Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sang kien kinh nghiem tin hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.7 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
CỰC VÀO GIẢNG DẠY TIN HỌC 8
1.1. PHẦN MỞ ĐẦU
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục hiện đại không chỉ phải đi sâu nghiên cứu cập nhật nội dung kiến
thức mới mà còn phải đầu tư tìm ra những phương pháp giảng dạy mới khoa học
và hiệu quả hơn. Phương pháp hiện đại đòi hỏi sự dung hoa giữa 3 yếu tố đó là:
dụng cụ học tập, nội dung và phương pháp giảng dạy của thầy và tính tích cực
của của học sinh. Mỗi yếu tố đều giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự
thành bại trong dạy học.
Từ năm học 2009 - 2010, môn Tin học đã được nhà trường đưa vào giảng
dạy. Không như những môn học khác, Tin học 8 là bộ môn khó bởi nội dung
của nó chủ yếu là lập trình Pascal. Mặc dù chủ yếu chỉ mang tính giới thiệu và
hướng dẫn các em từng bước tiếp cận với thế giới lập trình nhưng với khả năng
tiếp thu còn nhiều hạn chế của học sinh trường ta thì việc giảng dạy môn này
của thầy và trò gặp không ít khó khăn.
"Làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh?" là một câu hỏi mà mỗi
giáo viên dù ở bộ môn nào cũng cần phải đi sâu, nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Một tiết dạy thành công đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó sự hợp tác giữa thầy và
trò giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế việc phát huy tính tích cực của học
sinh phải đặt lên hàng đầu nhất là môn Tin học 8, bộ môn đòi hòi nhiều hơn nữa
sự hoạt động của học sinh. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm ra những phương pháp phù hợp nhất với học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong giờ học môn Tin học
8, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
1


Phạm vi nghiên cứu:


Học sinh lớp 8A, 8B, 8C
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong giờ học môn Tin học 8.
 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Thực nghiệm một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong giờ học môn Tin học 8.
Đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ học.
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm mục đích thu thập thông tin tri thức
lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở để phân tích các kết quả
thu được.
Phương pháp thực nghiệm (qua giờ học, qua các bài kiểm tra…)
Phương pháp trao đổi ý kiến với đồng nghiệp (dự giờ, quan sát...)

1.2. PHẦN CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
a) ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh không phải là vấn đề mới, nó
đã được nghiên cứu ở nhiều bộ môn khác nhau, tuy nhiên do mỗi môn học đều
có những đặc thù riêng nên cũng cần những phương pháp riêng. Với môn Tin
học 8, thì đây là đề tài được nghiên cứu đầu tiên tại Trường THCS Tam Thuấn,
Phúc Thọ, Hà Nội.
Thực tế việc giảng dạy sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống
không đáp ứng được mục tiêu dạy học. Trong khi khoa học công nghệ ngày
càng phát triển thì việc chiếm lĩnh tri thức mới đòi hỏi người học cần phải giữ
2


vai trò chủ động. Trong khi đó đa phần học sinh trường ta còn rất thụ động, phần
lớn do khả năng nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Vì thế, việc phát huy

tính tích cực trong các môn học nói chung và bộ môn Tin học 8 nói riêng là vấn
đề cực kỳ quan trọng. Giải quyết được vấn đề này có thể nói là giải quyết được
vấn đề lớn của ngành giáo dục nói chung và công tác giáo dục của trường nói
riêng.
b) NỘI DUNG
 Thực trạng
Lập trình tin học là một môn học khó, nó đòi hỏi người học phải có một tư
duy tốt, kiến thức các môn tự nhiên vững chắc, trí nhớ tốt. Đòi hỏi người học
phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Thực tế cho thấy số lượng học sinh học
giỏi tin học rất ít, lý do là môn học khó, không hứng thú với các em. Học sinh
thì phải học quá nhiều môn học mà các em lại thường giành thời gian nhiều cho
các môn khác.
 Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Phương pháp soạn giáo án:
Là giáo viên, giáo án là một thứ vũ khí vô cùng quan trọng. Vậy vì sao phải
soạn giáo án? Soạn giáo án như như thế nào và ứng dụng vào tiết dạy ra sao?
Qua gần 4 năm công tác, tôi càng thấy được vai trò của việc soạn giáo án. Tôi
cho rằng giáo án chính là kế hoạch hoàn chỉnh cho một tiết dạy và thể hiện nó
trên văn bản cụ thể. Một giáo án khoa học cần phải thể hiện được nội dung cụ
thể sau:

3


Tuần: ........ Tiết: ......... Ngày dạy: .................. Ngày soạn: ..................
TÊN BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kiến thức cần đạt được
2. Kỹ năng

- Kỹ năng cần đạt được
3. Thái độ
- Qua bài học sinh cần có thái độ gì
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo viên cần chuẩn bị những gì cho tiết dạy
2. Học sinh
- Học sinh cần chuẩn bị gì phục vụ cho bài học
III. PHƯƠNG PHÁP
- Xác định phương pháp chủ đạo.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (thời gian?)
- Ổn định chỗ ngồi, kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (thời gian?)
- Kiểm tra 2 đến 3 học sinh nếu có thể.
- Câu hỏi kiểm tra, có cần chuẩn bị bảng phụ không?
3. Bài mới
- Giới thiệu bài mới.
TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Thời gian

Hoạt động 1: Tên hoạt động
- Nêu hoạt động của giáo viên và nội - Nêu hoạt động của học sinh cũng
dung chính của bài.
như câu trả lời của các em.


Thời gian

Hoạt động 2: Tên hoạt động
- Nêu hoạt động của giáo viên và nội - Nêu hoạt động của học sinh cũng
dung chính của bài.
như câu trả lời của các em.

4. Củng cố (thời gian?)
5. Dặn dò (thời gian?)

4


Một giáo án khoa học, đòi người giáo viên phải nghiêm túc tuân thủ những
trình tự sau:
1. Căn cứ vào đâu để soạn giáo án?
 Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo
viên và tài liệu tham khảo.
 Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
 Đặc điểm nội dung bài học, tiết học.
 Trình độ tiếp thu của học sinh.
2. Các bước quan trọng khi soạn giáo án:

Xác định mục tiêu

Kiến thức

Kỹ năng


Thái độ

- Dựa vào chuẩn kiến
thức kỹ năng của Bộ
GD&ĐT.
- Đúng trọng tâm,
không đi sai hướng.
- Không rơi vào quá tải
nội dung.

Xác định phương pháp chủ đạo

- Tùy theo từng hoàn
cảnh, cơ sở vật chất của
địa phương.
- Tùy theo khả năng của
học sinh.
- Tùy vào nội dung của
tiết học.

Trình bày từng hoạt động cụ thể

- Các hoạt động được
xây dựng dựa trên mục
tiêu của bài học.
- Kết thúc các hoạt động
là hoàn thành mục tiêu.

5



3. Các bước cụ thể khi soạn giáo án:
 Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
 Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo.
 Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học.
 Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học.
 Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá...
Phương pháp giảng giải:
Đây là phương pháp truyền thống nhưng vẫn được sử dụng khá phổ biến
không những trong ngành giáo dục và trên nhiều lĩnh vực khác. Mỗi phương
pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Phương pháp này cũng vậy, nếu
vận dụng không khéo thì có thể lợi bất cập hại.
Theo tôi, để phát huy được mặt ưu việt của phương pháp này đòi hỏi người
giáo viên cần phải có "nghệ thuật" giảng giải. Cũng một vấn đề, nhưng mỗi
người lại có cách giảng giải khác nhau và hiệu quả đem lại cũng khác nhau. Khi
giảng giải một vấn đề, giáo viên lưu ý sử dụng kết những kênh thông tin khác
nhau. Nên kết hợp nhịp nhàng giữa lời nói, viết bảng và cả những cử chỉ khuôn
mặt.
Chẳng hạn hoạt động Tìm hiểu chương trình và ngôn ngữ lập trình (Bài 01),
giáo viên có sử dụng phương pháp giảng giải như sau:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Nhấn mạnh và kéo - Gv hỏi: Để máy tính hiểu - Hs trả lời: Phải được
dài cụm từ cần phải được thì thông tin c ầ n

chuyển đổi thành dãy bít

chuyển đổi.


gồm hai số 0 và 1.

phải

được

c h u y ể n đ ổ i như thế
- Nhấn mạnh cụm từ nào?

- Hs chú ý lắng nghe và

dãy bít đồng thời ghi - Gv thông báo: Dãy số 0, 1 nhìn lên bảng giáo viên

6


lên bảng từ bít.

ấy gọi là dãy bít.

ghi từ bít.

Ngoài ra, nên kết hợp phương pháp giảng giải với những phương pháp khác
để hiệu quả mang lại cao hơn.
Phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là phương pháp mà ở đó đòi hỏi người học phải phát huy
tính tích cực của bản thân. Thảo luận nhóm không chỉ để cùng nhau giải quyết
vấn đề mà qua đó còn giáo dục các em đức tính làm việc tập thể. Để thảo luận
nhóm đạt hiệu quả cao, theo tôi cần phải:

Một là: Lựa chọn đúng nội dung cần thảo luận. Không phải vấn đề nào cũng
đưa ra thảo luận. Chỉ áp dụng với những vấn đề đòi hỏi phát huy trí tuệ của tập
thể. Giáo viên phải nắm được khả năng của học sinh để lựa chọn nội dung thích
hợp. Đặc biệt với học sinh của trường ta, do phần lớn các em trình độ các em
còn nhiều hạn chế nên giáo viên không nên cho thảo luận những nội dung quá
khó.
Hai là: Phân nhóm khoa học. Tùy điều kiện cụ thể, mỗi nhóm có thể phân
công 2 học sinh trong bàn thành 1 nhóm, hoặc 2 bàn một nhóm. Lưu ý khả năng
nhận thức của học sinh trong nhóm phải có sự đồng đều. Với nhóm học sinh yếu
ta giao cho thảo luận vấn đề đơn giản để các em có thể làm được qua đó giúp
các em ham thích học tập hơn, với những nhóm học sinh khá giỏi ta giao cho
vấn đề khó hơn để các em hưng phấn học tập hơn.
Ba là: Hướng dẫn thật kỹ nội dung và qui định thời gian thảo luận cụ thể. Qua
nhiều năm công tác cũng như khi dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy khi thảo luận
nhóm nhiều giáo viên không chú ý nhiều đến việc hướng dẫn trước và khi học
sinh đã gom nhóm để bắt đầu thảo luận thì các em sẽ gặp phải những khó khăn,
gúc mắc. Rõ ràng lúc này, dù rằng giáo viên có hướng dẫn và giải thích nhưng
cũng tỏ ra kém hiệu quả bởi lúc này các em rất ồn, thiếu tập trung. Từ đó dẫn
đến việc thảo luận không tốt. Ngoài ra, giáo viên phải theo dõi các nhóm trong
7


quá trình thảo luận, đi tới từng nhóm xem tiến trình thảo luận, động viện khích
lệ các em kịp thời.
Bốn là: Thảo luận thì phải báo cáo. Nhiều giáo viên cho học sinh thảo luận,
nhưng lúc báo cáo chỉ mời một hai nhóm báo cáo. Giáo viên nên tạo cơ hội cho
tất cả các nhóm phát biểu kết quả thảo luận. Khi mời đại diện nhóm thảo luận,
giáo viên nên mời 1 thành viên bất kỳ phát biểu trước, sau đó cho phép thành
viên còn lại góp ý. Làm như thế sẽ hạn chế việc chỉ một vài thành viên thảo
luận, còn lại ở không. Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp cho điểm cộng (+) các

nhóm trả lời tốt để khích lệ các em làm việc hiệu quả hơn.
Sau đây là phần giáo án trình bày phương pháp thảo luận nhóm với nội dung:
Mô tả thuật toán tính diện tích hình A (ví dụ 2, trang 40)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Đây là nội dung - Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ

- Hs đọc, Hs khác chú ý.

không quá khó, nhưng 2.
kiến thức toán học cơ - Gv nhắc lại nội dung bài
bản các em không toán, vẽ lại hình A lên
nhớ nên giáo viên cần bảng:
phải hướng dẫn thât tỉ

b
a

mĩ.

a

a

SBN
SCN

Hình A


- Hs trả lời: Dài (b) rộng
(2a)

- Gv hỏi: Hãy cho biết
chiều dài và chiều rộng của
hình chữ nhật?

- Hs trả lời:
8


- Hãy cho biết công thức

Diện tích = Dài x rộng

tính diện tích hình chữ
nhật?

- Vậy, ta dễ dàng tính được
diện tích của hình chữ nhật - Hs trả lời: Bán kính (a)
- Hs trả lời: Diện tích =

trên.

- Hãy cho biết bán kính của  xR2
hình bán nguyệt?

Trong đó  =3,14 ; R là


- Gv hỏi tiếp: Hãy cho biết bán kính đường tròn.
công thức tính diện tích
- Lấy diện tích đường tròn

hình tròn?

- Gv hỏi tiếp: Từ công thức chia 2.
tính diện tích hình tròn như
trên, ta suy ra diện tích nửa
đường tròn tức hình bán
nguyệt như thế nào?

- Hs chú ý theo dõi.

- Gv thông báo: Để tính
diện tích hình A, ta làm như
sau:
+ Bước 1: Tính diện tích
hình chữ nhật.
- Gv chia nhóm và qui

+ Bước 2: Tính diện tích

định thời gian cụ thể. hình bán nguyệt.
Trong quá trình thảo

+ Bước 3: Tính tổng diện

luận, giáo viên chú ý tích 2 hai trình được diện - Hs tiến hành thảo luận
theo sát từng nhóm để tích hình A.


nhóm.

kịp thời giúp đỡ các - Gv yêu cầu Hs thảo luận
em.

nhóm trong vòng 5 phút,
mỗi nhóm 4 em (2 bàn
9


- Hết thời gian thảo quay lại với nhau).
luận, Gv nên cân nhắc
có cho thêm chút thời

- Đại diện nhóm trình bày

gian không nếu các

báo cáo và bổ sung nếu

nhóm vẫn chưa thảo - Hết thời gian, Gv chỉ định cần thiết (bằng cách lên
luận xong.

thành viên trong nhóm báo bảng trình bày)
cáo.

- Gv yêu cầu các nhóm - Hs ghi bài.
khác báo cáo và nhận xét
lẫn nhau.

- Gv nhận xét và rút ra kết
luận cuối cùng.

 2ab

Bước 1: SCN
Bước 2: S BN 
Bước 3: S A

a 2
2

 SCN + SBN

và kết thúc.

- Gv cho điểm cộng (+) các
nhóm trả lời tốt.
- Thảo luận nhóm kết thúc,
Gv yêu cầu Hs về chỗ.

Phương pháp thực hành:
Đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn Tin học. So với tiết dạy lý thuyết,
thực hành được học sinh yêu thích hơn. Đó cũng chính là một trong những ưu
điểm mà phương pháp này đem lại.
10


Thông qua các tiết thực hành, nó củng cố và làm sáng tỏ kiến thức lý thuyết
các em đã tiếp thu được. Tuy nhiên, để thực hành đạt hiệu quả cao thì người

giáo viên phải nhiều kinh nghiệm và phải có sự chuẩn bị công phu, cụ thể cần
lưu ý những vấn đề sau:
Một là: Lựa chọn đúng nội dung thực hành. Giáo viên tránh lạm dụng việc sử
dụng phòng máy để dạy học. Mặc dù, ở đó giáo viên có thể trình chiếu được
những hình ảnh, nội dung khó có thể chuẩn bị được bằng bảng phụ. Tuy nhiên
phải thấy rằng, học ở phòng máy khả năng tiếp nhận kiến thưc mới của học sinh
còn nhiều hạn chế. Một phần do phòng máy khá chật hẹp, tầm nhìn bị hạn chế
và khó tập trung.
Hai là: Bố trí học sinh ngồi hợp lý. Nên bố trí học sinh khá giỏi với những
học sinh yếu trung bình ngồi chung một máy để và yêu cầu các em luân phiên
nhau thực hành. Tranh để học sinh lẻ loi một mình không có máy thực hành.
Ba là: Thực hành từng bước một. Giáo viên nên chia nhỏ nội dung thực hành
và hướng dẫn lần lượt từng nội dung sau đó cho học sinh thực hành. Do trình độ
nhận thức của học sinh còn hạn chế nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh theo
cách "cầm tay chỉ việc".
Bốn là: Thường xuyên nhắc nhở các em chú ý không được tự ý cắm điện.
Giáo dục học sinh ý thức bảo quản và sử dụng tốt phòng máy, quét dọn phòng
máy định kỳ.
Sau đây là phần giáo án trình bày phương pháp thực hành với nội dung: Viết
chương trình so sánh chiều cao của Minh và Phương.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Đây là bài toán Gv - Bài toán: Hãy viết chương - Hs viết bài toán.
tự cho vì bài toán trình nhập vào chiều cao
trong SGK quá khó của bạn Minh và Phương.
đối với các em.

Xuất ra màn hình thông báo


- Gv hướng dẫn giải ai cao hơn.

- Hs chú ý theo dõi.
11


quyết bài toán.

- Gv hướng dẫn: Máy tính
không thể nhìn 2 bạn và
thông báo là ai cao ai thấp.
Mà chúng ta phải cung cấp
chiều cao của hai bạn.
+ Gọi chiều cao của bạn
Minh là h1, chiều cao của
bạn Phương là h2.
+ Cần khai báo hai biến
h1 và h2 để lưu trữ chiều
cao của 2 bạn.
+ Dùng câu lệnh điều
kiện: Nếu h1>h2 thì hiện
lên màn hình 'Minh cao hon
Phuong' ngược lại hiện lên

- Hướng dẫn Hs thực màn hình 'Phương cao hon - Hs làm theo yêu cầu Gv.
hành từng bước một Minh'.
theo cách cầm tay chỉ - Gv yêu cầu Hs khởi động
việc.


BEGIN

máy và mở Turbo Pascal
lên.
- Gv viết bảng và yêu cầu

- Gv kết hợp lời nói Hs gõ lại câu thần chú quen
đồng thời ghi bảng thuộc.
cho Hs quan sát.
- Gv đi xuống kiểm tra từng
máy đã làm được chưa.

12

READLN;
END.


- Hs gõ thêm từ khóa
VAR ở phần khai báo và
khai báo 2 biên h1, h2
kiểu real.
- Gv hướng dẫn tiếp: Để
khai báo biến chúng ta sử

VAR

dụng từ khóa VAR đặt ở

h1: real;


phần khai báo và khai báo

h2:real;

hai biến h1, h2 kiểu real.

BEGIN

- Gv đi xuống, kiểm tra Hs
đã được hết chưa.
READLN;
END.
- Hs viết lại:
VAR
h1: real;
- Gv viết tiếp lên - Viết tiếp câu lệnh nhập
bảng.

vào chiều cao của hai bạn.

h2:real;
BEGIN

Yêu cầu Hs viết lại.
- Gv đi xuống kiểm tra từng

writeln('Nhap chieu
cao ban Minh:');


máy.

readln(h1);
writeln('Nhap chieu
cao ban Phuong:');
readln(h2);

READLN;
END.
- Hs nhìn lên bảng viết
lại:
VAR
13


- Gv hướng dẫn tiếp: Viết

h1: real;

tiếp câu lệnh điều kiện so

h2:real;

sánh h1 và h2.

BEGIN

- Gv đi xuống kiểm tra từng
máy.


writeln('Nhap chieu
cao ban Minh:');
readln(h1);
writeln('Nhap chieu
cao ban Phuong:');
readln(h2);
IF (h1>h2)THEN
writeln('Minh cao
hon Phuong')
ELSE
writeln('Phuong cao
hon Minh');
READLN;
END.

- Hs biên dịch sửa lỗi và
- Gv yêu cầu Hs biên dịch chạy chương trình.
và chạy chương trình.

14


c) PHẦN KẾT LUẬN
 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thông qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, học
sinh ngày càng hứng thú học tập hơn và kết quả qua các bài kiểm tra gần đây
cũng rất khả quan. Cụ thể như sau:
Xếp loại

Khối


8



Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

số

97

Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ


Tổng

36

37.1%

35

36.1%

26

26.8%

0

Tỉ
lệ
0

Tổng

0

Tỉ
lệ
0

 KẾT LUẬN

Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh thật sự là một vấn đề quan
trọng hàng đầu trong công tác đổi mới phương pháp giáo dục. Mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi giáo viên phải biết các vận dụng
một cách sáng tạo đồng thời kết hợp các phương pháp với nhau để đạt hiệu quả
cao nhất.
Kết quả trên cho thấy, việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này tỏ ra ngày
càng hiệu quả. Tôi cho rằng, sáng kiến kinh nghiệm này ngoài việc áp dụng đối
với môn Tin học 8 thì hoàn toàn có thể áp dụng đối với các bộ môn khác. Bởi đề
tài được nghiên cứu là rất cần thiết đối với ngành.
 ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ
Để công tác giáo dục của trường ngày càng hiệu quả cũng như việc ứng dụng
sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy được hiệu quả hơn tôi xin kiến
nghị với lãnh đạo nhà trường những vấn đề sau:
Một là: Cho phương án tu sửa chữa phòng máy vi tính vì số lượng máy còn sử
dụng được không đủ.
15


Hai là: Bổ sung thêm sách giáo khoa tham khảo của môn tin học từ cơ bản
đến nâng cao vào thư viện nhà trường để học sinh có thêm nhiều tài liệu nghiên
cứu.
Trên đây là vài ý kiến của tôi với mong muốn cuối cùng là giáo dục của
trường ngày càng đi lên. Kính mong lãnh đạo nhà trường xem xét và có phương
hướng chỉ đạo khoa học hơn trong thời gian sắp tới.
Dù đã rất cố gắng thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu và tích lũy kinh nghiệm
trong nhiều năm qua. Nhưng chắc chẫn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong lãnh
đạo nhà trường, các thầy cô đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp ý kiến để sáng kiến
này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×