Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 110 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống của con người không ngừng nâng cao, sức khỏe
là vấn đề được đặc biệt quan tâm nhất. Trong đó, môi trường sống và lương thực
thực phẩm có ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, vấn đề môi trường đang trở thành báo
động đỏ đối với loài người, nguyên nhân không chỉ do các khu công nghiệp gây
ra nữa mà sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV),
phân hóa học bừa bãi đã làm ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí. Bên
cạnh đó, mức độ nghiêm trọng của những vụ ngộ độc thực phẩm vừa qua do dư
lượng thuốc BVTV và chất kích thích trên rau, quả cũng đủ làm cho người tiêu
dùng lo sợ. Trong thời kỳ mà toàn nhân loại đang đứng trước sự suy thoái về mặt
môi trường, sức khỏe con người được đề cao hơn bao giờ hết. Vì vậy, cùng với
xu thế chung của thế giới việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung và
sản xuất rau nói riêng đang phát triển theo hướng an toàn.
Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư có trình độ nhận thức tốt và khả năng
tiếp cận thông tin nhanh nhạy, là một thị trường tiềm năng trong tiêu thụ rau an
toàn (RAT) của người dân ven đô. Rau an toàn được sản xuất ở các huyện ngoại
thành Hà Nội từ những năm 1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ
sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất
RAT cung cấp cho thị trường các quận nội thành. Việc sản xuất rau an toàn ở các
huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội đang ngày càng được quan tâm, các mô
hình sản xuất RAT không ngừng phát triển và nhân rộng. Song cũng không thể
phủ nhận một thực tế hiện nay là khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng RAT đang
còn ở mức thấp.
Bên cạnh đó cùng với sự tác động của thông tin, sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, nhu cầu của người tiêu dùng nên các hộ sản xuất rau ngày càng có
nhiều sự lựa chọn trong quá trình sản xuất. Vì vậy nghiên cứu việc ra quyết định
1



của hộ là vấn đề quan trọng nó giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nắm
bắt được tâm lý của người nông dân, từ đó có biện pháp hỗ trợ họ tháo gỡ được
những khó khăn gặp phải và giúp cho hộ đạt được mục tiêu của mình trong sản
xuất.
Xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một trong những xã hiện
nay đang sản xuất RAT. Điều kiện đất đai, khí hậu nơi đây khá thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất RAT. Trong đó nông dân là lực lượng chính tham gia
vào hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất, do đó họ chính là chủ thể quyết
định câu trả lời cho các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu? Sản xuất
như thế nào? Song để đưa ra một quyết định có thể thực hiện được mục tiêu của
mình người nông dân cũng phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố.
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên
địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân
trong sản xuất rau an toàn; đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích hộ nông
dân trong việc sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
♦ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rau an toàn, sản xuất rau an toàn, việc ra
quyết định của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
♦ Phân tích thực trạng ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an
toàn.
♦ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản
xuất rau an toàn.

2



♦ Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn
nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
♦ Nghiên cứu những hộ nông dân trồng rau an toàn trên địa bàn xã.
♦ Tìm hiểu thông tin từ những cán bộ lãnh đạo cộng đồng như chủ nhiệm
hợp tác xã, khuyến nông viên cơ sở, chủ tịch hội Nông dân, hội Phụ nữ,
trưởng thôn.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu về tình hình ra quyết định và những yếu tố ảnh hưởng
đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
1.4.3 Phạm vi thời gian
♦ Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian các năm 2007,
2008, 2009.
♦ Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2010.

3


PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Rau an toàn
2.1.1.1 Khái niệm
Hiện nay sản xuất rau an toàn đang là vấn đề được quan tâm của người sản
xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội. Vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu và các

tổ chức đưa ra khái niệm để có cái nhìn tổng quát nhất về rau an toàn, rau sạch.
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức nông nghiệp và lương thực của
Liên Hợp Quốc (FAO): “rau sạch là sản phẩm không chứa lượng độc tố, dư
lượng thuốc bảo vệ thự vật (BVTV) và vi sinh vật gây hại quá mức cho phép”.
(Đặng Văn Tiến, 1998)
- Theo Vũ Mỹ Liên: “sản phẩm rau an toàn chỉ bón phân hữu cơ và được
phòng trừ sâu bệnh chiết xuất từ thảo mộc hoặc bằng bẫy pheromon, bằng virus,
ong mắt đỏ, ong vàng, trừ cỏ bằng phương pháp phủ rơm, phủ nilon”. (Kiều
Oanh, 1998)
- Theo Quyết định số 67 - 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/4/1998:
“những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có
chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hóa chất độc và
mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm hay gọi tắt là “rau an toàn””. (Phạm Thị Thùy, 2006)
2.1.1.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn
Sản xuất RAT nhằm đảm bảo sức khỏe của người dân nhưng vẫn giúp
người trồng rau có được lợi nhuận đủ để thỏa mãn nhu cầu của họ. Bên cạnh đó
4


còn tạo ra môi trường sống an toàn. Do đó để tiến hành sản xuất RAT cần phải
có điều kiện cụ thể quy định rõ ràng và đủ tiêu chuẩn đối với sản phẩm khi đến
với người tiêu dùng, an toàn với người sản xuất, bền vững với môi trường. Theo
quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 Quy định về quản
lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn quy định:
o Nhân lực
- Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp
đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để
hướng dẫn kỹ thuật RAT.

- Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.
o Đất trồng
- Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây
rau.
+ Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các
nghĩa trang, đường giao thông lớn.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN
5941; 1995,TCVN 7209; 2000.
- Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định
kỳ hoặc đột xuất.
o Phân bón
- Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy
cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại.
- Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân
chuồng tươi, nước giải, phân chế biền từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp
để bón trực tiếp cho rau.
5


o Nước tưới
- Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh
vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn
TCVN 6773;2000.
- Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua sử lý, nước thải từ các
bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia
súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
- Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và đột

xuất.
o Kỹ thuật canh tác RAT
- Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài
rau, giữa rau với cây trồng.
- Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng khác không tạo điều
kiện để sâu bệnh phát triển.
- Vệ sinh đồng ruộng:
+ Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để được
hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác.
+ Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp
vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng.
- Chọn giống rau: không được sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO)
khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.
- Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách
bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau; riêng phân đạm phải bảo
đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối
với phân bón lá.
o Phòng trừ sâu bệnh
- Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến khích
phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
6


- Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màng cách ly côn trùng phù hợp
với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng
vùng, đặc biệt đối với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh
hại để phòng trừ kịp thời.
- Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt
bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phận của

cây bị bệnh.
- Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ
sinh học, nhất là các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên
địch trong các vùng trồng rau.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho
rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuồc hóa học tuân thủ nguyên tắt 4
đúng:
+ Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV
được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
+ Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên
bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.
+ Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo
đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và
môi trường.
+Đúng thời gian: dử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát
huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại
thuốc, từng loại rau.
o Thu hoạch và bảo quản RAT
- Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để
đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm.

7


- Bảo quản: rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện
pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.
o Công bố tiêu chuẩn RAT
- Trước khi tiến hành sản xuất, Tổ chức sản xuất RAT phải công bố tiêu
chuẩn chất lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban
hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ khoa

học và Công nghệ.
o Sản phẩm RAT trước khi lưu thông
Các sản phẩm RAT trước khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo các
điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận RAT do tổng RAT chứng nhận RAT cấp.
- Có bao gói thích hợp để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, trường hợp không thể bao gói kín phải dùng dây buộc hoặc phải dùng
dụng cụ chuyên dùng để thuận lợi cho khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.
- Có nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp và
từng sản phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hóa RAT phải thực hiện theo Nghị
định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn
hàng hóa.
o Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát RAT
- Khuyến khích tổ chức RAT theo các hình thức phù hợp với quy mô sản
xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy
định về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý
chuyên ngành theo quy định tại văn bản này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
người tiêu dùng về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất và
cung ứng.
2.1.1.3 Tiêu chuẩn về rau an toàn
8


Ngoài những điều kiện như trên RAT cần phải đảm bảo theo những tiêu
chuẩn về hàm lượng đạm Nitrat, dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại
nặng, vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh quá ngưỡng cho phép.

Biểu 1: Tiêu chuẩn của WHO về giới hạn hàm lượng Nitrat đối với một số
loại rau

ĐVT: mg/kg sản phẩm
Loại Rau

Tiêu chuẩn

- Cải bắp

Từ 500 – 900

- Súp lơ

Loại rau

Tiêu chuẩn

- Đậu quả

200

500

- Các loại cà

400

- Xà lách, Diếp

1400

- Ngô rau


300

- Su hào

500

- Bầu bí

400

- Khoai tây

250

- Hành Tấy

80

- Cà chua

150

- Cà rốt

250

- Dưa chuột

150


- Hành hoa

400

- Ớt ngọt

200

- Rau gia vị

600

- Ớt cây

400

- Dưa bở, hấu, lê

90

(Nguồn:Sở khoa học công nghệ và Môi trường TP Hà Nội )
Biểu 2: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi
ĐVT: mg/kg
Loại kim loại
Chì ( Pb )

Dư lượng

Loại kim loại


0.5

Cadimi (Cd)
9

Dư lượng
0.03


Asen ( AS)

0.2

Thủy ngân (Hg)

0.02

Đồng ( Cu )

5.0

Kẽm (Zn)

10.0

Thiếc ( Sn )

200.0


Aflatoxin (Bi)

0.005

Palutin

0.005

(Nguồn : Sở khoa học công nghệ và Môi trường TP Hà Nội)

Biểu 3 : Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong một số rau quả
ĐVT : mg/kg
Rau ăn
Rau ăn
Rau ăn
Thuốc BVTV
T.g cách ly ( Ngày )

quả
củ
Basudin 10G
0.5 -0.7
0.5 – 0.7
14 – 20
Diptorex 80
0.6
1
7
Dimothoet 50 EC
0.1

0.5 – 1
0.5 – 1
7 – 10
Carbaxit 80 WP
1 – 1.5
1 – 1.5
7
Padan 95 WP
0.2
14
Sanusdin 29 EC
0.1
2.0
0.2
14 – 20
Decis
0.1
0.2
RAL: 7 – 10; RAQ: 3-4
Sherpa 250 EC
RAL: 7 – 10; RAQ: 3-4
Kovote 2,5 EC
0.03
0.02
4 – 10
Trebon 10 EC
3
(Nguồn : Sở khoa học công nghệ và Môi trường TP Hà Nội)
Biểu 4: Một số loại thuốc được sử dụng trong sản xuất rau an toàn
Loại thuốc

Đối tượng phòng trừ
Cây trồng ( * * )
A. Thuốc trừ sâu
1 - B.T
2 - Thuốc thảo mộc
3 - Trenbon 10 EC
4 - Nomolt 5 EC
5 - Sumicidin 10 EC
6 - Sherpa 25 EC

Sâu tơ
Sâu tơ, sâu xanh, Rệp
Sâu chích hút
Sâu ăn lá
Sâu đục thân
Sâu ăn lá
Sấu ăn quả
Sâu ăn lá
Sâu chích hút

B. Thuốc trừ bệnh
10

Rau họ thập tự
Nt
RAL, RAQ
RAL
RAL, RAQ
RAL, RAQ
RAL, RAQ

RAL, RAQ


1 - Ridomilz 72WP
2 - Zinep 80WP
3 - Mancozep
4 - Validacin 3 DD
5 - Anvil 5SC
6 - Score 250 ND
7 - Rovaral 50WP

Sương mai, đốm trắng, lá, thối quả
Sương mai, đốm lá
Sương mai, đốm lá
Lở cổ rễ
Phấn trắng, đốm lá, gỉ sắt
Đốm là, đốm vòng
Đốm lá

RAL, RAQ, RAC
RAQ, RAC
RAQ, RAC
RAQ
RAQ, RAL
RAL, RAC
Hành tây

(Nguồn : Viện BVTV 1996)
( * * ) RAQ : Rau an quả
RAL : Rau ăn lá

RAC : Rau ăn củ
2.1.2 Ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Một số mô hình ra quyết định
a/ Mô hình thông thường
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa xem tiến trình ra quyết định
nên như thế nào để đạt được những kết quả “tốt nhất”. “Tốt nhất” ở đây là mục
tiêu của người ra quyết định đạt được một cách chu toàn nhất có thể được.
Phương pháp thông thường này nói lên rằng một tiến trình ra quyết định đúng sẽ
đi qua những bước sau:
1) Nhận thức được vấn đề.
2) Mục tiêu là gì?
3) Chuẩn đoán nguyên nhân của vấn đề.
4) Xem xét giải pháp có thể chọn để giải quyết vấn đề và kết quả có thể từ
mỗi giải pháp ấy.
5) Đánh giá những kết quả mong đợi.
6) Chọn giải pháp tốt nhất.
7) Triển khai sự lựa chọn này.
8) Đánh giá xem có đạt được những kết quả mong muốn không? Vấn đề đã
được giải quyết mỹ mãn chưa?
* Những mục tiêu khác

11


Để đưa ra quyết định chúng ta phải biết sự lựa chọn nào có thể được sử
dụng, và chúng ta có thể trông đợi vào kết quả nào nếu làm theo sự chọn lựa đó.
Một nông dân có thể có một mục tiêu là mua đàn bò có khả năng di truyền cao vì
chúng cho nhiều sữa hơn, và cuối cùng sẽ làm tăng thu nhập của anh ta, điều đó
làm cho anh ta phấn chấn hơn. Mục tiêu cuối cùng, sự thu nhập cao hơn quả là
phụ thuộc vào các giá trị, nhưng có thể dự đoán được rằng liệu những mục tiêu

trung gian có đạt được bằng việc đạt được mục tiêu mức độ thấp hơn hay không.
Ví dụ, sản lượng sữa cao có cho thu nhập cao hay không.
* Những giá trị tâm lý xã hội
Nông dân nghèo ở các nước đang phát triển muốn tăng thu nhập của mình,
họ có thể quan tâm đến rất nhiều sự lựa chọn khác nhau bao gồm cả sự phát triển
của ngành công nghiệp vải sợi may vá, sử dụng nhiều phân phân bón cho cây
trồng, trồng xen canh, cho thuê nhiều đất hay khuyến khích người vợ tìm việc
làm. Sự lựa chọn sau cùng có thể không được chấp nhận vì tục lệ và tín ngưỡng
ở một số địa phương, mặc dù nó có thể mang lại nhiều thu nhập nhất cho gia
đình. Những giá trị tâm lý xã hội như thế rất khó đo đếm và ước lượng được thu
nhập.
b/ Mô hình thực tế
Nghiên cứu việc ra quyết định trong thực tế đã chỉ ra rằng: người ta không
phải lúc nào cũng nhằm vào những kết quả tối đa. Điều đó là vì chúng ta cũng
phải chú ý đến những chi phí cho việc đưa ra quyết định khi xác định kết quả tối
đa. Một nông dân đã mất 20 giờ đồng hồ để quyết định nên sử dụng thuốc diệt cỏ
Brand A hay Brand B ở vườn trồng rau thay cho tiêu tốn chừng ấy thời gian cho
việc làm cỏ bằng tay. Điều đó có thể thấy chi phí cho việc ra quyết định là khá
cao khi so sánh với kết quả. Chúng ta cũng thường phải đưa ra quyết định trên cơ
sở những thông tin về kết cục của nó rất hạn chế.

12


Người nông dân thường ra quyết định dựa vào các dự tính xác suất, ví dụ,
tuần tới trời sẽ mưa, giá cả sẽ tăng lên hoặc giống A sẽ có năng suất cao hơn
giống B. Tuy nhiên rất khó có thể đưa ra những dự tính chính xác.
Nông dân phải đưa ra một loạt những quyết định trong một môi trường
không chắc chắn. Vào lúc họ gieo trồng thì họ không thể biết cây trồng sẽ sinh
trưởng như thế nào và sự phát triển của nó sẽ phải chịu ảnh hưởng bởi thời tiết,

sâu bệnh, vv…Họ cũng không biết được giá cả khi bán sản phẩm của mình.
Những điều không chắc chắn này sẽ giảm đi khi vụ trồng cấy tiến triển tốt. Nông
dân sẽ không quyết định trước được những kỹ thuật canh tác nào sẽ được sử
dụng, như là thường được các nhà nghiên cứu khuyên.
Như vậy, khi tìm hiểu 2 mô hình trên chúng tôi thấy: Mô hình thông
thường đã xây dựng các bước trong tiến trình ra quyết định của nông dân một
cách khá chặt chẽ và chi tiết nhằm đạt được kết quả mong muốn. Trong đó chú
trọng đến nhận thức của nông dân trong cả quá trình. Mô hình thực tế cho biết,
để đưa ra quyết định của mình các cá nhân (hay nông hộ) luôn có sự cân nhắc
giữa các lựa chọn. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng đạt được mục đích đã
đặt ra, mà một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng là mức độ tiếp thu và
phân tích thông tin của hộ như thế nào? Mặt khác 2 mô hình có hạn chế chung là
chỉ nghiên cứu về hành vi của cá nhân không quan tâm tới sự tác động của môi
trường đến hành vi của cá nhân đó.
c/ Mô hình Bos
Bos đã đưa ra một mô hình thông tin nhóm hoàn toàn khác, thích hợp với
việc ra quyết định của cá nhân.
Thực tế

Mục tiêu

Kiến thức

Sự lựa chọn
Phương tiện

Sự giải thích
thực tế

13



Hình 2.1 Mô hình ra quyết định của Bos
Bos đã chỉ ra rằng, một mặt chúng ta đang phải đối phó với câu hỏi “Tôi nên
chọn cái gì?” và mặt khác với câu hỏi “Tình hình hiện nay là gì?”.
Trong lúc đem thử nghiệm mô hình này, Bos đã phát hiện ra rằng cần phải
chú ý đúng mức đến bốn lĩnh vực (mục tiêu, phương tiện, thực tế và sự giải thích
của các thực tế đó) để ra quyết định đúng.
(A.W.Van den Ban và H.S.Hawkins,1988, Nguyễn Văn Linh dịch 1998)
Khác với hai mô hình trên, mô hình ra quyết định của Bos được thể hiện
đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn trong tiến trình ra quyết định. Mô hình phản ánh sự
tác động qua lại giữa kiến thức (hay nhận thức) và sự lựa chọn. Bên cạnh đó, để
đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cần quan tâm tới bốn lĩnh vực: mục tiêu, phương tiện,
thực tế, và sự giải thích thực tế. Do đó, chúng tôi dựa trên mô hình ra quyết định
của Bos để thiết lập hướng nghiên cứu đề tài gồm: nhận thức của hộ nông dân về
vấn đề nghiên cứu, việc ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng.
2.1.2.2 Vai trò và các căn cứ kinh tế về việc ra quyết định trong sản xuất nông
nghiệp
a/ Ra quyết định và vai trò của ra quyết định trong nông nghiệp
Việc ra quyết định đúng trong nông nghiệp giữ một vai trò hết sức quan
trọng. Không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà bất cứ một lĩnh vực sản xuất
kinh doanh nào việc ra quyết định trong cả quá trình sản xuất là không thể thiếu.
Dù là doanh nghiệp nông nghiệp hay nông dân các quyết định kinh tế mà họ thực
hiện cũng liên quan đến 4 vấn đề cơ bản sau: nên sản xuất sản phẩm dịch vụ gì
và bao nhiêu? Kĩ thuật nào cần được áp dụng với bao nhiêu nguồn lực cần thiết
để thực hiện được mục tiêu đó? Làm thế nào để hoàn thiện hơn nữa quá trình sản
xuất kinh doanh tiếp theo? Việc ra quyết định phụ thuộc nhiều vào bản chất của
người ra quyết định. Việc ra quyết định của các nhà doanh nghiệp chủ yếu dựa
trên những tín hiệu thị trường được phản ánh qua cơ chế giá và các nguyên tắc lý
14



thuyết biên. Trái lại việc ra quyết định của hộ nông dân vừa tuân theo tín hiệu thị
trường lại vừa phản ánh mục đích kinh tế, xã hội và nhân văn của nông hộ.
Nguyên nhân của sự khác nhau này là doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất ra sản
phẩm nông nghiệp hoàn toàn để bán, mọi đầu vào đều phải mua ngoài thị trường,
còn nông hộ sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của gia đình và một phần
để bán, phần lớn đầu vào dùng trong kinh tế nông hộ là của nhà và không thông
qua trao đổi trên thị trường. Vì vậy, việc ra quyết định kinh tế nói trên phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố sau:
o Mục tiêu của người ra quyết định;
o Nguồn lực của doanh nghiệp, nông trại hoặc gia đình;
o Môi trường thị trường mà nhà doanh nghiệp hay nông dân tiến hành
sản xuất, kinh doanh;
o Kỹ thuật và công nghệ áp dụng.
Nói chung, việc ra quyết định kinh tế trong nông nghiệp liên quan đến 3
lĩnh vực cơ bản sau: quyết định về chủng loại quy mô sản phẩm sản xuất ra;
quyết định về loại và quy mô nguồn lực cần sử dụng ứng với sản phẩm đó; và
quyết định lựa chọn giữa các đầu vào với nhau.
Ra quyết định đúng có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp và nông hộ. Nó
cho phép thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của chủ doanh nghiệp hay nông dân, đảm
bảo sử dụng đầy đủ, hợp lý hơn các nguồn lực sẵn có của nông trại, giúp cho
doanh nghiệp đứng vững hơn trước sự chao đảo của thị trường.
b/ Một số căn cứ ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp
♦ Xác định mục tiêu: Nhà doanh nghiệp thường muốn tối đa hóa lợi nhuận
thu được. Trái lại nông dân muốn sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu vật
chất, văn hóa xã hội của gia đình. Mục tiêu kinh tế khác nhau dẫn đến
thứ tự ưu tiên sử dụng nguồn lực cũng khác nhau.
♦ Phải tính đến nhu cầu thị trường sản phẩm định sản xuất : Trong phương
diện này chủ doanh nghiệp hay nông hộ cần trả lời một số câu hỏi sau:

15


Thị trường cần bao nhiêu? Nông trại hoặc nông hộ có khả năng đáp ứng
được các sản phẩm đó hay không? Nếu sản xuất ra sản phẩm đó, yếu tố
rủi ro nào có thể xảy ra? Làm thế nào để khắc phục rủi ro đó?
♦ Nắm vững khả năng về nguồn lực của nông trại: Mỗi doanh nghiệp,
nông trại cần phải trả lời lời được các câu hỏi sau: Nông trại có những
nguồn lực gì? Mỗi loại là bao nhiêu? Những nguồn lực này có khả năng
sản xuất ra những sản phẩm gì? Từ trước đến giờ nông trại có khả năng
sản xuất ra sản phẩm đó không? Nếu có kết quả sản xuất các sản phẩm
đó ra sao?
♦ Xác định mức sản xuất tối ưu cho mỗi loại sản phẩm: Căn cứ vào mục
tiêu đã đặt ra, phân tích các yếu tố thực tế về sự cần thiết của các sản
phẩm và nguồn lực mà hộ đang có nông trại và gia đình có thể quyết
định mức sản xuất tối ưu đạt được với lợi ích cao nhất.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nông dân trong sản
xuất nông nghiệp
Theo quan điểm của nhà kinh tế học và một số mô hình ra quyết định trên
để đưa ra được quyết định trong sản xuất nông nghiệp người nông dân chịu tác
động bởi nhiều yếu tố. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu:
* Mục tiêu của người ra quyết định
Trước khi làm bất cứ một công việc gì người nông dân cũng đặt ra cho
mình một mục tiêu nhất định. Nó bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài
hạn. Và đối với mỗi mục tiêu nó lại tác động đến sự lựa chọn của hộ nông dân.
Để đạt được mục tiêu đã lựa chọn trên cơ sở nguồn lực đang có họ sẽ đưa ra
những quyết định sao cho hợp lý nhất. Một hộ nông dân nghèo và hộ nông dân
khá sẽ có quyết định rất khác nhau khi đưa ra quyết định sản xuất cái gì trên một
sào ruộng. Thông thường thì hộ nghèo quan tâm tới loại cây trồng giúp cho các
thành viên trong gia đình được no đủ với mức đầu tư thấp. Còn hộ khá lại quan


16


tâm tới những cây trồng có năng suất, chất lượng cao, và đặc biệt là mang lại lợi
ích kinh tế cao mà không lo lắng tới mức đầu tư ban đầu.
* Nguồn lực của hộ
Hai nguồn lực chính của nông hộ là nguồn lực con người và nguồn lực sản
xuất. Nguồn lực con người bao gồm: số lượng lao động, trình độ lao động, kinh
nghiệm sản xuất… Nguồn lực sản xuất gồm: đất đai và công cụ sản xuất… Bất
cứ một ngành sản xuất nào cũng cần đến nguồn lực hơn nữa hiện nay nông
nghiệp là lĩnh vực tập trung chủ yếu lao động trình độ thấp, lớn tuổi. Hơn nữa
mức đầu tư cho nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt
Nam nói riêng còn thấp. Do đó đây là yếu tố có tác động đến hầu hết quá trình ra
quyết định của hộ nông dân.
* Nhu cầu thị trường
Thị trường nông sản là loại thị trường mang tính cạnh tranh hoàn hảo, sự
điều tiết cung cầu đều do thị trường quyết định. Và đây cũng là yếu tố làm cho
ngành sản xuất nông nghiệp luôn luôn có sự biến động. Dựa trên tín hiệu của thị
trường mà người ta lựa chọn sản xuất loại sản phẩm mà thị trường đang cần. Song
đây cũng là lý do gây nên hiện tượng cung vượt quá cầu. Thông thường người
nông dân ít có sự phân tích thị trường trừ những hộ sản xuất lớn, người ta làm theo
cảm tính nhiều hơn, nên cách nhìn nhận của họ về nhu cầu của thị trường không
được sâu sắc, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của họ.
* Kỹ thuật và công nghệ áp dụng
Khi khoa học công nghệ phát triển người nông dân có rất nhiều lựa chọn,
cả yếu tố đầu vào và quy trình sản xuất. Sản xuất rau an toàn là hình thức sản
xuất theo một quy trình nhất định và đảm bảo được các chỉ tiêu không gây tổn
hại tới sức khỏe của người sử dụng. Do đó người dân muốn sản xuất thì phải
đảm bảo một số điều kiện nhất định về kỹ thuật sản xuất.

*Cơ sở hạ tầng

17


Một trong những vấn đề cần quan tâm đối với sản xuất nông nghiệp đó là
cơ sở hạ tầng. Bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông, hệ thống tưới tiêu, nhà
lưới… Sản xuất nông nghiệp hay rau an toàn cũng vậy không thể thiếu được
nước. Nguồn nước và hệ thống thủy lợi có tốt sản xuất rau an toàn mới đảm bảo.
Trong điều kiện cơ sở hạ tầng có hạn thì người dân sẽ có những quyết định khác
nhau để giải quyết tình hình sản xuất của họ.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn ở một số tỉnh trong cả nước
Những năm gần đây, sản xuất và tiêu thụ RAT trong nước từng bước phát
triển. Nhiều vùng sản xuất RAT có quy mô tương đối lớn đã được quy hoạch ở
ven các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt...
Nhiều quy trình sản xuất RAT đã được xây dựng và thử nghiệm.
Tại Hà Nội, có các khu chuyên canh rau tiêu biểu ven đô Hai Bà Trưng,
Ba Đình, Đống Đa và các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và Đông Anh.
Tại Hải Phòng, RAT được tập trung sản xuất ở hai huyện Thủy Nguyên và An
Hải. Ở miền Nam, tiêu biểu là vùng rau Đà Lạt. Một số loại rau truyền thống sản
xuất rau: vùng hành tỏi ở Bình Dương, Thái Bảo (Gia Định), Trung Kênh, An
Thịnh (Lương Tài); Vùng cà chua Trung Nghĩa, Thụy Hòa (Yên Phong), Khắc
Niệm, Việt Đoàn (Tiên Du), Ninh Xá, Nghĩa Đạo (Thuận Thành); vùng rau Võ
Cường (thành phố Bắc Ninh), Tân Hồng (Từ Sơn). Do nhu cầu tiêu dùng ngày
một nâng cao ở khu vực đô thị nên sản xuât RAT phát triển chủ yếu ở các vùng
ven đô thị lớn.
Do vậy, diện tích RAT dần được mở rộng, năm 2006 đạt 117 ha chiếm
1,5% tổng diện tích rau. Đặc biệt có một số cơ sở đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ
thống tưới nước sạch để sản xuất RAT theo hướng hàng hóa với tổng diện tích

2 ha ở Võ Cường (thành phố Bắc Ninh), Tân Hồng, Phù Chẩn (Từ Sơn). Riêng
thành phố Bắc Ninh hiện nay với công nghệ nhà lưới hoàn toàn có thể sản xuất
rau trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.
18


Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm RAT vẫn gặp khó khăn do chưa có đơn
vị nào đứng ra xác nhận chất lượng nên người tiêu dùng khó phân biệt được rau
RAT hay không an toàn. Mặc dù vậy, sản phẩm rau bảo đảm vệ sinh vẫn là sự
lựa chọn hàng đầu của các tổ chức, trường học, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể
với số lượng lớn và lâu dài. Thực tế cho thấy RAT đã mang lại hiệu quả kinh tế
hơn hẳn so với rau sản xuất theo các phương pháp thông thường. Vấn đề cơ
bản hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý, kết hợp
với đầu tư hệ thống nhà lưới, xây dựng vùng sản xuất tập trung với khối lượng
lớn và chủng loại phong phú, đi liền với xây dựng mạng lưới tiêu thụ có sự
xác nhận chất lượng của các cơ quan chức năng để cho người tiêu dùng dễ
dàng lựa chọn. Với ưu thế về đất đai, nguồn nhân lực dồi dào giầu kinh
nghiệm, thị trường tiêu thụ thuận lợi Bắc Ninh có thể phát triển nhiều loại rau
chất lượng bảo đảm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị thu nhập trên
đơn vị diện tích canh tác, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Ở nước ta, chủng loại RAT thường ít hơn so với rau thường, loại RAT chủ
yếu được trồng là bắp cải, xu hào, cà chua, dưa chuột, đậu, cải thảo, cà rốt…
Phần lớn các loại rau này được sử dụng dưới dạng tươi, thu hoạch theo mùa vụ,
khả năng vận chuyển, bảo quản khó khăn. Hiện nay nước ta bảo quản rau quả
tươi chủ yếu sử dụng kinh nghiệm cổ truyền, phổ thông, chưa có thiết bị lựa
chọn và xử lý rau quả tươi trước khi đưa ra thị trường, đây cũng là một yếu tố
hạn chế đối với việc mở rộng quy mô sản xuất rau.
Theo FAO, năm 2003 diện tích trồng rau của Việt Nam có 638,3 nghìn ha,
sản lượng 8,27 triệu tấn; bình quân đầu người 102 kg/năm. So với năm 2000,

năm 2003 diện tích rau tăng 123,8%, sản lượng tăng 22,3%. Nhìn chung mấy
năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng rau của nước ta có tăng lên,
nhưng vẫn còn thấp so với thế giới. Năng suất rau chỉ bằng 77% năng suất trung
bình thế giới, bình quân rau đầu người chỉ bằng 78% thế giới.
19


Sản xuất rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại, có địa bàn phân bố trên
hầu khắp lãnh thổ cả nước. Sự đa dạng của các chủng loại rau cho thấy khả năng
thích nghi với điều kiện nóng ẩm mùa hè, lạnh khô mùa đông hoặc những giống
rau trái vụ, rau nhập nội có nguồn gốc ôn đới.
Về tiềm năng Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêu dùng và xuất
khẩu, giá thành rau tại ruộng rẻ. Các vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyên
canh gồm vùng Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, vùng rau Lâm Đồng,
Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Nhu cầu tiêu thụ rau của thị trường trong nước và xuất khẩu tăng nhanh
trong những năm gần đây. Việc khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu,
địa hình đã kích thích, tạo điều kiện cho nghề trồng rau phát triển.
Năm 2005, tổng diện tích rau an toàn ở nước ta ước đạt 20.000 hecta
(chiếm 0,2% tổng diện tích rau), tập trung ở các địa phương có truyền thống trồng
rau với diện tích lớn như Lâm Đồng 3.200 hecta, Hải Dương 320 hecta, Quảng Trị
2.700 hecta, Quảng Nam 1.000 hecta; Các thành phố lớn như Hà Nội 3.600 hecta,
thành phố Hồ Chí Minh 3.000 hecta và các tỉnh giáp các đô thị này như Vĩnh Phúc
500 hecta, Vĩnh Long 800 hecta. Theo Cục bảo vệ thực vật, nếu tính riêng 6 tỉnh
vùng đồng bằng sông Hồng sản xuất rau an toàn lớn là Hà Nội, Hà Tây (cũ), Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hải Phòng diện tích của các tỉnh này trong 3 năm,
từ năm 2003 đến năm 2005 là 15.793 hecta, sản lượng 287.752 tấn, chiếm 8,4%
về diện tích và 7,4% về sản lượng sản xuất rau trong vùng.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam
Năm


Diện tích
(Ha)

Năng suất
(Tấn/ha)

Sản lượng
(Tấn)

2003

577.800

14

8.183.800

2006

643.970

15

9.659.550

2009

722.000


17

12.274.000

(Nguồn. Tổng hợp từ www.rauhoaquavietnam.vn)
20


Điển hình trong sản xuất rau sạch, rau an toàn là Hà Nội, Lâm Đồng và
Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, năm 2005, toàn thành phố sản xuất được
3.570 hecta rau an toàn, chiếm 44% về diện tích và 38% về sản lượng rau tổng
số. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, sản lượng rau của Hà
Nội (kể cả rau an toàn) mới đáp ứng được khoảng 40 - 45% nhu cầu của người
tiêu dùng thủ đô, trong đó rau an toàn đáp ứng được khoảng 10%. Hà Nội hiện
có 37 hợp tác xã sản xuất rau an toàn, tập trung tại các huyện Đông Anh, Sóc
Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm… Một số hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã
thực hiện tốt quy trình sản xuất rau an toàn trong những năm qua và đã được cấp
giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn theo các tiêu trí đã quy định về mô hình
quản lý sản xuất, đăng ký thương hiệu có mã vạch và hệ thống tiêu thụ sản phẩm
rau an toàn như: các hợp tác xã Đạo Đức, Đìa (Đông Anh); Đặng Xá (Gia Lâm),
Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và Trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội. Đã có 24 sơ sở
và 3 doanh nghiệp thu mua, sơ chế rau đã được Thành phố cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, ngoài Hà Nội, các địa phương khác
trong vùng đồng bằng sông Hồng chưa xúc tiến việc quản lý sản xuất, quy hoạch
và chứng nhận rau an toàn.
Trên địa bàn cả nước, bên cạnh các hợp tác xã trồng rau, các doanh nghiệp
cũng tích cực tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn như Trung tâm
Sao Việt thuộc Công ty Dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang (thành lập từ năm
2002). Công ty cổ phần công nghệ nông lâm nghiệp Việt Nam là một trong
những đơn vị đi tiên phong trong việc đăng ký mã vạch với thương hiệu Bảo Hà

tại thị trường Hà Nội. Theo Báo Thanh niên (T1/2007), Công ty cổ phần hệ
thống phân phối FDC đã đưa vào hoạt động hệ thống siêu thị F-mart tại các
trung tâm thương mại, khu đô thị mới và các chợ với sản phẩm chính là các loại
rau, quả an toàn có hợp đồng tiêu thụ với các cơ sở sản xuất rau an toàn như Vân
Nội (Hà Nội), Mộc Châu (Sơn La), Đô Lương (Nghệ An). (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2007)
21


2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Rau an toàn được các huyện ngoại thành Hà Nội trồng từ những năm
1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố
có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất RAT cung cấp cho thị trường
các quận nội thành. Một số xã như Văn Đức, Đặng Xá (Gia Lâm); Vân Nội
(Đông Anh); Lĩnh Nam (Thanh Trì); Thanh Xuân, Đông Xuân (Sóc Sơn) là
những nơi được chọn trồng thí điểm và cho tới nay diện tích trồng RAT đã tăng
lên đáng kể.
Riêng xã Lĩnh Nam và Vân Nội có hơn 50% nông dân chuyên sản xuất rau
có trình độ cao và đầu tư lớn. Hiện nay do đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng có rất nhiều loại rau khác nhau được đưa vào trồng, trong một năm
nông dân trồng trên 30 loại rau khác nhau như: bắp cải, cải xanh, cà chua, xà
lách, đậu đũa, dưa chuột, mùng tơi, rau ngót, rau muống... đặc biệt lượng rau trái
vụ cũng tăng lên trên 15 loại.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng RAT tại các huyện
Diện tích gieo
trồng* (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)


- Xã Nam Hồng

105

1700 - 1900

16 - 18

- Xã Bắc Hồng
- Xã Nguyên Khê,
Tiên Dương, Kiên
Trung, Kim Nổ
2. Gia Lâm

90

1400 - 1650

16 -18

300

4500 - 4800

15 - 16

300

4800 - 5000


16 - 17

150
120
52,5

2200 - 2400
1900 - 2000
787,5 - 2400

15 - 160
16 - 17
15 - 16

60
45

1140 - 1200
675 – 7200

19 -20
15 - 16

Xã, huyện
1. Đông Anh

- Xã Văn Đức
- Xã Đặng Xá
- Xã Đông Dư

- Xã Lệ Chi
3. Thanh trì
- Xã Lĩnh Nam
- Xã Yên Mỹ

22


- Xã Duyên Hà
4. Từ Liêm

75

1120 - 1200

15 -16

Xã Tây Tựu, Minh
555
108225
19,5
Khai, Phú Diễn,
Liên Mạc
5. Sóc Sơn
150
2300
15
- Xã Đông Xuân
(Nguồn. Khái quát ngành hàng RAT tại tp Hà Nội, 2006,)


(*): Hệ số sử dụng đất là 3
Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả trong sản xuất RAT còn chưa ổn định do
còn gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm. Điều này chưa khuyến khích được
người nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển. Chính vì vậy hoạt động trồng rau
vẫn bị cạnh tranh với các hoạt động khác như sản xuất phi nông nghiệp với giá
trị sản xuất ngày càng cao hơn.
2.2.3 Những chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến sản xuất rau
an toàn
Nhận thấy được vai trò quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe con
người và môi trường sống, Nhà nước ta đã ban hành những chính sách nhằm
khuyến khích người nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất theo
hướng sản xuất nông nghiệp sạch, mà cụ thể là các chính sách về sản xuất rau an
toàn. Trong đó khái quát một cách đơn giản rau an toàn là gì, để sản xuất được
RAT cần phải có những điều kiện gì? Trên cơ sở đó phổ biến tới người trồng
rau, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch.
1) Chương trình sản xuất rau an toàn của thành phố Hà Nội được phê duyệt và
chính thức triển khai vào tháng 2 năm 1996.
2) Quyết định số 67 - 1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp & PTNT quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn.
3) Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ra ngày 15/4/1999 của thủ tướng chính phủ về
việc tăng cường đảm bảo chất lượng An toàn vệ sinh thực phẩm.

23


4) Một số chính sách khuyến khích phát triển rau an toàn như: lập dự án quy
hoạch vung, quy trình kỹ thuật sản xuất, tổ chức mạng lưới tiêu thụ…của UBND
thành phố Hà Nội giai đoạn 1996 - 2001.
5) Đề án lưu thông, tiêu thụ rau an toàn, sản phẩm sạch trên địa bàn thành phố
Hà Nội” của Sở Thương mại được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tháng

7/2003.
6) Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý sản xuất và kinh
doanh rau an toàn.
7) Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 1 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam.
8) Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.
9) Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng
chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau,
quả, chè an toàn đến 2015
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực này hoạt động một cách tốt nhất. Các chính sách ngày càng hoàn thiện,
mở rộng đối tượng sản xuất không chỉ với các loại rau mà còn áp dụng cho hoa
và các loại quả khác. Đến nay diện tích sản xuất rau an toàn cũng như những dự
án phát triển ngày một sâu hơn. Ở nước ta nói đến sản xuất nông nghiệp thì
không thể không kể đến một bộ phận đông đảo đó là nông dân. Sản xuất rau an
toàn cũng vậy đại bộ phận lực lượng sản xuất là nông dân, sự tham gia của các tổ
chức doanh nghiệp là không nhiều. Vì vậy các chính sách mà Nhà nước ban
24


hành cũng cần phải xuất phát từ nhu cầu của nông dân, đảm bảo lợi ích cho nông
dân. Có như vậy người tiêu dùng mới mong có được sản phẩm rau an toàn theo
đúng quy định.
2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về sản xuất RAT luôn là một chủ đề được

quan tâm trong những năm gần đây đối với các nhà nghiên cứu. Mặt khác việc
tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân cũng
dần được chú ý. Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình.
Thứ nhất là đề tài nghiên cứu của Đàm Thanh Tùng về: Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xã Vân Nội,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2005, Đại học
Nông Nghiệp I. Đề tài đã chỉ ra rằng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn ở xã, trong đó cơ quan Nhà nước và tổ chức ở địa phương giữ vai trò quan
trọng quyết định đến hiệu quả cuối cùng. Việc sản xuất rau an toàn của xã tăng
lên hàng năm về cả sản lượng cũng như quy mô diện tích gieo trồng. Bên cạnh
đó tác giả còn đưa ra một số hạn chế như: sự không phù hợp về cơ cấu RAT, quy
trình sản xuất chưa đảm bảo, nhãn hiệu hàng hóa chưa được chú ý. Song vấn đề
cốt lõi của đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ.
Thứ hai là đề tài của Bùi Hoàng Tú nghiên cứu về: Hiệu quả kinh tế sản
xuất rau an toàn các hợp tác xã thành lập mới xã Vân Nội, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Đại học, 2005, Đại học Nông Nghiệp I.
Đề tài này tác giả đã đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất
RAT trong hợp tác xã; bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số khó khăn như:
ruộng đất sản xuất RAT còn manh mún, rời rạc, khó khăn trong tiêu thụ do
chênh lệch về cầu và cung, vấn đề bảo quản chế biến chưa được quan tâm
nhiều…Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Và tác giả cũng
đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên. Song vấn đề
tìm hiểu của đề tài là tập trung vào phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT.
25


×