Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Khóa luận Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà rịa Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.83 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU DU LỊCH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRẦN CƠNG DANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các Giải Pháp Xây Dựng
Và Phát Triển Thương Hiệu Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu” do Trần Cơng Danh, sinh viên
khóa 29, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________.

Lê Công Trứ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký - Họ tên)

________
Ngày

(Chữ ký - Họ tên)

_______________________________
tháng

năm

Ngày

tháng

năm


3


LỜI CẢM TẠ
Thấm thốt đã bốn năm trơi qua kể từ khi tôi bước chân vào giảng đường đại học.

Thời gian bốn năm tuy ngắn ngủi nhưng chất chứa biết bao kỉ niệm và đây là quãng thời
gian rất quan trọng với biết bao kiến thức đã tích lũy được nhằm làm hành trang bước vào
đời.
Xin được gởi lời chia sẻ của tơi đến với những người đã gắn bó và giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Đầu tiên con xin được bày tỏ lòng yêu thương chân thành đến với ba, má đã sinh ra
con và nuôi dạy con cho tới ngày hôm nay.
Xin được gởi lời cám ơn đến tất cả các giảng viên khoa Kinh Tế trường đại học
Nông Lâm TP.HCM. Những người đã cung cấp hành trang kiến thức quý báu cho chúng
em trong thời gian qua.
Em xin cám ơn thầy TS. Lê Công Trứ đã hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp.
Xin được gởi lời cám ơn chân thành đến chú Một – Chánh văn phịng sở Du lịch
tỉnh BR-VT và chị Hồn - Trưởng phòng Quản lý du lịch, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi
rất nhiều trong việc tìm kiếm các tài liệu có liên quan cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng là lời chúc tốt lành của tôi đến các bạn sinh viên lớp QT29, những
người đã kề vai sát cánh cùng tôi trong bốn năm học vừa qua, chúc các bạn thành công và
không ngừng đi lên trong cuộc sống.
TP. Vũng Tàu
Người viết
TRẦN CÔNG DANH


5


NỘI DUNG TĨM TẮT
TRẦN CƠNG DANH. Tháng 6 năm 2007. “Các Giải Pháp Xây Dựng Và Phát
Triển Thương Hiệu Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu”.
TRẦN CÔNG DANH. June 2007. “Solutions To Building And Developing Ba

Ria – Vung Tau Tourism Trade Name”.
Trên cơ sở nghiên cứu những tiềm năng du lịch của tỉnh BR-VT, cả về điều kiện tự
nhiên lẫn cơ sở hạ tầng kết hợp với phân tích những lợi thế và khó khăn, yếu kém trong
hoạt động du lịch tỉnh trên tất cả các mặt, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng
cao hình ảnh du lịch BR-VT, xây dựng du lịch BR-VT trở thành một thương hiệu vững
mạnh nhằm thu hút đông đảo hơn nữa du khách trong và ngoài nước đến với BR-VT.
Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập các số liệu trong quá khứ về hoạt động
du lịch tại Sở du lịch BR-VT, tham khảo các tài liệu có liên quan đến ngành du lịch BRVT kết hợp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc thực hiện điều tra 100 du khách trong và
ngoài nước về cảm nhận của họ trên một số mặt của du lịch BR-VT.
Sau một thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ
bản:
-

Chỉ ra được những thuận lợi cũng như tiềm năng to lớn của BR-VT trong phát
triển du lịch.

-

Phân tích các kết quả, hoạt động du lịch thông qua các lĩnh vực doanh thu, nhân
sự, đầu tư, quảng bá trên địa bàn tỉnh qua các năm.

-

Phân tích các cảm nhận của du khách về du lịch BR-VT trên một số mặt.

-

Phân tích các mặt mạnh, yếu, cũng như những thuận lợi, thách thức đối với ngành
du lịch BR-VT.



-

Đề ra một số giải pháp giúp xây dựng du lịch BR-VT thành một thương hiệu vững
mạnh trên cơ sở không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

7


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Sơng ngịi


4

2.1.3. Tài ngun biển

5

2.1.4. Tài nguyên núi, rừng

5

2.1.5. Lượng mưa

5

2.1.6. Nhiệt độ

6

2.2. Dân cư – Văn hóa

6

2.2.1. Dân cư

6

2.2.2. Văn hóa - Lễ hội

7


2.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

13
13

3.1.1. Khái niệm du lịch

13

3.1.2. Những nguồn lực để phát triển du lịch

14

v


3.1.3. Các thể loại du lịch

16

3.1.4. Thương hiệu là gì?

17


3.1.5. Cách thức xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững

18

3.1.6. Các bước xây dựng thương hiệu

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Tình hình khách quốc tế vào Việt Nam qua các năm

23

4.2. Tiềm năng du lịch BR-VT

26

4.2.1. Danh lam thắng cảnh

26

4.2.2. Du lịch sinh thái


29

4.2.3. Du lịch nghỉ dưỡng

30

4.2.4. Du lịch thể thao

30

4.2.5. Du lịch văn hóa

31

4.2.6. Cơ sở hạ tầng du lịch

31

4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh BR-VT trong thời gian gần đây 35
4.4. Tình hình nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch BR-VT

37

4.5. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực du lịch BR-VT thời gian qua

40

4.6. Hoạt động quảng bá – tuyên truyền du lịch BR-VT thời gian qua

42


4.7. Phân tích cảm nhận của du khách đối với du lịch BR-VT

46

4.8. Phân tích ma trận SWOT đánh giá du lịch BR-VT

51

4.9. Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch BR-VT

54

4.9.1. Giải pháp xây dựng thương hiệu

54

4.9.2. Giải pháp phát triển thương hiệu

56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị


67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia
Pacific Economic Corporation)

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CCTN

Cấp cứu thủy nạn

KDLNN

Khách du lịch nước ngồi


KDLTN

Khách du lịch trong nước

MICE

Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên,
đối tác (Meeting incentive conference event)

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Đe dọa – Thách thức ( Strengths –
Weaknesses – Opportunities – Threats)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới ( World trade organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Năm Thị Trường Khách Quốc Tế Hàng Đầu Đến Việt Nam Thời
Gian Qua

24

Bảng 4.2. Mục Đích Đến Việt Nam của Khách Quốc Tế Thời Gian Qua


25

Bảng 4.3. Mạng Lưới Cơ Sở Lưu Trú tại BR-VT

33

Bảng 4.4. Tình Hình Hoạt động, Kinh Doanh Du Lịch tỉnh BR-VT thời
gian 2003 – 2006

35

Bảng 4.5. Số Lượng và Trình Độ Nguồn Nhân Lực Hoạt Động trong Lĩnh
Vực Du Lịch BR-VT từ 2003 – 2005

37

Bảng 4.6. Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Lực Lượng Lao Động Ngành
Du Lịch BR-VT Thời Gian Qua

39

Bảng 4.7. Lượng Vốn Đầu Tư Vào Các Dự Án Du Lịch Giai Đoạn 2004 – 2006

41

Bảng 4.8. Thống Kê Số Liệu Các Hoạt Động Của Trung Tâm Xúc Tiến Du
Lịch (từ 2002 – 2005)

43


Bảng 4.9. Cảm Nhận Về Thông Tin Du Lịch BR-VT của Du Khách

45

Bảng 4.10. Các Kênh Thông Tin Nhận Biết Du Lịch BR-VT của Du Khách

46

Bảng 4.11. Cảm Nhận Của Du Khách Đối Với Du lịch BR-VT Qua Một Vài Chỉ Tiêu 47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mơ Hình Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu Bền Vững

18

Hình 3.2. Biểu Đồ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách Hàng và Mơ
Hình Xây Dựng Thương Hiệu

20

Hình 4.1. Lượng Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Trong Thời Gian Qua

23

Hình 4.2. Một Số Danh Thắng tại BR-VT


28

Hình 4.3. Một Vài Cơ Sở Lưu Trú Cao Cấp Tại BR-VT

34

Hình 4.4. Thu Nhập Trung Bình Nguồn Nhân Lực Du Lịch BR-VT từ
2003 – 2005

38

Hình 4.5. Logo Ngành Du Lịch BR-VT

55

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Trong Nước
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Nước Ngoài

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Với tốc độ phát triển chóng mặt của các ngành kĩ thuật, đặc biệt là lĩnh vực hàng
khơng, cùng với q trình tồn cầu hóa trên thế giới, con người đã có thể đi lại dễ dàng
hơn từ châu lục này đến châu lục khác. Mặt khác sự phát triển kinh tế và đời sống con
người ngày càng được nâng cao đã kéo theo sự phát triển chóng mặt của ngành du lịch thế
giới. Ngày nay, ngành du lịch đã được xem như một ngành cơng nghiệp “khơng khói”,
đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách của các quốc gia và là một trong những
ngành mang lại ngoại tệ hàng đầu ở một số nước đang phát triển trên thế giới, đóng vai
trị là đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà phát triển.
BR-VT từ lâu đã được biết đến như một trung tâm du lịch của miền Nam và cả
nước, được Tổng cục du lịch xếp là 1 trong 7 khu du lịch và nghỉ dưỡng của cả nước có
sức thu hút du khách trong và ngồi nước. Nơi đây có nhiều bãi biển đẹp với nhiều danh
lam thắng cảnh cùng với một nền kinh tế mạnh phát triển năng động là những điều kiện
thuận lợi cho BR-VT đẩy mạnh quá trình phát triển du lịch. Tuy nhiên, có thể nhận thấy
ngành du lịch tại đây phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, lượng khách
đến đơng nhưng khơng đều theo mùa. Chính vì vậy, việc khắc phục những hạn chế, tận
dụng những lợi thế nhằm nâng cao hình ảnh du lịch BR-VT, đẩy mạnh hiệu quả cho hoạt
động du lịch là một điều hết sức cần thiết hiện nay.
Cùng với Việt Nam đang từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch
nhằm khẳng định vị trí của mình trên trường thế giới thì việc gầy dựng một thương hiệu


vững mạnh cho du lịch BR-VT trong tương lai nhằm tăng tính cạnh tranh với các địa
phương khác trong cả nước và giới thiệu rộng rãi hình ảnh du lịch BR-VT ra thế giới là
một việc làm rất cần thiết nhằm thu hút thêm nhiều du khách và tăng cường hiệu quả cho
hoạt động kinh doanh của ngành du lịch BR-VT.
Với đề tài “Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch BR-VT”, tôi
hy vọng đây là việc làm có ý nghĩa đầu tiên của tơi đối với miền đất nơi tơi sinh ra và gắn
bó đến tận ngày nay. Dù đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, nhưng đó là tất cả những gì
tơi muốn gửi gắm với mong muốn ngành du lịch BR-VT ngày càng hoàn thiện và phát
triển xứng đáng là một trung tâm du lịch của cả nước.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xem xét, đánh giá các tiềm năng của du lịch BR-VT.

-

Đánh giá công tác hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh thơng qua các chỉ tiêu: lượng
khách, doanh số, tình hình nhân lực và vấn đề đào tạo, hoạt động đầu tư vào lĩnh
vực du lịch, hoạt động quảng bá du lịch qua các năm.

-

Phân tích các đánh giá, cảm nhận của du khách về du lịch BR-VT.

-

Phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng đối với ngành du lịch
BR-VT.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại thành phố Vũng Tàu với việc thu
thập số liệu thứ cấp tại Sở du lịch tỉnh BR-VT, cùng với việc thu thập số liệu sơ cấp điều
tra du khách tại các địa điểm du lịch.
Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 26/3/2007 đến ngày 23/6/2007.
Giới hạn đề tài: Do thời gian thực hiện ngắn cộng với kiến thức ít ỏi về lĩnh vực du
lịch nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót. Đặc biệt việc thu thập số liệu sơ cấp, do những
hạn chế khách quan nên việc điều tra được thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi với nhiều câu
hỏi đóng nên kết quả thu được cịn khá chung chung, chưa nắm bắt sâu tâm tư nguyện
vọng của du khách.

1.4. Cấu trúc của luận văn
Đề tài gồm 5 chương với nội dung cụ thể là:
2


Chương I: Đặt vấn đề
-

Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu cũng như phạm
vi nghiên cứu.

Chương II: Tổng quan
-

Chương tập trung phân tích các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và các
hoạt động văn hóa hỗ trợ du lịch BR-VT.

-

Nêu ra tổng quan các tài liệu tham khảo, bao gồm việc nêu tóm tắt các tài liệu và
những đánh giá nhận xét, từ đó làm cơ sở để phân tích đưa hướng giải quyết cho đề
tài.

Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
-

Chương nêu lên một số lý thuyết, khái niệm liên quan đến du lịch và thương hiệu
và phương pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này
giúp người đọc hiểu rõ hơn những vấn đề được trình bày trong khóa luận.


Chương IV: Kết quả và thảo luận
-

Phân tích tổng quan du lịch Việt Nam và BR-VT.

-

Phân tích các hoạt động kinh doanh, xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh qua các năm.

-

Phân tích ma trận SWOT du lịch BR-VT.

-

Đề ra các giải pháp cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch BR-VT.

Chương V: Kết luận và kiến nghị
-

Chương nêu tóm tắt kết quả đã đạt được của đề tài trong quá trình nghiên cứu và
đưa ra một số giải pháp giúp hỗ trợ cho việc nâng cao hình ảnh du lịch BR-VT.

3


4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở phía Đơng khu vực Đơng Nam Bộ, có cấu tạo địa
hình nhìn chung thoải dần từ Bắc xuống Nam, với đầy đủ các yếu tố sơng, suối, biển,
rừng, núi. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh BR-VT là 1.795,14 km 2, vị trí địa lý của tỉnh được
chia làm hai phần: đất liền và hải đảo.
Phần đất liền: bắc giáp Đồng Nai, đông giáp Bình Thuận, tây nam giáp huyện Cần
Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), phía nam và đơng nam giáp biển. Phần hải đảo có huyện
Cơn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 200 km về hướng tây nam và cách mũi Cà Mau 200
km. BR-VT nằm trong vùng cận xích đạo, lãnh thổ được giới hạn trong toạ độ địa lý điểm
cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 10 005’ Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10 048’ Bắc,
điểm cực Đơng có kinh độ 1070 Đơng, điểm cực Tây có kinh độ 1070035’ Đơng.
2.1.2. Sơng ngịi
Mạng lưới sơng ngịi ở BR-VT khơng dày đặc như ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu
Long. Sơng ngịi ở đây có đặc điểm ngắn, bề mặt sông không rộng, gồm hai nhánh sơng
chính:
-

Nhóm đổ ra vịnh Gành Rái: gồm những con sơng lớn, ít phù sa bồi lắng, có độ sâu,
kín gió, gần bờ biển quốc tế, thuận lợi cho việc xây dựng cảng và giao thông
đường thủy.


-

Nhóm sơng nước ngọt gồm hai con sơng: sơng Dinh và sông Ray, cung cấp nước
sinh hoạt, phục vụ sản xuất nơng nghiệp cho tồn địa bàn cư dân tỉnh. Đặc điểm
sơng ngịi ở BR-VT có cửa sơng rộng và độ sâu hơn 10m, triều cường mạnh sẽ tạo

ra lợi thế cho BR-VT xây dựng cảng nước sâu.
Tuy BR-VT không có nhiều sơng rạch, nhưng bù lại tỉnh có hệ thống suối rất đa

dạng, tồn tỉnh có đến 200 con suối. Các con suối này phối hợp với các con sông tạo nên
một nguồn cung cấp nước ngọt lớn cho tỉnh. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh BR-VT cịn có
rất nhiều hồ chứa nước lớn như Kim Long, Đá Đen, Châu Pha, Đá Bàu, Sơng Xồi, Lồ Ơ,
… Cùng với hàng loạt hồ chứa nước nhỏ khác hàng năm cung cấp một khối lượng nước
tương đối lớn cho toàn tỉnh là 140 triệu m3.
2.1.3. Tài nguyên biển
Tài nguyên biển là một trong những mặt có tiềm năng lớn ở BR-VT, nó cung cấp
cho tỉnh một nguồn khống sản rất quý giá, đó là các mỏ dầu, có trữ lượng từ 1,3 – 3 tỷ
tấn dầu và 3000 tỷ m3 khí. Ngồi ra nó cịn cung cấp một lượng hải sản lớn nhất nước,
góp phần đem đến cho BR-VT nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Bờ biển của
BR-VT có chiều dài 156 km, trong đó có 70 km 2 bãi cát thoai thoải. Nước biển BR-VT
trong xanh rất thích hợp cho các bãi tắm, một tiền đề quan trọng để phát triển du lịch.
2.1.4. Tài nguyên núi, rừng
Cấu tạo địa hình tỉnh BR-VT tương đối đặc biệt, xen lẫn với đồng bằng là những
dải đồi núi, những ngọn núi như Minh Đạm, Kỳ Vân, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa. Tồn
tỉnh có trên 50 ngọn núi cao trên 100 m, nhô ra biển tạo thành các vũng vịnh, bán đảo và
đảo tạo ra các cảnh quan xinh đẹp. Có những ngọn núi đá hoa cương cao sừng sững như
núi Mây Tàu cao hơn 700 m, núi Dinh cao hơn 491 m, núi Thị Vải cao gần 470 m, ở Cơn
Đảo có núi An Hải cao 577 m.
Tỉnh có nguồn tài ngun rừng chiếm 13% diện tích tồn tỉnh. Diện tích đất lâm
nghiệp của tỉnh có khoảng 67.547 ha, trong đó có rừng là 32.361 ha (rừng tự nhiên 21.982
ha). Đặc biệt là khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu (7.720 ha) và vườn quốc
gia Côn Đảo (6.043 ha). Thảm thực vật ở BR-VT tương đối phong phú, có khoảng 700

5



loài thực vật và nhiều loại gỗ quý hiếm. Trong rừng có khoảng 200 lồi động vật q
hiếm và đa dạng có nguy cơ tuyệt chủng.
2.1.5. Lượng mưa
Nhìn chung lượng mưa hàng năm của BR-VT nhỏ hơn các tỉnh khác thuộc miền
Đơng Nam Bộ. Lượng mưa trung bình dao động khoảng từ 1.400 – 1500mm / năm. Mưa
chủ yếu tập trung vào tháng năm đến tháng 10, trung bình đạt từ 150 đến 300 mm, trong
đó có 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9 vào thời kì bột phát của gió mùa Tây
nam. Lượng mưa vào 3 tháng này đạt từ 200 – 300 mm, đặc biệt lớn là 350 mm. Khi mới
vào mùa thì lượng mưa tăng nhanh, và lúc cuối mùa mưa chấm dứt cũng rất nhanh.
2.1.6. Nhiệt độ
BR-VT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại
dương. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4. Độ ẩm trung bình năm là 79%, nên khí hậu
tương đối mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt ở mức 27 0C. Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng 1 (25,6 0C) và tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 (28,8 0C). Gió mùa Đơng
Bắc mang khí hậu lạnh ảnh hưởng rất ít tới BR-VT . Nhiệt độ phân bố khá đồng đều giữa
các tháng, chênh lệch giữa các tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ khoảng 3 – 4 oC. Ở
vùng ven biển, do hiệu ứng biển nên ban ngày nhiệt độ cũng không q lên cao, ban đêm
cũng khơng q xuống thấp. Vì vậy mà biên độ nhiệt độ của vùng ven biển bao giờ cũng
nhỏ hơn vùng nằm sâu trong đất liền.
Điều kiên khí hậu mát mẻ và địa hình tương đối đa dạng, phong phú đã tạo cho
BR-VT cảnh quan đẹp, và là một nơi lý tưởng thu hút du khách đến nghỉ mát. Đây chính
là một trong những nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi so với các tỉnh khác ở miền Đơng
Nam Bộ.
2.2. Dân cư – Văn hóa
2.2.1. Dân cư
Dân số toàn tỉnh vào khoảng 821.300 người (thống kê năm 2000) với mật độ phân
bố 416 người/km2. Vùng đất BR-VT ngày nay, trước khi những lưu dân Việt đến khai phá
và định cư, đã có những cư dân bản địa cư trú gồm người Châu Ro, người Khmer và một
6



số ít người S’tiêng, người Chămpa. So với các làng Việt, các làng dân tộc ở Bà Rịa xuất
hiện muộn hơn rất nhiều. Lý do chính là do cuộc sống du canh, du cư vốn là tập quán lâu
đời của họ. Phương thức canh tác cổ truyền của người Châu Ro là kinh tế nương rẫy, du
canh và du cư. Khơng ít những ruộng đất mà người Việt đến khai phá về sau nguyên là
những dải rừng đã được người Châu Ro phát quang để trồng tỉa trước đó, sau bỏ đi.
Trong số những dân tộc ít người ở BR-VT , người Châu Ro chiếm số lượng đông
nhất. Hiện nay số dân Châu Ro đứng thứ ba trong tỉnh sau người Kinh và người Hoa. Họ
sống đông nhất ở huyện Châu Đức, còn lại phân bố ở thị xã Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc,
huyện Tân Thành và một số ít sống ở huyện Long Đất. Người Châu Ro thuộc nhóm Môn
– Khmer, bắt nguồn từ dân tộc Mạ, cư trú lâu đời trên địa bàn nằm giữa hai nước Chiêm
Thành và Chân Lạp, tức vùng đất miền Đông Nam Bộ ngày nay. Các nhà nghiên cứu dân
tộc học hầu như đã thống nhất với nhau rằng có một tiểu vương quốc Mạ nằm ở phía Bắc
Bà Rịa, Biên Hịa, Long Khánh đến Đồng Nai Thượng và phía Tây Bình Thuận. “Sang
đầu đời Nguyễn thì những người Mạ ở phía Nam tỉnh Bình Thuận và phía Đơng tỉnh Biên
Hịa trở thành những sách, thuộc, man của hai tỉnh ấy” – Đào Duy Anh, Đất nước Việt
Nam qua các đời, Nxb.Thuận Hóa, 1994, tr.212.
2.2.2. Văn hóa - Lễ hội
Lễ hội đình: Ở BR-VT xưa, mỗi làng đều có một ngơi đình. Trong thiết chế văn
hóa của làng, đình là cơ sở tín ngưỡng có tính chất truyền thống. Hàng năm các lễ cúng
chính của làng đều được tổ chức tại đình. Lễ Kỳ Yên tức lễ cầu an là lễ cúng lớn nhất.
Ngày giờ tổ chức lễ tùy thuộc từng làng, không giống nhau. Ngồi lễ Kỳ n, mỗi năm
đình làng cịn có hai lễ khác là Hạ Điền và Thượng Điền. Lễ Hạ Điền tổ chức vào đầu
mùa mưa, mang ý nghĩa người nông dân xuống đồng để cày cấy. Lễ Thượng cử hành vào
cuối mùa mưa, lúc này mùa màng đã thu hoạch xong. Thực chất đây là loại lễ nghi nơng
nghiệp gắn với chu kỳ tuần hồn của mùa vụ trong năm.
Lễ hội Nghinh Ông:
Được coi là lễ hội nước phổ biến và lớn nhất của ngư dân Nam Bộ. Lễ hội Nghinh
Ông được ngư dân tổ chức hàng năm tại những đền thờ cá Ông, thường được gọi là

“lăng” hay “miếu”, có nơi gọi “dinh Ơng Nam Hải”. BR-VT có số lượng và mật độ đền
7


thờ cá Ông thuộc loại cao nhất ở Nam Bộ. Có 10 ngơi đền thờ cá Ơng lớn nhỏ ở các nơi:
xã Bình Châu (Xuyên Mộc), Phước Hải, Phước Tỉnh (Long Đất), Xóm Lăng (thị xã Bà
Rịa), các làng Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu)… Trong số
này, những đền thờ có quy mơ lớn nhất và dĩ nhiên cũng là nơi diễn ra lễ hội Nghinh Ông
to nhất là ở Phước Hải, Phước Tỉnh và Thắng Tam.
Lễ hội Nghinh Cô:
Lễ hội diễn ra Dinh Cô bên chân núi Thùy Vân trông ra biển thuộc thị trấn Long
Hải. Đây là một trong những lễ hội nước lớn nhất của cư dân ven biển Nam Bộ hàng năm,
diễn ra vào các ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch. Ngày 12 là ngày chánh lễ.
Do nằm ở vị trí đẹp, sơn thủy hữu tình, đường ơ tơ lại thuận tiện, lễ hội diễn ra vào
mùa khô (là mùa du khách đến tắm biển đông nhất) nên lễ hội Nghinh Cô thu hút rất
nhiều nguồn khách từ các nơi đổ về. Khơng gian lễ hội khơng cịn đơn thuần là lễ hội xuất
phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu, hay một lễ hội nghề nghiệp của ngư dân. Từ một lễ hội mang
đậm bản sắc tín ngưỡng dân gian như bao lễ hội nơi làng quê bình dị, lễ hội Nghinh Cô đã
bị tác động của xu thế đô thị hóa và kinh tế thị trường làm cho biến dạng đáng kể. Sự hiện
diện của nhiều thành phần tham dự lễ hội cùng với cung cách ăn chơi, sinh hoạt, xài tiền
của họ có làm cho khơng khí của phần hội thêm phần náo nhiệt, sơi đơng hơn, hình thức,
màu sắc rực rỡ hơn, xơm tụ hơn, cịn mục đích và ý nghĩa của một lễ hội dân gian cổ
truyền bắt nguồn từ tục thờ Mẫu đã mờ nhạt đi rất nhiều.
Lễ hội Bà Thiên Hậu:
Bà Thiên Hậu dân gian thường gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu, là một nữ thần gốc
Trung Hoa. Những người Hoa di cư sang Việt Nam vào thế kỉ thứ XVII, XVIII mà tuyệt
đại đa số đều đi bằng thuyền, trong hành trình những ngày trên biển, họ thường khấn vái
Bà phù hộ cho “đi đến nơi, về đến chốn”. Để tỏ lòng biết ơn Bà, sau khi định cư trên đất
mới, họ đã lập chùa thờ Bà Thiên Hậu ở nhiều nơi tại Hội An (Quảng Nam), chợ Lớn (t/p
Hồ Chí Minh), Thủ Dầu Một (Bình Dương) và nhiều nơi ở BR-VT như Long Điền, Long

Hương, chợ Bến, núi Dinh Cô, Phước Hải, thành phố Vũng Tàu,…
Lễ hội được tổ chức vào ngày Vía Bà (23 – 3 âm lịch) thu hút khơng chỉ du khách
người Hoa mà cả đông đảo khách người Việt. Trong phần nghi lễ có xen giữa những tập
8


tục Hoa và Việt, như lễ cúng Tiền hiền, lễ nghinh Bà Thủy, lễ Khai Viên, cúng cơ hồn ở
ngồi sân, lễ Đại bội. Trong hành lễ cũng có cử Chánh bái, Bồi bái, đọc văn tế, học trò tế.
Vật dâng cúng Bà chỉ tồn đồ chay, khơng có đồ mặn. Ở phần hội, chủ yếu là hò Quảng
và các tuồng tích cổ Trung Quốc.
Lễ hội Ốp Yan Va:
Đây là lễ hội tổ chức hàng năm của người Châu Ro ở BR-VT, gắn liền với tục thờ
thần Lúa. Lễ hội diễn ra vào những đêm trăng sáng, đẹp trời vào tháng 3, tháng 4 âm lịch.
Người dân tổ chức lễ hội cúng thần Lúa để mừng thành quả của một mùa lao động (người
Châu Ro mỗi năm chỉ trồng một mùa lúa rẫy), cùng nhau vui hưởng thành quả ấy, đồng
thời cầu nguyện thần linh phù hộ cho mùa sau được mùa hơn năm trước. Lễ hội được tổ
chức sắp xếp thời gian sao cho không bị trùng lắp giữa các gia đình mà luân phiên nhau
để khi một nhà tổ chức thì các nhà khác cùng được tham dự, vui chơi.
Lễ hội Ốp Yan Vri:
Đây cũng là lễ hội của người dân Châu Ro, gắn liền với tục cúng thần rừng, cứ 3
năm tổ chức một lần, cũng diễn ra vào thời điểm sau thu hoạch. Khác với Ốp Yang Va,
diễn ra trong từng nhà, lễ hội Ốp Yang Vri được thực hiện ở ngoài trời, dưới một gốc cây
cổ thụ được già làng chọn làm nơi linh thiêng để thực hiện lễ cúng. Vật phẩm dâng cúng
do dân trong bn tự nguyện đóng góp từ gạo, nước đến gà, dê, heo và tiền bạc. Theo tập
tục, cuối mỗi buổi lễ, người ta kết một chiếc thuyền bằng bẹ chuối trên đó đặt các thức
cúng, do hai con rùa kéo để đưa tiễn thần linh.
2.3. Tổng Quan Về Tài Liệu Nghiên Cứu
-

Đánh giá về khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài của du lịch Việt Nam,


trong bài báo có tiêu đề “Du lịch Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài” đăng trên Bản
tin du lịch BR-VT số 43 (2/2007), tác giả Hồng Nhung đã dẫn lời của các chuyên gia
trong lĩnh vực du lịch cho rằng du lịch Việt Nam như một mỏ vàng đang thu hút hàng loạt
các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt kéo vào Việt Nam sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.
Cũng theo như các chuyên gia này ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng mạnh hơn nữa trong
mười năm tới và là ngành thu ngoại tệ lớn thứ hai sau dầu khí, triển vọng vơ cùng sáng
sủa.
9


Với sự hấp dẫn và ngày càng đi lên của du lịch Việt Nam , tỉnh BR-VT cần nắm
bắt cơ hội vàng, kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các dự án lớn phục vụ
cho phát triển du lịch tỉnh nhà, tạo đà phát triển lâu dài và bền vững cho du lịch, làm
thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới.
-

Đăng trên hai tờ báo Công An Nhân Dân (30/4) và Thanh Niên (25/4) của tác giả

Trung Bảo, hai tờ báo có tựa đề: “Tìm giải pháp tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam:
Loay hoay vì thiếu thống nhất” và “Du lịch Việt Nam thiếu quá nhiều thứ”, đã phân tích
những nguyên nhân suy giảm mức tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
năm 2007 so với những năm trước đó. Trong đó có thể kể đến đến số lượng, chất lượng
cơ sở lưu trú, vận chuyển, đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, thủ tục hành chính còn nhiêu
khê, sự phát triển du lịch manh mún, thiếu thống nhất của nhiều địa phương, hoạt động
quảng bá, xúc tiến du lịch trên thị trường quốc tế còn thiếu…
Theo tác giả các bài báo, việc thiếu các cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn loại 4 –
5 sao khơng chỉ gây khó khăn trong việc đặt tour du lịch cho du khách mà cịn làm tăng
chi phí khiến cho nhiều hợp đồng phải hủy bỏ. Tình trạng thiếu các cơ sở lưu trú, vận
chuyển dẫn đến giá cả dịch vụ này ngày càng “bay khỏi mặt đất” trong khi cơ sở vật chất,

chất lượng phục vụ không được nâng cao tương ứng. Bên cạnh đó các thủ tục hành chính
tại các cửa khẩu, sân bay vẫn cịn rườm rà, khiến hành khách phải chờ đợi lâu sau một
chuyến đi dài. Sự chờ đợi quá lâu sẽ dẫn đến mệt mỏi, không thoải mái, thiếu thiện cảm
cho du khách ngay từ khi bước chân đến nước ta. Ngoài ra, việc thiếu các dịch vụ phụ trợ,
vui chơi giải trí cũng là ngun nhân khiến du khách khơng quay trở lại lần sau. Bài báo
trích dẫn số liệu của Saigontourist, theo đó khách Mỹ rất ưa thích ăn tại nhà hàng (84%),
sau đó mới là mua sắm (75%), và tham quan địa điểm lịch sử (51%). Tuy vậy, mức tiêu
dùng của du khách Mỹ khi đến Việt Nam vẫn chưa cao, trung bình mỗi du khách chi cho
chuyến đi dài ngày là 2.916 USD, nguyên nhân là do các dịch vụ để du khách chi tiền vẫn
còn thiếu. Thêm vào đó là sự chèo kéo, đeo bám khách du lịch của đội ngũ bán hàng rong,
ăn xin tại các khu du lịch, thiếu các lực lượng quản lý, hướng dẫn viên chuyên nghiệp (chỉ
khoảng 20% trong tổng số hướng dẫn viên du lịch hiện nay được đào tạo trực tiếp), việc

10


phát triển du lịch manh mún, thiếu thống nhất của nhiều địa phương cũng là một lực cản
cho phát triển du lịch.
Nhìn từ hai bài báo có thể thấy đó không chỉ là vấn đề của du lịch Việt Nam nói
chung mà trong đó có cả những hạn chế của du lịch BR-VT nói riêng. Để xây dựng được
một thương hiệu du lịch vững mạnh, ngành du lịch BR-VT cần nhanh chóng nhìn thấy
được những hạn chế này và tìm ra những giải pháp khắc phục hướng đến mục tiêu phát
triển trong tương lai.
-

Phân tích những bất cập trong phát triển các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh, bài

báo: “Quảng Ninh khai thác tài nguyên và phát triển du lịch”, đăng trên báo Du lịch Việt
Nam số 4/2007 có đề cập đến vấn đề khai thác tài nguyên du lịch không hợp lý làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc nhất của các

điểm du lịch ven biển VN. Theo đánh giá của tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh (Viện nghiên cứu
và phát triển du lịch), sự đầu tư nhanh chóng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho ngành du lịch và
phát triển kinh tế trong thời gian ngắn đã giúp cho thành phố Hạ Long nhanh chóng thành
thành phố du lịch nổi tiếng tuy nhiên sự phát triển chồng chéo thiếu đồng bộ đó đã làm
ảnh hưởng xấu đến mơi trường và cảnh quan của Di sản Hạ Long. Đó là sự phát triển tự
phát, manh mún các sản phẩm du lịch khơng thể hiện tính đặc trưng độc đáo của tài
nguyên du lịch Quảng Ninh, sự thiếu hoà hợp với cảnh quan môi trường tự nhiên của các
kiến trúc xây dựng, sự nghèo nàn của các loại hình vui chơi giải trí,…Ngun nhân của
các hạn chế đó theo bà Hạnh là do vấn đề nhận thức cơ bản của việc xậy dựng một hình
ảnh, một thương hiệu riêng cho du lịch Quảng Ninh của các đối tượng tham gia vào quá
trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trong đó có thể kể đến sự thiếu chiến lược
xây dựng sản phẩm đồng bộ; cơ chế chính sách cịn nhiều vướng mắc chưa tạo điều kiện
thuận lợi cho các đối tượng tham gia kinh doanh sản phẩm du lịch; nguồn nhân lực chưa
được đào tạo chính quy bài bản; hệ thống hạ tầng cơ sở kĩ thuật chưa hoàn thiện, xử lý
nước thải còn nhiều yếu kém gây nhiều tác động xấu đến chất lượng môi trường du lịch.
Nhận thức từ bài báo và liên hệ đến ngành du lịch BR-VT, có thể thấy đây cũng là
một bài học cho du lịch tỉnh, bởi nơi đây cũng tồn tại những điểm khá giống với Quảng
Ninh trong phát triển sản phẩm du lịch. Đây không chỉ là tiếng chuông cảnh báo đối với
11


×