Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tổng hợp tình trạng khai thác đá và ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.06 KB, 11 trang )

CẦN SỚM HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG
.PTO- Theo tài liệu điều tra địa chất khu vực, tìm kiếm và thăm dò, trên địa
bàn tỉnh đã ghi nhận trên 200 mỏ và điểm khoáng sản các loại. Trong đó,
khoáng sản làm vật liệu xây dựng có tiềm năng lớn và chiếm vị trí quan trọng
trong định hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Dự báo, trong
thời gian tới nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh về sản phẩm chế biến
từ khoáng sản vật liệu xây dựng (VLXD) ngày càng lớn do sự phát triển
nhanh của nền kinh tế quốc dân, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để mở rộng và
phát triển mạnh hơn nữa ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
làm VLXD.

Khai thác đá tại xã Ninh Dân (Thanh Ba) làm nguyên liệu
sản xuất xi măng.
Để đánh giá đúng các nguồn lực và những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển
sản xuất VLXD; xác định mục tiêu, quan điểm phát triển ngành VLXD, mới
đây Trung tâm quy hoạch của Sở Xây dựng đã triển khai Quy hoạch phát
triển công nghiệp VLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến


năm 2025. Đây sẽ là cơ sở để các cấp, ngành quản lý có hiệu quả việc khai
thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản để làm VLXD cũng như phát triển
ngành công nghiệp sản xuất VLXD một cách khoa học, hiệu quả, tạo ra những
sản phẩm có giá trị cao cho thị trường xây dựng trong tỉnh và xuất khẩu.
Quy hoạch đã đề cập khá rõ các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp
sản xuất VLXD của tỉnh; hiện trạng sản xuất, xu hướng phát triển thị trường
và nhu cầu VLXD; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển công
nghiệp VLXD trên địa bàn đến năm 2025. Đặc biệt việc quy hoạch phát triển
công nghiệp VLXD được thực hiện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch khác của các ngành, của Trung
ương; phải đảm bảo tính bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội,


bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hóa,
lịch sử, cảnh quan, an ninh quốc phòng. Phát triển sản xuất với quy mô hợp
lý, công nghệ sản xuất tiên tiến. Khuyến khích phát triển các công nghệ mới,
công nghệ sạch, công nghệ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết
kiệm nguồn tài nguyên. Đa dạng hóa các loại hình đầu tư thu hút mọi nguồn
vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh VLXD. Phân bố các cơ sở sản xuất
VLXD mới tập trung vào các khu công nghiệp, góp phần hình thành các trung
tâm công nghiệp lớn của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã
hội. Tập trung đầu tư chiều sâu công nghệ và phát triển sản xuất sản phẩm có
thế mạnh, trong đó chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm VLXD mới có
chất lượng và giá trị gia tăng cao. Đồng thời phát triển các loại VLXD có
nguồn nguyên liệu tại chỗ như xi măng, gạch, ngói, bê tông, đá xây dựng,
gạch không nung đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng của tỉnh. Tổ chức sắp
xếp lại lực lượng sản xuất thủ công, tập trung thành các cơ sở có quy mô công
nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ sở chuyển đổi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên
tiến. Phân bố các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hợp lý, di dời các cơ sở
không còn phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và không đảm bảo các
điều kiện về môi trường.
Quy hoạch VLXD nhằm đáp ứng nhu cầu trên các lĩnh vực xây dựng của tỉnh
và cung cấp các sản phẩm VLXD có thế mạnh ra các tỉnh lân cận và xuất
khẩu; đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu, tiềm năng
lao động và vị trị địa lý thuận lợi của tỉnh. Phát triển sản xuất và thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp VLXD nhằm góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, cải thiện đời sống nhân dân là việc làm cần thiết. Trong thời
gian tới tỉnh tập trung sản xuất VLXD công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao, chủng loại VLXD mới mà thị trường có nhu cầu, tiêu hao


nguyên liệu và năng lượng thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ

cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu cụ thể của quy hoạch, nâng giá trị sản xuất
ngành công nghiệp VLXD đến năm 2015 gấp 4-5 lần so với hiện nay và
chiếm tỷ trọng từ 16-18% trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của
tỉnh; thu hút khoảng 3.500 lao động mới vào làm việc trong ngành công
nghiệp sản xuất VLXD. Duy trì và phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất
VLXD, để phấn đấu đến năm 2025 đạt sản lượng từ 3-3,5 triệu tấn xi
măng/năm; 1000 triệu viên gạch nung trở lên; 75-80 triệu viên gạch không
nung; 1,5 triệu viên ngói nung; 9-10 triệu viên gạch ốp lát; 400 nghìn sản
phẩm sứ vệ sinh…
Quy hoạch phát triển công nghiệp XLXD là việc làm rất cần thiết, bởi đây sẽ
là cơ sở để các cấp, ngành quản lý có hiệu quả việc khai thác, sử dụng nguồn
tài nguyên khoáng sản để làm VLXD cũng như phát triển ngành công nghiệp
sản xuất VLXD một cách khoa học, hiệu quả, tạo ra những sản phẩm có giá trị
cao cho thị trường xây dựng trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Do vậy, để dự
án quy hoạch sớm trở thành hiện thực đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, ngành
ở cả trung ương và địa phương. Trước hết là sự thống nhất về mặt quan điểm,
chủ trương, để từ đó có kế hoạch đầu tư phù hợp cho ngành sản xuất VLXD.
Nên ngăn chặn việc khai thác đá gây ô nhiễm môi trường
Hiện nay cả nước có hơn 150 mỏ đá vôi và hàng trăm mỏ đá xây dựng đang
được khai thác, tuy nhiên dây chuyền công nghệ chế biến đá tại phần lớn các
cơ sở này đều cũ và lạc hậu, không được trang bị thiết bị hút bụi tại nhiều
công đoạn nên đã gây ô nhiễm môi trường tại khu vực lân cận.
Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra cao hơn gấp nhiều lần cho phép, thậm chí có
những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng...
Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như
CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động tại
chính các cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sở này cũng luôn cao hơn nhiều
lần tiêu chuẩn cho phép do tiếng mìn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác
đá của các cơ sở này chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được
trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá

trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mìn, khoan phá đá, nghiền
sàng, chuyên chở...
Để từng bước giảm bớt nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn do các cơ sở khai thác và
chế biến đa gây ra, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các cơ sở này bên cạnh
việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong khai thác cũng như đầu tư lắp đặt hệ


thống hút bụi tại tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, cần thực hiện một
số giải pháp hạn chế sự lan tỏa bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quang như tưới
rửa hệ thống đường vận chuyển nội bộ, trồng cây xanh, các xe vận chuyển nguyên
vật liệu phải được che kín... Bộ Xây dựng cũng khuyến khích các cơ sở sử dụng
thuốc nổ an toàn giảm rung động và ít phát sinh khí độc hại vào môi trường, sử
dụng chất phụ gia nano bổ sung vào nhiên liệu xăng dầu nhằm tiết kiệm nhiên liệu
và giảm thiểu các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường như CO, HC, SO2...
Tuy nhiên, việc chỉ có văn bản yêu cầu của Bộ Xây dựng có thể chưa đủ để cải
thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trong các đơn vị khai thác và chế biến đá. Bộ
chủ quản và đơn vị cấp phép nên chăng quy định chỉ cấp phép cho các cơ sở dùng
công nghệ loại nào, đầu tư vốn bao nhiêu để đảm bảo không gây ô nhiễm về tiếng
ồn và khói bụi. Một vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực môi trường và văn hoá mà
lâu nay không có cơ quan nào lên tiếng, đó là chỉ nên khai thác những vùng núi đá
xa dân cư, không nên khai thác tận thu những nơi núi đá có cảnh quan đẹp, vì đó là
của cải phi vật thể vô giá của cộng đồng, một loại vốn quý của ngành du lịch. Làm
bài toán kinh tế đối với việc sử dụng các khu vực núi đá này sẽ thấy ngay việc khai
thác đá là dùng rất phí phạm tài nguyên của đất nước. Đãcó hiện tượng cơ quan
cấp phép cho khai thác núi đá nằm trong danh mục di tích lịch sử văn hoá được
xếp hạng...
XÃ HỘI
Thứ sáu, 26/8/2011, 18:40 GMT+7
E-mail


Bản In

Bé trai chết đuối ở hố khai thác đá
Trời nóng bức, 4 em rủ nhau ra hố nước ở mỏ khai thác đá tắm mát, một em
đã chết đuối trong mực nước sâu 3 mét.
> 4 đứa trẻ chết đuối tại ao làng
Chiều 25/8, không thấy cậu con trai 8 tuổi Hồ Hữu Tài (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ
An) về nhà, gia đình tìm kiếm và phát hiện thi thể của em nổi ở hố nước dưới chân
núi thuộc mỏ đá Lèn Chùa.


Hiện trường vụ chết đuối. Ảnh: BNA
Chiều hôm đó, Tài cùng 3 bạn đồng trang lứa trong làng rủ nhau ra hố nước để
tắm. Thấy cậu bé lớp 3 bị chìm, 3 em nhỏ hoảng sợ bỏ chạy.
Chính quyền xã Quỳnh Xuân cho biết, hố nước sâu chừng 3 m, nơi rộng nhất
khoảng 30 m, do một công ty đào để khai thác đá song chưa kịp lấp mà không gắn
biển cảnh báo nguy hiểm.
Tình trạng trẻ em đuối nước trong mùa hè, mùa nắng nóng ở Nghệ An đang trong
tình trạng báo động. Gần 20 em nhỏ tử vong trong 3 tháng qua.
Nguyên Kho
Hai học sinh lớp 11 chết đuối tại hồ khai thác đá bỏ hoang
(Dân trí) - Nhóm học sinh rủ nhau tắm tại một hồ khai thác đá bỏ hoang, do
nước sâu nên 2 em tử nạn.


Các thợ lặn tìm kiếm nạn nhân trong một vụ chết đuối trước đó
Chiều 15/4, thi thể của hai học sinh lớp 11 là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn
Hòa Hiệp (cùng 17 tuổi, người địa phương). Thời điểm gặp nạn các em đang là học
sinh lớp 11 Trường Cao đẳng vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề Lilama 2 (đóng tại
địa bàn huyện Long Thành).

Trước đó, vào khoảng 15h30 chiều 14/4, Đức và Hiệp cùng 3 nữ sinh khác rủ nhau
đi tắm tại một hồ khai thác đá đã bỏ hoang nằm tại ấp Tập Phước, xã Long Phước,
huyện Long Thành.
Đến nơi, 3 người ngồi lại trên bờ, riêng Đức và Hiệp rủ nhau nhảy xuống dưới tắm.
Do lọt vào chỗ nước sâu nên cả hai nhanh chóng chìm xuống phía dưới. Khi mọi
người trợ giúp đến được hiện trường thì cả hai em đã mất tích dưới hồ.
Các thợ lặn đại phương được huy động để tìm kiếm 2 học sinh trên. Do khu vực hồ
này khá sâu nên công tác tìm kiếm gặp khá nhiều khó khăn. Đến chiều 15/4, các
thợ lặn đã đưa được thi thể của hai nam sinh này lên bờ. Được biết, khi phát hiện,
cả hai nạn nhân nằm ở độ sâu gần 20m dưới lòng hồ.
Người dân địa phương cho biết, khu vực này trước đây là thuộc địa bàn của một
công ty khai thác đá. Khi đơn vị này rời đi bỏ lại nhiều hồ nhỏ nhưng có mực nước
rất sâu. Điều đáng nói, dù nguy hiểm nhưng nơi này không hề có biển cảnh báo
nhằm ngăn chặn những hiểm họa có thể xảy ra.
Hiện thi thể 2 học sinh này đã được chuyển giao cho gia đình đem về an táng.
Thế Phong


Nhức nhối nạm khai thác đá Ôpan ở Đắk Nông
Bản in ấnEmail
Cỡ chữ
Ý kiến bình luận (0)
(Tamnhin.net) - Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh
rất nhiều về tình trạng khai thác khai đá Ôpan bừa bãi, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường, đời sống, an ninh trật tự trên địa bàn thôn Tân Định, xã
Đắc Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông).

Khai thác đá bừa bải tạo thành hàng núi đất và những hố sâu hàng chục mét.
Sau khi các cơ qua ngôn luận phản ánh, cơ quan chức năng địa phương đã rất
nhiều lần vào cuộc nhằm ngăn chặn tình trạng này, song sự ngăn chặn đó chưa thật

sự quyết liệt, làm theo kiểu “dơ cao đánh khẽ” chẳng khác nào “đá ném ao bèo,
đẩy tình trạng khai thác đá nơi đây ngày càng hỗn loạn, vượt tầm kiểm soát của
chính quyền địa phương.
Phá cả rẫy nương vì đá
Hiện nay, mặc dù giá hồ tiêu rất đắt, song, người dân sẵn sàng phá bỏ cả rẫy tiêu
đang xanh tốt, chỉ vài năm nữa là có thu hoạch chỉ vì đá, thanh niên địa phương
thường xuyên tập trung tại bãi đá nhậu nhẹt suốt ngày, gây mất trật tự tại địa
phương, đây là một bức tranh toàn cảnh, phản ánh thực tế cuộc sống của người dân
tại thôn Tân Định.


Đá ô pan chất đầy sau UBND xã Đắk Gằn.
Để tận mục sở thị bãi đá Ôpan bị khai thác trái phép, chúng tôi phải vượt qua
quảng đường gần 100 Km tính từ TP Buôn Ma Thuột đến trung tâm xã Đắk Gằn,
sau đó rẽ phải đi theo đường đất chừng 5km là tới nơi.
Thời gian này là mùa mưa nên đường vào bãi đá rất khó đi, nếu đi theo đường của
xe vào chở đá ra thì không thể nào đi được, bởi đã bị các loại phương tiện lớn cày
nát, nên chúng tôi đành phải dắt xe qua những chiếc cầu gỗ chênh vênh, sắp sập,
mới có thể đi vào tới thôn Tân Định.
Đứng trên đỉnh đồi cao nhất của thôn Tân Định, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi
thấy cả một vùng rộng lớn bị cày xới loang lỗ, tan hoang, đi sát vào tận mỏ đá cảnh
tượng còn kinh hoàng hơn, hàng trăm hố sâu chừng 5-10m, rộng đến cả trăm m2
hiện hình trên mặt đất, những đống đất cao ngút trời, vừa mới múc lên còn mới
nguyên.
Tuy nhiên, điều làm chúng tôi không khỏi bất ngờ là tuyệt nhiên không thấy có
một phương tiện máy móc gì đào bới, toàn thôn gần như chỉ vườn không nhà
trống. Song để tìm những chiếc máy múc vừa khai thác trước đó không lâu chẳng
khó khăn gì, vì chỉ cần đi xung quanh bãi đá một vòng vào bất kỳ nhà dân nào
cũng có ít nhất một chiếc máy múc để trước sân.



Tan nát vì đá ôpan
Tò mò vì chuyện này chúng tôi đã gặp một người dân đang làm rẫy và được trả lời,
nghe đồn sắp có đoàn kiểm tra vào nên bà con dừng lại cho máy vào nhà cất hết,
nên mới vắng tanh thế này.
Được biết, hiện nay giá của đá Ôpan trên thị trường rất đắt đỏ, nếu như gặp hòn đá
nào có thế đẹp, lớn, đủ độ tuổi có thể lên tới trên 200 ngàn/1kg (đặc tính của đá
này là rất nặng, gấp rưỡi đá bình thường), còn loại đào tới đâu có tới đó giá bèo
nhất cũng phải 20.000/1kg trở lên.
Cũng chính vì có giá trị cao như vậy, người dân ham cái lợi trước mắt mà không
nghĩ đến cái hại lâu dài, bất chấp tác hại tới môi trường, phá hại cây công nghiệp,
hoa màu làm mất căn bằng sinh thái và đặc biệt sự can thiệp của các cơ quan chức
năng, người dân sẵn sàng khai thác bừa miễn là có đá.
Chính quyền bó tay
Thôn Tân Định là điểm nóng nhất tại xã Đắk Gằn, tình trạng khai thác đá Ôpan trái
phép ở đây diễn ra thường ngày, người dân bây giờ không còn sợ cái gọi là sự kiểm
tra của các cơ quan chức năng địa phương, bởi khi vào kiểm tra gần như không
bao giờ bị bắt gặp, vì đã có sẵn sự đề phòng trước.
Anh B một người dân tại thôn Tân Định cho biết: “Ở đây họ khai thác nhiều lắm,
người dân sẵn sàng sắm hoặc thuê máy cuốc, đào tung hết cả lên tìm đá, hơn nữa


giá đá cũng tương đối cao nên mới thi nhau đào như thế.”
Anh B còn nói thẳng tưng cho chúng tôi biết: “ Chính tôi cũng có xe cộ đang khai
thác, hiện giờ rất khó phải đào sâu hơn, cần loại máy móc hiện đại thì mới khai
thác được”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã đang trao đổi với PV.
Chúng tôi cũng nhận thấy riêng nhà anh B có 2 chiếc máy múc đang đậu ngay sân,
khu vườn anh B khoảng 1ha nhưng nay số diện tích bị cày xới lên tới khoảng 5

sào, số đất bị cày xới tạo ra những hố sâu hàng chục mét, rộng cả trăm mét và đang
cuồn cuộn nước bởi trời mưa to.
Để tìm hiểu rõ hơn vấ đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn
Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn cho biết: “Tình trạng khai thác đá Ôpan trái
phép là có thật, đã rất nhiều lần xã vào kiểm tra nhưng gần như không bắt được, vì
khi chuẩn bị vào kiểm tra trong bãi đá không còn khai thác, nếu có hỏi họ chỉ trả
lời đang múc đất đào ao nên đành chịu..”
Ông Tuấn còn cho biết thêm, thực ra việc khai thác đá này là do người dân tự phát,
hiện nay các đoàn của huyện và tỉnh thường xuyên về kiểm tra nhưng việc bắt gặp
người dân khai thác trực tiếp là gần như không có, vì họ rất nhanh chóng tẩu tán
tang vật.
Đề cập tới vấn đề an toàn lao động và an sinh xã hội, ông Tuấn cho rằng, đầu năm


nay tai thôn Tân Định xẩy ra vụ sập hầm làm chết 1 người, trước đây tình trạng trẻ
em, học sinh vào khai thác cũng có, nhưng bây giờ hết rồi, hiện nay địa phương
đang có chủ trương lấp hết các hố sâu đó lại, nhưng cần rất nhiều kinh phí mới có
thể làm được.
Cũng theo ông Tuấn, đất lấp lại đó gần như chẳng trồng được gì cả vì không còn
đất màu mà thay vào đó là đất sỏi đá được trộn lẫn lung tung nên không thể trồng
được cây gì cả.
Nguyễn Hải Dương



×