Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây trám đen tại xã hà châu huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 87 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ TUYẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÂY TRÁM ĐEN TẠI XÃ HÀ CHÂU - HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ TUYẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÂY TRÁM ĐEN TẠI XÃ HÀ CHÂU - HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K43 Lâm nghiệp N01

Khoa

: Lâm nghiệp


Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thái Nguyên, năm 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ TUYẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
CÂY TRÁM ĐEN TẠI XÃ HÀ CHÂU - HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp


Lớp

: K43 Lâm nghiệp N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học, việc làm đề tài
tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Qua đợt
thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực
tế, bổ sung và củng cố kiến thức cho bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý báu để phục vụ cho công việc và các hoạt động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và của giáo viên hướng dẫn, tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của
cây Trám đen tại xã Hà Châu - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”.
Để đề tài có kết quả tốt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban

giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các cán bộ, các vị
lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Hà Châu, đã tạo mọi điều
kiện giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, sự đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn cô giáo, Ths. Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Do trình độ của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5năm 2015.
Sinh viên

Nông Thị Tuyến


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích năng suất, sản lượng một số cây ăn quả của thế giới qua
các năm .............................................................................................. 13
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả ở Việt
Nam qua các năm ............................................................................... 15
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Châu năm 2014 .................. 19
Bảng 2.4:Tình hình phát triển kinh tế xã Hà Châu qua 3 năm (2012-2014) ......... 23
Bảng 4.1:Năng suất Trám đen theo tuổi tính bình quân ............................... 32
Bảng 4.2: Giá cả của trám đen theo chất lượng quả ..................................... 34
Bảng 4.3:Một số thông tin chung về các hộ điều tra .................................... 38
Bảng 4.4:Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2014....... 40

Bảng 4.5:Danh mục chi phí cho việc trồng Trám đen của các hộ điều tra (giá
trị TB/1 sào = 360m2) ......................................................................... 41
Bảng 4.6:Hiệu quả kinh tế một năm của cây Trám đen theo tuổi. ................ 43
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế cây Trám đen lấy quả tại các hộ điều tra theo diện
tích ..................................................................................................... 46
Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ............................................. 49
Bảng 4.9:Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình .............................................. 50
Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất đai của hộ gia đình...................................... 51
Bảng 4.11:Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình. ........................................... 53
Bảng 4.12: Định hướng trong phát triển Trám đen của các hộ ..................... 56


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Kênh tiêu thụ Trám đen tại khu vực nghiên cứu........................... 33
Hình 4.2:Biểu đồ định hướng trong phát triển Trám đen tại các hộ.............. 57


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BQC

: Bình quân chung


BVTV

: Bảo vệ thực vật



: Cao đẳng

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

THCS

: Trung học cơ sở

TDTT

: Thể dục thể thao

THPT


: Trung học phổ thông

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cở sở khoa học ..................................................................................... 4
2.1.1. Khái quát về cây Trám đen ................................................................ 4
2.1.2. Một số quan niệm về hiệu quả ........................................................... 8
2.2.Tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................... 12
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 12
2.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 14
2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 16
2.3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .......................................................... 16
2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Hà Châu ......................................... 18
2.3.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Hà Châu(2012-2014) ................ 23
2.3.4. Thực trạng sản xuất nông - lâm nghiệp tại xã Hà Châu.................... 24
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu........................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 26

3.3.1. Thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu và trong các hộ điều tra 26
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc trồng Trám đen ....................................... 26
3.3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trám đen............. 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 26
3.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................ 26
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................. 27


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu, bảng
biểu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền
chứng nhận.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học

Ths. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Nông Thị Tuyến

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trám đen (Canarium tramdenum) là cây lâm đặc sản có giá trị kinh tế
cao và có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của người dân
tỉnh Thái Nguyên, làm giàu rừng và cải tạo vườn tạp. Gỗ dùng xẻ ván, làm
nhà, đóng dụng cụ thông thường. Nhựa cây Trám đen thơm ngát, dễ cháy,
dùng để chế biến sơn,vecni, xà phòng, dầu thơm và làm hương. Quả cây Trám
đen ăn ngon nhất trong các loại Trám, dùng để: kho cá, kho thịt, đồ xôi, có thể
muối để ăn dần (thường ngâm trong nước mắm), quả Trám đen dùng giải độc
cá chữa ăn nhầm cá nóc có độc, ăn phải cá thối, hóc xương cá, chữa nứt nẻ da
do khô lạnh lở ngứa nhất là lở miệng không há ra được và trị sâu răng. Rễ
dùng trị phong thấp đau lưng gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo, viêm đường
hô hấp trên, viêm phổi, sang thũng ghẻ lở.
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú
Bình nằm ở phía Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên
26km. Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố
không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng
xấu, nghèo chất dinh dưỡng.Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất
nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền
bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng
tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.Trong diện tích đất lâm nghiệp của
huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích rừng của huyện là

rừng trồng, chủ yếu là cây Keo. Hà Châu là một xã thuộc huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm ở phía Tây nam của huyện, với nền kinh tế chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ


2

thuật vào sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Mặt khác tình
trạng đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gây nên những vấn đề bức thiết ở
địa phương. Những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự
đồng tình của người dân, Nhà nước đã đầu tư trồng và phát triển cây Trám
đen tại xã và tạo được thu nhập tương đối ổn định từ cây Trám đen, tuy nhiên
việc trồng Trám đen ở xã vấn còn nhiều vấn đề cần xem xét, hiệu quả kinh tế
chưa cao. Vì vậy cần có những đánh giá chính xác để đưa ra được giải pháp
khắc phục hạn chế đó. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế cây Trám đen tại xã Hà Châu,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng Trám đen tại xã Hà Châu,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định những khó khăn, thuận lợi trong việc trồng Trám đen và
từđó có thể đưa ra một số giải pháp giúp người dân nâng cao hiệu quả trồng
Trám đen.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên củng cố kiến lại kiến thức, hệ thống hóa kiến thức
đã học, vận dụng những kiến thức mà người học tiếp thu được trong quá trình
học tập tại trường vào thực tiễn, cọ sát học hỏi kinh nghiệm. Rèn luyện kĩ

năng làm việc thực tế, kĩ năng làm việc và tiếp xúc với người dân và kĩ năng
viết đề tài tốt nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên biết được những thiếu sót
của mình trong khi thực hiện đề tài và từ đó rút kinh nghiệm cho những lần
nghiên cứu sau.


3

- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế cây Trám đen tại xã Hà Châu
+ Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển mô
hình trồng Trám đen và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn và
phát huy hiệu quả kinh tế của cây Trám đen tại địa phương.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cở sở khoa học
2.1.1. Khái quát về cây Trám đen
Cây Trám đen còn có tên gọi khác là Bùi, mác bây (Tày, Nùng), mác
Cơm (miền Trung),Cà na (miền Nam). Trám đen thuộc chi Trám (Canarium),
họ Trám (Bureraceae). Tên khoa học là Canarium tramdenum.
Chi Trám (danh pháp khoa học: Canarium) là một chi các loài cây thân
gỗ trong họ Burseraceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền
nam châu Á, từ miền nam Nigeria về phía đông tới Madagascar, Mauritius,
Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Philipin. Chúng là các loại cây thường xanh
thân gỗ lớn cao tới 40-50m, với các lá mọc đối hình chân chim. Một số loài
có quả ăn được, gọi là quả Trám C. indicum và C. ovatum thuộc về số các

loài cây có hạt quan trọng nhất ở miền Đông Indonesia và miền Tây Nam
Thái Bình Dương cũng như ở Philipin. Các loài khác, quan trọng nhất là C.
luzonicum, sản xuất ra nhựa gọi là dầu trám.
Hình thái: cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 60-90cm hay hơn. Thân
thẳng, phân cành cao khi mọc trong rừng, nhưng nếu mọc ngoài sáng, cây phân
cành sớm, tántoả rất rộng. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, thịt thơi hồng, có nhựa mủ
đen với mùi thơm rất đặc biệt.Lá kép lông chim 1 lần lẻ, lá chét hình thuôn, trái
xoan, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, chất lá cứng, ròn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm
hơn, đầu và gốc lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đôi, không có lá kèm. Lá ở cây con
khác với cây trưởng thành, thường là lá đơn nguyên hay xẻ, sau mới chuyển dần
sang dạng l kép. Cụm hoa chùm hình viên chuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn
nhẵn. Hoa tạp tính hay đơn tính, màu trắng vàng nhạt, cuống có lá bắc dạng vảy,
cuống hoa dài 1,5-2cm.Quả hạch hình trứng, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, khi
chín màu đen sẫm, thịt hồng hạt hoá gỗ rấtcứng, 3 ô, mỗi ô có nhân hạt màu
trắng và nhiều dầu. (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1].


5

Phân bố
a. Vùng phân bố cây Trám đen trên thế giới
Trám đen phân bố ở: Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam, Hồng Kông),
Lào, Campuchia, Thái Lan.
b. Vùng phân bố cây Trám đen ở Việt Nam
Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Việt Nam.
Các tỉnh phía Bắc có nhiều Trám đen mọc nhất là: Tuyên Quang, Phú Thọ,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An,
Quảng Bình. Các tỉnh phía Nam có Trám đen mọc là: Quảng Nam, Đắk Lắk
và Khánh Hoà.(Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1].
Đặc điểm sinh học và công dụng

a. Đặc điểm sinh học
Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Thường gặp
trong các rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao từ khoảng 50-800m, tập trung
nhiều ở độ cao 100-400m trên mặt biển. Cây thường gặp nhiều ở sườn hoặc
chân núi đất, rất ít khi gặp trên đỉnh núi, thường cùng mọc với Lim, Trám
trắng, Chẹo tía, Gội nếp, Gội trắng.... Các ưu hợp Lim + Trám trắng + Trám
đen khá phổ biến trong các kiểu rừng kín thường xanh ở các tỉnh phía Bắc và
Bắc Trung Bộ trước kia, nhưng hiện nay thường chỉ còn lại dấu vết ở các vùng
núi và trung du của nước ta. Cây ưa đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nước,
độ pH 4,5-5,5, nhưng cũng gặp Trám đen phát triển tốt trên đất cát có nhiều
phù sa ven sông. Là loài cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng nhẹ
khi còn non. Từ 1 tuổi trở lên cây có thể mọc nơi ánh sáng hoàn toàn, vì vậy ít
gặp cây con tái sinh ở dưới tán rừng có độ phủ trên 0,6. Ở chiều cao khoảng
1m, nếu không được mở sáng mạnh cây Trám con có thể bị chết. Trám đen tái
sinh mạnh ở nơi có độ tàn che 0,2-0,3, nơi bìa rừng, nơi rừng bị khai thác mạnh
hoặc rừng cây tiên phong định vị. Sau khi trồng 8-10 năm cây ra hoa, kết quả.
Thời gian ra quả kéo dài hàng trăm năm. Tuổi thọ của cây Trám đen có thể trên


6

trăm năm. Do lá có mùi thơm, vị hơi chua nên các cây Trám đen con mới trồng
dễ bị các loài thú đến ăn lá và ngọn non. Ở giai đoạn 1-3 tuổi Trám đen cũng dễ
bị sâu đục ngọn làm chết cây. Cây ra hoa vào tháng 3-5, quả chín vào tháng
8-11.(Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007) [5].
b. Công dụng
Quả Trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam. Quả
Trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở miền
Bắc trước kia. Từ quả Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:
Trám kho cá, Trám nhồi thịt... Quả Trám còn được dùng để làm ô mai mặn,

ngọt được nhiều người ưa thích. Nhân hạt Trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi,
có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh. Quả Trám còn được dùng làm
thuốc vì có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, thanh lọc, giải độc rượu. Lá có vị
hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ
thống. Vì vậy quả Trám dùng giải độc rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá.
Dùng quả Trám đen ở Việt Nam tươi giã nát, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống.
Nếu dùng ngoài, dịch nước của quả chữa da nứt nẻ do khô lạnh, lở ngứa, nhất
là lở miệng không há mồm ra được, chữa sâu răng bằng cách dùng quả và hạt
Trám đốt, tán nhỏ và bôi vào chân răng. Rễ cây Trám dùng chữa phong thấp,
đau lưng, gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm
phổi, phù thũng, ghẻ lở. Ở Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) dùng rễ Trám trị đau
dạ dày, bỏng lửa, lá dùng trị xuất huyết tử cung, ban độc, quả trị nội thương
xuất huyết, ho, vỏ rễ dùng trị nội thương thổ huyết. Nhựa Trám đen có thể
dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni sơn. Nhưng nhựa Trám đen
thường ít và chóng khô đặc hơn Trám trắng, nên ít khi khai thác nhựa từ cây
Trám đen. Gỗ Trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân biệt,
có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy. Trám là
cây đa mục đích được chọn làm cây trồng trong các vườn rừng, và các khu
rừng phòng hộ đầu nguồn. (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1].


7

c. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Trám đen là cây cho quả ăn rất quen thuộc ở Việt Nam, đồng thời cũng
là cây đa tác dụng. Hiện nay giá thu mua Trám đen cao hơn Trám trắng, đặc
biệt được thu mua nhiều vào dịp Tết Trung Thu để lấy nhân hạt làm bánh, nên
có gia đình trồng Trám đen lấy quả. Mỗi năm thu khoảng 20-30triệu đồng.
Nhưng do diện tích rừng giảm nên số lượng cây Trám đen cũng ngày một ít
dần. Thêm nữa khi khai thác người dân không có ý thức bảo vệ, thường chặt

cả cây để lấy quả nên nguồn cây Trám đen ngày càng cạn kiệt trong tự nhiên.
Cần có biện pháp tích cực để bảo vệ và phát triển loài LSNG có giá trị kinh tế
này. Có thể dùng Trám để chế biến các món ăn dân tộc trong các nhà hàng.
Hiện nay chỉ còn những khu vực rừng Trám đen tập trung ở 5 xã thuộc
huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, trong đó nhiều nhất ở xã Hoàng Vân. Ở đây
còn tồn tại hàng trăm cây Trám cổ thụ có đường kính 1-2 người ôm. Cần sớm
bảo vệ các cây Trám đen đó để làm rừng giống sau này. Muốn tăng năng suất
và sản lượng, cần chọn các giống Trám đen sai quả và chất lượng cao, đồng
thời cũng cần lai ghép để tạo ra các dòng cây Trám đen cao sản, sớm ra quả để
phục vụ công tác trồng rừng trong các hộ gia đình hoặc ở qui mô lớn hơn.[17]
d. Khai thác, chế biến và bảo quản
Sau tám năm cây bắt đầu cho quả, có thể tận thu lấy quả khoảng 15-20
năm, đến tuổi 30-35 có thể chặt lấy gỗ. Nếu không lấy gỗ mà để Trám đen làm
cây ăn quả, có thểkéo dài hàng trăm năm. Ở xã Hoàng Vân, Hiệp Hoà (Bắc
Giang) và xã Hà Châu(Thái Nguyên) có nhiều cây Trám trên trăm tuổi, vẫn cho
2-3 tạ quả/1năm. Cây 50 tuổi, đường kính 60cm, cao 15m nhà cụ Ngô Cảnh
Phồn liên tục cho thu hoạch 2 tạ quả/năm. Để thu hái quả, nhân dân thường
chặt cả cây trong rừng làm số lượng cây Trám đen ngày một suy giảm. Cần
phải trèo cây hay dùng thang thu hái quả và chỉ chặt các cành nhỏ để duy trì
cây Trám cho quả lâu dài. Ở một số vùng, nhân dân có kinh nghiệm dùngdây


8

thép ken cây Trám (thắt chặt dây quanh thân cây Trám) hoặc đục lỗ nhỏ rồi cho
muối vào thân cây Trám để quả rụng đồng loạt. Cách khai thác này tuy không
làm chết cây, nhưng ảnh hưởng đến sức sống và khả năng ra quả hàng năm của
cây Trám. Cần chú ý tổng kết các kinh nghiệm khai thác này để sử dụng cây
được lâu bền. Quả Trám nhặt về có thể mang ra chợ bán ngay hoặc ỏm để ăn.
Muốn ỏm Trám đen có 2 cách: cách thứ nhất cho quả Trám vào nồi nước, đun

đến nhiệt độ 40-50oC thì bắc ra để nguội, lấy quả ra là có thể ăn được. Có thể
bóc lấy cùi ăn ngay hoặc dùng cùi kho thịt, cá ăn dần. Nhân dân vùng Hiệp
Hoà, Bắc Giang có kinh nghiệm, sau khi ỏm, tách đôi quả Trám, nhét đầy bột
gia vị, xếp vào lọ kín, có thể để hàng năm vẫn giữ được vị ngon.
2.1.2. Một số quan niệm về hiệu quả
2.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả
thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra
để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Đối với các phương án hành động
khác nhau, hiệu quả chính là chỉ tiêu để phân tích, đánh giá và lựa chọn
chúng. Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình
thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả
môi trường, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối...
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tếphản ánh chất lượng các hoạt
động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực
của các nhà quản lý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả
kinh tế.
- TheoNguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hay
quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác định”.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học, việc làm đề tài
tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Qua đợt
thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực
tế, bổ sung và củng cố kiến thức cho bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm

quý báu để phục vụ cho công việc và các hoạt động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và của giáo viên hướng dẫn, tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của
cây Trám đen tại xã Hà Châu - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”.
Để đề tài có kết quả tốt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các cán bộ, các vị
lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Hà Châu, đã tạo mọi điều
kiện giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, sự đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn cô giáo, Ths. Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Do trình độ của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5năm 2015.
Sinh viên

Nông Thị Tuyến


10

Đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của
sản xuất Trám đen. Bên cạnh đó còn tìm hiểu hiệu quả về xã hội và môi trường.
b. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất
kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu ở một
số dạng sau:
- Dạng thuận (toàn bộ): hiệu quả chi phí được xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Hoặc H = Q - C
H: Hiệu quả
Q: Lượng kết quả đạt được
C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào
- Dạng thuận (cận biên): là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đối
với phần tăng thêm của chi phí.
Hb = Q/ C
Hb : Hiệu quả cận biên
Q: Lượng kết quả tăng thêm
C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm
- Dạng nghịch: để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Tuy nhiên, mỗi cách tính đều có những
hạn chế nhất định, chưa phản ánh hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế.
Nếu hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh
tế không phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được quy mô
đầu tư cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết
quả và chi phí như nhau.


11

Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản
xuất thì còn phải tính đến tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế.
Ở đề tài này, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Trám đen
c. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ
được hộ nông dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm). Đây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuất
kinh doanh của nông hộ.
GO = Qi*Pi
Trong đó:

Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: đơn giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): được cấu thành trong giá trị sản xuất dưới
dạng vật chất (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng mua ngoài) và dịch vụ (bảo
hiểm, phí bảo vệ môi trường, quảng cáo…)
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt
động trồng Trám đen.
VA = GO - IC
Trong đó:

VA: là giá trị gia tăng
GO: là tổng giá trị sản xuất
IC: là chi phí trung gian

- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): là chỉ
tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn
vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là chỉ

tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu


12

tư cho Trám đen thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được.
- Giá trị sản xuất/sào (GO/sào): là chỉ tiêu cho biết bình quân một sào
Trám đen thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): là chỉ tiêu phảithu nhập tăng thêm
cho một lao động.
2.2.Tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay cây ăn quả được trồng nhiều nhất là ở những
vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu
Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới các loại cây ăn quả,
mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương
thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat. Tùy
theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt
đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,...Cây ăn quả là câyđang phát
triển sau Lúa gạo, Ngô, Sắn và Lúa mì. Trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn
quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều
Vitamin, nhất là các vitamin A, vitamin C cần cho cơ thể con người. Tại
nhiều nước trên thế giới cây ăn quả cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị
và là nguồn nguyên liệu để chế biếnbánh kẹo, nước giải khát, mứt…. Do hiểu
được vai trò của cây ăn quả một số nước trên thế giới đã nghiên cứu về hiệu
quả kinh tế của nhiều loại cây ăn quả và phát triển mở rộng chúng như: cây ăn
quả có múi trồng rộng khắp thế giới tại châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu,
châu Phi, châu Úc. Xoài được trồng chủ yếu tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam. Lê được trồng nhiều tại Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, thích hợp vùng khí hậu lạnh [19].
Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả trên thế giới
được thể hiện qua bảng 2.1.


13

Bảng 2.1: Diện tích năng suất, sản lượng một số cây ăn quả của thế giới qua các năm
2009
Một số loại
cây ăn quả

2011

2012

Diện

Năng

Sản

Diện

Năng

Sản

Diện


Năng

Sản

Diện

Năng

Sản

tích

suất

lượng

tích

suất

lượng

tích

suất

lượng

tích


suất

lượng

(Triệu

(Tạ/ha)

(Triệu

(Triệu

(Triệu

(Tạ/ha)

(Triệu

tấn)

ha)

ha)
Táo

2010

tấn)

(Triệu (Tạ/ha)

ha)

tấn)

(Triệu (Tạ/ha)
ha)

(Triệu
tấn)

4,7

14,9

71

4,70

14,8

70,5

4,7

15,9

76,1

4,8


15,8

76,3

Chuối

5,13

19,5

100,2

5,16

20,5

105,7

5,25

20,2

106,1

4,95

20,6

101,9


Dứa

0,88

22,21

19,5

0,95

21,39

20,3

0,97

22,59

21,9

0,99

23,43

23,2

Cây ăn quả có múi

8,83


14,34

126,6

8,93

14,26

127,3

8,7

15,1

131,4

8,79

14,9

131,0

Nho

7,16

9,53

68,23


7,08

9,52

67,4

7,05

9,92

69,9

6,97

9,62

67,1

Dâu

0,25

18,7

4,7

0,23

19,1


4,4

0,24

17,8

4,3

0,24

18,7

4,5

(Nguồn: FAO năm 2014)


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích năng suất, sản lượng một số cây ăn quả của thế giới qua
các năm .............................................................................................. 13
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả ở Việt
Nam qua các năm ............................................................................... 15
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Châu năm 2014 .................. 19
Bảng 2.4:Tình hình phát triển kinh tế xã Hà Châu qua 3 năm (2012-2014) ......... 23
Bảng 4.1:Năng suất Trám đen theo tuổi tính bình quân ............................... 32
Bảng 4.2: Giá cả của trám đen theo chất lượng quả ..................................... 34
Bảng 4.3:Một số thông tin chung về các hộ điều tra .................................... 38
Bảng 4.4:Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2014....... 40

Bảng 4.5:Danh mục chi phí cho việc trồng Trám đen của các hộ điều tra (giá
trị TB/1 sào = 360m2) ......................................................................... 41
Bảng 4.6:Hiệu quả kinh tế một năm của cây Trám đen theo tuổi. ................ 43
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế cây Trám đen lấy quả tại các hộ điều tra theo diện
tích ..................................................................................................... 46
Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ............................................. 49
Bảng 4.9:Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình .............................................. 50
Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất đai của hộ gia đình...................................... 51
Bảng 4.11:Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình. ........................................... 53
Bảng 4.12: Định hướng trong phát triển Trám đen của các hộ ..................... 56


15

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả ở Việt Nam qua các năm
2009
Một số

Diện

loại cây ăn

tích

quả

(Triệu
ha)

Năng

suất
(Tạ/ha)

2010
Sản

Diện

lượng

tích

(Triệu

(Triệu

tấn)

ha)

Năng
suất
(Tạ/ha)

2011
Sản

Diện

lượng


tích

(Triệu

(Triệu

tấn)

ha)

Năng
suất
(Tạ/ha)

2012
Sản

Diện

lượng

tích

(Triệu

(Triệu

tấn)


ha)

Dứa

0,04

12,8

0,512

0,038

13,4

0,5092

0,038

13,72 0,52136

Cây ăn quả

0,07

10,76

0,8

0,06


11,8

0,7

0,05

13

Nho

0,001

24

0,024

0,0008

20,9

0,0167 0,000662

22,3

Xoài

0,069

8,05


0,56

0,071

8,15

0,58

0,072

9,53

0,69

0,1

14,25

1,4

0,09

15

1,4

0,09

16,5


1,5

Năng
suất
(Tạ/ha)

Sản
lượng
(Triệu
tấn)

0,04

13,5

0,54

0,05

12,2

0,6

0,0148 0,00074

20,7

0,0153

0,074


10,5

0,777

0,1

15,6

1,6

0,7

có múi

Chuối

(Nguồn: FAO năm 2014)


16

Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu
tươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng...
Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và
PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long,
Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi (Bưởi, Cam sành), Xoài, Sầu riêng, Dứa, Vải,
Nhãn, Dừa và Đu đủ.
Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1triệu ha, tầm nhìn năm 2020
khoảng 1,3 triệu ha. Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng

Sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác
tạo điều kiện cho cây ăn quả của Việt Nam ngày càng phát triển.
2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lí
Xã Hà Châu là một trong 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn của
huyện Phú Bình là một xã nhỏ năm sát con sông Cầu thuộc vùng Trung du
Bắc bộ ở phía Tây nam của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông và phía Nam giáp huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang
Phía Tây giáp xã Tiên Phong huyện Phổ Yên
Phía Bắc giáp với xã Nga My huyện Phú Bình.
Xã Hà Châu có 15xóm, nằm dọc theo đê Hà Châu, cách trung tâm
huyện lị Phú Bình 10km, cách trung tâm thành phố 25km tương đối thuận lợi
cho việc giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa với các vùng khác.
2.3.1.2. Địa hình
Xã Hà Châu thuộc nhóm cảnh quan hình thái, địa hình đồng bằng trung
du ven sông Cầu xen lẫn một số gò đồi thấp, đặc trưng cho địa hình xã trung du
ở huyện Phú Bình, cảnh quan sơn thủy hữu tình, có nhiều gò thấp, dạng bát úp
với độ cao trung bình 20-30m phân bố ở phía Bắc, Tây và phía Nam của xã.


×