỳc cho sinh
hot, s hot ng ca h ph thuc vo:
Kh nng m rng din tớch t ai.
Cú th trng lao ng h mua nhm ly lói.
Cú th trng lao ng h bỏn sc lao ng cú thu nhp.
Cú th trng sn phm trao i nhm ỏp ng nhu cu ca mỡnh.
+ H nụng dõn sn xut hng hoỏ ch yu: Loi h ny cú mc tiờu l ti a
hoỏ li nhun c biu hin rừ rt v h cú phn ng gay gt vi th trng vn,
rung t, lao ng.
- Theo tớnh cht ca ngnh sn xut h gm cú:
+ H thun nụng: L loi h ch thun tuý sn xut nụng nghip.
+ H chuyờn nụng: L loi h chuyờn lm cỏc ngnh ngh nh c khớ, mc
n, rốn, sn xut nguyờn vt liu xõy dng, vn ti, th cụng m ngh, dt, may, lm
dch v k thut cho nụng nghip.
+ H kiờm nụng: L loi h va lm nụng nghip va lm ngh tiu th
cụng nghip, nhng thu t nụng nghip l chớnh.
+ H buụn bỏn: ni ụng dõn c, cú quy hng hoc buụn bỏn ch.
Cỏc loi h trờn khụng n nh m cú th thay i khi iu kin cho phộp.
Vỡ vy nờn sn xut cụng nghip nụng thụn, phỏt trin c cu h tng sn xut v xó

hi nụng thụn, m rng mng li thng mi v dch v, chuyn dch c cu
kinh t nụng nghip nụng thụn... chuyn h c canh thun nụng sang a ngnh
hoc chuyờn mụn hoỏ. T ú lm cho lao ng nụng nghip gim, thu hỳt lao ng
d tha nụng thụn hoc lm cho i tng phi nụng nghip tng lờn.
- Cn c vo mc thu nhp ca nụng h:
+ H giu
+ H khỏ
+ H Trung bỡnh

10


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

+ Hộ nghèo
+ Hộ đói
Sự phân biệt này dựa vào quy định chung của cả nước hoặc quy định của địa
phương.
Trong luận văn này căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương chúng tôi
phân loại hộ nông dân thành các nhóm chủ yếu sau:
+ Hộ thuần nông: Bao gồm các hộ sản xuất nông nghiệp thuần túy (trồng
trọt, chăn nuôi).
+ Hộ kiêm ngành nghề: Bao gồm nhóm hộ sản xuất nông nghiệp và có thêm
ngành nghề khác (may, cơ khí, buôn bán...)
+ Hộ làm thuê: Bao gồm những hộ sản xuất nông nghiệp và có lao động ra
bên ngoài làm thuê (thợ xây, công nhân...)
Ngoài ra, trong luận văn này chúng tôi còn căn cứ vào thu nhập của hộ nông
dân để phân loại. Trên thực tế, chúng tôi phân loại các hộ nông dân chủ yếu thành 3

nhóm:
+ Hộ giàu (Thu nhập bình quân trên 1.500 NĐ/người/tháng)
+ Hộ khá (Thu nhập bình quân từ 500 NĐ – 1500 NĐ/người/tháng)
+Hộ nghèo (Thu nhập bình quân dưới 500 NĐ/người/tháng)
2.1.6 Khái niệm về phát triển kinh tế hộ nông dân
- Quan điểm về phát triển:
Theo quan điểm của Patchanee Napracha aNĐ AlexxaNĐra Steppens trong
cuốn “Tallking hold of ruallif” thì “Phát triển là một quá trình thay đổi. Nó đòi hỏi
sự hoàn thiện trong các lĩnh vực mà các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống”. Nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu của con người ở mức độ cao trong mọi
lĩnh vực, cả về đời sống vất chất và đời sống tinh thần, cả phát triển kinh tế và phát
triển xã hội theo hướng văn minh nhân loại.
- Theo Trần Văn Chử (2002) thì phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn
tăng trưởng kinh tế - nó không chỉ bao gồm những thay đổi về số lượng như tăng
trưởng về kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như
vậy: “Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền

11


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô
sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và
cuộc sống tốt đẹp hơn”.
+ “Phát triển kinh tế theo chiều sâu”: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức
sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân

tài, vật lực hiện có. (Bách khoa toàn thư Việt Nam)
+ “Phát triển kinh tế theo chiều rộng”: Là tăng trưởng dựa vào sự gia tăng
vốn tương ứng với sự gia tăng của lao động. (Trần Văn Chử, 2002)
Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân đứng trên quan điểm tiếp cận hệ
thống trong phát triển nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng song ảnh hưởng sâu sắc có một số nhân tố sau:
 Nhân tố nội tại của nông hộ
 Nhân tố thị trường
 Nhân tố tự nhiên
 Nhân tố kỹ thuật
 Nhân tố xã hội
Trong đó chúng ta cần xét đến các nội dùng cụ thể như ruộng đất, vấn đề kỹ
thuật công nghệ và vấn đề nghèo đói.
2.2 Nguồn lực sản xuất và tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ
2.2.1 Nguồn lực sản xuất của hộ nông dân
Theo TS. Đỗ Văn Viện, và cộng sự (Bài giảng Kinh tế hộ nông dân, 2000).
Nguồn lực trong nông hộ là năng lực các yếu tố hộ sử dụng để tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các yếu tố đó như: Đất đai, lao động, tư
liệu sản xuất, tiền vốn, trình độ, năng lực quản lý tiến hành sản xuất của chủ hộ…
Mỗi nguồn lực trên đều có những đặc điểm riêng song tựu chung lại chúng
gồm các đặc điểm chính như sau: Tính kế thừa; Vừa mang tính sở hữu, vừa mang
tính sử dụng; Nguồn lực hạn hẹp hay tính khan hiếm; Tính thời vụ; Trình độ thấp,
lao động thủ công; Công cụ đa số còn thô sơ…

12


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C


Như vậy, dựa vào các đặc điểm của các nguồn lực chúng ta có rất nhiều tiêu
thức để phân loại nguồn lực trong kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên tiêu thức quan
trọng nhất ở đây đó là quan hệ sở hữu và tính chất sử dụng. Theo tiêu thức này ta có
2 loại nguồn lực:
+ Nguồn lực trong nông hộ: Là những nguồn lực thuộc quyền sở hữu và sử
dụng trực tiếp của nông hộ bao gồm đất, lao động, vốn, tài sản… của nông hộ.
+ Nguồn lực ngoài nông hộ: Là những nguồn lực không thuộc riêng của hộ,
nông hộ chỉ có thể khai thác và vận dụng để phục vụ cho mục tiêu của hộ. Các
nguồn lực này bao gồm cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ, môi trường, chính sách
kinh tế xã hội…
2.2.2 Một số vấn đề về tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất nông nghiệp
- Tối ưu hóa: Là quá trình cân nhắc tất cả những nhân tố trong một tình
hình nào đó với mục đích tạo được sự hoạt động có hiệu quả nhất hay tối ưu, tính
đến những giới hạn không thể tránh được. (Bách khoa toàn thư)
Tối ưu hóa còn được xem là một sự xác định việc kết hợp tốt nhất các đầu
vào để đạt được một mục tiêu. Tối ưu hóa đề cập đến việc đạt được kết quả lớn nhất
bằng những phương tiện vốn có hoặc đạt được kết quả mong muốn với chi phí ít
hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, mọi quyết định kinh tế đều chịu những ràng buộc nhất
định, đó là sự khan hiếm các phương tiện (nguồn lực). Do vậy, chúng ta đang nói
tới “sự tối ưu có ràng buộc”, tức là điều tốt nhất có thể đạt được trong hoàn cảnh tồn
tại những hạn chế; Khi phải đạt được từ hai mục tiêu trở lên thì đôi khi phải nói đến
“một sự tối ưu trong tối ưu” – tình huống tốt nhất trong hững tình huống tốt nhất. Ví
dụ, chi tiêu của một hộ gia đình bị ràng buộc bởi thu nhập, tiết kiệm và khả năng
vay nợ. Chủ hộ sẽ tím cách tối ưu hóa chi tiêu của mình bằng cách phối hợp mà họ
cho là tốt nhất ba nguồn tiền nói trên.
Trong phạm vi một quốc gia, một vùng hay một đơn vị sản xuất, thường bị
ràng buộc bởi sự khan hiếm nguồn lực (tài nguyên, lao động, vốn…) phải tìm
phương án sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đó để phát triển kinh tế. Những
nhà kinh tế tư sản theo quan điểm hình thức đã xem xét kinh tế học là khoa học tối

ưu hóa các lựa chọn. Mọi hoạt động của con người được xem là hoạt động kinh tế

13


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

khi chúng cho phép đạt được mục tiêu với chi phí ít hơn. Kỹ thuật tối ưu hóa cho
phép tìm ra một giải pháp khả thi đối với các vấn đề phức tạp mà cả một giải pháp
tối ưu tùy theo tiêu chuẩn tối ưu đã lựa chọn.
- Tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ
Sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng
là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau có liên quan và tác động
đến quá trình sản xuất. Do vậy, tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất trong kinh tế hộ
nông dân cũng là một vấn đề phức tạp cần được giải quyết một cách có hệ thống.
Đó chính là việc bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng của hộ
nông dân, khai thác triệt để, bố trí sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các
nguồn lực với mục đích mang lại thu nhập cao nhất cho người nông dân. Phát hiện
ra những yếu tố nguồn lực bị hạn chế, từ đó có những biện pháp và những chính
sách tác động kịp thời nhằm đạt được kết quả lớn nhất trong sản xuất kinh doanh
cũng như thu nhập của hộ nông dân.
Kinh tế hộ nông dân bao gồm các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch
vụ nông nghiệp, ngành nghề phụ, làm thuê… Trong mỗi ngành sản xuất lại có nhiều
yếu tố sản xuất, nhiều tiểu ngành khác nhau. Các yếu tố sản xuất và các ngành đó
lại trực tiếp có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Vì theo quy luật khan hiếm của các
nguồn lực như đất đai, lao động, vốn…, nếu ngành này sử dụng nhiều thì ngành kia
phải sử dụng ít đi. Chẳng hạn như đất đai sử dụng nhiều cho sản xuất cây lương
thực thì diện tích trồng cây thực phẩm chắc chắn sẽ giảm đi và như vậy sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến việc sử dụng một loạt các yếu tố, các nguồn lực khác. Cũng
tương tự như vậy đối với lao động, nếu sử dụng nhiều lao động cho làm thuê thì lao
động cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi sẽ giảm đi.
Qua đó, có thể thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố sản xuất trong
nội bộ một ngành sản xuất và giữa các ngành sản xuất. Tuy nhiên, nguồn lực sản
xuất không chỉ có sự cạnh tranh mà còn có sự bổ sung, hỗ trợ và tác động qua lại
lẫn nhau giữa các ngành sản xuất như ngành trồng trọt sẽ tạo ra nhiều thức ăn cho
ngành chăn nuôi phát triển; Ngược lại ngành chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón,
kích thích ngành trồng trọt phát triển.

14


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

Do các nguồn lực sản xuất trong phát triển kinh tế hộ nông dân có mối quan
hệ chặt chẽ, cạnh tranh và bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
của hộ nông dân, nên việc bố trí sử dụng hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
theo hướng tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất trong sản xuất nông nghiệp của nông
hộ là rất cần thiết.
2.3 Vai trò của tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ nông dân
* Vai trò của tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất
- Các nguồn lực sản xuất có thể được coi là nguồn “nguyên liệu” để tiến
hành sản xuất đối với bất kỳ ngành sản xuất nào. Trong lĩnh vực kinh tế, mọi quyết
định kinh tế đều chịu những ràng buộc nhất định đó là sự khan hiếm nguồn lực.
Hơn nữa, ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, thì nhu cầu sử
dụng các nguồn lực cho sản xuất ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực sản xuất là rất cần thiết đối với các quốc gia, các ngành, các

doanh nghiệp cho đến các hộ nông dân.
- Việt Nam là nước đang phát triển, các nguồn lực cho sản xuất còn nhiều
hạn chế như trình độ khoa học kỹ thuật thấp, vốn ít, đất đai hạn hẹp, manh mún
trong khi dân số đông, nhu cầu cho cuộc sống và cho phát triển ngày càng tăng. Vì
vậy, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất là rất cần thiết.
- Huyện Thanh Miện là một huyện nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn, việc tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng có lợi, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ nông dân.
* Vai trò của phát triển kinh tế hộ nông dân
- Tchayanov kết luận rằng: Hình thức kinh tế hộ nông dân có khả năng thích
ứng và tồn tại trong mọi phương thức sản xuất. Bên cạnh đó, ông cũng rất chú ý
đến đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi cũng như đặc điểm khác của sản xuất
nông nghiệp để hướng tới một sự hợp tác mà không phải “vô chủ hóa” hoặc “tạp
chủ hóa” trong nông nghiệp.
- Causky – một nhà tư tưởng lớn của Nga lại cho rằng: “Trang trại nhỏ gia
đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn trang trại lớn tư bản chủ nghĩa. Nông hộ
vẫn tồn tại và phát triển ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa”.

15


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

- Một số nhà khoa học khác của lý thuyết phát triển coi kinh tế hộ là “hệ
thống các nguồn lực”, có nghĩa hộ là đơn vị để duy trì và phát triển nguồn lao động,
vốn, đất đai… đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành nông nghiệp cũng như
toàn xã hội. Hệ thống nguồn lực của hộ được sử dụng theo các phương thức khác
nhau, do đó đem lại hiệu quả khác nhau. Vì thế các tác giả đưa ra ý kiến về chiến

lược sử dụng các nguồn lực của hộ trong nông thôn.
- Thành quả của cải cách kinh tế của các nước trên thế giới, có sự đóng góp
quan trọng của kinh tế hộ. Ở Trung Quốc đã giao quyền tự chịu trách nhiệm trong
sản xuất và đơn vị sản xuất cơ bản ở nông thôn, vì thế sản xuất đã đạt được những
thành quả đáng ngạc nhiên. Trong nông thôn hình thành nhiều loại hình nông hộ,
công nghiệp nông thôn phát triển nhanh chóng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế
nhanh của nước này.
- Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia,
Inđônêxia, Philippin…trong chiến lược phát triển kinh tế cũng rất chú ý tới khu vực
kinh tế nông thôn mà hạt nhân cơ bản là kinh tế nông hộ. Rất nhiều cuộc hội thảo quốc
tế về kinh tế hộ khẳng định, ở các nước trong khu vực chủ thể kinh tế nông nghiệp là
hộ nông dân. Khi sản xuất gặp khó khăn và có biến động lớn thì kinh tế nông hộ có khả
năng thích ứng cao, nó có khả năng phục hồi nhanh sau mỗi biến động.
- Ở nước ta, từ khi có Nghị quyết 10 xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế
tự chủ sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ đã có những bước phát triển đáng kể và
khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa ở nước ta. Năm 2005, nông dân chiếm đại bộ phận dân số của cả nước
(76%), đóng góp 20,3% GDP (Niên giám thống kê, 2005). Từ những căn cứ về lý
luận và thực tiễn, từ các quan điểm đánh giá của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy kinh tế hộ nông dân có những vai trò và ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế
quốc dân.
- Cung cấp các sản phẩm không thể thiếu cho xã hội loài người, nhằm đáp
ứng tiêu dùng và tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Cung cấp và duy trì các nguồn lực như đất đai, lao động, góp phần phân
công lao động xã hội.

16


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc


Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

- Là thị trường rộng lớn của các ngành kinh tế quốc dân.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển nông nghiệp, giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội trong nông thôn, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất và phát triển
kinh tế hộ nông dân
Tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ nông dân nhìn
chung có mối quan hệ biện chứng cùng chiều với nhau. Khi các nguồn lực sản xuất
trong hộ nông dân được khai thác, sử dụng một cách tối ưu thì kinh tế hộ nông dân
phát triển ở mức “tối ưu” và ngược lại khi kinh tế hộ nông dân phát triển đồng
nghĩa với các việc các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả. Chính vì vậy, mà các
yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất thì cũng ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế hộ nông dân và ngược lại.
Tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất chịu ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực,
vì các yếu tố nguồn lực không thể tồn tại riêng rẽ mà có sự tác động qua lại hỗ trợ
lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, nếu yếu tố này bị hạn chế thì sẽ
ảnh hưởng đến các yếu tố khác và của cả tổng thể. Ví dụ: Hộ nông dân có nguồn lao
động dồi dào, có kỹ thuật tay nghề tốt, nhưng lại thiếu vốn thì cũng không thể mở
rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, hộ nông dân có vốn, có lao động nhưng trình
độ lao động thấp, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không cao.
* Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu hóa trong sản xuất và phát
triển kinh tế hộ nông dân ra thành các nhóm yếu tố sau:
- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển
của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như gần đường giao
thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung

tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế.
+ Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Phạm Thị Mai KT51C

Khớ hu thi tit cú nh hng trc tip n sn xut nụng nghip. iu kin
thi tit, khớ hu, lng ma, m, nhit , ỏnh sỏng... cú mi quan h cht ch
n s hỡnh thnh v s dng cỏc loi t. Thc t cho thy nhng ni thi tit
khớ hu thun li, c thiờn nhiờn u ói s hn ch c nhng bt li, v ri ro
cú th xy ra, ng thi li cú c hi phỏt trin kinh t.
Mụi trng sinh thỏi cng nh hng n phỏt trin h nụng dõn, nht l
ngun nc. Bi vỡ nhng loi cõy trng v vt nuụi tn ti theo quy lut sinh hc.
Nu mụi trng thun li thỡ cõy trng, vt nuụi s phỏt trin tt, cho nng sut cao.
Cũn ngc li, mụi trng sng khụng thun li thỡ cõy trng, vt nuụi s phỏt trin
chm, v cho nng sut, cht lng gim, t ú dn n hiu qu sn xut thp kộm.
- Nhúm nhõn t mc tiờu ca h
Trong quỏ trỡnh tn ti v phỏt trin cỏc nụng h u cú chung mong mun:
n, mc; Thu nhp n nh; Hon thnh ngha v vi gia ỡnh v xó hi; Lao
ng ớt vt v hn v thi gian gii trớ tng lờn (V Tun Anh v cng s, 1997)
H nụng dõn cú c im c bn l va l ngi sn xut, va l ngi tiờu
dựng chớnh sn phm ca h. Vi vai trũ l ngi sn xut, ti u húa chớnh l ti
a húa thng d ca ngi sn xut. Vi vai trũ l ngi tiờu dựng, ti u húa chớnh
l ti a húa thng d ca ngi tiờu dựng. Do ú, ti a húa kinh t h nụng dõn l
ti a húa tha dng (Chayanov, 1966) vi rng buc l thu nhp ca h t sn
xut. tha dng l li ớch m h nụng dõn t c t vic la chn cỏc kt hp

khỏc nhau gia tiờu dựng sn phm t sn xut hoc t th trng v khụng sn xut
(ngh ngi, gii trớ...). (Nguyn Th Hng, 1997)
- Nhúm nhõn t iu kin v t chc sn xut trong nụng h
+ t ai: Sn xut ch yu ca h nụng dõn l nụng nghip, t ai l t
liu sn xut c bit v khụng th thay th trong quỏ trỡnh sn xut. Do vy quy mụ
t ai, a hỡnh v tớnh cht nụng hoỏ th nhng cú liờn quan mt thit ti tng
loi nụng sn phm, ti s lng v cht lng sn phm, ti giỏ tr sn phm v li
nhun thu c. T ú, t ai nh hng trc tip n phỏt trin kinh t h nụng
dõn. (Nguyn Vn Huõn, 1993)

18


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

+ Lao động: Là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Lao động trong
nông nghiệp nói chung và lao động của hộ nông dân nói riêng có những nét đặc thù
riêng như ít chuyên sâu, mang tính chất thời vụ, diễn ra trong phạm vi rộng lớn, đa
dạng về địa bàn, điều kiện sản xuất và phần lớn ít được đào tạo. (Nguyễn Văn
Huân, 1993)
+ Vốn: Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là
điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng
như thuê nhân công để tiến hành sản xuất, là một trong những yếu tố quyết định đến
phương thức sản xuất của hộ. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.
+ Trình độ học vấn và kỹ năng lao động: Người lao động phải có trình độ
học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ

quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người
dám làm kinh doanh.
+ Công cụ sản xuất: Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông
nghiệp nói riêng, công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các
biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử
dụng hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ
sản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các
hộ nông dân trong sản xuất. Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên,
chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ.
+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao
gồm: Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị
nông nghiệp... đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế
hộ nông dân. Thực tế cho thấy, những nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển thì nơi đó sản
xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các nông hộ được ổn định và cải thiện.

19


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Phạm Thị Mai KT51C

+ Th trng: Nhu cu th trng s quyt nh h sn xut sn phm gỡ?
Vi s lng bao nhiờu v theo tiờu chun cht lng nh th no? Trong c ch th
trng, cỏc h nụng dõn hon ton t do la chn loi sn phm m th trng cn
trong iu kin sn xut ca h. T ú, kinh t h nụng dõn mi cú iu kin phỏt
trin.

+ Hỡnh thc v mc liờn kt hp tỏc trong mi quan h sn xut kinh
doanh: ỏp ng yờu cu ca th trng v sn phm hng hoỏ, cỏc h nụng dõn
phi liờn kt hp tỏc vi nhau sn xut, h tr nhau v vn, k thut v giỳp
nhau tiờu th sn phm. Nh cú cỏc hỡnh thc liờn kt, hp tỏc m cỏc h nụng dõn
cú iu kin ỏp dng cỏc thnh tu khoa hc k thut v cụng ngh mi vo sn
xut nhm nõng cao nng sut cõy trng, vt nuụi v nng sut lao ng.
- Nhúm nhõn t thuc khoa hc k thut v cụng ngh
+ K thut canh tỏc: Do iu kin t nhiờn, kinh t, xó hi ca mi vựng cú
khỏc nhau, vi yờu cu ging cõy, con khỏc nhau ũi hi phi cú k thut canh tỏc
khỏc nhau. Trong nụng nghip, tp quỏn, k thut canh tỏc ca tng vựng, tng a
phng cú nh hng trc tip n hiu qu sn xut nụng nghip v phỏt trin
kinh t nụng h.
+ ng dng tin b khoa hc - cụng ngh: Sn xut ca h nụng dõn khụng
th tỏch ri nhng tin b khoa hc k thut, vỡ nú ó to ra cõy trng, vt nuụi cú
nng sut cao, cht lng tt. Thc t cho thy nhng ngi cú s nhy cm vi
tin b k thut v ging, cụng ngh sn xut, s hiu bit v th trng, dỏm u t
ln v chp nhn nhng ri ro trong sn xut nụng nghip, thỡ h s cú c hi nõng
cao hiu qu sn xut mt cỏch nhanh chúng. Nh cú cụng ngh m cỏc yu t sn
xut nh lao ng, t ai, sinh vt, mỏy múc v thi tit khớ hu kinh t kt hp
vi nhau to ra sn phm nụng nghip. Nh vy, ng dng cỏc tin b k thut
mi vo sn xut nụng nghip cú tỏc dng thỳc y sn xut hng hoỏ phỏt trin,
thm chớ nhng tin b k thut lm thay i hn sang sn xut hng hoỏ hon ton.
- Nhúm nhõn t thuc qun lý v mụ ca Nh nc
+ Cỏc yu t v chớnh sỏch, cỏc ch trng ca ng v Nh nc nh
chớnh sỏch thu, chớnh sỏch rung t, chớnh sỏch bo h, tr giỏ nụng sn phm,

20


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc


Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính
sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới...Các chính sách này có ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can
thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát
triển kinh tế. (Chu Văn Vũ, 1995)
Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân, có thể
khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phải
phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và
chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả.
2.5 Một số phương pháp xác định tối ưu các nguồn lực sản xuất
Kinh tế là khoa học của sự lựa chọn. Một bài toán kinh tế thường có nhiều
kết quả khác nhau. Dựa trên một số tiêu chuẩn lựa chọn nhất định ta sẽ tìm ra giải
pháp tối ưu nhất cho bài toán kinh tế đặt ra đó. Tiêu chuẩn thường được dùng để lựa
chọn giải pháp thích hợp cho các bài toán kinh tế thường là:
- Cực đại hóa một số chỉ tiêu nào đó như lợi nhuận của người sản xuất, khối
lượng sản phẩm sản xuất ra, lợi ích của người tiêu dùng.
- Cực tiểu hóa một số chỉ tiêu nào đó như chi phí để sản xuất ra một khối
lượng sản phẩm đã được xác định trước hoặc chi phí tối thiểu để đạt được mức lợi
ích đã đề ra.
* Xác định tối ưu trong trường hợp chỉ sử dụng một đầu vào để sản xuất ra
một sản phẩm (Phạm Thị Mỹ Dung, 1996; Trần Văn Đức và cộng sự, 2005)
Xác định tối ưu bằng cách sử dụng quan hệ giữa giá trị sản phẩm và tổng chi
phí. Lợi nhuận (Pr) là sự chênh lệch giữa tổng giá trị sản phẩm (giá trị sản xuất,
doanh thu) (TVP) và tổng chi phí (TC):
Pr = TVP – TC => Max
Trong trường hợp này, khi tìm kiếm tối đa hóa lợi nhuận chỉ cần tìm mức

đầu vào tối ưu hoặc mức đầu ra tối ưu.

21


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

- Xác định số lượng đầu vào tối ưu: Chính là tối đa hóa lợi nhuận theo yếu tố
đầu vào X (tìm mức đầu vào để đạt lợi nhuận tối ưu). Có thể xác định mức đầu vào
tối ưu theo 3 cách như sau:
+ Cách 1: Là lập bảng tính toán tổng chi phí, tổng giá trị sản phẩm và tổng
lợi nhuận tại các mức đầu vào, từ đó xác định được mức đầu vào cho lợi nhuận tối
ưu.
+ Cách 2: Là vẽ đồ thị đường tổng giá trị sản phẩm và đường tổng chi phí
theo yếu tố đầu vào X hoặc vẽ đồ thị lợi nhuận từ đó sẽ xác định được điểm tối ưu.
Phương pháp vẽ đồ thị sẽ cho kết quả chính xác hơn số liệu trong bảng.
+ Cách 3: Là cách cho kết quả chính xác nhất. Cách này dùng tiêu chuẩn cận
biên, cho đạo hàm của hàm lợi nhuận theo yếu tố đầu vào bằng không từ đó sẽ tìm
được mức đầu vào cho lợi nhuận tối ưu.
- Xác định số lượng đầu ra tối ưu: Chính là tìm mức sản lượng mà tại đó lợi
nhuận đạt tối ưu. Cũng dùng 3 cách như với trường hợp đầu vào:
+ Cách 1: Không có gì thay đổi so với xác định đầu vào tối ưu.
+ Cách 2: Vẽ đường thu nhập và đường chi phí theo đầu ra.
+ Cách 3: Sử dụng đạo hàm để xác định mức sản lượng sản xuất sao cho tại
đó có doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC) tức là:
π , (Q) = TR , (Q) − TC , (Q) = MR − MC = 0 tại

Q = Q0


Điều kiện đủ để có lợi nhuận cực đại là đạo hàm bậc 2 của lợi nhuận theo sản
lượng nhỏ hơn không:

π ,, (Q) = MR , − MC , < 0

từ đó xác định được tại mức

sản lượng Q0 lợi nhuận đạt cực đại.
* Xác định tối ưu trong trường hợp sử dụng hai hoặc nhiều yếu tố đầu vào
để sản xuất ra một sản phẩm (Phạm Thị Mỹ Dung, 1996; Trần Văn Đức và cộng
sự, 2005)
Có thể tìm đầu ra tối đa bằng cách lập bảng hoặc bằng cách cho đạo hàm
riêng của hàm sản xuất theo các biến bằng 0. Ví dụ như có hàm năng suất lúa (Y)
phụ thuộc vào lượng lân (X1) và lượng đạm (X2). Có nhiều cách kết hợp các đầu
vào X1 và X2 để sản xuất ra cùng một mức sản lượng lúa và tập hợp những kết hợp

22


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

đó người ta gọi là đường đồng lượng. Vì vậy cần phải lựa chọn kết hợp nào có chi
phí thấp nhất thì tại đó lợi nhuận đạt tối đa.
+ Cách 1: Lập bảng so sánh tổng chi phí (TVC) của tất cả các kết hợp đầu
vào và tìm ra kết hợp có chi phí thấp nhất.
+ Cách 2: Xác định bằng hình học. Trên đường đồng lượng có rất nhiều điểm
nhưng trong đó chỉ có một điểm thể hiện kết hợp tối thiểu chi phí, đó là điểm tiếp

xúc của đường đồng lượng với đường đồng phí.
+ Cách 3: Dùng tiêu chuẩn cận biên, từ đó sẽ tính được tỷ lệ kết hợp giữa các
yếu tố đầu vào X1 và X2. Dùng kết hợp hàm sản xuất, mức đầu ra là tiêu chuẩn cận
biên sẽ tìm được kết hợp đầu ra tối ưu nhất.
* Xác định tối ưu trong trường hợp sử dụng một đầu vào để sản xuất ra
nhiều sản phẩm (Phạm Thị Mỹ Dung, 1996; Trần Văn Đức và cộng sự, 2005)
Các nguồn lực trong sản xuất luôn bị giới hạn, vì vậy với một số lượng
nguồn lực nhất định có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm. Vấn
đề đặt ra là phân bổ số lượng nguồn lực bị giới hạn đó cho các loại sản phẩm như
thế nào để có lợi nhuận cao nhất. Giả sử với một số lượng nguồn lực X nhất định
được sử dụng để sản xuất ra hai loại sản phẩm là Y 1 và Y2 với giá sản phẩm đầu ra
của từng loại sản phẩm lần lượt là P Y1 và PY2. Ta có các cách để lựa chọn kết hợp
đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận như
+ Cách 1: Tính tổng thu nhập của tất cả các kết hợp Y 1 và Y2, từ đó tìm được
tổng thu (giá trị sản xuất) tối đa:
TR = PY1.Y1 + PY2. Y2
+ Cách 2: Vẽ đồ thị. Điểm tối ưu là điểm tiếp xúc giữa độ dốc của đường
đồng thu nhập và độ dốc của đường đồng khả năng sản xuất.
+ Cách 3: Là tính tỷ lệ thay thế cận biên và so sánh với tỷ lệ giá của hai sản
phẩm.
PY1/PY2 = ∆Y1/∆Y2

23


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

2.6 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân một số nước và ở Việt Nam

2.6.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của một số nước trên thế giới
* Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Trung Quốc
Những năm 50 của thế kỷ XX, khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc đi theo mô
hình của Liên Xô cũ, một mặt đã phát động tập thể hóa nông nghiệp một cách vội
vã, ồ ạt đầu tư cho công nghiệp. Chính sách “đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã
làm cho nông dân không những trở nên kiệt quệ mà còn chết đói. Đến thời kỳ Đặng
Tiểu Bình lên nắm quyền, ông đã cho giải thể chế độ tập thể hóa nông nghiệp và
thành lập hệ thống trách nhiệm các nông hộ. Theo đó mỗi nông hộ có quyền quản lý
đất đai được cấp phát và lợi tức riêng. Sở hữu tập thể lúc đó chiếm 80 triệu ha được
phân phát cho khoảng 155 hộ, mướn trong khoảng thời gian 15 năm. Bù lại nhân
dân cam kết trả thuế ruộng đất cho nhà nước (Phùng Nguyên, 2006).
Năm 1984, Nhà nước đã giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân.
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách khuyến khích tích cực việc mở
mang ngành nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hóa và khuyến khích các
thành phần kinh tế trong nông thôn cùng phát triển. Đẩy mạnh phát triển các xí
nghiệp hương trấn với ngành nghề chính như gia công nông phẩm, phát triển công
nghiệp, dịch vụ trên cơ sở “li nông bất li hương” đã tạo điều kiện cho phát triển sản
xuất nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp và thu hút số lao động dư thừa trong
nông nghiệp. Đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển một cách vượt bậc,
và đạt được những thành quả nhất định. Trung Quốc giờ đã trở thành một trong
những siêu cường quốc lớn trên thế giới.
* Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở Đài Loan
Xuất phát là một nước công nghiệp lạc hậu nên từ đầu Đài Loan đã rất coi
trọng nông nghiệp. Từ năm 1950 – 1960 sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công
nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nuôi nông nghiệp”. Thực hiện sách lược “giảm
tô, giải phóng đất công, thực hiện người cày có ruộng”.
Được nhà nước quan tâm, kinh tế nông hộ phát triển đã thu hút hết lao động
dư thừa trong nông nghiệp, nông hộ cung cấp gần 100% rau quả, lương thực, thực
phẩm cho xã hội. Trước cải cách ruộng đất nông dân làm thuê chiếm 6,3%, sau cải cách


24


Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Ph¹m ThÞ Mai – KT51C

thu nhập phi nông nghiệp chiếm 62% so tổng số. Trong 40 năm, mặc dầu dân số tăng
nhanh đến năm 1991 là 20,5 triệu người nhưng thu nhập bình quân năm không ngừng
tăng lên. Năm 1952 là 148 USD; 1959 là 250 USD; Năm 1989 là 7.340 USD; 1993 là
10.200 USD. Mức dự trữ cũng tăng đáng kể năm 1980 là 22 tỷ USD; 1989 là 76,7 tỷ
USD và năm 1993 là 80 tỷ USD. (TS. Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000).
* Kinh nghiệp phát triển kinh tế hộ ở Mỹ
Là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới tuy nhiên nhu cầu
lương thực, thực phẩm là không loại trừ một quốc gia nào. Mặc dù chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng dân số trên 200 triệu người ở Mỹ nhưng các chủ trang trại có
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này. Theo các nhà kinh tế Mỹ, thu nhập năm
2003 của các chủ trang trại đã tăng 66% so với năm 2002. Nông dân trồng các loại
cây – hạt có dầu của Mỹ cũng thu được lợi lớn từ cuộc chiến tranh Iraq. Do tác
động mạnh mẽ của công nghiệp hóa nên các trang trại của Mỹ đã tạo ra một khối lượng
nông sản hàng hóa vào loại lớn nhất thế giới. Theo giáo sư trường nông nghiệp ở Mỹ,
thông qua khảo sát cho thấy có đến 85% nông dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất,
đem lại lợi nhuận kinh tế tăng vọt. Hiện nay, ở Mỹ các trang trại gia đình đã sản xuất ra
hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới, xuất khẩu 45-50 triệu tấn lúa mỳ,
50 triệu tấn ngô, đậu tương... Sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp
vào năm 1990 đủ để nuôi được 80 người. (Nguyễn Đình Hương, 2000)
Từ nghiên cứu kinh tế hộ và trang trại gia đình ở các nước có điều kiện địa
lý, chế độ xã hội, tình hình chính trị và điều kiện kinh tế khác nhau cho thấy:
- Đa số các nước có quy mô nông trại gia đình không lớn và phân tán ở nông
thôn, nhưng đã tạo ra sản lượng nông sản lớn và nông sản hàng hóa cao. Kinh tế hộ

chính là lực lượng sản xuất hàng hóa chủ yếu trong nông nghiệp nói riêng và trong
nền kinh tế nói chung.
- Ở các nước đang phát triển kinh tế nông hộ tự cấp tự túc còn chiếm một tỷ
lệ đáng kể, kinh tế trang trại và sản xuất hàng hóa đang ngày một tăng lên.
- Ở các nước đang phát triển có xu hướng số nông trại gia đình giảm dần và
quy mô tăng lên, khối lượng nông sản tăng nhanh. Đặc biệt chú trọng phát triển sản
xuất nông sản đem lại giá trị hàng hóa cao, xuất khẩu sang các quốc gia khác.

25


×