Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

khóa luận Phân tích chuỗi giá trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.41 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ GÀ THƯƠNG PHẨM TẠI
HAI TỈNH LONG AN VÀ TIỀN GIANG

PHẠM ĐÌNH PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007

2


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CHUỖI
GIÁ TRỊ GÀ THƯƠNG PHẨM TẠI HAI TỈNH LONG AN VÀ TIỀN GIANG” do
PHẠM ĐÌNH PHƯƠNG, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế
Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm 2007

Ngày

tháng

năm 2007



4


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin dành cho Ba Mẹ, bà Nội là những người đã ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi kết quả mà tôi đã có được. Cùng các em đã hết lòng giúp đỡ,
động viên cho anh có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM - những người đã tận tâm
truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong thời
gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin cảm ơn cô Phan Thị Giác Tâm đã tận tình
hướng dẫn và cho phép tham gia dự án: “Các giải pháp khắc phục hậu quả của dịch
cúm gia cầm đối với hộ nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long”, sử dụng một phần
dữ liệu của dự án để hoàn thành khóa luận này.
- Ban lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 2 tỉnh Long An và
Tiền Giang, các cô chú ở chi cục Thú Y 2 tỉnh Long An và Tiền Giang, các cô chú ở
trạm thú y các huyện: Cần Đước, Thị Xã Tân An, Chợ Gạo, Cai Lậy; các cô chú ở các
xã: Tân Lân, Mỹ Lệ, Bình Tâm, Long Khánh, Điềm Huy, Xuân Đông, Long Bình
Điền đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
- Các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn nghiên cứu đã cung cấp những thông
tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Các bạn bè tôi và các bạn cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu. Xin gởi đến các bạn lời cảm ơn thân thương nhất.

ĐHNL, ngày

tháng
Sinh viên

năm 2007



Phạm Đình Phương

6


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM ĐÌNH PHƯƠNG. Tháng 7 năm 2007. “Phân Tích Chuỗi Giá Trị Gà
Thương Phẩm tại Hai Tỉnh Long An và Tiền Giang”
PHAM DINH PHUONG. July 2007. “Value Chain Analysis of Poultry in
Long An and Tien Giang province”
Ở Long An và Tiền Giang hiện nay có 4 chuỗi giá trị gà thương phẩm chính:
chuỗi giá trị gà thả lan; chuỗi giá trị gà thả vườn; chuỗi giá trị gà nuôi nhốt (hay gà
công nghiệp) và chuỗi giá trị gà đẻ. Sau dịch cúm gia cầm đa số người chăn nuôi
chuyển sang hình thức nuôi nhốt.
Nông dân tham gia trong chuỗi giá trị gà nuôi nhốt là những nông dân tương
đối khá hoặc giàu có trong vùng, họ có vốn tương đối lớn và có khả năng chủ động về
vốn, nuôi với quy mô từ 500 đến dưới 10.000 con. Nông dân tham gia trong chuỗi giá
trị gà thả vườn là những nông dân có kinh tế trung bình, nuôi với quy mô từ 100 –
1000 con. Nông dân tham gia trong chuỗi giá trị gà thả lan đa số là những người nông
dân nghèo hoặc là những người chỉ nuôi nhằm mục đích tự tiêu dùng trong gia đình là
chính, nuôi với quy mô từ 10 – 100 con.
Người nông dân trong chuỗi giá trị gà thả lan thì được lợi nhuận trên 1 con gà
(1,6 kg/con) là lớn nhất khoảng 60.000 đồng/con, kế đến là nông dân trong chuỗi giá
trị gà thả vườn (44.450 đồng/con), lợi nhuận nhỏ nhất là người nông dân trong chuỗi
giá trị gà nuôi nhốt (3.570 đồng/con). Khi qui về lợi nhuận trong một năm thì người
nông dân trong chuỗi giá trị gà nuôi nhốt là cao nhất (57 triệu/năm/hộ), kế tiếp là nông
dân trong chuỗi giá trị gà thả vườn (26 triệu/năm/hộ), nông dân trong chuỗi giá trị gà
thả lan là thấp nhất (9 triệu/năm/hộ). Người nuôi gà đẻ có lợi nhuận trên một năm cao

hơn so với nuôi gà thịt.(142 triệu/năm/hộ).


Trong các chuỗi giá trị thì nông dân bỏ ra chi phí nhiều nhất, Margin và lợi
nhuận họ nhận được cũng là lớn nhất, tuy nhiên trong chuỗi giá trị gà nuôi nhốt thì
người bán lẻ lại được lợi nhuận cao nhất.

8


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

vii
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1
1.1. Đặt vấn đề
1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
3
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
3
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
3
1.5. Cấu trúc của khóa luận
4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
5
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
6
2.2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
6
2.2.3. Thực trạng dịch cúm gia cầm và các giải pháp khắc phục
hậu quả của dịch cúm gia cầm
8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12
3.1. Cơ sở lý luận
12
3.1.1. Một số khái niêm cơ bản
12
3.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi giá trị
13
3.1.3. Thực trạng ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay ở Việt Nam

13
3.1.4. Các hình thức chăn nuôi gia cầm ở Viêt Nam
15
3.1.5.Tác động của dịch cúm đối với nền kinh tế xã hội của Việt Nam 15
3.2. Các đặc điểm về marketting nông sản
17
3.2.1. Khái niệm về marketing nông sản
17
3.2.2. Vai trò của marketting trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
17
3.2.3. Độ chênh lệch marketing (Marketing magrin)
17
3.3. Phương pháp nghiên cứu
18
3.4. Các công thức sử dụng trong đề tài
18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
20
4.1. Thực trạng ngành chăn nuôi gà hiện nay ở Long An và Tiền Giang
20
4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu tại tỉnh Long An và Tiền Giang
22
4.2.1. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi gà thương phẩm
22
4.2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi gà thương phẩm
24
4.2.3. Hình thức chăn nuôi gà thương phẩm
26



4.2.4. Dịch vụ hậu cần phục vụ cho chăn nuôi gà thương phẩm
28
4.3. Sơ đồ các chuỗi giá trị
4.3.1. Chuỗi giá trị 1
4.3.2. Chuỗi giá trị 2

10

30
30
41


4.3.3. Chuỗi giá trị 3
4.3.4. Chuỗi giá trị 4
4.4. So sánh tỷ lệ Margin, tỷ lệ chi phí, tỷ lệ lợi nhuận của các thành
phần tham gia trong các chuỗi gà thịt thương phẩm
4.5. So sánh lợi nhuận đạt được của nông dân nhưng tham gia trong
các chuỗi khác nhau
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Với Nhà Nước
5.2.2. Với chi cục thú y
5.2.3. Với hộ chăn nuôi

48
55

64

66
66
67
67
68
69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP: Chi Phí
FAO: Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural Organization)
LN: Lợi Nhuận
NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy Ban Nhân Dân


13


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Số Lượng Gia Cầm Qua Các Năm ở Việt Nam.


13

Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Công Nghiệp Thương Phẩm

22

Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Thả Vườn và Gà Thả Lan
Thương Phẩm

23

Bảng 4.3. Kinh Nghiệm của Người Nuôi Gà Thương Phẩm

25

Bảng 4.4. Hình Thức Chăn Nuôi Gà Thương Phẩm ở Long An và Tiền Giang

27

Bảng 4.5. Chi Phí - Lợi Nhuận của Nông Dân Khi Bán Một 1,6kg Gà Sống

36

Bảng 4.6. Chi Phí - Lợi Nhuận của Thương Lái 1 Khi Bán Một 1,6kg Gà Sống

36

Bảng 4.7. Chi Phí - Lợi Nhuận của Thương Lái 2 Khi Bán Một 1,6kg Gà Sống

37


Bảng 4.8. Chi Phí - Lợi Nhuận của Cửa Hàng ở TPHCM Khi Bán Một 1kg Gà
Đóng Gói

38

Bảng 4.9. Chi Phí - Lợi Nhuận của Người Bán Lẻ Khi Bán Một 1kg Gà Đóng Gói

39

Bảng 4.10. Phân Phối Lợi Nhuận Giữa Các Thành Phần
39
Bảng 4.11. Chi Phí - Lợi Nhuận của Nông Dân Khi Bán 1,6kg Gà Sống

43

Bảng 4.12. Chi Phí - Lợi Nhuận của Thương Lái Khi Bán 1,6kg Gà Sống

44

Bảng 4.13.Chi Phí - Lợi Nhuận của Cửa Hàng ở TPHCM Khi Bán 1kg Gà
Đóng Gói

45

Bảng 4.14. Chi Phí - Lợi Nhuận của Người Bán Lẻ Khi Bán 1kg Gà Đóng Gói

46

Bảng 4.15. Phân Phối Lợi Nhuận Giữa Các Thành Phần


46

Bảng 4.16. Chi Phí - Lợi Nhuận của Nông Dân Khi Bán 1,6kg Gà Sống

50

Bảng 4.17. Chi Phí - Lợi Nhuận của Thương Lái Khi Bán 1,6kg Gà Sống

51

Bảng 4.18. Chi Phí - Lợi Nhuận của Cửa Hàng ở TPHCM Khi Bán 1kg Gà
Đóng Gói

52

Bảng 4.19. Chi Phí - Lợi Nhuận của Người Bán Lẻ Khi Bán 1kg Gà Đóng Gói

53


Bảng 4.20. Phân Phối Lợi Nhuận Giữa Các Thành Phần
53
Bảng 4.21. Chi Phí - Lợi Nhuận của Nông Dân Khi Bán 1 Trứng Gà Sống

58

Bảng 4.22. Chi Phí - Lợi Nhuận của Đại Lý Khi Bán 1 Trứng Gà Sống

59


15


Bảng 4.23. Chi Phí - Lợi Nhuận của Vựa Trứng ở TPHCM Khi Bán 1 Trứng
Gà Sống

60

Bảng 4.24. Chi Phí - Lợi Nhuận của Người Bán Lẻ Khi Bán 1 Trứng Gà Sống

61

Bảng 4.25. Phân Phối Lợi Nhuận Giữa Các Thành Phần
61
Bảng 4.26. Phân Phối Margin và Lợi Nhuận Các Thành Phần Tham Gia trong
Các Chuỗi Khác Nhau

63

Bảng 4.27. Phân Phối %Margin và %Lợi Nhuận Các Thành Phần Tham Gia
trong Các Chuỗi Khác Nhau
63
Bảng 4.28. Lợi Nhuận của Nông Dân Nuôi Gà Trong Một Năm

64


17



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Công Nghiệp Thương Phẩm

22

Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nuôi Gà Thả Vườn Thương Phẩm

24

Hình 4.3. Kinh Nghiệm của Người Nuôi

25

Hình 4.4. Hình Thức Chăn Nuôi Gà Thương Phẩm

27

Hình 4.5. Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị Gà Thả Lan ở Xã Điềm Huy – Châu thành,
Xã Tân Phú – Cai Lậy và Xã Xuân Đông - Chợ Gạo gtỉnh Tiền Giang

30

Hình 4.4. Chi Phí (CP) và Lợi Nhuận (LN) Tương Ứng trong Giá Bán Lẻ Gà
Thả Lan tại TPHCM

40

Hình 4.5. Chuỗi Giá Trị Gà Thả Vườn ở Xã Xuân Đông và Xã Long Bình

Điền - Chợ Gạo - Tiền Giang

41

Hình 4.6. Chi Phí (CP) và Lợi Nhuận (LN) Tương Ứng trong Giá Bán Lẻ Gà
Thả Vườn tại TPHCM

47

Hình 4.7. Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị Gà Công Nghiệp ở Xã Bình Tâm - Thị Xã
Tân An – Long An và Xã Xuân Đông - Chợ Gạo - Tiền Giang
48
Hình 4.8. Chi Phí (CP) và Lợi Nhuận (LN) Tương Ứng trong Giá Bán Lẻ Gà
Công Nghiệp tại TPHCM

54

Hình 4.9. Chuỗi Giá Trị Gà Đẻ ở Xã Bình Tâm – Thị xã Tân An – Long An và
Xã Xuân Đông, Xã Long Bình Điền - Chợ Gạo - Tiền Giang

55

Hình 4.10. Chi Phí (CP) và Lợi Nhuận (LN) Tương Ứng trong Giá Bán Lẻ
Trứng Gà tại TPHCM

62


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi

Phụ lục 2: Các Hình Minh Họa


20


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống ở Việt Nam, giá trị sản
xuất gia cầm gia tăng hàng năm từ 1.701 tỷ đồng năm 1986 tăng lên trên 4.084,08 tỷ
đồng năm 2003, tổng đàn gia cầm năm 1986 có 99,9 triệu con đến năm 2003 đạt 254
triệu con, trong đó gà 185 triệu con, vịt ngan ngỗng là 69 triệu con. Với tốc độ tăng
như vậy chăn nuôi đã góp phần đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
cao từ 17,9% năm 1990 lên 22% năm 2004. (nguồn:Viện chăn nuôi Việt Nam). Tuy có
tốc độ tăng tương đối như vậy nhưng chăn nuôi Việt Nam còn ở mức nhỏ lẻ phân tán
đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, theo cuộc nghiên cứu mới đây của tổ chức nông lương
thế giới (FAO), hiện nay nước ta có khoảng 8,3 triệu hộ gia đình chăn nuôi gia cầm ở
hình thức nhỏ lẻ manh mún, nuôi dưới 200 con, hình thức nuôi thả vườn, vấn đề an
toàn sinh học chưa được chú trọng.
Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm cũng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, đặc
biệt là vào tháng 12 năm 2003 ở nước ta đã xảy ra dịch cúm gia cầm virus typeA
H5N1 làm tiêu huỷ khoảng 57,2 triệu con gia cầm, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Dịch
cúm gia cầm đã xảy ra ở nước ta tất cả là 4 đợt và đến tháng 3 năm 2007 chúng ta đã
kiểm soát và ngăn chặn được dịch. Đây là một trong những dịch bệnh gây tổn thất
nặng nề đối với nền kinh tế, theo cảnh báo của các nhà kinh tế nếu dịch cúm xảy ra
trên nước Mỹ thì nền kinh tế Mỹ sẽ thiệt hại khoảng 5% GDP của nước Mỹ ở vào
khoảng 500 tỷ USD tức là gấp khoảng 12 lần GDP của Việt Nam. Một điều đáng cảnh
báo là dịch cúm gia cầm có thể lây lan sang người, theo thống kê của tổ chức y tế thế

giới (WHO) trong bốn năm trở lại đây thế giới đã xay ra 4 đợt dịch thì đã có 165
người nhiễm bệnh, 88 ca tử vong. Riêng Việt Nam đã có 93 ca nhiễm bệnh và 42 ca


vong, tổ chức này đã cảnh báo rằng virus type A H5N1 là loại virus gây tử vong cao
(70%) mặc dù có những biện pháp hồi sức cấp cứu tốt.
Đối mặt với tình hình dịch cúm hiện nay thì một số câu hỏi được đặt ra cho các
nhà lãnh đạo, người chăn nuôi là: Làm sao phát hiện được dịch? Con đường mà nó lây
lan? Ai là người tham gia trong quá trình đó? Sau dịch thì ta nên tổ chức chăn nuôi lại
như thế nào? Hình thức ra sao? Tái cấu trúc ra sao? Hình thức và cấu trúc nào thì đem
lại hiệu quả tốt nhất?
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho các nhà lãnh đạo, người chăn nuôi, và tất cả
các thành phần tham gia đều muốn biết. Để trả lời cho các câu hỏi đó thì phương pháp
tối ưu là chúng ta đi vào nghiên cứu chuỗi giá trị gia cầm. Chuỗi giá trị là bao gồm
toàn bộ các hoạt động nhằm đưa một sản phẩm đến người tiêu dùng cuối, bao gồm
những giai đoạn khác nhau trong sản xuất (cả về sự biến đổi mang tính vật lý, lẫn dịch
vụ cộng thêm), phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối, và cả sản phẩm thải loại
sau khi sử dụng (Kaplinksy and Morris, 2000).
Nghiên cứu về chuỗi giá trị trong chăn nuôi gia cầm bao gồm việc phân tích
quá trình sản xuất từ giai đoạn ấp trứng, bán con giống, chuẩn bị chuồng trại, tư vấn
kỹ thuật, cung cấp thức ăn và các dụng cụ chăn nuôi, chăm sóc, thú y…đến giai đoạn
ra thành phẩm, liên hệ với người mua (thương lái, công ty bao tiêu, người sử dụng trực
tiếp), vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, quá trình giết mổ, chế biến, mua bán và
sử dụng ở người tiêu dùng cuối…Như vậy nghiên cứu về chuỗi giá trị ta sẽ tìm ra các
nhân tố tham gia trong chuỗi và mức độ tác động của nó đối với giá trị tăng thêm của
sản phẩm gia cầm thương phẩm, các khâu mà sản phẩm gia cầm thương phẩm đi
qua…Từ đó ta biết được con đường mà dịch bệnh có thể lây lan để có biện pháp ngăn
ngừa hữu hiệu, và tìm ra các cấu trúc cần thiết, nên tái cấu trúc lại như thế nào để đạt
được tối ưu.
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có sản lượng gia cầm lớn đứng thứ hai cả

nước sau đồng bằng Sông Hồng, tỉnh Long An và Tiền Giang là nơi có tập trung đàn
gia cầm lớn chiếm gần 20% tổng đàn gia cầm của đồng bằng Sông Cửu Long và là nơi
không những cung cấp sản phẩm gia cầm trong tỉnh mà còn là nguồn cung cấp cho
thành phố Hồ Chí Minh, là tỉnh được xem là vành đai của thành phố Hồ chí Minh. Các
huyện Cần Đước, thị xã Tân An của tỉnh Long An, Cai Lậy, Chợ Gạo của tỉnh Tiền
2


Giang bên cạnh sản xuất nông nghiệp là nghề trồng lúa nước, có những cánh đồng lúa
phù sa trù phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt và bao phủ như sông Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp ở Long An, sông Tiền rộng lớn bao phủ tỉnh Tiền Giang
tạo nên một lợi thế cho chăn nuôi gà thương phẩm, đặc biệt là gà thả vườn chăn thả
trong vườn nhà và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm, với những kiến thức tôi đã học được ở nhà trường, cùng với sự tận tình
hướng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm tôi tiến hành chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá
trị gà thương phẩm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nêu đặc điểm của vùng chăn nuôi gà thương phẩm của hai tỉnh Long An và
Tiền Giang
Xác định các chuỗi giá trị trong vùng nghiên cứu
Mô tả các thành phần trong chuỗi
Phân tích lợi ích giữa các thành phần tham gia trong chuỗi
Xem xét sự tác động của chuỗi giá trị đến người nông dân
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Sau dịch cúm các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị sẽ ít hơn so với trước
dịch cúm
Phần chăn nuôi cho tiêu dùng trong nông hộ thay đổi không đáng kể giữa trước
và sau dịch cúm
Sau dịch cúm gia cầm chủ yếu là chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và bán

công nghiệp
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
a) Về nội dung: đề tài chỉ nghiên cứu các thành phần tham gia và mức độ đóng
góp của các thành phần vào giá trị tăng thêm của chuỗi giá trị gà thương phẩm
b) Về địa bàn: chỉ nghiên cứu tại huyện Cần Đước, thị xã Tân An của tỉnh
Long An và 2 huyện Cai Lậy, Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang
c) Về đối tượng: chỉ những người có tham gia trong chuỗi giá trị gà thương
phẩm tại 2 tỉnh Long An và Tiền Giang

3


d) Về thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ ngày 15/03/2007 đến
ngày 15/06/2007
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: giới thiệu về sự cần thiết phải thực hiện đề tài, nêu lên các khái niệm
cơ bản về chuỗi giá trị, lí do chọn đề tài và địa điểm để thực hiện đề tài. Nêu lên các
mục tiêu chính, các giả thiết và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Chương 2: giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan cũng như các tài liệu
trước đây có nghiên cứu về chuỗi giá trị. Giới thiệu tổng quan về các điều kiện tự
nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, từ đó có thể thấy được
những thuận lợi và khó khăn chính của người chăn nuôi gà thương phẩm
Chương 3: Nêu lên một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị, tính cần thiết phải
nghiên cứu chuỗi giá trị, các phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị, các đặc điểm của
nông sản, đặc điểm của chăn nuôi gia cầm cũng như thị trường tiêu thụ gia cầm và các
hình thức chăn nuôi gia cầm hiện nay ở Việt Nam. Tác động của dịch cúm gia cầm đối
với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, các đặc điểm và vai trò của Marketing nông
sản, các phương pháp nghiên cứu và các công thức sử dụng trong đề tài.
Chương 4: giới thiệu về hiện trạng chăn nuôi và các đặc trưng về kinh tế - xã
hội ở khu vực nghiên cứu. Xác định các chuỗi giá trị và phân phối lợi nhuận giữa các

thành phần trong chuỗi, xem xét sự tác động của chuỗi giá trị đến người nông dân và
nguyên nhân vì sao người nông dân lại tham gia vào chuỗi giá trị đó, họ có đặc điểm
gì khác so với người nông dân trong chuỗi khác.
Chương 5: nói lên các kết luận từ thực tế nghiên cứu, và từ đó có những kiến
nghị và giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi gà thịt

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trước đây có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản như: chuỗi giá trị về
nho Ninh Thuận, chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận, nhãn Hưng Yên, vải thiều Hải
Dương, rau an toàn Thường Tín Hà Tây, xoài cát Cam Ranh, xoài cát Hoà Lộc, bưởi
Năm Roi, ... nhưng các nghiên cứu này thiên về xây dựng thương hiệu nhiều hơn là
phân tích giá trị nhận được của các thành phần tham gia trong chuỗi, và đây là những
chuỗi giá trị nghiên cứu về cây trồng. Còn về gia cầm thì cũng có rất nhiều nghiên cứu
về gia cầm nhưng chủ yếu là nghiên cứu về kỹ thuật như: nghiên cứu về cách thức
chăn nuôi, lai tạo các con giống có chất lượng cao phẩm chất tốt, ... Mới đây vào tháng
2 năm 2007 thì có bài nghiên cứu của Agrifood Consulting International nghiên cứu về
tác động kinh tế của dịch cúm gia cầm và các chính sách về an toàn sinh học của các
hộ chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam, nhưng nghiên cứu về chuỗi giá trị gia cầm tại một
địa điểm cụ thể thì chưa có.
Từ khi mà lý thuyết về chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris ra
đời vào năm 2001 thì mới có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị, và đặc biệt sau khi có
hàng loạt nghiên cứu về chuỗi giá trên thế giới ra đời thì chúng ta mới quan tâm hơn
và thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu chuỗi giá trị. Khoa kinh tế của
trường Đại Học Nông Lâm cũng có nhiều luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về chuỗi giá

trị, trong đó có luận văn tốt nghiệp năm 2006 của La Hoàng Kha - lớp DH02KT
nghiên cứu về chuỗi giá trị cây đu đủ tại đồi Soklu thuộc xã Quang Trung – Thống
Nhất – Đồng Nai, đây là một nghiên cứu tại một địa điểm cụ thể, đã tìm ra được các
thành phần tham gia trong chuỗi và mức độ đóng góp vào giá trị tăng thêm của từng
thành phần.


×