Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quản lý đối tượng tham gia BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.17 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH
BHTN
BHXH
BHYT
CNTT
DNNN
HCSN
LLVT
NLĐ
NSDLĐ
SLĐ
TTHC

An sinh xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp nhà nước
Hành chính sự nghiệp
Lực lượng vũ trang
Người lao động
Người sủ dụng lao động
Số lao động
Thủ tục hành chính


1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

2


LỜI MỞ ĐẦU
BHXH ra đời vào giữa thế kỷ XIX nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐ
khi họ gặp rủi ro bị mất hoặc giảm thu nhập góp phần ổn định cuộc sống cho
họ và gia đình họ đồng thời ổn định xã hội.
Hiện nay BHXH là một trụ cột của hệ thống ASXH, là chính sách quan
trọng của nước ta. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước chính sách
BHXH cũng có nhiều thay đổi, điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế mới và
nguyện vọng của NLĐ. Hoạt động BHXH ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt
sau năm 1995 khi ngành BHXH được thành lập thì phạm vi và đối tượng
tham gia BHXH càng được mở rộng.
BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý
BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện
tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả
hệ thống. BHXH huyên Đông Anh là đơn vị trực thuộc sự quản lý của BHXH
thành phố Hà Nội. Trong những năm qua BHXH huyện Đông ANh đã đạt
được những kết quả đáng mừng về công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH như: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, thu quỹ ngày càng
nhiều, chi trả đúng đối tượng… Bên canh những kết quả đáng ghi nhận đó
còn nhiều tồn tại như: còn nhiều doanh nghiệp chưa chưa tham gia BHXH
cho NLĐ hay tham gia không đủ số lượng lao động, công tác tuyên truyền
chính sách còn chưa sâu rộng…

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng tham
gia đối với sự phát triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyện
Đông Anh nói riêng. Em xin chọn đề tài “Thực trạng quản lý đối tượng tham
gia BHXH tại BHXH huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2014” để xem xét và
đánh giá kết quả của việc quản lý đối tượng tham gia trong giai đoạn vừa qua
cũng như những vấn đề tồn tại, nguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia.
Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần:
Chương 1: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham
gia BHXH.
Chương 2: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn
huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2014.
3


Chương 3: Một số giả pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
quản lý đối tượng tham gia BHXH tại huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2014.
Trong quá trình làm bài mặc dù rất cố gắng, song do kiến thức còn hạn
chế, tài kiệu tham khảo chưa phong phú nên bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo để bài làm
của em được hoàn thiện hơn.

4


CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN
LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
1.1. Khái niệm, sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về BHXH, tùy theo góc độ

nghiên cứu và cách tiếp cận mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau.
Theo ILO: “BHXH có thể khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành
viên thông qua các biện pháp cộng đồng nhằm chống lại các khó khăn về kinh
tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết đồng thời đảm bảo
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.
Theo tập 1 Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “BHXH là sự thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật,
thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp
của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm
đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp
phần đảm bảo an toàn xã hội”
Theo quy định tại Luật BHXH năm 2006: “BHXH là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào Quỹ BHXH”.
Mặc dù các khái niệm chưa đồng nhất nhưng chúng đều thể hiện bản
chất của BHXH. Đó là đảm bảo lợi ích của NLĐ khi tham gia vào BHXH
trong những trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nó cùng với các chính sách
an toàn lao đọng khác hình thành nên một mạng lưới an toàn chung cho xã
hội khi không may họ rơi vào tình trạng mất thu nhập.
1.1.2. Sự cần thiết khách quan của BHXH
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở... Để
thoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản
phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng
cao. Nhưng để có nhiều của cải, con người phải lao động, phải làm việc nhiều
hơn; có nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của
5



con người. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có
đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng lao động hoặc những may mắn khác để
hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình
một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trái lại, có rất nhiều trường hợp gặp phải
khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập
hoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn bị ốm đau, tai nạn, mất người
nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong... Hơn nữa, cuộc sống của loài người trên trái
đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống. Những
điều kiện tự nhiên và xã hội không thuận lợi (tai nạn, thiên tai, địch hoạ...) đã
làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh bất lợi, cần phải có sự giúp đỡ
nhất định để bảo đảm cuộc sống bình thường. Khi rơi vào các trường hợp rủi
ro đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại, có
những nhu cầu còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới như:
khám chữa bệnh khi ốm đau, mua sắm tã lót, nhu yếu phẩm cho trẻ và bồi
dưỡng cho sản phụ khi sinh đẻ, khi tai nạn cần có người chăm sóc nuôi
dưỡng… Bởi vậy để tồn tại và phát triển con người cần tìm ra được biện pháp
để giải quyết vấn đề trên. Và họ đã khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt
khó khăn cho bản thân và gia đình. Từ xa xưa, con người đã tự khắc phục,
thông qua hình thức dự trữ, như câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y
phòng hàn”; đồng thời, người lao động còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu
mang của cộng đồng, được sự bảo trợ của xã hội. Sự tương trợ dần dần được
mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn
kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của
các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Đây là những mầm mống sơ
khai của ASXH và BHXH sau này.
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng
công nghiệp, hệ thống ASXH nói chung và BHXH nói riêng đã có những cơ
sở (kinh tế và xã hội) để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá
làm cho đội ngũ người làm công ăn lương ngày càng tăng lên, cuộc sống của

họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Ngoài tiền
lương (thu nhập từ lao động), họ hầu như không có khoản thu nhập nào khác,
đặc biệt là ở những nước kinh tế thị trường. Do đó, khi không may bị ốm đau,
tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già,... người lao động sẽ bị giảm
hoặc mất thu nhập từ lao động do không làm việc được nữa. Sự hẫng hụt về
tiền lương trong các trường hợp này đã trở thành mối đe doạ thường nhật đối
với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào
6


khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu
hàng ngày đã buộc những người lao động làm công ăn lương tìm cách khắc
phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các
hội đoàn...); đồng thời, đấu tranh đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có những
trợ giúp nhất định, nhằm bảo đảm cuộc sống cho họ. Cuộc đấu tranh ngày
càng mở rộng và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do đó,
Nhà nước đã phải đúng ra can thiệp và điều hòa mâu thuẫn. Sự can thiệp này
một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và
giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán
chặt chẽ trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê.
Từ thưc tế trên mà BHXH đã đời nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ khi
gặp phải biến cố bất lợi giúp cho cuộc sống của họ và gia đình ngày càng
được ổn định. Như vậy, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan, phản ánh sự
phát triển của mỗi quốc gia. Nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của đời sống
xã hôi hiện đại.
1.1.3. Vai trò của BHXH
1.1.3.1. Đối với NLĐ
Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLĐ và gia
đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu
nhập. Vì vậy, BHXH có vai trò rất to lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho

NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn… Đồng thời,
BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho
những khó khăn của các thành viên khác.
Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá
nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ đều đặn để có nguồn dự phòng cần
thiết chi dung khi già cả, mất sức lao động… góp phần ổn định cuộc sống cho
bản thân và gia đình. Nhờ có BHXH thu nhập của NLĐ được đảm bảo ổn
định ở mức cần thiết nên thường có tâm lí yên tâm, tự tin hơn trong cuộc
sống.
1.1.3.2. Đối với NSDLĐ
BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, doanh nghiệp ổn đinh
hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lí khi
họ ốm đau, thai sản, tai nạn…
7


BHXH tạo điều kiện cho NSDLĐ có trác nhiệm với NLĐ không chỉ
khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ. BHXH làm cho
quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc nâng cao trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.
1.1.3.3. Đối với xã hội
BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội,
củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội.
BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia. Nền kinh tế chậm phát triển xã hội lạc hậu đời sống nhân dân thấp kém
thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở một mức tương ứng. Khi kinh tế
càng phát triển đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH
của họ càng lớn.
1.2. Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXH
1.2.1.Khái niệm Quản trị BHXH

Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về quản trị nhưng có
thể hiểu quản trị dưới một số góc độ như sau:
Dưới góc độ là một quá trình: Quản trị là một tiến trình bao gồm hoạch
định tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức đó nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
Dưới góc độ là một khoa học nghệ thuật: Quản trị là nghệ thuật đạt
được mục tiêu thông qua người khác.
Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối
tượng quản trị nhằm đạt được kết quả cao nhất với mục tiêu đã định.
Quản trị là sự kết hợp các nguồn lực trong tổ chức để đạt được mục tiêu
chung.
Từ đó có thể định nghĩa Quản trị BHXH như sau:
-Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì thuật ngữ quản trị BHXH
có thể hiểu: Quản trị BHXH là một tiến trình bao gồm việc hoạch định chính
sách, tổ chức thúc hiện chính sách, kiểm tra và giám sát các hoạt động trong
việc thực thi chính sách pháp luật BHXH đã ban hành nhằm đạt được những
mục tiêu của chính sách BHXH.
8


-Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì nó là những hoạt đọng
cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức
trong một môi trường luôn biến động nhằm thực hiện mục tiêu chưng của tổ
chức.
1.2.2. Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH
Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổ
chức, chỉ huy, điều khiển hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá
nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người để
chúng phát triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đề ra đúng với ý chí

của người quản lý với chi phí thấp nhất.
Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH: Quản lý đối tượng tham
gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối với
quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông qua việc quản lý danh sách
tham gia, hồ sơ tham gia, sổ BHXH, mức lương, tổng quỹ lương, mức đóng
góp vào quỹ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng
tham gia theo luật định.
1.2.3. Đối tượng và phạm vi quản lý
1.2.3.1. Đối tượng quản lý
* Đối tượng tham gia BHXH
a) Người lao động tham gia BHXH
NLĐ tham gia BHXH tùy theo loại hình BHXH do Chính phủ quy định
áp dụng trong từng thời kì.


Người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BTLTBXH ngày 30/01/2007, đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức;

9


+NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở
lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp

luật về lao động;
+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền
công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp
hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong
và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
+ Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận
bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động
dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình
ở nước ngoài;
Hợp đồng cá nhân.
* Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tại
Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 như sau:
+ Người lao động thuộc diện hưởng lương, bao gồm:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
công an nhân dân;
Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân
dân, công an nhân dân.
+ Người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp, bao gồm:
10



Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân;
Hạ sĩ quan, chiên sĩ công an nhân dân.


Người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Là những công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối
tượng áp dụng BHXH bắt buộc.
b) Người sử dụng lao động tham gia BHXH
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doạnh nghiệp nhà nước
đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc
Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp Nhà nước;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục –đào
tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã
hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp
tác xã;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê
mướn, sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật
lao động;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.



Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân
nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu
Chính phủ;
11


Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;
Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu
Chính phủ.
* Đối tượng tham gia BHYT
Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định ( Luậ số
25/2008/QH12).
* Đối tượng tham gia BHTN
- NLĐ tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ tham gia BHTN:
Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12
tháng đến 36 tháng;
Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao
độnghàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định
thời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với
NSDLĐ tham gia BHTN thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN
- NSDLĐ tham gia BHTN là NSDLĐ có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên tại
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
1.2.3.2. Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt

buộc, BHTN, BHYT trên địa bàn theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT
trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện thamgia BHXH bắt buộc trên
địa bàn quản lí theo sự phân cấp quản lý.
-Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT
của NLĐ và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN,
BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH.
1.2.4. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt
buộc, BHTN trong từng đơn vị sử dụng lao động, danh sách điều chỉnh lao
12


động và mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN (trường
hợp tăng, giảm lao đọng và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN).
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự
nguyện.
- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng
BHXH, BHYT, BHTN. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc thu
nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị sử dụng lao động,
đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT và người tham gia lập theo mẫu quy
định của BHXH Việt Nam.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ
đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị tham gia BHXH BHYT, BHTN.
Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng
tham gia lập theo mẫu của BHXH Việt Nam.
- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN trong từng đơn vị
và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT bắt
buộc, BHTN do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia
BHYT.

- Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia
BHXH,BHYT, BHTN và hằng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu
thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN.
1.2.5. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Là cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số
lượng theo quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định.
- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của
đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật về
BHXH.
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng ttham gia BHXH nhằm thực
hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “ che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện
BHXH cho mọi người vì sự an sinh và sự công bằng xã hội theo chủ trương
của Nhà nước.

13


- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham
gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần tích cực và việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi
phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình
thực hiện pháp luật về BHXH.
1.2.6. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Cở sở pháp lý:
Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc
quản lý đới tượng tham gia BHXH
Hệ thống pháp luật bao gồm: phấp luật về lao động, pháp luật về
BHXH, BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan như: Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã...

- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị
BHXH là việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung
ương đến địa phương.
- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện là những quy định về các loại văn
bản, giấy tờ cần thiết và các TTHC mà đối tượng tham gia BHXH phải thực
hiện. Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người
tham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị sử dụng lao động. Đây là một
trong những công cụ không thể thiếu đối với bất kì một hệ thống BHXH nào.
- Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị
BHXH nói chung và quản lý đối tượng tham gai BHXH nói riêng là một việc
làm tất yếu. Khi CNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham
gia, thì các TTHC được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt
hơn.
- Các cơ quan, tổ chức hữu quan:
+ Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp
nhịp nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan
khác trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và NSDLĐ.
+ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà
nước về BHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan
thanh tra BHXH, ngân hàng, kho bạc…
14


1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham
gia
Chính sách BHXH là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản
lý, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý
nói chung và có vai trò quan trọng trong việc quản lý đối tượng tham gia
BHXH nói riêng. Trong quá trình tổ chức, quản lý BHXH, các chế độ, chính
sách BHXH các văn bản pháp luật về BHXH là những công cụ cơ bản và

quan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT,
BHTN và có tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia BHXH. Thông qua
các chính sách BHXH, các đối tượng thể hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, đồng thời giúp cho công tác quản lý các đối tượng được dễ dàng, công
bằng và minh bạch hơn. Chính vì thế sự thay đổi về chính sách BHXH, các
văn bản pháp luật về BHXH đều ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đới
tượng tham gia BHXH.
Cơ cấu dân số cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham
gia. Nếu một quốc gia có dân số già, tức lực lượng lao động chiến tỉ trọng
thấp trong dân số sẽ dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia BHXH cũng thấp
theo. Ngược lại, nếu một quốc gia có dân số trẻ thì lực lượng lao động trong
xá hội sẽ tăng lên, sẽ có nhiều người tham gia và thị trường lao động, được kí
kết các lạo hợp đồng lao động làm tăng số đối tượng tham gia BHXH. Vì vậy,
một quốc gia có dân số già hay trẻ sẽ có ảnh hưởng đến công tác quản lý đối
tượng tham gia BHXH nói chung và công tác quản lý đối tượng tham gia
BHTN nói riêng.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có
tác động đến đối tượng tham gia. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của một
quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm đầu tư tiêu dùng của Nhà nước. Vì thế
một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì sẽ tạo ra nhiều
việc làm mới, người lao động có thu nhập cao hơn, tình hình sản xuất kinh
doanh thuận lợi hơn. Từ đó, tỉ lệ người tham gia BHXH sẽ tăng lên do có
công việc và được NSDLĐ tham gia cho NLĐ và đồng thời NLĐ cũng có thu
nhập để tự tham gia BHXH theo nhu cầu của mình.
Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong
việc triển khai và thực hiện chính sách BHXH cũng như công tác quản lý đối
tượng tham gia. Nếu cả NLĐ và NSDLĐ đều có nhận thức đúng đắn về
BHXH thì họ sẽ tích cực thưc hiện đầu đủ quyền tham gia của mình. Tuy
15



nhiên, hiện tượng cả NLĐ và NSDLĐ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà
không có cái nhìn lâu dài đang xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lý đối
tượng tham gia BHXH. Nhiều chủ sử dụng lao động cho rằng họ không thu
được lợi ích gì từ việc tham gia BHXH cho NLĐ mà còn bị thiệt thòi vò phải
chi ra một khoản chi phí khá lớn. Điều đó làm tăng tình trạng trốn đóng
BHXH. Bên cạnh đó, sự trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH của NSDLĐ còn
được NLĐ đồng tình, ủng hộ thông qua việc NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ trả
thẳng tiền đóng BHXH và tiền lương hoặc lo sợ mất việc làm khiến họ không
dám lên tiếng đòi quyền lợi. Như vậy sự thiếu hiểu biết của NLĐ và NSDLĐ
là một trở ngại lớn cho công tác quản lý đối tượng tham gia, là nguyên nhân
chính của hành vi trốn đóng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cảu
NLĐ.
Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò to lớn trong việc nâng cao
nhận thức của người dân về vai trò của BHXH trong đời sống. Nếu thực hiện
tốt công tác này sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách
BHXH theo quy định của pháp luật, làm thay đổi thái độ đối với công tác
BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật. Ngoài ra, tuyên truyền
BHCH còn có tác dụng cổ vũ động viên NLĐ cùng các đơn vị sử dụng lao
động tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia
BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi
gian lận, trục lợi. Bởi vậy công tác tuyên truyền cho các đối tượng sẽ khuyến
khích họ tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục trong quy trình tham
gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiện tốt hơn.
Ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nói chung và quản lý đối
tượng tham gia BHXH nói riêng là một nhân tố quan trọng trong công tác
quản lý đối tượng tham gia BHXH. Khi CNTT được sử dung làm công cụ
quản lý đối tượng tham gia BHXH thì các TTHC sẽ được cải cách, giảm thiểu
và hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ cao hơn.


16


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2011- 2014
2.1.Giới thiệu chung về huyện Đông Anh và BHXH huyện Đông
Anh
2.1.1. Khái quán về huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ
đô Hà Nội.Huyện Đông Anh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời qua
nhiều lần thay đổi địa giới hành chính với nhiều tên gọi. Ngày 20 tháng
4 năm 1961, huyện Đông Anh gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thịnh (Nguyên
Khê), Tự Do (Xuân Nộn), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Nam Hồng, Thành Công
(Kim Nỗ), Hùng Sơn (Uy Nỗ), Toàn Thắng (Tiên Dương), Việt Hùng, Dân
Chủ (Đại Mạch), Việt Thắng (Võng La), Anh Dũng (Hải Bối), Tân Tiến
(Vĩnh Ngọc), Vạn Thắng (Xuân Canh), Liên Hiệp (Vân Nội), Quyết Tâm (Cổ
Loa) sáp nhập vào Hà Nội.
Theo Quyết đinh số 78 của Chính phủ ngày 31 tháng 5 năm 1961,
thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã (trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã:
Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn (Bắc
Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và xã Tầm Xá thuộc quận V cũ.
Lúc này, huyện Đông Anh có 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông
Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng,
Nguyên Khê, Tầm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội,
Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có
diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân
Nộn. Từ đó, huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã.
Từ đó đến này, huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân
phố. Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp

Thành phố.
Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị,
dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối
giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc.Tổng diện
tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha. Dân số trên
331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%.Có 33,3 km đường sông
17


(sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp
– Ngũ Huyện khê). Có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào
Cai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đường QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài,
QL 23.Về Công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công
nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn
Huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển
mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú…. Đóng trên địa bàn Huyện có
trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần
30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên
13.000 hộ kinh doanh cá thể.
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
+ Phía nam giáp [sông Hồng] giáp với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm
+ Phía đông nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội
+ Phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội
+ Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Anh ngày càng phát triển xứng tầm với
sự phát triển chung của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
2.1.2. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh
BHXH huyện Đông Anh là đơn vị trực thuộc BHXH Thành phố Hà
Nội. Hiện nay cơ quan BHXH huyện Đông ANh có 33 cán bộ với 1 giám đốc,

2 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng. Trong số 33 cán bộ có 7 nam và 26 nữ với
trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. BHXH huyện Đông Anh quản lý hơn
1000 đơn vị với 65250 lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như:
cơ quan Nhà nước, tư nhân, các công ty liên doanh.
Bảo hiểm xã hội Huyện có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Thành phố tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản
lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội Huyện chịu
sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố, chịu
sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND Huyện.
Cơ cấu tổ chức:
- Bộ phận chế độ chính sách
18


-

Bộ phận thu
Bộ phận tài chính
Bộ phận tự nguyện
Bộ phận giám định

Từ ngày mới thành lập cho đến nay, BHXH huyện Đông Anh đã gặp
không ít khó khăn. Tuy nhiên, các cán bộ trong cơ quan đã đoàn kết nỗ lực
hết mình để từng bước vượt qua khó khăn, ổn định công việc. Trong những
ăm qua họ đã không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp cụ, phẩm chất chính trị… và đã đạt được nhiều kết quả như: số đơn vị
và số NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng, luôn luôn cố gắng chi trả cho các
đối tượng đúng, đủ và kịp thời… Hằng năm cơ quan BHXH luôn hoàn thành
chỉ tiêu và kế hoạch được giao. Thành tích đã đạt được:
- Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng bằng

khen.
- Ủy ban Nhân dân Thành phố tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc phong
trào thi đua”.
Và nhiều giấy khen của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và Ủy ban Nhân dân
huyện Đông Anh, Chi bộ Đảng luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
2.2. Thực trạng công tác quản lý đối thượng tham gia BHXH tại
huyện Đông Anh giai đoạn 2010- 2014
2.2.1. Quản lý danh sách đối tượng thamgia BHXH
2.2.1.1. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Trong những năm qua, BHXH huyện Đông Anh luôn đảm bảo việc
thực hiện các chế độ chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước. Điều đầu tiên
cần làm là quản lý đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ mà BHXH Thành phố giao phó. Với điều kiện kinh tế xã hội ngày càng
phát triển, kéo theo sự xuất hiện các khu công nghiệp mới, các đơn vị hoạt
động sản xuất kinh doanh mới đã làm cho các thành phần kinh tế trở nên đa
dạng và phong phú. Từ đó, số lượng NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH bắt
buộc cũng tăng đáng kể.
Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Đông Anh giai đoạn
2011-2014 được thể hiện qua bảng sau:
19


Bảng 1: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Đông Anh
giai đoạn 2011-2014
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm
Năm Lượng tăng(người)
Tốc độ tăng (%)
2011 2012 2013 2014 2012
2013

2014 2012
2013
2014
so với so với so với so với so với so với
2011
2012
2013 2011
2012
2013
SLĐ trong 8470 9110 9456 9892
640
346
436 +7.56
+3.8
+4.61
DNNN
SLĐ trong 1726 17582 17838 1829 317
256
460
+1.84 +1.46
+2.58
khu
vực 5
8
HCSN
SLĐ trong 288
299
317
342
11

18
25
+3.82 +6.0
+7.87
xã phường
SLĐ ngoài 2235 24052 27018 3113 1695
2966
4119 +7.58 +12.33 +15.25
quốc
7
7
doanh
SLĐ ngoài 1718 1963 2144 2396 245
181
252
+14.2 +9.22
+11.75
công lập
6
SLĐ khu 2215 2529 2820 3185 314
291
365
+14.1 +11.51 +12.94
vực LLVT
8
Tổng SLĐ 5231 55535 59593 6525 3222
4058
5657 +6.16 +7.31
+9.49
3

0
(Nguồn BHXH huyện Đông Anh)
Từ bảng số liệu trên cho thấy số lượng tham gia BHXH đã có sự gia
tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011 số lao động là 52313 người
, năm 2012 số người tham gia đã lên tới 55535 người, tăng 3222 người tương
ứng 16.16%. Năm 2013, số lao động tham gia BHXH là 59593 người tăng
thêm 4058 người so với năm 2012, tương ứng tăng 7.31%. Năm 2014, số lao
động tham gia BHXH tiếp tục tăng lên 65250, tăng thêm 5657 người, tương
ứng tăng 9.49% .Số lao động tham gia BHXH có sự khác biệt giữa các khối
kinh tế, chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhà
nước, khu vực hành chính sự nghiệp. Trong đó khu vực ngoài quốc doanh là
tăng nhiều nhất. Lượng tăng tuyệt đối ở khu vực này năm 2012 so với năm
2011 là 1695 người, tương ứng 7.58; năm 2013 so với năm 2012 là 2966
người tương ứng tăng 12.33%. Số lượng tăng cao nhất là năm 2014 so với
năm 2013 là 31137 người tương ứng tăng 15.25%. Có kết quả này là do năm
2013, 2014 nền kinh tế đã dần ổn định sau suy thoái năm 2011 và năm 2012.
20


Hai khu vực được xem là ít biến động nhất về số lượng tham gia
BHXH là khu vực xã phường và khu vực ngoài công lập. Cụ thể như sau: số
lượng người tham gia BHXH năm 2014 so với năm 2011 ở khu vực xã
phường là 54 người tương ứng tăng 18.75% còn khu vực ngoài công lập là
678 người tương ứng tăng 39.46%. Nguyên do số lượng người tham gia
BHXH còn ít là quy mô của đơn vị còn nhỏ. Do đó ít có sự biến động.

Chỉ tiêu

Khu vực
DNNN

Khu vực
HCSN
Khu vực
xã phường
Khu vực
ngoài quốc
doanh
Cơ sở
ngoài công
lập
Khu vực
LLVT
Tổng

Bảng 2: Số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện Đông Anh
(2011-2014)
Năm Năm Năm Năm Lượng tăng giảm (đơn vị) Tốc độ tăng giảm (%)
2011 2012 2013 2014 2012
2013
2014 2012
2013
2014
so với so với so với so với so với so với
2011
2012
2013 2011
2012
2013
40
40

40
40
0
0
0
0
0
0
176

176

177

177

0

1

0

0

+0.63

0

23


23

23

23

0

0

0

0

0

0

394

473

649

912

79

176


263

+20.0
5

+37.2
1

+40.5

34

42

46

58

8

4

12

+23.5
3

+9.52

+26.0


13

13

13

13

0

0

0

0

0

0

680

767

930

1205 87

163


275

+12.7
9

+21.2
5

+29.57

(Nguồn BHXH huyện Đông
Anh)
Theo bảng số liệu trên thì số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện
Đông Anh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011- 2014. Nếu năm 2011 chỉ
có 680 đơn vị tham gia thì đến năm 2014 con số này đã lên tới 1205 đơn vị.
Cụ thể năm 2012 tăng 87 đơn vị so với năm 2011, tương ứng tăng 12.79%;
năm 2013 tăng 163 đơn vị so với năm 2012, tương ứng tăng 21.25%; năm
2014 tăng 275 đơn vị so với năm 2013, tương ứng 29.57%. Số đơn vị tăng ở
mức trung bình do có sự ảnh hưởng của sự bất ổn của kinh tế thế giới do
khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải
quyết. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế
21


giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Vì vậy các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và cơ sở công lập đã có điều kiện để phát triển trở lại số lao động
được tham gia BHXH cũng tăng lên. Mặt khác cũng do sự hướng dẫn tận tình
của cán bộ trong cơ quan mà NLĐ và NSDLĐ hiểu rõ được tầm quan trọng
của BHXH và sẵn sàng tham gia.

2.2.1.2. Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành
phần kinh tế thì nhu cầu về BHXH tự nguyện được tăng lên nhiều. Khi tiến
hành triển khai thực hiện BHXH tự nguyện đã đảm bảo quyền lợi cho mọi
người lao động thuộc mọi tầng lớp nhân dân được tham gia trên cơ sở vận
động, khuyến khích họ tiết kiệm chi tiêu khi còn trong tuổi lao động có sức
khỏe, có việc làm có thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình
khi không may gặp phải rủi ro hoặc khi về già hoặc chết. Từ đó giảm bớt
gánh nặng cho xã hội. Trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện BHXH
Huyện Đông Anh đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 3: Số người tham gia BHXH tự nguyện (2011- 2014)
Năm
2011
2012
2013
2014
Số người tham 215
326
398
453
gia ( người)
(Nguồn BHXH huyện Đông Anh)
Nhìn chung số người tham gia BHXH tự nguyện huyện Đông Anh vẫn
còn thấp. Năm 2011 có 215 người tham gia đến năm 2014 số người tham gia
tăng lên 453 người. Trong 4 năm số người tăng 238 người.
Số người tham gia BHXH tự nguyện huyện Đông Anh có xu hướng
ngày càng tăng lên. Do đặc trưng của nhóm đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện phần lớn là không ổn định về công việc, chỗ làm việc và thu nhập.
Nên khi triển khai chính sách BHXH tự nguyện BHXH Huyện đã thực hiện
tốt công tác tuyên truyền vần động làm cho người dân nhân thức được lợi ích

và tầm quan trọng của chính sách là đã tham gia, như tại các xã Liên Hà, Việt
Hùng, Vân Hà…
2.2.2. Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH
Chính sách tiền lương chính là căn cứ đóng BHXH và là cách xác định
tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng. Như vậy để quản lý được mức đóng cơ
quan BHXH huyện Đông Anh trước hết phải quản lý được tổng quỹ lương
làm căn cứ đóng. Trách nhiệm của cơ quan BHXH huyện Đông Anh là căn cứ
22


vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng
lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định, trường hợp nâng
lương không đúng quy định cơ quan BHXH Huyện từ chối thu BHXH theo
yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Hơn nữa cơ quan BHXH huyện Đông
Anh còn phải quản lý chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ
trong từng đơn vị sử dụng lao động. Đối với các đơn vị có tăng giảm về số lao
động hoặc tăng giảm về tiền lương thì phải báo cáo ngay với cán bộ chuyên
trách quản lý quỹ lương đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh mức tăng giảm.
Qua đó, BHXH huyện thường xuyên kiếm soát đối chiếu với tổng quỹ lương
của đơn vị sử dụng lao động hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền đơn vị sử
dụng lao động phải nộp vào quỹ BHXH.
2.2.2.1. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH bắt
buộc
Cơ quan BHXH huyện Đông Anh chỉ có thể nắm tốt số tiền lương trên
giấy tờ của các đơn vị tham gia BHXH mà thường không kê khai được chính
xác quỹ lương thực tế. Điều này gây khó khăn cho cơ quan BHXH. Thực tế,
chủ doanh nghiệp thường kê khai quỹ lương thấp hơn thu nhập thực tế, số ít
cũng có doanh nghiệp kê khai cao hơn thu nhập thực tế. Nhiều đơn vị có thu
nhập cao hơn gấp nhiều lần nhưng chỉ đăng kí đóng lương cơ bản. Trong 4
năm qua, BHXH Huyện đã thực hiện công tác quản lý quỹ lương và công tác

thu BHXH bắt buộc như sau:

Bảng 4: Tổng quỹ lương đóng BHXH bắt buộc của NLĐ và
NSDLĐ (2011-2014)
Đơn vị: triệu đồng
Năm

2011

2012

2013
23

2014


Tổng quỹ
lương
Khu vực
DNNN
Khu vực
HCSN
Khu vực xã
phường
Khu vực ngoài
nhà nước

725093


746410

792468

845635

62057

69749

71478

71626

86425

95637

98567

97894

8798

8935

9031

9067


567813

572089

613392

667048

(Nguồn BHXH huyện Đông Anh)
Theo bảng số liệu trên ta thấy tổng quỹ lương đóng BHXH của các đơn
vị sử dụng lao động trong Huyện liên tục tăng qua các năm từ 725093 năm
2011 lên 845635 năm 2014. Trong đó khu vực ngoài nhà nước là khu vực
chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số phải thu của Huyện, luôn đạt trên 68%
tương đối ổn định.Tiếp đến là khu vực hành chính sự nghiệp tăng nhanh cả về
tổng quỹ lương (từ 86425 triệu đồng lên 97894 triệu đồng) và cũng như tỉ
trọng trong cơ cấu trung bình mỗi năm chiếm 10%. Khu vực DNNN tốc độ
tăng trung bình từ 62057 triệu đồng năm 2011 lên 71626 triệu đồng năm
2014, trung bình mỗi năm tăng 2393 triệu đồng. Khu vực xã phường chiếm tỉ
trọng nhỏ ( khoảng 1%) và mức tăng thấp ( từ 8798 triệu đồng năm 2011 lên
9067 triệu đồng năm 2014). Tổng quỹ lương tăng là do số lượng doanh
nghiệp tăng và do sự điều chỉnh mức tiền lương cơ sở và tiền lương tối thiểu
vùng.
2.2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH tự
nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện có đặc điểm là họ không có thu nhập
thường xuyên như những người làm công hưởng lương. Do đó, Luật BHXH
quy định: “mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do
NLĐ lựa chọn nhưng mức thu nhập này không được thấp hơn mức lương tối
thiểu chung”. Tổng thu nhập của NLĐ tăng dần lên làm cho NLĐ đóng
BHXH tự nguyện với mức tăng lên liên tục qua các năm. Từ đó làm tăng

nguồn quỹ BHXH.
2.2.3. Quản lý sổ BHXH
Sổ BHXH là một loại giấy tờ do cơ quan BHXH cấp cho NLĐ để theo
dõi việc đóng hưởng các chế độ BHXH nhằm tạo sự phù hợp và thuận tiện
24


trong quá trình giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH.
Việc sử dụng sổ BHXH đã giúp cho các cấp, các ngành, các đơn vị và NLĐ
thuộc diện tham gia BHXH nhận thức rõ hơn về chính sách BHXH của Nhà
nước, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia
BHXH.Theo lãnh đạo cơ quan BHXH, quy định một NLĐ chỉ có một sổ là để
tránh trường hợp trục lợi BHXH nhằm đảm bảo công tác chốt sổ được thực
hiện nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Tổ chức BHXH có trách
nhiệm cấp sổ BHXH cho từng NLĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH bắt buộc và BHTN; trong
thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ không hợp lệ đối với người
tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp không cấp sổ BHXH cho NLĐ thì tổ
chức BHXH sẽ trả lời bằng văn bản.
Sau khi đã tiếp nhận và sử lý các hồ sơ tham gia BHXH, thẩm định hồ
sơ hợp lệ, những NLĐ mới tham gia sẽ được cấp sổ BHXH. Cấp sổ BHXH là
quyền của NLĐ khi tham gia BHXH, đòng thời cũng là công cụ để quản lý
đối tượng tham gia được thực hiện chặt chẽ hơn.
Việc cấp sổ BHXH đã tạo niềm tin nơi NLĐ góp phần khuyến khích
NLĐ tự giác tham gia để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Sổ BHXH có tác
dụng hữu hiệu trong việc kiểm tra, kiểm soát về mức nộp, thời gian nộp, có
đúng đủ hay không đồng thời tạo điều kiện cho NLĐ đôn đốc NSDLĐ nộp
BHXH đầy đủ kịp thời. Công tác cấp sổ BHXH luôn được BHXH huyện
Đông Anh chú trọng thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời.
Năm

2011
2012
2013
2014
Số lao động
52313
55535
59593
65250
tham gia (người)
Số sổ được cấp
52224
55390
59562
65200
Bảng 5: Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc (2011- 2014)
(Nguồn BHXH huyện Đông Anh)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động tham gia BHXH
và số sổ được cấp ngày càng tăng. Tuy nhiên số lao động được cấp sổ đều
thấp hơn số lao động thamg gia. Năm 2011, số lao động chưa được cấp sổ là
89 người tương đương 1.7%. Năm 2012, số lao động chưa được cấp sổ cao
nhất là 2.6% tương đương 145 người. Năm 2013 số lao động chưa được cấp
sổ là 31 người tương đương 0.52%. Năm 2014 số lao động chưa được cấp sổ
50 người, tương đương 0.77%
25


×