Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

khóa luận Tìm hiểu tác động của chương trình chuyển đổi giống lúa tại huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.65 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
GIỐNG LÚA TẠI XÃ THẠNH NHỰT
HUYỆN GÒ CÔNG TÂY
TỈNH TIỀN GIANG

NGUYỄN HOÀNG TOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận: “TÌM HIỂU TÁC
ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI GIỐNG LÚA TẠI XÃ THẠNH
NHỰT, HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG”, do NGUYỄN HOÀNG
TOẠI, sinh viên khoá 2003, ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày________________.

TS. LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

Ngày

Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký, họ tên)

(chữ ký, họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba, mẹ, những người đã có công
sinh thành, dưỡng dục, đã động viên, cổ vũ và tạo những điều kiện tốt nhất để cho con
có được như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin bày tỏ lòng tri ân của mình đối với Ban
giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy

cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền thụ, hướng dẫn, trang bị những kiến thức quý báu
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thông qua khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu của tập thể cán bộ UBND xã, HTX Bình Tây xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công
Tây, tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ, đóng góp ý kiến
cho khóa luận tốt nghiệp của tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu tại địa phương.
Có một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ và kính yêu, người đã có 3 năm trực
tiếp giảng dạy tôi trong thời gian tôi theo học tại trường, đó là thầy Lê Quang Thông.
Thầy cũng chính là người tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Và cuối cùng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn của tôi, những
người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sống và học tập tại trường Đại Học
Nông Lâm này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG TOẠI. Tháng 6 năm 2007. “Tìm Hiểu Tác Động của
Chương Trình Chuyển Đổi Giống Lúa tại Xã Thạnh Nhựt, Huyện Gò Công Tây,
Tỉnh Tiền Giang”.
NGUYEN HOANG TOAI. June 2007. “Searching for Impact of Rice – Seed
Convert Project in Thanh Nhut Commune, Go Cong Tay District, Tien Giang
Province”.
Khóa luận tìm hiểu về tác động của chương trình chuyển đổi giống lúa tại xã
Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trên cơ sở phân tích số liệu thu thập
được từ UBND xã, thông qua đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và
điều tra, phỏng vấn 52 hộ trồng lúa trên địa bàn Thạnh Nhựt. Khóa luận tập trung
nghiên cứu 5 nội dung chính như sau:
- Thực hiện chương trình đổi giống người dân gặp những thuận lợi và khó khăn
gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong việc thực hiện

chuyển đổi giống lúa của nông hộ.
- Tác động của chương trình về mặt kinh tế, môi trường là gì? Cụ thể như thế
nào? Và lên những đối tượng nào?
- Vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức khác (HTX Bình Tây, các
đại lý VTNN, đội ngũ thương lái trên địa bàn xã) trong quá trình thực hiện chương
trình chuyển đổi giống.
- Những điều kiện cần thiết để phát huy hơn nữa hiệu quả của chương trình.


MỤC LỤC
Trang

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)

HTX


Hợp Tác Xã

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

LVCN

Luận văn Cử nhân

PRA

Đánh giá Nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal)

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

VS

Vệ sinh

VTNN


Vật tư Nông nghiệp

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tính đến năm 2000, Việt Nam thực sự là 1 quốc gia nông nghiệp với 76% dân
số ở nông thôn và 22 triệu lao động nông nghiệp. Lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam
từ bao đời nay vẫn gắn liền với cây lúa nước. Trong nhiều năm, cây lúa vẫn khẳng
định vị trí hàng đầu của mình về diện tích canh tác cũng như sản lượng của cây trồng ở

nước ta. Cây lúa nước được xem là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người,
đồng thời đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước (thông qua xuất khẩu gạo). Từ chỗ
lương thực thiếu đói, hiện đã giải quyết được vấn đề lương thực đủ ăn, có dự trữ và
xuất khẩu. Bắt đầu từ năm 1989 đã có xuất khẩu và hàng năm đều trên 2 triệu tấn gạo,
trong đó năm 1999 lên đến 4,55 triệu tấn. Trong thời kỳ từ năm 1989 – 2000 tốc độ
tăng trung bình sản lượng lúa hàng năm là 5,5%. Năm 2000 sản lượng lúa 32,5 triệu
tấn (số liệu niên giám thống kê năm 2000). Để có được những con số trên, nhân tố
“tiến bộ kỹ thuật” trong sản xuất nông nghiệp là không thể không nhắc tới, đặc biệt là
nhân tố giống, chính nó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và thu
nhập cho người nông dân. Những khó khăn của nền nông nghiệp Việt Nam là giá cả
nông sản bấp bênh (đầu ra không ổn định), hay gặp thiên tai (bão, lụt, lũ hàng năm),
dịch bệnh, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, chất lượng nông sản chưa được cao
(do yếu tố giống)…và nghề trồng lúa cũng không nằm ngoài các đặc điểm chung đó.
Xã Thạnh Nhựt thuộc huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang, một trong những
địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất của cả nước với
90% lượng gạo xuất khẩu, 2006), cuối năm 1999, trước thực trạng diễn ra trong vấn đề
canh tác lúa tại địa phương đó là giống cũ đã bắt đầu thoái hóa, dễ sâu bệnh, năng suất
giảm, chi phí tăng, hợp tác xã Bình Tây dưới sự chỉ đạo và phân công của UBND xã
Thạnh Nhựt đã tiến hành mua một số giống mới từ viện lúa đồng bằng sông Cửu


Long, công ty giống Miền Nam… có đặc tính tốt hơn về thử nghiệm trên cánh đồng
lúa của xã Thạnh Nhựt nhằm thay thế dần các giống cũ đang ngày càng thoái hóa. Tuy
vậy, đến năm 2003 việc áp dụng chương trình mới được phổ biến ra diện rộng. Trước
tình hình này, đề tài nghiên cứu “TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI GIỐNG LÚA TẠI XÃ THẠNH NHỰT, HUYỆN GÒ CÔNG TÂY,
TỈNH TIỀN GIANG” được thực hiện nhằm mô tả bức tranh sản xuất lúa của địa
phương, ưu nhược điểm của chương trình chuyển đổi giống và bổ sung vào kinh
nghiệm quản lý về trồng lúa của chính quyền địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và tác động của chương trình chuyển đổi giống lúa, qua đó
góp phần làm cơ sở để chính quyền địa phương, người dân tìm được hướng đi đúng
đắn và phù hợp nhất cho mình để phát huy hiệu quả thực sự của chương trình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu gồm:
- Thực hiện chương trình đổi giống người dân gặp những thuận lợi và khó khăn
gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong việc thực hiện
chuyển đổi giống lúa của nông hộ.
- Tác động của chương trình về mặt kinh tế, môi trường là gì? Cụ thể như thế
nào? Và lên những đối tượng nào?
- Vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức khác (nếu có) trong quá
trình thực hiện chương trình chuyển đổi giống.
- Những điều kiện cần thiết để phát huy hơn nữa hiệu quả của chương trình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Về nội dung
Nghiên cứu chỉ tập trung giải quyết các vấn đề đã được nêu ra ở phần mục tiêu
cụ thể của nghiên cứu (1.2.2). Ngoài ra nghiên cứu cũng điểm qua các nội dung về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương tiến hành nghiên cứu. Đặc biệt với
khả năng hiểu biết có hạn, tác giả không đề cập đến các vấn đề về chủ trương chính

2


sách và pháp luật của nhà nước, của chính quyền địa phương trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu.
1.3.2. Về đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu
Tác giả tiến hành điều tra, nghiên cứu trên 52 nông hộ có trồng lúa phân bố trên
khắp địa bàn xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Nghiên cứu điều tra thu thập số liệu về trồng lúa của nông hộ trong 2 năm 2002
và 2006. Năm 2000 là năm cuối cùng trước khi người dân chuyển sang dùng các giống
lúa mới.
Nghiên cứu được tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2007.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương với những nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1. Mở đầu
Chương này bao gồm các nội dung:
+ Lý do chọn vấn đề nghiên cứu “Tìm hiểu tác động của chương trình
chuyển đổi giống lúa tại xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang”.
+ Mục tiêu nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu.
+ Cấu trúc khóa luận.
- Chương 2. Tổng quan
Chương này mô tả những đặc điểm khái quát về địa bàn nghiên cứu (xã Thạnh
Nhựt) như các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội… và giới thiệu sơ nét về hợp tác
xã Bình Tây, đơn vị có vai trò rất lớn trong chương trình chuyển đổi giống lúa này.
- Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu (tác động của chương trình chuyển đổi giống lúa) như vai trò của tiến bộ kỹ thuật
trong nông nghiệp, tiêu chuẩn chọn giống lúa…và giới thiệu một cách có hệ thống các
phương pháp nghiên cứu mà luận văn đã sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu
đã nêu ở phần 1.2.2 hoặc tìm ra các kết quả nghiên cứu. Chương này gồm 2 phần:
+ Cơ sở lý luận.
+ Phương pháp nghiên cứu.

3


- Chương 4. Kết quả và thảo luận

Đây là chương trọng tâm trong phần nội dung chính của khóa luận khi hoàn tất
việc thực hiện khóa luận. Phần này nêu lên các kết quả đạt được trong quá trình thực
hiện nghiên cứu và phân tích/thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như
thực tiễn.
Phần này giúp người đọc đánh giá được mức độ hoàn thành các mục tiêu
nghiên cứu mà tác giả đã đặt ra trong chương 1.
- Chương 5. Kết luận và đề nghị
Chương này nêu lên những kết luận chung nhất sau khi kết thúc nghiên cứu như
thuận lợi, khó khăn của người dân khi áp dụng chương trình; nhân tố có ảnh hưởng
lớn đến quyết định chuyển đổi; vai trò của các nhân tố bên ngoài. Đồng thời chương
còn đưa ra các đề xuất từ nghiên cứu nhằm giúp quá trình chuyển đổi đạt hiệu quả
cao hơn, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về xã Thạnh Nhựt
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Thạnh Nhựt ở phía Tây của huyện Gò Công Tây, nằm giáp với thị trấn Vĩnh
Bình, cách trung tâm thị trấn khoảng 4 km. Địa bàn xã có tuyến quốc lộ 50 chạy ngang
qua tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa cũng như đầu tư phát triển
kinh tế xã hội, vị trị địa lý của xã được xác định như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 10019’29’’ đến 10022’20’’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 105045’50’’ đến 105049’04’’ kinh độ Đông.
- Địa giới hành chính:

+ Phía Đông giáp thị trấn Vĩnh Bình và xã Bình Nhì.
+ Phía Tây giáp xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo.
+ Phía Nam giáp xã Vĩnh Hựu và xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo.
+ Phía Bắc giáp xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây và xã Bình Phục
Nhứt, huyện Chợ Gạo.


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang

Nguồn tin: />Xã Thạnh Nhựt có diện tích tự nhiên 1.742 ha, với dân số năm 2006 là 14.086
người, mật độ dân số trung bình là 808 người/km 2. Xã có 5 ấp, bao gồm: Bình Đông,
Bình Tây, Bình Trung, Tân Thạnh và Thạnh Lạc Đông.

6


Hình 2.2. Sơ Đồ Các ấp của Xã Thạnh Nhựt

Nguồn tin: Văn phòng UBND xã
b) Địa hình
Nhìn chung, xã Thạnh Nhựt có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung
bình từ 0,5 – 0,9 mét so với mực nước biển, có xu hướng thoải dần từ Tây sang Đông.
c) Khí hậu, thời tiết
Xã Thạnh Nhựt nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nên mang
những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt.
Về nhiệt độ: nhiệt độ bình quân trong năm tương đối cao, trung bình khoảng
26,80C, chênh lệch giữa các tháng trong năm là không lớn, từ 3 – 5 0C. Tháng có nhiệt
độ bình quân thấp nhất là tháng 1, từ 23 – 25 0C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thay
đổi lớn tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng của cây trồng.

Về bức xạ chiếu sáng: lượng bức xạ và chiếu sáng trung bình là 11 giờ/ngày,
tuy nhiên vào các tháng mùa mưa thì thời gian chiếu sáng giảm xuống chỉ còn khoảng
8 – 9 giờ/ngày.
7


Về lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 mm. Mùa nắng bắt
đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường trùng với gió mùa Đông Bắc mang đặc
tính khô lạnh.
Về chế độ gió, bão áp thấp: khu vực xã Thạnh Nhựt chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa theo 2 hướng gió chính trong năm đó là gió mùa Tây Nam và gió
mùa Đông Bắc.
Về ẩm độ: trong năm ẩm độ trung bình là 79,2%, ẩm độ cao nhất là 86,8%, thấp
nhất là 71%. Lượng bốc hơi mạnh nhất vào các tháng mùa khô và thấp nhất vào các
tháng mùa mưa, nhất là vào tháng 10 lượng bốc hơi nhiều gây ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
d) Hệ thống kênh rạch
Nhìn chung hệ thống kênh rạch trên địa bàn xã khá chằng chịt, tương đối hoàn
chỉnh, lớn nhất là kênh Thâm Thu (có tổng chiều dài 4.450 m, đi từ ranh giới với
huyện Chợ Gạo đến xã Bình Nhì, với chiều rộng trung bình 20 m), các tuyến kênh
rạch nằm đan xen tạo thành hệ thống liên kết trong việc cung cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp cũng như việc đi lại vận chuyển hàng hóa nông sản của bà con trên địa
bàn xã.
e) Nguồn nước – thủy văn
Nguồn nước: trên địa bàn xã Thạnh Nhựt có 2 nguồn cung cấp nước chính: mặt
nước và nước ngầm. Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ nước mưa và nước
ngọt theo hệ thống kênh mương, thông qua các tuyến sông, kênh rạch chính như: kênh
Thâm Thu, sông Vàm Giồng, kênh Xáng, rạch Cầu Ngang và rạch Đường Trâu…
Nguồn nước ngầm được khai thác chủ yếu từ 6 trạm cấp nước nằm ở các ấp. Nhìn
chung nguồn nước có chất lượng khá tốt được người dân sử dụng ngày càng nhiều.

Thủy văn: Thạnh Nhựt nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đồng đều từ biển Đông, mực nước cao nhất vào các tháng triều cao từ
tháng 10 đến tháng 11; thấp nhất vào các tháng triều kiệt từ tháng 6 đến tháng 7. Hàng
năm có khả năng xâm nhập mặn vào địa bàn xã theo hệ thống kênh với độ mặn trung
bình trên 4,5g/lít.

8


f) Đất đai, thổ nhưỡng
Theo chương trình điều tra 60B (chuyển đổi đất theo FAO/UNESCO), trên địa
bàn xã có các loại đất như sau:
Đất phù sa đang phát triển có tầng loang đỏ vàng: diện tích 749 ha, chiếm tỷ lệ
43,01% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố hầu hết khắp các ấp trên địa bàn xã. Đất
có dạng địa hình từ trung bình đến cao, thành phần cơ giới nặng, ít xốp, hàm lượng
dinh dưỡng không cao, thích hợp cho việc trồng lúa, ngoài ra cũng có thể thâm canh
vườn trong điều kiện cải tạo độ tơi xốp của đất sau khi lên líp.
Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ: diện tích 410 ha, chiếm 23,51% tổng diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ấp Bình Trung, Bình Đông. Đất có địa hình trung bình,
tương đối giàu mùn nhưng kém tơi xốp và hơi chua, thích nghi cho canh tác lúa lẫn
vườn.
Đất lập líp (đất phù sa xáo trộn): diện tích 370 ha, chiếm tỷ lệ 21,24% tổng diện
tích đất tự nhiên, phân bố đều ở các ấp. Đây là loại đất phù sa tương đối trẻ được hình
thành trên các vùng đất sa bồi có dạng địa hình trung bình, là loại đất màu mỡ. Thành
phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc làm nhà ở, trồng cây ăn trái, và
các loại hoa màu khác.
Đất cát giồng: diện tích 207 ha, chiếm 11,86% tổng diện tích đất tự nhiên, được
phân bố rải rác khắp các ấp. Đây là loại đất có đặc điểm cao trình khá cao, tiêu nước
tốt nhưng khó tưới, độ phì từ trung bình đến khá, thích hợp cho việc canh tác vườn,
làm nhà ở; trong điều kiện trồng lúa thì chi phí tưới khá cao.

Diện tích đất sông rạch và mặt nước chuyên dùng là 6,7 ha.
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội
a) Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2006, xã Thạnh Nhựt có tổng dân số là 14.086
người, trong đó có 7.846 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,7% dân số.
Bình quân thu nhập đầu người của xã là 5,85 triệu đồng/năm.
b) Y tế và giáo dục
- Về y tế: trạm y tế xã nằm trong khu vực UBND dân xã, được xây dựng kiên
cố, đáp ứng cho nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Trong những năm qua,

9


ngành y tế đã không ngừng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật y tế nhằm nâng cao công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện diệt muỗi,
diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết nên trong năm 2006 tình hình dịch
bệnh chỉ xảy ra 33 ca bệnh sốt xuất huyết (trong đó độ I là 13 ca, độ II là 16 ca, độ III
là 4 ca). Duy trì các hồ cá bảy màu ở các ấp. Năm 2006 tổ chức 2 đợt ra quân thực
hiện chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết, có 180 người tham gia.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được xem là nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu. Năm 2006, trạm y tế xã đã khám và điều trị 18.033 lượt người, trong đó
khám tại trạm là 4.150 lượt người, khám cộng đồng là 12.902 lượt người.
Về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: thường xuyên vận động nhân dân áp
dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đã có 621/533 người áp dụng, đạt 116,51%
kế hoạch.
- Về giáo dục: trên địa bàn xã đất cho cơ sở giáo dục – đào tạo có diện tích 2,71
ha, gồm các khối trường sau:
+ Trường mẫu giáo – mầm non: gồm 1 điểm trường chính và 4 điểm
trường phụ.

+ Trường tiểu học: trên địa bàn có 2 trường tiểu học (là trường tiểu học
Thạnh Nhựt 1 và tiểu học Thạnh Nhựt 2), chia làm 2 điểm trường chính và 4 điểm
trường phụ nằm rải rác ở các ấp.
+ Trường trung học cơ sở: xã có 1 trường trung học cơ sở là trường trung
học cơ sở Thạnh Nhựt nằm ở ấp Tân Thạnh, gồm 20 phòng.
Theo số liệu tổng kết năm học 2005 – 2006, trường trung học cơ sở Thạnh Nhựt
có tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp đạt 100%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung
học cơ sở được tiến hành thường xuyên.
Cơ sở vật chất của các trường hiện nay (trừ trường tiểu học Thạnh Nhựt 2 được
xây dựng kiên cố, mới hoàn toàn năm 2004) nhìn chung chưa đảm bảo cho nhu cầu
học tập của các em học sinh trên địa bàn xã. Trong tương lai cần đầu tư cải tạo và mở
rộng diện tích trường nhằm xây dựng thành trường chuẩn quốc gia.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, chương trình hành động của Đảng, UBND
xã thường xuyên phối hợp cùng ngành giáo dục, củng cố và nâng cao chất lượng về
10


mọi mặt. Bên cạnh đó, còn có sự kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đưa
sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
c) Về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc
Hệ thống đường giao thông: nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá phát
triển, toàn xã có 27,83 ha đất giao thông. Mạng lưới giao thông của xã gồm các tuyến
đường sau:
+ Quốc lộ 50: đoạn ngang qua xã có chiều dài 5,3 km, nền đường được
trải nhựa rộng 9 mét. Đây là tuyến giao thông chính, có vị trí rất quan trọng trong việc
vận chuyển hàng hóa, hành khách và đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
+ Ngoài ra trên địa bàn xã Thạnh Nhựt còn có rất nhiều tuyến đường
giao thông huyết mạch khác như: lộ 12A, lộ 12B, lộ Thạnh Lạc Đông, đường Bình
Tây – Tân Thạnh, lộ Đình, lộ Bình Phước… và các đường giao thông nông thôn khác

tương đối rộng khắp góp phần giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân.
Tuy nhiên, các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đa số là đá đỏ
và đường đất. Điều này cũng hạn chế ít nhiều việc đi lại của bà con nhất là vào mùa
mưa bão.
Về điện thắp sáng, điện thoại:
Đến nay gần 100% hộ đã có sử dụng điện sinh hoạt. Tuy nhiên, giá điện ở một
số tổ còn khá cao (hơn 2000 đồng/KWh) và còn nhiều đường dây không đảm bảo an
toàn về sử dụng điện.
Hiện nay số hộ sử dụng điện thoại ngày càng nhiều, bình quân 107 người/máy
điện thoại.
Nước sinh hoạt: tính đến cuối năm 2006, trên địa bàn xã đã có 24 giếng tầng
sâu (230 – 260 mét), tập trung thành 6 trạm. Các trạm cấp nước ổn định công suất, đáp
ứng yêu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân. Tổng số hộ sử dụng nước giếng tầng sâu
trên địa bàn xã là 2.608/2.677 hộ, đạt 97,42%. Các trạm cấp nước hoạt động dưới hình
thức hợp tác xã hay tổ hợp tác, do dân đóng góp xây dựng và cử ra tổ quản lý. Riêng
công trình trạm cấp nước Tân Thạnh được ngành cấp trên đầu tư hỗ trợ đã thi công
xong với tổng kinh phí xây dựng là 262 triệu đồng và lắp đặt đường ống chuyển tải
trên 20 triệu đồng bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp. Hiện chưa đi vào hoạt
11


động là do còn khó khăn trong khâu cắt chuyển số hộ từ ấp Bình Tây chuyển về và
khó khăn về nguồn vốn khoan thêm 1 giếng nữa để đảm bảo đủ công suất khi đi vào
hoạt động.
d) Về văn hóa thông tin
Tổ truyền thanh xã và các tổ truyền thanh ấp duy trì tiếp âm hàng ngày để
thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân. Phát động
nhân dân đăng ký các tiêu chuẩn gia đình văn hóa năm 2006 có 2.677 hộ đăng ký, đạt
100% số hộ. Kết quả bình xét có 2.598 hộ đạt 4 tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chiếm

97,05%, 78 hộ (2,9%) đạt 3 tiêu chuẩn và 1 hộ (0,04%) đạt 1 tiêu chuẩn.
Được sự hỗ trợ của ngành cấp trên, tổ truyền thanh xã đã cải tạo và lắp đặt hệ
thống tăng âm, loa phóng thanh chiều dài 2.000 mét, đảm bảo cho công tác tuyên
truyền.
Toàn xã có 2/5 ấp văn hóa (do huyện công nhận). Sắp tới sẽ có thêm 1 ấp nữa
được huyện công nhận là ấp văn hóa, đó là ấp Thạnh Lạc Đông. Công tác điều tra tình
hình nhân dân thực hiện các tiêu chí ấp văn hóa của ấp Thạnh Lạc Đông đến nay cơ
bản đã hoàn tất.
e) Về công tác xóa đói giảm nghèo
Công tác xóa đói giảm nghèo ở xã rất được quan tâm. Đầu năm 2006 toàn xã có
459 hộ nghèo (xét theo chuẩn nghèo mới 2006), chiếm tỷ lệ 17,15%, đến cuối năm đã
thoát nghèo 123 hộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12,55%.
Ban lao động thương binh và xã hội xã kết hợp cùng ban lãnh đạo các ấp phát
phiếu khám chữa bệnh cho người nghèo được 1.922/1.945 phiếu của năm 2006.
f) Về công tác vệ sinh môi trường
Nhìn chung môi trường sinh thái của xã vẫn giữ được những gì mà thiên nhiên
ban tặng. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc thiếu ý thức của một bộ phận
người dân là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn
xã. Trong sản xuất nông nghiệp do lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, bên
cạnh đó, trong chăn nuôi phân của gia súc gia cầm chưa được xử lý nên đã ảnh hưởng
ít nhiều đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước. Mặc khác, việc xử lý
nước và rác thải ở các khu vực dân cư tập trung xung quanh chợ, cặp các tuyến giao
12


thông chưa được người dân ý thức cao gây ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe
của các cộng đồng dân cư cũng như gia tăng khả năng lây bệnh cho ngành nuôi trồng
thủy sản của địa phương. Vì vậy, trong tương lai khi đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế xã hội cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân
nhằm phòng tránh ô nhiễm môi trường sinh thái.

Thực hiện chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng chính phủ về nước sạch vệ sinh môi
trường và quy định của UBND tỉnh, được sự hỗ trợ của ban quản lý dự án khí sinh học
tỉnh Tiền Giang, năm 2006 xã Thạnh Nhựt đã xây dựng 16 hầm BIOGAS, nâng tổng
số từ năm 2004 đến nay là 79 hầm; ngoài ra còn kết hợp cùng ngân hàng chính sách
huyện Gò Công Tây thực hiện dự án xây dựng trên 100 nhà vệ sinh ở ấp Thạnh Lạc
Đông góp phần làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường.
2.1.3. Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở địa phương phát triển không đáng
kể, chỉ với các nhà máy xay xát, các cơ sở gò hàn, xe lát, sữa chữa cơ khí nhỏ… Riêng
trong năm 2006, hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở địa phương ổn định, thực hiện giá
trị ước tính 3,2 tỷ đồng, đạt 104,92% kế hoạch năm.
2.1.4. Hoạt động kinh tế hợp tác
Hiện tại trên địa bàn xã có 3 hợp tác xã, đó là HTX Bình Tây, HTX Bình Đông
và HTX Bình Trung. Các HTX Bình Tây, Bình Đông đã duy trì hoạt động tốt theo luật
HTX quy định và mang lại hiệu quả hoạt động rất khả quan. Riêng HTX Bình Trung
mới vừa được thành lập vào đầu năm 2006 nhưng cũng đã hoạt động rất có hiệu quả
Các tổ hợp tác cung cấp nước sinh hoạt khác duy trì hoạt động có hiệu quả.
Riêng trạm cấp nước Bình Trung 2 đã có kế hoạch gia nhập vào HTX Bình Trung.
Trạm cấp nước Bình Đông 2 hoạt động kém hiệu quả, Ủy ban nhân dân xã đã thành
lập tổ kiểm tra và đã triển khai kế hoạch kiểm tra hoạt động của trạm từ ngày thành lập
đến nay để có biện pháp củng cố hoạt động tốt hơn vào thời gian tới.
2.1.5. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Thạnh Nhựt
a) Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1.549 ha, chiếm tỷ lệ 88,9% tổng
diện tích tự nhiên, bao gồm một số loại đất sau:

13


- Đất trồng cây hàng năm: diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.070 ha, gồm 2

loại đất chính:
+ Trồng lúa: diện tích 1.043 ha, phân bố hầu hết trên toàn địa bàn xã,
canh tác chủ yếu lúa 2 – 3 vụ/năm, nhìn chung có năng suất tương đối cao, trung bình
đạt 4,5 – 5,5 tấn/vụ/ha. Trong năm vừa qua, một số diện tích có năng suất thấp là do bị
ảnh hưởng của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa. Toàn xã có khoảng 156 ha lúa
bị nhiễm bệnh với tỷ lệ nhiễm từ 10 – 30% diện tích.
+ Trồng cây hàng năm khác (27 ha): diện tích này nằm rải rác ở các ấp,
phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến kênh chính, nằm xen lẫn đất ở của người dân,
canh tác các loại rau màu thực phẩm, dưa, bắp… cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của
nhân dân trong xã, xuất sang các địa phương khác góp phần tăng thêm thu nhập cho bà
con nông dân. Sau đây là vài cây màu tiêu biểu của địa phương: Cây bắp, diện tích
xuống giống trong năm 2006 là 17 ha, năng suất trung bình 5,33 tấn/ha, sản lượng bắp
là 92 tấn; dưa hấu, tổng số trong năm có 61 ha dưa hấu xuống giống và đã thu hoạch,
năng suất trung bình 18 tấn/ha, giá bán trung bình vào khoảng 1.000 – 4.500 đồng/kg
tùy theo thời điểm. Nhìn chung đa số các hộ nông dân thu hoạch dưa hấu trong thời
gian qua đều có lãi từ 1 – 4 triệu đồng/1.000 m 2, tuy nhiên cũng có một số hộ do thu
hoạch vào thời điểm giá thấp nên không có lãi, thậm chí lỗ cả vốn.
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích đất trồng cây lâu năm là 478 ha (27,45% tổng
diện tích đất tự nhiên), gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm (441 ha): phân bố khắp địa bàn xã, nằm phân
tán theo đất thổ cư, chủ yếu là cây dừa. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do bị bọ
cánh cứng phá hoại nên năng suất trái giảm thấp và diện tích dừa cũng giảm theo.
Ngoài ra trên diện tích vườn, vài năm trở lại đây (2005 – 2006), người dân còn
trồng xen thêm cây cacao dưới gốc dừa với tổng diện tích toàn xã là 160 ha, có 480 hộ
nông dân tham gia vào 11 câu lạc bộ. Tình hình phát triển của cây cacao trên địa bàn
xã cũng tương đối tốt, hiện đang cho trái bói; mặc dù vậy vẫn còn một số hộ không
tích cực chăm sóc nên cây không phát triển.
+ Cây ăn quả lâu năm (34 ha): được phân bố rải rác trên địa bàn xã, chủ
yếu là xoài, mận, bưởi… Nhìn chung diện tích vườn cây ăn quả cho sản lượng chưa


14


cao (do giá cả thấp nên người dân không quan tâm nhiều đến khâu chăm sóc và kỹ
thuật trong canh tác).
+ Cây lâu năm khác: chủ yếu là cây tạp, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế
thấp.
b) Chăn nuôi
Đến cuối năm 2006, đàn bò có 937 con, trong đó có 27 con bò sữa phân bố tại
11 hộ nuôi. Đàn heo thường xuyên có trong chuồng là 11.225 con (bao gồm cả heo nái
và heo thịt), riêng nái là 4.050 con. Đàn gia cầm có 66.340 con. Trong đó có 10.530
con gà, 55.810 con vịt (với số lượng vịt đẻ là 19.630 con).
Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã khiến địa phương phải tiêu hủy
56.000/76.000 con gà vịt.
Năm nay dịch cúm không phát sinh trên đàn gia cầm, tuy nhiên, tình hình dịch
bệnh lở mồm long móng lại xảy ra trên heo. Có 4 hộ đăng ký tiêu hủy với tổng số 39
con trên địa bàn 4 ấp Bình Trung, Bình Tây, Bình Đông và Tân Thạnh. Ngoài ra có rất
nhiều hộ có heo bị bệnh tự bán chạy, không đăng ký tiêu hủy. Các thú y viên và nhân
dân đã tích cực tiến hành tiêm vaccin phòng bệnh trên heo nên đã dập tắt được dịch
bệnh, không để dịch phát sinh phát triển. Trong năm đã tiến hành tiêm phòng
9.402/11.225 con heo và 66.340 con gia cầm, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Ngoài ra
còn nhận 108 lít thuốc sát trùng chuồng trại, tổ chức phun diệt trùng cho 2.217 hộ dân
có chăn nuôi trên địa bàn xã.
c) Nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích ươm và nuôi là 10,14 ha chủ yếu là trên nền đất lúa. Nhìn chung
ở đầu vụ thì nông dân có lãi cao nhưng ở cuối vụ thì nông dân có lãi rất ít hoặc chỉ hòa
vốn.
Toàn xã có 2 điểm bán cá giống ở ấp Bình Tây; có 11 hộ nuôi quy mô (tức là có
diện tích 3.000 – 5.000 m2, có đầu tư cho ao hồ, chuồng trại, có cho ăn và chỉ nuôi
trong 6 tháng).

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của xã là 51,6 ha, chủ yếu là nuôi trồng
thủy sản nước ngọt, nuôi cá trong ao, mương, đìa diện tích nhỏ gắn liền với đất ở, góp
phần cải thiện, bổ dung dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, đồng thời góp phần tăng
thêm thu nhập cho bà con.
15


d) Về công tác khuyến nông và thú y tại địa phương
Công tác khuyến nông: Toàn xã có 2 câu lạc bộ khuyến nông (1 của xã, 1 của
hợp tác xã Bình Tây) với 3 khuyến nông viên (xã: 2, HTX Bình Tây: 1) và 11 câu lạc
bộ cacao. Cứ mỗi tháng CLB khuyến nông sinh hoạt một lần để nắm tình hình sản xuất
nông nghiệp và phổ biến các chủ trương của cấp trên. Trong năm 2006, tranh thủ sự hỗ
trợ của ngành cấp trên, trạm khuyến nông của huyện, các công ty phân bón, công ty
thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài tỉnh, 2 CLB khuyến nông đã tổ chức được 115
lớp tập huấn và 14 cuộc hội thảo cho trên 5.660 lượt nông dân tham gia xoay quanh
các nội dung về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa, cây trồng và kỹ thuật
chăm sóc phòng trừ bệnh trên gia súc, gia cầm. Đặc biệt cũng trong năm qua, CLB
khuyến nông xã đã phối hợp với trạm BVTV huyện và Công ty Bayer phát 300 chai
thuốc Cubix, 939 chai thuốc rầy nâu cho 751 hộ với diện tích 337 ha để phòng trị rầy
nâu cho nhân dân trong khu vực bị nhiễm bệnh ca
Công tác thú y: Ban thú y xã có 17 thú y viên. Nhiệm vụ của ban thú y là điều
tra, theo dõi và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở địa phương để hạn chế phát sinh
dịch bệnh và lây lan. Hàng năm có 2 đợt tiêm phòng chính. Tuy nhiên vài năm trở lại
đây có tiêm thêm 2 đợt phụ để tránh tái phát dịch cúm trên gia cầm.
2.2. Tổng quan về hợp tác xã Bình Tây
HTX Bình Tây có tên gọi đầy đủ là hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh tổng
hợp Bình Tây. HTX Bình Tây được thành lập tháng 12/1978. Lúc đầu có 479 xã viên
tham gia, đến nay con số đó là 923. HTX kinh doanh trên 11 lĩnh vực như là kinh
doanh lúa giống, trạm cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ chợ nông thôn và
dịch vụ thủy lợi…

Nhờ tổ chức tốt việc quản lý sản xuất, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, kinh doanh, giải quyết việc làm, cung ứng vật tư và góp phần tiêu thụ
sản phẩm cho nhân dân trong xã, HTX Bình Tây trong phong trào xây dựng HTX thời
kỳ đầu đã được chủ tịch nước ký quyết định phong tặng đơn vị “anh hùng lao động”
(1985), được Thủ tướng chính phủ tuyên dương là “Đơn vị dẫn đầu phong trào hợp tác
xã toàn quốc (1997 – 2003)”, được tặng 2 huân chương lao động hạng I và III, và hiện
nay tiếp tục được đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi
mới”.
16


×