Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tóm tắt bài học Axit Caboxylic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.98 KB, 5 trang )

AXIT CACBOXYLIC
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
1. Định nghĩa
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm cacboxyl –COOH
liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

Ví dụ: HCOOH, CH3COOH, C6H5COOH …
2. Phân loại
Axit no, đơn chức, mạch hở CxH2x+1COOH (x  0) hay CnH2nO2 (n  1)

Ví dụ: CH3COOH axit axetic
Axit không no, đơn chức, mạch hở

Ví dụ: CH2=CH–COOH axit acrylic
Axit thơm đơn chức

Ví dụ: C6H5COOH axit benzoic
Axit đa chức
Ví dụ: HOOC–COOH axit oxalic

3. Danh pháp
a. Tên thay thế của axit cacboxylic đơn chức, mạch hở:
Axit + tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + oic

Ví dụ:
CH3

H – COOH

axit metanoic
axit fomic



CH3 – COOH

axit etanoic
axit axetic

II. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý
1. Đặc điểm cấu tạo
Nhóm cacboxyl –COOH có cấu tạo:

C

O
O

H

CH2

C – COOH

axit 2 - metylpropenoic
axit metacrylic


H ở nhóm –OH axit linh động hơn H ở nhóm –OH ancol, phenol.

2. Tính chất vật lí
Axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.
Axit cacboxylic có ts cao hơn so với ancol có cùng số nguyên tử C.

Các axit fomic, axetic, propionic tan vô hạn trong nước; khi số nguyên tử C tăng, độ
tan trong nước giảm.
Mỗi axit cacboxylic có vị chua riêng.

III. Tính chất hóa học
1. Tính axit
Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li cho proton H+, làm đỏ quì tím

Ví dụ:

 CH COO- + H+
CH3COOH 

3
Tác dụng với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy điện hóa)

Ví dụ:
2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ

Ví dụ:
CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O
2CH3COOH + ZnO  (CH3COO)2Zn + H2O
Tác dụng với muối của axit yếu hơn

Ví dụ:
2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

2. Phản ứng với ancol (phản ứng este hóa)
Ví dụ:


axit axetic

ancol etylic

etyl axetat

Phản ứng tổng quát


RCOOH

+

axit cacboxylic

R’OH

o

H ,t





ancol

RCOOR’


este

+

H2O


IV. Điều chế
1. Phương pháp chung
a. Oxi hóa không hoàn toàn anđehit:
2R – CHO + O2 
o
xt

2R – COOH

t

b. Oxi hóa hiđrocacbon:
KMnO4
C6H5 – CH3 
o
t

C6H5 – COOK

2CH3CH2CH2CH3 + 5O2

H
C6H5 – COOH


+

xt
4CH3COOH + 2H2O

o

180 C, 50atm
xt

2R – CH2 – CH2 – R’ + 5O2 
o
t

2R – COOH + 2R’ – COOH + 2H2O

c. Phương pháp điều chế axit axetic
Lên men giấm:

C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O
Oxi hóa anđehit:
xt
2CH3CHO + O2 
2CH3COOH

Đi từ metanol:
xt, to

CH3OH + CO  CH3COOH


V. Ứng dụng
Axit cacboxylic có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm nguyên liệu cho công nghiệp mỹ
phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học,…

Bài tập áp dụng 1
Axit propionic có công thức cấu tạo là
A. CH3 – CH2 – CH2 – COOH.

C. CH3 – [CH2]3 – COOH.

B. CH3 – CH2 – COOH.

D. H O

C

CH2 CH2 CH3

O

Bài tập áp dụng 2
Gọi tên hợp chất

CH3

CH CH2 COOH
CH3

A. axit 2 – metylpropanoic.


C. axit 3 – metylbutan – 1 – oic.

B. axit 2 – metylbutanoic.

D. axit 3 – metylbutanoic.


Bài tập áp dụng 3
Nhiệt độ sôi của các chất giảm dần theo thứ tự
A. (C2H5)2O > CH3COOH > C2H5OH > C2H5Cl.
B. C2H5Cl > (C2H5)2O > CH3COOH> C2H5OH.
C. CH3COOH > C2H5OH> (C2H5)2O> C2H5Cl.
D. CH3COOH > C2H5OH> C2H5Cl> (C2H5)2O.

Bài tập áp dụng 4
Hỗn hợp A gồm 2 axit no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Để trung hòa m
gam hỗn hợp A, cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 15 gam muối khan.Hãy xác định hai axit trên.




×