Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CÂU hỏi CHÍNH ôn tập môn KIẾN THỨC CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.82 KB, 8 trang )

CÂU HỎI CHÍNH ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG
Có từ 3 – 5 câu
Câu 1. Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về vấn đề gì? Câu 2. Nghĩa vụ CBCC. Câu
3. Hỏi mở, định hướng hoàn thiện, làm rõ ưu điểm?
Câu 1. Vị trí, chức năng, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì cơ cấu tổ chức như
thế nào? Câu 2. Quy định về bộ máy giúp việc, nhiệm vụ? Câu 3,4,5. Về Khái niệm công
chức. Việc thực hiện nghĩa vụ có khó khăn không, tại sao? Đạo đức, nạn hối lộ tham
nhũng, phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục.
Câu 1. Trình bày văn hóa giao tiếp, thực hiện nội dung này thế nào? Câu 2. Các nhiệm
vụ, các cấp cần làm gì để thực hiện nhiệm vụ nào đó? Việc phân định cán bộ công chức
có ý nghĩa như thế nào? Nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn?

Phần 3
Nhóm kiến thức về cải cách hành chính
- Khái niệm cải cách hành chính, nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

1


I. Hệ thống chính trị ở Việt Nam ( Câu hỏi tham khảo)
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị? Đúng vai trò có ý nghĩa gì?
- Anh (chị) hãy trình bày nền hành chính Nhà nước? Hiểu thế nào về nền hành chính hiện
đại, liên hệ thực tiễn cải cách hành chính ở tuyên quang, đề xuất biện pháp hướng vào
thực hiện mục tiêu hiện đại nền hành chính?
II. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Câu 1. Vị trí, chức năng của HĐND và UBND? Điều 1, 2.
Câu 2. Nguyên tắc hoạt động của HĐND và UBND? Điều 3 – 9, 10.
- Ý 1: Nguyên tắc hoạt động của HĐND và UBND Điều 3 – 5.
- Ý 2. Nhiệm kỳ mỗi khoá của Hội đồng nhân dân, nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã Điều 6.
- Ý 3: Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Điều


7 – 10.
Câu 3. Nhiệm vụ Quyền hạn của HĐND cấp xã? Điều 29 – 34.
Câu 4. Cơ cấu tổ chức của HĐND, kỳ họp của HĐND cấp xã?
Ý 1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã
a. Thường trực Hội đồng nhân dân Điều 52 – 53.
b. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã Điều 36 – 41. Điều 45 – 47.
Ý 2. Kỳ họp hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã
Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
hội đồng nhân dân Điều 48
Câu 5. Nhiệm vụ Quyền hạn của UBND cấp xã? Điều 111 – 117.
Câu 6. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã Điều 119, 120
Nhiệm kỳ mỗi khóa của ubnd theo nhiệm kỳ của hdnd, khi hdnd hết nhiệm kỳ,
ubnd tiếp tục làm việc cho đến khi hdnd khóa mới bầu ra ubnd
- Hoạt động của Uỷ ban nhân dân Điều 123 -124, 126, 127.
III. Luật cán bộ, công chức (CBCC) năm 2008
Câu 1. Điều 1 – 4. Điều 8 – 20.

2


Câu 2. Mục đích, nội dung đánh giá, các mức phân loại Điều 27 – 29.
Câu 3. Chức vụ, chức danh, Nghĩa vụ, quyền CBCC cấp xã Điều 61, 62.
Câu 4. Khen thưởng, miễn trách nhiệm, kỷ luật CBCC? Điều 76 – 79.
IV. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã,
phường, thị trấn; Điều 3, 4, 9 – 13. Tập sự Điều 22 -26.
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ nội vụ hướng dẫn về chức trách,
tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Điều 1, 2, 5.
Điều 45 – 46.
V. Kiến thức về thủ tục hành chính.

1. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính. Điều 3, 8, 12
2. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương.
Câu 1: Anh (chị) hiểu như thế nào về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông?Các
nguyên tắc thực hiện ? Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã? Căn cứ quy chế... kèm
quyết định. Điều 1, 2, 8 – 12.
3. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Câu 1. mục tiêu? những mục tiêu đó là gì? đề ra mấy nhiệm vụ? là những nhiệm vụ nào?
nêu tóm tắt nội dung các giải pháp thực hiện? Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản về
cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức của chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020?
Câu 2: Theo anh (chị) làm gì để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước ?
4. Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 29/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách
hành chính tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015
Câu 1: Anh, chị hãy nêu mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về cải cách thủ tục hành
chính?

3


5. Chỉ thị 03/CT-CT-UBND ngày 26/03/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
về việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Một số đề thi
Câu 1 (6 điểm)
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao chất lượng thực thi

công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Anh (chị) hiểu thế nào là chất
lượng thực thi công vụ. Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì? Chất
lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào các yếu tố nào và hãy đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong thời gian tới?
Có 4 nội dung cần nêu:
Nội dung I. Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi công vụ:
1. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định
khác có liên quan.
2. Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý, phục vụ đạt
được của một tổ chức hành chính nhà nước thông qua sự hài lòng của người dân, niềm tin
của người dân, được xác định thông qua tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực.
Nội dung II. Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì:
Nội dung III. Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào 03 yếu tố:
Ý 1. Phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của bản thân
cán bộ, công chức, viên chức.
Ý 2. Phụ thuộc vào công tác tổ chức, môi trường tổ chức. Đó là sự phân công công
việc, tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện làm việc của CBCCVC.
Ý 3. Sự động viên, khuyến khích của người lãnh đạo, quản lý, tạo động lực cho
CBCCVC từ chế độ, chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến phát triển đối với CBCCVC.
Nội dung IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ:
Ý 1. Từng bước đổi mới công tác quản lý CBCCVC. Trước hết là đổi mới trong
tuyển dụng CBCCVC. Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực
phù hợp và cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài
năng vào công vụ. Những người tham gia tuyển dụng phải công tâm, khách quan và
không chịu bất cứ áp lực nào can thiệp vào kết quả tuyển dụng.
Ý 2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng hiệu quả, thiết
thực. Có 4 nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách:

4



1. Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch đào
tạo - Tổ chức đào tạo - Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu,
phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
(ĐTBD) trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi
công vụ.
2. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo
về phương pháp đào tạo.
3. Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CBCC ngang tầm, có đủ các điều kiện
để đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác ĐTBD.
Ý 3. Sử dụng CBCCVC hợp lý, hiệu quả. Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc
phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện
công việc. Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi
công vụ. Xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng
trong phân công, sử dụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc
của cán bộ, công chức, viên chức.
Ý 4. Tạo động lực cho CBCCVC trong thực thi công vụ. Thực hiện đổi mới công
tác thi đua khen thưởng, các chính sách về lương và đãi ngộ.
Câu 2 (4 điểm).
Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 đã chính thức
luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15,
Mục 3, Chương II; đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy
định về đạo đức công vụ thành quy định của luật. Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải
quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức
nhà nước, anh (chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
theo quy định ?
Có 2 nội dung:
Nội dung I. Vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công

chức
Ý 1. Vấn đề đạo đức trong nền công vụ là một nội dung quan tâm chung của tất cả
các nhà nước. Bởi vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản ảnh qua nền công
vụ, và hoạt động công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo đức làm chuẩn mực thì uy
tín của nhà nước sẽ không thể có. Chính vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra
các chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ của mình.
Ý 2. Đạo đức là thành tố cơ bản của nhân cách công chức, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBCC, qua đó, niềm tin vào chế độ
chính trị được củng cố.

5


Ý 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, khẳng định đạo đức là cái gốc của
người cách mạng, của cán bộ, công chức. Xây dựng nhà nước pháp quyền càng phải chú
trọng tới đạo đức công chức. Vì vậy, việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực pháp lý cao để xác định rõ những chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử
mà công chức phải tuân thủ trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ là một việc hết
sức cần thiết; đồng thời, còn định hướng phương thức ứng xử của công chức, công khai
hoá những yêu cầu và đòi hỏi về chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà công
chức cần phải có để nhân dân giám sát.
Ý 4. Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, CBCC có thể có những căn bệnh như quan
liêu, lười biếng, hiếu danh, tham nhũng…Đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém của bộ
máy nhà nước và nền công vụ.
Ý 5. Trước đây, đạo đức công vụ chưa được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn
khổ pháp lý nên rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều
chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện, không minh
bạch trong quá trình giải quyết công vụ.
Ý 6. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng vẫn đang diễn ra

nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn triệt để.
Công chức là lực lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững
bản chất chính trị của Nhà nước. Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, công
chức phải hội đủ 02 yếu tố: đạo đức và tài năng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Nội dung II. Phần liên hệ của thí sinh (cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định):
Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội ngũ cán
bộ, công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ thể hiện trong
các hành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công chức. Đạo đức công vụ cần có
những quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân
thủ. Đạo đức công vụ được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản
sau:
Ý 1: Phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (Điều 15 của Luật
cán bộ, công chức).
Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, cán bộ, công chức cũng phải có ý thức tiết
kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá nhân, xây dựng một
lối sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản dị, khiêm tốn, có tình cảm, cởi
mở, quan tâm đến mọi người, học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp.

6


Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Công chức làm việc trong các
công sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên
hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Về cần, làm việc phải đảm bảo thời gian quy định, không đến trễ, về sớm; làm
khẩn trương, hoàn thành chu đáo, tăng năng suất trong công tác…
Về kiệm, không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân.
Về liêm, không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân.

Về chính, là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.
Ý 2. Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần
trách nhiệm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh
thần, lực lượng ra làm đến nơi đến chốn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm
cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi… là không có tinh thần trách nhiệm.
Là cán bộ không nên suy bì xem công việc của mình có quan trọng hay không.
Công việc nào cũng cần thiết. Vấn đề là ở chỗ khi đã làm việc gì dù gặp khó khăn, trở
ngại cũng phải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ý 3. Chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ.
Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ chức. Mỗi
cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự
giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác. Tinh thần sáng tạo trong
công việc cũng là một chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ, công chức phải phát huy.
Ý 4. Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc.
Người cán bộ, công chức phải luôn có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ; phải học
tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Ý 5. Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.
Mọi người trong một tập thể cần phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ thì công việc mới
hoàn thành. Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến, dè dặt, đối phó với
nhau thì không thể hoàn thành được công việc được giao. Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở
đây không phải là bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ
và trong cuộc sống.
Những chuẩn mực đạo đức công vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau trong
một hệ thống chuẩn mực thống nhất.
Đạo đức công vụ không phải tự thân mà có; mỗi cán bộ, công chức, viên chức nếu
tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ, chắc chắn nền công vụ
sẽ có một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


7


Câu @: “ So sánh giữa quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước”
Xuất phát từ khaí niệm quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh
vực lập pháp, hành pháp tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối ngoại của nhà nước , ta
thấy giữa 2 hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nói riêng ( tức
là quan lý nhà nước chỉ trong lĩnh vực hành pháp đólà hoạt động chỉ đạo thực hiện pháp
luật gọi là quản lý hành chính nhà nước). Có những điểm riêng sau:
Quản lý nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước

* Khái niệm : rộng hơn

* Khái niệm : Hẹp hơn .

Quản lý nhà nước = chỉ đạo hoạt động

Quản lý hành chính nhà nước= hoạt động
chỉ đạo pháp luật ( hành pháp)

+ lập pháp
+ Hành pháp
+ Tư pháp

Bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh
nghị quyết, của cơ quan quyền lực nhà
nước (cơ quan dân chủ)


Để thực hiện chức năng đối nội và đối
ngoại của nhà nước.
* Chủ thể:
- Nhà nước và các cơ quan nhà nước .
- các tổ chức xã hội và cá nhân được trao
quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước .

* chủ thể:
- cơ quan hành chính nhà nước .
- cán bộ nhà nước có thẩm quyền .

* Khách thể :

*Khách thể :

Trật tự quản lý nhà nước mới được xác
định bởi quy phạm pháp luật.

Đảm bảo hoạt động chấp hành, điều hành
trên cơ sở pháp luật để chỉ đạo thực hiện
pháp luật.

*Tóm lại: Hoạt động quản lý hành chính nhà nước (tức là hoạt động hành pháp
bằng chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật trên cơ sở pháp luật) là một hoạt động rộng lớn
thường xuyên quan trọng trong quản lý nhà nước nhưng nằm trong khuôn khổ của nhà
nước .

8




×