Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên việt nam trường hợp sinh viên đại học đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THANH HOÀ

LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN
ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THANH HOÀ

LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN
ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ KIM BẢNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Thanh Hoà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT ................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lỗi phát âm ....................................................... 7
1.2. Cơ sở lí thuyết .................................................................................................... 13
1.3. Khái quát về âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................... 29
1.4. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 40
Chƣơng 2: LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC ĐỒNG NAI ................................................................................................... 41
2.1. Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................... 41
2.2. Lỗi phát âm phụ âm đứng đầu âm tiết................................................................ 58
2.3. Lỗi phát âm phụ âm đứng cuối âm tiết .............................................................. 75
2.4. Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm phụ âm cho sinh viên Đại học Đồng
Nai ............................................................................................................................. 96

2.5. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 100
Chƣơng 3: LỖI PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ......................................................................................... 102
3.1. Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt................................................................. 102
3.2. Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh ................................................................... 124
3.3. Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh cho sinh viên Đại
học Đồng Nai .......................................................................................................... 137
3.4. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 139
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 142
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................. 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 146
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 160


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Các chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CTÂT

Cấu trúc âm tiết

CTV

Cộng tác viên

ĐHĐN


Đại học Đồng Nai

F

Nữ

HTÂC

Hệ thống âm cuối

HTÂĐ

Hệ thống âm đầu

L1

Ngôn ngữ thứ nhất

L2

Ngôn ngữ thứ hai

M

Nam

Nxb

Nhà xuất bản


PÂC

Phụ âm cuối

PÂĐ

Phụ âm đầu

SV

Sinh viên

tr.

Trang


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 2.1:

Phụ âm tiếng Anh

42

Bảng 2.2:


Những từ miêu tả biến thể phụ âm tắc bật hơi

46

Bảng 2.3:

Phụ âm tiếng Việt

51

Bảng 2.4:

Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt

55

Bảng 2.5:

Lỗi phụ âm [-]

59

Bảng 2.6:

Lỗi phụ âm [-]

60

Bảng 2.7:


Lỗi phụ âm [d-]

61

Bảng 2.8:

Lỗi phụ âm [t-]

62

Bảng 2.9:

Lỗi phụ âm [-]

63

Bảng 2.10:

Lỗi phụ âm [-]

64

Bảng 2.11:

Lỗi phụ âm [z-]

65

Bảng 2.12:


Lỗi tổ hợp [r-]

79

Bảng 2.13:

Lỗi tổ hợp [w-]

71

Bảng 2.14:

Lỗi tổ hợp [r-]

72

Bảng 2.15:

Lỗi tổ hợp [skr-]

74

Bảng 2.16:

Lỗi phụ âm [-p]

76

Bảng 2.17:


Lỗi phụ âm [-]

77

Bảng 2.18:

Lỗi phụ âm [-]

78

Bảng 2.19:

Lỗi phụ âm [-d]

79

Bảng 2.20:

Lỗi phụ âm [-t]

80

Bảng 2.21:

Lỗi phụ âm [-]

81

Bảng 2.22:


Lỗi phụ âm [-]

82

Bảng 2.23:

Lỗi phụ âm [-z]

82

Bảng 2.24:

Lỗi phụ âm [-s]

83

Bảng 2.25:

Lỗi phụ âm [-l]

84

Bảng 2.26:

Lỗi phụ âm [-b]

84

Bảng 2.27:


Lỗi phụ âm [-d]

85


Bảng 2.28:

Lỗi phụ âm [-g]

86

Bảng 2.29:

Lỗi phụ âm [-f]

87

Bảng 2.30:

Lỗi phụ âm [-v]

88

Bảng 2.31:

Lỗi tổ hợp [-nd]

89

Bảng 2.32:


Lỗi tổ hợp [-st]

90

Bảng 2.33:

Lỗi tổ hợp [-lf]

92

Bảng 2.34:

Lỗi tổ hợp [-mpt]

93

Bảng 2.35:

Lỗi tổ hợp [-ksts]

94

Bảng 2.36:

Lỗi tổ hợp [-lfs]

95

Bảng 3.1:


Giá trị trung bình F1 và F2 của nguyên âm đơn tiếng Anh

105

Bảng 3.2:

Giá trị F1 và F2 của nguyên âm đơn tiếng Việt

117

Bảng 3.3:

Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo vị trí của lưỡi

121

Bảng 3.4:

Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo độ mở của miệng

122

Bảng 3.5:

Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo hình dáng của mơi

122

Bảng 3.6:


Lỗi ngun âm [i]

124

Bảng 3.7:

Lỗi nguyên âm [u]

127

Bảng 3.8:

Lỗi nguyên âm []

129

Bảng 3.9:

Lỗi nguyên âm []

130

Bảng 3.10:

Lỗi nguyên âm đôi [e]

131

Bảng 3.11:


Lỗi nguyên âm đôi [a]

132

Bảng 3.12:

Lỗi nguyên âm đôi []

133

Bảng 3.13:

Lỗi nguyên âm ba [e]

135

Bảng 3.14:

Lỗi nguyên âm ba [a]

136

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1:

Sóng âm, thanh phổ của qt ầm và q tầm

Trang


30


Hình 1.2:

Hình biểu thị các thơng số âm học của âm tiết toán tiếng Việt

35

với 5 thành tố âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu
Hình 2.1:

Sóng âm của từ pie

46

Hình 2.2:

Sóng âm của từ buy

47

Hình 2.3:

Sóng âm của từ spy

47

Hình 2.4:


Sóng âm và cường độ của từ petrol

48

Hình 2.5:

Sóng âm và cường độ của từ patrol

48

Hình 2.6:

Các thông số âm học của phụ âm [p] trong âm Pa

52

Hình 2.7:

Các thơng số âm học của phụ âm [] trong từ rõ ràng

53

Hình 2.8:

Sóng âm và quang phổ từ scraped

75

Hình 2.9:


Sóng âm và quang phổ từ scripts

75

Hình 2.10:

Sóng âm và formant của texts

90

Hình 3.1:

Hình thang Nguyên âm Quốc tế

104

Hình 3.2:

Ngun âm đơn tiếng Anh

106

Hình 3.3:

Ngun âm đơi tiếng Anh

109

Hình 3.4:


Nguyên âm ba tiếng Anh

112

Hình 3.5:

Nguyên âm đơn tiếng Việt

117

Hình 3.6:

Ngun âm đơi tiếng Việt

119

Hình 3.7:

Ngun âm đơn tiếng Anh () và tiếng Việt ()

121


Hình 3.8:

Sóng âm và formant thể hiện trường độ ngun âm [i] trong

125


từ peace
Hình 3.9:

Sóng âm và formant thể hiện trường độ ngun âm [] trong

126

từ piss
Hình 3.10:

Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [u] trong

127

từ who’d
Hình 3.11:

Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [] trong

128

từ hood
Hình 3.12:

Sóng âm và formant thể hiện trường độ ngun âm []

129

trong từ hawed
Hình 3.13:


Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [] trong
từ hod

130


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc học tập và sử dụng các ngôn ngữ
không phải là tiếng mẹ đẻ ngày càng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt
Nam, việc học tập và sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế, ngày càng phát triển và
phổ biến. Theo xu hướng đó, việc sử dụng ngoại ngữ để giao lưu, hội nhập là một
trong những điều kiện không thể thiếu. Trong các ngoại ngữ đang được học và sử
dụng tại Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất. Nhận thức được vai trị
của ngơn ngữ này trong cuộc sống, người Việt không những học tiếng Anh để giao
tiếp mà cịn học để nói hay hơn, giao tiếp với người nước ngồi bằng ngơn ngữ này
hiệu quả hơn.
1.2. Trong hai phương tiện giao tiếp phổ biến nhất của con người là hoạt động
nói và viết thì hoạt động thứ nhất chiếm vai trị quan trọng hơn trong đời sống hằng
ngày. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, người Việt thường mắc khá nhiều lỗi; chẳng
hạn như lỗi về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm v.v. Trong quá trình dạy tiếng
Anh cho sinh viên Đại học Đồng Nai, chúng tôi nhận thấy họ gặp rất nhiều khó
khăn bởi những sự khác biệt rất rõ rệt trên bình diện ngữ âm - âm vị học giữa hai
ngôn ngữ Anh - Việt. Những lỗi phát âm tiếng Anh của họ không chỉ ảnh hưởng đối
với bản thân họ, mà về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ học trò mà họ trực
tiếp giảng dạy tiếng Anh sau này.
1.3. Cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu lỗi phát âm của người
Việt học tiếng Anh. Các tác giả Trần Thị Thanh Diệu [9] và Nguyện Huy Kỷ [22]
nghiên cứu về lỗi phát âm các yếu tố siêu đoạn tính như lỗi về trọng âm và ngữ điệu

của người Việt nói tiếng Anh. Hiện chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn của sinh viên do ảnh hưởng của tiếng Việt
được nói ở Đồng Nai1. Theo chúng tôi, lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn cần được
nghiên cứu toàn diện trên cơ sở phân tích sự khác biệt về loại hình ngơn ngữ, sự

1

Trong luận án này, tiếng Việt được nói ở Đồng Nai được quy ước là tiếng Việt.

1


tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm trong một quá trình học và đặc điểm
phương ngữ mà người học đó sử dụng.
Vì những lí do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh
viên Việt Nam: Trường hợp sinh viên Đại học Đồng Nai”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án có hai mục đích nghiên cứu sau:
1/ Luận án xác định các kiểu loại lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu của
các sinh viên trong một khơng gian cụ thể, đó là trường Đại học Đồng Nai từ góc độ
đối chiếu và sự tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm này theo thời gian học.
2/ Luận án đề xuất những phương pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng dạy và
học tiếng Anh cho người Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu về lỗi và lỗi phát âm trên thế giới và
ở Việt Nam để thấy được vị trí và vai trị của nghiên cứu lỗi phát âm trong ứng
dụng dạy học ngoại ngữ. Từ đó, tìm hiểu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề
tài như: khái niệm lỗi và phân tích lỗi, ngơn ngữ học đối chiếu, cấu trúc âm tiết v.v.

2/ Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về lỗi phát âm của sinh viên Đại học Đồng Nai.
3/ Đối chiếu và miêu tả các kiểu lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu.
4/ Chỉ rõ các nguyên nhân chi phối các kiểu lỗi: sự khác biệt về mặt loại hình;
thời gian học và đặc điểm phát âm địa phương.
5/ Đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh cho sinh viên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kiểu lỗi phát âm phụ âm và nguyên
âm tiếng Anh của 14 sinh viên Đại học Đồng Nai. Các lỗi của họ được quan sát từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư. Bằng cách nghiên cứu như vậy, chúng tơi có thể đưa
ra kết luận kiểu lỗi nào người học có thể khắc phục được theo thời gian học, để từ
đó đưa ra những giải pháp sửa lỗi phù hợp.
2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu lỗi phát âm ở những đơn vị chiết đoạn tiếng Anh của sinh
viên ngành sư phạm tiếng Anh tại Đại học Đồng Nai được theo dõi liên tục từ năm
thứ nhất đến năm thứ tư.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình triển khai đề tài luận
án, chúng tơi sử dụng các phương pháp sau đây:
4.1. Phương pháp miêu tả ngữ âm học - âm vị học
Luận án một mặt dựa vào kết quả nghiên cứu ngữ âm - âm vị học tiếng Việt và
tiếng Anh của các tác giả đi trước; mặt khác, kết hợp giữa phương pháp quan sát,
cảm thụ chủ quan bằng thính giác của người nghiên cứu về các đặc trưng và nét khu
biệt ngữ âm - âm vị học giữa hai ngôn ngữ Việt - Anh. Vì nhiệm vụ chính của luận
án là xác định các kiểu lỗi phát âm các đơn vị chiết đoạn tiếng Anh nên chúng tôi
chủ yếu miêu tả các đối tượng ngơn ngữ ở góc độ ngữ âm học.
Với quan điểm như vậy, chúng tơi mong muốn tìm ra được chính xác các kiểu

lỗi phát âm của người Việt để từ đó những giải pháp mà chúng tơi đề xuất sẽ có tính
hiệu quả hơn.
4.2. Phương pháp ngữ âm học khí cụ
4.2.1. Xây dựng bảng từ
Xây dựng bảng từ thử là các âm tiết có đầy đủ các kiểu loại âm đầu, âm chính
và âm cuối trong tiếng Anh (Xem Phụ lục 3).
4.2.2. Lựa chọn cộng tác viên
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên một lớp trong số ba lớp bậc đại học ngành sư phạm
tiếng Anh năm thứ nhất. Chúng tôi tiếp tục chọn ngẫu nhiên 14 sinh viên trong tổng
số 40 sinh viên của lớp được chọn trước đó. 14 sinh viên này được chọn trên tiêu
chí địa lí của những huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai. Tất cả 14 cộng
tác viên đều sinh ra và lớn lên tại Đồng Nai và chưa thay đổi chỗ ở. Trong số đó, có
2 nam và 12 nữ. Có 10 cộng tác viên 22 tuổi (sinh năm 1993) và 4 cộng tác viên 23
tuổi (sinh năm 1992) (Xem Phụ lục 1).

3


4.2.3. Cách ghi âm
Chúng tôi tiến hành ghi âm 4 lần với tất cả 14 cộng tác viên vào đầu mỗi năm
học, từ khi họ học năm thứ nhất (năm 2012) đến năm thứ 4 (năm 2015).
Những phát ngôn (utterance) của cộng tác viên được ghi âm tự nhiên trong giờ
thực hành tiếng Anh bằng máy ghi âm số ZOOM H2n Handy Recorder theo cỡ mẫu
22.050 Hz, 16 bit, dưới dạng file có định dạng .wave. Các file ghi âm tiếng Anh của
cộng tác viên được tập hợp trong Cơ sở dữ liệu số hoá (computerised database) để
thuận tiện trong việc phân tích, thống kê các kiểu lỗi phát âm tiếng Anh của cộng
tác viên.
4.2.4. Xử lí tư liệu ghi âm
Chúng tôi tiến hành nghe lại những phát ngôn của cộng tác viên và đánh giá
lỗi của họ dựa vào thang đánh giá (Xem Phụ lục 4). Chúng tôi sử dụng một số phần

mềm chuyên dụng như praat, speech analyzer để phân tích, minh hoạ những kiểu lỗi
có tính chất tinh tế. Để từ đó, chúng tơi đi đến những kết luận khoa học và khách
quan về lỗi phát âm của cộng tác viên.
4.3. Phương pháp đối chiếu
- Đối chiếu cách phát âm của người Việt với cách phát âm chuẩn tiếng Anh để
tìm lỗi phát âm.
- Đối chiếu các lỗi thống kê được trong từng năm để chỉ rõ sự tiến bộ trong
việc khắc phục lỗi phát âm.
4.4. Thủ pháp
Bên cạnh các phương pháp trên, trong quá trình thực hiện luận án chúng tơi
cịn sử dụng một số thủ pháp như thống kê, phân loại để đưa ra các kết quả minh
chứng cho các luận điểm trong từng phần của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Tìm ra các loại lỗi đọc (nói) sai các nguyên âm và phụ âm tiếng Anh (phụ âm
đầu, phụ âm cuối âm tiết), tìm nguyên nhân và bước đầu đề xuất giải pháp khắc
phục lỗi. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể tham khảo để tìm ra các lỗi
phát âm và cách khắc phục cho việc dạy ngoại ngữ khác ở Việt Nam (tiếng Pháp,
tiếng Nga, tiếng Trung v.v.).
4


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lí thuyết liên quan
đến ngữ âm học và âm vị học, đặc biệt là vấn đề tương đồng và khác biệt trong cấu
trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thiết thực vào
việc giải quyết lỗi phát âm của người Việt học tiếng Anh, một ngơn ngữ khác hẳn
về loại hình so với tiếng Việt.

Kết quả nghiên cứu lỗi của người học trong bốn năm liên tục đã chỉ ra các
kiểu lỗi và nguyên nhân lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh về phụ âm ở vị trí đầu âm
tiết, cuối âm tiết cũng như các kiểu lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của người
Việt. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các phương pháp khắc phục
những kiểu lỗi trên cho người Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
Anh ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Trong chương này, luận án trình bày hai vấn đề chính. Thứ nhất, luận án điểm
luận những cơng trình đi trước liên quan đến đề tài, trong đó cụ thể là những nghiên
cứu lỗi phát âm tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, luận án trình bày
những cơ sở lí thuyết về ngơn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi. Bên cạnh những
cơ sở lí thuyết trên, trong chương này luận án cũng trình bày khái quát về ngữ âm
tiếng Việt và tiếng Anh ở cấp độ cấu trúc âm tiết, vì chúng tơi cho rằng lỗi phát âm
tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về
cấu trúc âm tiết cũng như loại hình hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Chương 2: Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai
Trong chương này, trước hết luận án miêu tả, đối chiếu hệ thống phụ âm tiếng
Việt và tiếng Anh; sau đó luận án dự đốn các kiểu lỗi phụ âm có thể xảy ra đối với
5


sinh viên Đại học Đồng Nai. Dựa vào kết quả phân tích, chúng tơi miêu tả những lỗi
phụ âm nào có thể khắc phục được, những lỗi nào mang tính cố hữu, khó khắc phục.
Trên cơ sở dữ liệu của luận án, chúng tôi đề xuất biện pháp khắc phục lỗi hợp lí.
Chương 3: Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai
Đồng cấu trúc với chương 2, chương 3 cũng trên cơ sở tập trung miêu tả, đối
chiếu hệ thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh; sau đó luận án dự đốn các kiểu

lỗi nguyên âm có thể xảy ra đối với sinh viên Đại học Đồng Nai. Tượng tự ở
chương 2, chúng tôi sẽ phân loại các kiểu lỗi nguyên âm tiêu biểu qua 4 lần thu âm
ở 4 năm học. Dựa vào kết quả phân tích lỗi, luận án miêu tả và phân loại các kiểu
lỗi nguyên âm của sinh viên Đại học Đồng Nai và đề xuất biện pháp khắc phục lỗi.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lỗi phát âm
1.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu lỗi nói chung và lỗi phát âm nói riêng đã được nhiều tác giả trên
thế giới thực hiện.
Mathew [75] nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh của ba nhóm người nói tiếng
Indonesia và hai ngơn ngữ khác là Gayo và Acehnese được nói ở tỉnh Aceh,
Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhóm người này thường mắc nhiều
lỗi phát âm yếu tố chiết đoạn tiếng Anh. Đó là những phụ âm tắc [p]. [b], [t], [d].
[g]; những phụ âm xát [s], [z], [], []; những phụ âm tắc xát [t], [d]; và
những phụ âm răng [], [].
Bằng cách sử dụng các phương tiện nghiên cứu khác nhau như sự quan sát,
ghi âm và khảo sát, Hassan và Muhammad [60] tìm hiểu lỗi phát âm tiếng Anh của
những người nói tiếng Ả Rập Saudi, để từ đó đưa ra giải pháp giúp người học cải
thiện phát âm tiếng Anh của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người Ả Rập Saudi
gặp khó khăn khi phát âm những nguyên âm có nhiều cách phát âm (sự không nhất
quán trong cách thể hiện con chữ và cách phát âm) và một số cặp phụ âm đối lập
như [z] và [], [s] và [], [b] và [p], [] và [t]. Dựa vào kết quả nghiên cứu,
Elkhair Muhammad Idriss Hassan kết luận rằng người Ả Rập Saudi mắc lỗi phát âm
do sự giao thoa ngôn ngữ, sự khác nhau giữa hai hệ thống âm thanh tiếng Ả Rập

Saudi và tiếng Anh và sự thể hiện con chữ không nhất quán với cách phát âm, đặc
biệt là nguyên âm tiếng Anh.
Zhang và Yin [91] nghiên cứu lỗi phát âm của sinh viên Trung Quốc học tiếng
Anh. Nhóm tác giả chứng minh được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách phát âm của
người Trung Quốc như sự giao thoa ngôn ngữ, tuổi, thái độ cũng như kiến thức về
ngữ âm học - âm vị học tiếng Anh. Trong số những yếu tố đã kể thì sự giao thoa
ngơn ngữ Trung - Anh có ảnh hưởng lớn nhất, là ngun nhân chính dẫn đến lỗi
phát âm tiếng Anh của người Trung Quốc.
7


Enli [52] nghiên cứu lỗi phát âm phụ âm và ngun âm của người nói tiếng
phổ thơng Trung Quốc. Dựa vào kết quả phân tích phát âm của 50 người, tác giả kết
luận người nói tiếng phổ thơng Trung Quốc gặp khó khăn khi phát âm phụ âm răng
[] và [] và phụ âm cuối ở danh từ số nhiều cũng như động từ số ít [s], [z] hoặc
[z]. Về nguyên âm, nhóm người này thường mắc lỗi với nguyên âm [i], [],
[e], [u], [a] và [e].
Luo [74] tìm hiểu lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên đại học Trung Quốc ở
ba nhóm đối tượng: Thứ nhất là những sinh viên hay nhầm lẫn giữa âm [n] và âm
[l] thuộc khu vực sông Dương Tử, Trung Quốc. Thứ hai là những sinh viên nói
phương ngữ miền Nam, những người mà hầu như không thể phân biệt được cặp phụ
âm [f] và [h]. Thứ ba là những sinh viên nói phương ngữ Chuang ở phía Tây của
Trung Quốc, những người không thể phân biệt phụ âm bật hơi và phụ âm không bật
hơi. Jianping Luo khẳng định yếu tố giao thoa ngôn ngữ (cụ thể là ba phương ngữ
khác nhau ở trên) là ngun nhân chính gây khó khăn cho sinh viên khi nói hoặc
đọc tiếng Anh.
Hjollum và Mees [62] đã ghi âm phát ngôn của sáu người trên đảo Faroes ở
Đan Mạch khi họ học tiếng Anh. Bằng cách phân tích 3547 phát ngơn của những
người này, nhóm tác giả đã kết luận được những người nói tiếng Faroese thường
gặp khó khăn khi phát âm tiếng Anh. Những lỗi phổ biến nhất bao gồm thay thế âm

tố tiếng Anh bằng một âm tố tương đương trong tiếng Faroese (chẳng hạn thay phụ
âm [] bằng phụ âm [t] của tiếng Faroese), giảm độ vang của các phụ âm mũi ([m],
[n], [] và phụ âm nước ([l], [r]) và lỗi nhiều nhất ở nhóm phụ âm tắc vơ thanh
tiếng Anh [p], [t], [k]. Người Faroese áp đặt cách phát âm nhóm phụ âm này
có yếu tố bật hơi ở cả vị trí giữa từ và cuối từ tiếng Anh, trong khi đó phụ âm tắc vơ
thanh tiếng Anh khơng có yếu tố bật hơi ở hai vị trí này.
Ahmad [43] nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên dự bị đại học tại
trường Đại học Najran, Ả Rập Saudi. Dựa vào sự phân tích hệ thống ngữ âm hai
ngơn ngữ Ả Rập và tiếng Anh, cùng với việc phân tích phát ngơn của những cộng
tác viên, tác giả đã kết luận 7 phụ âm sau đây gây khó khăn nhất cho sinh viên Ả

8


Rập Saudi (theo thứ tự từ khó khăn nhất đến ít khó khăn nhất): [], [p], [], [d],
[t], [v] và [t].
Ahmad và Muhiburrahman [44] tìm hiểu quan điểm về lỗi phát âm phụ âm
của người Ả Rập Saudi của giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở chương trình dự bị tại
trường Đại học Najran, Ả Rập Saudi. Nhóm tác giả kết luận rằng do thiếu chú ý đến
việc hướng dẫn phát âm cũng như thiếu động lực học tập nên dẫn đến sinh viên đã
mắc lỗi phát âm. Theo dữ liệu nghiên cứu, sinh viên thường phát âm sai những phụ
âm như [p], [d], [v], [t], [] và []. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu lỗi phát âm
mà chỉ đơn thuần dựa vào bảng khảo sát của giáo viên về lỗi của sinh viên không
thể mang lại kết quả khách quan.
1.1.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay, việc nghiên cứu về hiện tượng song ngữ và giao thoa giữa tiếng
Việt và các ngôn ngữ ở Việt Nam cũng như giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ phổ
biến trên thế giới, đã có nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu. Có thể nói, nghiên cứu
lỗi nói chung, có thể quy về mấy hướng nghiên cứu chính sau:
1.1.2.1. Hướng nghiên cứu lỗi trong sự tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ Việt - dân tộc,

dân tộc - Việt.
Tiêu biểu cho hướng này là các cơng trình như Bùi Khánh Thế [34] đã nghiên
cứu và chỉ ra một vài cứ liệu về song ngữ và vấn đề nghiên cứu song ngữ ở Việt
Nam; Phùng Thị Thanh [33] đã phân tích đối chiếu hệ thống phụ âm đầu, phần vần
và thanh điệu tiếng Việt với tiếng Hmông. Tác giả đã áp dụng khung phân loại lỗi
phát âm của Weinreich [90]: Giao thoa dưới mức khu biệt, giao thoa trên mức khu
biệt, giao thoa tái thuyết nét khu biệt và giao thoa thay thế âm tố. Trên cơ sở phân
chia các kiểu lỗi của học sinh Hmông , tác giả đề xuất giải pháp khắc phục lỗi phát
âm tiếng Việt của học sinh Hmông. Bên cạnh những cơng trình trên, cịn có nhiều
cơng trình nghiên cứu về hiện tượng song ngữ và giao thoa giữa tiếng Việt với các
ngôn ngữ dân tộc để ứng dụng giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam [24],
[26], [28], [29] và [32].
Hướng nghiên cứu này là một vùng đất còn nhiều khoảng trống chưa được
khai phá, bởi sự đối chiếu Việt - dân tộc, dân tộc - Việt để phát hiện ra lỗi phụ thuộc
9


vào trình độ hiểu biết tiếng dân tộc bản địa, cũng như việc thực hiện chính sách
ngơn ngữ dân tộc về giáo dục song ngữ trong nhà trường.
1.1.2.2. Hướng nghiên cứu lỗi trong sự tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Việt
với một ngoại ngữ.
Đây là lĩnh vực nghiên cứu được nhiều tác giả đề cập, khảo sát một cách công
phu, theo sự phân chia lỗi dựa vào hệ thống cấu trúc ngơn ngữ, có thể chỉ ra sau
đây: (1) Những nghiên cứu về lỗi ngữ pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng trong việc học và
dạy ngoại ngữ. Chẳng hạn, Nguyễn Thiện Nam [27] đã khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng
Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan. Tác giả đã đã bước đầu áp
dụng lí thuyết phân tích lỗi của Corder [46] để phân loại lỗi và chỉ ra một số nguyên
nhân gây lỗi ngữ pháp của họ trong khi học và sử dụng tiếng Việt. Tác giả dựa vào
cứ liệu thu thập từ người nói tiếng Khơ me, tiếng Anh, tiếng Nhật để phân loại lỗi
của họ thành hai tiểu loại: lỗi tự ngữ đích (lỗi chung) và lỗi giao thoa (lỗi riêng).

Với một số lập luận xác đáng về lỗi, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sửa lỗi giúp
người nước ngồi vượt qua được những khó khăn khi học và sử dụng ngữ pháp
tiếng Việt. Phạm Đăng Bình [4] đi vào khảo sát và chỉ ra các lỗi giao thoa ngơn ngữ
- văn hố trong diễn ngơn của người Việt học tiếng Anh, đặc biệt đi sâu vào phân
tích lỗi giao thoa văn hóa. Trên cơ sở phân tích lỗi của người học, tác giả chỉ ra các
kiểu lỗi phụ âm ở vị trí đầu âm tiết, phụ âm cuối âm tiết, nguyên âm, lỗi về ngữ
pháp, từ vựng và văn hóa. Nhìn chung tác giả đã khái qt được một số lỗi của
người Việt học tiếng Anh nhưng chưa thật sự phân tích sâu các ngun nhân gây
lỗi. Vì tác giả bao quát khá rộng các lỗi liên quan đến nhiều góc độ nên tác giả
khơng thể đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi hiệu quả trong giới hạn một luận án.
(2) Những nghiên cứu về lỗi ngữ âm của người nước ngoài trong việc học tiếng
Việt. Đây là hướng nghiên cứu thu hút nhiều nhà nghiên cứu đi vào khảo sát, tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm từ thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ. Chẳng hạn, Nguyễn
Văn Phúc [30] nghiên cứu và cung cấp một cách nhìn hệ thống đối với thực trạng
các lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nước ngồi nói tiếng Anh. Chúng tơi cho
rằng tác giả đã có những đóng góp đáng kể khi đưa ra những miêu tả về lỗi trên góc
độ ngữ âm học, xét lỗi ở ngôn ngữ động, tức là miêu tả lỗi trong sự hành chức của
10


ngơn ngữ. Buarapha [5] đã phân tích đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Thái Lan
và tiếng Việt. Trên cơ sở miêu tả các loại thanh điệu tiếng Việt và tiếng Thái, tác
giả chỉ ra nguyên nhân gây lỗi và cách khắc phục lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt
của sinh viên Thái Lan học tiếng Việt. (3) Những nghiên cứu về lỗi ngữ âm của
người Việt trong việc học ngoại ngữ. Đây là những nghiên cứu có liên quan trực
tiếp đến đề tài luận án, đặc biệt là trường hợp lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt.
Vấn đề nghiên cứu lỗi phát âm của người học ngoại ngữ cũng đã được các nhà
nghiên cứu dành cho một sự quan tâm đáng kể. Vũ Bá Hùng [21] nghiên cứu các
hiện tượng giao thoa ngơn ngữ trên bình diện ngữ âm và sửa lỗi phát âm trong quá
trình dạy tiếng Đức cho học viên người Việt. Miller [79] nghiên cứu các kiểu giao

thoa ngữ âm của người Việt khi phát âm tiếng Anh. Bằng cách so sánh hệ thống
nguyên âm, phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã khái quát một kiểu lỗi phát
âm tiếng Anh của người Việt theo khung phân loại lỗi của Weinreich [90]. Nguyên
Huy Kỷ [22] nghiên cứu lỗi ngữ điệu tiếng Anh đối với người Việt để giúp họ nói
tiếng Anh ngày càng tốt hơn, cụ thể là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
Bằng phương pháp miêu tả âm vị học, Dương Thị Nụ [49] đã nghiên cứu lỗi phát
âm 4 âm vị tiếng Anh [], [], [t] và [d]. Tác giả kết luận rằng lỗi phát âm
tiếng Anh là do thiếu kiến thức về cách phát âm và quan trọng hơn cả là do ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ. Với những lí luận xác đáng về lỗi trên cơ sở những sự khác
nhau của vị trí cấu âm và phương thức cấu âm, tác giả đã đã chỉ ra 4 cặp lỗi tương
ứng: [] thành [s], [] thành [z], [d] thành [z] hoặc [s] và [t] thành [c] và đề
xuất biện pháp khắc phục lỗi. Trần Thị Thanh Diệu [9] đã tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm để khảo sát cách phát âm trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh của người
Việt. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã bước đầu miêu tả được
các kiểu loại lỗi phát âm những yếu tố ngôn điệu tiếng Anh của người Việt và đưa
ra giải pháp khắc phục lỗi liên quan đến trọng âm từ và trọng âm câu tiếng Anh.
Nghiên cứu lỗi và đưa ra giải pháp ứng dụng trong việc dạy ngoại ngữ cũng đã
được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sĩ. Chẳng hạn, Nguyễn Vũ Phương [82] so
sánh nguyên âm kép trong tiếng Việt và tiếng Anh, chỉ ra được những tương đồng
và dị biệt giữa chúng và từ đó tìm giải pháp giúp đỡ người Việt học tiếng Anh tránh
11


lỗi phát âm do nhữngdị biệt này gây ra. Nguyễn Tấn Lộc [81] miêu tả hai phụ âm
xát tiếng Anh [θ] và [ð], so sánh chúng với các phụ âm vẫn thường được coi là
tương tự trong tiếng Việt nhằm giúp sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Giao
thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh phát âm chuẩn tiếng Anh. Lê Thanh Tú [71]
áp dụng những cặp tối thiểu để dạy những âm tiếng Anh riêng biệt cho sinh viên
không chuyên ngữ tại Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Trần
Thị Thu Giang [87] nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp giúp học sinh trường

THPT Yên Viên, Hà Nội nói tiếng Anh hay hơn. Vũ Đoàn Thị Phương Thảo [89]
nghiên cứu sửa các lỗi sai phát âm phụ âm tiếng Anh thường mắc phải ở sinh viên
ngoại ngữ 2, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Ba
[80] tìm hiểu những khó khăn về phát âm mà sinh viên năm thứ nhất tại Đại học
Mekong gặp phải; từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp để giúp sinh viên phát âm
tốt hơn. Phạm Thị Tú Hằng [83] tìm hiểu những khó khăn của của người Hà Tĩnh
trong việc phát âm tổ hợp phụ âm cuối tiếng Anh.
Có thể nói, những cơng trình này đã bước đầu xác lập được một hệ thống cơ
sở lí thuyết về lỗi thông qua sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ. Nghiên cứu lỗi của
sinh viên bằng cách ghi lại lỗi của họ và theo dõi, đánh giá, khắc phục lỗi qua một
quá trình là một hướng nghiên cứu mới mà chưa một cá nhân hay tổ chức nào thực
hiện. Vì vậy, lựa chọn đề tài này, chúng tơi mong muốn nghiên cứu một cách có hệ
thống và chuyên sâu về nguyên nhân gây lỗi phát âm của sinh viên, từ đó đề xuất
biện pháp khắc phục lỗi cho họ.
1.2.3. Tình hình dạy - học phát âm tiếng Anh ở Đại học Đồng Nai
Ở Đại học Đồng Nai (ĐHĐN), đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh có 35
người ở hai khối: Khối tiếng Anh chuyên và tiếng Anh tổng qt. Tất cả giáo viên
đều có trình độ đại học hoặc thạc sĩ về ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng
Anh và tất cả đều được đào tạo ở Việt Nam. Để giúp sinh viên phát triển kĩ năng
giao tiếp tiếng Anh, những năm qua nhà trường cộng tác với hai giáo viên
Philippines để sinh hoạt với các lớp chuyên ngành tiếng Anh với thời lượng hai tiết
trên một tuần. Những buổi sinh hoạt này không sử dụng để đánh giá kết quả học tập
của sinh viên trong thời gian học tại trường.
12


Về chương trình dạy phát âm tiếng Anh, khối chuyên ngữ được học hai học kì
ở năm thứ nhất với tổng thời lượng 60 tiết do giáo viên Việt Nam phụ trách. Bên
cạnh tài liệu chính sử dụng để dạy phát âm là giáo trình Ngữ âm và âm vị học của
tác giả Roach [85], giáo viên còn giới thiệu cho sinh viên một số tài liệu tham khảo

liên quan đến mơn học.
Nhìn chung, tình hình dạy học phát âm tiếng Anh ở ĐHĐN cần được cải thiện
để đáp ứng một môi trường học ngoại ngữ. Thứ nhất, đội ngũ giáo viên chưa được
đào tào chuyên sâu về chuyên ngành ngữ âm học - âm vị học và chưa từng được đào
tạo ở những nước nói tiếng Anh bản xứ. Thứ hai, theo chúng tôi, thời lượng dạy
phát âm tiếng Anh như đã trình bày ở trên là q ít cho một lớp chuyên ngành tiếng
Anh, đặc biệt là những lớp chuyên ngành sư phạm tiếng Anh. Thứ ba, sinh viên hầu
như khơng có cơ hội luyện tập nói tiếng Anh với người bản xứ để họ có cơ hội nhận
ra và khắc phục lỗi phát âm của mình.
1.2. Cơ sở lí thuyết
Trong q trình triển khai luận án, chúng tơi dựa vào những cơ sở lí thuyết sau:
1.2.1. Ngơn ngữ học đối chiếu
1.2.1.1. Khái niệm và nội dung thuật ngữ
a) Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ môn của ngôn ngữ học, xuất hiện vào
những năm 1940 - 1950. Các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra những hệ thống và
cấu trúc chuẩn của các ngơn ngữ khác nhau và từ đó so sánh và đối chiếu chúng. Sự
phân tích như thế được xem là yếu tố quyết định cho một phương pháp khoa học
mới trọng việc dạy ngoại ngữ. Khi bàn xu hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học đối
chiếu, Lê Quang Thiêm trích dẫn lời nói đầu trong tạp chí Ngơn ngữ học đối chiếu
ở Bungari năm 1978 như sau: “Ngày nay trong thời đại của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật, thời đại các dân tộc trên thế giới nói bằng các thứ tiếng khác nhau đi
vào cuộc giao lưu tiếp xúc ngày một nhiều với những hình thức phong phú, đa dạng
v.v. thì rõ ràng việc nghiên cứu đối chiếu các ngơn ngữ là cực kì cấp bách. Việc
nghiên cứu đối chiếu cả trên hai bình diện cơ bản: lí luận khoa học sâu sắc và ứng
dụng - phương pháp luận thiết thực là hết sức cần thiết” [35, tr.20].
13


Hiện nay, các thuật ngữ so sánh, đối chiếu và tương phản trong các tài liệu

ngôn ngữ học tiếng Việt được dùng với những cách hiểu cịn nhiều khía cạnh
khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, các từ so sánh và đối chiếu được dùng với nghĩa
gần như nhau để chỉ việc tìm ra những sự giống nhau và khác nhau giữa hai sự vật.
Theo Từ điển tiếng Việt, so sánh có nghĩa là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia
để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [42, tr.1103]; còn đối chiếu là
“so sánh cái này với cái kia (thường với cái dùng làm chuẩn), để từ những chỗ
giống nhau và khác nhau mà biết được rõ hơn [42, tr.441]. Trong khi đó, từ tương
phản chỉ dùng để so sánh hay đối chiếu hai sự vật “có tính chất trái ngược, đối chọi
nhau rõ nét” [42, tr.1381].
Trong ngôn ngữ học, các từ so sánh, đối chiếu và tương phản được dùng như
những thuật ngữ. Khái niệm Ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics) là một
thuật ngữ ngôn ngữ học, được dùng với ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách
tiệp cận lấy đối tượng nghiên cứu là hai hay nhiều ngơn ngữ. Mục đích của nghiên
cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau hay khác nhau hoặc chỉ làm sáng tỏ những
nét khác nhau mà thôi.
b) Ngôn ngữ nguồn
Ngôn ngữ nguồn thường được đồng nhất với tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên trong
thực tế, không ít các quốc gia lại phân biệt giữa ngôn ngữ nguyên sơ (aboriginal
language) và ngôn ngữ thứ nhất (L1). Trường hợp này có thể tìm thấy ở những quốc
gia đa dân tộc hoặc các quốc gia có vấn đề phân biệt tinh tế giữa bản địa và cộng
đồng hiện đại. Ví dụ, trước đây có Liên Xơ, ngày nay có Mĩ, Úc v.v… Các công
dân ở những nước này đương nhiên phải biết phân biệt khá kĩ giữa các ngôn ngữ
hành chính (administrative language) với ngơn ngữ mẹ đẻ của mình. Sự phân biệt
này đơi khi mang tính phân cơng chức năng (ngơn ngữ hành chính dùng ở cơng sở,
cơ quan nhà nước, nói chuyện với người ngồi xã hội cịn ngơn ngữ mẹ đẻ được sử
dụng trong gia đình, bạn bè, người thân). Fasold, [53] cho rằng có nhiều cá thể do
khơng cịn điều kiện để sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ nữa (số người nói q ít, điều kiện

14



công việc v.v.) mà dần mất đi các ngôn ngữ bản địa, ngơn ngữ nguồn của mình mà
chỉ cịn ngơn ngữ hành chính mà thơi.
c) Ngơn ngữ đích
Có thể nói rằng tiếng Anh có nhiều biến thể khác nhau, như tiếng Anh của
người Mĩ, người Anh, người Úc hay Canada. Trong việc giảng dạy tiếng, Nguyễn
Thiện Giáp định nghĩa ngôn ngữ đích là “ngơn ngữ mà người ta đang học, khác với
ngôn ngữ thứ nhất hoặc tiếng mẹ đẻ của người học” [10, tr.288]. Ở trường hợp
nghiên cứu của chúng tơi, ngơn ngữ đích là tiếng Anh tiêu chuẩn của người Anh.
Đây là một biến thể ngôn ngữ Anh được đánh giá cao, có uy tín trong khu vực nói
tiếng Anh. Biến thể ngôn ngữ này được gọi là tiếng Anh của Nữ hoàng (Queen‟s
hay King‟s English), tiếng Anh nhà trường (Public school English), tiếng Anh miền
Nam có giáo dục (Educated Southern English), thường được gọi là Kiểu phát âm
được nhiều người chấp nhận (Received Pronunciation) viết tắt là RP. Đó là giọng
đọc được nghe nhiều nhất ở thủ đơ London và khu vực phía Đơng Nam nước Anh.
Lí do mà chúng tôi chọn biến thể tiếng Anh này làm chuẩn để xác định lỗi của CTV
là vì biến thể tiếng Anh này đang được giảng dạy tại ĐHĐN.
d) Giao thoa ngôn ngữ
Giao thoa (interference) là một thuật ngữ được sử dụng trong vật lí học để chỉ
hiện tượng hai hay nhiều sóng làm tăng cường hay làm yếu lẫn nhau khi gặp nhau
tại cùng một điểm. Thuật ngữ này được vay mượn vào lĩnh vực ngôn ngữ để chỉ sự
tác động qua lại trong quá trình tiếp xúc, giao lưu ngơn ngữ - văn hố giữa hai hoặc
nhiều cộng đồng.
Khi nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ của người song ngữ và đa ngữ,
Weinreich đã phát hiện thấy sự va chạm, tác động và xâm nhập lẫn nhau giữa các
ngơn ngữ trong q trình tiếp xúc và ơng đã đi đến nhận xét: “Một số nhà nhân
chủng học ghi nhận rằng tiếp xúc ngôn ngữ là một phương diện của tiếp xúc văn
hố và sự giao thoa ngơn ngữ là một mặt của quá trình lan toả và tiếp xúc văn hoá”
[90, tr.1]. Robert Lado khi nghiên cứu đối chiếu các ngơn ngữ cũng có nhận xét:

“Các cá thể song ngữ có xu hướng chuyển dạng thức (form), ý nghĩa (meaning) và
sự phân bố (distribution) các dạng thức và ý nghĩa của ngơn ngữ và văn hố bản
15


ngữ sang ngơn ngữ và văn hố nước ngồi - cả trong lúc sản sinh lời nói và ứng xử
trong nền văn hố đó lẫn trong lúc tiếp thu ngơn ngữ - khi họ tìm cách nắm vững và
hiểu ngơn ngữ và văn hoá như người bản ngữ” [69, tr.2].
Giao thoa ngơn ngữ có thành hai loại: Giao thoa tích cực và giao thoa tiêu cực.
Giao thoa tích cực là những sự tương đồng giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
Ví dụ, khi học tiếng Anh, người học sẽ nhanh chóng phát phát âm những âm nào
mà tiếng Việt cũng có, như các âm [m], [l], [r] v.v. Giao thoa tiêu cực làm cho việc
học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn do áp dụng khơng thích hợp những phương
tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào q trình học ngoại ngữ, làm cho việc
sử dụng ngơn ngữ đó bị sai lệch. Hiện tượng giao thoa này có lí do sâu xa từ sự
khác biệt giữa hai ngôn ngữ, và là nguyên nhân gây lỗi cho người học.
1.2.1.2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của ngơn ngữ học đối chiếu
Mục đích chung của ngơn ngữ đối chiếu là: hướng đến mục đích miêu tả trong
phạm vi loại hình học, hướng đến mục đích dịch thuật và hướng đến mục đích dạy
ngơn ngữ. Ngày nay người ta thường nghĩ rằng nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối
chiếu là chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều ngôn ngữ và kết
quả nghiên cứu sẽ phục vụ tốt hơn cho việc dạy học ngoại ngữ. Thực ra, ngơn ngữ
học đối chiếu cũng giúp ích rất nhiều cho lí luận ngơn ngữ học.
Theo Lê Quang Thiêm [35], trên cơ sở những điểm giống của hai hay nhiều
ngôn ngữ được chỉ ra bởi ngôn ngữ học đối chiếu, chúng ta có thể xác định được
những phạm vi nghiên cứu và quan hệ của ngôn ngữ học đối chiếu với các phân
ngành khác của ngôn ngữ học.
Thứ nhất, loại giống nhau thường gặp là giống nhau về ngữ hệ. Nghiên cứu
những mặt giống nhau để xác định ngữ hệ là nhiệm vụ của ngôn ngữ học so sánh lịch sử.
Thứ hai, loại giống nhau khá nổi bật là giống nhau về cấu trúc loại hình (ngơn

ngữ đơn lập, ngơn ngữ hồ kết, ngơn ngữ chắp dính hay ngơn ngữ hỗn nhập).
Nghiên cứu sự giống nhau này là nhiệm vụ của loại hình học.
Thứ ba, loại giống nhau vừa có tính chất lịch sử vừa có bản chất cấu trúc là
giống nhau về ngữ vực. Nghiên cứu sự giống nhau này là nhiệm vụ của ngữ vực học.
16


×