Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

mot so giai phap phat trien cac khu cong nghiep tinh ben tre den nam 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.13 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

LƯU HỮU LỄ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh Năm
2010

Vietthueluanvan.com

Page 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

LƯU HỮU LỄ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ: 60.34.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN

Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2010
Vietthueluanvan.com

Page 2


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài.......................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................ii
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................ii
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn.......................................................ii
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... iii
6. Điểm mới của đề tài............................................................................iii
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM...................................................................01
Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN............................................................ 01
Khu công nghiệp


01

Định nghĩa

01

Đặc điểm

01

Cụm công nghiệp

01


Định nghĩa

02

Đặc điểm

02

Doanh nghiệp KCN, CCN.....................................................................................................02
Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN.............................................03
Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố..........................................................03
Vai trò của KCN, KCX và CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước03
Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế......................03

Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có trình
độ tay nghề cao cho xã hội................................................................................04
Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất
nước....................................................................................................... 04
Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp vào kim ngạch
xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước...............................................05
Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao
năng lực sản xuất ở từng vùng, miền.................................................05
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề
mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
05
Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước......................................06
Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước về KCN, CCN.............................................................................. 06
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN Việt
Nam07
Điều kiện tự nhiên 07


Kết cấu hạ tầng

07

Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động................................................................ 07
Môi trường đầu tư 08
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng......................................................................................08
Phát triển khu dân cư đồng bộ..............................................................................................09
Điều kiện về đất đai 09
Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, KCX trên thế giới và
Việt Nam.............................................................................................................09

1.4.1. Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới.................................... 10
. Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam...................................................................11
Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam…11
Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư các KCX, KCN Việt Nam
.................................................................................................................…..12
Kinh nghiệm thành công 12
Kinh nghiệm thất bại................................................................................11
Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam.........................................................13
Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động các KCN, KCX Việt Nam
................................................................................................................

…..14

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX...................................................................14
Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX..........................................................................15
Về tình hình SXKD của các DN trong KCN, KCX............................................................16
Về tình hình lao động.........................................................................................................16
1.4.4.5 Công tác bảo vệ môi trường............................................................16
1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN.................................................17


Xu hướng phát triển các KCN hiện nay.........................................................18


Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN...................................................................19
Dự báo các yếu tố tác động....................................................................................................20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.........................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TẠI
TỈNH BẾN TRE................................................................................................22
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre..............................................................22

Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gian qua…23
Quá trình thành lập và phát triển KCN tại tỉnh Bến Tre.............................23
Thành lập các KCN tại Bến Tre.........................................................................................23
a. Số lượng, diện tích, địa điểm, tình trạng đất......................................................23
b. Tình hình triển khai dự án kết cấu hạ tầng KCN..............................24
c. Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN........................25
Thành lập Ban Quản lý......................................................................................................25
Qui hoạch và dự kiến phát triển các KCN tại Bến Tre.....................................................26
Thực trạng hoạt động tại các KCN từ khi thành lập cho đến nay...29
Tình hình quỹ đất tại các KCN.................................................................................29
Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư tại các KCN........30
a. Các ngành công nghiệp hiện có trong KCN.......................................30
b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................30
2.2.2.3.Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN..............................30
Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế của
tỉnh

31
Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh


nghiệm.................................................................................................................31
Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN.................................33
Đánh giá sự tác động của môi trường vi mô, vĩ mô đến hoạt động của
KCN

35

Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô.......................................................................35
a. Các yếu tố kinh tế.................................................................................35

b. Các yếu tố xã hội..................................................................................36
c. Các yếu tố về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường...................38
d. Các yếu tố chính sách vĩ mô của Nhà nước........................................38
Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô......................................................................40
a. Khách hàng..........................................................................................40
b. Các nhà cung cấp.................................................................................40
c. Các đối thủ cạnh tranh..........................................................................41
d. Các đối thủ tiềm ẩn mới.......................................................................41
Xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN........................................................44
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN BẾN
TRE ĐẾN 2020..................................................................................................46
Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các KCN tỉnh
Bến Tre................................................................................................................46
Xu hướng phát triển các KCN hiện nay...............................................................................46
Các căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển các KCN........................................................46
Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre


..................................................................................................................….46
Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của Bến Tre đến
2020

47

Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020...............................49
Hình thành các giải pháp qua phân tích và đánh giá ma trận SWOT
................................................................................................................ ..….49
Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào KCN, CCN Bến Tre đến năm 2020.......53
Nhóm giải pháp S-O...........................................................53

a. Nhóm giải pháp tuyên truyền các chính sách của Nhà nước.............................53
b. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh..................53
c. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.......................................56
Nhóm giải pháp S-T.....................................................................................58
a. Nhóm giải pháp quy hoạch KCN, CCN gắn liền liên kết vùng.........................58
b. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và hàng rào KCN, CCN. . .61
c. Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN, CCN
................................................................................................................

…..63

Nhóm giải pháp W-O....................................................................................64
a. Nhóm giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường...................................64
b. Cải tiến hệ thống ngân hàng...............................................................66
c. Giải pháp về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.....................................67
Nhóm giải pháp W-T....................................................................................68
a. Nhóm giải pháp ổn định và phát triển xã hội.....................................................68


b. Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, CCN......................................74
c. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong các KCN, CCN..........76
Một số kiến nghị................................................................................................77
Một số kiến nghị đối với Nhà nước.......................................................................................77
Một số kiến nghị đối với Tỉnh Bến Tre.................................................................................79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...........................................................................80
KẾT LUẬN................................................................................................82
Tài liệu tham khảo
Danh mục các phụ lục



PHẦN MỞ ÐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thời gian qua, với đường lối và những chính sách đổi mới của Đảng và
Nhà nước, Bến Tre đã nỗ lực phấn đấu và đã có những bước phát triển CN
khá. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhiều
tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưa được khai thác tốt, kết quả thu được
chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển.
Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành
và phát triển các KCN trên địa bàn là một trong những phương hướng cơ bản
và điều kiện để thực hiện chủ trương CNH-HĐH, đảm bảo cho phát triển CN
một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm
cho lao động địa phương; nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân
nhất là khu vực lân cận KCN; góp phần đô thị hoá ở các vùng gần KCN và
đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN, góp phần thực
hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XIII và
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2006 2020 với mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành
tỉnh CN vào năm 2020.
Hiện tại tỉnh Bến Tre có 2 KCN được Chính phủ phê duyệt trong danh
mục các KCN cả nước là: KCN Giao Long, diện tích giai đoạn I là 101,47ha,
trong đó diện tích xây dựng KCN là 98,5ha và giai đoạn II là 68,04ha; KCN
An Hiệp với diện tích 72ha. Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong
đó đất CN có khả năng cho thuê 113,89ha. Đến nay đã cho thuê được 81,63ha
chiếm 71,67% diện tích đất CN; trong đó có 10 dự án đang đàm phán, có khả
năng đến cuối năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này. Đánh giá, so sánh với tổng
diện tích đất toàn tỉnh cũng như so với cơ cấu kinh tế trong những năm tới của
ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá thấp. Trong điều


kiện các KCN hiện hữu của Bến Tre về cơ bản đã được lấp đầy mà các nhà

đầu tư khác tiếp tục đăng ký, tìm hiểu cơ hội đầu tư, việc mở rộng diện tích và
xây dựng mới các KCN trên địa bàn là rất cần thiết và là nhu cầu cấp bách.
Tuy rằng trong thời gian qua các KCN đạt được những thành quả tốt,
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và
phát triển các KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm
theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không chỉ cho tỉnh Bến Tre mà
còn liên đới tới các địa phương lân cận khác trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và cả nước. Vì vậy cần cải tiến khắc phục để thu hút đầu tư và phát
triển ổn định, tận dụng lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn. Đòi hỏi trách
nhiệm cao của các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo cho sự phát triển lâu
dài, ổn định các KCN của tỉnh Bến Tre, cũng như các tỉnh lân cận trong khu
vực và cả nước trong thời gian tới.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững các KCN
của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020, nên tôi chọn đề tài làm luận văn tốt
nghiệp cao học ngành Quản trị Kinh doanh này là:
“NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN ở tỉnh Bến Tre trong những
năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển
các KCN của tỉnh.
-Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của các KCN trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.
-Đề xuất các giải pháp phát triển các KCN của tỉnh Bến Tre đến năm
2020.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:


Vận dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp điều tra khảo sát các KCN của tỉnh Bến Tre và phương pháp chuyên gia

để xây dựng các ma trận IFE, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, từ đó hình
thành nên ma trận SWOT để để xuất một số giải pháp phát triển các KCN Bến
Tre.
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 03
chương chính, cụ thể:
Chương 1: Đặc điểm chung về tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Những giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre từ đây
đến năm 2020.
Luận văn gồm 83 trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu tình hình phát triển các KCN,
CCN tại tỉnh Bến Tre.
Thời gian: Nội dung đánh giá hoạt động lấy mốc thời gian từ năm 2005
đến 2010, trong đó chủ yếu là những năm gần đây.
6. Điểm mới của đề tài:
- Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài KCN trong
mối tương quan hợp tác với các địa phương khác trong vùng.
- Đánh giá thực trạng phát triển KCN của tỉnh thực tế và trung thực nhất.
- Cơ sở, mục tiêu và giải pháp là nhằm giúp cho các KCN của tỉnh phát
triển trong một thời kỳ nhất định đến năm 2020.
*
*

*



1


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN:
Khu công nghiệp:
Định nghĩa:
Theo quy định hiện hành của Quy chế KCN được ban hành theo
Nghị định số 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm l997 của Chính phủ đã định nghĩa:
“ KCN là khu tập trung các DN KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định,
không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập”.
Đặc điểm:
- KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không có dân
cư sinh sống.
- KCN được thành lập để thu hút các DN sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất
công nghiệp.
- KCN được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.
- KCN có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền cho
thuê đất, phí điều hành KCN.
- Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh,
Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một
đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập DN.
Cụm công nghiệp:
Cuối năm 2002, ở Việt Nam ngoài 75 KCN do Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập, nhiều địa phương đã quy hoạch và phát triển nhiều



KCN vừa và nhỏ hay còn gọi là CCN. Do Nhà nước chưa có quy định pháp lý
cho phát triển mô hình này, nên việc phát triển các CCN ở các địa phương
mang tính tự phát do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của riêng từng địa
phương. Cho nên, về quy mô, hình thức phát triển CSHT, đầu mối quản lý, cơ
chế tài chính, phương thức hỗ trợ phát triển,... cũng rất đa dạng.
Vì vậy, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN, tùy theo các
nhà nghiên cứu, tùy địa phương và tùy thời điểm. CCN có thể định nghĩa như
sau:
Định nghĩa:
CCN là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất do địa phương
thành lập và quản lý, không bị điều chỉnh của qui định pháp luật như KCN
nêu trên.
Việc phát triển các CCN đều có chủ trương lãnh đạo của tỉnh và được
đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đặc điểm:
- Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương,
không đủ năng lực tài chính thuê đất trong các KCN tập trung.
- Ngành nghề thường gắn liền với vùng nguyên liệu, với ngành nghề
truyền thống của từng địa phương.
- CCN do UBND cấp tỉnh, thành phố quyết định thành lập.
- Cơ chế quản lý: Đầu mối quản lý các CCN khá đa dạng do chưa có quy
định chung của Chính phủ. Một số địa phương thì giao cho Ban Quản lý các
KCN địa phương quản lý như Hà nội, Quảng Nam, Phú Yên. Nhiều tỉnh nếu
CCN thuộc địa bàn huyện nào thì huyện đó quản lý như Đồng Tháp, Long
An. Một số tỉnh giao cho Sở CN quản lý như Bến Tre. Cơ chế quản lý CCN
không theo quy chế KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân
sách địa phương.
Doanh nghiệp KCN, CCN:



Là DN được thành lập và hoạt động trong KCN, CCN, bao gồm DN sản
xuất và DN dịch vụ.
Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN:
Là DN được thành lập có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ
tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng KCN. Đối với DN kinh doanh hạ tầng CCN thì do UBND tỉnh, thành
phố quyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ.
Ban quản lý KCN, CCN cấp tỉnh, thành phố:
Là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính
của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Ban quản lý một KCN,
hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập và được sử dụng con dấu Quốc huy.
Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước:
Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế:
Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN, CCN là các nhà đầu tư trong
và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức
mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước.
Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ giúp cho đất nước thu hút được
một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy
hoạch lại các mạng lưới DN CN, Chính phủ rất khuyến khích các DN trong
nước đầu tư vào các KCN.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sự nghiệp CNHHĐH là vốn. Trong những năm qua, phát triển KCN đã huy động được nguồn
vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống các chính sách đầu tư.
Tác dụng huy động vốn của KCN được thể hiện ở hai mặt:
Trước hết là KCN huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước, đây là
nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Trong những năm gần


đây nguồn vốn này phát triển nhanh chóng, tính đến cuối năm 2008 tổng số

vốn đầu tư của các DN trong nước hơn 200 ngàn tỷ đồng. Riêng các KCN
ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trong nước khoảng 15.820 tỉ đồng.
Thứ hai, KCN huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài: Trong điều
kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì việc thu hút nhiều vốn đầu tư
nước ngoài là rất quan trọng. KCN là biện pháp hữu hiệu nhằm huy động các
DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế từ khi xây dựng cho đến nay tổng số
vốn đầu tư nước ngoài vào KCN tăng đáng kể khoảng 34 tỷ USD. Các KCN
ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 1.029 triệu
USD.
Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có
trình độ tay nghề cao cho xã hội:
KCN thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Theo số liệu từ Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối 2008 các KCN đã thu hút trên 1 triệu lao
động trực tiếp và 2 triệu lao động gián tiếp, góp phần làm gia tăng chất lượng
nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động trực tiếp. Các DN
trong KCN vùng ĐBSCL đã giải quyết việc làm cho khoảng 60.000 lao động.
Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý
cao của các DN trong KCN, nó sẽ tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng được yêu cầu của các
KCN và bản thân DN lúc đó cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có tay
nghề cao cho mình.
Ngoài ra, các DN trong KCN mà đặt biệt là các DN có vốn đầu tư nước
ngoài đã đào tạo được đội ngũ lao động tiên tiến, có tác động lan tỏa và nâng
cao nền tảng trình độ lao động của đội ngũ lao động Việt Nam.
Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất
nước:


Các KCN, CCN còn có tác dụng kích thích cạnh tranh, đổi mới và hoàn
thiện môi trường kinh doanh. Các DN trong các KCN, CCN đóng vai trò kích

thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, nhất là
thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương nói riêng và của cả
nước nói chung. Các DN này cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu
trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ xã hội.
Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất CN vào kim ngạch xuất nhập
khẩu và ngân sách cả nước:
Theo số liệu từ Vụ quản lý KCN và KCX thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trong năm 2008 các DN trong KCN của cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất CN
trên 20 tỷ USD (chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất của ngành CN cả nước).
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của các DN trong
KCN và KCX đạt khoảng 16,3 tỷ USD (chiếm khoảng 23,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước). Trong đó xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD.
Tổng doanh thu các DN trong KCN vùng ĐBSCL đạt trên 1,5 tỉ USD, trong
đó xuất khẩu đạt gần 590 triệu USD. Ngoài ra hiệu quả hoạt động của các DN
KCN đã đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao
năng lực sản xuất ở từng vùng, miền:
Các KCN đã và đang tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế
mạnh đặc thù của địa phương mình. Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ
phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề
mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH:
Theo đánh giá của các chuyên gia, những công nghệ đang sử dụng ở các
dự án FDI trong các KCN đa phần thuộc công nghệ hiện đại hơn công nghệ
vốn có của nước ta, đa số đều là những dây chuyền tự động hoá, tương đối


hiện đại, một số sản phẩm điện tử vi mạch, ô tô, xe máy, thép… được sản
xuất bằng những công nghệ tiên tiến.
KCN là nơi tập trung các DN CN và dịch vụ CN nên nó góp phần nâng

cao tỷ trọng ngành CN và dịch vụ CN. Trong những năm qua tỷ trọng giá trị
SXCN do các KCN tạo ra luôn tăng qua các năm, từ 13% năm 2000 lên
26,4% năm 2004 và năm 2005 là 28%. Ngoài ra các KCN còn đóng góp nâng
cao tỷ trọng các ngành dịch vụ CN như dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, bảo
hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính. Đây là những dịch vụ có giá trị cao, đạt
tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị gia tăng khá, đáp ứng yêu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế.
Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước:
Để thu hút đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai
nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
trong và ngoài hàng rào đồng bộ và hiện đại (bao gồm cả hệ thống điện nước,
bưu chính viễn thông), không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các
DN hoạt động mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế của địa
phương nơi có KCN.
Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước về KCN, CCN:
KCN là một mô hình mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam nên
thực tế triển khai mô hình này còn nhiều bất cập trong quản lý nhà nước về
KCN như phân cấp, ủy quyền trong KCN, thủ tục hành chính trong đầu tư vào
các KCN, các vấn đề về thuế, hải quan,… Thực tiễn phát triển KCN đã cho
chúng ta nhiều bài học trong quản lý nhà nước về KCN nói riêng và quản lý
nhà nước nói chung. Đến nay, bộ máy quản lý KCN đã hình thành một cánh
thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư là
cơ quan quản lý KCN cấp trung ương và các Ban quản lý các KCN cấp tỉnh.
Việc phân cấp mạnh mẽ cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh trong việc quản lý


hoạt động đầu tư trong KCN, là nơi thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chỗ”,
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư vào KCN và cũng là nơi các cơ
quan nhà nước “thử nghiệm” các chính sách và ngày càng hoàn thiện các

chính sách đó sao cho phù hợp với thực tế.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN,
CCN ở Việt Nam:
Điều kiện tự nhiên:
KCN, CCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ
tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển và có
thể liên kết thành các CCN . Địa điểm phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu
mối giao thông và nguồn cung ứng điện, nước.
Kết cấu hạ tầng:
Hầu hết các KCN, CCN đều hình thành trên các khu đất mới, do đó cần
đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN, CCN
thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư vào. Nhằm đảm bảo xử lý ô nhiễm môi
trường, ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên
lạc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải tốt. Nếu không thực hiện
tốt điều này, có thể sẽ lại hình thành những khu vực ô nhiễm. Thực tế, ngoài
ưu điểm tập trung sản xuất, các KCN, CCN là nơi có điều kiện để xây dựng
cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Đây cũng là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà
đầu tư chọn KCN, CCN để sản xuất thay vì chọn một nơi khác. Việc đầu tư
cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nhằm xác định giá cho
thuê đất phù hợp. Đây là một mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tài chính
của các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động:
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản
xuất, lao động đã được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một


KCN, CCN . Vì vậy, các KCN, CCN phải bảo đảm gần nguồn cung cấp
nguyên vật liệu và lao động với giá cả thích hợp. Ngoài ra, các KCN, CCN
được bố trí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp DN và chính quyền địa

phương không bị áp lực về việc giải quyết nơi ăn, chốn ở và các dịch vụ phúc
lợi khác. Bên cạnh số lượng lao động, chúng ta cần chú ý đến chất lượng của
lao động.
Môi trường đầu tư:
Các nhà đầu tư vào KCN, CCN ngoài việc quan tâm đến giá thuê đất, tận
dụng lợi thế về giá nhân công rẻ, còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu
tư. Nhằm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN, CCN, Nhà nước
phải cải cách hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy
phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng, hải quan... Hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều áp dụng cơ chế “một cửa” để giảm thiểu tối đa các
thủ tục cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, yếu tố môi
trường đầu tư đang trở thành yếu tố hàng đầu trong việc thu hút đầu tư vào
các KCN, CCN. Trong chừng mực nào đó, nó còn quan trọng hơn cả yếu tố
về giá thuê đất và giá nhân công.
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như tiền đề để thu hút các nguồn vốn
đầu tư khác. DN chỉ bỏ vốn đầu tư vào KCN, CCN khi đã có cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh. Do đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như nguồn vốn “mở
đường” mà các DN kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN phải bỏ ra ngay từ
ban đầu. Giải quyết được mâu thuẫn khi chưa thu được tiền thuê đất mà đã
phải bỏ vốn ra đầu tư sẽ khắc phục được tồn tại về tiến độ lấp đầy các KCN,
CCN còn chậm. Các DN phát triển hạ tầng KCN, CCN phải có tiềm lực tài
chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng
bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi vào thuê đất có thể tiến hành xây
dựng nhà máy nhanh chóng. Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì


vậy nguồn vốn đầu tư không những phải đảm bảo đầy đủ mà còn phải được
đầu tư đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy tác dụng ngay được.
Phát triển khu dân cư đồng bộ:

Quá trình phát triển các KCN, CCN phải gắn liền với việc xây dựng các
khu dân cư và các công trình phúc lợi để giải quyết đời sống cho các công
nhân sản xuất trong các KCN, CCN . Theo đà phát triển của các KCN, CCN ,
số lượng công nhân sản xuất tại các nhà máy ngày càng gia tăng. Việc ổn định
nơi ăn, ở cho lực lượng công nhân sẽ góp phần giúp cho hoạt động SXKD của
các xí nghiệp được ổn định và phát triển. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, việc
phát triển khu dân cư xung quanh các KCN, CCN còn nhằm ổn định về mặt
xã hội và an ninh trật tự. Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của các KCN, CCN . Việc phát triển khu dân cư
không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các Công ty
phát triển hạ tầng và các DN trong KCN, CCN.
Điều kiện về đất đai:
Khi xây dựng các KCN, CCN đòi hỏi phải sử dụng một diện tích đất
tương đối lớn tại khu vực không quá cách xa các trung tâm đô thị lớn. Các
khu vực này đồng thời cũng là địa điểm giãn dân trong nội thành với nhu cầu
đất để xây dựng khu dân cư cũng tương đối lớn, do đó chi phí đền bù giải tỏa
ngày càng tăng. Trong khi chi phí đền bù lại chiếm một tỷ trọng tương đối lớn
trong cơ cấu giá thành cho thuê đất. Vì vậy đây là một thách thức rất lớn đối
với các KCN, CCN trong quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư nếu không tính
toán giá cho thuê đất một cách hợp lý. Vị trí khu đất, công năng hiện hữu của
khu đất sẽ ảnh hưởng lớn chi phí đền bù giải toả. Do đó, các vùng đất nông
nghiệp kém màu mỡ, hiệu quả canh tác không cao sẽ có thuận lợi hơn trong
việc xây dựng các KCN, CCN.
Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, CCN ở Việt
Nam:


2
Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới:
KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 ở Trafford Park

Thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một DN tư nhân. Đến năm 1899
vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt
động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Đến năm 1959 ở Mỹ đã có 452
vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, Pháp có 230 vùng công nghiệp,
Anh có 55 KCN và Cannada có 21 vùng công nghiệp (1965).
Ở Châu Á, Singapore là quốc gia thành lập KCN đầu tiên vào năm
1951, đến năm 1954 Malaysia cũng chuẩn bị thành lập KCN và cho đến thập
kỷ 90 đã có 12 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ năm 1955 và đến năm
1959 đã có 705 KCN. Đặc biệt một số nước trong khu vực này đã thành công
rất lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN, KCX, KCNC để phát triển
kinh tế của quốc gia. Điển hình là KCNC ở Tân Trúc – Đài Loan, được xây
dựng năm 1980 với diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch
2.100ha, với tổng số vốn đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt
động tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ đạt được 10,94 tỷ USD chiếm 3,6%
GDP Đài Loan.
Đến năm 1992, trên Thế giới đã có 280 KCX được xây dựng ở 40 quốc
gia, trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
tổng số người làm việc trong các KCX từ các nước đang phát triển đạt trên
500.000 người, tổng trị giá xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước
đang phát triển là 258 tỷ USD, chiếm khoảng 80% xuất khẩu của KCX, trong
đó chủ yếu từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Giá trị xuất khẩu
được tính trên người công nhân là hơn 30.000 USD ở Malaysia, 50.500 USD
ở Đài Loan, 67.800 USD ở Hàn Quốc, 72.000 USD ở (khu Baguio City)
Philippines. Các KCX đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn tập
trung vào các ngành điện tử, sản xuất ô tô.


Các KCN, KCX hình thành, đã thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà
máy, xí nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời với vốn đầu tư
trực tiếp, các nhà đầu tư đã trang bị cho các KCN, KCX những dây chuyền

công nghệ và phương pháp sản xuất mới, trực tiếp góp phần giữ vững tốc độ
tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH đất nước.
. Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam:
Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt
Nam:
Tiền thân hình thành KCN, KCX ở Việt Nam là Khu kỹ nghệ Biên Hòa,
được thành lập năm 1963 (nay là KCN Biên Hòa). Nơi này có vị trí địa lý
thuận lợi cho phát triển CN, đây cũng là KCN lớn nhất sau ngày Miền nam
giải phóng.
Tháng 11/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đánh dấu sự ra đời và
hoạt động của KCN, KCX đầu tiên ở nước ta. KCX Tân Thuận có diện tích
300ha, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 88,92 triệu USD, chủ đầu tư
là Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh KCN xuất khẩu Tân Thuận,
liên doanh giữa Công ty Phát triển CN Tân Thuận và hai đối tác Pan Viet và
Central Trading (Đài Loan). KCX Tân Thuận gần sân bay, gần cảng lớn, cách
trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 4km, là KCX được chọn làm thí điểm cho
mô hình phát triển KCN, KCX sau này. KCX Tân Thuận được các cấp lãnh
đạo Trung ương và địa phương quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, tạo
điều kiện thuận lợi để hoạt động ổn định và phát triển.
Tính đến cuối tháng 8/2010, cả nước đã có 254 KCN, KCX được thành
lập với tổng diện tích tự nhiên gần 68.000 ha. Trong đó diện tích đất CN có
thể cho thuê đạt trên 45.000 ha, chiếm khoảng 60% đất tự nhiên, có 171 KCN
đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt
bằng.


×