Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Các giải pháp duy trì chất lượng xe cơ giới sau kiểm định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 30 trang )

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1. Tên đề tài : Các giải pháp duy trì chất lượng xe cơ giới sau kiểm định;
1.2. Mục tiêu của đề tài :
- Đánh giá thực trạng công tác bảo dưỡng và sửa chữa xe cơ giới của chủ phương tiện
và lái xe;
- Đề xuất các giải pháp để duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe cơ giới theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa 2 kỳ
kiểm định ;
1.3. Lý do đề xuất của đề tài :
* Phương tiện xe cơ giới đến thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường ( ATKT&BVMT ) tại Trung tâm Đăng kiểm XCG Đà Nẵng có tỷ lệ không
đạt ( kiểm tra lần 1 ) cao khoảng từ 25% đến 30 % đặc biệt tỷ lệ không đạt rất cao ở
các hệ thống an toàn như hệ thống phanh, hệ thống lái, khí thải động cơ từ 30% đến
50%, so với số liệu tham khảo tại các Trung tâm đăng kiểm khác thì tỷ lệ xe kiểm
định không đạt lần 1 từ 10% đến 20%, tỷ lệ không đạt ở các hệ thống an toàn như hệ
thống phanh, hệ thống lái, khí thải động cơ từ 15% đến 30%. Điều này cho thấy công
tác bảo dưỡng và sửa chữa ô tô ( BDSC ) tại địa phương có nhiều vấn đề cần phải quan
tâm;
* Đa số chủ phương tiện, lái xe chưa quan tâm sâu đến công tác bảo dưỡng kỹ
thuật & sửa chữa ô tô nhằm duy trì tình trạng ATKT&BVMT giữa hai chu kỳ kiểm
định, vẫn còn phương tiện không đạt chuẩn tham gia giao thông, đặc biệt phương tiện
xả nhiều khói đen gây ô nhiễm môi trường trên đường phố. Phương tiện không đạt
chuẩn lần 1 cao, để khắc phục, lái xe thực hiện sửa chữa nhanh mang tính chất đối phó,
điều đó dẫn đến rủi ro tìm ẩn khi phương tiện tham gia giao thông;
* Trong công tác quản lý Nhà nước hiện hành có nhiều quy định yêu cầu thực thi
để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường đối với xe cơ giới như : Luật
Giao thông đường bộ, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, Nghị định số 91/2010/NĐ1


CP, Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT, Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT, văn bản
số 729/CSGTĐB-ĐS-ĐKVN, văn bản số 240-KHLN/CSGT-ĐK, Quyết định số


992/2003/BGTVT ngày 09/04/2003 của Bộ GTVT và các tài liệu hướng dẫn quy
trình bảo dưỡng sửa chữa ô tô …, nhưng thực tế hiện nay đa số các đơn vị kinh
doanh vận tải, các doanh nghiệp sửa chũa ô tô và cơ quan quản lý Nhà nước ít
quan tâm thực hiện;
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài “ Các giải pháp duy trì chất lượng xe cơ
giới sau kiểm định “ là cần thiết thực hiện để tìm ra các giải pháp khả thi cho việc
đảm bảo an toàn giao thông và môi trường tại thành phố Đà Nẵng;

Hình 1 : Phương tiện không được thực hiện bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, khi tham gia
giao thông dễ xảy ra rủi ro tiềm ẩn.

2


1.4. Đối tượng nghiên cứu :
* Chất lượng ATKT&BVMT xe cơ giới đến kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm;
* Công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô tại các doanh nghiệp vận tải;
* Công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô tại các doanh nghiệp sửa chữa ô
tô;
* Công tác quản lý nhà nước về công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô;
1.5. Phạm vi nghiên cứu :
* Xe cơ giới đến kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm XCG Đà Nẵng;
* Xe cơ giới đang lưu hành tại thành phố Đà Nẵng;
* Một số doanh nghiệp vận tải lớn tại thành phố Đà Nẵng
* Một số doanh nghiệp sửa chữa ô tô tại thành phố Đà Nẵng;
* Một số cơ quan chức năng liên quan trên thành phố Đà Nẵng;
1.6. Đối tượng khảo sát:
* Xe cơ giới ( XCG );
* Doanh nghiệp kinh doanh vận tải ( DNVT );
* Doanh nghiệp sửa chữa ô tô ( DNSC)

* Cơ quan quản lý nhà nước ( CQQL);
1.7. Cách tiếp cận :
* Từ thực tế kiểm định XCG tại 2 cơ sở kiểm định của Trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới thành phố Đà Nẵng;
* Từ thực tế chất lượng ATKT&BVMT của XCG sau kiểm định tham gia giao
thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ;
* Từ thực tế công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô tại các DNVT;
* Từ thực tế công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô tại các DNSC;
3


* Từ thực tế trong công tác quản lý nhà nước về bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô
tô trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
1.8. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng :
Sử dụng phương pháp thống kê và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên :
* Thống kê kết quả kiểm định xe cơ giới tại Trung tâm Đăng kiểm XCG Đà Nẵng;
* Sử dụng nghiệp vụ kiểm định và thiết bị kiểm định để kiểm tra ATKT&BVMT
xe cơ giới còn thời hạn lưu hành tham gia giao thông;
* Tiếp cận thực tế công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô tại các DNVT;
* Tiếp cận thực tế công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô tại các DNSC;
* Khảo sát thực tế tại các cơ quan chức năng liên quan để nghiên cứu công tác
quản lý Nhà nước về công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô đối với các
doanh nghiệp;
* Tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để duy trì chất lượng XCG sau kiểm
định;

Hình 2 : Tai nạn giao thông đường bộ ngày càng tăng cao.

CHƯƠNG II : Nội dung nghiên cứu của đề tài:
4



2.1. Nghiên cứu kết quả kiểm định XCG tại Trung tâm đăng kiểm XCG :
2.1.1. Nội dung nghiên cứu tại cơ sở 1 :
* Thời gian từ 01/01/2010 đến 31/10/2010
* Số phương tiện kiểm định lần 1 : 20.099 xe
* Số phương tiện không đạt chuẩn : 5.749 xe
* Tỷ lệ không đạt chung : 28,60%
Trong đó các hệ thống có tỷ lệ không đạt cao nhất là :
* Hệ thống phanh : 50,11 %
* Hệ thống lái

: 27,69 %

* Khí thải

: 44,95 %

2.1.2. Nội dung nghiên cứu tại cơ sở 2 :
* Thời gian từ 01/06/2010 đến 31/10/2010
* Số phương tiện kiểm định lần 1 : 3.595 xe
* Số phương tiện không đạt chuẩn : 977 xe
* Tỷ lệ không đạt chung : 27,18 %
Trong đó các hệ thống có tỷ lệ không đạt cao nhất là :
* Hệ thống phanh : 46,16%
* Hệ thống lái

: 34,80%

* Khí thải


: 54,25%

Tổng hợp 2 cơ sở kiểm định :
* Số phương tiện kiểm định lần 1 : 23.964 xe
* Số phương tiện không đạt chuẩn : 6726 xe
* Tỷ lệ không đạt chung : 28,06 %
5


Trong đó các hệ thống có tỷ lệ không đạt cao nhất là :
* Hệ thống phanh : 49,53 %
* Hệ thống lái

: 28,75 %

* Khí thải

: 46,26 %

Trong đó loại phương tiện kiểm định không đạt lần 1 và lần 2 chiếm số
lượng cao như sau :
* Ô tô từ 9 ghế trở xuống : không đạt lần 1 : 1.309 xe, không đạt lần 2 : 161 xe
* Ô tô tải đến 2 tấn : không đạt lần 1 1.953 xe, không đạt lần 2 : 315 xe
* Ô tô tải 2 đến 7 tấn : không đạt lần 1 : 1.149 xe, không đạt lần 2 : 201 xe
* Ô tô tải trên 7 tấn : không đạt lần 1 : 1.234 xe, không đạt lần 2 : 231 xe
2.1.3. Kết quả và bàn luận ( 1 ) :
* Các hệ thống liên quan trực tiếp đến ATKT&BVMT có tỷ lệ không đạt cao
* Số lượng phương tiện không đạt cao do chủ xe chưa có đầu tư đúng mức vào
công tác bảo dưỡng và sửa chữa ô tô giữa hai chu kỳ kiểm định;

* Sau khi phương tiện kiểm định không đạt lần 1, chủ xe và lái xe thực hiện sửa
chữa lại mang tính đối phó, dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông tiềm ẩn;

6


Hình 3 : phương tiện kiểm đinh lần 1 không đạt hệ thống thùng xe, lần 2 lái xe tháo thùng để
kiểm định đạt chuẩn, sau khi kiểm định đạt lái xe ra ngoài cơ quan lắp lại thùng cũ ( sửa chữa
mang tính đối phó )

Hình 4 : Sau khi kiểm định không đạt hệ thống phanh lần 1, lái xe nhờ thợ không chuyên ngoài
đường sửa chữa nhanh để đưa phương tiện vào kiểm định lại lần 2.
7


Hình 5 : phương tiện kiểm định lần 1 không đạt hệ thống phanh, lái xe sửa chữa đối phó bằng
cách tăng bố phanh để vào kiểm định lần 2.

2.2. Nghiên cứu chất lượng kỹ thuật XCG sau kiểm định khi tham gia giao
thông trên địa bàn thành phố Đà Năng;
2.2.1. Nội dung nghiên cứu :
* Số lượng phương tiện được khảo sát : 30 xe còn thời hạn kiểm định ( kèm theo
30 phiếu khảo sát ở tập Phụ lục đề tài )
* Địa điểm khảo sát : trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó gồm 10 xe được
kiểm tra tại Bến xe Đà Nẵng, 20 xe kiểm tra tại doanh nghiệp vận tải;
* Thiết bị kiểm định : 01 máy kiểm tra động cơ dầu; 01 máy kiểm tra động cơ xăng
; 01 bộ dụng cụ kiểm định;
* Nhân lực : 04 đăng kiểm viên , 02 Thanh tra giao thông;
* Kết quả kiểm tra : số phương tiện không đạt tiêu chuẩn ATKT&BVMT 12 xe
tương đương 40% , trong đó không đạt các hệ thống :

- Khí thải động cơ diesel : 6 xe tương đương 20%

8


- Hệ thống lái : 5 xe tương đương 17%
- Hệ thống phanh : 2 xe tương đương 7%
- Hệ thống điện, đèn : 2 xe tương đương 7%
- Khung, ghế thân vỏ : 3 xe tương đương 10%
- Hệ thống truyền lực : 1 xe tương đương 3%
2.2.2. Kết quả và bàn luận ( 2 ) :
* Chủ phương tiện chưa quan tâm trong công tác bảo dưỡng sửa chữa động cơ sử
dụng nhiên liệu diesel, xảy ra ô nhiễm môi trường trong thời kỳ còn hạn kiểm
định .Nguyên nhân do chất lượng kỹ thuật động cơ kém và do nhu cầu chở quá
tải của chủ xe;
* Hệ thống lái, phanh, điện, thân vỏ và truyền lực không đạt trong chu kỳ kiểm
đinh do chủ phương tiện và lái xe chưa thực hiện công tác kiểm tra bảo dưỡng
thường xuyên và định kỳ;

9


Hình 6 : Đăng kiểm viên và Thanh tra giao thông phối hợp tổ chức kiểm tra
phương tiện đang lưu hành

10


Xe 43K 8793 có Giấy chứng nhận ATKT&BVMT còn hiệu lực, khi kiểm tra có độ khói
không đạt tiêu chuẩn, các hệ thống đèn và hệ thống lái không đảm bảo.


11


Hình 7 : Phương tiện đang còn thời hạn lưu hành không đạt nhiều hệ thống khi tham gia giao
thông.

2.3. Nghiên cứu công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô tại các DNVT :
12


2.3.1. Nội dung nghiên cứu :
* Số lượng đơn vị được điều tra khảo sát : 22 doanh nghiệp vị ( kèm theo 22
phiếu khảo sát ở tập Phụ lục đề tài )
* Địa chỉ : trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
* Số lượng phương tiện đang hoạt động : 1430 phương tiện các loại
* Loại đường xe thường xuyên hoạt động : Quốc lộ và đường tỉnh lộ
* Có xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ôtô : 18 DN ( tổng diện tích 12.000m2 )
Không có xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ôtô : 04 DN
* Các trang thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng và sửa chữa ôtô :
Thiết bị nâng kiểm tra gầm xe : 01; Thiết bị rửa xe : 13; Thiêt bị tháo lốp bằng
khí nén : 10; Máy tiện : 06; Máy hàn : 13; Hầm kiểm tra :05; Dụng cụ đồ nghề :
18
* Số lượng thợ cơ khí ô tô bố trí thường trực để bảo dưỡng và sửa chữa ôtô : 208
( tính bình quân 0,15 thợ/phương tiện ); Thuê thợ ngoài : 05 DN
* Trình độ tay nghề cao nhất của thợ cơ khí ô tô ( thợ thường trực ) : làm được các
công việc nhưng đa số không xác định được trình độ bậc thợ;
* Số luợng nhân viên kỹ thuật cơ khí ô tô : 13 DN có cán bộ kỹ thuật trong đó: 08
đại học, 04 cao đẳng, 07 trung cấp. Riêng DNNN : CTY cổ phần đa phương thức
có đến 60 cán bộ kỹ thuật có trình độ ĐH và Cao đẳng;

Số doanh nghiệp không có nhân viên kỹ thuật : 09 DN
* Phương pháp quản lý về bảo dưỡng và sửa chữa ôtô :
- Hư hỏng đến đâu thì thực hiện bảo dưỡng & sửa chữa đến đó : 17 DN
- Đến gần ngày kiểm định xe thì thực hiện bảo dưỡng & sửa chữa ôtô : 15 DN
- Thực hiện bảo dưỡng & sửa chữa theo km xe chạy : có : 11 DN; không : 11 DN

13


- Thực hiện bảo dưỡng & sửa chữa theo số chuyến : có : 07 DN; không 12 DN
* Bố trí nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe trước khi hoạt động :
09 DN có thực hiện; 11 DN không thực hiện; 02 DN giao lái xe tự kiểm tra
* Lập sổ theo dõi bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô : có 17 DN; không 05 DN
* Hiểu biết các quy định về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô : ( Quyết định số
số 992/2003/BGTVT ngày 09/04/2003 của Bộ GTVT và các tài liệu hướng dẫn
quy trình bảo dưỡng sửa chữa ô tô…) : 05 DN có biết; 17 DN không biết
* Hiểu Luật GTĐB quy định chủ phương tiện và lái xe chịu trách nhiệm duy trì
chất lượng ATKT&BVMT giữa 2 kỳ kiểm định : có : 20 DN, không : 02 DN;
* Từ khi thành lập doanh nghiệp hoặc từ 3 năm gần đây, đơn vị có được cơ quan
quản lý nhà nước nào hướng dẫn hoặc kiểm tra về công tác bảo dưỡng kỹ thuật
và sửa chữa ôtô : 02 DN được gởi tài liệu tham khảo qua email; 20 DN trả lời
không có;
* Ý kiến của doanh nghiệp về quy định : “ Ô tô lưu hành trên đường bắt buộc
phải thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ “
Nên bắt buộc : 20 DN; không có ý kiến gì : 02 DN
* Các ý kiến đóng góp khác của DN về công tác bảo dưỡng và sửa chữa ô tô :
- Cơ quan chuyên ngành GTVT cần cung cấp thông tin về công tác bảo dưỡng và
sửa chữa ô tô, kiểm tra hướng dẫn quy trình cho doanh nghiệp;
- Cần phải có phiếu kiểm tra xuất xưởng sau khi bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
- Đề nghị Đăng Kiểm lắp thêm hệ thống kiểm tra phanh thử (có thu tiền) tạo điều

kiện cho DN thử kiểm tra trước khi cho xe đi đăng kiểm định kỳ;

14


Hình 8 : Doanh nghiệp vận tải khách có số lượng xe lớn nhưng xưởng bảo dưỡng và sửa chữa
ô tô còn che tole tạm bợ.

15


Hình 9 : Doanh nghiệp vận tải có số lượng xe đầu kéo và SMRM lớn nhưng xưởng bảo
dưỡng và sửa chữa ô tô còn tạm bợ.

Hình 10 : Doanh nghiệp vận tải có số lượng xe đầu kéo và SMRM lớn nhưng công tác bảo
dưỡng và sửa chữa ô tô còn thực hiện ngoài sân bãi .

16


2.3.2. Kết quả và bàn luận ( 3 ) :
* Đa số xưởng bảo dưỡng sửa chữa ô tô của các doanh nghiệp vận tải có diện tích
nhỏ hẹp, thiếu trang thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa, thiếu cán bộ kỹ
thuật; thiếu thợ cơ khí và tay nghề thợ cơ khí ô tô không xác định được;
* Công tác bảo dưỡng sửa chữa ô tô mang tính đối phó phần lớn giao cho lái xe tự
lo, hư đến đâu sửa đến đó hoặc đến gần ngày kiểm định mới thực hiện bảo dưỡng
sửa chữa, một số đơn vị vận tải khách, vận tải container không có bộ phận kiểm tra
kỹ thuật xe trước khi vận hành đường dài,
* Đa số các DN không biết quy định về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô do
ngành GTVT ban hành ( Quyết định số số 992/2003/BGTVT ngày 09/04/2003 của

Bộ GTVT ) và các quy trình kỹ thuật về bảo dưỡng sửa chữa ô tô;
* Đa số các doanh nghiệp vận tải đề nghị nên bắt buộc công tác bảo dưỡng sửa
chữa bảo dưỡng ô tô định kỳ đối với XCG và lập Sổ bảo dưỡng sửa chữa ô tô định
kỳ;
* Công tác quản lý nhà nước về bảo dưỡng sửa chữa ô tô đối với các doanh nghiệp
vận tải hầu như không được quan tâm;
2.4. Nghiên cứu công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô tại các DNSC :
2.4.1. Nội dung nghiên cứu :
* Số lượng đơn vị được khảo sát : 25 doanh nghiệp vị ( kèm theo 25 phiếu khảo
sát ở tập Phụ lục đề tài )
* Địa điểm khảo sát : trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
* Số lượng phương tiện bình quân thực hiện sửa chữa trong một năm : 619 xe
(Quy ra xe tiêu chuẩn ), tính bình quân : 25xe/gara/năm
* Đất thuộc quyền sở hữu : 08 DN; Đất thuê : 17 DN
* Diện tích đất thuê : 6.175m2, trong đó nhà xưởng có diện tích 5795m2
Diện tích đất thuộc chủ quyền : 8100m2, trong đó nhà xưởng có diện tích 7100m2
17


Diện tích nhỏ nhất : 90m2; diện tích lớn nhất : 3000m2; bình quân : 515m2/DN
* Các trang thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng và sửa chữa ôtô :
Cầu, hầm kiểm tra gầm xe : 03; Thiết bị nâng kiểm tra gầm xe : 41
Thiết bị rửa xe : 18; Thiết bị tháo lốp bằng khí nén : 13; Máy tiện : 04;
Máy hàn : 33; Phòng sơn : 13; Thiết bị cân chỉnh lốp : 03;
Thiết bị chẩn đoán động cơ : 01; T.bị cân chỉnh hệ thống lái : 01
Băng thử phanh và trượt ngang : 04; Các gara đều đủ dụng cụ đồ nghề.
* Số lượng thợ cơ khí ô tô bố trí thường trực để bảo dưỡng và sửa chữa ôtô:
361 thợ ( tính bình quân 14 thợ/gara ); có 17 gara thuê thêm thợ theo thời vụ;
* Trình độ tay nghề cao nhất của thợ cơ khí ô tô ( thợ thường trực ) : 77 thợ, bình
quân 3 thợ/gara, trong đó : bậc 3 : 23 thợ; bậc 4 : 21 thợ; bậc 5 : 23 thợ ; bậc

6,7 : 10 thợ
* Số luợng nhân viên kỹ thuật cơ khí ô tô / trình độ kỹ thuật :
Có 16 DN có nhân viên kỹ thuật, trong đó : Đại học : 13; Cao đẳng : 8; Trung
cấp :17; Thạc sỹ : 01
Không có nhân viên kỹ thuật : 9 DN
* Đơn vị thực hiện công tác bảo dưỡng & sửa chữa ô tô theo kinh nghiệm lâu năm
trong nghề hay được đào tạo bài bản :
20 DN chỉ dựa vào kinh nghiệm lâu năm; 04 gara vừa kinh nghiệm lâu năm
vừa đào tạo chuyên nghiệp; 01 DN ( xưởng của Công ty cơ khí ô tô ) thợ được
đào tạo chuyên nghiệp;
* Khi nào khách hàng đưa xe đến bảo dưỡng & sửa chữa :
- Hư hỏng đến đâu thì thực hiện bảo dưỡng & sửa chữa đến đó : 25 DN
- Đến gần ngày kiểm định xe thì thực hiện bảo dưỡng & sửa chữa ôtô : 25 DN

18


- Xe không hư hõng nhưng vẫn đem xe đến để kiểm tra để thực hiện bảo
dưỡng định kỳ các hệ thống an toàn : Có 10 DN ; Không : 15 DN
* Nếu xe bị hư hõng hệ thống lái ( rơ lỏng rô tuyn, nứt gãy, hư hỏng …) thông
thường thì khắc phục lại hay thay mới toàn bộ mới :
Thay mới : 15 DN; Thay mới và khắc phục lại : 10 DN
* Bố phanh khi bị mòn khách hàng yêu cầu thay mới nguyên bản hay tán bố lại ?
Tán lại : 02 DN; Thay mới : 09; Tán lại và cả thay mới : 14 DN
* Khi sửa chữa hệ thống phanh ( thay bố phanh, láng may ơ, thay phớt bị chảy dầu
…..) , khách hàng yêu cầu sửa chữa tất cả các bánh xe hay chỉ yêu cầu sửa
bánh xe bị hỏng :
Tư vấn sửa chữa cả hệ thống : 05 DN; Chỉ sửa trục xe bị hỏng : 4 DN
Hư bánh xe nào thì sửa bánh xe đó : 21 DN
* Phương pháp kiểm tra an toàn hệ thống phanh sau khi thực hiện bảo dưỡng

sửachữa phương tiện :
Chạy thử trên đường : 21 DN, dùng băng thử : 04 DN
* Vấn đề cân chỉnh lại động cơ của chủ phương tiện :
Không thực hiện : 10 DN; Có hiện tượng về động cơ mới đến kiểm tra : 15
DN
* Đơn vị có biết các quy định về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô hay
không ( Quyết định số số 992/2003/BGTVT ngày 09/04/2003 của Bộ GTVT
và các tài liệu hướng dẫn quy trình bảo dưỡng sửa chữa ô tô…) :
Có : 04 DN; Không : 21 DN
* Từ khi thành lập doanh nghiệp hoặc từ 3 năm gần đây, đơn vị có được cơ quan
quản lý nhà nước nào hướng dẫn hoặc kiểm tra về công tác bảo dưỡng kỹ thuật
và sửa chữa ôtô không :
19


Có : 01 DN, Không : 24 DN
* Ý kiến của doanh nghiệp về quy định : “ Ô tô lưu hành trên đường bắt buộc
phải thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ “ ?
25 DN tán thành nên bắt buộc thực hiện
* Các ý kiến đóng góp khác của DNvề công tác bảo dưỡng và sửa chữa ô tô :
- Cho phép đỗ xe lòng đường ngay trước gara vì khó khăn về mặt bằng. Hiện các
gara nhỏ lẻ, phân tán, thiết bị còn ít và thiếu;
- Sở GTVT nên cấp giấy cho phép chạy thử xe cho các gara;
- Nên có biện pháp chế tài để phương tiện phải thực hiện bảo dưỡng sửa chữa
trước khi kiểm định định kỳ;
- Cơ quan quản lý vận tải phải cương quyết loại bỏ những xe hết niên hạn hoặc
còn niên hạn nhưng chất lượng quá kém để đảm bảo an toàn chung cho xã hội;
- Có chính sách về mặt bằng để cho các gara được thuê;
- Cơ quan chủ quản nên có tiêu chuẩn về các gara, phải có đội ngũ tư vấn kỹ thuật;
- Cơ quan kiểm tra kỹ thuật nên chú ý hơn cề các chi tiết an toàn như kết cấu của

trục lái, của các rôtuyn chuyển hướng;
- Sở GTVT nên tổ chức lớp để đào tạo, phân cấp bậc thợ,thi nâng bậc thợ cơ khí ô
tô;
- Cần tạo mối liên hệ của cơ quan Sở GTVT với doanh nghiệp để thông tin về
công tác bảo dưởng ,sửa chữa được tốt, nên tổ chức các khoá học hướng dẫn
cho cán bộ, công nhân doanh nghiệp sửa chữa ô tô;
2.4.2. Kết quả và bàn luận ( 4 ) :
- Đa số DN thuê đất từ đó dẫn đến nhà xưởng xây dựng qui mô nhỏ, sơ xài,
DN không mạnh dạn đầu tư chuyên nghiệp, phân bố manh mún;

20


- Máy móc và trang thiết bị thiếu và chưa đáp ứng kịp với trình độ công nghệ
mới của ô tô, chưa đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa ô tô tại địa phương
- Trình độ tay nghề thợ cơ khí ô tô thấp, khó xác định được chính xác trình độ
nghề của thợ, thiếu thợ bậc cao;
- Số lượng xe tham gia bảo dưỡng sửa chữa thấp;
- Trang thiết bị dùng để bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh, hệ thống lái còn
thiếu, công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật hệ thống phanh, hệ thống lái sau
bảo dưỡng sửa chữa đa số kiểm tra theo cảm tính, điều này dể xảy ra rủi ro
tìm ẩn khi phương tiện lưu thông trên đường và kết quả kiểm định không đạt
lần 1 cao;
- Chủ xe thực hiện công tác công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ mang
tính đối phó là chính;
- Việc tự giác đưa xe đến gara cân chỉnh động cơ để giảm thiểu ô nhiểm môi
trường của các chủ xe rất hạn chế;
- Nghiệp vụ kỹ thuật của các DN dựa vào kinh nghiệm lâu năm trong nghề,
chỉ trừ một và DN ( có lịch sử là DN nhà nước ) có đào tạo bài bản và
chuyên nghiệp;


21


Hình 11 : Đa số các DNSC có cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và nguồn nhân lực không đáp
ứng kịp nhu cầu phát triển của phương tiện vận tải địa phương.

2.5. Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý trong
công tác bảo dưỡng kỹ thuật & sửa chữa ô tô đối với các doanh nghiệp :
2.5.1. Nội dung nghiên cứu :
* Số lượng đơn vị được khảo sát : 05 cơ quan, đơn vị ( kèm theo 05 phiếu khảo
sát ở tập Phụ lục đề tài )
- Phòng quản lý công nghiệp- Sở Công thương
- Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch đầu tư
- Phòng Tài chính kế hoạch- UBND quận Thanh Khê
- Phòng Quản lý vận tải, người lái, công nghiệp - Sở GTVT( mảng vận tải )
- Phòng Quản lý vận tải, người lái, công nghiệp - Sở GTVT( mảng công nghiệp)
* Địa điểm khảo sát : trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
* Việc cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng :
Không cần kiểm tra năng lực của DN mà phải cấp phép hoạt động ngay : 01 cơ
quan ( Phòng đăng ký kinh doanh- Sở KHĐT )
Không thuộc trách nhiệm quản lý : 04 cơ quan, đơn vị
22


* Việc cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô thực
hiện nhiệm vụ thi công cải tạo phương tiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng :
Không cần kiểm tra năng lực của DN mà phải cấp phép hoạt động ngay : 01 cơ
quan ( Phòng đăng ký kinh doanh- Sở KHĐT )

Không thuộc trách nhiệm quản lý : 04 cơ quan, đơn vị
* Việc tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc hướng dẫn cho các doanh nghiệp sữa chữa ô
tô quy định về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô :
- Nhiệm vụ của Sở Công thương : 01 cơ quan
- Các doanh nghiệp đã có cam kết môi trường : 01 cơ quan
- Không thực hiện : 01 cơ quan
- Không phải nhiệm vụ : 01 cơ quan
- Không biết rõ : 01 cơ quan
* Việc tổ chức kiểm tra hoặc hướng dẫn cho các doanh nghiệp vận tải quy định về
bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô :
- Nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải : 01 cơ quan
- Chỉ hướng dẫn công tác vận tải : 02 cơ quan
- Tham dự khi có giấy mời : 01 cơ quan
- Không thực hiện : 01 cơ quan
* Việc thực hiện phổ biến và hướng dẫn Quyết định số số 992/2003/BGTVT của
Bộ GTVT về công tác bảo dưỡng, sửa chữa ô tô cho các doanh nghiệp vận tải :
- Nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải : 01 cơ quan
- Không phải nhiệm vụ : 01
- Không thực hiện : 02 cơ quan
- Không rõ : 01 cơ quan
23


* Việc thực hiện phổ biến Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT cho
các doanh nghiệp vận tải về các vấn đề liên quan đến ATKT và BVMT trước
khi xe tham gia giao thông :
- Nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải : 01 cơ quan
- Không phải nhiệm vụ : 02 cơ quan
- Có tổ chức họp và sao gởi các doanh nghiệp lớn : 02 cơ quan
* Ý kiến của cơ quan quản lý về quy định : “ Ô tô lưu hành trên đường bắt buộc

phải thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ “
- Nên bắt buộc : 04 cơ quan
- Thực hiện theo Luật và Nghị định : 01 cơ quan
* Để duy trì chất lượng xe cơ giới xin cho biết ý kiến đóng góp về công tác bảo
dưỡng và sửa chữa ô tô :
- Chú ý về nhiên liệu sử dụng cho ô tô để giảm ô nhiểm môi trường; bảo dưỡng
động cơ thường xuyên để giảm độ ồn;
- Doanh nghiệp vận tải phải thành lập bộ phận kiểm tra tình trạng kỹ thuật
phương tiện; các doanh nghiệp lớn phải có xưởng bảo dưỡng sửa chữa
Chia làm 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 :
- Tuyên truyền, hướng dẫn chuyên môn, tiêu chuẩn, tiêu chí ( ngành GTVT thực
hiện ), Ngành GTVT phải được sự phối hợp với các cơ quan chức năng có
liên quan để nắm rõ về năng lực doanh nghiệp sửa chữa ô tô;
- Các doanh nghiệp sửa chữa ô tô phải chuẩn hóa theo đúng với năng lực thực
tế;
- Hổ trợ kiện toàn bộ phận an toàn phương tiện theo quyết định tại Nghị định
91 và Thông tư 14;
24


+ Giai đoạn 2 : mang tính bắt buộc :
- Doanh nghiệp vận tải lớn phải có bộ phận kiểm tra an toàn kỹ thuật, có
xưởng sửa chữa;
- Xây dựng mối quan hệ qua lại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước
với các doanh nghiệp vân tải và doanh nghiệp sửa chữa ô tô
2.5.2. Kết quả và bàn luận ( 5 ) :
* Nhiều cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đề xuất và cấp phép hoạt động cho các
DN, nhưng khi được hỏi về trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác dưỡng&sửa
chữa ô tô đối với các DN thì lúng túng;

* Công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành về công tác bảo dưỡng& sửa chữa ô tô
đối với các doanh nghiệp vận tải chưa được quan tâm trong thời gian dài, chỉ được
quan tâm hướng dẫn sau khi Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ban hành;
* Các cơ quan chức năng liên quan trong địa phương chưa có mối liên hệ nghiệp
vụ , chưa phối hợp trong công tác để kiểm tra đối với công tác bảo dưỡng& sửa
chữa ô tô tại địa phương;

Hình 12 : Công tác quản lý Nhà nước về bảo dưỡng&sửa chữa ô tô chưa được quan tâm đúng
mức thì khả năng xảy ra tai nạn giao thông tìm ẩn cao.
25


×