Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường trong khai thác đá ở lương sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.55 KB, 18 trang )

Báo động tình trạng ô nhiễm môi
trường trong khai thác đá ở
Lương Sơn
Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2012 | 11:17:33 Sáng

(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 116 dự án
được cấp phép đầu tư và có 66 dự án đã, đang khai thác khoáng sản nhiều
điểm mỏ lớn, nhỏ khác nhau, phần lớn là khai thác đá. Tuy nhiên, hầu hết
các khu khai thác, chế biến nguyên liệu tại đây lại không có biện pháp xử
lý, giảm thiểu bụi, khí thải, tiếng ồn khiến công tác bảo vệ môi trường trở
thành vấn đề bức xúc, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Cùng đoàn khảo sát của phòng TN&MT huyện, chúng tôi đi thực tế tại
một số mỏ khai thác đá trên địa bàn huyện. Từ đầu chợ Bến (Cao
Dương), đường vào các mỏ khai thác đá đường gập ghềnh. Hàng chục
chiếc xe tải chở đá cuốn bụi nhuộm đỏ cây cỏ hai bên đường nối đuôi
nhau chạy cuốn theo từng đợt bụi phủ trắng xóa cả khu vực. Chỉ tính
trong khoảng 4 km mà có đến gần chục cơ sở khai thác đá có diện tích
khai thác trên 10 ha của 2 xã Cao Dương và Cao Thắng. Không khí ngột
ngạt bởi khói bụi bao trùm cùng với tiếng máy khoan đá, máy nghiền.
Trong môi trường dưới chân là đá, trên đầu là nắng, không khí để thở là
bụi đá, phương tiện trang bị duy nhất của công nhân chỉ đơn giản là khẩu
trang. Đáng báo động hơn, một số doanh nghiệp đã để nhiều máy nghiền
đá bụi mù ngay trên trục đường nối từ xã Cao Thắng sang huyện Mỹ Đức
Nhiều người dân sống ở đây búc xúc vì bụi của máy nghiền và ôtô chở


đá chạy qua ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác Quách Thị Hoa, 60 tuổi ở xóm
Quán Sơn, xã Cao Thắng cho biết: Gia đình sống ở đây cũng đã gần 20
năm, nhà giáp mặt đường nên việc nghiền đá ngay tại mặt đường, xe ô tô
chạy qua nhà tính cả ngày có khi đến hàng trăm lượt qua, gia đình đã


phải làm cửa kính nhưng cũng không ăn thua. Gia đình đã nhiều lần gửi
đơn lên xã Cao Thắng nhưng vẫn chưa có hồi âm. Mong cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương và các cấp, ngành can thiệp, có hướng giải quyết
giúp cho các hộ dân ở đây an tâm sinh sống, công tác. Bà Nguyễn Thị
Tuyến, xóm Quán Sơn cho biết thêm: Tình trạng ô nhiễm bụi do khai
thác, vận chuyển và nghiền đá đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là
trên tuyến đường nối giữa xã Cao Thắng và huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có
nhiều máy nghiền đá đặt trên trục đường chính luôn hoạt động hết công
suất, nhả bụi ra cả ngày. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa có biện
pháp làm giảm thiểu ô nhiễm. Chính quyền xã không có biện pháp xử lý
triệt để, do vậy người dân đành phải sống chung với bụi.
Đồng chí Nguyễn Khắc Yến, cán bộ phòng TN-MT huyện cho biết:
Nguyên nhân và các đối tượng gây bụi cũng đã được xác định nhưng
việc xử lý rất khó khăn do lực lượng chuyên môn của huyện quá mỏng,
trang thiết bị chuyên ngành không có, thẩm quyền của huyện chỉ có hạn
nên không thể kiểm tra, xử phạt mạnh tay các doanh nghiệp gây vi phạm.
Những khó khăn cộng với ý thức kém của các doanh nghiệp khiến tình
trạng ô nhiễm bụi ở Lương Sơn đang là vấn đề đáng báo động.
Khi chúng tôi rời các mỏ đá tại xã Cao Dương và Cao Thắng vào hồi
các xe chở đá vẫn nối đuôi nhau chạy không ngừng nghỉ. Điều
chúng tôi cảm nhận là ở những nơi có dự án khai thác mỏ, môi trường
sống đang bị ô nhiễm, đường giao thông bị xuống cấp. Các doanh nghiệp
trong quá trình khai thác chưa coi trọng đúng mức bảo vệ môi trường,
các chỉ tiêu về tiếng ồn, nồng độ bụi trong không khí đều vượt ngưỡng
cho phép hàng chục lần. Hầu hết các mỏ đá đều khai thác không đúng
quy trình kỹ thuật nên việc đảm bảo ATVSLĐ, PCCN là một vấn đề đặt
ra mà các cấp chính quyền cần sớm có hướng giải quyết kịp thời, triệt để.
Bình Dương: bụi mỏ đá gây ô nhiễm nghiêm trọng
(20:49:25 PM 19/09/2011)


(Tinmoitruong.vn)-Từ tỉnh lộ ĐT746, đoạn qua UBND xã Thường Tân (huyện Tân Uyên, Bình Dương) chỉ vài
km nhưng có hàng ngàn lượt xe ben chở đá qua lại đây ngày đêm. Chỉ tính ở ấp 2, 3 xã Thường Tân đã có 13
đơn vị khai thác đá.


Bụi mỏ đá gây ô nhiễm nghiêm trọng ở Bình Dương- Ảnh minh họa
Cập tỉnh lộ ĐT746 phía bờ sông Đồng Nai có đến 14 bến cảng trung chuyển đá lên sà-lan đi tiêu thụ. Tần suất hoạt
động liên tục của xe chở đá khiến mặt đường bị bong tróc từng mảng, ổ gà, ổ voi nối tiếp nhau, ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Bụi đá tung "hỏa mù" gây ô nhiễm khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng sức khỏe, hàng chục héc-ta
lúa, hoa màu bị “điếc” nhiều vụ.
Chủ tịch UBND xã Thường Tân, Nguyễn Minh Can cho biết: “Xã đã nhận được đơn thư khiếu nại của bà con về
chuyện khai thác đá gây ô nhiễm môi trường và đường sá hư hỏng. Tuy nhiên, các công ty khai thác đá lại do Sở Tài
nguyên-Môi trường Bình Dương và Bộ cấp phép quản lý nên chính quyền xã cũng bất lực đứng nhìn, dân chịu trận”.
Có mặt tại Thường Tân chúng tôi mới biết vùng đất này rất giàu khoáng sản. Với diện tích mặt bằng khai thác
khoảng 180 ha, hiện trữ lượng rất lớn nên khai thác còn kéo dài nhiều năm. Trên tỉnh lộ ĐT 746 vào sâu chừng 500
mét thuộc địa phận ấp 2 và 3 tình trạng khai thác đá khuấy động cả một vùng. Từng đoàn xe ben 30 tấn vận chuyển
đá ngày đêm không ngơi nghỉ.
Sau nhiều năm kêu cứu không thắng, hàng trăm hộ dân đành “sống chung” với bụi mỏ đá, ngậm ngùi nhận tiền “trợ
cấp” hàng tháng từ các công ty khai thác đá.
Ông Nguyễn Văn Minh, cán bộ địa chính xã Thường Tân cho biết, danh sách thống kê sơ bộ, có hơn 100 hộ dân có
ruộng sản xuất quanh các mỏ đá bị ảnh hưởng do bụi mỏ đá gây ra. Từ đầu năm đến nay, cứ đến vụ sản xuất,
UBND xã mời doanh nghiệp khai thác đá và người dân bị ảnh hưởng tự thương lượng với nhau về mức đền bù, hỗ
trợ, chứ chính quyền không can thiệp.
Bà Trần Thị Lanh, ở ấp 3, xã Thường Tân cho biết, gia đình có 1,8 ha ruộng lúa cấy 3 vụ/năm, nhưng có 6 mỏ đá
bao vây xung quanh nên vụ nào cũng bị mất mùa. Có vụ lúa sắp trổ bông bị “điếc” hơn phân nửa do bụi mỏ đá phủ
một lớp bụi trắng cánh đồng. Bà Lanh cho biết: “Sau nhiều năm kêu cứu, Công ty khai thác đá mới chịu “ngồi lại
thương lượng” bồi thường cho dân bị thiệt hại hoa màu, vụ lúa thất thu vừa qua. Vụ vừa rồi, tôi được đền hơn 6 triệu
đồng”.



Hiện có hơn 10 hộ dân nằm trên tuyến đường trung chuyển của xe chở đá đi qua được nhận từ 2-3 triệu
đồng/hộ/tháng – ông Nguyễn Văn Bình, ngụ ấp 2, xã Thường Tân cho biết.
Ngoài đền bù hoa màu, số ít hộ dân sống vùng “tâm điểm” bụi đá cũng được trợ cấp hàng tháng tiền độc hại (gọi là
bồi thường sức khỏe). Ông Nguyễn Minh Can, chủ tịch UBND xã Thường Tân bức xúc , so với những gì mà các
doanh nghiệp khai thác đá để lại thì mức hỗ trợ như vậy cũng chưa thực sự thỏa đáng.
Theo TTXVN

Khai thác đá ở Thường Tân ( Tân uyên ) :
Người dân khổ đến bao giờ ? !
Theo www.baobinhduong.org.vn - 1 năm trước
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ánh và người dân trong vùng đã không
biết bao nhiêu lần “kêu cứu” ngành chức năng nhưng tình trạng khai thác đá (KTĐ) trên địa bàn xã
Thường Tân, huyện Tân Uyên vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Hoạt động KTĐ chẳng những gây hư hại
đường sá, sạt lở bờ sông mà còn khiến người dân phải điêu đứng vì ô nhiễm môi trường do bụi đá gây
ra và cả những ảnh hưởng về sinh hoạt nói chung.Con đường ĐT746, đoạn qua UBND xã Thường Tân
đến gần Nhà máy Xi măng Bình Dương chỉ chừng vài cây số nhưng có không ít những “thửa ruộng”
trên mặt đường. Những ổ gà, ổ voi nối tiếp nhau không đếm xuể. Nhiều đoạn đường do phải oằn mình
chịu đựng hàng trăm chuyến xe chở đầy đá mỗi ngày đã biến thành những vũng bùn đặc quánh. Tình
trạng lầy lội ở những đoạn đường này khiến những ai lần đầu đến đây phải ngạc nhiên nhưng với
chúng tôi thì không, bởi đã chứng kiến nhiều rồi! Khổ cho người dân bởi mỗi khi đi qua đoạn đường
này là tai hoạ chực chờ nếu gặp phải xe chở đá!
2 ấp = 11 mỏ + 10 công ty khai thác đá
Từ tỉnh lộ ĐT746 huyện Tân Uyên đến xã Thường Tân, chúng tôi bắt gặp từng đoàn xe ben chở đá phủ
bạt nối đuôi nhau chạy vun vút. Cứ vài phút là có 1 - 2 xe chở đá vụt qua. Đường về Thường Tân do
vậy mà đầy ổ gà, ổ voi và bụi mù mịt. “Những năm lại đây, bà con sống ở Thường Tân đã quá khổ ải
vì tình trạng khai thác và vận chuyển đá gây ô nhiễm môi trường...”, một người bán quán nước gần
UBND xã than thở với chúng tôi.


Hầm khai thác đá bao trùm cánh đồng lúa


Ngay phía sau UBND xã chưa đầy nửa cây số là hình ảnh ken dày các mỏ đá. Giữa cánh đồng lúa
nham nhở các hầm hố đá nổi lên còn in dấu nổ mìn. Trên tỉnh lộ ĐT746 có hai nhánh đường (đất đỏ và
tráng nhựa) vào sâu chừng 500m nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Chỉ riêng tại địa phận ấp 2 và 3 đã
có đến 11 mỏ đá của 10 đơn vị đang khai thác, làm “náo loạn” cả một khu vực. Phía trước mặt đường
ĐT746 là 11 bến cảng, các băng chuyền đá chỉa hướng ra sông Đồng Nai với hàng chục xà lan luôn có
mặt châu đầu “ăn đá”.
Một cán bộ xã Thường Tân cho biết “chủ” các mỏ đá ở đây là những công ty ở Đồng Nai, TP.HCM và
Bình Dương. Đá được vận chuyển chủ yếu qua hai đường. Một là đường thuỷ trên sông Đồng Nai và
hai là đường bộ ĐT746. Thị trường tiêu thụ chính là đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền
Đông Nam bộ. Anh cán bộ xã chỉ tay ra phía mỏ đá và nói: “Với tiến độ khai thác như thế này chẳng
bao lâu nữa Thường Tân sẽ chẳng còn đất để sản xuất, những thửa ruộng bị mất dần nhường chỗ cho
các hồ nước giống như một số mỏ đá khai thác quá mức tạo thành hồ gây chết người ở huyện Dĩ An”.
Người dân khổ vì nổ mìn và khói bụi!
Hôm ấy, khoảng 11 giờ, chúng tôi vào một quán nước nằm bên cạnh sông Đồng Nai nghỉ chân, bỗng
nghe “đùng”! Tiếng nổ ầm vang giữa buổi trưa ngột ngạt khiến ai nấy giật mình. Bà L., chủ quán cà
phê cho biết, đó là tiếng bắn đá (nổ mìn). Cứ vào 11 giờ trưa đến 13 giờ 30 phút hàng ngày là tiếng
mìn nổ vang trời, rung chuyển nhà cửa như xảy ra động đất. Hơn một giờ ngồi ở đầu đường ấp 2,
chúng tôi nghe nhiều tiếng nổ mìn khủng khiếp và chứng kiến cảnh nơm nớp sợ hãi của người dân.
Bác Nguyễn Đức Sự (83 tuổi) ở ấp 2 đưa chúng tôi về nhà và chỉ cho chúng tôi thấy hậu quả do việc
nổ mìn gây ra. “Bắn đá, nổ mìn làm nhà tôi nứt tường đút cả bàn tay vào cũng lọt...”, ông Sự bức xúc.
Không chỉ làm nứt nhà dân mà nghiêm trọng hơn đó còn là tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác


và vận chuyển đá. Ô nhiễm môi trường ở Thường Tân còn “nóng” hơn cả chuyện ô nhiễm kênh Ba Bò,
dân ở đây khổ mà không biết kêu ai! Bác Sự than thở, từ ngày các mỏ đá đi vào hoạt động, máy
nghiền đá gây ra bụi bay tứ tán. Bụi bay bám vào cây bưởi làm rụng hết bông, không đậu trái. Nhà
trồng được 300 cây bưởi mỗi vụ tết thu nhập mấy chục triệu đồng. Hai ông bà già trông chờ vườn bưởi
để lo cho tuổi già nhưng giờ thì hết rồi. Tệ hơn, bụi đá bay xa cả km bao phủ cánh đồng lúa làm bà
con mất trắng mấy vụ liên tiếp”.

Điều mà nhiều người dân ở đây lo lắng nhất là sức khoẻ. Ông Trần Văn Ngợi sống ở ấp 3 thở dài, nói:
“Chúng tôi đang sống chung với bụi! Bụi trên mái nhà, bụi phủ đầy cây cối... chỗ nào cũng thấy bụi.
Để giảm bớt bụi bay vào nhà tôi phải đóng kín cửa suốt ngày, thế mà mỗi ngày vẫn quét cả đống.
Vườn cây ăn trái bụi bám không cây nào có thể ra hoa, kết trái được. Nhức nhối nhất là nhiều hộ đã
phải chặt bỏ vườn cây. Có người không chịu nổi phải bán nhà đi nơi khác. Sống trong môi trường đầy
bụi, các cháu nhỏ, cụ già thường xuyên bị bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Dân kêu cứu nhiều
lần, chính quyền thì giải quyết cầm chừng, chủ doanh nghiệp thì bất chấp luật pháp! Quá khổ...”.Anh
Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Thường Tân, cho biết: “Trung bình mỗi tuần, xã nhận cả
chục đơn thư khiếu nại của bà con về chuyện khai thác đá gây ô nhiễm môi trường và đường sá hư
hỏng. Tuy nhiên, các công ty khai thác đá là do ở trên cấp phép, quản lý nên chính quyền xã rất khó
can thiệp!”.Tình trạng KTĐ ở Thường Tân không những đang ngày đêm làm chảy máu nguồn tài
nguyên khoáng sản mà còn gây bức xúc, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương, nhất là về trách nhiệm quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó,
còn làm tình hình an toàn giao thông, môi trường của địa phương và đời sống người dân đang bị đe
doạ từng ngày.
Với diện tích mặt bằng khai thác khoảng 170 ha, trữ lượng đá ở đây rất lớn. Thời gian gần đây, giá vật
liệu tăng cao nên tình hình KTĐ tại đây đang diễn ra với cường độ chóng mặt. Các mỏ đá hoạt động từ
3 giờ sáng cho đến 20 giờ mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 2.000 lượt xe ra vào các mỏ
đá. Với lượng xe lớn như vậy, con đường ĐT746 hiện đã xuống cấp trầm trọng...
TRÍ DŨNG

Sống khổ trong vùng khai thác đá
TT - Từ khi Đà Nẵng cấp phép khai thác đất đá ở thôn Phước Thuận (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang),
hàng trăm hộ dân ở thôn này lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn do môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng.


Người
dân
khốn

khổ mỗi
khi đi
trên con
đường
làng bị
cày nát,
bụi mù
mịt Ảnh:
Hữu
Khá

Sáng 4-5, có mặt tại thôn Phước Thuận, chúng tôi chứng kiến cả trăm xe ben ồ ạt ra vào công trường. Con
đường dẫn vào thôn bị cày nát, bụi bay mù trời.
Ô nhiễm, bỏ hoang ruộng vườn
Hai bên đường, dù mới hơn 7g sáng nhưng người dân phải đóng cửa kín mít để tránh bụi. Cây trái trong vườn
bị phủ màu trắng. Càng vào sát công trường khai thác đá, tiếng còi hú, máy cắt đá ầm ầm vang lên dưới cái
nắng ngột ngạt khiến bầu không khí tại đây như đặc quánh, bức bí vô cùng.
Ông Trần Tình, tổ 3, than thở: “Người dân đã quá quen với cảnh bụi bám đầy nhà suốt nhiều năm qua. Ăn
cơm cũng phải đóng cửa vì chỉ cần một đoàn xe chạy ngang qua là phủ kín bụi”. Hỏi vì sao trong làng không
thấy bóng dáng trẻ con, ông Tình chua chát: “Đa số bà con ở đây có con nhỏ thì nhốt trong nhà hoặc gửi chỗ


khác đến tối mới đón về. Ở đây, trẻ em sống không nổi với tiếng mìn và khói bụi nên thường mắc các bệnh hô
hấp, viêm da...”.
Theo ông Trần Trung, một người dân sống lâu năm ở Phước Thuận, cực hình nhất là vào thời điểm giữa trưa,
lúc các công trường khai thác nổ mìn phá đá. Khi người dân đang thiu thiu ngủ thì bị đánh thức bởi những
tiếng nổ chát chúa, rền trời. Trẻ con mới sinh mỗi lần nghe nổ mìn khóc ré lên vì hoảng sợ. Cuộc sống của
người dân trong thôn vì vậy cứ nhốn nháo, xôn xao theo từng đợt phá đá bằng thuốc nổ. “Mỗi lần như vậy đất
đá bay vèo vèo, nhà cửa cứ rung lên như động đất. Bụi với mùi thuốc nổ hòa vào nhau bay xuống phủ kín
làng, không tài nào thở được” - ông Trung nói.

Không chỉ chịu cảnh ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, đá rơi..., cuộc sống người dân nơi đây còn rơi vào ngõ cụt khi
cánh đồng lúa màu mỡ bị bồi lấp. Cứ mỗi lần trời mưa là nguồn nước trên núi Phước Thuận chảy xuống các
cánh đồng Hồ Tràu, Hồ Bạc mang theo một lượng lớn đất đá khiến những mảnh ruộng tại đây không thể sản
xuất được. Ông Trần Ngọc Đương - tổ 4, người có ba trong bốn sào ruộng đã bị bỏ hoang - cho biết những
cánh đồng này từng là nguồn thu nhập chính nuôi năm miệng ăn gia đình ông.
Sáu năm nay, do đất ruộng bị bỏ hoang, ông phải làm công nhân bốc vác tại các mỏ đá. Làm quần quật cả
ngày cũng chỉ đủ ăn, hôm nào doanh nghiệp không thuê hoặc đau ốm là gia đình ông phải chạy tìm cái ăn.
Đây cũng là tình cảnh chung của những gia đình có đất sản xuất bị bồi lấp.
Người dân muốn di dời
Ông Nguyễn Đăng Dự, chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn, cho biết tình trạng ô nhiễm tại khu vực gần mỏ đá Phước
Hậu tồn tại từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện các đơn vị khai thác tại đây đều được cấp giấy phép nên không
thể có chuyện cấm. Các đơn vị khai thác đất đá đã ký thỏa thuận với chính quyền địa phương và người dân về
việc giảm ô nhiễm. Đó là chủ các mỏ đá phải đóng 2 triệu đồng/tháng để thuê nhân công địa phương tưới
nước nếu đường nhiều bụi, còn ít bụi thì dùng chổi quét.
Song khoảng 100 hộ dân tại thôn Phước Thuận vẫn đang chịu cảnh ô nhiễm, và hình ảnh người dân dùng bàn
ghế, cành cây chặn xe ben chở đất không còn là chuyện hiếm gặp tại đây. Không ít lần tài xế đã phải dừng xe
bỏ chạy trước sự bức xúc của người dân.
Ông Dự cũng cho biết hiện thôn Phước Thuận có khoảng 10ha đất nông nghiệp bị hoang hóa do khai thác đất
đá. Các chủ doanh nghiệp khai thác mỏ đồng ý hỗ trợ thiệt hại cho người dân với mức giá 2.400 đồng/m2/vụ.
Số tiền ít ỏi này người dân phải cân nhắc chi tiêu trong suốt nửa năm trời.
Theo ông Dự, người dân ở đây đã đề đạt nguyện vọng muốn được di dời khỏi khu vực ô nhiễm. Trước đó
ngày 2-5, liên quan đến nạn ô nhiễm và những bức xúc của người dân Phước Thuận, ông Nguyễn Bá Thanh,
bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã yêu cầu các ngành chức năng phải kiểm tra và xử lý dứt điểm vụ việc trước ngày
30-6.
HỮU KHÁ - PHAN CHUNG

Nên ngăn chặn việc khai thác đá gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay cả nước có hơn 150 mỏ đá vôi và hàng trăm mỏ đá xây dựng đang được khai
thác, tuy nhiên dây chuyền công nghệ chế biến đá tại phần lớn các cơ sở này đều cũ

và lạc hậu, không được trang bị thiết bị hút bụi tại nhiều công đoạn nên đã gây ô nhiễm
môi trường tại khu vực lân cận.
Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra cao hơn gấp nhiều lần cho phép, thậm chí có
những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng... Bên
cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO,
SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động tại chính các
cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sở này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn


cho phép do tiếng mìn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở
này chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết
bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế
biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mìn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở...
Để từng bước giảm bớt nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn do các cơ sở khai thác và chế
biến đa gây ra, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các cơ sở này bên cạnh việc áp
dụng những công nghệ tiên tiến trong khai thác cũng như đầu tư lắp đặt hệ thống hút
bụi tại tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, cần thực hiện một số giải pháp
hạn chế sự lan tỏa bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quang như tưới rửa hệ thống
đường vận chuyển nội bộ, trồng cây xanh, các xe vận chuyển nguyên vật liệu phải
được che kín... Bộ Xây dựng cũng khuyến khích các cơ sở sử dụng thuốc nổ an toàn
giảm rung động và ít phát sinh khí độc hại vào môi trường, sử dụng chất phụ gia nano
bổ sung vào nhiên liệu xăng dầu nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu các chất thải
khí gây ô nhiễm môi trường như CO, HC, SO2...
Tuy nhiên, việc chỉ có văn bản yêu cầu của Bộ Xây dựng có thể chưa đủ để cải thiện
tình trạng ô nhiễm môi trường trong các đơn vị khai thác và chế biến đá. Bộ chủ quản
và đơn vị cấp phép nên chăng quy định chỉ cấp phép cho các cơ sở dùng công nghệ
loại nào, đầu tư vốn bao nhiêu để đảm bảo không gây ô nhiễm về tiếng ồn và khói bụi.
Một vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực môi trường và văn hoá mà lâu nay không có cơ
quan nào lên tiếng, đó là chỉ nên khai thác những vùng núi đá xa dân cư, không nên
khai thác tận thu những nơi núi đá có cảnh quan đẹp, vì đó là của cải phi vật thể vô giá

của cộng đồng, một loại vốn quý của ngành du lịch. Làm bài toán kinh tế đối với việc sử
dụng các khu vực núi đá này sẽ thấy ngay việc khai thác đá là dùng rất phí phạm tài
nguyên của đất nước. Đãcó hiện tượng cơ quan cấp phép cho khai thác núi đá nằm
trong danh mục di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng...

Ô nhiễm môi trường do khai thác đá ở thường tân (Tân Uyên):Nhiều giải pháp để khắc
phục
Cập nhật ngày: 29/09/2011 09:54:31

Tân Uyên là huyện tập trung nhiều mỏ khai thác - chế biến đá xây dựng (13 mỏ) với độ sâu khai thác
được cấp phép từ -10m đến -50m, thời gian khai thác của các mỏ dao động từ 3 - 21 năm. Hoạt động
khai thác của các mỏ đã gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nguồn nước và làm thay đổi cảnh quan, ảnh hưởng
đến đời sống dân cư trong vùng, nhất là tại khu vực cụm mỏ xã Thường Tân - Tân Mỹ...
Hiện trạng... đau lòng!
Sau khi điều tra, các nhà chuyên môn đánh giá, hiện trạng thăm dò và cấp phép khai thác tại khu vực
khai thác - chế biến đá xây dựng xã Thường Tân - Tân Mỹ dao động độ sâu từ -10 đến -50m. Thời gian
cấp phép để kết thúc khai thác của các mỏ trong khu vực khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực hoạt động cũng như cải tạo, phục hồi
cảnh quan chung cho khu vực.


Hầm khai thác đá bao trùm cả cánh đồng!

Cụ thể, tổng diện tích được cấp phép thăm dò tại khu vực là 615,527 ha với tổng trữ lượng hơn 262 triệu
m3. Cote thăm dò ở các mức từ -10m, -30m, -50m và -70m. Diện tích thăm dò được cấp phép lớn nhất là
94,56 ha và nhỏ nhất là 10 ha, trong khi tổng diện tích đã cấp phép là gần 322 ha, chiếm 52,24% diện
tích được thăm dò, độ sâu cấp phép của các mỏ hiện tại ở các mức -10m với 48,53 ha, -30m và -50m...
Chính vì cấp phép khai thác không hợp lý nên thời gian qua, 5 tuyến đường vận chuyển từ các mỏ ra
ĐT746 luôn bụi nhiều vào mùa nắng, sình lầy vào mùa mưa; thậm chí các tuyến đường này chưa được
trải nhựa hoặc bê tông hóa. Đã vậy, dọc hai bên đường rất ít cây xanh và đường sá xuống cấp nghiêm

trọng. Kết quả khảo sát, đo đạc cho thấy trên tuyến đường này, nồng độ bụi vượt quy chuẩn chất lượng
không khí từ 2 - 3 lần; hệ thống thoát nước cũng chưa hoàn chỉnh. Nước từ khu vực moong khai thác
được bơm ra khu vực thấp, chưa có các tuyến mương để dẫn nước từ moong ra sông Đồng Nai. Kết
quả khảo sát cho biết, chất lượng nước sông Đông Nai có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và chất
rắn lơ lửng... do khai thác tại các mỏ đá ở khu vực này.
Nhiều giải pháp để khắc phục
Để bảo đảm an toàn và sức khỏe của công nhân và nhân dân trong khu vực, Sở Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ địa chất đã xây dựng đề án, đề ra
nhiều giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu môi trường trong khai thác do ảnh hưởng hoạt động của các
mỏ trong cụm.
Các nhà chuyên môn cho rằng, để giảm thiểu ô nhiễm từ bụi, tại khu vực moong khai thác, địa phương
cần trồng vành đai cây xanh thật dày, dự kiến trồng 127.015m2 diện tích; đồng thời sử dụng phương
pháp khoan nước hoặc máy khoan Tamrock có hệ thống túi lọc để giảm thiểu bụi phát sinh trong quá


trình khoan; sử dụng phương pháp nổ vi sai điện, vi sai phi điện kết hợp thuốc nổ an toàn hơn cho đến
môi trường như Anfo, nhũ tương.
Tại khu vực sân công nghiệp, sẽ bố trí các khu nghiền sàng tập trung thành cụm. Khu vực khai thác hiện
có 11 khu vực tập trung nghiền sàng sẽ được bố trí thành 6 cụm. Tại đây sẽ được lắp đặt hệ thống phun
sương, hệ thống phun nước để tưới nước lên xe chở đá nguyên khai, tưới nước khu vực nghiền sàng,
khu vực chứa đá thành phẩm vào mùa khô; trồng vành đai cây xanh thật dày xung quanh với diện tích
trồng dự kiến 29.150m2 và đặt hệ thống che chắn bụi từ đầu băng tải đến đầu ra bãi thành phẩm.
Ngoài ra, để giảm thiểu bụi do hoạt động vận chuyển, chủ đầu tư các mỏ đá cần thực hiện tưới nước
thường xuyên các tuyến đường vận chuyển đá ra đường ĐT746; đồng thời phối hợp tiến hành trải nhựa
hoặc bê tông xi măng, trồng cây xanh, phun nước chống bụi dọc tất cả các tuyến đường từ khu vực mỏ
trở ra. Song song đó, chủ đầu tư mỗi mỏ phải xây dựng hào nước và trạm rửa xe để tưới rửa xe trước
khi vận chuyển đá ra bên ngoài mỏ.
Hiện nay, các xe vận chuyển trong khu vực chở quá tải là nguyên nhân chính gây xuống cấp hệ thống
giao thông tại khu vực. Vì vậy, các chủ đầu tư phải thực hiện chở đá đúng tải trọng cho phép với từng
chủng loại xe, đồng thời các phương tiện vận chuyển phải được che chắn tránh rơi vãi đá và chạy đúng

vận tốc cho phép theo quy định. Khuyến khích chủ đầu tư các mỏ đá đầu tư, lắp đặt hệ thống băng
chuyền tải để vận chuyển đá sản phẩm từ mỏ khai thác ra khu vực cảng sông. Dự kiến lắp đặt 5 cụm
băng chuyền từ khu vực khai thác - chế biến của cụm ra cảng. Tất cả các tuyến đường vận chuyển ra
cảng và tuyến đường ĐT746 phải xây dựng mương thoát nước và hố lắng ở hai bên đường để tránh gây
bùn lầy và ngập úng trong mùa mưa. Và cũng cần xác định tuyến thoát nước phù hợp để tránh ảnh
hưởng đến đất đai, hoa màu của nhân dân xung quanh.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, các chủ đầu tư trong cụm mỏ cần thiết kế máy bơm có công
suất phù hợp để tháo khô từng mỏ; đào mương thoát nước dẫn từ moong đến các suối lân cận để thoát
nước ra sông Đồng Nai. Dự kiến có 9 tuyến thoát nước chính; đắp đê chắn xung quanh khu vực khai
trường để giảm thiểu nước mưa chảy tràn xuống moong khai thác. Ngoài việc xây dựng đê chắn xung
quanh khai trường để ngăn chặn nước mưa chảy tràn, chủ đầu tư các mỏ cần xây dựng hoàn chỉnh các
hồ lắng nước thải từ quá trình tháo khô mỏ để lắng cặn, chất rắn lơ lửng vào các khu vực khác gây bồi
lắng và ảnh hưởng tới môi trường chung.
Để giảm thiểu ảnh hưởng do hoạt động nổ mìn phá đá, các nhà chuyên môn đề nghị cần sử dụng
phương pháp nổ vi sai (lựa chọn thời gian giãn cách vi sai của đầu nổ khác nhau khi đấu ghép mạng nổ,
đồng thời lựa chọn được hướng điều khiển nổ hợp lý nhất, làm tăng hiệu quả và an toàn cho bãi mìn); sử
dụng thuốc nổ an toàn và phải được cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các điểm nổ gần nhà
dân gồm ranh các mỏ Thường Tân I, III, IV khu vực giáp với ĐT746, Tân Mỹ A và B - khu vực giáp với
tuyến đường phía Tây, Thường Tân Fico - khu vực giáp với tuyến đường phía Đông - Đông Nam cần
thiết kế bãi nổ có khối lượng thuốc nhỏ, sử dụng phương pháp nổ vi sai phi điện.
Hàng năm, Cụm mỏ Tân Mỹ - Thường Tân (Tân Uyên) đã cung cấp đá cho nhu cầu thị trường trong và
ngoài khu vực, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định và phát triển các dịch
vụ đi kèm tại khu vực. Tuy nhiên, hoạt động khai thác tại đây cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến môi
trường. Vì vậy, rất cần sự chung tay của doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các cấp, các ngành trong việc
xây dựng môi trường cảnh quan sạch, đẹp vì cuộc sống trong lành của người dân nơi đây.
MAI HUY

Công nghiệp khai khoáng ở Bình Dương: Vẫn còn tiềm ẩn nhiều mối lo!
Cập nhật ngày: 30/03/2012 08:44:53
Bình Dương là địa bàn có công nghiệp (CN) khai khoáng phát triển mạnh. Mặc dù được đánh giá là khá an

toàn, nhưng CN khai khoáng ở Bình Dương vẫn tiềm ẩn nhiều mối lo, đặc biệt là vấn đề cải tạo, phục hồi


môi trường “hậu” khai thác.
Thực trạng khai khoáng ở Bình Dương
Khai thác khoáng sản (KS) tại Bình Dương chủ yếu vẫn là khai thác các loại vật liệu xây dựng (VLXD) thông
thường như đất sét, đá, cát xây dựng, sỏi, cao lanh... Hiện trên địa bàn tỉnh có 27 doanh nghiệp (DN) hoạt
động khai thác KS làm VLXD với 41 giấy phép được cấp còn hiệu lực. Trong đó, có 39 giấy phép do UBND
tỉnh cấp, 2 giấy phép khai thác cao lanh do bộ cấp. Hoạt động khai thác KS chủ yếu là khai thác đá, tập
trung tại các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng và TX.Dĩ An. Hiện toàn tỉnh có 23 mỏ đá đang
khai thác, 2 điểm mỏ đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Diện tích được cấp phép khai thác là 526,11
ha; tổng diện tích đã khai thác đến 2011 là 241,08 ha; tổng công suất khai thác thực tế hàng năm vào
khoảng trên dưới 11 triệu m3.

Nếu không được cải tạo tốt, những hầm đá như thế này sau khai thác sẽ trở thành... vùng đất
chết!
Đá xây dựng Bình Dương, đặc biệt là đá Châu Thới, được đánh giá bền, đẹp và nguồn đá này đã góp phần
xây dựng thành công hàng ngàn công trình trọng điểm, giúp địa phương đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hậu quả do khai thác đá để lại thì quả thật quá
nặng nề! Tại những điểm khai thác đá, hầu hết đều tạo thành những hố sâu, vực thẳm, có nơi sâu đến 80m
(như hầm đá của Công ty Khai thác cát đá sỏi TP.HCM). Ám ảnh nhất là hầm đá thuộc Công ty 621 (nay
thuộc khu Đại học Quốc gia) được mệnh danh là “hố tử thần” vì nơi đây đã cướp đi mạng sống của hàng
chục người! Hầu hết các mỏ đá có nhiệm vụ làm đẹp cho các nơi, nhưng riêng mình thì nhận lãnh phần
loang lổ, cảnh quan bị phá vỡ, môi trường “hậu” khai thác bị tàn phá nặng nề!
Toàn tỉnh hiện có 18 DN sử dụng vật liệu nổ phục vụ cho hoạt động khai thác đá. Khối lượng thuốc nổ sử
dụng tăng dần qua các năm. Nhờ làm tốt công tác quản lý Nhà nước về vật liệu nổ, công nghệ nổ mìn khai
thác đá ở Bình Dương không ngừng được nâng cao, theo hướng giảm thiểu tác động môi trường nên
không xảy ra tình trạng thất thoát vật liệu nổ hay tai nạn, sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, trong quy trình, kỹ thuật
khai thác đá vẫn còn nhiều biểu hiện thiếu an toàn. Theo báo cáo Sở Tài nguyên - Môi trường, qua thanh
kiểm tra vẫn còn một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm thiết kế mỏ, còn có hiện tượng đá treo (mỏ đá Núi

Nhỏ, mỏ đá Tân Mỹ); các vách moong khai thác bị chập tầng, sạt tầng, vách đứng (mỏ đá Thường Tân, mỏ
đá Tân Đông Hiệp). Qua kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị đã kịp thời khắc phục và không để xảy ra sự cố.


Còn nhiều DN chưa làm tròn nghĩa vụ
Thực tế hoạt động khai thác KS trong thời gian qua đã đáp ứng kịp thời nhu cầu VLXD phục vụ cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương và khu vực, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Các DN trong
lĩnh vực này thực hiện tương đối tốt các nghĩa vụ tài chính về thuế, phí... Theo số liệu báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất - kinh doanh định kỳ của các DN từ năm 2007 đến giữa năm 2011, hàng năm, các DN khai
khoáng đạt doanh thu hàng ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng và năm sau luôn cao
hơn năm trước. Ngoài ra, các DN còn chấp hành tốt các quy định của pháp luật, như: Khai thác đúng diện
tích được cấp phép, thuê đất để khai thác, cơ bản thực hiện theo thiết kế cơ sở và dự án đầu tư khai thác
mỏ, lập báo cáo định kỳ và bản đồ hiện trạng, ký quỹ phục hồi môi trường, quan trắc môi trường định kỳ...
Hầu hết các mỏ đều có giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác KS như trồng cây xung
quanh mỏ, làm đường vận chuyển bằng bê tông, tưới nước chống bụi...
Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên - Môi trường, đến nay vẫn có 9 mỏ đang khai thác chưa tiến hành quan trắc
giám sát môi trường định kỳ và trên 37 mỏ đang hoạt động khai thác chưa ký quỹ phục hồi môi trường theo
quy định. Đặc biệt đa số DN lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường theo cách dễ nhất như làm
hàng rào, tạo thành một hồ chứa nước sạch, có đê bao xung quanh hoặc làm khu du lịch sinh thái; không
DN nào chọn giải pháp san lấp trả lại hiện trạng ban đầu. Thực tế này đang phát sinh một nghịch lý: Chi phí
ký quỹ, phí môi trường, cũng như phương án khôi phục môi trường sau khi đóng cửa mỏ (như lập hàng rào,
trồng ít cây xanh) không tương xứng so với “siêu lợi nhuận” từ việc khai thác, kinh doanh đá. Môi trường
khu vực khai thác đá vẫn phải chịu thiệt thòi!
Giải pháp nào cho môi trường sau khai thác?
Trước tình hình nói trên, Chính phủ và UBND tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa và
hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác KS, như: Khắc phục suy
thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác KS gây ra; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan
bằng việc ký quỹ phục hồi môi trường; thu phí bảo vệ môi trường... Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định
số 74/2011/NĐ-CP ngày 25-8-2011 và có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2012, thay thế các nghị định trước đó về
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác KS.

Nói về tiến độ thực hiện nghị định mới này, bà Nguyễn Hồng Thúy, Phó phòng Tài nguyên Nước và Môi
trường Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng dự thảo và đang tổ chức lấy ý kiến
các ngành liên quan và DN khai thác KS. Theo dự thảo, mức phí môi trường chúng tôi xây dựng ở mức
trung bình. Vì theo ý kiến các ngành và các DN khai khoáng, nếu nâng mức phí cao, các DN sẽ nâng giá
thành và cuối cùng người tiêu dùng phải lãnh đủ”.
Hy vọng với nghị định mới ban hành, môi trường tại các mỏ “hậu” khai thác sẽ được cải tạo tốt hơn. Phí môi
trường là khoản đóng góp cần thiết của DN để bù đắp lại phần nào cho sự “tàn phá” do khai thác KS gây ra!
Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25-8-2011 quy định cụ thể mức phí bảo vệ môi trường đối với đá ốp lát,
đá làm sản phẩm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...) là 50.000 - 70.000 đồng/m3; đá làm VLXD thông
thường là 500 - 3.000 đồng/tấn; cát vàng 3.000 - 5.000 đồng/m3... Thu phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác KS tận thu bằng 60% mức thu phí của các loại KS tương ứng. Số phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác KS thu được, địa phương được hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cải tạo môi
trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác KS.

Bất cập trong khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng
Cập nhật ngày: 23/02/2012, 09:57 AM

Thực hiện Quyết định kiểm tra số 2023/QĐ-UBND ngày 6-9-2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
về việc kiểm tra an toàn lao động trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa
bàn tỉnh, Sở Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra 30/41 mỏ khai thác đá trên địa bàn
tỉnh. Từ đây, nhiều vấn đề bất cập đã được phát hiện...
TỪ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 19 doanh nghiệp thuê dịch vụ nổ mìn của chi nhánh thuộc Tổng
công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ VINACOMIN tại Bình Dương ở 23 mỏ. Doanh nghiệp chỉ
tham gia giám sát số lượng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), cảnh giới, giám sát kết quả
khoan, nạp, nổ mìn. Chỉ có 5 doanh nghiệp tự tổ chức thi công nổ mìn để khai thác đá ở 6 mỏ.
Nhìn chung, tất cả các đơn vị đã thực hiện khai thác và chế biến khoáng sản theo đúng nội dung


giấy phép UBND tỉnh cấp. Việc khai thác thực hiện tương đối đầy đủ theo đề án thiết kế khai

thác mỏ. Doanh nghiệp cũng đã lập đầy đủ bản cam kết về giám sát môi trường, tuy nhiên, hầu
hết chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường trong năm qua.

Điểm khai thác đá của Doanh nghiệp Đức Phú (Gia Lai) tại thôn 2, xã Đoàn Kết (Bù Đăng)

Qua kiểm tra đoàn nhận thấy, tất cả các đơn vị đều thành lập hệ thống tổ chức thực hiện có đủ
thành phần cơ cấu theo quy định; có văn bản bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn, thành lập đội ngũ công
nhân liên quan trực tiếp đến VLNCN (thợ mìn, kiểm tra số lượng VLNCN, bảo vệ,...) đáp ứng
được nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Nhiều doanh nghiệp cũng đã
lập hộ chiếu khoan nổ mìn, biên bản nghiệm thu và kết quả nạp mìn, biên bản kết quả nổ mìn...
theo đúng quy định, không để xảy ra thất thoát VLNCN trong quá trình vận chuyển cũng như thi
công; hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản thực hiện tương đối an toàn, không để trường
hợp tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị
chưa ghi đầy đủ nội dung hộ chiếu khoan nổ mìn, còn thiếu biên bản nghiệm thu lỗ khoan và nạp
mìn; công nhân của một số doanh nghiệp tham gia giám sát kết quả thi công nổ mìn chưa qua sát
hạch và cấp thẻ an toàn về VLNCN.
Khi kiểm tra, các doanh nghiệp thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường chỉ mới đạt 33%. Qua
yêu cầu của đoàn kiểm tra, các doanh nghiệp đã khắc phục xong. Nhưng việc điều hành hoạt
động khai thác và chế biến khoáng sản chưa đáp ứng theo quy định pháp luật. Đặc biệt, các chủ
mỏ đa số chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như: Tập huấn định kỳ cho người lao
động, cấp thẻ an toàn cho người lao động, trang bị bảo hộ lao động, đóng bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội. Việc thực hiện các biện pháp an toàn về điện và thiết bị, máy móc, hầu hết các
doanh nghiệp chưa chú trọng thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện chỉ đạt 23%; lập và niêm yết biển
báo an toàn về điện thực hiện đạt 65%; hệ thống dây dẫn điện trong dây chuyền sản xuất đảm
bảo an toàn theo quy phạm trang bị điện; hệ thống nối đất các thiết bị điện để chống tai nạn điện
giật; biển báo nguy hiểm và rào che chắn moong mỏ (hầm mỏ) tại các mỏ khai thác; độ dốc sườn
tầng khai của moong mỏ chưa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác; sau khi nổ
mìn xong có đá treo tại mỏ không đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác mà không xử lý...



GIẢI PHÁP KHAI THÁC MỎ AN TOÀN
Đoàn kiểm tra nhận thấy việc thi công nổ mìn mà không có giấy đăng ký sử dụng VLNCN là do
hầu hết các doanh nghiệp không biết các quy định pháp luật để làm thủ tục đăng ký. Các doanh
nghiệp chưa quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố về an toàn trong sản xuất công
nghiệp cho người lao động. Nguyên nhân chính là do quy mô tổ chức của doanh nghiệp tương
đối nhỏ và lao động làm việc trực tiếp với thiết bị, máy móc rất ít. Không có cán bộ chuyên trách
quản lý an toàn công nghiệp và trình độ, nghiệp vụ của người làm công tác an toàn chưa đáp ứng
yêu cầu; công tác tập huấn an toàn công nghiệp chưa được tổ chức thường xuyên. Ngoài ra, các
chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ mối đe dọa nguy hiểm về sức khỏe, tính mạng người
lao động và tài sản khi xảy ra sự cố về điện. Các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt về giám sát
môi trường một phần là không chủ động trong việc liên hệ với các đơn vị có chức năng để đo đạc
về chỉ số ảnh hưởng môi trường trong hoạt động khai thác.
Từ kết quả kiểm tra và trên cơ sở phân tích, đánh giá mặt tích cực và tồn tại, ông Nguyễn Xu,
Trưởng phòng thanh tra Sở công thương, thành viên đoàn kiểm tra, cho biết: “Sở Công thương
cần yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký và tổ chức tập huấn, sát hạch và cấp thẻ an toàn đối với
người lao động làm việc liên quan trực tiếp với điện trong các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật. Sở Công thương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho các
doanh nghiệp các quy định về sử dụng VLNCN trong hoạt động khai thác khoáng sản. Đề nghị
UBND tỉnh giao Sở Công thương tổ chức giám sát kết quả khắc phục các vi phạm của các doanh
nghiệp; tiến hành phúc tra và tham mưu xử lý đối với các trường hợp còn cố tình vi phạm”.
Nếu những kiến nghị được thực hiện sớm và tuân thủ đúng nội dung thì việc khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh mới có thể đi vào nề nếp, thu được kết quả khả quan, tránh những thiệt hại
đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngọc Tú

Ngăn chặn tình trạng khai thác đá thiếu an toàn
Ngăn chặn tình trạng khai thác đá thiếu an toàn

Liên tiếp trong những ngày gần đây, một loạt vụ tai nạn lao động (TNLÐ) nghiêm trọng xảy ra
trong khai thác đá làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận. Vì sao tai

nạn lao động lại xảy ra nhiều như vậy? Làm thế nào khắc phục được tình trạng nguy hiểm
này?

Những vụ tai nạn lao động xảy ra trong khai thác đá thường để lại hậu quả khôn lường. Việc khai thác đá ở các mỏ
trông có vẻ bình thường, nhưng khi xảy ra mỏ sập, đá lăn là thế nào cũng có người chết và bị thương. Khi ấy, mỏ đá,
trông như bãi chiến trường.
Liên tiếp cuối tháng 12-2007 và tháng 1-2008, đã xảy ra các vụ TNLÐ nghiêm trọng: Vụ Bản Vẽ (Nghệ An) làm chết
18 người; vụ Lèn Nây, thị trấn Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm chết ba người, bị thương bảy người; vụ núi Rú
Mốc (Hà Tĩnh) làm chết bảy người; vụ núi Bèo (Hà Nam) làm chết ba người; vụ mỏ đá Hóc Trùm (Phú Yên) làm chết
ba người... và sẽ còn nhiều vụ tai nạn thương tâm nữa xảy ra, nếu như chúng ta không nghiêm túc, hoặc lơ là trong
công tác phòng ngừa, bảo đảm điều kiện làm việc an toàn của người lao động.
Buông lỏng công tác bảo đảm an toàn lao động


Từ Hà Nội về đến Hà Nam, xe chạy trên quốc lộ 1, nhìn sang bên phải là những dãy núi đá vôi chạy dài vào Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị... Núi đá nhiều thế, cũng là nguồn nguyên liệu cho các "nhà khai
thác" đá ra đời và phát triển.
Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, ngành xây dựng và giao thông rất phát triển, cho nên sản phẩm đá rất hút hàng,
khai thác ra bao nhiêu, thị trường cũng tiêu thụ hết. Vì thế, hồ sơ xin phép khai thác, sản xuất đá xây dựng ở các địa
phương rất nhiều.
Rõ ràng, đây là một lĩnh vực sản xuất có tiềm năng phát triển và lợi nhuận cao. Thế nhưng, ở Ninh Bình gặp đồng
chí Lê Ðức Mạnh, ở Thanh Hóa gặp đồng chí Mai Quang Lộc, đều phụ trách công tác thanh tra lao động, cả hai đều
kêu rằng: Khi UBND cấp giấy phép cho các nhà khai thác, sản xuất đá, thanh tra lao động chúng tôi có bao giờ được
hỏi ý kiến (chứ nói gì đến thẩm định) về công tác bảo đảm an toàn khi doanh nghiệp được phép sản xuất đâu?
Có thể nói rằng, chúng ta đã thực hiện cơ chế rất thoáng để doanh nghiệp ra đời, làm ăn và phát triển. Ðiều này
không sai. Nhưng trong một số khâu, nhất là việc bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động lại buông
lỏng quản lý. Chúng tôi được biết, ở Ninh Bình có 50 doanh nghiệp khai thác đá, ở Thanh Hóa, con số này là 300,
nhưng khoảng 85-90% là doanh nghiệp tư nhân.
Chúng tôi không có ý phân biệt thành phần kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực khai thác đá. Nhưng,
ở đây, có một sự thật. Dù gì, doanh nghiệp nhà nước cũng được tổ chức một cách cơ bản, có đầy đủ các "phòng,

ban" cần thiết, trong đó, không thể thiếu "Ban An toàn lao động", chí ít cũng có một cán bộ phụ trách công tác an
toàn lao động tại doanh nghiệp. Còn ở doanh nghiệp tư nhân thì sao? Chủ doanh nghiệp tư nhân là nhà đầu tư,
đồng thời "kiêm" luôn là nhà sản xuất, kinh doanh, quan hệ đối tác, và đương nhiên kiêm luôn cả chức năng "bảo hộ
lao động" của doanh nghiệp.
Chúng tôi đặt câu hỏi với một số cán bộ thanh tra lao động nhằm tìm hiểu nguyên nhân thật sự vì sao TNLÐ trong
khai thác đá cứ liên tục xảy ra, dự báo TNLÐ trong thời gian tới như thế nào? Rất chân thành và câu trả lời cũng rất
thẳng thắn (nhưng được đề nghị giấu tên) cho biết: Nguyên nhân chính, là buông lỏng công tác an toàn-vệ sinh lao
động trong lĩnh vực khai thác, sản xuất đá, từ khâu thẩm định quy trình, thiết kế kỹ thuật để cấp phép, đến quản lý,
kiểm tra quá trình khai thác.
Tất nhiên, muốn được cấp phép, họ không khó "vẽ" ra một hồ sơ thỏa mãn yêu cầu của các cơ quan tham mưu như
tài nguyên và môi trường, công nghiệp, công an... Còn sau khi được cấp phép, họ có thực hiện đúng quy trình, kỹ
thuật khai thác hay không lại là chuyện khác.
Nhưng, có một sự thật là: Cơ quan có chức năng và trách nhiệm trong việc thẩm định, giám sát công tác an toàn lao
động là "thanh tra lao động" bị đặt ra ngoài cuộc. Vì thế, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân không chịu sức
ép của việc phải bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động, dễ tắc trách để xảy ra tình trạng không
tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật khai thác đá mà Nhà nước quy định.
Lợi nhuận làm "đổ" cả núi
Nếu khai thác đá theo quy trình, kỹ thuật mà Nhà nước đã quy định, nhà sản xuất phải khai thác theo kiểu "cắt tầng,
phân lớp", nghĩa là phải làm từ trên đỉnh xuống dần đến chân núi đá. Mỗi tầng khai thác phải "bạt" rộng ra, bóc lấy
lớp đá này mới đến lớp khác. Làm theo quy trình này suất đầu tư trên một đơn vị sản phẩm hàng hóa thường lớn,
sản lượng khai thác không nhiều, tốc độ ra "hàng" không nhanh, nhưng bảo đảm an toàn.
Xét trên góc độ kinh tế, nhà khai thác thường chọn cách làm "ăn xổi": Thay vì khai thác từ trên cao xuống, họ khai
thác từ dưới chân núi đá lên. Khoan lỗ, đặt mìn, cho nổ, tạo ra các "hàm ếch" và thuê lao động thủ công thời vụ để ra
hàng. Làm như vậy mới bảo đảm có lợi nhuận, thu hồi được vốn. Chẳng thế mà trùng điệp, vững chãi như núi đá


cũng phải đổ. Các thanh tra lao động địa phương cho chúng tôi biết: Các doanh nghiệp tư nhân thường chỉ thuê dài
hạn một số lao động kỹ thuật cơ bản: như thợ khoan, thợ nổ mìn...
Nói là thợ "kỹ thuật", nhưng thường các lao động này đều chưa qua đào tạo bài bản, phần lớn là "tay quen" do
trưởng thành, lăn lộn từ các mỏ đá mà ra. Còn lại là lao động phổ thông, lao động nông nhàn, họ làm việc cho chủ

với thời hạn không xác định, có thể dăm ba tuần hoặc một vài tháng. Công làm hiện nay của loại thợ "mùa vụ" này
dao động từ 70 nghìn đến 100 nghìn đồng/ngày tùy theo tính chất công việc.
Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân, cho thấy: Với tình trạng lao động như vậy, khó lòng họ được học, được huấn luyện
về công tác bảo hộ lao động trong khi làm việc tại doanh nghiệp. Thật đáng tiếc, trong chuyến đi tìm hiểu, khảo sát
các mỏ khai thác đá lần này, chúng tôi gặp thời tiết mưa phùn, gió rét, thợ phổ thông nghỉ việc vì sợ mưa ướt, đá
trơn, dễ ngã; ở mỏ khai thác chỉ có vài cái máy xúc đá, xe tải chở đá là còn làm việc.
Chúng tôi đã đến tìm hiểu tình hình khai thác đá tại một số mỏ ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình) và Ðông Sơn (Thanh
Hóa). Lời đầu tiên người lao động ở các mỏ trên hỏi chúng tôi là liệu TNLÐ xảy ra nhiều thế, các mỏ đá có bị dừng
khai thác hay không? Lạ chưa, họ lo nhất mỏ đá bị dừng khai thác, chứ không quá lo lắng phải làm việc trong điều
kiện thiếu an toàn. Dừng khai thác, nghĩa là không còn việc làm, mất thu nhập.
Anh Hùng, làm việc ở mỏ núi Lấp (Ðông Sơn, Thanh Hóa) cho biết: Thu nhập của anh đạt 1,8 triệu đồng/tháng. Ăn
uống cho cả nhà, chữa bệnh cho mẹ, tiền học cho con... tất tần tật đều trông vào khoản thu nhập này? Mất nó, gia
đình anh sẽ lâm ngay vào cảnh nghèo khó. Chị Mai, lao động thời vụ ở một mỏ đá ở Gia Viễn (Ninh Bình) thì nói
rằng, nhà nông bây giờ ít việc lắm, muốn có tiền chi tiêu, phải vào mỏ đá mà làm thôi.

Nghề xây dựng làm việc trên cao phải chú ý bảo đảman toàn lao động.
Pháp luật về lao động đã "trao" cho người lao động quyền được từ chối làm việc ở nơi điều kiện làm việc nguy hiểm,
độc hại, nhưng trên thực tế, họ không thể sử dụng quyền này, vì "cơm áo gạo tiền" buộc họ phải làm việc (trong bất
kỳ điều kiện nào). Nhìn những khối đá nặng hàng chục tấn nằm treo bên rìa sườn núi đá mà sợ. Nói dại, nó mà lăn
xuống thì thịt nát xương tan.
Mặt khác, cần thấy thêm rằng, trong điều kiện hiện nay, "biên chế" của thanh tra lao động ở trung ương và địa
phương còn eo hẹp. Cả nước chỉ có 125 thanh tra lao động: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương... số
thanh tra lao động còn khá, mỗi nơi khoảng hơn mười người; các tỉnh, thành phố khác, mỗi địa phương chỉ có hai
hoặc ba thanh tra lao động, cho nên việc thanh tra để chỉ ra các doanh nghiệp có nguy cơ để xảy ra TNLÐ là không
nhiều, không thường xuyên.Có chuyên gia nước ngoài đã nói, với hơn 300 nghìn doanh nghiệp mà chỉ có 125 thanh
tra lao động, thì một doanh nghiệp được thanh tra lần hai phải sau vài chục năm. Như thế, chúng ta đã hai lần buông
lỏng công tác bảo đảm an toàn-vệ sinh lao động: Thẩm định phương án khi doanh nghiệp xin cấp phép, và thực hiện
công tác quản lý, thanh tra, giám sát công tác AT-VSLÐ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Biện pháp khắc phục như thế nào?
Bức tranh toàn cảnh về AT-VSLÐ trong lĩnh vực khai thác khoáng sản (nhất là khai thác đá) hiện nay là: Với cả nghìn

doanh nghiệp ở hàng chục tỉnh, thành phố bao gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó, doanh nghiệp tư nhân chiếm
hơn 80%, có không ít đơn vị làm tốt công tác này, như quan tâm đầu tư và cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho
người lao động, nhưng cũng không thiếu doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận, khai thác không đúng quy trình, quy
chuẩn, không tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an toàn, để xảy ra nhiều TNLÐ nghiêm trọng, làm chết và bị thương
nhiều người, gây thiệt hại tài nguyên thiên thiên, tài sản của Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Chúng tôi cho rằng, việc trước mắt cần làm là thanh tra lao động ở trung ương phối hợp thanh tra lao động địa


phương cần tổ chức đợt thanh tra đột xuất, "bóc tách" các doanh nghiệp làm tốt, làm xấu, bổ sung ngay các phương
án và điều kiện bảo đảm sản xuất phải an toàn. Doanh nghiệp khai thác đá nào (qua thanh tra) phát hiện có nguy cơ
để xảy ra TNLÐ phải dừng khai thác ngay lập tức để củng cố, hoàn thiện quy trình, kỹ thuật khai thác và bảo đảm an
toàn mới cho sản xuất trở lại.
Về lâu dài, cần khắc phục ngay tình trạng buông lỏng khâu thẩm định phương án "bảo đảm an toàn" trong hồ sơ cấp
phép mở doanh nghiệp khai thác đá; xem xét, bổ sung và hoàn thiện các giải pháp "bảo đảm an toàn" đối với các
doanh nghiệp đã cấp phép và đang hoạt động; chấn chỉnh việc tuyển dụng nhân sự, yêu cầu người lao động được
tuyển phải có nghề, được đào tạo, được hướng dẫn công tác bảo đảm AT-VSLÐ ở doanh nghiệp.
Trong tình hình thiếu trật tự, kỷ cương ở lĩnh vực khai thác đá hiện nay, rất cần thiết tăng cường đội ngũ thanh tra lao
động ở trung ương và địa phương, nhất là những nơi có nhiều doanh nghiệp khai thác, để bảo đảm, nhà đầu tư đã
bỏ vốn ra lập doanh nghiệp, bên cạnh việc thu lời, nhất thiết phải đầu tư cho việc bảo đảm điều kiện làm việc an toàn
cho người lao động.



×