Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn xã phú tiến huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.54 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN BA DUY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
PHƢƠNG HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚ TIẾN - HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015

Thái nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN BA DUY
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
PHƢƠNG HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚ TIẾN - HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Lớp
: K43B - QLĐĐ -NO2
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Phan Đình Binh

Thái nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên, giúp chúng em vận dụng những kiến thức học tập vào thực
tế, bước đầu làm quen với những kiến thức đã học. Qua đó chúng em có thể
hoàn thiện hơn kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác
nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong công việc sau này.
Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên và tất cả các thầy, cô
giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành cho chúng em.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Phan Đình Binh người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Phú Tiến đã tận
tình hướng dẫn cũng như cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để hoàn
thiện bài báo cáo cũng như hoàn thành đợt thực tập này một cách tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng nhưng bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đánh giá góp ý để
bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 04 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Ba Duy


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tài nguyên đất trên thế giới (Triệu/ha )................................................... 8
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam ............................. 13
Bảng 4.1. Kết quả điều tra về dân số theo độ tuổi tại xã Phú Tiến ....................... 31
Bảng 4.2. Tình hình lao động của Xã Phú Tiến ..................................................... 31
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2013 .............................................. 33
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Phú Tiến năm 2013 ........ 35
Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất chính của xã Phú Tiến, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 36
Bảng 4.6. Một số đặc điểm của các loại hình sử dụng đất trồng cây

hàng năm ................................................................................................... 36
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Phú Tiến ............ 39
Bảng 4.8. Bảng hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất cây hàng năm. .......... 40
Bảng 4.9. Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế ..................... 43
Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính trên
địa bàn xã Phú Tiến .................................................................................. 43
Bảng 4.11. Bảng hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất........................... 45
Bảng 4.12. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất. .......................... 46


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

LX

: Lúa xuân

LM

: Lúa mùa


HT

: Hè thu

VL

: Very Low (rất thấp)

L

: Low (thấp)

M

: Medium (trung bình)

H

: High (cao)

VH

: Very high (rất cao)

LUT

: Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

STT


: Số thứ tự

FAO

: Food and Agricuture Organnization - Tổ chức nông lương
Liên hiệp quốc

Cây AQ

: Cây ăn quả


iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2
1.2.2. Mục Tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4

2.1.1. Cơ sở lý luận Và cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................ 4
2.2. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới ..................................................... 7
2.3. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai ở Việt Nam .............................. 8
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ....................................... 9
2.4.1. Vấn đề suy thoái tài nguyên đất và quan điểm sử dụng đất bền vững.. 10
2.4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ............ 11
2.4.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất ....................................... 13
2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp........................................ 16
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ........................ 16
2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........ 16
2.5.3. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp..................................... 17


v

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 19
3.2.2. Thời gian ............................................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................... 19
3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và tiềm năng đất đai ............................ 20
3.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ... 20
3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 20

3.4.2. Phương pháp điều tra ............................................................................ 20
3.4.3. Phương pháp đánh giá tính bền vững ................................................... 21
3.4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu..................................................... 21
3.4.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ ....................................... 21
3.4.6. Phương pháp đánh giá đất của FAO ..................................................... 21
3.4.7. Phương pháp phân vùng nghiên cứu ..................................................... 22
3.4.8. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai ........................................... 22
3.4.9. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất .......................... 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Xã Phú Tiến..................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 25


vi

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 28
4.1.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Phú tiến 31
4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 33
4.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã ......................................... 33
4.3. Các loại hình sử dụng đất của xã Phú Tiến, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 35
4.3.1. Mô tả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phú Tiến, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 36
4.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất của xã Phú Tiến, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 38
4.4.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 38
4.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm ......................................................................................................... 38

4.4.3. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất .... 40
4.4.4. Đánh giá hiệu quả xã hội....................................................................... 44
4.4.5. Đánh giá hiệu quả môi trường............................................................... 45
4.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao
và nguyên tắc sử dụng đất bền vững cho xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 46
4.5.1. Nguyên tắc lựa chọn.............................................................................. 46
4.5.2. Tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững ..................... 47
4.5.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao .... 48
4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên........................................... 49
4.6.1. Nhóm giải pháp về chính sách .............................................................. 49
4.6.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ............................................................. 50


vii

4.6.3. Nhóm giải pháp về thị trường ............................................................... 50
4.6.4. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng .......................................................... 51
4.6.5. Nhóm giải pháp cụ thể qua các loại hình sử dụng đất .......................... 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là kết quả lâu dài của một quá
trình đấu tranh anh dũng của dân tộc trong hàng nghìn năm lịch sử, là máu
xương của nhiều thế hệ con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. Đất
đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, nó là một
trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, cơ sở trung gian
không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời đất đai là
môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.
Việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp đã trở thành vấn đề cấp thiết của mỗi
quốc gia. Dân số tăng nhanh kéo theo vấn đề an ninh lương thực, chỗ ở, xây
dựng các công trình cho sản xuất và nhiều công trình khác đã chiếm một diện
tích đất không nhỏ, quỹ đất nông nghiệp có hạn lại còn đang bị ảnh hưởng,
suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người
trong quá trình sản xuất cũng như quá trình đô thị hóa đã góp phần làm giảm
diện tích đất nông nghiệp, do đó việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và sau đó đưa ra những lựa chọn, đề xuất, phương hướng giải pháp
giúp cho việc sử dụng đất được hiệu quả nhất là rất cần thiết trên toàn thế
giới. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam lại càng
cấp thiết hơn bao giờ hết.
Phú Tiến là một xã miền núi nằm phía đông nam của huyện Định Hóa,
cách trung tâm huyện khoảng 15km. Xã có diện tích 14,43 km2 với đặc điểm
một xã miền núi của vùng đông bắc, có diện tích đất nông nghiệp lớn và nông
nghiệp giữ một vị trí quan trong trong sự phát triển kinh tế của xã, hiện nay
với quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày


2

càng bị thu hẹp vì vậy việc sử dụng hợp lý cũng như khai thác có hiệu quả đất
nông nghiệp của xã là một việc rất cấp bách và quan trọng. Từ vấn đề thực

tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và đề xuất phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn
xã Phú Tiến - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên” với sự đồng ý của ban
chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
Đồng thời với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Phan Đình Binh
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và xác định một số loại hình sử dụng
đất có hiệu quả từ đó định hướng các loại hình sử dụng đất bền vững trên địa
bàn xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục Tiêu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm của các loại hình sử dụng đất trong mối quan hệ giữa
tài nguyên đất, môi trường và điều kiện sinh thái nông nghiệp tại xã Phú Tiến
Trên cơ sở các nguồn tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai xác
định mức độ phù hợp của đất đai hiện tại trên địa bàn xã từ đó xác định các
loại hình sử dụng đất thích hợp cho tương lai
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trên địa bàn xã Phú Tiến
Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả nhất cho địa bàn xã
1.2.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất tại địa phương.
Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp, xác định đặc điểm của
các loại hình sử dụng đất.
Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao


3

Định hướng sử dụng đất, các giải pháp nâng cao sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Củng cố kiến thức đã được học tại nhà trường và các kiến thức thực tế
cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập sử lý thông tin của sinh viên trong
quá trình làm đề tài.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả đất đai, từ đó định hướng về đề xuất
những giải pháp sử dụng đất hiệu quả cao vè bền vững, phù hợp với điều kiện
của địa phương.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận Và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
* Khái niệm và quá trình hình thành đất
- Khái niệm đất
+ Đất là phần mềm mặt vỏ của trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc
được và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay
bên trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình,
mặt nước (hồ, sông, suối…). Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng
sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển,
là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của
4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và
sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính
thường xuyên và cơ bản (Nguyễn Ngọc Nông, 2008)[5].

+ Đất đai là loại tài nguyên được sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế xã hội, nó là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, trong tiến trình lịch
sử phát triển của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng có quan hệ
mật thiết với nhau, đất đai trở thành nguồn tài nguyên quý giá của con người,
con người dựa vào đất đai để tạo ra sản phẩm để nuôi sống mình và gia đình.
Điều này cho thấy, cùng với sự phát triển tiến bộ xã hội thì con người càng
cần phải có những tác động tích cực tới loại tài nguyên này một cách khoa
học, hợp lý và tiết kiệm để không những đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sử


5

dụng đất mà còn đảm bảo an toàn quỹ đất, bảo vệ môi trường sống không
những cho hiện tại mà còn cho cả tương lai (Lương Văn Hinh, 2003)[3].
- Khái niệm đất nông nghiệp
+ Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp. Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều
kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động(luôn chịu sự
tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay
phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất
nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học
tự nhiên của đất.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng
mưa, thủy văn, không khí… trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu
của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ
nhưỡng và các nhân tố khác.
+ Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người.
+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với

mực nước biển, độ dốc hướng dốc ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác.
- Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin
và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ
sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự


6

phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao
động, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều
tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và
có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội
trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó
khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao
* Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp đất đai là tài liệu quan trọng là tư liệu sản xuất chủ
yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất là sản phẩm của tự nhiên và có giới
hạn, phải biết cách sử dụng hợp lý để đảm bảo cho quỹ đất.
Đất đai sử dụng vào nông nghiệp chiếm vị thế đang kể đối với sử phát
triển toàn diện nền kinh tế, nhất là những nước lấy ngành nông nghiệp làm
mũi nhọn. Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân
nghèo nông thôn, nước ta với hơn 80% dân cư tập trung chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân. Cùng với đó đất cung cấp
lương thực, thực phẩm - một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống
con người. Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất

đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
* Vấn đề sử dụng đất hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Sử dụng đất hiệu quả
+ Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi
trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng,
trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áo dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao,
đó là một trong những điều kiện để phát triển được nền nông nghiệp hướng và


7

xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng
của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
+ Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu
ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Một phương
án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt
được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư.
+ Hiệu quả xã hội: Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích
đất nông nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao
động, thu nhập của nhân dân.
+ Hiệu quả môi trường: Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả
sinh học của môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây

trồng và đất, giữa cây trồng với các loài dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử
dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
2.2. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới
Theo số liệu năm 1995, tổng diện tích đất, cũng như đất nông nghiệp
của thế giới được ghi trong bảng dưới này:
- Sự bùng nổ dân số trên thế giới trong thế kỷ XX đã làm tăng sức ép
dân số lên đất nông nghiệp của thế giới, đặc biệt là ở khu vực các nước kém
phát triển vùng nhiệt đới Châu Á, Châu phi, Mỹ Latinh, dẫn tới việc khai thác
quá mức không hợp lý các vùng đất này, làm cho đất suy thoái đáng kể. Sự
gia tăng dân số trên thế giới làm tăng sức ép lên đất nông nghiệp.


8

Bảng 2.1 Tài nguyên đất trên thế giới (Triệu/ha )
Khu vực

Tổng diện
tích

Tiềm năng
đất nông
nghiệp

Diện tích đất
canh tác

Diện tích
đất đƣợc
tƣới


Châu Phi

2964

734

185

11

Châu Á

2679

627

451

142

Châu Đại Dương

843

143

49

2


Châu Âu

473

174

140

17

Bắc Mỹ

2138

465

274

26

Nam Mỹ

1753

681

142

9


Liên Xô cũ

2227

356

233

20

Tổng số

13077

3190

1474

227

(Nguồn: Đào Thế Tuấn, 2007)[10]
2.3. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai ở Việt Nam
Nội dung, phương pháp đánh giá đất đai của FAO đã được vận dụng có
kết quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy
hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất
một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người. Nhiều nhà
khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một
cách bền vững trên nhiều vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc sử

dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa học,
sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất. Sử dụng đất bền vững bao
gồm các thách thức và các giải pháp tác động hay quy trình công nghệ sử dụng
đất, các chính sách và các hoạt động có liên quan đối với đất đai nhằm hội nhập
được những lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường (Đặng Trung Thuận, 2005)[9].


9

2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
- Khi sử dụng đất ngoài bề mặt không gian cần thích ứng với điều kiện
tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như những yếu tố bao
quanh mặt đất như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng
sản dưới lòng đất. Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân
tố hàng đầu, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các
nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều ít,
nhiệt độ bình quân cao, thấp,thời gian và không gian… trực tiếp ảnh hưởng
tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật
thủy sinh… lượng mưa nhiều, ít, bốc hơi nhanh chậm có ý nghĩa quan trọng
trong việc giữ nhiệt độ, độ êm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp
nước cho sinh trưởng cây trồng, gia súc, thủy sản.
* Yếu tố về kinh tế - xã hội
- Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố chủ yếu về xã hội, dân số
và lao động, thông tin và quản lý chính sách, môi trường và chính sách đất
đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hoá,
cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ

thuật, trình độ quản lý sử dụng lao động, điều kiện trang thiết bị vật chất cho
công tác phát triển nguồn nhân lực.
Cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để
nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc
sử dụng đất nông nghiệp. Căn cứ vào những yêu cầu thị trường của xã hội xá
định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với


10

ưu thế tài nguyên của đất đai, để đạt tới cơ cấu hợp lý nhất, với diện tích đất
nông nghiệp có hạn để mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và sử dụng
đất được bền vững.
2.4.1. Vấn đề suy thoái tài nguyên đất và quan điểm sử dụng đất bền vững
2.4.1.1. Vấn đề suy thoái đất
Đất là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây, nó
cung cấp nước, oxy cũng như dinh dưỡng cho cây trồng.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài có liên quan mật thiết với địa hình,
khí hậu, thực vật, động vật, đá mẹ và con người.
Ngày nay, dưới tác động của con người đất bị thoái hóa nhanh chóng,
suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo
thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở
thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và
phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp.
2.4.1.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải
thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông
nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh
lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển

chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững
là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để
giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
* Bền vững thường có ba phần cơ bản:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dàn trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.


11

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
mối quan hệ con người hiện tại và cả đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
* Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là:
- An toàn lương thực, thực phẩm.
- Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo
yêu cầu của thị trường.
- Phát triển môi trường bền vững.
Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực
xã hội đòi hỏi trừ khử căn nguyên làm hại sức khỏe con người. Từ đó thấy
rằng tính bền vững của sử dụng đát phải được xem xét đồng bộ trên cả ba
mặt: kinh tế, xã hôi và môi trường.
2.4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.4.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển
không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc
gia nào cũng thừa nhận, hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở
nền tảng của sự phát triển. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải
tăng cường các biện phát khai hoang đất đai. Cùng với việc phát triển mạnh
mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được

mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Nhưng do
chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung
nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất
(Nguyễn Điền, 2001)[2].
Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do
khai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu


12

cầu về lương thực thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày một
tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm.
2.4.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu váo sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Tính đến ngày 01/01/2013, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33095,1
nghìn ha trong đó đất nông nghiệp là 26280,5 nghìn ha chiếm 79,24% diện
tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 10151,1 nghìn ha chiếm 38,64% diện tích
đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: 15373,1 nghìn ha chiếm 58,48% diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản là 712,0 nghìn ha chiếm 2,71% diện tích
đất nông nghiệp.
- Đất làm muối: 17,9 nghìn ha chiếm 0,07 diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp khác: 26,5 nghìn ha chiếm 0,1% diện tích đất
nông nghiệp.
Vì vậy, việc nâng cáo hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu
cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn
được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những

năm qua tốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ ở
nhiều địa phương tên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở
Việt Nam có nhiều biến động.


13

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT



DIỆN TÍCH
(nghìn ha)


CẤU
(%)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NNP

26.280,5


100

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

10.151,1

38,64

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

6.401,3

24,36

1.1.1.1 Đất trồng lúa

LUA

4.092,8

15,57


1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

45,5

0,17

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2.263,0

8,62

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

3.749,7

14,28

1.2

Đất lâm nghiệp


LNP

15.373,1

58,48

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

7.406,6

28,18

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

5.827,3

22,16

1.2.3

Đất rừng đặc dụng


RDD

2139,2

8,14

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

712,0

2,71

1.4

Đất làm muối

LMU

17,9

0,07

1.5

Đất nông nghiệp khác


NKH

26,5

0,1

(Nguồn: Thống kê Bộ TN & MT, 2008)[14]
2.4.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.4.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta
quan tâm nhiều đến kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mục
đích của con người, được biểu hiện bằng những chi tiêu cụ thể, xác định. Do
tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu
ngày càng tăng của con người mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất được
tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại


14

kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất nông
nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất
lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của
hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm bản
chất hiệu quả sử dụng đát phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và
những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩ là hiệu quả phải được
xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hội quả môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian

lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức
(Stenien, Simmerman - 1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mực độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích
của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi
ích của xã hội.
Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng
chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Hiệu quả kinh tế là
phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân
bố. Điều đó có ý nghĩ là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem
xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong
hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bó thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả
kinh tế.
* Hiệu quả xã hội


15

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế
và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ
tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh
bằng các chỉ tiêu mang tinh định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động,
xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống
của toàn dân…
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được
xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện
nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.

* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang
được chú trọng quan tâm và không thẻ bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này
có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi
giải pháp về quản lý… Được coi là có hiệu quả khi chúng gây tổn hại hay có
những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường
không khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và đa dạng
sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững của
mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai,
nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi
trường sinh thái.
Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vũng phải quan tâm tới cả ba hiệu
quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không
có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại,
không có hiệu quả môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững.


16

2.4.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống
người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử
dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền
vững về xã hội và bền vững về môi trường.
2.5. Định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất

- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân
dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,
năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông....
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất
lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao.
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ- truyền thống,
kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
“Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa
đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất” (Luật đất đai, 2013)[6].


×