Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm tin học 7 năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.66 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
- Mặc dù đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư trang thiết bị cho ngành giáo
dục cụ thể là cho từng trường học rất nhiều, song mỗi trường có những điều kiện khác
biệt nên việc đầu tư trang thiết bị cũng chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến việc giảng dạy của
giáo viên gặp nhiều khó khăn trong đó có bộ môn Tin Học trong nhà trường. Môn Tin
học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ
bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học
sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và
kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.
- Môn Tin Học đưa vào trường phổ thông nó có đặc thù riêng, liên quan chặt chẽ với
sử dụng máy vi tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi
trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với
thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phần thực hành chiếm thời lượng nhiều hơn để các
em có thể khắc sâu được qui trình thực hiện một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, đa số các
trường còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học, nhất
là máy vi tính phục vụ môn thực hành cho học sinh. Bản thân tôi cùng tất cả các giáo
viên đều nhận thấy là đa số các em học sinh của chúng ta có kỷ năng thực hành rất yếu,
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng
thích nghi với hoàn cảnh còn chậm. Hơn nữa, mặt bằng trình độ dân trí địa phương còn
thấp nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy và học môn Tin học.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành
Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được ứng dụng rộng rãi,
Tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây
dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người.


Do vậy, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu tư phát
triển về mọi mặt. Đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng
động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các
trường từ tiểu học đến trung học phổ thông với vai trò là môn học tự chọn.
Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những đặc thù riêng liên quan chặt
chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ,
coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với
thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng bản
thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí
còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát
các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá -giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi
đạt yêu cầu chất lượng.
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng
cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với
máy nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm
thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều

giúp các em có thể tự khám phá và tự học.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:

Học sinh khối 7

2. Phạm vi:

Tin học khối 7

3. Phương pháp:

Nghiên cứu thực tiển

4. Thời gian nghiên cứu:

Năm học 2013 – 2014

IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
-

Phương pháp chia nhóm nhằm giúp học sinh hoạt động tích cực hơn, hiệu quả
hơn. Bên cạnh đó giúp giáo viên dễ dàng quản lí đạt hiệu quả và chất lượng.

-

Học sinh rất ham thích môn Tin học ở bậc THCS.

-


Góp phần giúp giáo viên nang cao chất lượng bộ môn cũng như chỉ tiêu năm học.

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển,
đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện
đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ thuật số, thời đại
Internet.Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về
ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT
là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ
lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò
của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước
chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy,
học tập và quản lí giáo dục.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin
học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,...

Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin
học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật
toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng
thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận
những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình
của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu
cầu trên.

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
- Thực tế qua trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận
thấy: đa số học sinh hứng thú với môn học. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua các năm
học chưa cao, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên máy tính của học sinh còn yếu, thậm chí
một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một
môn học mới.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Chi Bộ và của BGH nhà trường trong công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng
chuyên đề hàng năm.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến
thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.

- Được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
- học.
2. Khó khăn:
- Trường THCS Nguyễn Huệ là một trường thuộc địa bàn phường Mỹ Thạnh, là
một phường thuộc ngoại ô thành phố Long Xuyên và là phường giáp ranh với huyện
Lấp Vò (Đồng Tháp) và Thới Thuận (Thốt Nốt - Cần Thơ). Học sinh trên địa bàn chủ
yếu là con em các gia đình nông dân, công nhân nên sự quan tâm của phụ huynh đến
việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà
là rất khó. Hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học ở
trường dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực
hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn
phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
- Một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành
trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy
để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới.
- Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông trên 40 học sinh một lớp
(khối 6) và trên 35 học sinh một lớp (khối 7, 8, 9). Mỗi ca thực hành có tới 3 - 4 em

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

ngồi trên cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập
một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, diện tích phòng máy nhỏ hẹp (36m 2), phòng máy có
24 máy nhưng là máy cũ nên thường hay hư hỏng, thiết bị chiếu sáng thường bị hư

hao, không khí trong phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào
bài giảng ... ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.

* Khảo sát chất lượng đầu năm 2013 – 2014 (phần thực hành)
Kết quả kiểm tra
STT

LỚP

Giỏi

SĨ SỐ
SL

Khá
%

SL

Trung Bình
%

SL

%

Yếu
SL

%


1

7A1

38

3

7.9

10

26.3

17

44.7

8

21.1

2

7A2

40

10


25.0

10

25.0

11

27.5

9

22.5

3

7A3

37

5

13.5

10

27.0

20


54.0

2

5.5

4

7A4

38

6

15.8

17

44.7

10

26.3

5

13.2

5


7A5

37

7

18.9

15

40.6

12

32.4

3

8.1

190

31

16.4

62

32.6


70

36.8

27

14.2

Tổng cộng

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

 Từ kết quả khảo sát cho thấy:
- Tỉ lệ học sinh giỏi thấp: 16.4%
- Tỉ lệ học sinh trung bình yếu cao: 51%

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ
1. Thiết kế bài giảng cho tiết thực hành:
Công việc thiết kế chu đáo một bài dạy trước và phù hợp với các đối tượng trong
từng lớp là khâu quan trọng không thể thiếu. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên
chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi

vào một tiết dạy”.
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho các đối tượng học sinh thì tôi thực hiện một
số các vấn đề sau đây:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình
cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ
năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu nhằm mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, nắm một
cách tổng thể nội dung để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm bắt được trọng tâm của bài dạy để xây dựng và thiết kế các hoạt động học
tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy
học.
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể
2. Tổ chức tiết thực hành:
* Chia nhóm thực hành:
Trong điều kiện CSVC, trang thiết bị của trường chưa đầy đủ, với một giờ thực
hành, việc quan trọng đầu tiên là tiết lí thuyết trước giáo viên đưa ra yêu cầu của bài
thực hành, sau đó chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm,
học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau
chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số
lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp.

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7


Ví dụ: + Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến.
+ Chia nhóm theo địa hình khu dân cư.
+ Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng.
+ Chia nhóm theo đối tượng học sinh
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải
lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Với các em HS nên chia nhóm 3 học sinh/ máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm
trưởng của nhóm mình
* Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao
tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực
hoạt động.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và hướngdẫn khi
cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong
các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá giỏi
trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng
độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao
tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1
học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ
định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm,
đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn

nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý
thức hơn trong học tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành
- Nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức. Giáo viên cũng nên có nhận xét
ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các
nhóm thực hành tốt bằng cách cho điểm và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa
thực hành tốt.
* Ví dụ minh họa về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực
hành cho lớp 7 (ở bài tập thực hành 3 SGK trang 25)
- Ở mỗi bài thực hành này đựơc chia làm 2 tiết, nhưng nếu không chuẩn bị trước,
khi lên phòng máy thực hành, học sinh cứ làm theo yêu cầu trong sách thì mất nhiều
thời gian vì rất lúng túng, hơn nữa nội dung không được mở rộng nên sau 2 tiết thì kết
quả học sinh lĩnh hội kiến thức vẫn còn bị bó hẹp, sau này muốn giải quyết những vấn
đề nảy sinh khác sẽ rất khó khăn:
- Từ những điều đó, ta nên dành ít thời gian trước khi thực hành để thực hiện các
công việc sau đây:
a. Bước ổn định lớp

Sắp xếp chổ ngồi cụ thể từng nhóm (mỗi nhóm có 3 học sinh) với mô hình như sau:

KHÁ GIỎI – YẾU – TRUNG BÌNH

 Mục đích:

+ Học sinh khá giỏi
kèm học sinh trung bình
yếu
+ Học sinh yếu
ngồi giữa ngay màn hình
và bàn phím nhằm hạn
chế sự rụt rè, lãng tránh,
xao lãng...

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

b. Đưa ra mục đích yêu cầu của bài thực hành
- Giáo viên treo bảng phụ về các yêu cầu của
bài tập.

c. Thao tác thực hiện
- Thao tác mẫu trên máy tính và yêu cầu học sinh phải quan sát và đảm bảo tất cả đều

hiểu – đặc biệt là học sinh yếu.
- Gọi học sinh yếu của 2 nhóm bất kì lên thao tác lại
d. Quan sát quá trình thực hiện của học sinh:

- Quan sát học sinh thực
hiện nhằm giúp đỡ kịp thời
khi học sinh gặp khó khăn
(máy bị lỗi, trục trặc về
phần mềm,....), chỉnh sửa
sai sót cho học sinh.

e. Nhận xét đánh giá kết quả thực hành
- Ưu điểm: chú ý nghe giảng, chăm chỉ thực hiện, thao tác đúng, hứng thú với môn
học.
- Khuyết điểm: một số học sinh chưa tập trung thực hiện các thao tác, đùa giỡn

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

 Rút kinh nghiệm cho các tiết thực hành sau.
f. Tuyên dương nhóm làm tốt và nhắc nhở nhóm chưa làm tốt
- Nhóm 2 và nhóm 5 thực hiện tốt các yêu cầu, đề nghị cả lớp vỗ tay chúc mừng 2
nhóm


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối
tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh khá giỏi. Học sinh
hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học
sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ.
* Kết quả kiểm tra học kì II 2013 – 2014 (phần thực hành)
Kết quả kiểm tra
Giỏi
STT

LỚP

1

7A1


SỐ
38

2

7A2

3

SL

Khá
%


SL

Trung Bình
%

SL

%

Yếu
SL

%

10

26.3

15

39.5

13

34.2

0

0


40

15

37.5

16

40.0

9

22.5

0

0

7A3

37

17

45.9

10

27.0


10

27.0

0

0

4

7A4

38

11

28.9

17

44.7

10

26.3

0

0


5

7A5

37

18

48.6

10

27.0

9

24.4

0

0

190

71

37.4

68


35.8

51

26.8

0

0

Tổng cộng

 Từ kết quả trên cho thấy:
+ Học sinh giỏi: 37.4% tăng 21%
+ Học sinh trung bình: 26.8% giảm 10%
+ Học sinh yếu: không còn học sinh yếu

C. KẾT LUẬN

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng học sinh thì
phải thực hiện được các vấn đề sau:
- Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng
rõ ràng, chính xác.
- Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
+ Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với
từng đối tượng học sinh.
+ Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối
tượng học sinh được thực hành
- Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng của các
thiệt bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực quan có như vậy mới gây được hứng thú học tập
của các em. Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn nổ lực chuẩn bị các đồ dùng trực quan đầy
đủ phù hợp với nội dung bài dạy từ đó vậy giáo viên mới tạo được sự hứng thú bộ môn cho
các em.
- Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học
sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm
túc.

II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học của bộ môn Tin học ở trường THCS.
- Giúp nâng cao chỉ tiêu bộ môn.

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
- Đề tài không chỉ áp dụng riêng cho tiết thực hành của khối 7 mà còn áp dụng cho
các khối 6, 8, 9.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ


Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 7

Để giờ thực hành của các em thuận lợi và đạt hiệu quả hơn, đề nghị nhà trường trang
bị thêm:
1. Máy tính ở phòng thực hành: 10 máy.
2. Quạt treo trường: 02
3. Máy chiếu (projecter): 01
* Lời kết: Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân rút ra từ quá trình giảng dạy. Để
đề tài SKKN này được hoàn thiện hơn rất mong nhận được sự đóng góp từ BGH và quý
đồng nghiệp nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Thân chào!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phiếu điểm cá nhân năm học 2013 – 2014
2. Sách giáo khoa Tin học Quyển 2
3. Sách giáo viên Tin học Quyển 2

Người thực hiện: Lâm Thị Bé Bỏ

Trang 12



×