Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

khóa luận nghiên cứu khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.49 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
THUỐC SINH HỌC TẠI HUYỆN NGÃ NĂM,
SÓC TRĂNG

MAI HƯỞNG PHƯỚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU KHẢ
NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THUỐC SINH HỌC TẠI HUYỆN NGÃ
NĂM, SÓC TRĂNG” do Mai Hưởng Phước, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế,
chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________

______________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Con thành kính cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con thành người, trở
thành người có ích cho xã hội. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị đã động
viên và giúp đỡ em vượt qua những lúc khó khăn.
Xin cảm ơn các quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí

Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang để em bước vào
đời.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế. Đặc
biệt là Thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn cô chú, anh chị trong Trạm Khuyến Nông Huyện Ngã Năm, Công
ty Hợp Danh Sinh Học Nông Nghiệp Sinh Thành đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã động viên và giúp đỡ trong suốt thời
gian học tập.

Xin trân trọng cảm ơn,

Sinh viên
MAI HƯỞNG PHƯỚC


NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI HƯỞNG PHƯỚC. Tháng 07 năm 2007. “Nghiên Cứu Khả Năng Phát
Triển Thị Trường Thuốc Sinh Học Tại Huyện Ngã Năm, Sóc Trăng”.
MAI HUONG PHUOC. July 2007. “Possibility of Development in Biology
Pesticide Market at Nga Nam District, Soc Trang Province”.
Việt Nam đã và đang hướng đến nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với
môi trường, vì thế việc Nhà nước quản lý, hạn chế sử dụng, sản xuất và cấm nhập
khẩu các loại thuốc trừ sâu có độc tính cao là việc làm cần thiết để có thể làm giảm
nhu cầu sử dụng thuốc hóa học độc hại, đồng thời thay thế bằng những sản phẩm khác
hiệu quả trong sản xuất và môi trường hơn. Từ đó sẽ đáp ứng được nhu cầu nông sản
sạch trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với những mặt hàng xuất khẩu,
nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Đó sẽ là những tiền đề để sản phẩm thuốc
sinh học phát triển khi thuốc sinh học có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, ít

tổn hại đến sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Thiết nghĩ, sản phẩm
thuốc sinh học sẽ có một thị trường rộng lớn để phát triển, nhưng hiện nay, thị trường
của sản phẩm này chỉ là nhỏ lẻ và hạn chế. Vì vậy, khóa luận đã chọn đề tài “Nghiên
Cứu Khả Năng Phát Triển Thị Trường Thuốc Sinh Học tại Huyện Ngã Năm, Sóc
Trăng” nhằm tìm hiểu những nguyên nhân nào đã làm hạn chế sự phát triển của thị
trường thuốc sinh học trên cây lúa tại địa phương.
Trong thời gian thực tập và có điều kiện thâm nhập vào thực tiễn hoạt động sản
xuất nông nghiệp, khóa luận đã tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định thực trạng tiêu dùng thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc
Trăng.
- Phân tích các khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học.
- Đề xuất các biện pháp để phát triển thị trường thuốc sinh học.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên

4
4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Đất đai


5

2.1.3. Khí hậu

5

2.1.4. Thủy văn

5

2.2. Kinh tế - xã hội

6

2.2.1. Phát triển kinh tế chung

6

2.2.2. Thu nhập bình quân đầu người

7

2.2.3. Dân số và lao động

7

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

9

9

3.1.1. Thuốc hóa học

9

3.1.2. Thuốc sinh học

9

3.1.3. Nghiên cứu thị trường

10

3.1.4. Ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu thị trường

11

3.1.5. Nội dung của nghiên cứu thị trường

11

3.2. Phương pháp nghiên cứu

12

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

12


3.2.2. Phương pháp phân tích chung

12


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

13

4.1. Tình hình chung thị trường thuốc hóa học

13

4.1.1. Thế giới

13

4.1.2. Việt Nam

16

4.2. Xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu trên thế giới và Việt Nam hiện nay

18

4.2.1. Xu hướng của thế giới

18

4.2.2. Xu hướng ở Việt Nam


19

4.3. Nhu cầu thị trường về thuốc sinh học

23

4.3.1. Trong nước

23

4.3.2. Tỉnh Sóc Trăng

23

4.3.3. Huyện Ngã Năm

25

4.4. Đặc điểm của các hộ điều tra
4.4.1. Dân cư và trình độ văn hóa

27
27

4.4.2. Chi phí, kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa năm 2007 của các
hộ điều tra ở xã Vĩnh Biên tính trên 1 ha

28


4.4.3. Chi phí, kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa năm 2007 của các
hộ điều tra ở xã Vĩnh Quới tính trên 1 ha

33

4.5. Thực trạng sử dụng thuốc sinh học tại địa bàn

35

4.6. Các khả năng làm hạn chế sự áp dụng thuốc sinh học

38

4.6.1. Hạn chế đối với nông dân

38

4.6.2. Hạn chế đối với đại lý

43

4.7. Khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học

46

4.7.1. Tình hình chung của các công ty thuốc hóa học

46

4.7.2. Nguyên nhân thúc đẩy thuốc sinh học phát triển


47

4.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của nông hộ

56

4.9. Mối quan hệ giữa đại lý và khuyến nông trong kinh doanh

57

4.10. Phương hướng tăng cường áp dụng thuốc sinh học

59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69



PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTB

Bắc Trung Bộ.

DH-MT

Duyên hải miền Trung.

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng.

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐNB

Đông Nam Bộ.

ĐVT

Đơn vị tính.

ĐT&TTTH Điều tra và tính toán tổng hợp.

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization).

GTGT

Giá trị gia tăng.

LN

Lợi nhuận.

TDBB

Trung du Bắc Bộ.

TN

Tây Nguyên.

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization).


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Huyện Ngã Năm 2001 – 2005


6

Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục Huyện Ngã Năm năm 2004 – 2005

7

Bảng 2.3. Tình Hình Y Tế Huyện Ngã Năm năm 2005

8

Bảng 4.1. Chi Phí Sử Dụng Thuốc Hóa Học và Chi Phí Y Tế tại
100 Hộ Mẫu

15

Bảng 4.2. Tác Động của Thuốc Hóa Học đối với Môi Trường

17

Bảng 4.3. Số Lượng Thuốc Trừ Sâu Hóa Học Nông Dân Tiết Giảm
Đổ Xuống Đồng Ruộng qua Các Năm

21

Bảng 4.4. Dự Báo Giá Trị Sản Xuất Các Mô Hình Sản Xuất Huyện Ngã Năm

22

Bảng 4.5. Diễn Biến Tình Hình Dịch Hại Chính của Tỉnh Sóc Trăng qua Các Năm 24
Bảng 4.6. Diện Tích Gieo Trồng Lúa Phân theo Vụ Huyện Ngã Năm


25

Bảng 4.7. Các Loại Dịch Hại Trên Ruộng Lúa của Các Hộ Điều Tra

26

Bảng 4.8. Dân Cư và Trình Độ Văn Hóa của Các Hộ Điều Tra

27

Bảng 4.9. Chi Phí Sản Xuất Lúa Tính Trên 1ha của Các Hộ Điều Tra Xã Vĩnh Biên 29
Bảng 4.10. Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất Lúa Tính Trên 1ha của
Các Hộ Điều Tra ở Xã Vĩnh Biên

30

Bảng 4.11. Hiệu Quả Đầu Tư Thuốc Hóa Học Vụ Hè Thu ở Xã Vĩnh Biên

32

Bảng 4.12. Chi Phí Sản Xuất Lúa Tính Trên 1ha Các Hộ Điều Tra Xã Vĩnh Quới

33

Bảng 4.13. Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất Lúa Tính Trên 1ha của
Các Hộ Điều Tra ở Xã Vĩnh Quới

34


Bảng 4.14. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa Tỉnh Sóc Trăng qua Các Năm

35

Bảng 4.15. Tình Hình Sử Dụng Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.16. Tình Hình Kinh Doanh Thuốc Sinh Học tại Các Đại Lý

37

Bảng 4.17. Nhận Định Mức Giá Thuốc Sinh Học So với Thuốc Hóa Học
của Các Hộ Điều Tra tại Xã Vĩnh Biên
Bảng 4.18. Mức Độ Hiểu Biết về Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra

38


tại Xã Vĩnh Biên

39

Bảng 4.19. Các Kênh Thông Tin về Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra
ở Xã Vĩnh Biên

40

Bảng 4.20. Số Lần Tập Huấn/Vụ ở Xã Vĩnh Biên


41

Bảng 4.21. Nhận Định về Thuốc Sinh Học của Các Hộ Điều Tra Xã Vĩnh Biên

42

Bảng 4.22. Các Chỉ Tiêu So Sánh giữa Thuốc Sinh Học và Thuốc Hóa Học

43

Bảng 4.23. Nguyên Nhân Không Chọn Bán Sản Phẩm Thuốc Sinh Học
của Đại Lý

45

Bảng 4.24. Thị Phần Các Công Ty Thuốc Hóa Học ở Việt Nam

46

Bảng 4.25. Thuế Giá Trị Gia Tăng Đến Một Số Sản Phẩm Thuốc Hóa Học

48

Bảng 4.26. Nhận Định Nguyên Nhân Thuốc Hóa Học Không Được Sử Dụng
Tiếp Tục tại Xã Vĩnh Quới

48

Bảng 4.27. Mức Độ Hiệu Quả của Thuốc Hóa Học và Thuốc Sinh Học


49

Bảng 4.28. So Sánh Chi Phí Phân Bón/Tổng Chi Phí/ha tại Xã Vĩnh Biên
và Vĩnh Quới

50

Bảng 4.29. Chi Phí Phân Bón Tiết Kiệm Được Trên 1ha của Xã Vĩnh Quới
So với Xã Vĩnh Biên

51

Bảng 4.30. So Sánh Chi Phí Thuốc Sử Dụng/Tổng Chi Phí/ha
tại Xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới

51

Bảng 4.31. Chi Phí Thuốc Sử Dụng Tiết Kiệm Được Trên 1ha
của Xã Vĩnh Quới So với Xã Vĩnh Biên

52

Bảng 4.32. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Hóa Học Đến Môi Trường
của Xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới

53

Bảng 4.33. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Sinh Học Đến Môi Trường
của Xã Vĩnh Quới


54

Bảng 4.34. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Hóa Học Đến Sức Khỏe
của Các Hộ Điều Tra

55

Bảng 4.35. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thuốc Sinh Học Đến Sức Khỏe
của Các Hộ Điều Tra

55

Bảng 4.36. Các Yếu Tố Tác Động Quyết Định Mua Thuốc của Nông Hộ

56


Bảng 4.37. Đại Lý Bán Các Loại Thuốc Mà Khuyến Nông Giới Thiệu

57

Bảng 4.38. Hình Thức Phối Hợp Bán Hàng của Đại Lý

58

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Danh Sách Các Đại Lý Điều Tra
Phụ lục 3. Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 4. Bản Câu Hỏi Điều Tra Đại Lý



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp lâu đời với 70% dân số sống
bằng nghề nông và phần lớn thu nhập là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của cả nước với tiềm năng sản xuất
và xuất khẩu cao: năm 2002, đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng 17,7 triệu tấn
(54,4% sản lượng cả nước) (Niên giám Thống kê, 2003). Vì thế, những nghiên cứu để
cải thiện, nâng cao hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, làm tăng thu nhập của nông
dân ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng,… là rất
cần thiết và mang tính thực tiễn cao để nhân rộng cho đồng bằng sông Cửu Long và
cho cả nước.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp, và đó cũng chính là những điều kiện thích hợp cho sâu bệnh
phát triển gây hại cho nông nghiệp bên cạnh những yếu tố khác như: hạn hán, bão lụt,
… Vì thế thuốc hóa học hầu như là sự lựa chọn chính của nông dân trong việc phòng
trừ dịch hại sâu bệnh. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Võ Mai thì có tới “94,3% nông dân
dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh, 75,9% nông dân được phỏng vấn cho rằng
cần phun thuốc hóa học, và phun thuốc hóa học ngay cả khi chưa thấy sâu bệnh xuất
hiện, cứ phun thuốc để phòng ngừa, trung bình phun thuốc 3 – 4 lần/vụ”. Việc sử dụng
thuốc hóa học kém hiệu quả, quá liều lượng từ đó đã dẫn đến thuốc hóa học tác động
đến con người: 100% nông dân được phỏng vấn cho biết rằng đều bị chóng mặt sau
khi phun thuốc và thị lực giảm nhanh vài năm sau đó, và thuốc hóa học còn tác động
đến môi trường: thuốc trừ sâu diệt sâu hại lá làm ô nhiễm nguồn nước kênh rạch, đồng


thời tiêu diệt luôn cả hệ ký sinh thiên địch, không có thiên địch khống chế, sâu bệnh có

đủ thức ăn sẽ bộc phát nhanh chóng. Hậu quả tất yếu: dịch rầy nâu xảy ra liên tiếp ở
đồng bằng sông Cửu Long, chỉ riêng đợt dịch xảy ra vụ Đông Xuân 91 – 92, đồng
bằng sông Cửu Long đã sử dụng 504 tấn thuốc diệt rầy trị giá 14 tỷ đồng, chưa kể
công phun thuốc và hàng triệu tấn lúa bị tổn thất (Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm, 1992). Và gần đây, theo thống kê của Tổng cục thống kê (2007),
sản lượng lúa đồng bằng sông Cửu Long giảm gần 1 triệu tấn do rầy nâu, vàng lùn, lùn
xoắn lá phá hoại trên diện rộng, từ đó đã làm cho vựa lúa lớn nhất nước này phải nhập
gạo từ miền Bắc, miền Trung và từ Campuchia là điều chưa từng có trong 20 năm đổi
mới, dẫn đến thiệt hại về kinh tế do một số hợp đồng xuất khẩu gạo phải ngưng lại do
nguồn thiếu và để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặt khác, các sản phẩm xuất
khẩu của nước ta, đặc biệt là lúa gạo khi xuất ra thị trường thế giới thì chịu rất nhiều
sự cạnh tranh và các quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như hàm lượng thuốc
trừ sâu, các chất gây ô nhiễm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất lúa đòi hỏi phải sử dụng
loại thuốc trừ sâu vừa hiệu quả, lại vừa thân thiện với môi trường, có như thế mới đảm
bảo được vấn đề về xuất khẩu gạo và an ninh lương thực cả nước.
Trước thực tế đó, nhu cầu cấp bách là phải sử dụng các chế phẩm sinh học có
khả năng giảm thiểu hoặc thay thế cho thuốc hóa học, tiến tới xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái không sử dụng hóa chất, duy trì sự cân bằng tự nhiên, vì các chế phẩm
sinh học, thuốc sinh học không những đảm bảo hiệu quả trong phòng trừ dịch hại sâu
bệnh như rầy nâu, …, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường mà còn góp phần làm
giảm đáng kể chi phí trong sản xuất nông nghiệp như: chi phí phun thuốc, đặc biệt là
chi phí phân bón, thuốc trừ sâu khi theo thống kê năm 2007: giá phân bón, thuốc trừ
sâu đang có xu hướng tăng so với cùng kỳ các năm trước, nhưng quan trọng hơn là tác
động thân thiện của thuốc sinh học đối với môi trường, từ đó làm giảm chi phí xã hội
trong việc khám chữa bệnh do các nguyên nhân như: say thuốc, độc tính của thuốc, ô
nhiễm môi trường đất, nước và sử dụng thuốc sinh học còn có thể giúp người nông dân
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống khi nó đã giữ vững được môi trường nước, tạo
thuận lợi cho người nông dân trong việc trồng lúa kết hợp với nuôi cá, tôm ngay chính
trên đồng ruộng của mình – đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của thuốc hóa học. Với
những đặc tính hiệu quả trong sản xuất và môi trường như vậy, thiết nghĩ thuốc sinh



học sẽ là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế,
thị trường thuốc sinh học lại không phát triển được hoặc nếu có thì thị trường cũng chỉ
là nhỏ lẻ trong khi thuốc sinh học lại có nhiều ưu điểm hơn thuốc hóa học. Vậy thì
những yếu tố nào đã dẫn đến việc hạn chế thị trường thuốc sinh học và giải pháp nào
để có thể phát triển thị trường thuốc sinh học, khóa luận “Nghiên Cứu Khả Năng
Phát Triển Thị Trường Thuốc Sinh Học Tại Huyện Ngã Năm, Sóc Trăng” sẽ góp
phần làm rõ những vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng phát triển thị trường thuốc sinh học tại địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định thực trạng tiêu dùng thuốc sinh học tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc
Trăng;
- Phân tích tiềm năng sử dụng thuốc sinh học;
- Phân tích khả năng làm hạn chế sự áp dụng thuốc sinh học;
- Đề xuất các biện pháp để phát triển thị trường thuốc sinh học.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Khóa luận đã tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân
trồng lúa và 30 đại lý kinh doanh thuốc trừ sâu tại hai xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới
thuộc huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng nhằm nghiên cứu thực trạng áp dụng thuốc sinh
học bảo vệ cây trồng trên cây lúa tại địa phương, có đối chiếu với thuốc hóa học.
Thời gian nghiên cứu: ngày 20/03/2007 đến 30/06/2007.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và đề nghị.



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ngã Năm được thành lập vào năm 2004, tách ra từ phần đất phía Bắc
của huyện Thạnh Trị cũ, với vị trí địa lý như sau:
- Phía Tây giáp huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu).
- Phía đông giáp huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng).
- Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng).
- Phía Bắc giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).
Huyện Ngã Năm có 07 xã, 01 thị trấn với tổng số dân là 78.146 người, trong đó
dân tộc kinh chiếm khoảng 93%, các dân tộc khác chiếm 7%.
Diện tích tự nhiên là 23.564,74 ha. Trong đó có 17.444 ha đất trồng cây hàng
năm, riêng đất canh tác lúa là 16.841 ha sản xuất hai vụ lúa chính là Hè Thu sớm và
Đông Xuân chính vụ.
Trung tâm huyện Ngã Năm tại thị trấn Ngã Năm, nằm trên tuyến giao thông
đường thủy là Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, cách trung tâm tỉnh Sóc Trăng 55 km theo
hướng tỉnh lộ 42 đến quốc lộ 1A.
Khu vực hành chính của huyện là thị trấn Ngã Năm nằm tại trung trung tâm của
huyện, nơi tiếp giáp của 5 tuyến giao thông thủy bộ chính kết nối với 4 địa phương lân
cận: Bạc Liêu, Cà Mau, Thạnh Trị (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Mỹ Tú, Kế
Sách (Sóc Trăng) đã tạo nên một địa thế mang tầm chiến lược về kinh tế, văn hóa, xã
hội của vùng.


2.1.2. Đất đai
Đất đai của huyện có nguồn gốc từ trầm tích biển và thuộc nhóm đất phèn nhẹ

đến nặng, chủ yếu là phèn hoạt động hình thành ở các địa hình trũng thấp và thoát thủy
kém.
Đất đai của huyện có các loại đất mặn ít, trung bình và nhiều; đất phèn hoạt
động mạnh có mùn, đất phèn có mùn và đất nhân tác (trong quá trình canh tác của con
người và sự tác động của cơ giới hóa đã hình thành nên nhóm đất nhân tác).
2.1.3. Khí hậu
Huyện Ngã Năm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với
sự chi phối về vị trí địa lý, địa hình cho nên khí hậu của huyện Ngã Năm mang tính
chất chung của khu vực ĐBSCL. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, có hai mùa mưa nắng
rõ rệt. Theo số liệu của trạm đo khí tượng thủy văn Sóc Trăng như sau:
Nhiệt độ trung bình hàng năm cao và tương đối ổn định, mùa khô nhiệt độ dao
động mạnh hơn mùa mưa, biến thiên nhiệt độ trong ngày lớn.
- Nhiệt độ trung bình: 26,8oC
- Nhiệt độ cao nhất: 37,8oC
- Nhiệt độ thấp nhất: 16,2oC
Độ ẩm trung bình từ 83 – 87% cao nhất vào tháng 9 – 10 là 80%, mùa khô độ
ẩm bình quân 76 – 80% thấp nhất vào tháng 2 là 76%.
Nắng có tổng số giờ trong năm là 2.396 giờ. Số giờ nắng bình quân là 7
giờ/ngày, trung bình là 230 giờ/tháng. Nắng nhiều ở các tháng 3,4,5.
Gió: bị ảnh hưởng chế độ gió mùa: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 năm trước
đến cuối tháng 4 năm sau; Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11.
Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch; Mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch; Lượng mưa bình quân năm là 1.846 mm, tập
trung 90% vào mùa mưa. Số ngày mưa trung bình là 136 ngày.
2.1.4. Thủy văn
Ngã Năm nằm trong vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, có nguồn nước ngọt
quanh năm. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất chủ yếu là hệ thống Kênh Quản Lộ Phụng Hiệp và hệ thống sông rạch nối liền với các Huyện Mỹ Tú và Long Mỹ. Hàng


năm trên địa bàn Huyện luôn bị ảnh hưởng lũ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch, mức

độ ngập trung bình từ 0,3 – 0,8 m.
Chất lượng nước: Từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch nguồn nước thường bị
nhiễm phèn ở mức độ nhẹ đến trung bình, do vào đầu mùa mưa lượng phèn trên đồng
ruộng và các mương vườn đổ xuống hệ thống kênh rạch gây ảnh hưởng đến nguồn
nước. Riêng các xã Tân Long, Long Bình, Mỹ Bình và Mỹ Qưới nguồn nước bị nhiễm
phèn rất nặng là do bị ảnh hưởng lượng nước đổ ra từ các lâm trường tràm; Từ tháng 9
đến tháng 4 dương lịch nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là nước mưa và
chủ yếu từ thượng nguồn đổ về thông qua hệ thống kênh rạch: Kênh Quản Lộ - Phụng
Hiệp và các sông lớn nối liền với Huyện Long Mỹ. Nguồn nước tương đối tốt, ít bị
nhiễm phèn. Tuy nhiên, có một phần ở các xã Vĩnh Biên, Vĩnh Qưới, Mỹ Qưới và Mỹ
Bình bị ảnh hưởng mặn ở cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu sớm (khoảng tháng 3
– 5 dương lịch).
2.2. Kinh tế - xã hội
2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người
Bảng 2.1. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Huyện Ngã Năm 2001 – 2005
Năm

Tiền VN (1.000đ)

Quy USD (USD)

Tăng so với năm

2001

4.870

309

trước (Lần)

-

2002

5.143

326

1,05

2003

5.458

346

1,06

2004

5.497

349

1,01

2005

5.532


351
1,13
Nguồn tin: Phòng Thống kê huyện Ngã Năm

Ghi chú: Bảng trên dùng giá so sánh năm 1994

Theo giá cố định, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 của huyện đạt 5,53
triệu đồng (khoảng 351 USD), tốc độ tăng trung bình qua 5 năm là 7,78%.
Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng mạnh vào những năm cuối
giai đoạn 2001 – 2005 và đạt 351 USD vào năm 2005. Tuy nhiên, mức này vẫn còn
thấp so với mức bình quân của cả nước nên khả năng tích lũy của người dân chưa
được cao. Chính vì vậy, mọi sự đột phá về phát triển kinh tế đòi hỏi phải có sự hỗ trợ


đầu tư từ các nguồn bên ngoài. Đây là yếu tố rất quan trọng mà huyện cần phải chú ý
khi xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
2.2.2. Dân số và lao động
a) Dân số
Năm 2005, toàn huyện có 78.146 người, chiếm 9% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân
số trung bình là 332 người/km2, thấp hơn mật độ bình quân của tỉnh (370 người/km 2).
Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm qua các năm, cụ thể là năm 2001 có tốc
độ tăng là 1,58%, đến năm 2005 giảm xuống còn 1,41%, điều này cho thấy công tác kế
hoạch hóa gia đình của huyện khá tốt.
Đặc điểm dân số của huyện Ngã Năm là có tỷ lệ cộng đồng dân tộc Kinh chiếm
hơn 92% dân số toàn huyện, phần lớn người Kinh có mặt bằng dân trí tương đối cao,
trình độ thâm canh tăng vụ, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và ý thức
phát triển kinh tế, đây là một lợi thế lớn so với các huyện khác trong việc vận dụng
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
theo định hướng phát triển nông nghiệp – nông thôn chung của huyện.
b) Lao động

Huyện có hơn 84% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản; trong đó, có khoảng 83% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 16%; trong đó, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công
nghiệp – xây dựng là 1,97%, lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ là 13,78%. Qua đó
cho thấy, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại và dịch vụ chưa tạo được
nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
2.2.3. Hệ thống giáo dục
Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục Huyện Ngã Năm năm 2004 – 2005
Khoản mục
Mẫu giáo
Tiểu học
THCS
THPT
Tổng

Số trường
Số phòng học
Số lớp
4
16
50
13
221
376
7
120
143
2
32
50

26
389
619
Nguồn tin: Niên giám Thống kê huyện Ngã Năm năm 2005

Trong năm học 2004 – 2005 toàn huyện có tất cả 26 trường học các loại, trong
đó chủ yếu là trường tiểu học chiếm nhiều nhất với số lượng là 13 trường, trường


THPT và mẫu giáo thì còn rất ít. Với 425 phòng học, 619 lớp học, 783 giáo viên, và
20.109 học sinh, bình quân mỗi lớp học có 32 học sinh.
Nhìn chung, huyện không có lớp học ca 3, mỗi xã đều có trường THCS, và có 2
trường THPT tại Thị trấn Ngã Năm và xã Mỹ Qưới. So với yêu cầu phát triển giáo dục
như hiện nay thì số trường mẫu giáo và trường cấp III chưa đáp ứng, các trường mẫu
giáo thì lồng ghép trong các trường tiểu học. Như vậy, để nâng cao trình độ dân trí cho
toàn huyện đòi hỏi phải có sự đầu tư và mở rộng trường điểm mẫu giáo và trường cấp
III.
2.2.4. Hệ thống y tế
Bảng 2.3. Tình Hình Y Tế Huyện Ngã Năm năm 2005
Khoản mục
Bệnh viện
Phòng khám đa khoa khu vực
Trạm y tế xã, phường
Tổng

Số cơ sở y tế
Số giường bệnh
1
30
1

15
5
20
7
65
Nguồn tin: Trung tâm Y tế huyện Ngã Năm, 2005

Đến năm 2005, huyện Ngã Năm có tổng số cơ sở y tế là 7 cơ sở, trong đó có 1
bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực ở xã Tân Long và 5 trạm y tế.

CHƯƠNG 3


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Thuốc hóa học
a) Khái niệm thuốc hóa học
Thuốc hóa học là những chất độc dùng trong nông nghiệp có thể tiêu diệt hoặc
phòng trừ dịch hại. Dịch hại là sinh vật hoặc vi sinh vật, các loài sâu hại, các loại gặm
nhấm và một số khác có khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực.
Thuốc hóa học gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ tuyến trùng
và các loại khác. Thuốc hóa học là thuốc độc, độc với người, động vật máu nóng và
làm ô nhiễm môi trường.
b) Lợi ích
Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng được sự tàn phá của sâu bệnh hại;
Cho kết quả rõ rệt, triệt để; Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách
đáng kể.
c) Tác hại
Dễ gây độc cho người áp dụng thuốc; Để lại dư lượng trong nông sản; Gây ô

nhiễm môi trường sống; Lưu tồn lâu trong đất, nước và cơ thể sinh vật; Gây nên hiện
tượng kháng thuốc.
3.1.2. Thuốc sinh học
a) Khái niệm thuốc sinh học
Thuốc trừ sâu sinh học là những hợp chất được chiết xuất từ cơ thể sâu hại hoặc
là những chất được chế từ những vi sinh vật gây hại cho chúng.
b) Lợi ích
Hiệu quả diệt sâu cao do thuốc sinh học có khả năng làm thay đổi quá trình phát
triển sinh học bình thường của sâu hại theo chiều hướng bất lợi đối với quần thể của
chúng; Không gây độc đối với người, động vật và côn trùng có ích; Phát huy hiệu quả
lâu dài trong phòng trừ; Tác dụng đề kháng của sâu chậm đối với thuốc sinh học.
c) Hạn chế


Khó khăn trong việc bảo quản; Thời gian tác dụng lâu; Không sử dụng kết hợp
với thuốc trừ sâu khác được, nhất là thuốc trừ sâu hóa học; Lượng cung cấp các chế
phẩm thuốc sinh học trên thị trường là chưa nhiều.
d) Các loại thuốc sinh học trên thị trường
Các hợp chất sinh học đã được nghiên cứu thành công và được bày bán trên thị
trường là: các hóc môn gây cản trở quá trình phát triển biến thái ở côn trùng, chất dẫn
dụ sinh học. Hiện nay có các loại thuốc trừ sâu sinh học sau:
- Hóc môn chống lột xác: Các chất này tác động lên côn trùng ở một thời điểm
nhất định trong vòng đời của chúng, ngăn cản sự tổng hợp chất tạo vỏ bọc của sâu
non. Thuốc Trebon 10EC, Appland 40SC, Butyl 10WPL dùng để trừ các loại rầy nâu,
rầy xanh, rầy lưng trắng, Nomol 5SC, Atabron 5EC dùng trừ sâu tơ, sâu xanh ăn lá,
sâu xanh da láng, sâu hồng, sâu ăn tạp trên rau, cây màu và các loại cây trồng cạn
khác. Match 50ND trị sâu tơ, sâu xanh, nhện trên rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn
trái.
- Chất dẫn dụ sinh dục: các chất này rất chuyên biệt, có tác dụng hấp dẫn các
cá thể khác giới trong cùng loài. Hợp chất Toba, Ruvacon, Vizubon D là những chất

trích từ tuyến sinh dục cái của con ruồi đục trái cây để hấp dẫn con đực vào bẫy.
3.1.3. Nghiên cứu thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi. Nó là môi trường
doanh nghiệp, là tấm gương phản chiếu để doanh nghiệp nhận biết nhu cầu của xã hội
và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Tìm hiểu thị trường chủ yếu quan tâm đến
việc tìm nơi chốn tầm cỡ và đặc tính của thị trường hiện tại và tương lai như thế nào,
xác định giá cả, số lượng và tình hình cạnh tranh.
a) Chức năng của thị trường
Thị trường có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thừa nhận: Một hàng hóa sẽ không có giá trị nếu không được thị
trường chấp nhận, cho dù hàng hóa đó tiêu hao bao nhiêu nguồn lực và có những tính
chất đặc biệt.
- Vấn đề ở đây là bán cái người ta cần chứ không phải bán cái mà mình có. Đây
là một nguyên lý cơ bản của thị trường. Thị trường chỉ chấp nhận những hàng hóa đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà thôi.


- Chức năng thực hiện: Thị trường là nơi để hàng hóa thực hiện giá trị và giá trị
trao đổi của nó. Ở đó, người bán cần thực hiện giá trị của hàng hóa và người mua cần
giá trị sử dụng của nó. Hàng hóa không có người mua thì bản thân nó tự đánh mất đi
cái bản chất vốn có của nó là vật mang giá trị và giá trị sử dụng.
- Chức năng thông tin: Thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi hàng hóa
nên chỉ có ở đó, người ta mới biết được cần phải sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản
xuất bao nhiêu và giá cả bao nhiêu.
b) Những đặc điểm của thị trường
Thị trường là nơi thể hiện vai trò mua và bán, tại đây người tiêu dùng tối đa hóa
sự thõa mãn hoặc độ thỏa dụng của họ và các nhà sản xuất thì tối đa hóa lợi nhuận của
mình.
3.1.4. Ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường nhằm xác định cơ may kinh doanh, xác định triển vọng

đối với sản phẩm của công ty, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và từ đó có
những chiến lược kinh doanh hợp lý để làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Mục đích chủ yếu của nghiên cứu thị trường là dự báo khả năng tiêu thụ, khả
năng bán một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm nào đó của công ty. Trên cơ sở
nghiên cứu thị trường, công ty nâng cao khả năng thích ứng và tiến hành sản xuất, tiêu
thụ những sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.
3.1.5. Nội dung của nghiên cứu thị trường
Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường là khả năng xâm nhập thị trường
và mở rộng thị trường của công ty. Nghiên cứu thị trường là tầm quan trọng trong việc
lập dự án đầu tư, là cơ sở để xem xét có nên tham gia vào lĩnh vực này hay không. Tuy
nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, việc nghiên cứu đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên
và lâu dài. Kết quả của nó là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và tìm hiểu
những cơ may thị trường liên quan rất nhiều đến việc tìm hiểu môi trường tiếp thị. Tất
cả các yếu tố trên đều phải kết hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu kĩ khách hàng,
những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cũng như tiến trình ra quyết định mua của họ
như thế nào là điều hết sức quan trọng. Công ty nào hiểu được người tiêu dùng sẽ phản
ứng ra sao trước các đặc trưng sản phẩm, giá cả, quảng cáo, ... sẽ có lợi thế rất lớn so
với các đối thủ của mình.


Như vậy, nghiên cứu thị trường là một công việc phức tạp, nhưng xét cho cùng,
nội dung của nó sẽ tập trung vào vấn đề chính là tìm hiểu và xác định khả năng tăng
trưởng và khả năng xâm nhập thị trường của công ty trong tương lai.
Tóm lại, nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: Khả năng bán
sản phẩm trên thị trường đó của công ty là bao nhiêu; Công ty cần có những chiến
lược, chính sách như thế nào để tăng cường khả năng bán hàng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp những hộ nông dân để nhận xét về tình
hình sản xuất lúa, tình hình áp dụng thuốc sinh học tại địa phương.

- Tổng hợp số liệu phân tích, xử lý, tính toán hiệu quả của hai loại thuốc sinh
học và thuốc hóa học.
- Lấy mẫu điều tra ở các hộ sử dụng thuốc sinh học là 20 hộ và ở các hộ sử
dụng thuốc hóa học là 40 hộ.
- Thu thập thêm số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, dân số, lao động, văn hóa
tại xã Vĩnh Biên và Vĩnh Quới thuộc huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
3.2.2. Phương pháp phân tích chung
Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tổng hợp. Đây là cách thức thu
thập thông tin, số liệu để kiểm chứng giả thiết hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan
đến tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, dùng
phương pháp mô tả để phân tích, đánh giá, nhận xét tình hình tổng quát về thực trạng
tiêu dùng thuốc sinh học tại Sóc Trăng.

CHƯƠNG 4


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chung thị trường thuốc hóa học
4.1.1. Thế giới
Nông nghiệp là một nền sản xuất đã tồn tại lâu đời không chỉ ở các nước thuộc
thế giới thứ ba như ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh mà còn ở các nước phát
triển. Cùng với thời gian, các tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp ngày
càng phát triển đã làm cho năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ngày càng
được nâng cao, từ đó đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của nông
dân. Tuy nhiên, tính chất đặc thù riêng có của sản xuất nông nghiệp – dù là các nước
đang phát triển hay các nước phát triển, khoa học kĩ thuật còn kém phát triển hay là đã
phát triển cao thì cũng chỉ có thể giảm nhẹ thiệt hại mà không thể nào tránh khỏi sự
tàn phá của thiên tai dịch hại. Theo thời gian, sản xuất nông nghiệp thế giới ngày càng
gia tăng những loại dịch hại mới với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, sự

ra đời của thuốc hóa học thời kỳ đó là một giải pháp hiệu quả cho sản xuất nông
nghiệp. Nhưng sản xuất nông nghiệp ngày càng lạm dụng thuốc hóa học nhiều hơn với
khối lượng sử dụng, liều lượng phun xịt ngày càng tăng: theo thống kê của tổ chức Y
tế thế giới WHO năm 1990 thì lượng thuốc hóa học sử dụng trên toàn cầu vào khoảng
3 triệu tấn/năm. Vì thế, ngày càng thấy rõ hơn tác động của thuốc hóa học: làm ô
nhiễm đất, nguồn nước, độc tính đối với con người – số người bị nhiễm độc cấp tính
do thuốc hóa học là 3 triệu người/năm, trong đó có 200.000 người chết do nhiễm độc.
a) Một số nghiên cứu về tác động ô nhiễm môi trường của thuốc hóa học
Brasil: Các loại nhuyễn thể ở biển có từ 0,24 – 44 nanogam DDT/gam, điều đó
chứng tỏ rằng ngay cả trong môi trường biển cũng đã bị ô nhiễm bởi thuốc hóa học. So
sánh với số liệu thu thập được cách đây 10 năm ở cùng địa điểm thấy nồng độ thuốc
hóa học DDT đã tăng lên mặc dù chất này đã bị cấm dùng ở Brasil từ năm 1976.
Trung Quốc: Năm 1990, Trung Quốc sử dụng 2 triệu tấn thuốc hóa học trừ sâu,
chiếm khoảng 1/3 lượng sử dụng toàn cầu và DDT, Benzen Hexaclor (BHC) đã không
được dùng một cách chính thức. Dòng Châu Giang tưới một vùng đất canh tác màu
mỡ và đổ cả một lượng thuốc hóa học vào biển Nam Trung Hoa. Kết quả nghiên cứu


cho thấy, nồng độ các chất đã giảm trong nước sông Châu Giang, tuy nhiên, đã tìm
thấy trong đáy trầm tích và chuỗi thức ăn biển có nồng độ DDT rất cao, đạt tới 1,3 và
2,1 nanogam/gam. Điều đó chứng tỏ sự bền vững lâu dài của thuốc hóa học trong các
điều kiện của môi trường sống.
Nicaragua: Việc dùng thuốc hóa học trừ sâu trong nông nghiệp đã có từ mấy
chục năm nay. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm thấy ô nhiễm thuốc hóa học ở
các đầm phá ven bờ Thái Bình Dương. Nồng độ một số chất hết sức cao, đặc biệt là
DDT và Toxaphen lên đến 6,9 micrôgam/gam trầm tích (trọng lượng khô) và trong các
tổ chức mềm của trai sò. Mặc dù các chất này đã ngưng sử dụng từ đầu thập niên 90
nhưng nồng độ tích lũy của các chất này trong đất và trong trầm tích các đầm phá là
rất cao và chúng cũng tồn tại rất lâu trong môi trường (Phan Văn Duyệt, 2000).
Trên đây là những mức độ tác động ô nhiễm môi trường của thuốc hóa học. Và

những tác động đó sẽ càng nguy hại hơn khi dư lượng thuốc hóa học từ môi trường đó
tích lũy, đi vào chuỗi thức ăn của con người từ các loại rau, quả, hạt, đến các thực
phẩm có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các loại thủy sản bị nhiễm độc
thuốc hóa học, một số nghiên cứu tại các nước:
b) Một số nghiên cứu về tác động sức khỏe con người của thuốc hóa học
Bangladesh: Các loại cá khô có nồng độ DDT rất cao vì ngư dân nước này có
thói quen dùng DDT làm chất bảo quản cá khô.
Brasil: Các loại nhuyễn thể ở biển có hàm lượng DDT từ 0,24 – 44
nanogam/gam trọng lượng, ngư dân vùng biển thường ăn các loại hải sản đã đưa vào
cơ thể 75 – 589 nanogam DDT mỗi ngày.
Nghiên cứu tiến hành ở vùng châu thổ sông Hồng mới đây cho thấy cá nước
ngọt nuôi gần các ruộng lúa có hàm lượng DDT là 13 microgam/gam tổ chức mỡ, cao
gấp nhiều lần cho phép theo tiêu chuẩn thực phẩm Châu Âu (Phan Văn Duyệt, 2000).
Theo báo cáo tổng kết của EEPSEA năm 1996, ở Trung Quốc, tổng lượng
thuốc hóa học dùng để trừ sâu cung cấp đạt tới 340.000 tấn, nông dân đã lạm dụng
thuốc với mức độ sử dụng trung bình là 27,7 kg/ha/vụ, trong khi đó mức độ sử dụng
thuốc tối ưu trong sản xuất lúa theo tính toán có thể thấp hơn một nửa lượng thuốc sử
dụng hiện tại. Cũng theo báo cáo, trong vòng một năm ở Trung Quốc có khoảng
123.000 người bị ngộ độc do sử dụng thuốc hóa học, 300 – 500 trường hợp chết và


ngoài ra thuốc còn gây nên các bệnh như: đau mắt, đau đầu, bệnh về da, gan, thần
kinh, trong 100 nông dân phỏng vấn được xét nghiệm thì có 22 người bị suy yếu chức
năng thận trong khi 23 người có nồng độ khác thường của các chất hóa học trong thận.
c) Các kết quả nghiên cứu về tác động của thuốc hóa học tại Trung Quốc
- Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng thuốc hóa học và chi phí y tế tại Trung
Quốc
Bảng 4.1. Chi Phí Sử Dụng Thuốc Hóa Học và Chi Phí Y Tế tại 100 Hộ Mẫu (Tỷ
Giá 8,3 Nhân Dân Tệ = 1USD)
Chi phí thuốc hóa


Mức thuốc hóa học

Chi phí y tế

34

sử dụng
6 kg

(nhân dân tệ)
9

Từ 9 – 15kg

33

12 kg

24

Trên 15kg

33

25 kg

33

Ít hơn 100 tệ


36

74 tệ

11

Từ 100 – 150 tệ

35

121 tệ

21

Trên 150 tệ

29

260 tệ

học/trang trại
Ít hơn 9kg

Số trang trại

36
Nguồn tin: EEPSEA, 1996

Từ bảng 4.1 cho thấy sự lạm dụng thuốc hóa học của người nông dân là ở mức

cao với 33/100 hộ với lượng thuốc trung bình là 25 kg/ha/vụ; mức độ sử dụng thuốc
trừ sâu hóa học và chi phí y tế có một mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau, khi mức thuốc
trừ sâu hóa học sử dụng tăng thì chi phí về y tế cũng tăng theo, từ mức thuốc trừ sâu
hóa học sử dụng 6 kg tăng lên đến 12 kg thì chi phí về y tế tăng từ 9 nhân dân tệ lên 24
nhân dân tệ, và mức thuốc trừ sâu hóa học sử dụng tăng từ 12 kg đến 25 kg thì chi phí
y tế là 33 nhân dân tệ. Giữa mức độ đầu tư thuốc hóa học sử dụng và chi phí y tế cũng
có mối quan hệ tỉ lệ thuận, càng tăng mức đầu tư cho thuốc trừ sâu hóa học thì chi phí
y tế càng tăng, và chi phí sản xuất cũng tăng, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận, mức đầu tư
này đã không còn hiệu quả.
Thuốc hóa học là con dao hai lưỡi trong cuộc chiến chống sâu bọ, khi sử dụng
không đúng, các hậu quả tiêu cực của chúng có thể nặng nề hơn lợi ích mà chúng
mang lại, người nông dân thường không nhận thức điều này. Tuy nhiên, các giải pháp
để giải quyết không phải chỉ nên giới hạn ở các quy định mà còn phải gắn với các biện


×