Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghệ thuật quân sự chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 66 trang )

Bộ Giáo dục và Khoa học
Cơ sở Đào tạo bậc đại học cấp Nhà nước
«Trường đại học kỹ thuật quốc gia Tambov"

V.N. Zaritsky, L.A.Kharkevich
GIÁO TRÌNH

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ
TRONG CHIẾN TRANH

Tambov.
Nhà xuất bản
2007
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 1


Giáo trình Chiến thuật chung là tài liệu phục vụ cho huấn luyện, đào tạo sĩ quan
dự bị thuộc Khoa quân sự Trường đại học Kỹ thuật quốc gia Tambov. Liên
bang Nga. Đồng thời cũng là tài liệu dùng để tham khảo, nghiên cứu khoa học
dành cho các giảng viên - giáo viên quân sự trong các trường dân sự thuộc liên
bang.

CHIẾN THUẬT CHUNG
Tài liệu được biên soạn và thẩm định của các trường quân sự cao cấp trong
quân đội với mục đích yêu cầu là giáo trình chính thức dành cho sinh viên trong
các nhà trường cao đẳng và đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Liên bang
Nga theo chương trình đào tạo sĩ quan dự bị trong lĩnh vực chỉ huy điều hành
các lực lượng vũ trang theo chuyên đề “Hoạt động tác chiến của các đơn vị binh
chủng hợp thành và các phân đội pháo binh – tên lửa mặt đất”
Thẩm định:
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 2




Trưởng khoa” Chiến thuật và điều lệnh quân sự chung” Trường đại học quốc
gia Tambov. Phó Giáo sư,Tiến sĩ,Đại tá Y.T. Zyryanov
Trưởng khoa quân sự chung trường đại học quốc gia Voronezh, Đại tá
Shcherbakov
Phó trưởng khoa giáo dục quân sự chung. Giáo sư, Tiến sĩ Khoa tự nhiên, Đại
tá M.Y. Sergin.
Giáo trình trình bày các cơ sở lý luận cơ bản về công tác tổ chức và điều hành
các hoạt động tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành và các phân đội
pháo binh – tên lửa. Những khái niệm căn bản và định nghĩa nhằm xác định đối
tượng học tập “Chiến thuật chung”. Giáo trình trình bày những phương pháp
xây dựng đội hình hành quân cơ động và đội hình tác chiến cấp chiến thuật của
các đơn vị binh chủng hợp thành khi tiến hành các hình thức chiến thuật trong
trận chiến đấu, các nguyên tắc phòng thủ và phản công địch. Giáo trình cũng
giới thiệu cơ cấu tổ chức, biên chế của lực lượng vũ trang trong nước và nước
ngoài, vũ khí trang bị trong biên chế và các hình thái chiến thuật đặc trưng. Tài
liệu được biên soạn cùng với các chiến lệ, sơ đồ chiến thuật, bảng biểu, hình
ảnh đặc trưng. Giáo trình được dành cho sinh viên học tập, nghiên cứu trong
các khoa quân sự theo chuyên ngành Pháo binh mặt đất.
Lời nói đầu:
Vào những năm gần đây, trong công tác huấn luyện các chuyên gia quân sự,
một vấn đề được quan tâm đặc biệt, gắn liền với yêu cầu cấp thiết về việc tối ưu
hóa cơ cấu tổ chức, biên chế các đơn vị vũ trang, đồng thời tiến hành các hình
thức chiến đấu tiến công và phòng ngự trong điều kiện chiến tranh hiện đại.
Đây là những vấn đề cấp thiết trong thực tế khốc liệt của những cuộc xung đột
vũ trang trong thời gian gần đây trong lãnh thổ đất nước và ở nước ngoài.
Những kinh nghiệm tác chiến có được đã phân tích, tổng kết và được cập nhật
trong những hoạt động tác chiến của các phân đội và các đơn vị lực lượng vũ
trang. Một nội dung được đặc biệt quan tâm chú ý, đó là vấn đề hoàn thiện cơ

cấu tổ chức và các hình thái chiến thuật có sử dụng các phân đội và các đơn vị
của lực lượng Lục quân, trong đó chú trọng các đơn vị binh chủng hợp thành và
pháo binh mặt đất.
Giáo trình Chiến thuật chung chủ yếu được sử dụng để sinh viên các khoa quân
sự của các trường đại học quốc gia hiểu được, nắm chắc được những kiến thức
đã được trình bày theo điều lệnh “ Chiến thuật chung” đồng thời cũng phụ vụ
cho mục tiêu quan trọng là tài liệu cơ bản dành cho các giảng viên quân sự xây
dựng bài giảng và thực hành bài giảng theo nội dung “ Chiến thuật chung” Nội
dung tư liệu cung cấp trong giáo trình hoàn toàn phù hợp với chương trình giáo
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 3


dục đào tạo của sinh viên trong các khoa quân sự của các trường đại học dân sự
cấp nhà nước.
Giáo trình có đặc điểm khác biệt là các nội dung được trình bày liền mạch, liên
kết chặt chẽ, có tính logic cao, các nguồn tư liệu được giới thiệu trong một cấu
trúc chặt chẽ và có tính khoa học quân sự cao, dễ dàng nắm bắt nội dung chính,
được minh họa với một khối lượng rất lớn các chiến lệ, sơ đồ, bảng biểu, các
thông tin đều được trích dẫn và các hình ảnh minh họa. Giáo trình đã được
giảng dạy thử nghiệm trong khoa quân sự trường Đại học Kỹ thuật quốc gia
Tambov và có được những nhận xét tốt từ phía giảng viên và các sinh viên dự
giảng. Mục tiêu chủ yếu của giáo trình là giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản
cơ cấu tổ chức và tiến hành các hoạt động tác chiến trên cơ sở nội dung “Chiến
thuật chung”. Giáo trình cũng là được coi là một giải pháp thực nghiệm nhằm
lấp đầy một khoảng trống kiến thức trong nội dung các tài liệu đã được xuất bản
nhằm mục đích đào tạo các sĩ quan dự bị trong các trường đại học dân sự. Cũng
cần phải nhấn mạnh rằng, nội dung giáo trình được xây dựng trên cơ sở nhiều
năm tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, đứng lớp và nghiên cứu khoa học của
khoa quân sự trong công tác huấn luyện sĩ quan dự bị thuộc các trường dân sự.
Chúng tôi cũng cho rằng, giáo trình đã nêu cũng có thể được sử dụng để tham

khảo và bổ sung tài liệu huấn luyện giảng dạy các học viên thuộc các trường
cao cấp quân sự của lực lượng vũ trang, do các vấn đề được trình bày trong tài
liệu từ góc nhìn của các nhà sư phạm học quân sự trong cơ cấu biên chế giáo
viên khoa quân sự có được tầm nhìn rộng hơn trong nội dung lý luận khoa học
thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật. Đồng thời, tài liệu cũng có thể được coi
như là cuốn cẩm nang của các sĩ quan dự bị trong trường hợp tập trung huấn
luyện, hoặc động viên cục bộ.
Từ quan điểm của tác giả, chúng tôi nhận thức rằng, tập tài liệu được xây dựng
trên cơ sở của nhưng vấn đề cấp thiết trong đào tạo sinh viên các trường đại học
dân sự trong các khoa quân sự, là nhu cầu cần có các ấn phẩm phục vụ giảng
dạy quân sự phù hợp với điều kiện ngày nay. Nhưng không phải tất cả các yếu
tố cần và đủ đã được trình bày đầy đủ trong giáo trình, do tính phát triển nhanh
chóng và đầy biến động của xã hội hiện đại. Do đó, nội dung của giáo trình
không phải là tuyệt đối đầy đủ mà là những vấn đề căn bản để phát triển tư duy
nghiên cứu, học tập và giảng dạy cũng như thực hành trong thực tế công tác.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tập thể bộ môn Pháo binh thuộc Khoa quân sự
trường đại học kỹ thuật quốc gia Tambov đã có những nhận xét và phê bình có
tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp cho biên soạn giáo trình. Với lòng biết ơn
sâu sắc, chúng tôi xin được tiếp nhận những đánh giá và góp ý từ phía bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn.
Tác giả
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 4


MỞ ĐẦU
Nghệ thuật quân sự bao gồm 3 phần chủ yếu:
1) Chiến lược quân sự - tư tưởng chiến lược và thực tế chuẩn bị đất nước và các
lực lượng vũ trang cho chiến tranh, lên kế hoạch sẵn sàng chiến đấu và tiến
hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
2) Nghệ thuật chiến dịch: tư duy chiến dịch và thực tiến chuẩn bị và tiến hành

chiến dịch của các đơn vị quân binh chủng của lực lượng vũ trang;
3) Chiến thuật.
Chiến thuật – Lý luận và thực tiến chuẩn bị và tiến hành một trận chiến đấu
của các đơn vị, các phân đội và các lực lượng quân binh chủng, các đơn vị binh
chủng hợp thành, quân binh chủng hỗn hợp. Chiến thuật được chia ra thành
chiến thuật của các quân chủng, các binh chủng và chiến thuật chung.
Chiến thuật các quân chủng, các binh chủng – Là các nội dung chiến thuật đặc
chủng được phát triển khi sử dụng các phân đội, các đơn vị và các lực lượng
đặc biệt trong các trận đánh hiệp đồng quân binh chủng hoặc các trận đánh độc
lập của từng lực lượng riêng biệt.
Chiến thuật chung nghiên cứu quy luật của một trận đánh của lực lượng quân
sự nói chung và đưa ra vấn đề cụ thể về chuẩn bị cho trận đánh, các phương
pháp triển khai một trận đánh với sự nỗ lực đồng bộ của các phân đội, các đơn
vị và các lực lượng binh chủng hợp thành. Cơ sở căn bản của chiến thuật chung
là chiến thuật của lực lượng bộ binh.
Phần I
CƠ CẤU BIÊN CHẾ TỔ CHỨC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU VÀ NHỮNG
NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH TRẬN CHIẾN ĐẤU.
Chương I
1.1. CƠ CẤU BIÊN CHẾ TỔ CHỨC VÀ CÁC QUÂN BINH CHỦNG.
Trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga được tổ chức thành nhiều mô hình đơn
vị chiến đấu, cơ cấu tổ chức khác nhau, đồng thời chiến thuật tác chiến cũng
khác nhau dựa trên mục đích sử dụng và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chiến
thuật của các đơn vị đó sẽ được giới thiệu trong các bài giảng chiến thuật.
(bảng. 1.1.1).
1.1.1.

Mô hình các đơn vị tác chiến của quân chủng bộ binh liên bang.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 5



Các đơn vị trực tiếp chiến đấu Các đơn vị hỏa lực – Pháo
(Bộ binh cơ giới – Tăng thiết binh
giáp).
Phân đội:
Phân đội:
-

Tiểu đội (kíp xe)

-

Tiểu đội (kíp trắc thủ)

-

Trung đội BBCG ( b T) Trung đội (b) điều
hành, trinh sát, thông tin liên
Đại đội BBCG- c lạc, hỏa lực)
BBCG (cT)
Khẩu đội (pháo binh,
Tiểu đoàn BBCG – súng cối …)
dBBCG (dT)
Tiểu đoàn (Pháo binh,
Đơn vị:
pháo phản lực, trinh sát hỏa
lực…).
Trung đoàn BBCG – e
BBCG (eT)
Đơn vị:

Đơn vị ( hợp thành):

-

Trung đoàn e PB

Sư đoàn BBCG – f Đơn vị hợp thành
BBCG (fT)
Sư đoàn pháo binh (Lữ
Đơn vị hợp nhất:
đoàn pháo binh)f.
-

Quân đoàn

-

Tập đoàn quân

Lực lượng vũ trang Liên Bang
Cơ cấu tổ chức biên chế lực lượng vũ trang nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra trong mỗi giai đoạn phát triển của Tổ quốc.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang liên bang Nga: Tổng thống Liên bang.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 6


Cơ quan chỉ huy trực tiếp của lực lượng vũ trang là Bộ Quốc phòng, đứng đầu
là bộ trưởng Bộ quốc phòng, lực lượng vũ trang liên bang bao gồm có 3 lực
lượng chủ yếu: Quân chủng lục quân, Quân chủng không quân và Quân chủng
hải quân, đồng thời, lực lượng vũ trang liên bang còn có: Lực lượng tên lửa

chiến lược, Lực lượng vũ trụ và Lực lượng hậu cần (Bảng. 1.1.1).
Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng
Các thứ trưởng bộ
quốc phòng
Bộ tổng tham mưu
các lực lượng vũ
trang
Lực lượng tên Lực lượng vũ trang
lửa chiến lược
Quân chủng Quân chủng
Quân
Lực lượng tên
chủng
lửa chiến lượcKhông quân Lục quân
cố định (hầm
Hải quân
phóng)
Binh chủng
Lực lượng
Binh
Lực lượngBinh chủng
tên lửa chiến
chủng đặc nhiệm
lược cơ động
Lực lượng vũ trụ Chiến
trường

Bộ binhBộ
độiTầu ngầm

cơ giới trinh
sát
đặc công

Hậu cần quân đội Tiêm kích Tăng
thiết
giáp

Bộ đội tácChiến hạm
chiến điệnnổi
tử

Vận
tải Tên lửaBộ
độiKhông
quân sự
và pháophòng hóa quân
hải
binh
quân
Tầm xa

Phòng Kỹ thuậtPhòng thủ
không hạt
nhânbờ biển
bộ binh chiến
trường

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 7



Tên
lửa Không Kỹ thuật
phòng
quân lụcquân chủng
không
quân

Đổ bộ
đường
biển

Công nghệ Đổ bộLực lượng
thông tin đường vận tải
và truyền không
thông

Pháo
binhtên lửa
phòng
thủ bờ
biển.

Công
binh

Bảo vệ hậu
phương

Thông

tin liên
lạc
Mỗi quân chủng thuộc lực lượng vũ trang bao gồm các binh chủng và lực
lượng đặc biệt, các binh chủng và lực lương phụ thuộc vào tính chất yêu cầu
nhiệm vụ thực hiện được trang bị vũ khí khí tài đặc chủng, trang bị kỹ thuật và
cơ cấu biên chế tổ chức riêng biệt.

Quân chủng lục quân. Có yêu cầu nhiệm vụ chính là đập tan hoàn toàn lực
lượng đối phương trên chiến trường châu lục và chiếm lĩnh những khu vực quan
trọng, có ý nghĩa chiến lược trên bộ. Theo năng lực tác chiến, quân chủng lục
quân có khả năng tác chiến độc lập hoặc liên kết phối hợp, hiệp đồng tác chiến
với các quân binh chủng khác tiến hành chiến đấu tấn công tiêu diệt, làm tan rã
và bẻ gãy sức kháng cự của các cụm lực lượng hỗn hợp của đối phương, chiếm
lĩnh khu vực tấn công, giáng những đòn tấn công hỏa lực vào sâu trong lãnh thổ
của đối phương, phòng thủ vững chắc trên các tuyến phòng thủ. .

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 8


Quân chủng không quân. Được giao nhiệm vụ chiến lược đặc biệt quan
trọng, bảo vệ an toàn chắc chắn mọi mục tiêu hành chính cấp nhà nước, các
trung tâm kinh tế - quân sự , các trung tâm thông tin và truyền thông, các lực
lượng và phượng tiện của hệ thống điều hành cấp nhà nước và hệ thống điều
hành quân đội cấp cao, các mục tiêu trong hệ thống năng lượng quốc gia và các
mục tiêu trong hệ thống hạ tầng cơ sở công nghiệp, nông nghiệp của liên bang
Nga trước những đòn tấn công ồ ạt của đối phương từ trên không.

Quân chủng hải quân. Có nhiệm vụ cân bằng lực lượng chiến lược, đảm bảo
những lợi ích của quốc gia, dân tộc Nga trên biển và đại dương, bảo vệ chắc
chắn biên giới lãnh hải từ hướng biển. Những nhiệm vụ chiến đấu của hải quân

là kiểm soát tình hình hạt nhân, hiệp đồng tác chiến cùng với các lượng khác
trên các mặt trận từ hướng biển và đại dương, tiêu diệt các cụm tầu ngầm của
đối phương. Thực hiện nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và hải đảo.

Lực lượng tên lửa chiến lược. Có chức năng thực hiện những nhiệm vụ chiến
lược trong điều kiện thời bình và thời chiến. Lực lượng tên lửa chiến lược có
khả năng trong thời gian ngắn nhất tiêu diệt các tập đoàn quân lớn của đối
phương, các mục tiêu kinh tế chính trị quan trọng, đánh quỵ tiềm năng kinh tế
quân sự của đối phương, tiêu diệt các phương tiện mang đầu đạn hạt nhân, kho
tàng vũ khí hạt nhân, các cơ sở sản xuất và chế tạo vũ khí hạt nhân.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 9


Lực lượng vũ trụ Thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị và tiến hành phóng tất cả
các phương tiện mang – tên lửa, điều khiển các hoạt động của các thiết bị bay
trên quỹ đạo không gian, phát triển theo đơn đặt hàng các tổ hợp vũ trụ và các
hệ thống trong không gian, định hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học và
các hoạt đông công nghiệp kinh tế quốc phòng trong lĩnh vực khoa học vũ trụ,
kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình,
giới hạn và ngăn chặn quân sự hóa không gian bằng các loại vũ khí tấn công,
chú trọng hàng đầu là vũ khí hạt nhân.

Lực lượng hậu cần (tương đương TCHC) là đơn vị có chức năng nhiệm vụ
đảm bảo cơ sở vật chất, vũ khí và phương tiện chiến tranh, niêm cất lưu trữ và
bảo quản dự trữ khí tài, đạn, cơ sở vật chất cho các đơn vị quân đội, sửa chữa
vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh bị hư hỏng, thực hiện công tác cứu
chữa thương bệnh binh thời bình cũng như thời chiến, tiến hành các hoạt động
vệ sinh dịch tễ và phòng trừ lây nhiễm. Đồng thời thực hiện hàng loạt những
nhiệm vụ hậu phương quân đội.
1.2. LỰC LƯỢNG LỤC QUÂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG

NHIỆM VỤ.
Lực lượng lục quân – Là lực lượng có quân số đông nhất trong các quân
chủng, có chức năng nhiệm vụ tiến hành các trận chiến đấu, giáng những đòn
quyết định và đập tan mọi cụm tập đoàn quân đối phương, giữ vững và phòng
thủ chặt chẽ những khu vực đánh chiếm được, các vùng và các tuyến phòng thủ
trong hệ thống phòng thủ đất nước. Lực lượng lục quân được biên chế các loại
vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu, bao gồm từ vũ khí hạt nhân, vũ khí thông
thường và vũ khí công nghệ hiện đại
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 10


а) Các binh chủng: Bộ binh cơ giới, tăng thiết giap, đổ bộ đường không, binh
chủng tên lửa và pháo binh, binh chủng phòng không chiến trường, không quân
bộ binh, công binh, thông tin liên lạc;
б) Các lực lượng đặc nhiệm : Lực lượng trinh sát đặc công, binh chủng hóa học
(phòng chống vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ). Lực lượng đảm bảo kỹ
thuật, lực lượng kỹ thuật hạt nhân, lực lượng vận tải đường bộ và lực lượng
cảnh vệ hậu phương.
Binh chủng bộ binh cơ giới có chức năng nhiệm vụ tiến hành các hoạt động
tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các binh chủng khác và các lực
lượng đặc nhiệm. Binh chủng bộ binh cơ giới có năng lực hoạt động trong điều
kiện sử dụng vũ khí phương tiện chiến tranh thông thường hoặc vũ khí hủy diệt
lớn. Binh chủng có hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, có khả năng chịu
đựng và hoạt động tác chiến trong mội trường chiến tranh có sử dụng vũ khí
hủy diệt lớn. Binh chủng bộ binh cơ giới có khả năng tấn công và chọc thủng
các tuyến phòng thủ dày đặc được chuẩn bị kiên cố hoặc tuyến phòng thủ tạm
thời của đối phương, phát triển tấn công với nhịp độ cao và trên chiều rất sâu
của tuyến phòng thủ đối phương, hiệp đồng cùng với các binh chủng khác tiêu
diệt đối phương, phỏng thủ chặt và giữ vững địa bàn đánh chiếm được. tuyến
phòng thủ khác.

Binh chủng tăng thiết giáp là lực lượng tấn công chủ lực của quân chủng lục
quân. Tăng thiết giáp có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến
cùng với các quân binh chủng khác trên chiến trường. lực lượng tăng thiết giáp
thông thường được sử dụng trên các hướng tấn công chính nhằm tạo ra những
đòn tấn công đột phá mạnh, do có hỏa lực rất mạnh, có khả năng tự bảo vệ tốt
và t khả năng cơ động và hành tiến với tốc độ cao trên mọi địa hình, có sức đột
kích và khả năng thọc sâu vào tuyến phòng thủ vững chắc của đối phương.
Tăng thiết giáp có khả năng phát triển cao những kết quả của các đòn tấn công
hỏa lực bằng vũ khí hạt nhân hoặc pháo binh, tên lửa thông thường và có khả
năng trong thời gian ngắn đạt được mục đích của trận đánh hoặc của chiến dịch.
Binh chủng pháo binh – tên lửa là lực lượng hỏa lực yểm trợ và chi viện chủ
yếu của lục quân. Binh chủng có chức năng nhiệm vụ là tấn công tiêu diệt địch
bằng hỏa lực mạnh, tập trung chính xác đồng thời chi viện, che chắn cho bộ
binh hoặc tăng thiết giáp. Trong tiến trình các hoạt động tác chiến, binh chủng
pháo binh tên lửa thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ khác nhau: chế áp và tiêu
diệt sinh lục địch, vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, pháo binh, tên lửa,
xe tăng thiết giáp, pháo tự hành và các phương tiện chiến tranh khác, phá hủy
các công trình phòng thủ của đối phương, ngăn chặn và phá hủy khả năng cơ
động của đối phương.

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 11


Binh chủng phòng không bộ binh: Binh chủng có chức năng nhiệm vụ che
chắn, phòng không bảo vệ các cụm tập đoàn quân và các mục tiêu quan trọng
của bộ binh trước những đòn tấn công từ trên không của đối phương. Phòng
không bộ binh có thể hoạt động độc lập theo từng cánh quân hoặc liên kết phối
hợp với lực lượng không quân tiêu diệt máy bay và các phương tiện bay không
người lái của đối phương, chiến đấu với lực lượng đổ bộ đường không của đối
phương khi địch đanh trên đường bay hoặc trong giai đoạn địch đang đổ quân,

đồng thời tiến hành các hoạt động trinh sát điện tử và thông báo cho lục quân về
các đòn tập kích đường không của đối phương.
Không quân lục quân là lực lượng có chức năng nhiệm vụ yểm trợ đường
không cho lục quân trên chiến trường. Những nhiệm vụ của không quân lục
quân có thể là tiến hành các đòn tấn công hỏa lực đường không, nhiệm vụ bảo
đảm đường không và bảo đảm hậu phương tiền phương. Nhiệm vụ chủ yếu
được giao là tiến hành các đòn tấn công hỏa lực đường không vào binh lực của
đối phương, tiêu diệt lực lượng đổ bộ đường không, các lực lượng tập kích, lực
lượng tấn công tuyến đầu hoặc lực lượng đối phương bọc sườn, bọc hậu, đổ bộ
đường không và yểm trợ đường không cho lực lượng đổ bộ, tác chiến đường
không với các máy bay trực thăng chiến đấu của đối phương, tiêu diệt các mục
tiêu như vũ khí hạt nhân, tên lửa, pháo binh, tăng thiết giáp, trung tâm chỉ huy
điều hành tác chiến, các trạm thông tin liên lạc và các thành phần của hạ tầng
cơ sở đổi phương.
Lực lượng đổ bộ đường không là lực lượng tác chiến ở sau hâu phương của
đối phương. Những khả năng chiến đấu của lực lượng đổ bộ đường không là có
khả năng nhanh chóng tiếp cận những khu vực xa nhất của chiến trường, triển
khai những đòn tấn công bất ngờ, tiến hành các trận đánh hiệp đồng binh chủng
hiệu quả cao. Lực lượng đổ bộ đường không có thể nhanh chóng đánh chiếm và
chốt chặt các vị trí đặc biệt quan trọng sâu trong hậu phương của đối phương,
phá hủy các cơ quan điều hành nhà nước, chính phủ và lực lượng vũ trang đối
phương, đánh chiếm các hòn đảo, các khu vực ven biển, các căn cứ hải quân và
không quân của đối phương, hiệp đồng tác chiến và tạo điều kiện tối ưu cho các
lực lượng khác vượt qua chướng ngại vật nước sâu và rộng (đổ bộ đường biển,
vượt sông) nhanh chóng vượt qua các chướng ngại vật đèo, đồi núi hiểm trở,
tấn công tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương.
Binh chủng công binh có chức năng nhiệm vụ đảm bảo hoạt động tác chiến
của tất cả các binh chủng trong lực lượng bộ binh, lực lượng công binh phải
đảm bảo nhịp độ tấn công nhanh, khả năng tiêu diệt các cụm cứ điểm vững chắc
của đối phương, được phòng thủ bằng hệ thống hàng rào, vật cản và mìn dày

đặc, đồng thời trong thời gian ngắn nhất, xây dựng được hệ thống phòng thủ
vững chắc, đủ khả năng bảo vệ sinh lực và vũ khí khí tài trước các loại hỏa lực
của đối phương. Trong điều kiện thời binh, binh chủng công binh thực hiện các
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 12


nhiệm vụ xây dựng các công trình có kết cấu thiết kế và giá trị sử dụng phục vụ
cho mục đích quốc phòng – an ninh.
Binh chủng thông tin liên lạc là lực lượng đảm bảo thông tin liên lạc bền vững
và điều khiển hoạt động tác chiến của các đơn vị quân binh chủng hợp thành.
Nhiệm vụ của binh chủng thông tin liên lạc là trong mọi điều kiện tình huống
chiến trường phải đảm bảo mạch thông tin thông suốt giữa các bộ, ban tham
mưu, các ban chỉ huy đơn vị và các đơn vị trực thuộc, đảm bảo thông tin liên
lạc liên tục giữa các phân đội và các đơn vị binh chủng hợp thành tham gia hiệp
đồng tác chiến, đảm bảo các nội dung thông tin liên lạc điều hành tác chiến đến
đúng thời gian, địa chỉ và chính xác.
1.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ TỔ CHỨC VÀ VŨ KHÍ
TRANG BỊ CỦA BINH CHỦNG PHÁO BINH.

Trong trận đánh hiệp đồng binh chủng hiện đại, sử dụng vũ khí thông thường,
hỏa lực của pháo binh – tên lửa kếp hợp với các đòn tấn công của không quân
là một trong những thành phần hỏa lực chủ yếu tiêu diệt binh lực đối phương.
Vì vậy, pháo binh – tên lửa là binh khí có hỏa lực mạnh và chính xác, có tầm
bắn xa, có khả năng cơ động linh hoạt và nhanh chóng tập trung hỏa lực đối với
những mục tiêu quan trọng. Các phân đội pháo binh – tên lửa được sử dụng để
tiêu diệt các mục tiêu như vũ khí hạt nhân và hóa học, các thành phần của hệ
thống vũ khí chính xác, pháo binh, xe tăng, thiết giáp, vũ khí chống tăng và các
loại trang thiết bị khác của đối phương. Pháo binh có nhiệm vụ chi viện hỏa lực
tiêu diệt sinh lực, máy bay trực thăng của đối phương khi cất, hạ cánh, các loại
vũ khí, khí tài phòng không, các vị trí sở chỉ huy đối phương, hầm hào giao

thông, công trình quân sự, phá hủy bãi mìn và hàng rào vật cản, chiếu sáng
chiến trường ban đêm và bắn dựng màn khói ngụy trang che mắt địch..
Các phân đội pháo chống tăng có chức năng nhiệm vụ tiêu diệt các loại xe tăng
thiết giáp, xe cơ giới của đối phương.
Các phân đội trinh sát pháo binh có nhiệm vụ tìm kiếm, nắm bắt thông tin về vị
trí và binh lực của đối phương nhằm mục đích tiêu diệt mục tiêu, đồng thời
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 13


phục vụ cho chỉ thị mục tiêu và điều chỉnh bắn cho hỏa lực pháo binh trong
chiến trường.
Tiểu đoàn pháo binh- Là đơn vị hỏa lực và là đơn vị tác chiến hiệp đồng binh
chủng của binh chủng pháo binh. Tiểu đoàn pháo binh có thể tham gia chiến
đấu nhiều tiểu đoàn tập trung vào một mục tiêu, hoặc mỗi tiểu đoàn theo một
mục tiêu.
Khẩu đội pháo binh – là đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật của lực lượng pháo
binh. Khẩu đội pháo binh có thể cùng một lúc tiêu diệt 1 hoặc 2 mục tiêu từ vị
trí được che khuất bằng đường đạn cầu vồng hoặc nhiều mục tiêu bằng đường
ngắm thẳng. Trung đội hỏa lực – là phân đội hỏa lực của lực lượng pháo binh.
Phân đội hỏa lực có thể thực hiện nhiệm vụ độc lập hoặc tham gia tác chiến
trong đội hình khẩu đội. Trung đội điều hành thuộc ban chỉ huy (khẩu đội hoặc
tiểu đoàn) có chức năng nhiệm vụ trinh sát mục tiêu, phục vụ xác định tọa độ
hỏa lực và điều chỉnh bắn, thành viên trung đội còn thực hiện nhiệm vụ thông
tin liên lạc giữa các đầu mối đơn vị.
Trong biên chế của pháo binh hiện đại có rất nhiều các chủng loại pháo khác
nhau, đáp ứng một dải rộng lớn các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau.
Pháo dã chiến (dã pháo) là vũ khí hỏa lực của binh chủng pháo binh, có chức
năng là phóng đạn tới các mục tiêu trên đất liền, trên không và trên biển. Đối
với dã pháo, đặc điểm kỹ thuật là nòng dài, tốc độ đầu đạn Vo rất cao, nên khối
lượng đầu đạn rất lớn.

Lựu pháo là vũ khí hỏa lực của pháo binh, thông thường có tốc độ đầu nòng
thấp, do đó nòng súng không dài, chiều dài đường nòng không vượt quá 50 lần
cỡ nòng, do đó đầu đạn có khối lượng đầu đạn không cao, đồng thời góc tầm
bắn cũng không lớn. Sử dụng chủ yếu là đường đạn cầu vồng vào mục tiêu bị
che khuất.
Lựu – dã pháo và dã – lựu pháo là pháo, có thể có cả hai tính chất kỹ thuật và
có thể thay thế cho lựu pháo hoặc dã pháo.
Pháo cối – là hệ thống cơ khí cứng, nòng trơn, không có bộ phận chống giật,
được sử dụng để bắn các loại đạn cối theo đường đạn cầu vồng.
Pháo phản lực: Là hệ thống ống phóng đạn – rocket bắn loạt, được sử dụng để
tiến hành bắn loạt các loại rocket mang đầu đạn nổ phá mảnh hoặc các loại đạn
khác nhau. Rocket mang đầu đạn thường có liều phóng phản lực, có khả năng
tự quay trong không khí để điều chỉnh đường bay, có thể lắp các cánh ổn định ở
đuôi rockets hoặc động cơ tuốc bin phản lực.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 14


Tên lửa chống tăng có điều khiển: là các loại tên lửa – rockets chống tăng có
điều khiển bay theo mặt phẳng ngang. Trong biên chế thường có các loại hệ
thống tên lửa vác vai, tên lửa chống tăng tự hành trên thân xe BTR hoặc BMP,
hoặc trên máy bay trực thăng săn tăng. Tầm bắn có thể từ 85 m đến 400 m và
có thể đạt đến hàng nghìn km, khả năng xuyên thép có thể từ 500 mm hoặc lớn
hơn.

Những khái niệm cơ bản về trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng trong chiến
tranh hiện đại, với sự hiệp đồng tác chiến của nhiều lực lượng khác nhau trên
chiến trường không bộ.
Chương II
NHỮNG YẾU TỐ CĂN BẢN CỦA TRẬN CHIẾN ĐẤU HIỆP ĐỒNG
BINH CHỦNG HIỆN ĐẠI.

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CỦA
TRẬN CHIẾN ĐẤU HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG.
Phương thức duy nhất để dành chiến thắng trong các cuộc xung đột có vũ trang
với kẻ thù là trận chiến đấu.
Trận chiến đấu đến trước thời điểm xuất hiện hỏa khí là những trận chiến đấu
bằng vũ khí lạnh, trên một khu vực địa hình có diện tích không lớn và không
được xây dựng các công trình quân sự.
Với sự phát triển và hoàn thiện của hỏa khí vào thế kỷ XIV – XVII. Một yếu tố
quan trọng dành thắng lợi trên chiến trường là sử dụng hỏa khí (súng phun, bắn
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 15


lửa, địa lôi, và những vật chất dễ cháy khác…). Trận chiến đấu được bắt đầu
bằng hành động sát thương đối phương sử dụng hỏa khí, và kết thúc bằng các
hoạt động chiến đấu giáp lá cà với vũ khí lạnh. Nhưng vào thế kỷ XVIII – XIX,
trận đánh vẫn bị giới hạn địa hình tác chiến, do các loại hỏa khí thời điểm đó
vẫn là hỏa khí nòng trơn, có tầm bắn không xa, tốc độ bắn và độ chính xác
không cao.
Sự phát triển hỏa khí có rãnh xoắn bắt đầu vào giữa thế kỷ XIX, tiếp theo là sự
phát triển tầm xa sát thương phá hủy của pháo binh và súng máy đã mở rộng
không gian trận chiến đấu cả vê chiều rộng lẫn chiều sâu chiến trường.
Quá trình biên chế pháo binh và súng máy cho tất cả các đơn vị chiến đấu, đưa
tăng thiết giáp và không quân trong chiến tranh thế giới lần thứ I đã đưa đến
những xu hướng phát triển chiến thuật chủ yếu – hiệu quả tác chiến trên chiến
trường đạt được nhờ sự nỗ lực hiệp đồng tác chiến của các quân binh chủng
trên chiến trường.
Trong những năm của chiến tranh Nội chiến, xuất hiện thêm yếu tố cơ động cao
và năng lực phối hợp tác chiến giữa binh lực và phương tiện chiến tranh, tăng
cường tính quyết liệt trong các hoạt động tác chiến.
Vào những năm 1930-х trong biên chế của lực lượng vũ trang Xô viết bắt đầu

có được những vũ khí trang bị mới. Đồng thời cùng với vũ khí trang bị hiện đại
hơn, quan điểm tác chiến đã được nâng cao bằng lý luận tác chiến theo chiều
sâu chiến trường. Đặc điểm cơ bản của nguyên lý này là đồng thời, trong cùng
một thời điểm triển khai các đòn tấn công tiêu diệt đối phương trên cả chiều sâu
phòng tuyến chiến đấu của địch bằng sức mạnh tổng hợp các đòn tấn công của
bộ binh, xe tăng, pháo binh và không quân.
Sự phát triển cao của nghệ thuật tác chiến chiều sâu trận đánh được thể hiện rõ
nhất trong những năm Đại chiến thế giới lần thứ II. Yếu tố quyết định của chiến
thắng trong một trận đánh là hỏa lực tập trung của tất cả các loại vũ khí. Đòn
tấn công trực diện của bộ binh được sử dụng rất ít.
2.2. BẢN CHẤT CỦA TRẬN CHIẾN ĐẤU HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG
VÀ NHỮNG TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG. ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ
DÀNH THẮNG LỢI TRONG TRẬN CHIẾN ĐẤU HIỆP ĐỒNG BINH
CHỦNG. NHỮNG LOẠI HÌNH TRẬN ĐÁNH HIỆP ĐỒNG BINH
CHỦNG VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH ĐÓ.
Trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng hiện đại – là hình thái cơ bản của những
hoạt động tác chiến của các quân binh chủng, được hiểu là cơ cấu tổ chức và
đồng bộ hóa các đòn tấn công theo mục tiêu, vị trí và thời gian bắt đầu các đòn
tấn công, hỏa lực và cơ động của các đơn vị binh chủng hợp thành với một mục
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 16


đích chung nhất, đó là đập tan, tiêu diệt hoặc làm tan rã lực lượng đối phương,
phòng thủ và phản công mạnh mẽ trước các đòn tấn công của đối phương, thực
hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác trong một khu vực giới hạn và trong một
khoảng thời gian giới hạn.
Mục đích của trận chiến đấu – tiêu diệt và bắt tù binh sinh lực của đối phương,
tiêu diệt và thu giữ phương tiện chiến tranh, vũ khí trang bị và đè bẹp mọi khả
năng kháng cự của đối phương. Mục đich cuộc chiến đấu đạt được bằng đòn tấn
công mạnh mẽ của tất cả các chủng loại vũ khí, được sử dụng đúng lúc và đúng

thời điểm, đồng thời với việc khai thác kết quả tấn công của hỏa lực là đòn tấn
công đúng thời điểm, với nỗ lực tích cực cao nhất, quyết liệt nhất của các đơn
vị binh chủng hợp thành.
Trận chiến đấu có thể là: trận đánh hiệp đồng binh chủng, trận đánh phòng
không, trận đánh trên không (không chiến) và trận hải chiến.
Trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng là trận đánh được tổ chức và tiến hành với
sự nỗ lực quyết liệt của các đơn vị hợp thành tham gia tác chiến với sự tham gia
của lực lượng tăng thiết giáp, pháo binh, lực lượng phòng không, máy bay, trực
thăng chiến đấu.
Những đặc điểm đặc trưng của trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng:
• Tính quyết liệt cao;
• Cường độ tác chiến rất cao;
• Tốc độ chiến đấu và nhịp độ tác chiến rất nhanh;
• Hoạt động tác chiến cả trên không và trên bộ (tác chiến không – bộ);
• Hỏa lực rất mạnh bao trùm toàn bộ chiến tuyến và suốt chiều sâu của hệ thống
phòng thủ cả hai bên tham chiến;
• Sử dụng nhiều hình thức tác chiến khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chiến
đấu;
• Sự chuyển biến nhanh chóng từ một phương thức tác chiến sang phương thức
tác chiến khác (các hình thái chiến thuật biến đổi nhanh chóng);
• Tình huống môi trường tác chiến điện tử rất phức tạp;
Kết quả của trận chiến đấu phụ thuộc rất nhiều vào lòng dũng cảm, sức chịu
đựng, can đảm , ý chí quyết tâm dành chiến thắng, những giá trị tinh thần cao
của người chiến sĩ và cấp độ được rèn luyện sẵn sàng chiến đấu của cán bộ
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 17


chiến sĩ lực lượng vũ trang, vũ khí trang bị và khí tài, phương tiện chiến tranh.
Trận chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng hiện đại đòi hỏi các lực lượng, các
đơn vị binh chủng hợp thành liên tục tiến hành trinh sát, đánh giá đối phương

và các tình huống chiến trường, sử dụng thành thạo và phát huy hết tính năng
kỹ chiến thuật của vũ khí trang bị, khí tài phương tiện, các khí tài bảo vệ và mọi
dụng cụ, phương tiện ngụy trang che giấu lực lượng, có khả năng cơ động rất
cao và cơ cấu tổ chức biên chế khoa học, năng động sáng tạo. Những khả năng
đã nêu chỉ có thể đạt được bằng con đường học tập, huấn luyện và rèn luyện
thực tiễn trên thao trường chiến đấu, với ý thức trách nhiệm cao nhằm đạt được
mục tiêu: giữ gìn danh dự người chiến sĩ, sức chịu đựng gian khổ, lòng quả
cảm, bản lĩnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao của các cán bộ chiến sĩ trong
biên chế đơn vị, sẵn sàng trong mọi điều kiện tình huống luôn nỗ lực chiến đấu
và chiến thắng kẻ thù.
Kinh nghiệm chiến đấu cho thất, chiến thắng trong một trận chiến đấu luôn ở
phía, người nào dũng cảm nhất trong trận chiến, luôn có tư duy sáng tạo, giải
pháp tác chiến thông minh, sử dụng những hình thức tác chiến và phương thức
tiến hành trận đánh mới, luôn dành thế chủ động, buộc đối phương phải chiến
đấu theo cách đánh của mình. Thảm bại trên chiến trường không đến với những
người, trong cố gắng nỗ lực tiêu diệt kẻ thù, không đạt được mục tiêu của trận
chiến đấu, mà thường đến với những người không có năng lực hành động,
không thể quyết đoán trong các tình huống chiến trường và không sử dụng mọi
khả năng hiện có để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những nguyên tắc cơ bản tiến hành một trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng
hiện đại là:
• Duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị, phân đội binh chủng
hợp thành;
• Tính chủ động, quyết tâm cao và liên tục chiến đấu tiến công;
• Hoạt động tác chiến bí mật, bất ngờ, liên tục và hiêp đồng chuẩn xác, kiên
quyết tập trung mọi nỗ lực chính của các đơn vị binh chủng hợp thành vào
hướng tấn công chính trong thời điểm quan trọng nhất;
• Liên kết hiệp đồng giữa hỏa lực với cơ động, sử dụng thành thục phương pháp
cơ động liên tục của các đơn vị chiến đấu và các đơn vị hỏa lực.;
• Thực hiện công tác tư tưởng chính trị tinh thần triệt để, chú trọng đông viên

tinh thân, giữ vững tâm lý của cán bộ chiến sĩ, hướng đến quyết tâm thực hiện
nhiệm vụ được giao.;

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 18


• Đảm bảo về mọi mặt cơ sở vật chất, tinh thần cho trận đánh, đảm bảo điều
hành tác chiến kiên quyết và liên tục các hoạt động của các đơn vị tham gia
chiến đấu.
Các hình thức chiến thuật chủ yếu của trận đánh hiệp đồng quân binh chủng chủ
yếu là chiến đấu tấn công và phòng ngụ. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc,
hình thức phòng ngự là hình thức tác chiến quan trọng hàng đầu và là hình thức
tác chiến phổ biến nhất..
Phòng thủ có thể được thực hiện do tình huống chiến trường bắt buộc hoặc với
mục đích ngăn chặn cuộc tấn công của đối phương, gây cho địch những tổn thất
nặng nề, giữ vững khu vực đã chiếm được và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực
lượng tác chiến chuyển sang tấn công. Hình thức tác chiến Phòng thủ có thể
được sử dụng rộng rãi không chỉ trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh, mà
ngay cả trong tiến trính chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Nhưng chỉ phòng thủ không
thể dành thắng lợi trên chiến trường.
Tấn công là hình thức tác chiến với mục tiêu đập tan và tiêu diệt hoàn toàn lực
lượng quân sự của đối phương. Tấn công bao gồm có: đòn tấn công hỏa lực tiêu
diệt và chế áp mọi sự kháng cự của đối phương, lực lượng bộ binh binh chủng
hợp thành (lính thủy đánh bộ trong tác chiến không hải bảo vệ biển đảo) tấn
công mạnh mẽ và quyết liệt, các đơn vị cơ động thọc sâu, vu hồi nhanh chóng,
đánh chiếm các khu vực quan trọng và tiêu diệt mọi sức kháng cự. Hình thức
tấn công thường thấy là trận chiến đống tấn công từ tuyến phòng ngự đan xen
với tuyến chiến đấu của địch, các đơn vị đang trong hình thức tác chiến phòng
ngự chuyển sang tấn công.
Các hình thức các trận chiến đấu binh chủng hợp thành gắn kết chặt chẽ với

nhau. Trong tiến trình các hoạt động tác chiến của Bộ binh cơ giới, Tăng thiết
giáp, trên cơ sở tình huống chiến trường, biên chế tổ chức và cơ sở vật chất đảm
bảo, nhiệm vụ được giao có thể nhanh chóng chuyển từ hình thức chiến thuật
này sang hình thức chiến thuật khác.
2.3. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN CỦA CHIẾN
THUẬT CHUNG.
Trong các phần đã nêu, nhận thấy rõ ràng rằng: trận chiến đấu là cơ cấu tổ chức
biên chế và đồng bộ hóa giữa: Đòn tấn công, Hỏa lực và Cơ động. Trong
chuyên mục này, nội dung chủ yếu cần nghiên cứu là đưa ra những khái niệm
và định nghĩa, thế nào là : Đòn tấn công, Hỏa lực và Cơ động chiến đấu.
Đòn tấn công – là tập hợp các hành động cùng một thời điểm nhằm tiêu diệt
binh lực, sinh lực cụm lực lượng đối phương bằng phương pháp sử dụng đồng
bộ, triệt để sức mạnh của tất cả các vũ khí khí tài và binh lực có trong biên chế
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 19


của lực lượng tham gia trận chiến đấu. Các loại hình đòn tấn công có thể là:
hình. 2.3.1.

Hỏa lực – Sức mạnh của các loại vũ khí, khí tài chiến đấu cũng một thời điểm
khai hỏa nhằm tiêu diệt mục tiêu. Hỏa lực được triển khai với mục đích nhằm
tiêu diệt, chế áp, đẩy lùi đối phương, hoặc được sử dụng để phá hủy các công
trình, tranh thiết bị kỹ thuật quân sự của đối phương. hình. 2.3.2.

Cơ động chiến đấu – tổ chức di chuyển các đơn vị, các lực lượng trong quá
trình tiến hành trận chiến đấu với mục đích chiếm lĩnh vị trí có lợi thế hơn so
với quân địch, tập trung lực lượng và vũ khí trang thiết bị đủ mạnh, tiến hành
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 20



các đòn tấn công hoặc lặp lại các đòn tấn công với cường độ cao hơn nhằm tăng
cường khả năng hiệu quả tiêu diệt địch. Các hình thức cơ động chiến đấu có thể
là: cơ động bọc hậu, cơ động vu hồi, rút lui khỏi vị trí hoặc thoát ly sang hướng
khác, cơ động hướng các đòn tấn công và hỏa lực.
Cơ động vu hồi: là phương thức các đơn vị thoát ly vị trí ban đầu, cơ động sang
hai phía nhằm mục đích thực hiện đòn tấn công vào cạnh sườn đội hình tác
chiến của đối phương.
Cơ động bọc hậu: Là phương thức cơ động sâu của vu hồi, với mục đích đánh
vào hậu phương, phía sau trận địa của đối phương.
Rút lui hoặc thoát ly trận địa: – là hình thức cơ động với mục đích đưa lực
lượng thoát ly dưới tầm hỏa lực mạnh hơn của đối phương, kéo dài thời gian và
chiếm lĩnh vị trí có lợi hơn so với quân địch. Rút lui quân hoặc thoát ly trận địa
chỉ được thực hiện khi có lệnh hoặc được sự cho phép từ trước của người chỉ
huy cấp cao hơn.
Cơ động đòn tấn công hoặc hỏa lực là trong cùng một thời điểm hoặc thời điểm
tiếp theo, các đòn tấn công dồn dập hoặc hỏa lực tập trung vào các mục tiêu
quan trọng của đối phương, hoặc được chuyển sang hướng các mục tiêu mới.
Vai trò quan trọng giải quyết chiến trường là của lực lượng bộ binh cơ giới và
lực lượng tăng thiết giáp. Phụ thuộc vào điều kiện, tình huống chiến trường, các
phân đội, đơn vị sẽ được sử dụng ở đội hình: hành quân chiến đấu, trước trận
đánh và trong đội hình chiến đấu.
Hành quân chiến đấu – đội hình các phân đội cơ động hành tiến theo đội hình
hàng dọc. Hành quân chiến đấu được sử dụng trong điều kiện tình huống truy
kích địch, hoặc cơ động hành quân từ vị trí này sang vị trí khác, hành quân
chiến đấu yêu cầu phải đảm bảo tốc độ cơ động cao nhất, có thể nhanh chóng
triển khai vào đội hình hành tiến trước trận đánh và đội hình cơ động chiến đấu.
Đội hình hành tiến trước trận đánh – là đội hình triển khai hành tiến của các
phân đội, được thực hiện đồng thời trong thời gian hành quân nhằm làm giảm
thời gian triển khai đội hình chiến đấu, giảm tổn thất trước những đòn tấn công
hỏa lực của đối phương từ tất cả các loại vũ khí hỏa lực.

Đội hình chiến đấu – là đội hình của các phân đội, các đơn vị khi tham gia vào
trận đánh. Nhằm đạt được mục tiêu độc lập tác chiến, các phân đội tăng thiết
giáp hoặc bộ binh cơ giới được giao cho một hoặc một số phân đội phối thuộc
thuộc binh chủng khác.
Ký tín hiệu chỉ huy tác chiến:
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 21


Theo nguyên tắc, người chỉ huy phân đội sẽ quy định ký tín hiệu điều hành tác
chiến trong từng trận đánh và thông báo cho cán bộ thuộc quyền trong mệnh
lệnh chiến đấu.
Để điều khiển đội hình hành quân trong quân đội Liên bang Nga thường sử
dụng các ký tín hiệu đã quy chuẩn trong điều lệnh đội ngũ, ký tín hiệu được đưa
ra bằng tay với cờ hiệu hoặc đèn phin. Các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, phân
đội cần phải biết rõ các ký tín hiệu đó, thành thục khi phát tín hiệu và thực hiện
nghiêm chỉnh như mệnh lệnh của người chỉ huy.
Trong điều kiện chiến đấu, để giữ bí mật, các ký tín hiệu được quy định trong
từng mệnh lệnh và phương pháp trả lời nhằm thông báo cho người chỉ huy biết
đã nhận được mệnh lệnh và tiến hành thực hiện. Ví dụ: Ký tín hiệu khai hỏa, ký
tín hiệu di chuyển hỏa lực….có thể được phát lệnh bằng vô tuyến, hữu tuyến,
bằng pháo sáng hoặc trực tiếp bằng hỏa lực của đạn pháo đi kèm đạn chiếu sáng
vào mục tiêu…..”
Cán bộ, chiến sĩ trong nhiệm vụ quan sát, khi phát hiện hoặc nghe thấy ký tín
hiệu, lập tức báo cáo người chỉ huy trực tiếp. Trong mọi tình huống chiến
trường, đối với các phân đội binh chủng, có quy định: để phát ký tín hiệu, cần
quay về hướng người nhận ký tín hiệu. Để tập trung sự chú ý, chỉ huy trưởng
trước khi phát tín hiệu nội dung cần phát tín hiệu ‘ chú ý”. Người nhận được ký
tín hiệu cần đáp lại ký tín hiệu đó (phát lại) thông báo cho người chỉ huy biết đã
hiểu rõ ký tín hiệu. ngoại trừ một số các ký tín hiệu đã được quy định trong
chiến đấu (nổ súng, hỏa lực tập trung….được thể hiện bằng ký tín hiệu đã quy

định trong mệnh lệnh tác chiến).
Cơ cấu biên chế tổ chức và vũ khí trang bị các đơn vị và phân đội trong các đơn
vị binh chủng hợp thành chủ lực của Lực lượng lục quân Liên bang Nga.
Chương III
BIÊN CHẾ TỔ CHỨC, VŨ KHÍ TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHIẾN
ĐẤU CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI, TIỂU ĐOÀN TĂNG, TIỂU
ĐOÀN PHÁO BINH – TÊN LỬA.
3.1. BIÊN CHẾ TỔ CHỨC, VŨ KHÍ TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHIẾN
ĐẤU CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI.
Trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ
của các lực lượng binh chủng khác nhau và các chủng loại vũ khí, trang bị,
phương tiện chiến đấu. Đặc trưng đó phản ánh rất rõ trong cơ cấu biên chế tổ
chức của các phân đội bộ binh cơ giới BBCG và Tăng thiết giáp.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 22


Tiểu đoàn BBCG, tiểu đoàn TTg là đơn vị chiến đấu cơ bản của lực lượng binh
chủng hợp thành. Các đơn vị cấp tiểu đoàn được biên chế tổ chức thành các đơn
vị cấp trung đoàn, lữ đoàn.
Đại đội BBCG (TTg) – là phân đội cấp chiến thuật, nằm trong biên chế của cấp
tiểu đoàn.
Các đơn vị BBCG (TTg) căn cứ theo các tình huống chiến trường, tính chất của
vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu có được những cơ cấu biên chế khác
nhau theo số lượng binh lực, vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến và các phân
đội thuộc quyền, có thể là những phân đội thuộc các binh chủng khác. Đơn vị
tác chiến binh chủng hợp thành có sức nặng trong lực lượng lục quân là các tiểu
đoàn BBCGvà các tiểu đoàn xe tăng trong các trung đoàn, lữ đoàn tăng thiết
giáp và bộ binh cơ giới. Trong các tiểu đoàn BBCG có cơ cấu tổ chức: ban chỉ
huy tiểu đoàn, ban tham mưu, các phân đội chiến đấu và các phân đội bảo đảm
chiến đấu. Hình 3.1.1.


Ban chỉ huy tiểu đoàn: Tiểu đoàn trưởng, Phó tiểu đoàn trưởng tác chiến, phó
tiểu đoàn trưởng binh lực (chính trị), Phó tiểu đoàn trưởng kỹ thuật, Phó tiểu
đoàn trưởng hậu cần và cán bộ chuyên trách pháo binh. Ban tham mưu tiểu
đoàn bao gồm Tham mưu trưởng, phó tham mưu trưởng, chỉ huy trưởng thông
tin (theo thông lệ là Trung đội trưởng trung đội thông tin), hướng dẫn viên, thư
ký. Đối với ban chỉ huy và ban tham mưu được biên chế 2 xe BMP và hai xe
BTR.
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 23


Đại đội BBCG trên xe BMP và xe BTR có cơ cấu biên chế tương đương nhau
và chỉ khác nhau bởi vũ khí trang bị cơ bản thân xe. Trong một tiểu đoàn có 3
đại đội bộ binh cơ giới, một khẩu đội súng cối, trung đội súng phóng lựu, trung
đội thông tin, trung đội y tế quân sự và trung đội hậu cần. Trung đội súng chống
tăng tăng cường trên xe BTR có 3 khẩu súng chống tăng SPG-9, 6 tổ hợp tên
lửa chống tăng Fagot.
Trong lữ đoàn BBCGvà lữ đoàn tăng theo biên chế có xe BMP. Điểm khác
nhau trong cơ cấu tổ chức của tiểu đoàn BBCG trên xe BMP nếu so sánh với
biên chế cấp trung đoàn là bổ xung thêm trung đội chống tăng (3 xe thiết giáp
BPM chống tăng, tổ hợp tên lửa Fagot – 6), thay vào vị trí của trung đội thông
tin là trung đội điều hành tác chiến (tiểu đội trinh sát, tiểu đội điều hành của
tham mưu trưởng, tiểu đội thông tin), thay vào vị trí của trung đội hậu cần là
trung đội đảm bảo cơ sở vật chất và đảm bảo kỹ thuật).
Phụ thuộc vào khu vực chiến trường ( các khu vực phía tây, phía Nam hoặc
phía Đông) tiểu đoàn có thể được tăng cường đơn vị phòng không chiến trường,
các phân đội trinh sát, và cơ sở cho cơ động di chuyển – các xe vận tải). Sự
khác nhau về cơ sở vật chất giữa đơn vị BMP và BTP là sự khác nhau theo
quân số biên chế và vũ khí trang bị.
Đại đội BBCG trên xe BMP có bộ phận điều hành tác chiến (ban chỉ huy đại

đội), 3 trung đội BBCG. Trong bộ phận điều hành tác chiến có Đại đội trưởng,
Phó đại đội trường binh lực (Chính trị viên), sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan
chuyên nghiệp kỹ thuật, y sĩ, trưởng xe, pháo thủ số 1 và pháo thủ số 2, lái xe –
kỹ thuật viên, trắc thủ radar tầm gần. Trong bộ phận điều khiển (ban chỉ huy đại
đội) có biên chế là 2 xe BMP.
Tiểu đoàn trên xe BTR khác hơn so với BMP do không có vũ khí chống tăng,
chính vì vậy trong đại đội có thêm một tiểu đội súng chống tăng gồm 9 chiến sĩ,
3 tổ hợp tên lửa chống tăng "Metis." Phương tiện cơ động – xe BTR. Trong ban
chỉ huy đại đội có 8 người: Đại đội trưởng, phó đại đội trưởng binh lực (Chính
trị viên), Sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan chuyên nghiệp kỹ thuật, y sĩ, lái xe, xạ
thủ súng máy, trắc thủ radar trinh sát tầm gần.
Đại đội BBCG trong cơ cấu biên chế của Lữ đoàn khác với đại đội BBCG
trong cơ cấu biên chế của trung đoàn trên xe BMP là được biên chế một trung
đội súng phóng lựu, bao gồm 3 tiểu đội 8 chiến sĩ trên 1 xe BMP và 2 súng
phóng lựu AGS -17. Toàn bộ trung đội có 26 người, 3 xe BMP, 6 khẩu súng
AGS-17.
Trung đội BBCG trên xe BMP có ban chỉ huy trung đội và 3 tiểu đội, mỗi tiểu
đội có 8 người. Trong ban chỉ huy có Trung đội trưởng, trung đội phó, xạ thủ
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 24


bắn tỉa, xạ thủ súng máy, pháo thủ 1, y sĩ – chiến sĩ. Toàn trung đội có 30
người, 3 xe BMP.
Trung đội BBCG trên xe BTR – 32 người. Trong hai tiểu đội có 9 người, (tăng
cường 1 chiến sĩ) một tiểu đội có 8 người.
Trung đội trên xe BMP cấp lữ đoàn có 32 người, ban chỉ huy trung đội 5 người,
trong các tiểu đội có 9 người.
Tiểu đội BBCG có các biên chế khác nhau và có từ 8 đến 9 chiến sĩ. Phương án
tiêu chuẩn là: Tiểu đội trưởng – trưởng xe – pháo thủ số 1, lái xe – kỹ thuật, xạ
thủ súng phóng lựu, chiến sĩ – xạ thủ phóng lựu số 2 (giúp số 1), xạ thủ súng

máy, hạ sĩ quan xạ thủ AK, xạ thủ AK chiến sĩ (trong trung đội trên xe BTR –
xạ thủ bắn tỉa), tiểu đội có 1 xe BMP (BTR).
3.2. BIÊN CHẾ TỔ CHỨC TIỂU ĐOÀN XE TĂNG.
Biên chế chủ yếu trong các phân đội xe tăng – xe tăng. Trong tiểu đoàn xe tăng,
tương tự như BBCG có Ban chỉ huy tiểu đoàn và ban tham mưu, 3 đại đội xe
tăng, các trung đội thông tin, kỹ thuật đảm bảo, hậu cần – cơ sở vật chất đảm
bảo và y tế quân sự. Trong biên chế có khoảng 150 sĩ quan và binh sĩ, 31 xe
tăng. Trong đại đội có 3 trung đội, 33 sĩ quan binh sĩ, 10 xe tăng. Trong một
trung đội có 3 xe tăng và 9 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ.

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - 25


×