Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Khoi nghia Huong Khe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 40 trang )

KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ 1885-1895

MỞ ĐẦU.........................................................................4
I. Phong trào Cần Vương..................................................5
1. Tình hình Việt Nam sau hai hiệp ước1883 và 1884......5
2. Phong trào Cần Vương.................................................9
II. Khởi nghĩa Hương Khê..............................................14
1. Lãnh đạo.............................................................14
2. Tập hợp lực lượng...............................................23
3. Địa bàn hoạt động...............................................24
4. Tổ chức...............................................................26
5. Chuẩn bị vũ khí...................................................28
6. Phương thức chiến đấu........................................30
7. Diễn biến............................................................30
8. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại...............36
III. Nhận xét chung.........................................................37
IV. Mở rộng....................................................................40
V. Tài liệu tham khảo.....................................................41

1


Kể từ năm 1884, sau khị buộc triều đình Huế Phải ký hiệp ước Patơnốt,
thực dân Pháp về cơ bản đã đặt được ách thống trị trên toàn nước ta. Nhưng
còn phải mất hơn 10 năm liên tục hao người tốn của để tiến hành cuộc bình
định bằng quân sự nhằm đối phó với các cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân
dân ta, trước khi bước vào thời kỳ khai thác đại quy mô 1897.
Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX diễn ra trong một bối cảnh, phức
tạp. Tuy cuối cùng thất bại vì nhiều lý do,nhưng phong trào đã chứng tỏ
truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân
dân ta, đồng thời để lại những bài học lịch sử quý báu cho dân tộc ta.


Một trong những phong trào lớn, đại quy mô lúc bấy giờ đó chính là
phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu và điển hình hơn cả và là đỉnh cao của
phong trào đó chính là cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

I. Phong trào Cần Vương
1. Tình hình Việt Nam sau hiệp ước 1883 và 1884
2


(Lễ ký hiệp ước Hácmăng)
( internet)
Hai hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) được ký kết dưới sức
ép quân sự của tư bản Pháp đã dánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước
phong kiến độc lập Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủ
nghĩa tư bản Pháp. Nhưng trong triều đình Huế vẫn còn một số người yêu
nước, do tình thế trước mắt phải ngồi im nhưng bên trong vẫn nuôi chí hành
động khi có thời cơ. Sau khi vua Tự Đức mất Tôn Thất Thuyết là một trong
ba Phụ chánh đại thần, đồng thời giữ chức Thượng thư bộ Binh nắm trong
tay mọi binh quyền, đang giáo giết liên kết với lực lượng chờ ngày sống mái
với quân thù. Phái chống Pháp do ông cầm đầu đã bí mật chuẩn bị lực
lượng, như mở “đường thượng đạo”, xây dựng một hệ thống các đồn sơn
phong dọc theo sườn đông Trường Sơn, chuyển súng lớn (thần công), kho
tàng, lương thực ra căn cứ Tân Sở (huyện Cam Lộ, Quảng Trị). Ngay tại
kinh thành Huế có quân Pháp chiếm đóng, ông vẫn lợi dụng được hiệp ước
3


năm 1884 (không có điều khoản nào đề cập tới vấn đề quân đội triều đình),
để giáo giết chuẩn bị lực lượng, tổ chức và đẩy mạnh huấn luyện các quân
đội Phấn Nghĩa và Đoàn Kiệt. Tôn Thất Thuyết còn cương quyết phế truất

và trừ khử các ông vua triều Nguyễn mới được lên ngôi đã bộc lộ tư tưởng
thân Pháp, như Dụ Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, để đưa Hàm Nghi lên ngôi
lúc còn nhỏ tuổi; thẳng tay trừng trị bọn quan lại cao cấp hay hoàng thân
quốc thích có hành động thân Pháp đầu hàng, như thủ tiêu Phụ chánh đại
thần Trần Tiễn Thành, đày đi xa Tuy Lý Vương, Gia Hưng quận vương.

(Tôn Thất Thuyết)

4


(Tôn Thất Thuyết)
(sách giáo khoa lịch sử)
Sở dĩ Tôn Thất Thuyết và các đồng chí của ông có những hoạt động
tích cực như vậy tại Huế, vì họ tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân các địa
phương trong nước. Ngay ở Nam Kỳ đã bị thực dân Pháp chiếm đóng từ
1867 để biến thành 1 xứ thuộc địa với 1 bộ máy đàn áp kìm kẹp quân sự
khốc liệt, cho tới nhưng năm đầu của thập niên 80 vẫn còn có những lực
lượng chống Pháp, bất chấp muôn vàn khó khăn gian khổ. Năm 1882, trên
địa bàn Long An đã nhóm lên mưu đồ khởi nghĩa của các ông Nguyễn Văn
Quá, Nguyễn Văn Xe, Huỳnh Văn Trinh ở làng Mĩ Hạnh (Đức Hòa), nhưng
chưa hành động đã bị Pháp đàn áp. Tiếp đó là ông Nguyễn Văn Bường,
Phan Văn Hớn trong năm 1885 với hành động có tiếng vang trừng trị Đốc
phủ Ca (Trần Tử Ca). Đặc biệt ở ngoài Bắc phong trào chống lại các hiệp
ước năm 1883 và năm 1884 phát triển rất sôi nổi với hai trung tâm là Sơn
Tây và Bắc Ninh. Ngay tại huyện xung quanh Hà Nội như Hoài Đức, Vĩnh
Thuận, Thanh Oai đã xuất hiện nhiều toán nghĩa quân. Xa hơn một chút, ở
nhiều huyện thuộc tỉnh Hải Dương như Nam Sách, Ninh Giang vẫn thường
xảy ra các trận mai phục tấn công quân Pháp trên đường hành quân. Có một
số quan lại không chịu hợp tác với quân đội Pháp. Có người uất ức trước sự

đầu hàng của triều đình đã tử tiết. Quan trọng hơn là một số người đã đứng
ra khởi nghĩa như: Nguyễn Thiện Thuật (Tán lý quân thứ Sơn Tây), Tạ Hiện
(Đề đốc Nam Định), Lương Tuấn Tú (Liễu phủ sứ Cao Bằng – Thái
Nguyên), Hoàng Văn Hòe (Tri phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)….Chính
phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân trước sự đầu hàng của triều
đình là cơ sở và là nguồn cổ vũ lớn lao cho phái chủ chiến ở Huế hành động.
Những công việc chuẩn bị dù được tiến hành hết sức bí mật, cùng với
những hành động phế truất và trừ khử các phần tử thân pháp từ vua quan đến

5


đại thần, hoàng thân quốc thích đều bị bọn tay sai của pháp nằm ngay trong
triều đình báo cáo cho khâm sứ Pháp tại Huế. Hơn nữa việc thi hành điều
khoản hiệp ước Patơnốt, quân Pháp được đưa vào đóng tại đồn Mang Cá
(Trấn Bình Đài) ở góc Đông – Bắc thành Huế, từ đó chúng có thể quan sát
mọi diễn biến trong thành, từ việc tuyển mộ và tập trung quân từ các địa
phương về, rồi luyện tập ngày đêm.
Tình hình đó đã làm cho bọn cầm quyền Pháp lo ngại và cảnh giác đề
phòng. Đã đến lúc chúng thấy cần phải loại bỏ phái chủ chiến trong triều,
phái này một mặt cản trở chúng biến triều đình thành công cụ đắc lực để sử
dụng vào việc bình định và tổ chức bộ máy cai trị theo ý muốn của chúng,
mặt khác sự tồn tại của phe chủ chiến trong triều thúc đẩy phong trào kháng
chiến các tỉnh đang sôi nổi hoạt động. Tháng 10 – 1884, Lơme (Lemaire)
vừa sang thay Râyna (Rheinart) giữ chức khâm sứ đã đòi triều đình Huế phải
triệt bỏ các khẩu súng thần công đang bố trí trên các mặt thành chĩa thẳng
sang sứ quán bên kia sông Hương. Trước áp lực mạnh mẽ của Pháp, Tôn
Thất Thuyết đã dời số súng đó đi chỗ khác để khỏi rơi vào tay địch và sử
dụng khi cần thiết. Như đổ dầu vào lửa, tổng chỉ huy quân đội Pháp bấy giờ
là tướng Đờ Litxlơ, chủ trương buộc hội đồng phụ chánh do Tôn Thất

Thuyết nắm phải từ chức để đưa một hội đồng khác thuộc phe hàng lên thay.
Tại Pháp, chủ trương đẩy mạnh hoàn thành việc chiếm đóng Việt Nam
lúc này cũng được nhất trí. Ngày 31 – 3 – 1885, đúng một ngày sau khi nội
các Pheri đổ vì vụ thảm bại của Lạng Sơn của quân Pháp thông qua 500
triệu Phơrăng cho ngân sách tiếp tục xâm lược Việt Nam. Nội các Bờrítxông
lên thay vẫn tiếp tục đường lối mở rộng thuộc địa của nội các Pheri và đã
gửi sang Việt Nam thêm 6000 quân. Ngày 31 – 5 – 1885, bộ trưởng ngoại
giao nước Pháp là Lơme phải tìm cách loại trừ Tôn Thất Thuyết ra khỏi triều

6


đình Huế. Cùng hôm đó nội các pháp còn cử tướng Cuốcxy sang Việt Nam
nắm toàn quyền quân sự và chính trị.
Đầu tháng 6 – 1885, Cuốcxy tới Hạ Long và tuyên bố: “cái nút vấn đề
nước Nam là ở Huế”. Được sự đồng ý của Pari, ngày 27 – 6, Cuốcxy đưa 4
đại đội lính thủy đánh bộ và hai tàu chiến đi thẳng từ Hải Phòng vào Huế. Y
định tới Huế sẽ dùng áp lực quân sự để loại bỏ phái chủ chiến, giải tán quân
đội tập trung của triều đình bắt cóc người cầm đầu là Tôn Thất Thuyết. Vừa
đặt chân tới Huế, y đã huyênh hoang tuyên bố “…Tôi luôn luôn may mắn
trên con đường sự nghiệp ở bất cứ nơi đâu tôi tới, ngôi sao chiếu mệnh tôi
không bao giờ mờ. Tôi nhìn thấy ngôi sao đó rực lên một ánh mới”. Thực
hiện mưu đồ có sẵn, Cuốcxy mời các viên phụ chính qua sông tới đại sứ
quán Pháp để thảo luận vào triều yết vua Hàm Nghi và trình quốc thư, nhân
dịp đó sẽ giữ lại Tôn Thất thuyết không cho về. Tôn Thất Thuyết cảnh giác
cáo bệnh không đi, chỉ có mình Nguyễn Văn Tường sang. Chiều ngày 4 – 7,
Cuốcxy còn cự tuyệt không tiếp các phái đoàn của triều đình, không chịu
nhận lễ vật của thái hậu Từ Dũ gửi sang. Hôm vào triều yết vua Hàm Nghi
và trình quốc thư, hắn cùng đám tùy tùng nghênh ngang đi thăng cửa chính
Ngọ Môn xưa nay dành riêng cho nhà vua. Tình hình ngày càng căng thẳng,

nhưng Tôn Thất Thuyết vẫn ở thành Huế, chuẩn bị súng, đạn và khí giới,
cho dàn đại bác trên mặt thành sẵn sáng chiến đấu.

2.PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Biết trước âm mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ,
Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn
công.

7


Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, hai đạo quân của triều đình
cùng lúc nổ súng tấn công vào căn cứ Pháp tại Huế. Đạo thứ nhất do Tôn
Thất Lệ (em trai Tôn Thất Thuyết) chỉ huy tấn công vượt qua sông Hương
tấn công vào tòa Khâm Sứ Pháp. Đạo quân thứ hai do Trần Xuân Soạn chỉ
huy đánh đồn Mang Cá góc đông- bắc thành Huế.
Bị đánh bất ngờ lúc đầu quân địch rất hoảng loạn, nhưng sau đến gần
sáng chúng đã chấn chỉnh lực lượng phản công chiếm kinh thành Huế.
Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc tài sản và tàn sát vô cùng dã man
nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó hầu như
nhà nào cũng có người chết. Do đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế
đã lấy ngày 23 – 5 âm lịch làm ngày giỗ chung.

8


(vua Hàm Nghi)
(sách giáo khoa lịch sử 11)
Sáng hôm ngày mồng 5 – 7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi
cùng tùy tùng dồi kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại

đây, ngày 13 – 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã
hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất với mục đích đánh Pháp, giành độc lập,
xây dựng lại chế độ phong kiến. Thực dân Pháp đưa các tên khét tiếng ra cai
trị các đồn, tổ chức bao vây, chiếm đóng, chặn đường vào nam ra bắc của
vua Hàm Nghi.

9


Ở Quảng Trị một thời gian để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp,
Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu
Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần
hai vào ngày 20 – 9 – 1885.

(Chiếu Cần Vương)
(internet đã qua xác minh)
Bản dịch chiếu Cần Vương:
“Từ xưa kế sách chống giặc không ngoài ba điều:đánh, giữ, hòa. Đánh thì
chưa có cơ hội, giữ thì khó định hẹn được sức, hòa thì họ đòi hỏi không biết
chán. Đang lúc thế sự muôn vàn kgos khăn như vậy bất đắc dĩ phải dùng
quyền. Thái vương rời sang đất Kỳ, Huyền Tông sang chơi đất Thục, người
xưa cũng đều có làm.
Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không
lúc nào không nghĩ đến tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức, hiện
tình hình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng tăng thêm binh thuyền
đến buộc theo những điều mình không thể nào làm được, ta chiếu lệ thường
10


tiếp đãi ân cần, chúng không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ,

sự hiểm nguy biến ngay trong chốc lát. Kẻ đại thần lo việc nước chỉ nghĩ
đến kế làm cho nước nhà được yên, triều đình được trọng, cúi đầu tuân
mệnh hay ngồi để mất cơ hội, sao bằng nhìn thấy chỗ âm mưu biến động
của địch mà đối phó trước. Ví bằng việc xảy ra không thể tránh được thì
cũng còn có cái việc như ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do
thời thế xui nên vậy. Phàm những người đã cùng dự chia mối lo này, tưởng
cũng đã dự biết. Biết thì phải dự vào công việc, nghiến răng dựng tóc thề
giết hết giặc, nào ai không có cái lòng như thế? Vả lại bầy tôi đứng ở triều
chỉ có theo nghĩa mà thôi, nghĩa đã ở đâu là sống chết ở đấy. Hồ Yển, Triệu
Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào
đời xưa vậy.
Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức được, để đô thành bị
hãm, xe từ giá phải dời xa, tội ở mình trẫm cả, thật xấu hổ vô cùng. Nhưng
chỉ có luân thường quan hệ với nhau, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ,
tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, kẻ dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của ra giúp
quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm như thế mới phải chứ?
Cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì
tâm lực, ngõ hầu lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nhu
thành yên, thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này, phúc của tôn xã tức là
phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, chẳng há phải
tốt lắm ư? Bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn lo
cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đảo ngũ trốn lẩn,
người dân không biết trọng nghĩa cứu gấp việc công, kẻ sĩ thì cam bỏ chỗ
sáng đi theo vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở trên đời thì áo mũ mà là
ngựa trâu, ai lỡ làm như thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều
đình sẽ có phép tắc hẳn hoi, chớ để sau này phải hối! Phải nghiêm sợ mà
tuân theo!
Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên
kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân khắp nơi, dưới sự lãnh đạo của
văn thân, sĩ phu yêu nước đã đứng dậy chống Pháp rất sôi nổi.
Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là phong trào
đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Trong thời kỳ nay hoàn

11


toàn vắng mặt quân đội của triều đình. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa không
phải là quan lại triều Nguyễn như trong thời kỳ đầu chống Pháp, mà là các
văn thân yêu nước có chung nỗi đau mất nước với quần chúng lao động nên
đã tự nguyện dứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược.
Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sự biến kinh thành Huế vào dầu
tháng 7 – 1885 và trải qua hai giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất từ 1885 đến 1888, giai đoạn cuộc khởi nghĩa
diễn ra dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết,
phong trào phát triển khắp cả nước. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
ở các địa phương sau như: ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng
Ngãi,…vv.
2. Giai đoạn hai từ 1888 đến 1895, giai đoạn này không còn sự chỉ
đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn diễn ra quyết liệt quy
tụ vào một số trung tâm lớn như Hương Sơn – Hương Khê ở Hà
Tĩnh, Ba Đình – Hùng Lĩnh ở Thanh Hóa, Bãi Sậy – Hai Sông ở
Hải Dương – Hưng Yên.
Có thể nói trong phong trào Cần Vương thì cuộc khởi nghĩa Hương Khê
(1885 – 1895) là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, kéo dài nhất và sự thất
bại của cuộc khởi nghĩa đánh dáu sự thất bại chung của phong trào đấu tranh
vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương.

12



(Chiếu Cần Vương)
(tư liệu hình ảnh trên bài giảng điện tử đã qua thẩm định)

II. Khởi nghĩa Hương Khê.
1.Lãnh đạo
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là đỉnh cao của phong trào Cần
Vương và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng
lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam.
Lãnh đạo chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng
(1847-1895) và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864 –
1893).

13


*

Phan

Đình

Phùng

(1847



1895)


(Phan Đình Phùng)
(sách giáo khoa lịch sử lớp 11)

Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La
Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ,tỉnh Hà Tĩnh), trong một gia đình
nho học. Cha ông là phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan
Đình Thông và cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là phó bảng Phan
ĐìnhVận. Năm 1876, Phan Đình Phùng đỗ cử nhân. Năm sau (1877), ông thi
đậu Đình Nguyên Tiến Sĩ, được bổ làm tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh
Bình). Do ông đánh đòn cố đạo Trần Lục (tục gọi là cụ Sáu), vì ông này hay
14


ỷ thế để ức hiếp dân, nên ông bị triều đình bắt tội, triệu hồi về kinh đô Huế,
sung chức Ngự sử đô sát viện.
Tại triều, ông tố cáo nhiều vụ khuất tất, nên có lần được vua Tự Đức
khen là “thử sự cửu bất phát, phùng Phùng nải phát” (việc này đã lâu không
ai phát giác ra, nay gặp Phùng mới phát hiện được), nên càng nổi tiếng về
tính cương trực. Năm 1882, ông dâng sớ đàn hặc thiếu bảo Nguyễn Chánh
về việc “ứng binh bất viện” (cầm quân mà ngồi yên, không đi tiếp viện) khi
quân Pháp tấn công thành Nam Định và về việc "chẳng quan tâm đến dân
tỉnh ở Bắc Kỳ”. Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về
việc phế vua Dụ Đức, lập vua Hiệp Hòa, ông bị phụ chính Thuyết cách chức
đuổi về quê nhà. Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức, rồi được bổ
làm tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh.
Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy
ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích
riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương
của vua, dù đang để tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực

lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phan
Đình Phùng được nhà vua phong chức Tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân
xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn, Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh.
Suốt mười năm (1885 – 1895) bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc
khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận,
và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất trận Vụ
Quang năm 1894. Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được
cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình
Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng
Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy “tình xưa nghĩa cũ” để khuyên
hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng
15


Nguyễn Thân và những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai
quật mồ mả tổ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.
Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một
cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân đến phối hợp với công
sứ Nghệ An là Duvillier đem 3000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương
Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương biết đường tiếp vận,
nên vũ khí, lương thực, quân số đều thiếu thốn, khó bù đắp. Mỗi lần đối
phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về
núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày. Ngày 17 – 10 - 1894,
Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương
mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Trong một trận giao tranh ác liệt,
Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 – 12 – 1895.

(Bút tích Phan Đình Phùng)
(bảo tàng lịch sử Việt Nam)


* Cao Thắng (1864 – 1893)
16


(Cao Thắng)
(trang bìa cuốn sách “Cao Thắng vị tướng tài ba của cuộc khởi nghĩa Hương Khê)

17


Cao Thắng (1864 – 1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình
Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 –
1895) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX.
Cao Thắng sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Hàm Lại thuộc xã
Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm (1874), khi mới 10 tuổi, Cao
Thắng đi theo Đội Lựu (Trần Quang Cán) làm liên lạc cho nghĩa quân mà
triều đình Huế gọi là giặc Cờ Vàng Sau khi Đội Lựu chết, Cao Thắng lẩn
trốn, được giáo thụ Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) đưa về
nuôi. Năm 1881, khi ông Thuật mất Cao Thắng trở về Sơn Lễ làm ruộng.
Năm 1884, Cao Thắng bị vu cáo là thủ phạm giết vợ Quản Loan nên bị bắt
và giam tại nhà lao Hà Tĩnh.
Ngày 2 – 11 – 1885, thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương là Lê Ninh
đã đưa quân đến tập kích tòa thành trên, giết chết Bố chánh Lê Đại, bắt sống
Án sát Trịnh Vân Bưu, và giải phóng tù nhân, trong đó có Cao Thắng.
Trở lại quê nhà, Cao Thắng cùng Cao Nữu (em ruột) và Nguyễn Kiểu
(bạn thân) chiêu mộ được khoảng 60 người đồng chí hướng, rồi tất cả cùng
tự nguyện đến tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng
(người được vua Hàm Nghi giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp
ở Hà Tĩnh) làm thủ lĩnh.
Ban đầu, Cao Thắng được phong làm Quản cơ. Đến đầu năm 1887, khi

phong trào bị suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền tổng chỉ huy lại cho
Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh…tìm sự
hỗ trợ và liên kết lực lượng. Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các chỉ huy
khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động
(Hương Sơn) để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn
lũy, rèn đúc vũ khí,...

18


Cao Thắng không những là một nhà chỉ huy quân sự đầy mưu lược, nhà
chỉ đạo tổ chức thực tiễn tài giỏi mà còn là một người sáng tạo. Nhận thức
được vấn đề vũ khí có tác dụng rất
lớn trong chiến tranh, vấn đề đặt ra
đối với Cao Thắng là bằng mọi
cách phải chế tạo được súng như
của Tây.
(Cao Thắng chế tạo vũ khí)
(internet đã qua thẩm định)
Từ đó ông cho tập trung thợ rèn Trung Lương, Vân Chàng, thợ mộc Xa
Lang về Trường Sim mở lò rèn đúc súng theo kiểu 1874 của Pháp, chẳng
bao lâu những kho vũ khí lớn như Khe Rèn, đồn Cây Khế ở Đại Hàm đã
chứa hàng trăm khẩu súng kiểu 1874 cùng rất nhiều đạn dược, súng bắn rất
hiệu nghiệm và chỉ có nhược điểm là bắn không xa bằng súng Pháp do ruột
gà ngắn và không có rãnh bên trong. Đại uý Pháp Goselin từng dự vào cuộc
chinh phạt ở Nghệ Tĩnh đã viết trong cuốn “Nước Nam”: “ Tôi có đem nhiều
khẩu súng đó về Pháp nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh khí
nước ta chế tạo, đến nỗi tôi đưa cho các quan pháo thủ xem các ông cũng
phải sửng sốt lạ lùng”. (1)
Nói đến việc Cao Thắng rèn đúc vũ khí, nhà sử học Phạm Văn Sơn kể:

“Một sự khó khăn nhất bấy giờ đối với nghĩa quân là vấn đề vũ khí.
Kinh nghiệm cho thấy gươm giáo, gậy guộc không chống nổi súng đồng...
Cho nên Cao Thắng liền nghĩ cách chế tạo súng đạn...Trong một trận giáp
chiến trên đường Nghệ An – Hương Sơn, Cao Thắng đoạt được 17 khẩu
súng bắn mau của quân Pháp...Ông liền cho thợ rèn ở hai làng là Vân

19


Chàng và Trung Lương (Hà Tĩnh) lấy súng làm mẫu...Sau mấy tháng ròng
đúc được 350 khẩu như hệt kiểu súng năm 1874 của Pháp…”
Cuối tháng 9 – 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh.
Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng
ngàn lính và 500 khẩu súng kiểu Pháp và rất nhiều súng hoả mai.(2)
Nhờ tài năng tổ chức chỉ huy biết coi trọng cả hai mặt quân sự và chính
trị của Cao Thắng nên vùng căn cứ địa Hương Khê, Hương Sơn được củng
cố vững mạnh, từ đó làm bàn đạp để mở rộng địa bàn hoạt động phá thế bao
vây của địch. Kể từ đó trở đi, Cao Thắng trở thành một trợ thủ đắc lực của
thủ lĩnh Phan Đình Phùng và là một chỉ huy dũng cảm và xuất sắc của lực
lượng Hương Khê. Mặc dù bận rộn công việc điều hành chung và rèn đúc vũ
khí, nhưng Cao Thắng cũng đã tham dự một số trận đánh. Sau khi ở Bắc về
cụ Phan, linh hồn của cuộc khởi nghĩa là Cao Thắng đã mở rộng vùng kháng
chiến và phát triển lực lượng với 15 quân thứ và Cao Thắng được phong làm
Chưởng vệ tức Tổng chỉ huy nghĩa quân. Dưới quyền chỉ huy của Cao
Thắng trong những năm 1889 – 1892 nghĩa quân căn bản giữ vững và phát
triển được lực lượng liên tục tấn công địch ở Thanh Chương, Anh Sơn
(Nghệ An) khắp nơi ở Hà Tĩnh và các cuộc càn quét của địch đều bị bẻ gãy,
đáng kể là trận:
• Chống cuộc càn quét của quân Pháp tại khu Hói Trùng và Ngàn Sâu
vào đầu tháng 8 – 1892.

• Dùng mưu bắt sống được Tuần phủ Đình Nho Quang vào tháng 3 1892, làm chấn động dư luận Hà Tĩnh
Nhưng đến đầu năm 1893 sau khi đánh dẹp xong các cuộc khởi nghĩa ở
Bắc Kỳ, quân Pháp tập trung lực lượng khép vòng vây dồn nghĩa quân
Hương Khê lên vùng rừng núi. Một mặt chúng cắt đứt các đường tiếp tế
lương thực mặt khác dùng kế ly gián dụ hàng, vòng vây của địch ngày càng
20


khép chặt, để phá thế bao vây Cao Thắng đề nghị với Phan Đình Phùng một
kế hoạch táo bạo là đánh thẳng vào tỉnh thành Nghệ An đầu não chỉ huy của
địch khai thông con đường ra Bắc. Tuy nhiên trong một trận đánh ở Thanh
Chương (Nghệ An) vị tướng tài trẻ tuổi đã hy sinh lúc 29 tuổi giữa lúc tài
năng đang chín muồi đó là một tổn thất vô cùng to lớn của nghĩa quân
Hương Khê và phong trào chống Pháp ở Trung Kỳ, cụ Phan như mất cánh
tay phải đắc lực của mình.
Cao Thắng người con ưu tú của quê hương đã hiến trọn cuộc đời trẻ
tuổi vì sự nghiệp của dân tộc, đó là một vị tướng trẻ tuổi, nhà chỉ huy và tổ
chức quân sự tài giỏi, một “ kỹ sư quân giới” một nhà sáng chế thông minh
sáng tạo. Thân thế và sự nghiệp của Cao Thắng mãi mãi chói ngời trong
trang sử anh hùng của dân tộc chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19.
Trong hàng ngũ chỉ huy của nghĩa quân, ngoài Phan Đình Phùng và
Cao Thắng còn có một số sĩ phu yêu nước khác như: Ts.Phan Trọng Mưu,
Cử nhân Phan Quang Cư…và một số thủ lĩnh xuất thân từ nông dân lao
động như: hai anh em nhà Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan
Đình Long, Phan Đình Viên, Đề Niên, Đề Vinh, Hiệp Tuấn, Cao Đạt…vv.
Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng và giúp đỡ nhiệt tình của quần
chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân bốn tỉnh đã đóng góp lương thực của
cải và cho con em tham gia vào đội quan khởi nghĩa để chiến đấu.

21



2.Tập hợp lực lượng
Sau khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương (7 – 1885), ở Hà Tĩnh
đã bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh vũ trang.
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là của Lê Ninh (thường gọi là Ấm Ninh) ở
Trung Lễ (Đức Trung, Đức Thọ). Cuối năm 1885, Lê Ninh tổ chức tấn công
vào thành Hà Tĩnh, giết chết tên Bố chánh Lê Đại. Sau đó, nghĩa quân kéo
lên Hương Khê, vừa để tránh sự truy nã, vây hãm của giặc Pháp, vừa nhằm
phối hợp tac chiến với đội quân của Phan Đinh Phùng. Nhưng không may,
đến giữa năm 1886, Lê Ninh bị bệnh mất. Em ông là Lê Trực đã thay ông ,
sau này trở thành một thủ lĩnh nghĩa quân Hương Khê.
Cùng thời với khởi nghĩa của Lê Ninh, còn có các cuộc khởi ngĩa khác
như:
Khởi nghĩa của Cao Thắng, Cao Nữu ở Hàm Lại, Sơn Lễ (Hương Sơn).
Khởi nghĩa của Nguyễn Trach và Nguyễn Chanh ở Can Lộc.
Khởi nghĩa của Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi xuân.
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Thuận (Bá Hộ Thuận) ở Thạch Hà.
Ở làng Đông Thái (Đức Thọ) có đọi quân Phan Đình Phùng.
Ở Nghệ An lúc nay cũng xuất hiện nhiều lực lượng yêu nước chống
Pháp, tiêu biểu nhất là đội quân của nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhạ.
Cuốc Khởi nghĩa của hai ông tồn tại đến năm 1887.
Trên cơ sở phát triển cuộc khởi nghĩa đó, Phan Đình Phùng đã tập hợp
và phát triển thành một phong trào có quy mô rộng lớn khắp bốn tỉnh bắc
Trung Kỳ, với địa bàn chính ở Hương Khê, tồn tại suốt 10 năm liên tục.

22


3.Địa bàn hoạt động.


(hình ảnh địa bàn hoạt động của nghĩa quân)
(sách giáo khoa lịch sử lớp 11)
Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong đó địa bàn chính là Nghệ An – Hà Tĩnh.
Cuộc khởi nghĩa phát triển qua hai thời kỳ: từ 1885 – 1888 là thời kỳ xây
dựng và tổ chức; từ 1889 – 1895 là những năm chiến đấu của nghĩa quân.
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đinh phùng và Cao
Thắng.
Trước khi ra Bắc (đầu 1886) Phan Đình Phùng giao việc chuẩn bị lượng
và vũ khí cho Cao Thắng và các tướng lĩnh .Ròng rã suốt 3 năm trời, dưới sự
chỉ đạo của Cao Thắng, nghĩa quân đã ra sức xây dựng các khu căn cứ và
phát triển lực lượng, rèn đúc vũ khí.

23


Dựa vào địa thế hiểm trở của các tỉnh miền núi Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, nghĩa quân đã xây dựng 4 căn cứ lớn :
• Căn cứ Cồn Chùa (xã Sơn Lâm), án ngữ con đường sang Nghệ An ,
căn cứ này là nơi giấu lương thực và rèn đúc vũ khí .
• Căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng (tây nam Đức Thọ), được xây
dựng dựa vào địa thế hai sông Ngàn Sâu và Ngàn Tươi. Trong căn
cứ này có nhiều hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương bãi tập. Đây là
căn cứ lớn nhất của nghĩa quân trong thời kì đầu.
• Căn cứ Trùng Khê – Trí Khê (hai xã Hương Ninh – Hương Thọ
huyện Hương Khê) là căn cứ dự bị, có đường sang Lào, phòng khi bị
địch bao vây.
• Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm
trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo

đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay
theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có
thể lánh sang Lào.

(Bốn căn cứ chính của khởi nghĩa Hương Khê)
(internet đã qua thẩm định)

24


4. Tổ chức.
Về tổ chức lực lượng, nghĩa quân Phan Đình Phùng chia làm 15 quân
thứ. Hà Tĩnh có 10 quân thứ, Nghệ An có 2 quân thứ, Quảng Bình có 2 quân
thứ, Thanh Hóa có 1 quân thứ. Các quân thứ này xây dựng trên cơ sở các
đơn vị hành chính, thường là huyện có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi : (5)
• Khê thứ (huyện Hương Khê ,Hà Tĩnh), chỉ huy Nguyễn Thoại.
• Can thứ (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), chỉ huy Nguyễn Chanh,
Nguyễn Trạch. .
• Hương thứ (huyên Hương Khê, Hà Tĩnh), Nguyễn Huy Giao.
• Nghi thứ (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chỉ huy : Ngô Quảng và Hà
Văn Mỹ.
• Lai Thứ (Tổng Lai Thạch Can Lộc, Hà Tĩnh), chỉ huy: Phan Đình
Nghinh.
• Bình Thứ (tỉnh Quảng Bình), chỉ huy Nguyễn Thụ.
• Cẩm Thứ (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), chỉ huy Hoàng Bá Xuyên.
• Thạch Thứ (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), chỉ huy Nguyễn Huy
Thuận.
• Kỳ Thứ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), chỉ huy Võ Phát.
• Diệm Thứ (làng Tình Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh), chỉ huy Cao Đạt.
• Lễ Thứ (làng Trung Lễ, Đức Thọ), chỉ huy Nguyễn Cấp.

• Anh Thứ (huyện Anh Sơn, Nghệ An), chỉ huy Nguyễn Mộng.
• Diễm Thứ (huyện Diễm Châu, Nghệ An), chỉ huy Lê Trọng Vinh.
• Thanh Thứ (Thanh Hóa), chỉ huy Cầm Bá Tước.
• Lệ Thứ (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Chỉ huy Nguyễn Bí.
Trong 15 quân thứ trên, có một quân thứ trung tâm, đóng ở đại bản
doanh, do Phan Đình Phùng trực tiếp chỉ huy. Còn các quân thứ khác đóng ở
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×