Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI THUYẾT MINH VỀ LĂNG KHẢI ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.84 KB, 7 trang )

BÀI THUYẾT MINH VỀ LĂNG KHẢI ĐỊNH
Kinh thành xứ Huế là nơi tồn tại và phát triển của vương triều nhà Nguyễn_triều đại
phong kiến cuối cùng của nhà nước Việt Nam. Nơi đây đã lưu giữ và bảo tồn toàn bộ hệ
thống lăng tẩm của các vua qua từng thời kỳ lịch sử, trải qua 13 đời vua, lẽ ra phải có 13
lăng tẩm, tuy nhiên vì một vài yếu tố lịch sử chưa rõ ràng, hiện nay chúng ta chỉ biết đến
7 lăng tẩm mà thơi.
Trong hành trình của chúng ta ngày hôm qua, các bạn đã được thăm viếng lăng vua Tự
Đức và Minh Mạng, đó là hệ thống lăng tẩm vô cùng thơ mộng và rộng lớn. Và chiều
nay, mình muốn giới thiệu với cả nhà về cơng trình kiến trúc rất độc đáo mà bao du
khách khơng thể bỏ sót mỗi khi đến với Huế, đó chính là lăng vua Khải Định. Đây là vị
vua thứ 12 trong vương triều nhà Nguyễn.
Chúng ta đã được biết, vua Mịnh Mạng và Tự Đức là vị vua rất mực yêu thương thần dân
của người, cả cuộc đời làm việc chăm chỉ, lo cho quốc thái dân an và mn đời được
lịng dân ghi dấu, trái ngược với điều đó, Khải Định là một vị vua bù nhìn, sính ngoại, bỏ
bê việc triều chính, lịng dân vơ cùng ốn than.
Trước khi di chuyển vào bên trong lăng, mình muốn giới thiệu đơi nét về cuộc đời của
vua. Ơng tên là Nguyễn Phúc Bửu Bảo hay còn gọi tên khác là Nguyễn Phúc Tuấn, con
trưởng của vua Đồng Khánh và Hoàng hậu Dương Thị Thục. Vua sinh ngày 8 tháng 10
năm 1885, mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, hưởng dương 40 tuổi. Vì ni tư tưởng chống
Pháp, vua Duy Tân bị phế truất và lưu đày sang châu Phi, sau đó người Pháp đưa Bửu
Đảo lên ngơi ở tuổi 31, lấy niên hiệu là Khải Định, với tham vọng đây chỉ là vị vua bù
nhìn, trị vì đất nước dưới sự kiểm sốt và phụ thuộc hồn tồn vào nhà nước đô hộ.
Khải định là vị vua bạc nhược, tự tay dâng nước ta cho thực dân Pháp, ông cũng nổi tiếng
là vị vua ham chơi, đam mê vào việc xây lựng lăng tẩm, cung điện cho hoàng gia mà bỏ
bê việc triều chính, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, cực khổ.
Ngày 20 tháng 5 năm 1922, vua Khải Định sang nước Pháp tham dự hội chợ Marseille,
đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngồi và chính chuyến cơng du này
đã làm dấy lên lòng phẫn nộ của những người yêu nước chống Pháp. Phan Châu Trinh đã
gửi một bức thư dài nhằm liệt kê những tội lỗi của vị vua này, thường gọi là “Thất điều
trần”. Trong thư, nhà yêu nước chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không hề gọi là Khải Định và
trách vua “ ăn mặc lố lăng”. Một nhà nghiêng cứu Pháp đã miêu tả vua Khải Định là vị


vua “ mặc complet bên trong, khốc hồng bào bên ngoài, ngực đeo Bắc đẩu bội tinh lấp
lánh và thắt lưng đeo dây đèn điện”. Nguyễn Ái Quốc cũng viết một loạt bài chế giễu vị


vua tai tiếng này, trong đó đặc sắc hơn cả là tác phẩm “ Vi hành” và vở kịch “ Con rồng
tre”.
Vua Khải Định trị vì được 9 năm ( 1916-1925), là vị vua thứ 12 trong triều đại phong
kiến cuối cùng của nước ta và cũng là vị vua cuối cùng cho xây dựng lăng tẩm. Từ khi
lên ngôi, vua chỉ say sưa vào việc xây dựng các công trình lăng tẩm cho bản thân và
Hồng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, đặc biệt là Ứng Lăng. Những cơng trình
này làm tiêu tốn bao nhiêu tiền của, hao tổn bao nhiêu công sức của dân, tuy nhiên đó
cũng chính là cơng trình kiến trúc đặc sắc nhất trong tổng thể các lăng tẩm trong vương
triều nhà Nguyễn.
Chịu nhiều ảnh hưởng từ Phật giáo, các vua đều quan niệm rằng “ sống trên trần gian chỉ
là cõi tạm, chết đi mới là cõi vĩnh hằng” cho nên bất cứ vị vua nào lúc còn sống cũng
chuẩn bị cho việc ra đi của mình. Có 2 vị vua khi lăng xây chưa hồn thành đã băng hà,
đó là vua Minh Mạng và vua Khải Định, sau này con vua là Thiệu Trị và Bảo Đại tiếp tục
hoàn thành những cơng trình kiến trúc này. Lăng Khải Định xây dựng kéo dài trong vòn
11 năm.
Trước khi tiến hành xây dựng chốn n nghỉ cho chính mình, vua Khải Định đã tham
khảo ý kiến từ nhiều thầy Địa và quyết định chọn triền núi Châu Chữ làm chỗ yên nghỉ
cuối cùng cho mình. Từ chỗ chúng ta đang đứng nhìn về phía trước, đó là quả đồi thấp
làm “ tiền án”, bên trái là núi Chóp Vung, bên phải là núi Kim Sơn làm “ tả Thanh
Long”; “ hữu Bạch hổ”, nghĩa là “ rồng chầu hổ phục”, có khe Châu Ê chảy từ trái sang
phải làm “ minh đường thủy tụ”. Nhà vua đã đổi tên núi Châu Chữ, vừa làm “hậu chẩm”
và cũng là mặt bằng của lăng, thành Ứng Sơn và gọi lăng theo tên núi là Ứng Lăng. Vậy
nên lăng Khải Định cịn có tên gọi khác là Ứng Lăng.
Lăng khởi công xây dựng vào ngày 04 tháng 9 năm 1920 và kéo dài suốt 11 năm sau đó
mới hồn tất, tiền qn Đơ thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với nhiều người thợ và
nghệ nhân khéo tay khác nổi tiêng cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký

Duyệt, Cửu Sừng,… Chắc hẳn, mọi người thắc mắc khi vào thời gian đó, nước ta rất
nghèo và phụ thuộc vào nhà nước đô hộ, như vậy thì nhà vua lấy đâu ra tiền để xây dựng
cơng trình lăng tẩm đồ sộ như thế này. Xin được cung cấp thêm thông tin cho mọi người
được biết, lúc bấy giờ, nhà vua đã xin thực dân Pháp được tăng thuế Điền lên 30% và
toàn bộ số tiền đó dùng vào việc xây lăng. Chính hành động này của Khải Định đã gây ra
sự phẫn nộ trong lòng dân. Nhân dân xứ Huế cũng truyền tụng câu ca dao trong dân gian
nhằm chễ giễu vị vua này:
“Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây


Nghề này thì lấy ơng này tiên sư”

Nếu như chiều hôm qua và sáng nay chúng ta đứng giữa không gian đầy thơ mộng và
đậm nét kiểu kiến trúc truyền thống ở lăng vua Tự Đức và Minh Mạng thì bây giờ, trước
mắt chúng ta, lăng vua Khải Định như một cung điện xa hoa với những kiểu kiến trúc
vừa lạ, vừa quen. Khơng có cây xanh, ao cá và diện tích cũng khiêm tốn hơn rất nhiều,
tồn bộ khu mộ làm bằng bê tông, sắt thép chứ không phải là vật liệu thô sơ như gạch,
vữa như các vua tiền nhiệm. Để thực hiện cơng trình này, nhà vua đã cho binh lính sang
nước Pháp mua vật liệu như sắt, thép, xi măng, và sang Nhật, Trung Quốc mua đồ sứ,
thủy tinh màu. Việc xây dựng lăng kéo dài trong khoảng thời gian quá lâu, công việc
nặng nhọc nên vua cho triệu tập tất cả nhân dân và binh lính trai tráng đến đây để phục
vụ việc xây dựng. Cực khổ khi thiếu thốn thuốc men cũng như thực phẩm, lại thêm thời
tiết khắc nghiệt, bao nhiêu người đã đổ bệnh và chết, hết lớp này nằm xuống lại đến lớp
khác lên thay.
“ Châu Ê ơi hỡi châu Ê
Khi đi thì có, khi về thì khơng”
Câu thơ này được hiểu rằng, bao người con khỏe mạnh lên tham gia xây dựng lăng vua
nếu không bỏ mạng tại nơi này thì lúc may mắn quay về thân hình cũng mang đầy bệnh
tật, chính điều này khiến lịng dân vơ cùng căm phẫn.
Tổng thể của lăng là khối hình chữ nhật với tổng 127 bậc vươn lên cao được chia ra làm

5 tầng cấp tượng trưng cho thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng ta vừa
bước qua cổng Tam quan, đây là cổng có 3 lối vào được xây dựng lớn nhỏ khác nhau, lối
chính giữa lớn nhất dành cho vua, tiếp theo 2 lối bên trái và bên phải lần lượt dành cho
quan Văn và quan Võ. Nơi chúng ta đang đứng gọi là sân chầu, kích thước cũng giống
như lăng của các vua tiền nhiệm, hai bên nơi này có voi, ngựa và tả văn hữu võ, tượng
trưng cho khơng khí oai nghiêm khi vua cịn sống, cũng có quan lính và voi ngựa chầu
như vậy.
Bên cạnh đó, thời buổi giao thoa giữa các nền văn hóa cũng ảnh hưởng rất nhiều trong
các kiến trúc nơi đây như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay kiểu kiến trúc
Roma. Phía trước mắt chúng ta chính là Bi đình, nơi đây đặt tấm bia đá rất to, vua Bảo
Đại đã ghi chép công đức của vua cha khi lúc sinh thời và bia cũng còn tên gọi là “ bia
đức thần cơng”. Bi đình cũng chỉ rõ sự xâm nhập khác nhau của các nên văn hóa, được
xây dựng theo kiểu bát giác và các vòm cửa uốn cong theo kiểu kiến trúc Roma. Một điều


hết sức đặc biệt, dưới chân chúng ta đang đứng có một vách toại đạo, âm xuống bên dưới
30m, đường huyệt đạo vào bên trong nơi điện thờ, đường hầm này là con đường đưa thi
hài vua Khải Định vào bên trong để chơn cất, sau đó được lấp kín lại.
Sự xâm lược của chủ nghĩa Tư bản phương Tây đã đột phá cánh cửa phong kiến để làn
gió của văn hóa phương Tây tràn vào nước ta, hơn nữa, Khải Định là vị vua ưa chuộng
cái mới, ít sàn lọc, một ông vua ngông nghênh đã bê những kiến trúc mà đi theo con
đường “ vó ngựa xâm lăng” vào trong cơng trình xây dựng lăng tẩm này. Nhìn về phía
bên trái và bên phải, các bạn có thể nhận ra hàng rào giống những cột thánh giá nối liền
nhau, đỉnh cột trụ biểu giống kiến đúc đền thờ Ấn Độ giáo, hoa sen trên các cột xung
quanh là biểu tượng cho Phật giáo. Điều này đã tạo ra những luồn ý kiến trái chiều, nhiều
người cho rằng đây là lăng mộ lạc lõng về mặt kiến trúc cũng như về mặt tư tưởng, xa rời
tổng thể kiến trúc truyền thống, người khác lại cho rằng lăng Khải Định là sự kết hợp độc
đáo giữa hai nền văn hóa Đông Tây, là kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích xứ Huế
được UNESCO cơng nhận.
Bây giờ, mời cả nhà tiến vào phía bên trong cung Thiên Định để chúng ta tham quan

cũng như tìm hiểu thêm về nét đẹp độc đáo của lăng. Trước khi vào bên trong, mình xin
có vài lưu ý cho các bạn. Vì đây là mộ vua, nơi vô cùng tôn nghiêm, vậy nên mọi người
nên giữ im lặng và di chuyển nhẹ nhàng khi vào bên trong lăng, thứ hai các bạn không
được chụp hình hoặc quay phim và cuối cùng xin vui lịng khơng chạm vào các hiện vật
mà nhà vua đã để lại.
Nơi chúng ta đang đứng gọi là cung Thiên Định, được chia làm 5 gian, hai bên tả hữu
trực phịng dành cho lính hộ lăng, phía trước đây là điện Khải Thành, nơi có án thờ và
chân dung nhà vua, bên trong là nơi đặt Bửu tán, dưới Bửu tán là pho tượng vua và trong
cùng là khám thờ Hoàng vị.
Như các bạn đang thấy, toàn bộ kiến trúc bên trong lăng được trang trí bằng những bức
phù điêu khảm sành sứ và thủy tinh màu, chia làm 3 khu vực rõ ràng, bên ngồi là cây lá
tạo bóng mát, ở giữa là rồng phượng tượng trưng cho quyền lực của vua và bên trong là
gian thờ nên cách trang trí trầm mặc hơn. Cách trang trí bên trong lăng khơng chỉ phản
ánh giá trị văn hóa mà cịn đề cập về sự nhận thức , chủ đề của cơng trình và ý muốn của
nhà vua. Bên cạnh các đồ án cơng trình rút ra từ điển tích Nho giáo và cuộc sống cung
đình, cịn có các đồ trang trí của Lão giáo và hàng trăm chữ Phạn_biểu trưng của nhà
Phật được đắp bằng thủy tinh xanh gắn trên tường. Có giả thuyết cho rằng đây gọi là “
Tam giáo đồng nguyên” trong tư tưởng của vua quan và các nho sĩ đương thời hay ý nghĩ
nhà vua muốn có được cuộc sống an nhàn lúc về già và được siêu thốt khi băng hà?cũng
có giả thuyết cho rằng đây là sự bế tắc của vua nói riêng và tần lớp quan lại thời đó? Tất


cả thơng tin đó là điều bí ẩn đầy thú vị khiến du khách mãi chiêm nghiệm về ý nghĩa của
cơng trình đặc sắc như vậy.
Gian phịng đầu tiên của cung Thiên Định đó là điện Khải Thành, đây là gian phòng để
đặt bàn thờ nên trước mặt chúng ta là chân dung vua Khải Định. Các bạn có thể quan sát,
xung quanh nơi này được trang trí bằng những bức phù điêu khảm sành sứ rất tuyệt xảo.
Các yếu tố trang trí bằng thủy tinh trong gian phịng này là sự kết hợp hài hịa giữa hai
nền văn hóa Đông Tây. Bên phải nơi chúng ta đang đứng là bức tranh tứ bình tuyệt đẹp,
mùa xn có hoa mai, mùa hạ có hoa sen, mùa thu có hoa cúc và mùa đơng có rặng liễu.

Sau lưng chúng ta là những hình ảnh hiện đại vào lúc bấy giờ như đèn ngủ, gương, đồng
hồ, vợt tennis, bộ khay trà,…được khảm sành sứ hết sức độc đáo. Và đặc biệt hơn cả, trên
trần nhà là 3 bức trần phong “ cửu long ẩn vân”, có nghĩa là 9 rồng ẩn trong mây, được
vẽ bởi họa sĩ Phan Văn Tánh, ông dùng chính đơi chân mình để tạo nên tuyệt phẩm này.
Xin lưu ý rằng không phải ông bị tật nguyền mà dùng chân để vẽ, để cung cấp thêm
những câu chuyện bên lề trong quá trình xây lăng, mình xin được kể câu chuyện như sau.
Vào thời gian đó, vua Khải Định tổ chức một cuộc thi tìm kiếm danh họa tài năng để thực
hiện những bức trần phong này và họa sĩ Phan Văn Tánh là người đỗ đầu trong tổng 100
họa sĩ. Vua đã cho gọi vị danh họa này đến và nói rằng họa sĩ chỉ có khoảng thời gian từ
1 đến 2 năm để hoàn thành ba bức trần phong này. Một ngày vua vi hành đến khu lăng
mộ để khảo sát tiến độ làm việc, lúc đó tất cả quan lính nơi đây đã ngưng cơng việc của
mình để ra chầu vua, riêng họa sĩ Phan Văn Tánh vẫn đứng trên giàn cao và tiếp tục vẽ
tranh. Khi vua đi vào bên trong, gọi họa sĩ xuống và hỏi hai câu.
Câu thứ nhất, “ tại sao ta ở đây mà nhà ngươi không xuống chào?”
Người họa sĩ trả lời rằng, thưa bệ hạ, người chỉ cho thần thời gian từ 1 đến 2 năm, khoảng
thời gian đó là q ít, nếu như thần leo xuống chào ngài rồi lại leo lên, e rằng thần khơng
thể hồn thành nó đúng thời hạn, vậy là phạm tội lớn.
Câu thứ 2, vua hỏi “ rồng là biểu tượng cho ai mà nhà ngươi dám lấy chân để vẽ ?”
Vị danh họa này trả lời, thần biết là rồng là biểu tượng cho bệ hạ, nhưng rồng ở trên trần
thì chỉ đáng dùng chân để vẽ mà thôi.Trần ở đây khơng có nghĩa là trần nhà mà danh họa
này mượn cách chơi chữ để mỉa mai, châm biếm nhà vua, trần là trần tục, trần gian, ám
chỉ sự bạc nhược cũng như sự tàn nhẫn khi vua Khải Định đã vơ vét của nhân dân để xây
nên ngôi ngộ này.
Vào thời khắc đó, tất cả quan lại chứng kiến cảnh tượng trước mắt đều cho rằng người
họa sĩ này đã phạm tội lớn và sẽ bị chém đầu, tuy nhiên, nhà vua đã nói với ơng rằng “ tội
của ngươi là đáng chị chém đầu nhưng đất nước Việt Nam chỉ có một mình ngươi là


Phan Văn Tánh mà thơi, nếu có hai người chắc chắn ngươi sẽ bị chém đầu để làm gương
cho kẻ khác.” Qua đó, ta thấy được ít ra vua Khải Định cũng biết trọng dụng người tài mà

tha mạng cho Phan Văn Tánh.
Và bây giờ, mời mọi người di chuyển vào gian bên trong để tham quan pho tượng và
phần mộ của vua. Vào năm 1922, Khải Định sang pháp tham dự hội chợ Marseille và
nhân cơ hội này, ông đã xin chính quyền thực dân được đúc pho tượng, theo tỉ lệ 1:1, đây
cũng chính là món q trong chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên của ơng. Bức tượng
này được đúc bằng đồng, sau khi chuyển về nước ta được mạ vàng bên ngoài, tượng ngồi
trên ngai vàng và đặt trên bục tam tài “ thiên, địa, nhân”. Với quan niệm sống sao thác
vậy, phong thái nhà vua khi băng hà vẫn oai phong nhìn thẳng về phía trước, các quan lại
đang chầu ở sân, khơng khí giống như lúc vua còn sống vậy. Và âm xuống bên dưới 9
mét chính là nơi an nghỉ của nhà vua. Khơng giống như những vị vua cha tiền nhiệm,
giấu kín vị trí thi hài của mình, Khải Định lại cho người đời biết chính xác vị trí mình
được chơn cất, vì hai lí do, thứ nhất, vua cho rằng thời kỳ khai quật hầm mộ đã qua, thứ
hai, vì tự cho cơng trình kiến trúc nơi đây là vơ cùng độc đáo vậy nên, ông tin rằng con
cháu đời sau sẽ biết thưởng thức và gìn giữ cái đẹp.
Bên trên phần mộ của vua có treo một cái lọng rất lộng lẫy, được gọi là Bửu tán. Nhìn
bên ngồi thì lọng rất nguy nga nhưng thực tế chất liệu làm nên nó là bê tơng, cốt thép
nặng 1 tấn, sau khi đúc xong mới treo lên. Vì được khảm sành sứ bên ngoài nên tạo cho
chúng ta cảm giác rất mềm mại và nhẹ nhàng, nhờ đó ta mới thấy được bàn tay tài hoa
của những người nghệ nhân đã thổi hồn vào cách trang trí, tạo nên hệ thống kiến trúc vô
cùng tráng lệ đến vậy.
Ngay sau lưng pho tượng, mọi người có thể thấy vầng mặt trời đang lặn. Tất cả vua đều
cho mình là thiên tử và mặt trời là biểu tượng của thiên tử, sống ở đằng Đông và chết ở
đằng Tây. Nếu các bạn để ý, có thể dễ dàng nhận ra hầu hết các lăng tẩm trong vương
triều nhà Nguyễn được xây dựng trên phần đất phía Tây Nam của thành phố Huế, phía
mặt trời lặn, ý chỉ vua đã băng hà. Cũng trong gian phịng này, có vài vịng hoa xung
quanh, đó là của người Pháp đến viếng khi vua qua đời, người ta cịn lưu giữ từ thời đó
đến bây giờ.
Và phần cao nhất chính là nơi thờ Hồng vị, cuộc đời làm bậc đế vương Khải Định chỉ
có 12 bà vợ và khơng phong bất cứ ai làm Hồng phi, nên khi mất đi chỉ thờ duy nhất
một mình vua mà thôi. Theo sử sách ghi chép, vua Khải Định không có con, ơng bị đồng

tính và thường ngủ với hầu nam. Sau này ơng có quan hệ tình cảm với một cung nữ tên
là Hoàng Thị Cúc và đã sinh ra Nguyễn Phước Vĩnh Thụy và cũng là vua Bảo Đại sau


này. Đây là một trong những nguyên nhân lí giải cho việc ăn mặc lòe loẹt, những ý tưởng
phá cách trong việc xây lăng mộ cho chính mình.
Để tạo ra một cơng trình kiến trúc xa hoa như thế này, Khải Định có tội rất lớn với nhân
dân, ơng tăng thuế Điền, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, cơ cực. Tuy nhiên, qua năm
tháng, nhân dân cũng nhìn nhận giá trị đậm chất nghệ thuật trong kiểu kiến trúc này và
Khải Định đã tài hoa khi để lại xứ Huế một bảo vật đến muôn đời. Người Huế thường có
câu “ người chết ni người sống, chẳng nơi nào có được”. Thật may mắn khi ngơi mộ
này khơng chịu sự tàn phá của chiến tranh và gần như lưu giữ nguyên vẹn từ lúc xây cho
đến ngày nay, vậy nên bao du khách đến với Huế đã chẳng thể bỏ qua điểm di tích tuyệt
mỹ này, khi du khách bỏ tiền ra mua vé chính là ý muốn nhắc đến “ người chết nuôi
người sống”, ý chỉ vua Khải Định.
Mặc dù lăng Khải Định đón nhận những ý kiến trái chiều, xong không thể phủ nhận giá
trị nghệ thuật và kiến trúc mà nhà vua đã ghi dấu đậm nét nơi đây, góp phần làm đa dạng
và phong phú quần thể di tích cố đơ Huế, xứng đáng với câu đối đề trước Tả trực phòng
trong lăng:
“Tứ diện hiện kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ
ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư.”
( Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập
Mn năm hun đúc nên vượng khí, núi sơng giúp đỡ mãi hồi.”
Cuối cùng, mời các bạn sang phòng trưng bày các hiện vật của vua để lại, và mọi người
có 15 phút tham quan tự do sau đó chúng ta ra khỏi lăng di chuyển ra xe để tiếp tục hành
trình.




×