Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Linh

Thái Nguyên - 2015




i
LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đàm Thị Mai Anh


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Hà Xuân Linh, giảng
viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của thầy, cô giáo khoa Quản lý Tài
nguyên, phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Phổ Yên, Thanh tra
huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, cùng các đồng nghiệp
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại UBND

huyện Phổ Yên.
Tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đàm Thị Mai Anh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa .....................................................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................3
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai .........................................................................................3
1.1.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................................3
1.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................5
1.1.2.1. Các văn bản của Nhà nước ..............................................................................5
1.1.2.2. Các văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên ....................................................6
1.2. Các quy định liên quan đến công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ....................................................................8
1.2.1. Khái niệm về tiếp công dân, xử lý đơn thư........................................................8
1.2.2. Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
khiếu nại........................................................................................................................8
1.2.3. Khái niệm tố cáo, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo ........12
1.2.4. Khái niệm tranh chấp đất đai ...........................................................................15
1.2.5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai .................15
1.2.6. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ........................22
1.3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên
cả nước ........................................................................................................................22
1.3.1. Khái quát chung tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2010 - 2014 ...............................22


iv
1.3.2. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu..................................................................24
1.3.3. Kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo ...........24
1.3.4. Đánh giá kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên cả nước
tính đến năm 2014 ......................................................................................................27
1.3.4.1. Những chuyển biến tích cực .........................................................................27
1.3.4.2. Những hạn chế, yếu kém ...............................................................................28
1.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ..................................................28
1.3.5. Phương hướng nhiệm vụ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
thời gian tới .................................................................................................................29
1.4. Tình hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................31
1.4.1. Kết quả đạt được trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu
nại, tố cáo của tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................31
1.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn
và giải quyết KNTC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................32

1.4.3. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới đối với công tác tiếp công dân,
xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo ...................................................................33
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................36
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ..........................................................................36
2.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................36
2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai ...............................36
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................36
2.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................36
2.3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên ......36
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên .................36
2.3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của huyện Phổ Yên
những năm gần đây ....................................................................................................36
2.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phổ Yên năm 2014 .......................................36


v
2.3.3. Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai tại UBND huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014...........36
2.3.3.1. Công tác chỉ đạo về tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
về đất đai .....................................................................................................................36
2.3.3.2. Quy trình công tác tiếp dân, xử lý và phân loại đơn thư ..............................36
2.3.3.3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
tại UBND huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 .....................................................36
2.3.3.4. Tình hình tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai tại UBND huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 ...............................................37

2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................37
2.4.1. Nội dung 1 ........................................................................................................37
2.4.2. Nội dung 2 và 3 ................................................................................................37
2.4.3. Nội dung 4 ........................................................................................................38
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và hoàn chỉnh luận văn ..................38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................39
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên .................39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................39
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Phổ Yên .................................................42
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế .........................................................................42
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm ........................................................................43
3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ...........................44
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................44
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện .................46
3.1.3.1. Những thuận lợi .............................................................................................46
3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế..............................................................................46
3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phổ Yên........................................................49
3.3. Kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
tại UBND huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 .....................................................52
3.3.1. Công tác chỉ đạo về tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai..........................................................................................................................52
3.3.2. Quy trình công tác tiếp dân, xử lý và phân loại đơn thư .................................55
3.3.3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại
UBND huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 ..........................................................56


vi
3.3.3.1. Tình hình tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai tại huyện Phổ Yên
giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................................................60
3.3.3.2. Tình hình tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo về đất đai tại UBND huyện Phổ

Yên giai đoạn 2010 - 2014 .........................................................................................63
3.3.3.3. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư tranh chấp về đất đai tại UBND huyện
Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 ..................................................................................66
3.3.4. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
về đất đai tại UBND huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 ....................................72
3.3.4.1. Kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai tại UBND
huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................73
3.3.4.2. Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tố cáo về đất đai đai tại huyện
Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 ..................................................................................74
3.3.5. Tổng hợp tình hình công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại UBND huyện Phổ Yên giai đoạn .....................78
2010 - 2014 .................................................................................................................78
3.3.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, các tồn tại và nguyên nhân trong công
tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại UBND
huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................81
3.3.6.1. Thuận lợi........................................................................................................81
3.3.6.2. Những khó khăn ............................................................................................82
3.3.6.3. Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................84
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại UBND huyện Phổ Yên
giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................88
1. Kết luận...................................................................................................................88
2. Đề nghị ...................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


- GCNQSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- STT:

Số thứ tự

- UBND:

Ủy ban nhân dân

- GPMB:

Giải phóng mặt bằng

- HĐND:

Hội đồng nhân dân

- KNTC:

Khiếu nại, tố cáo

- TĐC:

Tái định cư

- TQ


Thẩm quyền

- TT

Trung tâm

- QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

- TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

- MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

- FDI

Đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài
(Foreign Direct Investment)


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số loại đất chính trên địa bàn huyện Phổ Yên ...................................41
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phổ Yên năm 2014 .............................50
Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình chung về đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về lĩnh
vực đất đai theo phiếu điều tra ..................................................................53

Bảng 3.4. Tổng hợp phiếu điều tra về thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn thư ........56
Bảng 3.5. Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai qua các năm
từ 2010 đến 2014 tại UBND huyện Phổ Yên ...........................................57
Bảng 3.6. Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại UBND
huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014......................................................59
Bảng 3.7. Tổng hợp đơn thư khiếu nại về đất đai tại UBND huyện Phổ Yên giai
đoạn 2010-2014 .........................................................................................61
Bảng 3.8. Tổng hợp đơn thư tố cáo về đất đai tại UBND huyện Phổ Yên
giai đoạn 2010-2014 ..................................................................................64
Bảng 3.9. Tổng hợp đơn thư tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên tại
Phòng Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2010 - 2014 ........................67
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả chất lượng giải quyết các vụ việc về đất đai tại UBND
huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014......................................................72
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả đơn thư khiếu nại về đất đai tại UBND huyện Phổ
Yên giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................................74
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đơn thư tố cáo về đất đai tại UBND huyện Phổ Yên
giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................76
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai tại Phòng Tài nguyên
và Môi trường giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................77
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại
UBND huyện Phổ Yên ..............................................................................80
từ năm 2010 đến 2014 ................................................................................................80


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 .........43
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình tiếp công dân tại UBND huyện Phổ Yên ........................55
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình phân loại, xử lý đơn thư tại UBND huyện Phổ Yên .......56



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
cơ sở kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình công cộng, là nguồn nội
lực không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia đang kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đất đai trở thành bất
động sản có giá trị cực lớn cho nên việc sử dụng và quản lý nó được chú ý hơn.
Khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến
trong xã hội. Đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước
thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì
KNTC và TCĐĐ phát sinh có xu hướng ngày càng tăng. Tính phức tạp của TCĐĐ,
khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh
tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và
thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai… mà còn do những
nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ.
KNTC và công tác giải quyết KNTC là một trong những vấn đề luôn được
nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính chất điển
hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, công tác giải quyết
KNTC của các cơ quan nhà nước đã thu được nhiều kết quả khả quan, đã từng bước
khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức, đồng
thời thông qua công tác giải quyết KNTC của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã
kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý nhà nước.
Phổ Yên là huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên, đang trên đà phát triển
kinh tế - xã hội, với nhiều dự án xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô
thị, khu dân cư và các công trình khác hướng tới trở thành thị xã công nghiệp vào
năm 2015 do vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được các cấp chính

quyền đặc biệt chú trọng và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,
do còn nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nên công tác quản lý đất đai
vẫn còn một số tồn tại, các vụ việc KNTC và TCĐĐ trên thực tế vẫn còn những
điểm nóng khó giải quyết, đặc biệt là vấn đề khiếu nại liên quan đến công tác bồi


2
thường, GPMB, TĐC và tranh chấp quyền sử dụng đất. Nhằm phục vụ tốt hơn công
tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết KNTC trong lĩnh vực TN&MT, huyện
Phổ Yên thực hiện công tác tiếp dân và xử lý đơn thư KNTC trong lĩnh vực TN&MT
theo quy định của pháp luật ngay từ bước đầu giúp cho việc giải quyết các vụ KNTC,
tranh chấp về đất đai dứt điểm và kịp thời hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, phòng
Đào tạo Sau đại học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Hà Xuân Linh và sự giúp
đỡ của UBND huyện Phổ Yên và các cơ quan chức năng của huyện, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2014 để đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác này.
- Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu và phân tích thực trạng và kết quả giải quyết KNTC và TCĐĐ tại
UBND huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014.
+ Đánh giá các thuận lợi, cũng như khó khăn, tồn tại trong công tác giải quyết
KNTC và TCĐĐ của huyện Phổ Yên.
+ Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp dân,
xử lý đơn thư KNTC và tranh chấp về đất đai của huyện Phổ Yên.
3. Ý nghĩa

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, trình tự, thủ
tục công tác tiếp dân, xử lý đơn thư KNTC và TCĐĐ, đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá được những kết quả trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
KNTC và TCĐĐ của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014.
+ Đề xuất phương án tối ưu nhất trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
KNTC và TCĐĐ của huyện Phổ Yên.
+ Hướng dẫn công dân trình tự thủ tục khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp về đất đai
1.1.1. Cơ sở khoa học
Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư là công việc bước đầu trong quy trình
tiếp nhận, giải quyết KNTC và những bức xúc của công dân về quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính hoặc những thắc mắc, tranh chấp… của người dân tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Giải quyết KNTC và TCĐĐ là một trong 15 nội dung của công tác quản lý
nhà nước về đất đai (theo Luật Đất đai năm 2013), là hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn, hành vi vi
phạm pháp luật trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào quan
hệ đất đai, tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại
các quyền lợi bị xâm phạm đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì tranh chấp, KNTC về đất đai
thường chỉ là vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng liên quan

đến địa giới hành chính hoặc quyền sử dụng liên quan đến tài sản. Giải quyết mọi
trường hợp tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; kiên quyết
bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa lại theo đúng pháp
luật những trường hợp xử lý không đúng. Giải quyết các tranh chấp về đất đai
phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống
của nhân dân.
Ở Việt Nam, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là vấn đề được nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến ở cả góc độ lý luận và thực tiễn.Trong đó phải kể đến:
- Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Khoa Hành chính nhà
nước, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008; Đề tài khoa học cấp bộ năm 2011 “Trách
nhiệm pháp lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải


4
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” do ThS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó
Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm; Đề tài cấp nhà nước
năm 2011 “Khiếu nại, tố cáo hành chính - Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp” do TS.
Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm. Đề tài khoa học cấp cơ sở
năm 2011 “Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện hệ thống các quy định nghiệp vụ về giải
quyết khiếu nại, tố cáo” do Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ
Thanh tra - Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm… Các luận văn thạc sỹ học: “Giải
quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Hải Dương hiện
nay” của thạc sỹ Nguyễn Hoài Thoa, Trường Đại học Luật năm 2007; Luận văn thạc sỹ
học: “Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang giai đoạn 20082013”của thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thái, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
năm 2014...; Báo cáo hội nghị tổng kết công tác thanh tra các năm 2010, 2011, 2012,
2013, 2014 của Thanh tra Chính phủ; Tài liệu “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo” đăng trên mạng thanhtravietnam.vn có nội
dung đề cập đến những giải pháp đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; “Vì sao

khiếu nại về đất đai tăng mạnh” và “Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện
hành chính hiện nay ở Việt Nam” đăng trên trang mạng của Viện Khoa học thanh tra
www.giri.ac.vn; Các công trình khoa học đăng trên các tạp chí: Thạc sỹ Trần Văn Sơn với

bài Tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà
nước - giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Lập pháp tháng 8/2005;
Thạc sỹ Trần Quang Huy với bài Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án
nhân dân theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Tạp chí Luật học số 4/2006...
Ở một chừng mực nhất định các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Các công trình đó đã luận chứng cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai dưới góc độ lý luận
chung về nhà nước và pháp luật, phản ánh, phân tích, làm rõ về thực trạng công công tác
giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất của một số địa phương hiện nay.
Những vấn đề đã được nghiên cứu ở trên cho thấy chưa có đề tài nào đi sâu đánh giá về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên.


5
Do đó đề tài luận văn là công trình khoa học đầu tiên được nghiên cứu đối với công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đối của huyện Phổ Yên.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
1.1.2.1. Các văn bản của Nhà nước
- Căn cứ Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003 [23];
- Căn cứ Luật Đất đai 2013 ngày 29/11/2013 [29];
- Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22];
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm
2004 [24];
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm
2005 [25];
- Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011 [26];

- Căn cứ Luật Tố cáo năm 2011 [28];
- Căn cứ Luật Thanh tra 2011 [27];
- Căn cứ Luật Tiếp công dân 2013 ngày 25 tháng 11 năm 2013 [30];
- Căn cứ Nghị định số181/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ
về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 [5];
- Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về
việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai [9];
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư [11];
- Căn cứ Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai [10];
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 [17];
- Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất [18];


6
- Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra [14];
- Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2004 [6];
- Căn cứ Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo [7];
- Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 [8];

- Căn cứ Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Khiếu nại [15];
- Căn cứ Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Tố cáo [16];
- Căn cứ Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân [4];
- Căn cứ Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ
TN&MT về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2003 [2];
- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh tra
Chính phủ về việc quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản
ánh, đơn kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo [33];
- Căn cứ Thông tư 06/2013/TT-TCCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình giải quyết tố cáo [35];
- Căn cứ Thông tư 07/2013/TT-TCCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ
quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính [36].
1.1.2.2. Các văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên
- Nghị quyết số 26/2009/NQ-HĐND ngày 12/12/2009 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;


7
- Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 23/02/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định kèm theo
quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 09/2010/QĐ-HĐND ngày 04/06/2010 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy trình tổ chức kỳ họp, giám sát thẩm tra
của Hội đồng nhân dân, Thường trực, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quy
trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản
gắn với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 19/06/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền
với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 12/08/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy chế hoạt động của Phòng Tiếp công dân
tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 3559/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đối với
đất nông nghiệp trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012;
- Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh, bổ sung đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu
gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012;
- Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;


8
- Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành quy định hạn mức giao đất; Hạn mức công nhận quyền sử
dụng đất; Diện tích tối thiểu được phép tách thửa và diện tích đất ở được xác định

lại trên địa bản tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản
gắn với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao đất cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 26/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên về việc tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, xử
lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.2. Các quy định liên quan đến công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ, giải quyết
đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
1.2.1. Khái niệm về tiếp công dân, xử lý đơn thư
- Tiếp công dân: là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm
tiếp công dân theo quy định tại Điều 4 của Luật Tiếp công dân 2013 đón tiếp để
lắng nghe, tiếp nhận KNTC, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng
dẫn cho công dân về việc thực hiện KNTC, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định
của pháp luật [30].
- Xử lý đơn thư: là công việc của cán bộ chuyên môn và cán bộ tiếp dân
thực hiện trước và sau khi tiếp nhận đơn thư nhằm giúp công tác KNTC của người
dân và công tác giải quyết KNTC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền diễn ra
nhanh gọn và đúng pháp luật [30].
1.2.2. Khái niệm về khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại
(Được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22];
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005
[24], [25]; Luật Khiếu nại năm 2011 [26]).


9

a. Khái niệm về khiếu nại
- Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người khiếu nại: là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực
hiện quyền khiếu nại.
- Rút khiếu nại: là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại: là cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Người bị khiếu nại: là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức bị khiếu nại.
- Người giải quyết khiếu nại: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại.
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: là cá nhân, cơ quan, tổ chức không
phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
- Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.



10
- Quyết định kỷ luật: là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Giải quyết khiếu nại: là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại.
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại
(Quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22]; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005 [24],
[25]; Điều 12 của Luật Khiếu nại năm 2011 [26]).
b1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại:
* Người khiếu nại có các quyền sau đây:
- Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất
hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền
cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Trường hợp người khiếu nại là người được trợ
giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn
về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình).
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia
đối thoại.
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết
khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông
tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình
trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết
khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.


11
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để
ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định
giải quyết khiếu nại.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định
của Luật tố tụng hành chính.
- Rút khiếu nại.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý
của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu
nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp
thông tin, tài liệu đó.
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại
trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi
hành theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

b2. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
(Quy định tại Điều 18 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22]; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005 [24]; [25];
Điều 13 của Luật Khiếu nại năm 2011 [26]).
* Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại.


12
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật
nhà nước.
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó
cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải
quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia
đối thoại.
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình
về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu
trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.

- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính
bị khiếu nại.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi
hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Khái niệm tố cáo, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo
a. Khái niệm về tố cáo
(Được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22]; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005 [24],
[25]; Luật Tố cáo năm 2011 [28]).


13
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo năm 2011 quy định
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên
chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành
quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Người tố cáo: là công dân thực hiện quyền tố cáo.
- Người bị tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
- Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo.

- Giải quyết tố cáo: là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo
và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tố cáo
b1. Người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ (Quy định cụ thể tại Điều 57 Luật
Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22]; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu
nại, tố cáo năm 2004, năm 2005 [24], [25]; Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011 [28]).
* Quyền của người tố cáo:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
- Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác
của mình.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý
giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền
giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo.


14
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy
định mà tố cáo không được giải quyết.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả
thù, trù dập.
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của người tố cáo:
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình.
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
B 2. Người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ

(Quy định cụ thể tại Điều 58 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 [22]; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005 [24], [25];
Điều 10 Luật Tố cáo năm 2011 [28]).
* Quyền của người bị tố cáo:
- Được thông báo về nội dung tố cáo.
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.
- Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố
cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải
chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo
không đúng gây ra.
* Nghĩa vụ của người bị tố cáo:
- Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.


×