Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp đẹp da, giảm căng thẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.72 KB, 5 trang )

Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp đẹp da, giảm căng thẳng
Trong cuộc sống bộn bề, cần lắm những giây phút được thư giản, giải tỏa
căng thẳng,... Một trong những phương pháp hiệu quả được chị em kiểm
nghiệm đó là ngồi thiền. Với những cách ngồi thiên vô cùng đơn giản tại nhà
không chỉ giúp bạn giảm stress mà còn mang đến cho bạn một thân hình
“chuẩn không cần chỉnh” và một làn da trắng hồng rạng rỡ.
Trong những ngày căng thẳng, bận rộn, bạn có thể chỉ cần dành ra vài phút để ngồi
thiền ngay tại nhà, thậm chí ngay tại một góc vắng vẻ của văn phòng với những
hướng dẫn đơn giản dưới đây để điều hòa tâm trí, tìm lại sự bình an, thanh thản,
giúp cuộc sống trở nên cân bằng hơn.
1. Cảm nhận hơi thở
Bản chất của sự căng thẳng là khiến chúng ta tập trung quá nhiều vào tâm trí, có
thể dễ “chết chìm” trong sự lo âu vốn chỉ diễn ra trong não bộ của bạn. Vì thế, khi
tập trung vào hơi thở, bạn sẽ được “kéo” ra khỏi tâm trí một chút, từ đó thấy bình
tĩnh hơn.
Tất cả những gì bạn cần làm là chú ý tới việc hít sâu, thở sâu. Hãy tập trung vào
lồng ngực đang căng lên khi hít vào, và cảm nhận toàn bộ cơ bắp như thả lỏng hơn
khi thở ra.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Khi hít thở, bạn có thể đặt một tay lên tim, tay kia đặt lên bụng để cảm nhận rõ
hơn chuyển động của cơ thể khi hít thở, từ đó thêm tập trung vào hoạt động này,
“đánh lạc hướng” khỏi những suy nghĩ căng thẳng.
2. Chủ động cười
Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng hành động “chủ động cười” có thể giúp bạn giải tỏa
căng thẳng rất tốt. Bạn không cần phải cười thành tiếng, mà chỉ cần mỉm cười khi
nhìn người khác.

Theo các chuyên gia tâm lý, “cười” cũng có thể là phản ứng lây nhiễm (giống như


ngáp), tức là mọi người sẽ có phản xạ cười lại với bạn, và chính những nụ cười đó
sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ hơn cho bạn.
3. Tập trung vào bàn chân
Nếu bạn gặp căng thẳng khi đang làm việc gì đó, hãy tập trung cảm nhận đôi bàn
chân của bạn, ví dụ như khi bạn đang đứng xếp hàng chờ khám bệnh.
Hãy đứng dang chân rộng bằng hông, dồn đều trọng tâm cả vào hai bàn chân, đầu
gối thả lỏng, cảm giác như bạn đang thả hết trọng lượng cơ thể qua hai chân để
dồn xuống bàn chân.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Khi đã đứng vững, hãy vươn thẳng lưng, đầu ngầng cao, tạo cảm giác như mọi
căng thẳng, lo lắng đã bị “bơm” xuống mặt đất, còn trong đầu bạn hiện đang rất
nhẹ nhàng.
4. Trải nghiệm những điều đang thực sự diễn ra
Thay vì lo lắng vì những điều sắp diễn ra, hoặc có thể đang diễn ra ở đâu đó, hãy
tập trung trải nghiệm những điều đang diễn ra xung quanh bạn. Ví dụ, khi bạn
đang bị tắc đường, hãy tạm quên đi chuyện sếp có thể đang tức giận tại cơ quan,
mà hãy lắng nghe tiếng chim hót trên cành cây, cảm nhận hơi nóng từ yên xe, ngửi
mùi từ các loại hàng hóa tỏa ra từ vỉa hè,...

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


5. Hình dung ra những điều vui vẻ, tích cực
Hình dung cụ thể những điều vui vẻ sẽ giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ vô hình
khó chịu đang lởn vởn trong đầu. Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng vì áp
lực công việc, hãy hình dung hình ảnh chính mình đang được nằm dài trên bờ cát
trắng với sóng biển vỗ vào người.


6. Theo dõi, kiểm tra nhiều lần trong ngày
Nếu bạn đang trải qua một giai đoạn đầy căng thẳng (một tuần làm việc gấp đôi
năng suất, hoặc trong tháng sát ngày cưới), hãy lên kế hoạch cố định để kiểm tra
cơ thể vài lần trong ngày.
Những lúc đó, hãy tự chú ý xem cơ bắp mình có chỗ nào đang phải gồng lên
không, hãy thả lỏng toàn thân, kiểm tra từ bàn chân ngược lên mắt cá chân, bắp
chân, đùi, hông, mông, lưng, vai, cánh tay, bụng, ngực, cổ, mặt và thậm chí thả
lỏng cả da đầu. Khi bạn kiểm soát được sự căng thẳng của cơ bắp, bạn sẽ làm dịu
được sự căng thẳng của tinh thần.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


7. Chú ý xem điều gì khiến bạn khó chịu
Bạn đã trải qua cảm giác khó chịu vì rất nhiều thứ xung quanh khiến bạn không
biết phải xử lý từ đâu rồi đúng không? Những lúc như vậy, hãy chậm rãi “thư
giãn” với từng vấn đề một.

Ví dụ như khi bạn thấy bực tức về tất cả mọi người xung quanh, hãy bắt đầu từ
người đứng xa nhất, lại bằng đầu phương pháp hít thở, dồn trọng tâm xuống chân
và chủ động cười. Bạn thấy khá hơn rồi đúng không, thế thì hãy bắt đầu với người
thứ hai, rồi dần dần, đến khi bạn không thấy khó chịu với tất cả mọi người nữa.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×