Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của xí nghiệp giống cây trồng yên khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 101 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở khu
vực nông thôn, gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do
đó, sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển đất nước.
Trong hai thập kỷ qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu đáng khích lệ. Trong khi đã đảm bảo được an ninh lương thực, Việt Nam
đã trở thành một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản
xuất và xuất khẩu nông sản của một số loại cây trồng như lúa gạo, cà phê, cao
su, điều, chè, hồ tiêu.v.v… Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, Việt
Nam từ một nước thiếu lương thực, từ năm 1989 đến nay nước ta đã trở thành
cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hàng năm Việt Nam mất
khoảng 30.000 ha đất canh tác chất lượng cao cho nhà ở và công nghiệp. Với
thực trạng đó, để tiếp tục đạt được sự tăng trưởng trong sản xuất, chúng ta
phải tập trung vào hệ sinh thái lúa nước, bằng biện pháp áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến. Cùng với việc cải thiện hệ thống thủy lợi, phổ
biến ứng dụng ứng dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thì các
giống mới đã đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố đầu tiên quyết định đến
tăng năng suất và chất lượng của lúa. Ngành trồng trọt đã cung cấp một bộ
giống lúa rất phong phú, bao gồm những giống lúa thuần và giống ưu thế lai
ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh,…được
chọn lọc đưa vào sản xuất.
Từ vị trí, vai trò quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất nông


nghiệp mà hàng năm Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn về kinh phí và cơ sở vật

1


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

chất kỹ thuật cho các Viện và các trường Đại học nghiên cứu, đào tạo và
chuyển giao công nghệ sinh học nông nghiêp và tạo ra các giống cây trồng
phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
hàng triệu hộ nông dân trong cả nước. Trong đó, công tác nghiên cứu, chọn
tạo và ứng dụng vào sản xuất các giống lúa mới, giống nguyên chủng đặc biệt
được quan tâm. Hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có tất nhiều
đơn vị “thi nhau” cung ứng cho thị trường những giống lúa mới. Tuy nhiên,
để lại ấn tượng hơn cả với bà con nông dân vấn là Xí nghiệp giống cây trồng
Yên Khê, bởi Xí nghiệp đã có thâm niên gần 50 năm cung ứng các loại giống
và 16 năm chuyên sâu sản xuất các loại lúa giống đạt tiêu chuẩn quốc gia. Xí
nghiệp giống cây trồng Yên Khê là một đơn vị trực thuộc của công ty TNHH
nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội. Xí nghiệp
được giao 18 ha đất sản xuất, cấy 2 vụ lúa giống/ năm, ngoài ra còn thuê
thêm diện tích của đơn vị bạn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trung bình mỗi
năm, Xí nghiệp sản xuất được 10 tấn lúa giống siêu nguyên chủng, 600 tấn
lúa giống nguyên chủng.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh của nhiều đơn vị cung ứng giống cây trồng
ngày càng gay gắt, đòi hỏi Xí nghiệp phải có chiến lược và giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường. Để làm được
điều đó thì việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống là việc làm
cần thiết. Đây là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế sản xuất lúa giống, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí
nghiệp.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp giống cây
trồng Yên Khê”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

2


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất lúa giống, đề tài đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất lúa giống tại Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê, đồng
thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống
của Xí nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp;
- Phân tích thực trạng sản xuất lúa giống đồng thời đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa giống của Xí nghiệp;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản xuất
lúa giống của Xí nghiệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các giống lúa của Xí nghiệp sản xuất;

- Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất lúa giống;
- Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống và các yếu tố liên quan đến hiệu
quả sản xuất lúa giống.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung
Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống, xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất lúa giống, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp.
* Phạm vi không gian
- Thu thập tài liệu thứ cấp ở các phòng ban của Xí nghiệp giống cây
trồng Yên Khê.

3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

- Thu thập tài liệu sơ cấp tại các hộ gia đình công nhân sản xuất lúa
giống, tại các tổ sản xuất của Xí nghiệp.
* Phạm vi thời gian
- Thu thập số liệu trong 3 năm gần đây (2006-2009).
- Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ 23/12/2009 đến 26/05/2010

4


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Phạm Thị Thu – KT51A

PHẦN THỨ HAI

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
* Hiệu quả
Trong mọi hoạt động của con người đều liên quan đến vấn đề hiệu quả.
Hiệu quả là căn cứ để đánh giá bất kỳ hoạt động nào của cong người, là căn
cứ để xác định những hoạt động tiếp theo. Khi cần đánh giá một hoạt động
nào đó người ta thường sử dụng chỉ tiêu hiệu quả để so sánh hoạt động này
với hoạt động khác. Hiệu quả là chỉ tiêu toàn diện nhất dùng để đánh giá chất
lượng của hoạt động, nó được đánh giá bằng nhiều mặt khác nhau trong một
tổng thể thống nhất. Tùy theo mục đích khác nhau mà mỗi người quan tâm
đến hiệu quả ở những khía cạnh khác nhau. Đối với một hoạt động nào đó thì
điều được các nhà kinh tế quan tâm đầu tiên đó là hiệu quả kinh tế mà hoạt
động đó mang lại, còn các nhà môi trường lại quan tâm đến hiệu quả môi
trường, …Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện nhất thì hiệu quả của bất kỳ hoạt
động nào cũng nên được xem xét đánh giá trên cả 3 mặt là: mặt kinh tế, mặt
xã hội và mặt môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế của một quá trình sản xuất hay kinh doanh. Nó được xác định
bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được và chi phí sản xuất đã bỏ ra
để thu được kết quả đó. Từ đó đã hình thành nên 3 quan điểm khác nhau
trong tính toán hiệu quả kinh tế.

5



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

- Theo quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Hay đó chính là:
H=Q–C
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả sản xuất kinh doanh thu được
C: Chi phí sản xuất bỏ ra để thu được lượng kết quả Q

Quan điểm này có ưu điểm là chỉ rõ được quy mô của hiệu quả kinh tế
nhưng nó chưa phản ánh đúng mức hiệu quả kinh tế vì nhà sản xuất muốn
phải đầu tư một lượng chi phí ít nhất nguồn lực để tạo ra một lượng sản phẩm
nhất định chứ không phải đạt được kết quả sản xuất kinh doanh với bất kỳ chi
phí nào.
Chỉ tiêu này cho ta biết quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng lại không
thể hiện được quan hệ đánh đổi giữa kết quả và chi phí.
- Theo quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả
thu được tính trên một đồng chi phí đầu tư. Hay đó chính là:
H=
Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được trình độ sử dụng nguồn
lực sản xuất giúp ta so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất
khác nhau. Tuy nhiên quan điểm này lại có nhược điểm là không thể hiện
được quy mô hiệu quả sản xuất. Để khắc phục được yếu điểm của nó thì trên

thực tế khi muốn phân tích hiệu quả kinh tế người ta thường kết hợp cả hai
quan điểm trên.
- Theo quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế được đo bằng tỷ số giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Hay đó chính là:

6


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

H=
Trong đó:

∆Q: Kết quả sản xuất tăng thêm
∆C: Chi phí đầu tư tăng thêm để đạt được lượng ∆Q

Ưu điểm của quan điểm này là đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất
theo chiều sâu hay tính toán được hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ
kỹ thuật vào trong sản xuất. Nó phản ánh được trình độ áp dụng khoa học tiến
bộ của đơn vị kinh tế đó. Hạn chế của nó là không tính đến hiệu quả kinh tế
của tổng chi phí đầu tư.
Như ta đã biết, hiệu quả kinh tế của con người đa dạng, phong phú và
không có cách xác định hiệu quả kinh tế chung cho mọi đơn vị kinh tế. Do
đó, khi tính toán hiệu quả kinh tế phải tùy vào từng đơn vị kinh tế, tùy vào
mục đích đặt ra mà áp dụng linh hoạt các quan điểm cho phù hợp.
*Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ,

mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Nhưng có thể nói rằng, trong cơ chế
thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được
mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược sản
xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của
thị trường, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời
phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng cà thực hiện các hoạt động quản trị trên, các
doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn
kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh
nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì

7


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả của các hoạt động
sản xuất kinh doanh đó. Vậy hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh
là gì? Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung ở trên ta có thể đưa ra
khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp như sau: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền
vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề
ra.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực

sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên
phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội là chỉ tiêu
phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải
quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi
vậy, hiệu quả này có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách
toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của nền
kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức
sống bình quân, … Thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các
doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt vấn đề hiệu
quả xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính
chu kỳ, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo quá lớn… Chính vì vậy
Đảng và Nhà nước ta đã cõ những đường lối, chính sách cụ thể để đồng thời
tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, chúng ta
không thể chú trọng một cách thái quá đến hiệu quả xã hội, một bài học rất
lớn từ thời kỳ chế độ bao cấp để lại đã cho chúng ta thấy rõ được điều đó.
* Lúa giống

8


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

- Khái niệm: Lúa giống là lúa được gieo trồng với mục đích là để sản
xuất ra thóc dùng để làm giống chứ không phải sản xuất ra thóc thương phẩm
( thóc dùng để ăn)
- Phân loại: Người ta phân lúa giống ra thành sáu cấp bậc như sau:
1. Hạt giống lúa tác giả: Là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng: Là hạt giống lúa được nhân ra từ

hạt giống lúa tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình
phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
quy định. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng chỉ để sản xuất ra hạt giống lúa
nguyên chủng.
3. Hạt giống lúa nguyên chủng: Là hạt giống lúa được nhân ra từ giống
siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống lúa
nguyên chủng sử dụng để sản xuất hạt lúa giống xác nhận 1.
4. Hạt giống lúa xác nhận: Là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống
nguyên chủng qua một hoặc hai thế hệ gồm:
+ Hạt giống lúa xác nhận thế hệ thứ nhất (gọi là hạt giống lúa xác nhận
1, XN1) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng theo quy
trình sản xuất lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN 17762004. Hạt giống lúa xác nhận 1 sử dụng để sản xuất lúa thương phẩm hoặc sử
dụng để sản xuất hạt lúa giống xác nhận 2.
+ Hạt giống xác nhận thế hệ thứ hai (gọi là hạt giống lúa xác nhận 2,
XN2) là hạt giống lúa được nhân ra từ giống lúa xác nhận 1 theo quy trình
sản xuất hạt giống lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Hạt giống lúa xác nhận 2 chỉ sử dụng để sản xuất lúa thương phẩm.
5. Hạt giống lúa bố mẹ lai là hạt giống lúa của dòng bố mẹ bất dục đực
di truyền tế bào chất (CMS), dòng mẹ bất dục dực di truyền nhân mẫn cảm
với nhiệt độ (TGMS) hoặc độ dài chiếu sáng (PGMS) và dòng bố phục hồi
hữu dục, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai và

9


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống lúa bố mẹ lai chỉ sử dụng

để sản xuất hạt lai F1.
6. Hạt giống lúa lai F1 là hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng
mẹ bất dục đực (CMS, TGMS, PGMS) với dòng bố (dòng phục hồi tính hữu
dục) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định. Hạt lai F1 chỉ dùng để sản xuất lúa thương phẩm.
2.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế sản xuất kinh
doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của
hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ và ứng dụng được
các phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu,
các công thức cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thì chúng ta cần:
Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thức
chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng
các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan
hệ ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Để
tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta phải tính được kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nếu xét mối quan hệ giữa kết
quả và hiệu quả thì kết quả là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ hai: Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân biệt các khái niệm
này đã được trình bày ở trên. Bên cạnh đó, phải phân biệt được hiệu quả
trước mắt với hiệu quả lâu dài. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của doanh

10



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh nghiệp, do đó mà tính
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau phải là
khác nhau. Xét về lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các
hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh
nghiệp là lợi nhuận. Xét về tính hiệu quả trước mắt thì nó phụ thuộc vào các
mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Có rất
nhiều các doanh nghiệp hiện tại lại không đạt mục tiêu lợi nhuận mà lại thực
hiện mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín
của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều sâu và chiều rộng… do đó
mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng các chỉ tiêu
có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta
không thể kết luận được là doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, mà
phải kết luận là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu
hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu
dài, nhưng mục đích của nó lại nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài. Còn
ở trong bài này ta chỉ tính đến hiệu quả kinh tế sản xuất lâu dài của Xí
nghiệp.
2.1.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh. Khi tiến hành bất kỳ
một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy
động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng tạo ra kết quả
phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển thì
doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng
bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để

thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các
doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau.

11


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

Trong đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu
nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua
việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà
quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để từ đó
đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm
chi phí và tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị, hiệu quả sản xuất kinh
doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá trình độ sử dụng từng
yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận cấu
thành của doanh nghiệp. Do vậy, xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì
phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không
thể thiếu được trong việc kiểm tra, đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải
pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất đẻ thực hiện
các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả sản
xuất kinh doanh như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với
các nhà quản trị, khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều
quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh

có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa
là mục tiêu để quản trị kinh doanh.
2.1.4 Vị trí và vai trò của việc sản xuất lúa giống
* Vị trí của việc sản xuất lúa giống
Thực tế cho thấy gạo của Việt Nam tuy năng suất cao, giá thành lại
thấp nhưng chất lượng gạo còn kém so với các nước khác như Thái Lan, Ấn
Độ… Do đó, để nền nông nghiệp nói chung và việc sản xuất lúa gạo nói riêng

12


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thế giới thì
cần phải tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm nông nghiệp. Mà
giống tốt được coi là trợ thủ đắc lực giúp tăng nhanh hơn hàm lượng chất
xám trong nông sản. Trong sản xuất lúa nước, người ta phải nghiên cứu, chọn
lọc ra các giống lúa tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tuy nhiên, giống tốt không phải tự nhiên mà có, giống tốt là do con
người chọn tạo ra. Điều đó cho thấy vai trò của việc sản xuất lúa giống là vô
cùng quan trọng. Công tác lúa giống có nhiệm vụ nghiên cứu, chọn lọc, lai
tạo ra những giống lúa có năng suất cao và ổn định, có tính thích ứng rộng để
sản xuất. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người càng tăng
cao. Lúc này, ngoài nhu cầu ăn no, con người đòi hỏi phải ăn ngon, công tác
lúa giống lại phải tìm ra các giống lúa mới không những có năng suất cao mà
chất lượng gạo phải ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Từ những lí lẽ trên đây cho thấy, sản xuất lúa giống có một vai trò đặc
biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói

riêng.
* Vai trò của sản xuất lúa giống
- Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân: Việc sản xuất lúa giống
góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ công nhân của Xí nghiệp. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của việc sản xuất lúa giống cao hơn đáng
kể so với sản xuất lúa thương phẩm. Cụ thể, theo kết quả điều tra của Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy nông dân tham
gia sản xuất lúa giống cho lợi nhuận cao hơn 13,2 triệu đến 46,7 triệu
đồng/ha so với sản xuất lúa hàng hóa.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Ở Việt Nam đại bộ phận
dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn. Do đó ở khu vực nông thôn
đang tập trung một số lớn lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên tình
trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn đang diễn ra rất nghiêm trọng. Nhất là

13


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

trong giai đoạn hiện nay, khi cơn bão suy thoái kinh tế đang ập đến, lao động
thành phố đang chịu sức ép và lũ lượt trở về quê. Việc phát triển kinh tế nông
nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề lao động
trong khu vực nông thôn. Do đó có thể nói việc phát triển sản xuất lúa giống
đã tạo công ăn việc làm cho lao động của Xí nghiệp.
- Góp phần cải thiện môi trường: Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện
đại hoá như hiện nay thì môi trường đã trở thành vấn đề bức bách, đã và đang
được cả thế giới quan tâm đến. Việc phát triển sản xuất ngành trồng trọt nói
chung và sản xuất lúa giống nói chung đã góp phần cải thiện môi trường.

- Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp của nước ta đang
ngày càng suy giảm nhường chỗ cho nhà ở và các khu công nghiệp. Mà đất
đai lại là tư liệu sản xuất chính của ngành nông nghiệp. Do đó, để phát triển
kinh tế nông nghiệp cần sử dụng hiệu quả vốn đất đai. Cần phải khai hoang,
mở rộng diện tích canh tác cũng như diện tích trồng trọt. Có thể thấy việc
phát triển sản xuất lúa giống đã góp phần vào việc sử dụng hiệu quả đất nông
nghiệp.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa giống ở một số nước trong khu vực
* Thái Lan
Thái Lan với hơn 60% nông dân gồm 3,7 triệu hộ là những người trồng
lúa trên tổng diện tích là 10,7 triệu ha đất lúa. Hàng năm Thái Lan đã sản
xuất được 29,4 triệu tấn lúa. Trong đó, tiêu thụ nội địa là 21,4 triệu tấn, còn 8
triệu tấn được xuất khẩu khiến cho Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới.
Thái Lan có nguồn gen dồi dào về giống lúa. Ngân hàng gen có hơn
24.000 dòng/giống. Gần 100 giống lúa cải tiến đã được công nhân đưa vào
sản xuất. Giống lúa nổi tiếng nhất của Thái Lan là giống KHAO DAWK

14


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

MALI 105 (HOM MALI) hay còn gọi là giống HƯƠNG NHÀI (JASMINE)
có phẩm chất ngon, mềm và thơm.
Để có được thành tựu trên là do tác động một phần không nhỏ của
công tác lúa giống. Ở Thái Lan việc cải tạo lúa giống đã được nông dân bản

xứ thực hiện qua nhiều thế kỷ do họ đã trồng nhiều giống địa phương trên
cùng một lộ ruộng cho phép sự lai tạp ra một dạng cây mới, rồi chọn lọc cận
thẩn những con lai tốt nhất để gieo trồng trong vụ sau. Năm 1907, cuộc đấu
xảo lúa giống đầu tiên được tiến hành tại Thái Lan đã thúc đẩy công tác chọn
tạo lúa giống. Năm 1916, trại thí nghiệm lúa đầu tiên được thành lập và
chương trình lai tạo giống cũng như các công tác nghiên cứu mọi mặt đã
được thiết lập. Hiện nay, công tác chọn tạo giống lúa là một trong những
nhiệm vụ chính của Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa và 27 Trung tâm
Nghiên cứu Lúa trực thuộc. Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa cũng chịu
trách nhiệm sản xuât 2.500 tấn lúa nguyên chủng hàng năm.
Ngoài ra, cả nước còn có 7.000 Trung tâm Lúa giống Cộng đồng và 64
Hợp tác xã sản xuất lúa giống. Các Trung tâm Lúa giống Cộng đồng được
thành lập theo công tác khuyến nông của Phòng Khuyến nông & Khuếch
trương Lúa gạo. Mục đích là để sản xuất lúa giống phục vụ cho nông dân ở
các khu vực địa phương. Còn các Hợp tác xã lúa giống thì hoạt động dưới sự
giám sát của Sở Khuếch trương Hợp tác xã sản xuất được 35000 tấn lúa
giống hàng năm.
* Trung Quốc
Là quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn
tự đáp ứng được phần lớn lương thực phục vụ nhu cầu trong nước. Trong
những năm gần đây Trung Quốc có rất nhiều ưu thế trong việc nghiên cứu và
áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống. Các giống mới được tạo ra
có năng suất và chất lượng cao được thị trường ưa chuộng. Đây được coi là

15


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A


thành tựu đáng kể của nền nông nghiệp Trung Quốc trong đó công tác sản
xuất lúa giống đã có đóng những đóng góp lớn. Mạng lưới phân phối lúa
giống được cung cấp qua các đơn vị tập thể chụ sự quản lý của Nhà nước, đại
bộ phận mạng lưới này được nhà nước hỗ trợ cho một phần nên hiệu quả đạt
khá cao, giống mới nhanh chóng được đưa vào sản xuất.
* Ấn Độ
Lúa gạo là một trong những cây lương thực chủ yếu của Ấn Độ được
trên 780 triệu dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Lúa hiện được gieo trồng
tại nhiều vùng của Ấn Độ với sản lượng lúa không ngừng tăng lên qua các
năm. Tuy là một nước đông dân thứ hai trên thế giới nhưng việc sản xuất lúa
gạo của Ấn Độ không những đáp ứng đủ lương thực trong nước mà còn là
một nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Có được thành tựu trên đây một phần
là do tác động của công tác giống lúa ở nước này.
Hiện tại có khoảng 4.000 các loại giống lúa đang được gieo trồng tại
Ấn Độ và số lượng giống lúa không ngừng được gia tăng. Nói đến Ấn Độ là
người ta nghĩ ngay đến hai giống lúa gạo nổi tiếng được gieo trồng nhiều ở
nước này là giống Basmati và giống lúa Patna. Mới đây các chuyên gia nông
nghiệp của Ấn Độ còn tuyên bố họ vừa tạo ra một giống láu mà con người có
thể ăn sau khi ngâm nước chứ không cần nấu chin. Điều đó cho thấy công tác
lúa giống ở Ấn độ ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa giống ở Việt Nam
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên,
nhiều nhà khoa học cho rằng chưa có thương hiệu gạo Việt Nam trên thị
trường quốc tế do chất lượng gạo Việt Nam chưa cao. Khi nói đến
Khaodakmali người ta nghĩ ngay tới gạo Thái Lan; nói Bastami người ta nghĩ
ngay tới gạo Ấn Độ, Pakistan; nhưng ta chỉ có một tên gọi là “gạo trắng Việt

16



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

Nam”, nên thường thua thiệt ở thị trường quốc tế. Một phần của vấn đề này là
công tác chọn tạo lúa giống chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo GS – TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam cho biết, trong nhiều lý do gạo Việt Nam có giá bán thấp
hơn gạo Thái Lan, có phần do công tác quản lý giống chưa thống nhất và
chưa tốt. Điều đặc biệt là nước ta hầu như chưa có ngành công nghệ hạt
giống, giống lúa chủ yếu là do người dân tự lưu chuyển từ vụ trước sang vụ
sau. Hơn thế nữa, mỗi địa phương lại có bộ giống riêng, dẫn đến toàn quốc có
gần 700 giống lúa; mỗi tỉnh có không dưới 20-30 giống, nên việc lẫn giống là
khó tránh. Về mặt kỹ thuật, chất lượng hạt giống chưa được quan tâm đầy đủ.
Theo Bộ Khoa học công nghệ, trong vòng 10 năm trở lại đây, các nhà
khoa học đã tạo và tuyển chọn được gần 170 giống lúa mới. Kết quả đó
không thể phủ nhận, song công việc này được cho là chưa bền vững và chưa
có đột phá mới về năng suất, chất lượng. Với lúa thuần, Việt Nam còn thiếu
các giống lúa thích hợp với điều kiện bất thuận của thời tiết, sâu bệnh như
nóng, ấm, rét đậm bất thường; úng, hạn; kháng các bệnh rầy nâu, vàng lùn,
lùn xoắn lá, lùn sọc đen, bạc lá, đạo ôn. Nhiều loại giống có phổ thích nghi
hẹp nên khó phát triển ra diện rộng như giống Q5 hay Khang dân của Trung
Quốc. Điều này lý giải tại sao giống lúa thuần chọn tạo trong nước chiếm tới
trên 90%, song diện tích trồng các giống đó chỉ khoảng 65-70%. Đối với các
giống lúa lai, do điều kiện khí hậu nên sản xuất hạt lai, nhất là lai 3 dòng rất
khó khăn, do đó sản xuất giống lúa lai trong nước mới chỉ đáp ứng được 2025% nhu cầu, còn lại phải nhập từ Trung Quốc.
Bên cạnh những mặt còn yếu kém như đã nêu ở trên thì công tác chon
tạo giống lúa ở Việt Nam cũng đã đạt những thành tựu nhất định. Một số kết
quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa ở Việt Nam:


17


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ cho
chọn tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng Tây Bắc Việt Nam
của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với phương pháp điều tra, thu thập,
phân loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di
truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam như G4,
G6, G10, G13, G14,…
- Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất
dục DDH và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ
biến trong sản xuất đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng từ
110-115 ngày, tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao,
thích hợp cho hệ thống canh tác 3-4 vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc.
- Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản
xuất lương thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với
phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cán IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn
được giống LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4
tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho đồng bào dân tộc
nghèo ở vùng cao.
.v.v…

18



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

PHẦN THỨ BA

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông
nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà
Nội có trụ sở tại 136- Hồ Tùng Mậu- Từ Liêm- Hà Nội, được sáp nhập từ
nhiều đơn vị của ngành nông nghiệp Thủ đô và thực hiện chuyển đổi mô hình
tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả, khẳng định hướng đi chiến lược
của một ngành nông nghiệp Thủ đô.
Tiền thân Công ty là Trạm Giống Cây Trồng được thành lập ngày
15/07/1975 theo Quyết định số 682/QĐ-TC của Ủy ban Hành chính Thành
phố. 3 năm sau, ngày 12/08/1978, UBND Thành phố Hà Nội đã ký quyết
định số 3403/TC-CQ về việc thành lập Công ty Giống cây trồng Hà Nội trực
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ là: Tổ chức
sản xuất, chỉ đạo sản xuất, thu mua và cung ứng giống cây trồng (giống lúa,
giống rau, giống màu …) cho sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã ngoại thành
Hà Nội. Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 2816/QĐ-UB ngày
14/11/1992 của UBND Thành phố Hà Nội.
Ngày 23/11/2005, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số
198/2005/QĐ-UB về việc chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động Công ty
Giống cây trồng Hà Nội thành công ty TNHH Nhà nước một thành viêc
Giống cây trồng Hà Nội. Tiếp đó, Thành phố đã ra Quyết định số 8354/QĐUB ngày 23/12/2005 về việc đổi tê công ty thành Công ty TNHH Nhà nước


19


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội trực thuộc UBND
thành phố Hà Nội.
Ngày 02/03/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo số 378/TTgĐMDN đồng ý với UBND Thành phố Hà Nội về chuyển đổi Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội sang tổ
chức, quản lý theo hình thức công ty mẹ-công ty con.
Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê với lịch sử ra đời từ năm 1963
tiền thân là một trại lợn giống của huyện Gia Lâm chuyên sản xuất và cung
ứng thực phẩm cho Thành phố Hà Nội. Đến năm 1992 trại chuyển sang sản
xuất giống lúa, hoa màu các loại và có tên là trại lúa. Đến năm 2002 trại lúa
Yên Khê đổi tên thành Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê, chuyên sản xuất,
cung ứng các sản phẩm giống cây trồng cho Thành phố Hà Nội.
Năm 2004, Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê được sáp nhập vào
Công ty Giống cây trồng Hà Nội theo Quyết định số 6720/QĐ-UB ngày
28/9/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Từ đó đến nay Xí nghiệp Giống
cây trồng Yên Khê là một xí nghiệp với hình thức là một đơn vị trực thuộc
nhưng sử dụng phương pháp hạch toán kế toán độc lập và tự chủ về tài chính.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp
* Chức năng
Trước đây, đa số bà con nông dân có thói quen là dùng thóc thịt để làm
giống gieo trồng cho vụ sau. Ngày nay, do nhận thức được hiệu quả của việc
gieo trồng bằng các giống lúa do đơn vị chọn lọc và lai tạo ra nên nhu cầu về
thóc giống ngày thóc giống trên thị trường ngày càng tăng cao. Hơn thế nữa,

nhu cầu của thị trường không chỉ tăng về số lượng mà còn đòi hỏi về chất
lượng cũng phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do
đó việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo cũng như sản xuất ra các giống lúa của

20


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

Xí nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp đáp ứng nhu cầu của người
dân về số lượng cũng như chất lượng lúa giống.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo ra các giống lúa có năng suất cũng như
phẩm chất đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Sản xuất ra các giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống
nguyên chủng.
- Sản xuất và kinh doanh các loại giống cây trồng: lúa, hoa màu (đỗ,
lạc, ngô,…) và các giống hoa trong đó chủ yếu là sản xuất ra các giống lúa để
cung ứng cho các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng lân cận.
* Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

Phòng kỹ thuật
kiểm nghiệm


PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

Phòng Tài chính
kế toán

- Quan hệ phối hợp:
- Quan hệ chỉ đạo trực tiếp:
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp

21

Phòng kinh
doanh


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

Xí nghiệp Giống cây trồng Yên Khê là một xí nghiệp có quy mô nhỏ
nên bộ máy tổ chức điều hành khá đơn giản, bao gồm:
- Ban giám đốc: gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc được phân
công công việc như sau:
+ Giám đốc: Là người đứng đầu lãnh đạo chung toàn bộ các hoạt động
của Xí nghiệp. Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, tìm kiếm việc làm cho Xí
nghiệp. Giám đốc là người đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của Xí nghiệp
trước tổng công ty và các cấp có thẩm quyền.
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Giúp cho Giám đốc về chỉ đạo

công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho
từng mùa vụ.
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp cho Giám đốc phụ trách
tình hình kinh doanh của Xí nghiệp.
- Các phòng chức năng:
+ Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo quản lý các
hoạt động tài chính của toàn Xí nghiệp. Tính toán, ghi chép, phản ánh chính
xác và kịp thời tình hình biến động về vật tư, tài sản, tiền vốn, tính toán giá
thành sản phẩm và các hoạt động tài chính khác. Thanh toán đầy đủ kịp thời
tiền lương và các chế độ khác đối với CBCNV và toàn thể công nhân trong
Xí nghiệp. Thực hiện quyết toán tài chính đối với Tổng công ty. Phòng tài
chính kế toán hiện nay có 3 người, trong đó có một người là kế toán trưởng
và hai kế toán viên.
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm tra,
giám sát các loại sản phẩm trước khi cung ra thị trường. Chịu trách nhiệm
nghiên cứu, xem xét, nắm bắt kế hoạch và xây dựng các phương án sản xuất

22


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

kinh doanh. Đồng thời khảo nghiệm giống cây trồng, tổ chức sản xuất, trực
tiếp chỉ đạo sản xuất.
- Phòng kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là tiếp cận, tìm kiếm thị trường từ đó
xây dựng các phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ sản xuất và hộ công nhân: Có nhiệm vụ sản xuất theo sự chỉ đạo

của ban lãnh đạo Xí nghiệp. Đồng thời phản ánh lại những thuận lợi, khó
khăn trong quá trình sản xuất.
Tuy các phòng ban, tổ đội sản xuất có chức năng và nhiệm vụ khác
nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó khăng khít với
nhau dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Xí nghiệp,
3.1.3 Tình hình lao động tại Xí nghiệp
Qua bảng 3.1 cho ta thấy: Tổng số lao động của Xí nghiệp không
ngừng tăng lên qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 với tốc độ tăng lên khá
đều. Cụ thể là năm 2008 tăng 2 người so với năm 2007, năm 2009 tăng lên 3
người so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm tổng số lao động của Xí nghiệp
tăng lên 5,30%. Từ sự tăng lên về số lượng lao động trong Xí nghiệp cho ta
thấy quy mô của Xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Trong tổng số lao động
của Xí nghiệp thì tỷ lệ giữa lao động nam và lao động nữ tương đối đều nhau.
Tuy nhiên, do tính chất của công việc đòi hỏi lao động ngoài trình độ kỹ thuật
tốt cần phải có sức khỏe tốt nên hàng năm Xí nghiệp phải tuyển thêm lao
động nam. Cụ thể, qua bảng ta thấy số lượng lao động nam không ngừng tăng
lên, bình quân qua 3 năm số lượng lao động nam tăng lên 8,35% trong khi lao
động nữ chỉ tăng lên 2,15%.
Nếu phân lao động theo tính chất thì có lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp. Do Xí nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nên
số lượng lao động trực tiếp lớn hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp. Lao

23


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

động trực tiếp chiếm 71,74% tổng số lao động của toàn Xí nghiệp năm 2007

và tăng đều qua các năm. Bình quân qua 3 năm, số lượng lao động trực tiếp
của Xí nghiệp tăng lên 5,88%. Bên cạnh đó, số lao động gián tiếp của Xí

24


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Phạm Thị Thu – KT51A

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Xí nghiệp (2007-2009)
Chỉ tiêu
Tổng lao động
1. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
2. Phân theo tính chất
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
3. Phân theo trình độ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp, CNKT
- Công nhân

Năm 2007
SL
CC


Năm 2008
SL
CC

Năm 2009
SL
CC

So sánh (%)
08/07
09/08
BQ

(người)
46

(%)
100,00

(người)
48

(%)
100,00

(người)
51

(%)
100,00


(%)
104,35

(%)
106,25

(%)
105,30

23
23

50,00
50,00

25
23

52,08
47,92

27
24

52,94
47,06

108,70
100,00


108,00
104,35

108,35
102,15

33
13

71,74
28,26

35
13

72,92
27,08

37
14

72,55
27,45

106,06
100,00

105,71
107,69


105,88
103,77

09
03
05
02
27

19,57
6,52
10,87
4,35
58,70

10
04
05
02
27

20,83
8,33
10,42
4,17
56,25

10
04

06
04
27

19,60
7,84
11,76
7,84
52,94

111,11
133,33
100,00
100,00
100,00

100,00
100,00
120,00
200,00
100,00

105,41
115,47
109,54
141,42
100,00

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)


25


×