Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tổ chức thực hiện giao nhận nhập khẩu lô hàng dầu cá đóng kiện vận chuyển bằng container từ Thượng Hải về Hải Phòng của Chi nhánh Công ty TNHH KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.77 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, bản thân em đã tự cố gắng rất nhiều để
có thể tóm tắt các nội dung cần tìm hiểu một cách đầy dủ và ngắn gọn nhất.
Nhưng nếu không có sự động viên, giúp đỡ của cha mẹ, của các thầy cô và của
bạn bè, em không thể có được kết quả như ngày hôm nay. Đồ án tốt nghiệp của
em tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng để có được sự hoàn thiện như ngày hôm nay
em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Trương Thế Hinh - người đã tận
tình hướng dẫn trong suốt quá trình em làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo đã giảng dạy em trong thời gian em học tập tại Trường Đại học
Hàng Hải Việt Nam. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô,
chú,anh chị tại Chi nhánh Công ty TNHH KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng đã
hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp các số liệu cần thiết trong suốt quá trình em
thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô giáo luôn dồi dào sức
khỏe để tiếp tục sự nghiệp cao quý. Kính chúc các cô, chú anh chị tại Chi nhánh
Công ty TNHH KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng luôn mạnh khỏe và thành
công hơn nữa trong công việc và chúc cho tất cả mọi người luôn gặp nhiều may
mắn, niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp do em tự thực hiện. Các số liệu
trong đồ án được trích dẫn một cách chính xác nhất trong phạm vi tìm hiểu của
em và chưa từng được công bố ở các tài liệu nghiên cứu khác Em xin chịu trách
nhiệm về đồ án tốt nghiệp của mình.
Sinh viên


MỤC LỤC
.............................................................................................................................2
Chương I.................................................................................................................................................3


CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER.........................................3
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành
nhằm thực hiện mục đích và chức năng đã nêu của Công ty................................................................32


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

FIATA

Hiệp hội các liên đoàn giao nhận vận tải quốc tế International Federation of Freight Forwarders
Association

2

XNK

Xuất nhập khẩu

3

VTĐPT

Vận tải đa phương thức


4

L/C

Tín dụng chứng từ -Letter of Credit

5

B/L

Vận đơn – Bill of lading

6

N/A

Thông báo hàng đến – Arrival Notice

7

D/O

Lệnh giao hàng – Delivery Order

8

CMTND

Chứng minh thư nhân dân


9

FCL/ FCL

Full container load

10

LCL/ LCL

Less than container load

11

HB/L

House Bill of Lading

12

MB/L

Master Bill of Lading

13

CIS

Phí mất cân bằng xuất nhập


14

THC

Phụ phí xếp dỡ

15

DCF

Phí chứng từ - Document Fee

16

SEC

Phí niêm chì – Seal Charge

17

CCF

Phí vệ sinh container – Clean container Fee

18

COC

Cont của người vận chuyển - Carrier’own container



LỜI MỞ ĐẦU
Giao nhận là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của
quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công
nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và
Mỹ giao nhận đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển
thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ giao nhận có ý nghĩa đảm
bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về
thời gian và chất lượng. Giao nhận phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm
chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam là thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các
đối thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công
nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong
điều kiện mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định
chế thương mại và luật pháp quốc tế). Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt
Nam đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn.
KMTC lines được biết đến là một công ty khá phát triển trong lĩnh vực vận
tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Là một hãng tàu nước ngoài đặt chi
nhánh tại Việt Nam nên không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các hãng
tàu khác trong nước và quốc tế. Chính vì công ty luôn đặt uy tín, chất lượng nên
hàng đầu nên luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong nước và quốc
tế.Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu là “Tổ chức thực hiện giao nhận nhập
khẩu lô hàng dầu cá đóng kiện vận chuyển bằng container từ Thượng Hải
về Hải Phòng của Chi nhánh Công ty TNHH KMTC (Việt Nam) tại Hải
Phòng.”

1



Kết cấu của đề tài:
Chương I: Cơ sở lí luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container
Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH
KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng.
Chương III. Tổ chức thực hiện giao nhận nhập khẩu lô hàng dầu cá đóng kiện
bằng container từ Thượng Hải về Hải Phòng của Chi nhánh Công ty TNHH
KMTC (Việt Nam) tại Hải Phòng.

2


Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG CONTAINER
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những vấn đề chung về giao nhận hàng hóa
1.1. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA)
thì “Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch
vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng
hóa”.(Nguồn : />Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005 thì:“Giao nhận hàng hoá là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có
liên quan để giao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc của người làm giao nhận khác.”(Nguồn: />“Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi

gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao
nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê
dịch vụ của người thứ ba khác” (Nguồn: />1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
a/ Đặc điểm chung.

3


Mang những đặc điểm chung của dịch vụ: là hàng hóa vô hình nên không
có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể lưu trữ trong kho, sản
xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào
sự hài lòng của người được phục vụ.
b/ Đặc điểm riêng.


“Dịch vụ giao nhận không tạo ra sản phẩm vật chất nó chỉ làm đối tượng

thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kĩ thuật làm thay
đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự
phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân”

(Nguồn:

/>• Mang tính thụ động: phụ thuộc nhiều vào thị hiếu của khách hàng, những
quy định của người chuyên chở, các điều luật, thể chế của Nhà nước(nước bên
bán, nước bên mua, nước thứ ba,…).
• Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận vận tải phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu và nhập khẩu nên nó chịu tác động không hề nhỏ vào lượng hàng hóa xuất
và nhập khẩu hàng năm. Mặt khác, hoạt động xuất nhập khẩu lại có tính thời vụ
nên dịch vụ giao nhận chắc chắn cũng mang tính chất thời vụ.

Ngoài những hoạt động: làm thủ tục giấy tờ, môi giới hàng hải, lưu cước
tàu chợ, những người tiến hành hoạt động giao nhận vận tải còn làm các dịch vụ
khác như gom hàng lẻ, chia lô hàng chung container cho nhiều chủ hàng khác
nhau, dịch vụ bốc xếp hàng hóa để làm tốt công việc được giao hay còn phụ
thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.1.3. Phân loại
a/ Theo phạm vi hoạt động
• Giao nhận quốc tế: là những hoạt động giao nhận mà phục vụ cho các tổ
chức vận tải quốc tế.
• Giao nhận nội địa: là hình thức giao nhận chỉ được tiến hành trong phạm vi
lãnh thổ một quốc gia.
4


b/ Theo nghiệp vụ kinh doanh
• Giao nhận thuần túy: là hình thức giao nhận theo một chiều tức là chỉ bao
gồm việc gửi hàng đến hoặc gửi hàng đi.
• Giao nhận tổng hợp: là hình thức giao nhận ngoài giao nhận thuần túy còn
bao gồm các công việc khác như bốc xếp, bảo quản hàng hóa trong suốt quá
trình vận chuyển, vận chuyển trên tuyến đường ngắn, hay các dịch vụ khác như
lưu kho, lưu bãi,…
c/ Theo phương tiện vận tải:
• Giao nhận hàng hóa bằng đường biển
• Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
• Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt
• Giao nhận hàng hóa bằng ô tô
• Giao nhận hàng hóa qua bưu điện
• Giao nhận hàng hóa bằng đường ống
• Giao nhận vận tải liên hợp hay vận tải đa phương thức
1.2. Người giao nhận

1.2.1. Khái niệm
Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) thì: “Người giao
nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và
hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người
vận tải. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến
hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan,
kiểm hóa”.
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chính họ tự thực hiện công việc
giao nhận hàng hóa của mình), hoặc chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng
đứng ra đảm nhận dịch vụ giao nhận), có thể là công ty làm dịch vụ xếp dỡ,
cũng có thể là người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác khi có
đăng kí kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa.

5


Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
 Người giao nhận hoạt động dựa trên hợp đồng ủy thác được kí với chủ
hàng, nhằm bảo vệ lợi ích của chủ hàng.
 Người giao nhận đảm nhận mọi công việc vận tải nhưng không hẳn là
người vận tải. Anh ta có thể sử dụng mọi phương tiện vận tải sao cho hợp lí
nhất, hoặc thuê người vận tải để chuyên chở hàng hóa cho mình.
 Ngoài việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn đứng ra lo liệu nhiều
công việc khác trong phạm vi được sự ủy thác của chủ hàng để đưa hàng hóa
của họ từ nơi này đến nơi kia theo những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
giao nhận.
Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có thể khác nhau,
nhưng tất cả đều mang cùng một tên gọi chung trong giao dịch quốc tế, đó là
“người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder)”, và cùng
làm một dịch vụ như nhau - dịch vụ giao nhận.

Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì: “Người làm dịch vụ giao nhận
hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa”.
1.2.2. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không những là một nhà kinh
doanh VTĐPT mà còn là nhà tổ chức, nhà kiến trúc của vận tải. “Họ phải lựa
chọn phương tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả
kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải
của toàn chặng, với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu thuỷ, ô
tô, máy bay... vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ
hàng. Vì vậy, chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận
nhưng hàng hoá được vận chuyển an toàn, kịp thời gian với giá cước hợp lý từ
kho nhà xuất khẩu tới kho nhà nhập khẩu (door to door service), tiết kiệm được
thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng

6


hóa trên thị trường quốc tế” (Nguồn: />1.2.3. Chức năng của người giao nhận
Trước đây, khi ngành dịch vụ vận tải còn chưa phát triển, người giao nhận
chỉ làm công việc đại lý (agent) hay đảm nhận một số công việc do sự ủy thác
của các nhà XNK như bốc xếp hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, tiến hành làm thủ
tục giấy tờ giao nhận hàng với cảng, với bên chuyên chở hay lo liệu vận tải nội
địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế và
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành vận tải mà nhờ đó dịch vụ giao nhận
cũng được mở rộng hơn. Do đó, người giao nhận đã giữ vị trí rất quan trọng
trong thương mại và vận tải quốc tế. Họ không chỉ làm các thủ tục hải quan cho
lô hàng hay đơn giản là thuê tàu nữa mà còn cung cấp các dịch vụ trọn gói
xuyên suốt cho toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Cụ thể, người

giao nhận thực hiện các chức năng sau:
- Môi giới Hải quan: được sự ủy thác của người xuất khẩu, nhập khẩu, người
giao nhận đứng ra khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan, họ được coi như
những người môi giới hải quan.
- ‘Làm đại lý: người giao nhận nhận sự uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người
chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: là: nhận hàng, giao hàng,
lập chứng, từ làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage)
Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao
nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện
vận tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tận tay người nhận.
- Lưu kho hàng hoá (warehousing):
Trong trường hợp hàng hóa phải lưu kho trước khi xuất khẩu hoặc sau khi
nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc
thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu cần.
7


- Người gom hàng (consolidator):
Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể
thiếu được nhằm biến hàng lẻ (less than container load - LCL) thành hàng
nguyên (full container load - FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm
cước phí vận tải. khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là
người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
- Người chuyên chở (carrier):
Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng
và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác.
Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contracting carrier) nếu
anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì

anh ta là người chuyên chở thực tế (performing carrier). Dù là người chuyên
chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này, người giao
nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không những về
hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát
hành vận đơn.
- Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator - MTO):
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc
còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người
kinh doanh VTĐPT (MTO). MTO thực chất là người chuyên chở, thường là
chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá” (Nguồn:
/>1.2.4 . Trách nhiệm
Trách nhiệm của người giao nhận được quy định rõ trong các điều kiện
kinh doanh chuẩn. “Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện do FIATA
soạn thảo, trên cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia,
các tổ chức giao nhận dựa vào đó để thực hiện các công việc giao nhận, đồng
8


thời là cơ sở để các quốc gia lập các điều kiện riêng cho phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh của mình. Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:
+ Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm
bảo vệ lợi ích cho khách hàng
+ Thực hiện sự ủy thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện
có liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ
dẫn của khách hàng
+ Người giao nhận không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về việc hàng
hoá sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực
hiện công việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức
vận chuyển để hàng hóa tới cảng đích nhanh nhất.
+ Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra

đối với hàng hóa thuộc về lỗi lầm hay sai sót của chính bản thân mình hay
người làm công cho mình, người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về tổn
thất do bên thứ 3 gây nên nếu người giao nhận chứng tỏ được là họ đã thực sự
chăm chỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3.
- Các điều kiện kinh doanh chuẩn của các nước thuộc ASEAN:
+ Điều kiện chung: là các điều kiện quy định về chức năng, nhiệm vụ và
phạm vi hoạt đông của người giao nhận trong toàn bộ hoạt động giao nhận vận
chuyển hàng hoá ( giống như ĐKKDC).
+ Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai
trò như người nhận ủy thác (đại lý, môi giới ).
+ Người giao nhận thực hiện vai trò của mình như một bên ủy thác.
Việt Nam hiện nay, các ĐKKDC về cơ bản cũng dựa trên cơ sở của
FIATA và các nước thuộc khối ASEAN” (Nguồn: />
9


1.2.5 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận trong thương mại quốc tế.
 Điều 167 Luật Thương mại Việt Nam 1997 quy định: “người làm dịch vụ
giao nhận có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lí khác.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi kí kết hợp đồng, nếu không thể thực hiện chỉ dẫn của khách hàng
thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý nếu trong hợp đồng
không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.”
 Các trường hợp miễn trách: “người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không
phải chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng phát sinh trong các trường hợp:

- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.
- Đã làm đúng theo yêu cầu của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy
quyền.
- Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp
dỡ hàng hóa.
- Do khuyết tật của hàng hóa.
- Do có đình công.
- Các trường hợp bất khả kháng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không chịu trách nhiệm về việc mất
khoản lợi đáng lẽ mà khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao hàng
sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.” (Trích: điều 169, luật thương mại Việt Nam 1997)
 Giới hạn trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa:
10


- “Không được vượt quá giá trị hàng hóa trừ khi các bên có thỏa thuận khác
trong hợp đồng.
- Không được miễn trách nếu không chứng minh được việc mất mát, hư
hỏng hoặc chậm giao hàng mà không phải do lỗi của mình gây ra.
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn và
các khoản bồi thường khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trên hóa đơn không ghi cụ
thể giá trị hàng hóa thì tiền bồi thường được tính theo giá trị của loại hàng hóa
đó tại nơi và thời điểm mà loại hàng đó được giao cho khách hàng theo giá thị
trường, nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thông thường của hàng hóa
cùng loại cùng chất lượng.
- Khi có sai sót, gây thiệt hại cho khách hàng, người giao nhận phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng nhưng không phải chịu trách nhiệm
trong các trường hợp sau:

 Người làm dịch vụ giao nhận không nhận được thông báo về khiếu nại
trong thời gian 14 ngày, kể từ ngày giao hàng (không tính chủ nhật và ngày lễ).
 Người làm dịch vụ giao nhận vận tải không nhận được thông báo bằng văn
bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày
giao hàng”(Nguồn: Điều 170, luật Thương mại Việt Nam 1997).
1.3. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá
1.3.1. “Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).
Theo những chỉ dẫn của người chủ hàng, người giao nhận sẽ thực hiện các
nhiệm vụ sau đây:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận
hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những điều lệ
của nước chính phủ áp dụng vào việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập

11


khẩu cũng như bất cứ nước quá cảnh nào, và chuẩn bị tất cả những chứng từ cần
thiết.
- Đóng gói hàng hóa ( trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao
hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận chuyển,
bản chất hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu. nước quá
cảnh và nước gửi hàng đến.
- Lo việc lưu kho hàng hóa nếu cần.
- Cân đo hàng hóa.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Vận tải hàng hóa đến cảng thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.

- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối (nếu có)
- Thanh toán phí và các khoản chi phí khác bao gồm cả tiền cước .
- Nhận vận đơn đã kí của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết.
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông
qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lí của người giao nhận ở
nước ngoài.
- Ghi nhận những tổn thất hàng hóa, nếu có
- Giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về những
tổn thất hàng hóa, nếu có.
1.3.2. Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).
Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hành hóa khi người nhận
hàng lo liệu vận tải hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước.
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những khoản chi phí
khác cho hải quan và những cơ quan khác.

12


- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
- Nếu cần, giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người
chuyên chở về tổn thất hàng hóa nếu có.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
1.3.3. Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt
Người giao nhận thường thực hiện giao nhận hàng bách hóa bao gồm

nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế và những hàng hóa
khác giao lưu trong buôn bán quốc tế. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách
hàng, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác có liên quan đến các
loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt như:
 Vận chuyển hàng công trình, chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng, thiết
bị.. để xây dựng những công trình lớn như sân bay, nhà máy hóa chất, nhà máy
thủy điện… từ nơi sản xuất đến công trường xây dựng.
 Việc di chuyển những hàng hóa này cần có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo
giao hàng đúng thời hạn và có thể cần phải sử dụng các loại xe nặng, xe vận tải
ngoại cỡ… Đây là một lĩnh vực chuyên môn của người giao nhận.
 Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc : Những quần áo may mặc
được chuyên chở bằng những chiếc áo treo trên giá trong những container đặc
biệt và ở nơi đến, được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng để bày bán.
Cách này loại bỏ được việc phải chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong
container và đồng thời tránh được ẩm ướt bụi bẩn…
 Triển lãm ở nước ngoài: Người giao nhận thường tổ chức triển lãm cho
việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm hàng hóa ở nước ngoài…

1.3.4. Những dịch vụ khác.

13


Ngoài những dịch vụ nói trên, tùy theo yêu cầu của khách hàng, người giao
nhận có thể làm các dịch vụ khác phát sinh như: gom hàng, có liên quan đến
hàng công trình, công trình chìa khóa trao tay…
Người giao nhận cũng có thể trao đổi với khách hàng của mình về cung cầu
của thị trường, tình hình cạnh tranh, các chiến lược xuất nhập khẩu hay những
điều khoản thích hợp cần thiết phải đưa vào hợp đồng mua bán thương mại,...
để mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như đem lại uy tín cho chính mình.

Người giao nhận phải luôn tuân thủ những chỉ dẫn đặc biệt của chủ hàng về
phương thức vận chuyển, về những chứng từ cần lập…để giảm thiểu tối đa
những sai sót sau này.”
(Nguồn: bài giảng Đại lí tàu biển và giao nhận hàng hóa tại cảng.TS.Đặng
Công Xưởng, NXB Hàng hải, Hải Phòng)
1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động liên quan đến nhiều công đoạn
như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải quan,… cho nên khi
thực hiện nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa cần quan tâm đến cơ sở pháp lý
trực tiếp cũng như gián tiếp điều tiết hoạt động đó.
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quy
phạm pháp luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp
đồng mua bán hàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt
Nam về giao nhận vận tải; các hợp đồng và tín dụng thư,…
Các Công ước quốc tế bao gồm:
 Công ước Viên 1980
 Các Công ước Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý
hai lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư
Visby 1968 và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR.
 Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978 ( là Công ước Liên hợp
quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày
31/03/1978).
14


 Incoterm 2010 giải thích các điều kiện thương mại của phòng thương mại
quốc tế.
 UCP 500,600 (là Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ của
phòng thương mại quốc tế Paris).
Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản

quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, Luật Thương mại Việt Nam 2005, Luật
kinh doanh bảo hiểm, Luật thuế,…
Các hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua
bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng
bảo hiểm.
1.5. Các tổ chức giao nhận ở thế giới và ở Việt Nam
Tên tổ chức

Đặc điểm chính
Thế giới
-Năm thành lập: 1926

FIATA

- Là tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất

I
1

(International
Federation

trên thế giới.
of

Freight Forwarders
Associations)

-Là tổ chức chính trị, tự nguyện.

-Mục tiêu: Mục tiêu chính là bảo vệ và
tăng cường lợi ích của người giao nhận
vận tải, tăng cường quan hệ phối hợp giữa
các tổ chức giao nhận với chủ hàng và
người chuyên chở…
-Năm thành lập:1998 với 2750 thành

2

WCA

(World viên ở 165 quốc gia.

Cargo Alliance)

-WCA mang đến nhiều cơ hội phát triển
kinh doanh, mở rộng thị trường cho các
thành viên của mình.
-WCA cung cấp danh sách những đại lý
mạnh, đáng tin cậy tại khắp nơi trên thế
15


giới.
-Năm thành lập: 2003
3

APLN

- Là mạng lưới toàn cầu của người giao

nhận và làm dịch vụ logistics chuyên
nghiệp.
Việt Nam
-Là Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt

II
VIFFAS
Nam

(Việt Nam, thành lập năm 1994.
Freight

-Mục đích: tập trung đầu mối quản lý,

Forwarders

chuyên môn hóa quá trình giao nhận vận

association)

tải, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người
giao nhận.

2. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container
2.1. Lợi ích của chuyên chở hàng hóa bằng Container
Container chở hàng, theo định nghĩa của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc tế
(ISO) là một thứ thiết bị vận tải:
• Có tính chất bền lâu, chắc chắn, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
• Được thiết kế đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng
hóa bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không mất thời gian chất xếp

lại giữa chừng.
• Dễ nhồi đầy và rút rỗng, có thể tích bên trong lớn hơn 1 m3.
Sở dĩ vận tải bằng container phát triển nhanh vì nó đưa lại nhiều lợi ích:
a, Đối với người có hàng
- Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức tối thiểu tình trạng mất cắp, hư hỏng,
ẩm ướt, nhiễm bẩn,...
- Tiết kiệm chi phí bao bì.

16


- Thời gian xếp dỡ hàng ở các cảng giảm đáng kể, vòng quay tàu nhanh hơn,
hàng luân chuyển nhanh, giảm tồn đọng, quá trình chuyên chở thuận lợi, thúc
đẩy mua bán thương mại phát triển hơn.
b, Đối với người chuyên chở
- Thời gian xếp dỡ và chờ hàng ở cảng giảm đáng kể, phương tiện vận tải
quay vòng nhanh hơn. Theo số liệu thống kê trên một tuyến tàu định tuyến, nhờ
sử dụng container, chi phí xếp dỡ hạ từ 55% xuống 15% trong tổng phí kinh
doanh.
- Tận dụng được dung tích tàu do giảm những khoảng trống trên tàu.
- Giảm trách nhiệm cho người chuyên chở về khiếu nại tổn thất hàng hóa.
c, Đối với người giao nhận
• Tạo điều kiện sử dụng container để làm hàng lẻ và thực hiện vận tải đa
phương thức, đưa hàng từ cửa đến cửa.
• Đỡ xảy ra tranh chấp khiếu nại do tổn thất hàng hóa giảm nhiều.
2.2. Phương pháp gửi hàng bằng container
2.2.1. Gửi hàng nguyên container (FCL- Full container load)
FCL là phương thức xếp hàng nguyên container, người gửi và người nhận
hàng chịu trách nhiệm xếp hàng và dỡ hàng khỏi container. Trường hợp người
gửi hàng có khối lượng đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container,

người ta thuê một hay nhiều container để gửi hàng.
Theo cách gửi này, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác
được phân chia như sau:
* Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper):
• Thuê và vận chuyển container rỗng về kho riêng hoặc nơi chứa hàng của
mình để đóng hàng.
• Đóng hàng vào container (kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong
container).
• Kí mã hiệu hàng hóa và kí hiệu chuyên chở.
• Làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì theo đúng quy chế xuất khẩu.

17


• Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container
(CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
• Chịu các chi phí liên quan tùy theo điều khoản đã kí kết.
* Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier):
• Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
• Quản lí, chăm sóc cho hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận
container tại CY của cảng xếp đến khi giao hàng cho người nhận tại CY cảng
đích.
• Xếp container từ CY cảng xếp xuống tàu để chuyên chở.
• Dỡ container khỏi tàu sau đó vận chuyển về bãi container cảng đích (tùy
theo điều khoản đã kí).
• Giao container cho người nhận có bộ chứng từ hợp lệ tại bãi container.
• Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
* Trách nhiệm của người nhận hàng (Consignee):
• Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ và làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
• Xuất trình bộ chứng từ đó cho người chuyên chở để nhận hàng tại bãi

container.
• Vận chuyển container rỗng về kho bãi của mình và nhanh chóng rút hàng
và hoàn trả container cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container)
hoặc rút hàng ngay tại bãi CY.
• Chịu mọi chi phí liên quan đến các công việc nói trên, kể cả chi phí chuyên
chở container về bãi chứa container.

2.2.2. Gửi hàng lẻ (Less than container load)
“LCL là những lô hàng đóng chung 1 container mà người gom hàng
(người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và
dỡ hàng vào-ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ đóng nguyên một
container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp gửi hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng
(consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hành sắp
xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào cùng một container, niêm phong
18


kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm các thủ tục hải quan, bốc container từ bãi
chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao
cho người nhận hàng lẻ.
* Trách nhiệm của người gửi hàng:
- Vận chuyển hàng từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho
người nhận hàng tại trạm gửi hàng lẻ (CFS- Container freight station) của người
gom hàng và chịu chi phí này.
- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên qua đến hàng
hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.
- Nhận vận đơn của người gom hàng và trả cước hàng lẻ.
* Trách nhiệm của người chuyên chở:
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực, tức là các

hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức chuyên chở nhưng không có
tàu.
* Người chuyên chở thực:
Là người chuyên chở hàng lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có trách
nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ như đã nói ở trên, kí phát vận
đơn thực cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng
đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho
người nhận theo vận đơn mà mình đã kí phát ở cảng đi.

19


* Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ (Fowarder):
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao
nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy, trên danh
nghĩa họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lí. Họ chịu
trách nhiệm xuyên suốt quá trình vận chuyển hàng kể từ khi nhận hàng lẻ tại
cảng gửi cho đến khi giao hàng tại cảng đích”.
(Nguồn: />Trên cơ sở vận đơn do họ phát hành ( House Bill of Lading) người gom
hàng không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy họ phải
thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng riêng lẻ đã xếp trong
container. Quan hệ giữa người gom hàng và người chuyên chở khi đó là người
thuê vận chuyển và người vận chuyển. Người chuyên chở thực bốc container
lên tàu, kí phát vận đơn cho người gom hàng (Master Ocean Bill of Lading),
vận chuyển đến đích, dỡ container, vận chuyển về bãi và giao container cho đại
lí hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đến.
* Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ:
- Chuẩn bị giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô
hàng.
- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người

gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
- Nhận hàng ở trạm trả hàng CFS và trả các phí cần thiết.
2.2.3. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL-LCL/FCL)
Phương pháp này là sự kết hợp của 2 phương pháp FCL và LCL. Tùy theo
điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng
phương pháp gửi hàng kết hợp.
Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
20


Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và
người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp.
2.3. Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container
2.3.1. Vận đơn đường biển (B/L)
* Khái niệm:
“Vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người
vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi
trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa
dùng để định đoạt và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển”. (Nguồn: Điều 73, luật Hàng hải Việt Nam 2005).
* Các chức năng của vận đơn:
- “Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với
số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi
trả hàng.
- Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng
- Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng
hoá bằng đường biển đã được ký kết.” (Nguồn: Điều 73,luật Hàng hải Việt
Nam 2005 )

* Tác dụng của vận đơn:
“Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp
hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
- Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu
hàng hoá.
- Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá
người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem
người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình
như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

21


×