Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

khóa luận Xây dựng mô hình tổng cầu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.61 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔNG CẦU HÀNG HÓA
VÀ DỊCH VỤ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

VÕ HOÀNG QUÂN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2006


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Xây dựng mô hình tổng
cầu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam” do Võ Hoàng Quân, sinh viên
khóa 28, ngành Kinh tế, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày____________________.

TS. Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này chứa đựng sự nổ lực rất lớn của bản thân tôi. Tuy nhiên, để
có thể hoàn thành tốt bài luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của mọi
người.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn
Ngãi. Thầy là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi đã nhận được rất nhiều lời đóng góp quý báu của thầy về nội dung chuyên
môn và hình thức trình bày luận văn. Tôi cũng chân thành cảm ơn thầy Nguyễn
Duyên Linh đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc sử dụng phần mềm Eviews, một
công cụ chủ yếu phục vụ cho luận văn của tôi.
Hơn hết, tôi xin được gởi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình. Gia đình
đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, và là nguồn động lực cho tôi hoàn thành tốt luận
văn. Bên cạnh đó, tôi cũng gởi lời cảm ơn thân thương đến những người bạn thân

yêu. Những lời động viên, chia sẽ đã giúp tôi vượt qua vô vàn khó khăn trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm tạ đến tất cả những người đã ủng hộ, giúp
đỡ tôi hoàn thành bài luận văn mà tôi không có điều kiện để gởi đến từng lời cảm
ơn nơi đây. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Võ Hoàng Quân


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ HOÀNG QUÂN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh. Tháng 6 năm 2006. Xây dựng mô hình tổng cầu hàng hóa và dịch vụ
nền kinh tế Việt Nam.
Đề tài tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô phía tổng cầu của
nền kinh tế Việt Nam. Đề tài sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1986-2004,
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, và áp dụng thủ tục Bình phương tối
thiểu hai giai đoạn để ước lượng mô hình. Kết quả cho thấy Khuynh hướng tiêu
dùng biên tại Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu vực. Đối
với đầu tư, tính kém hiệu quả tăng lên cùng với số vốn. Lãi suất có tác động
mạnh đối với đầu tư, trong khi lại tác động không đáng kể đối với tiêu dùng. Về
khía cạnh ngoại thương, nhập khẩu nhạy với tỷ giá hơn so với xuất khẩu với tỷ
giá. Kết quả ước lượng cũng khẳng định đặc điểm Việt Nam là một nền kinh tế
mở nhưng có quy mô nhỏ.
Đề tài tính toán được số nhân tổng cầu K, còn gọi là nhân tử Keynes, có
giá trị khoảng 1.9. Trên cơ sở số nhân K, đề tài tiến hành thử nghiệm tác động
đối với sản lượng của các chính sách như: tăng chi tiêu chính phủ, áp dụng thuế
thu nhập cá nhân, tăng lãi suất do áp lực của nhu cầu vốn đối với hệ thống ngân
hàng, và tăng tỷ giá hối đoái để cải thiện cán cân thương mại. Ngoài ra, đề tài
cũng đưa ra một số gợi ý chính sách liên quan.



ABSTRACT
VÕ HOÀNG QUÂN, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh City. June 2006. An aggregate demand based macroeconometric model
for the Vietnamese economy.
The thesis models the Vietnamese economy on the base of aggregate
demand. Annual data of period 1986-2004 collected from various sources and
Two Stage Least Square method are applied to estimate the model. The results
show relatively high Marginal Propensity to Consume of Vietnam compared to
some other Asean countries. With regards to investment, the increased capital
quantity is seemingly accompanied by the ineffectiveness. Interest rates have
stronger effect on investment than on consumption. Concerning foreign trade,
importing is more sensitive to foreign exchange rate than exporting. In addition,
the estimated results also verify the open but small-scaled characteristic of the
Vietnamese economy.
The Keynes multiplier is calibrated as to 1.9. On the basis of the
multiplier, policy experiments are conducted, including an increase in
government expenditure, application of personal income tax law, a rise in interest
rates caused by the pressure of capital demand on the banking system and a
devaluation to promote the trade balance. In addition, relevant policy
implications are also given in the thesis.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình và các hộp


ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1.....................................................................................................................12
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................12
1.1. Sự cần thiết của đề tài...........................................................................................12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................12
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................................................13
1.4. Cấu trúc của luận văn...........................................................................................13
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................15
2.1. Giới thiệu về mô hình kinh tế lượng vĩ mô..........................................................15
2.2. Giới thiệu hệ thống tài khoản quốc gia SNA........................................................17
2.2.1 Phân biệt GDP và GNP..................................................................18
2.2.2. Đo lường GDP...............................................................................18
2.2.3. Giá cả trong SNA..........................................................................19
2.3. Mô hình IS-LM-BP..............................................................................................20
2.3.1. Giới thiệu mô hình IS-LM-BP......................................................20
2.3.2 Tác động của chính sách tài khoá...................................................21
2.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ.....................................................21
2.3.4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái........................................22
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................23
Thủ tục Bình phương tối thiểu hai giai đoạn (TSLS)..............................23
Kiểm định t và p-value............................................................................23
Kiểm định hiện tượng tự tương quan......................................................24
Kiểm định đặc trưng của mô hình...........................................................24
Kiểm định nghiệm đơn vị........................................................................25

Kiểm định đồng tích hợp.........................................................................25
CHƯƠNG 3.....................................................................................................................26
TỔNG QUAN.................................................................................................................26
3.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu........................................26
3.2. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam..........................................................................27

vi


3.2.1. Tổng quan các giai đọan phát triển của nền kinh tế Việt Nam từ
năm 1986 đến nay....................................................................................27
3.2.2. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt Nam trong thời
gian qua....................................................................................................31
CHƯƠNG 4.....................................................................................................................37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................................37
4.1. Xây dựng mô hình................................................................................................37
4.1.1. Mô tả tổng quát cấu trúc mô hình..................................................37
4.1.2. Mô tả phương pháp ước lượng, các biến số và dữ liệu.................38
4.1.3. Ước lượng và kiểm định mô hình..................................................41
4.1.4. Đánh giá mô hình..........................................................................47
4.2. Thảo luận về mô hình...........................................................................................54
4.2.1. Khuynh hướng tiêu dùng biên còn khá cao...................................54
4.2.2. Tăng số lượng vốn đi kèm với dấu hiệu cảnh báo về hiệu quả đầu
tư..............................................................................................................58
ĐVT: %...........................................................................................................................59
Nguồn: Tính toán tổng hợp.............................................................................................59
4.2.3. Nhập khẩu nhạy với tỷ giá hơn xuất khẩu với tỷ giá.....................61
Nhập khẩu....................................................................................................................61
Nguồn: Số liệu từ GSO, ADB....................................................................................64
4.3. Thử nghiệm và gợi ý chính sách...........................................................................65

4.3.1. Tác động của Lãi suất....................................................................66
Thời gian gần đây, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất cao; đặc
biệt là các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện những chương trình
trọng điểm của chính phủ, bên cạnh đó là nhu cầu không nhỏ của các
doanh nghiệp tư nhân đang trỗi dậy. Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu vốn
này đều đè nặng lên hệ thống ngân hàng. Điều này tạo áp lực lên lãi suất,
đẩy cả lãi suất huy động vốn lẫn lãi suất cho vay trong thời gian gần đây
đều ở mức khá cao. Từ đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng
lên, hạn chế tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó, việc nhanh chóng
phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn là yêu cầu cấp bách. Khi
doanh nghiệp đủ điều kiện có thể tự mình phát hành trái phiếu công ty
hoặc tăng thêm lượng cổ phiếu bán ra để huy động vốn, thì lúc đó áp lực
của nhu cầu vốn lên hệ thống ngân hàng sẽ được giảm đi đáng kể. Thị

vii


trường tiền tệ và thị trường vốn phát triển thì lãi suất trở thành công cụ
hiệu quả phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng hoặc kích cầu đầu tư của
chính phủ..................................................................................................67
4.3.2.Tác động của Tỷ giá hối đoái.........................................................67
4.3.3. Tác động của Chi tiêu chính phủ và Thuế.....................................69
Với phần thử nghiệm tác động của chi tiêu chính phủ và thuế nêu trên, đề
tài đưa ra gợi ý đối với chính sách tài khóa như sau. Giả sử, lãi suất được
xác định trên thị trường tiền tệ, tỷ giá được xác định trên thị trường hối
đoái. Theo đó, lãi suất và tỷ giá đều có xu hướng tăng lên trong thời gian
tới như khẳng định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cụ thể, lãi suất
tăng lên 1 điểm % và tỷ giá tăng lên 2%. Với mục tiêu tăng trưởng kinh
tế 8%, thì chi tiêu chính phủ và thuế cần thực hiện như sau:..................71

4.3.4. Một số gợi ý khác..........................................................................71
CHƯƠNG 5.....................................................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................73
5.1. Kết luận.................................................................................................................73
Sử dụng các hệ số ước lượng kết hợp với các nguồn tham khảo khác, đề tài đã tính
được số nhân tổng cầu K=1.901. Với số nhân này, chúng ta có thể tìm hiểu được tác
động của các chính sách như sau:................................................................................75
5.2. Hạn chế của đề tài.................................................................................................75
5.3. Kiến nghị..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................77
PHỤ LỤC........................................................................................................................80

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Cơ Cấu Nền Kinh Tế 2001-2005.......................................................................29
Bảng 2: Ý Nghĩa Ký Hiệu Các Biến Số..........................................................................40
Bảng 3: Kiểm Định Đồng Tích Hợp...............................................................................42
Bảng 4: Các Hệ Số Ước Lượng ở Bước Đầu Tiên..........................................................43
Bảng 5: Kết Quả Cuối Cùng Của Các Hệ Số Ước Lượng..............................................45
Bảng 6: Dấu Của Các Hệ Số Ước Lượng........................................................................46
Bảng 7: Kiểm Định Tương Quan Chuỗi các Phương Trình Ước Lượng Cuối Cùng......47
Bảng 8: Kiểm Định Ramsey RESET..............................................................................47
Bảng 9: Số Đo MAPE của Các Giá Trị Dự Báo 1994-2004...........................................53
Bảng 10: MPC Các Nước Trong Khu Vực.....................................................................55
Bảng 11: Tỷ Lệ Đầu Tư/Sản Lượng................................................................................59
Bảng 12: Hệ Số ICOR của Việt Nam (giá ss 1994)........................................................60
Bảng 13: Số Nhân Tổng Cầu Các Nước Trong Khu Vực...............................................65

Các Giá Trị Tới Hạn Trong Kiểm Định DW Hồi Quy Đồng Tích Hợp.........................87

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC HỘP
Trang
Hình 1: Cách Giải Tĩnh Và Độc Lập Của Các Phương Trình.........................................49
Nguồn: Kết quả giải mô hình từ Eviews 4.1...................................................................49
.........................................................................................................................................50
Hình 2: Cách Giải Động Và Độc Lập Của Các Phương Trình......................................50
Hình 3: Cách Giải Động Và Đồng Thời Các Phương Trình..........................................51
Hình 4: Tiêu Dùng Cuối Cùng Của Hộ Gia Đình Giai Đoạn 1986-1994......................54
Hình 5: Tốc Độ Tăng Trưởng Sản lượng và Đầu tư......................................................58
Hình 6: Tốc Độ Tăng Trưởng Tiêu dùng và Đầu tư.......................................................61
Hình 7: Cán Cân Thương Mại........................................................................................64
Hình 7A: Theo Giá Thực Tế Hình 7B: Theo Giá So Sánh............................................64

Hộp 1: Tác Động của Tăng Lãi Suất 1 Điểm %

54

Hộp 2: Tác Động của Tăng Tỷ Giá 2 %

55

Hộp 3: Tác Động của Tăng Chi Tiêu Chính Phủ 5 %

57


Hộp 4: Tác động của Tăng Thuế 5 %

58

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Xuất Eviews về Kết Quả Ước Lượng Cuối Cùng Của Các Hệ Số
Phụ lục 2: Kết Xuất Eviews về Kiểm Định Tương Quan Chuỗi Bằng Kiểm Định
Nhân Tử LM
Phụ lục 3: Kết Xuất Eviews về Kiểm Định Đặc Trưng Mô Hình Thông Qua
Kiểm Định Ramsey RESET
Phụ lục 4: Kết Xuất Eviews về Kiểm Định Đồng Tích Hợp Các Chuỗi Trong Các
Phương Trình Ước Lượng Cuối Cùng
Phụ lục 5: Kết Xuất Eviews về Dự Báo Trong Mẫu
Phụ lục 6: Ghi Chú Kỹ Thuật Về Thủ Tục Ước Lượng Bình Phương Tối Thiểu
Phụ lục 7: Ghi Chú Về Cách Tính Số Nhân Tổng Cầu
Phụ lục 8: Chứng Minh Hệ Số Co Giãn Trong Mô Hình log-log
Phụ lục 9: Chuỗi Dữ Liệu Của Các Biến Số Trong Mô Hình

xi


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong điều hành kinh tế vĩ mô, việc nắm bắt được bản chất, cấu trúc vận
hành của nền kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, khả năng dự

báo và đánh giá tác động của chính sách kinh tế vĩ mô cũng là những yêu cầu
hàng đầu đối với các nhà điều hành quản lý, các nhà lập chính sách cho nền kinh
tế. Kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới với những
biến động phức tạp diễn ra cả trong lẫn ngoài nước. Trong bối cảnh đó, các yêu
cầu nêu trên càng trở nên cấp thiết hơn đối với Việt Nam.
Một trong những công cụ quan trọng để phân tích cấu trúc, thực hiện dự
báo và đánh giá tác động chính sách đối với nền kinh tế là sử dụng mô hình kinh
tế lượng vĩ mô (Macroeconometric modelling). Do đó, đề tài này tiến hành xây
dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô đơn giản theo cách tiếp cận tổng cầu, nhằm
đem lại những hiểu biết cơ bản nhất đối với cấu trúc vận hành cũng như tác động
của các chính sách kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đem lại cái nhìn căn bản và trực tiếp về
cấu trúc vận hành của nền kinh tế Việt Nam theo cách tiếp cận tổng cầu.
Mục tiêu cụ thể:
- Với mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài cố gắng thực hiện việc mô hình
hoá thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam.
Mô hình được thể hiện dưới dạng hệ thống các phương trình hành vi, các phương
trình định dạng và định nghĩa.
- Đề tài cũng cố gắng ước lượng hệ số nhân tổng cầu, và ứng dụng hệ số
nhân này để tìm hiểu tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đối với
biến số kinh tế cơ bản là sản lượng.


1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vì mục tiêu của đề tài là đem lại cái nhìn cơ bản và trực tiếp về cấu trúc
vận hành và tác động chính sách trong nền kinh tế nên đề tài chỉ thực hiện việc
xấy dựng mô hình cấu trúc ở mức độ đơn giản. Mô hình được xây dựng theo
cách tiếp cận tổng cầu, chỉ nhằm giải thích sự thay đổi của biến kinh tế cơ bản là
sản lượng. Nội dung mô hình không nhằm giải thích toàn bộ các mối quan hệ

trong nền kinh tế (ví dụ như khối sản xuất thực, khối ngân sách nhà nước, khối
cán cân thanh toán quốc tế, v.v.)
Đề tài chỉ tập trung vào phía Cầu của nền kinh tế với các lý do là sau:
- Thứ nhất, nền tảng lý thuyết của đề tài dựa trên lý thuyết Keynes. Theo
đó, Cầu có vai trò quyết định trong nền kinh tế, vì Cầu quyết định Cung, tạo ra
mối quan hệ cân bằng cung-cầu trên thị trường.
- Thứ hai, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất hạn chế, không đầy đủ.
Do đó, việc xây dựng mô hình bao gồm tất cả các hoạt động của nền kinh tế sẽ
gặp trở ngại rất lớn, và độ phù hợp của mô hình cũng khó được đảm bảo.
- Thứ ba, việc xây dựng một mô hình phức tạp vượt quá khả năng của
một luận văn cử nhân.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
Chương 2: Tóm lược các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kinh tế
lượng dùng để ước lượng kiểm định mô hình.
Chương 3: Nêu tổng quan về các tài liệu liên quan đến việc xây dựng mô
hình kinh tế lượng vĩ mô đối với nền kinh tế Việt Nam; và tổng quan về các giai
đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay và các mốc quan
trọng trong việc thực hiện chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ tại Việt Nam.
Chương 4: Mô tả quá trình xây dựng, ước lượng, kiểm định, đánh giá chất
lượng mô hình và kết quả thử nghiệm chính sách kinh tế vĩ mô.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu về mô hình kinh tế lượng vĩ mô

Mô hình kinh tế lượng vĩ mô là một hệ thống bao gồm các phương trình
hành vi, cũng như các quan hệ định nghĩa, mô tả cấu trúc và cơ chế vận hành của
một nền kinh tế, chủ yếu dựa vào hành vi của các tác nhân kinh tế (Abbas, 2005).
Về lý thuyết, có năm dạng mô hình kinh tế lượng vĩ mô là: mô hình KK, mô hình
PB, mô hình WJ, mô hình WL và mô hình MS.
Mô hình KK dùng để giải thích các biến động kinh tế vĩ mô hướng về cầu
của Keynes. Mô hình tập trung vào các vấn đề ổn định ngắn hạn của sản lượng
và việc làm, chủ yếu sử dụng chính sách ổn định hoá. Phương pháp mô hình hoá
này không nắm bắt đầy đủ vai trò của thị trường tiền tệ, mức giá tương đối và các
kì vọng.
Mô hình PB ứng dụng cả lý thuyết Keynes và tân cổ điển trong các mô
hình thời gian động và liên tục, dùng để phân tích chính sách ổn định hoá. Việc
ứng dụng mô hình này trong thực tế rất phức tạp, đặc biệt là đối với các mô hình
có quy mô lớn.
Mô hình WJ hay còn gọi là mô hình đa khu vực. Trong đó nền kinh tế
được chia thành các thị trường phụ thuộc lẫn nhau, mỗi thị trường đạt đến trạng
thái cân bằng thông qua hành vi tối đa hoá lợi nhuận của nhà sản xuất và tối đa
hoá thoả dụng của người tiêu dùng trong các thị trường cạnh tranh.
Mô hình WL kết hợp các bảng IO (bảng vào-ra) và hệ cân bằng tổng quát
Walras, giúp các nhà phân tích nắm được đầu ra của các ngành kinh tế, giá trị gia
tăng hoặc việc làm nếu cho trước các thành phần tổng cầu cuối cùng hoặc các
thành phần nhu cầu theo ngành
.


Mô hình MS dựa vào lý thuyết kỳ vọng hợp lý. Trong mô hình này việc
hình thành kỳ vọng không phải dựa vào giá trị quá khứ của biến phụ thuộc. Các
biến kỳ vọng trong tương lai chỉ có thể đạt được nhờ vào việc giải toàn bộ mô
hình.
Mô hình kinh tế lượng vĩ mô đầu tiên cho nước đang phát triển do

Narasimham(1956) xây dựng cho Ấn Độ dưới sự cố vấn của Tinbergen. Những
mô hình đầu tiên dành cho các nước đang phát triển phần lớn là những phiên bản
nhỏ của mô hình KK mô tả phía cầu của nền kinh tế. Tính sẵn có của nhiều dữ
liệu trong hầu hết các nước đang phát triển là một yếu tố cản trở việc xây dựng
mô hình, vì cơ sở dữ liệu không đáng tin cậy và thường xuyên bị điều chỉnh. Do
đó chúng ta nên sử dụng phương pháp ước lượng đơn giản như phương pháp
bình phương tối thiểu hai giai đoạn ít nhạy cảm đối với chất lượng của dữ liệu.
Kể từ những năm cuối của thập niên 1970, việc xây dựng mô hình kinh tế
lượng vĩ mô đối mặt với nhiều lời chỉ trích. Những lời chỉ trích này tựu trung về
6 vấn đề: Thiếu tính dự báo, mâu thuẩn với lý thuyết kỳ vọng hợp lý, tính ổn
định của cơ cấu (chỉ trích của Lukas), sự phân chia dữ biến nội sinh- ngoại sinh
trong mô hình để thông qua điều kiện về nhận dạng, và cuối cùng là vấn đề
nghiệm đơn vị và đồng tích hợp cũng như tính chất chuổi thời gian cùa dữ liệu.
Tuy nhiên Bodkin và Hsiao (1996) cho rằng mô hình kinh tế lượng vĩ mô
rất hữu ích trong việc phân tích cơ cấu, dự báo và đánh giá chính sách với điều
kiện là chúng phải được áp dụng các kiểm định thông số trước và sau khi công
bố. Các loại kiểm định mà họ khuyến cáo bao gồm hai nhóm chính: kiểm định
từng phương trình riêng lẽ trong mô hình và kiểm định toàn bộ hệ thống mô
hình. Nhóm thứ nhất bao gồm bốn kiểm định nhỏ: kiểm định t va kiểm định F
dùng để kiểm tra mức ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng, kiểm tra dấu
của hệ số ước lượng có đúng với lý thuyết hay không, các kiểm định phân tích
dùng để kiểm tra các vi phạm giả thiết như tự tương quan, phương sai không
đồng đều, đa cộng tuyến…, kiểm tra tính ổn định của các phương trình được ước
lượng thông qua kiểm định Chow hoặc kiểm định RESET của Ramsey… Nhóm
thứ hai bao gồm ba kiểm định nhỏ: Đánh giá toàn bộ mô hình thông qua các trị


số thống kê về độ phù hợp như phần trăm sai số trung bình, hệ số Theil…, sai số
động của toàn bộ mô hinh phải chấp nhận được, trước khi công bố kết quả mô
hinh phải kiểm tra xem kết quả mô phỏng chính sách có phù hợp với kỳ vọng về

mặt lý thuyết hay không.
Các mô hình kinh tế lượng vĩ mô phiên bản mới thường nhấn mạnh tầm
quan trọng của nguồn vốn con người, tính chất mở cửa thương mại và các yếu tố
nhân khẩu học đối với tăng trưởng GDP. Guisan và Exposito (2001) đã khảo sát
toàn diện tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước châu Á và châu Phi trong thời kỳ
1951-1999. Kết quả thực nghiệm của họ rõ ràng cho thấy các chính sách hướng
đến việc phát triển vốn con người và mở cửa thị trường sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Trong một nghiên cứu khác, Guisan (2004) đã sử dụng dữ liệu chuaỗi
thời gian hàng năm giai đoạn 1960- 2002 đối với nhiều nước như Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản và nhận thấy rằng: Việc gia tăng trong vốn con người và vốn tư
bản cũng như mức độ mở cửa thương mại cao hơn đều đóng góp vào mức tăng
trưởng GDP cao hơn. Thật ra, kết quả kinh tế lượng của ông chỉ ra rằng mức độ
mở cửa thương mại cao hơn không những làm tăng cầu nước ngoài như vậy làm
tăng GDP mà còn giúp phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Love và
Chandra (2004) sử dụng các kỹ thuật đồng tích hợp khác nhau và dữ liệu giai
đoạn 1950-1992 nhận thấy việc mở cửa thương mại có quan hệ dài hạn với mức
gia tăng trong thu nhập thực bình quân đầu người ở Ấn Độ. Vì vậy cần phải kết
hợp các yếu tố này trong việc xây dựng mô hinh kinh tế lượng vĩ mô cho các nền
kinh tế đang phát triển.
2.2. Giới thiệu hệ thống tài khoản quốc gia SNA
Trong SNA, các chỉ tiêu phản ánh về kết quả sản xuất, về mức thu nhập
mà nền kinh tế đạt được được chia thành hai nhóm:
- Nhóm chỉ tiêu tính theo lãnh thổ gồm: Tổng sản phẩm quốc nội GDP và
Sản phẩm quốc nội ròng NDP.
- Nhóm chỉ tiêu tính theo quyền sở hữu gồm: Tổng sản phẩm quốc dân
GNP, Sản phẩm quốc dân ròng NNP, Thu nhập quốc dân NI, Thu nhập cá nhân
PI, Thu nhập khả dụng DI.


2.2.1 Phân biệt GDP và GNP

GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sả phẩm cuối cùng
được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước tính trong khoảng thời gian nhất định
thường là một năm.
GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng
do công dân một nước sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định thường tính
cho một năm.
GNP = GDP + NIA
Trong đó, NIA = thu nhập từ các yếu xuất khẩu – Thu nhập từ các yếu tố
nhập khẩu
2.2.2. Đo lường GDP
GDP được tính theo 3 phương pháp:
a) Phương pháp sản xuất: được xác định qua hai bước:
- Bước một: xác định giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế:
Giá trị tăng thêm= Giá trị sản xuất- Chi phí trung gian
- Bước hai: xác định GDP:
GDP= Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế+ Thuế nhập khẩu
b) Phương pháp phân phối (còn gọi là phương pháp thu nhập)
GDP được xác định theo công thức sau:
GDP= Khấu hao +Tiền lương +Tiền thuê +Tiền lãi +Lợi nhuận +Thuế gián thu

- Khấu hao là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố
định.
- Tiền lương là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
- Tiền thuê là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai nhà cửa và các
loại tài sản khác.
- Tiền lãi là thu nhập có được do cho vay tính theo một mức lãi suất nhất
định.
- Lợi nhuận là khoản thu nhập còn lại của xuất lượng sau khi trừ đi chi phí
sản xuất.
- Thuế gián thu là những loại thuế gián tiếp đánh vào thu nhập .



c) Phương pháp chi tiêu cuối cùng
GDP được xác định theo công thức sau:
GDP= Tiêu dùng cuối cùng +Đầu tư +Xuất khẩu -Nhập khẩu
- Tiêu dùng cuối cùng là một phần của tổng thu nhập quốc gia dùng để
mua sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần
của dân cư và nhu cầu chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng được chia thành:
chi tiêu dùng của dân cư hộ gia đình, chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước, chi
tiêu dùng của các tổ chức không vị lợi phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt
của hộ gia đình.
- Đầu tư là lượng tiền dung để mua các loại tài sản tư bản như máy móc
thiết bị, kho bãi, nhà xưởng… Số tiền này được gọi là tiền mua tư bản mới.
Ngoài ra, đầu tư còn bao gồm phần chênh lệch tồn kho giữa cuối năm và đầu
năm.
-Xuất khẩu là lượng tiền thu được do bán hàng hoá và dịch vụ ra nước
ngoài. Nhập khẩu là lượng tiền dùng để mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài.
2.2.3. Giá cả trong SNA
Trong mức giá của sản phẩm bán trên thị trường có chứa thuế gián thu.
Theo các nhà kinh tế, thuế gián thu nhiều hay ít là do chính phủ tự định, nó
không phản ánh được chi phí thực của quốc gia để sản xuất sản phẩm. Do đó, cần
phải có một loại chỉ tiêu không bị tác động bởi sự thay đổi các khoảng thuế này.
Đó là chỉ tiêu tính theo giá yếu tố sản xuất.
Chỉ tiêu tính theo =

Chỉ tiêu tính theo - Thuế gián thu

giá yếu tố sản xuất

giá thị trường


Ngoài ra, khi so sánh các chỉ tiêu qua các năm, nếu sử dụng chỉ tiêu tính
theo mức giá của từng năm thì có thể xảy ra trường hợp là: do giá tăng làm cho
chỉ tiêu của năm này cao hơn năm khác, nhưng giá trị định lượng thực tế có thể
không cao hơn đến mức như vậy. Để tránh trường hợp trên, người ta phân biệt
hai loại chỉ tiêu tính theo giá hiện hành (gọi là chỉ tiêu danh nghĩa) và giá so sánh
(gọi là chỉ tiêu thực)
Chỉ tiêu thực = Chỉ tiêu danh nghĩa / Chỉ số giá


Nếu xét theo mốc thời gian, có hai loại chỉ số giá: chỉ số giá so với năm
trước và chỉ số giá so với năm gốc. Chỉ số giá so với năm gốc là chỉ tiêu phản
ánh mức giá trung bình ở một năm nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với năm
được chọn làm gốc.
2.3. Mô hình IS-LM-BP
Với mô hình IS-LM-BP, chúng ta có thể khảo sát được tác động của các
chính sách tài khoá, tiền tệ và tỷ giá đối với cân bằng trên thị trường sản phẩm,
tiền tệ và cán cân thanh toán.
2.3.1. Giới thiệu mô hình IS-LM-BP
Đường IS (Investment equals Saving) phản ánh các tổ hợp khác nhau giữa
lãi suất r và sản lượng Y mà ở đó thị trường sản lượng cân bằng. Bất cứ mức sản
lượng nào nằm trên đường IS cũng đều thoả mãn phương trình:
Y= C +G +I +X-M (1)
Đường LM (Liquidity preference – Money supply) phản ánh các tổ hợp
khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng. Các
mức lãi suất nằm trên đường LM luôn thoả mãn phương trình:
Cung tiền = Cầu tiền (2)
Đường BP (Balance of Payment) phản ánh các tổ hợp khác nhau giữa lãi
suất và sản lượng mà ở đó đảm bảo sự cân bằng của cán cân thanh toán. Các
điểm nằm trên đường BP luôn thoả mãn phương trình:

Vốn đi vào - Vốn đi ra = Nhập khẩu - Xuất khẩu (3)
Sự cân băng bên trong khi sản lượng và lãi suất được duy trì ở mức mà cả
thi trường sản phẩm lẫn thị trường tiền tệ cân

IS

bằng. Sự cân bằng bên ngoài xảy ra khi cán cân
thanh toán cân bằng. Như vậy nền kinh tế cân

ro

LM
Eo

bằng toàn bộ cả bên trong lẫn bên ngoài tại điểm
mà ở đó phải đồng thời thoả mãn ba phương
trình (1), (2), (3). Đó chính là giao điểm của ba
đường IS –LM – BP trên hình bên.

Yo

BP


2.3.2 Tác động của chính sách tài khoá
Giả sử chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng bằng cách tăng G
hoặc giảm T. Đường IS dịch chuyển sang phải thành IS 2, cho trạng thái cân bằng
bên trong tại E’ nhưng lại mất cân bằng bên ngoài  cán cân thương mại thặng
dư  cung ngoại tệ tăng lên  tỷ giá hối đoái giảm đồng tiền Việt Nam có
giá hơn đồng tiền nước ngoài.

Nền kinh tế điều chỉnh như sau:
a) Trong cơ chế tỷ giá thả nổi
Tỷ giá giảm làm sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm tăng nhập
khẩu và giảm xuất khẩu dẫn đến hai kết quả:
- Lượng ngoại tệ đi vào giảm và
lương ngoại tệ đi ra tăng làm đường
BP dịch chuyển sang trái.
- Tổng cầu đối với hàng hoá và
dịch vụ trong nước giảm làm cho

IS2

IS

E’LM
E2

r2

BP

Eo

ro

đường IS dịch chuyển sang trái.
Đường BP và IS dịch chuyển
sang trái cho đến khi đạt đến điểm cân

Yo Y2


bằng mới tại E2: Lãi suất và sản lượng
cân bằng cùng tăng.
b) Trong cơ chế tỷ giá cố định

Ngân hàng trung ương phải dùng nội tệ để mua ngoại tệ vào nhằm chống
áp lực sụt giảm tỷ giá làm cho LM dịch chuyển sang phải cho đến khi tạo được
điểm cân bằng mới tại E2: Lãi suất và sản lượng đều tăng.
2.3.3. Tác động của chính sách

IS

LM

tiền tệ

LM2

Giả sử ngân hàng trung ương thực
hiện chính sách tiền tệ bằng cách tăng
lượng cung tiền LM dịch chuyển sang

ro

E

BP
E2

o


E’

phải thành LM2 cắt IS tại E’: Nền kinh tế
Yo

Y2


cân bằng bên trong nhưng lại mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán thâm
hụt ngoại tệ đi vào nhiều hơn ngoại tệ đi ra Tỷ giá tăng.
a) Cơ chế tỷ giá thả nổi
-Tỷ giá tăng xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm tổng cầu trong nước
tăng IS dịch chuyển sang phải.
-Lượng ngoại tệ đi vào tăng, ngoại tệ đi ra giảm đường BP dịch chuyển
sang phải.
Đường BP và IS dịch chuyển cho tới khi tạo thành điểm cân bằng mới tại
E2 sản lượng cân bằng tăng, lãi suất cân băng có thể tăng giảm hoặc không đổi.
b) Trong cơ chế tỷ giá cố đinh
Ngân hàng trung ương phải bán ngoại tệ ra và thu nội tệ vào làm cho
đường LM dịch chuyển sang trai. Đường LM2 dịch chuyển cho tới khi trở về vị
trí LM cũ. Kết quả là sản lượng và lãi suất quay về mức cũ.
2.3.4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái
Ngân hàng trung ương chủ động phá giá khi sản lượng nhỏ hơn mức sản
lượng tiềm năng, nền kinh tế bị thất nghiệp nhiêu. Khi sản lượng lớn hơn mức
sản lượng tiềm năng, có lạm phát cao thi ngân hàng trung ương chủ động tăng
giá để kéo lạm phát xuống. Một khi đã thực hiện chính sách phá giá hay nâng giá
thì có nghĩa là quốc gia đang theo cơ chế tỷ giá cố định.
Giả sử chính phủ thực hiện chính sách phá giá làm tăng tỷ giá để khuyến
khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu tăng tổng cầu và tăng lượng ngoại tệ đi

vào đường IS và BP dịch chuyển sang phải. Ngoài ra khi phá giá ngân hàng
trung ương phải bỏ nội tệ ra mua ngoại tệ vào đường LM dịch chuyển sang
phải. Cả ba đường IS- LM-BP cùng dịch chuyển sang phải làm cho sản lượng
cân bằng tăng, lãi suất cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
Tóm lại:
- Trong cơ chế tỷ giá thả nổi: Chính sách tài khoá có tác động yếu, chính
sách tiền tệ có tác động mạnh.
- Trong cơ chế tỷ giá cố định: Chính sách tiền tệ không có tác dụng, chính
sách tài khoá và chính sách tỷ giá có tác dụng hữu hiệu.


2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
2.4.1.Phương pháp kinh tế lượng: được áp dụng trong việc ước lượng,
kiểm định phân tích mô hình, bao gồm:.
Thủ tục Bình phương tối thiểu hai giai đoạn (TSLS)
Phương pháp TSLS cũng dựa trên nguyên tắc tương tự như trong phương
pháp Bình phương tối thiểu thông thường (OLS) là cực tiểu tổng các phần dư
bình phương. Tuy nhiên, nếu dùng thủ tục OLS để ước lượng các thông số của hệ
thống các phương trình đồng thời, thì giá trị ước lượng sẽ bị thiên lệch và không
nhất quán. Các dự báo dựa vào chúng cũng sẽ bị thiên lệch và không nhất quán,
các kiểm định giả thuyết về các thông số không có hiệu lực. Để có thể khắc phục
những vấn đề trên, một trong những phương pháp có thể thay thế là TSLS. Thủ
tục TSLS được tiến hành qua hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn một: Trước tiên, ước lượng dạng rút gọn đối với tất cả các
biến nội sinh xuất hiện ở vế bên phải của các phương trình. Lưu lại các giá trị
ước lượng này.
- Giai đoạn hai: Ước lượng phương trình cấu trúc nhưng sử dụng công cụ
là các biến nội sinh dự đoán thu được trong giai đoạn một
Kiểm định t và p-value

Kiểm định t dùng để kiểm định ý nghĩa thống kê của từng hệ số ước lượng
riêng lẽ. Các bước thực hiện như sau:
Giả sử phương trình ước lượng là: Yt= α + ∑(βiXit) + ut
- Bước 1: Giả thiết H0: βi= β0, H1:βi#β0
- Bước 2: Kiểm định thống kê tc= (β^ - β0)/sβ^, được tính dựa trên mẫu.
Theo giả thiết không, kiểm định thống kê có phân phối t với bậc tự do là n-k (n là
số quan sát, k là hệ số ước lượng).
- Bước 3: Chọn mức ý nghĩa α và xác định điểm t*n-k, α sao cho P(t>t*)=α.
-Bước 4: Bác bỏ H0 nếu │tc│> t*.
Kiểm định t có thể được thực hiện theo một phương pháp khác tương
đương. Trước tiên tính xác suất: p-value = P(t>tc hoặc t<-tc)=P (sai lầm loại I).


Xác suất này là phần diện tích bên phải t c trong phân phối t và là xác suất loại bỏ
giả thuyết H0. Xác suất này cang cao cho thấy hậu quả của việc loại bỏ sai lầm
giả thuyết đúng H0 càng nghiêm trọng. Như vây, nếu p-value nhỏ hơn α, ta có thể
bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng: β > β0 một cách đáng kể ở mức ý nghĩa α.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Ta có thể sử dụng kiểm định DW để kiểm định hiện tượng tự tương quan .
Tuy nhiên kiểm đinh DW có hạn chế trong nhiều trường hợp:
- Kiểm định cho các kết quả không thể kết luận được.
- Kiểm định DW không hợp lệ nếu các biến giải thích bao gồm biến phụ
thuộc trễ.
- Kiểm định không thể áp dụng nếu các sai số từ hồi quy có bậc cao hơn 1.
Trong những trường hợp nêu trên, một lựa chọn khác thay thế là kiểm
định nhân tử LM. Tuy nhiên, kiểm định LM thường là kiểm định mẫu lớn. Các
bước thực hiện kiểm định LM như sau:
- Bước 1: Ước lượng phương trình chính và tính toán các phần dư
- Bước 2: Hồi quy ut^ theo một hằng số, các biến giải thích trong phương
trình chính và ut-k^. Tính toán trị kiểm định LM = (n-k)R2 từ hồi quy phụ này.

- Bước 3: Bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng không có hiện tượng tự tương
quan nếu LM > χk2(α).
Kiểm định đặc trưng của mô hình
Một trong những cách dùng để kiểm định xem mô hình đã được đặc trưng
đúng hay chưa là sử dụng kiểm định RESET (kiểm định sai số đặc trưng hồi quy)
do Ramsey (1969) đề ra. Cơ sở của thủ tục RESET là các phần dư ước lượng mà
đại diện cho tác động của biến bị loại bỏ có thể được tính xấp xỉ bằng tổ hợp
tuyến tính của các luỹ thừa của các giá trị được thích hợp. Nếu các luỹ thừa này
có tác động có ý nghĩa thì mô hình gốc được coi như đã bị đặc trưng sai. Tuy
nhiên, thủ tục RESET không chỉ ra được loại đặc trưng sai và cũng không gợi ý
dạng hàm thích hợp cần sử dụng. Các bước thực hiện thủ tục RESET như sau:
- Bước 1: Ước lượng mô hình theo thủ tục OLS và lưu các giá trị được
thích hợp Yt^


- Bước 2: Thêm các biến Yt^2,Yt^3 ,Yt^4 vào mô hình ở bước 1 và ước
lượng mô hình mới
- Bước 3: Thực hiện kiểm định F-Wald cho việc loại bỏ ba biến mới trong
bước 2. Nếu giả thuyết không cho rằng các biến mới không có hiệu ứng bị bác bỏ
thì đó chính là dấu hiệu của sai số đặc trưng
Kiểm định nghiệm đơn vị
Phương trình kiểm định có dạng:
∆Yt = α +λYt-1 + ∑θi∆Yt-i + ut
Kiểm định nghiệm đơn vị cho λ=0 cho mô hình này được biết đến với tên
kiểm định Dickey-Fuller mở rộng (ADF). Các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: H0: λ=0 (có nghiệm đơn vị), H1: λ<0
- Bước 2: Hồi quy ∆Yt theo một hằng số, Yt-1, ∆Yt-1, ∆Yt-p. Tính trị thống
kê tc cho Yt-1
- Bác bỏ giả thuyết H0 nếu tctương ứng với cỡ mẫu và xác suất đã chọn

Kiểm định đồng tích hợp
Một cách để kiểm định đồng tích hợp là kiểm định DW hồi quy đồng tích
hợp. Theo đó, trước tiên ta ước lượng phương trình hồi quy đồng tích hợp như
sau: Yt=α+βXt+ut. Sau đó tính toán trị thống kê DW. Nếu DW lớn hơn trị tới hạn
tương ứng với các mức ý nghĩa α, thì ta có thể bác bỏ giả thuyết không cho rằng
X và Y không đồng tích hợp.
2.4.2. Phương pháp mô tả:: được dùng để mô tả quá trình phát triển kinh
tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, mô tả kết quả ước lượng mô hình, v.v.
2.4.3. Phương pháp phân tích: được dùng để phân tích tính chất mô
hình, phân tích kết quả thử nghiệm các chính sách vĩ mô, v.v.


×