i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU THỊ NGÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG – KHUYẾN
LÂM CỦA XÃ ĐỀ THÁM, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên nghành
: Nông lâm kết hợp
Niên khóa
: 1011-2015
Giảng viên hƣớng dẫn
: ThS. Mai Quang Trƣờng
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và thực tập, tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể
Ban giám Hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ Nhiệm
khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp và
đặc biệt là thầy giáo Mai Quang Trƣờng ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong
suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ và
ngƣời dân xã Đề Thám đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Ngoài ra trong thời gian thực tập tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ và
giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, ngƣời thân, bạn bè.
Đƣợc sự đồng ý của nhà trƣờng , Ban Chủ Nhiệm khoa Lâm Nghiệp,
trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với
đề tài là: “Đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông khuyến lâm tại xã
Đề Thám, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô giáo
trong khoa, trong trƣờng cùng tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề
tài.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Chu Thị Ngân
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Nội
dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục
tài liệu tham khảo của khóa luận.
Giảng viên hƣớng dẫn
Sinh viên
ThS. Mai Quang Trƣờng
Chu Thị Ngân
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sử chữa sai sót sau
khi hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký và ghi rõ họ tên)
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất xã Đề Thám ................................................ 12
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất xã Đề Thám ................................................ 15
Bảng 2.3. Tình hình dân cƣ xã Đề Thám ........................................................ 17
Bảng 2.4: Tỷ trọng gieo trồng các loại cây nông nghiệp ................................ 20
Bảng 4.1: Đội ngũ cán bộ thuộc ban nông nghiệp xã Đề Thám ..................... 26
Bảng 4.2.Thống kê các hoạt động KNKL đã triển khai tại xã ........................ 27
Bảng 4.3. Mục đích tham gia mô hình trình diễn của các hộ dân trong xã .... 30
Bảng 4.4. Các mô hình trình diễn phƣơng pháp đƣợc thực hiện tại xã .......... 30
Bảng 4.5. Các mô hình trình diễn kết quả đƣợc thực hiện tại xã.................... 31
Bảng 4.6. Các lớp tập huấn kỹ thuật đã đƣợc thực hiện tại xã Đề Thám giai
đoạn 2012 – 2013 ............................................................................................ 32
Bảng 4.7. Các lớp tham quan học tập của ngƣời dân đã đƣợc triển khai trên
địa bàn xã Đề Thám ........................................................................................ 33
Bảng 4.8. Đánh giá các hoạt động khuyến nông đã triển khai trên địa bàn xã
Đề Thám giai đoạn 2012-2014........................................................................ 37
Bảng 4.9 Các mô hình sản xuất đã triển khai trên địa bàn xã ......................... 40
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức khuyến nông thuộc ban khuyến nông xã Đề Thám ....... 25
Hình 4.2: Sơ đồ SWOT ................................................................................... 35
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KNKL
Khuyến nông khuyến lâm
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KHCN
Khoa học công nghệ
GS-TS
Giáo sƣ – tiến sỹ
PTNT
Phát triển nông thôn
STT
Số thứ tự
Th.S
Thạc sỹ
UBND
Uỷ ban nhân dân
vi
MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu................................................... 4
2.1.2. Một số định nghĩa về KNKL................................................................... 4
2.1.3 Thực trạng mô hình hoạt động hệ thống KNKL trên thế giới. ................ 6
2.1.4. Thực trạng các mô hình hoạt động KNKL ở Việt Nam. ........................ 9
b. Kết quả nghiên cứu về hoạt động KNKL ở nƣớc ta ................................... 10
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu. ............................................................... 11
2.2.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 11
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội......................................................... 16
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 22
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1. Tìm hiểu thực trạng cơ cấu tổ chức và các hoạt động KNKL tại xã .... 22
3.3.2 Phân tích điển mạnh và điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác
KNKL trên địa bàn .......................................................................................... 22
3.3.3. Phân tích hiệu quả các hoạt động KNKL đã đƣợc triển khai trên địa
bàn. .................................................................................................................. 22
vii
3.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KNKL. .................. 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp ngoại nghiệp.................................................................... 22
3.4.2 Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) ....... 23
3.4.3 Phƣơng pháp nội nghiệp ........................................................................ 23
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 24
4.1. Kết quả tìm hiểu thực trạng cơ cấu tổ chức và các hoạt động KNKL tại xã
Đề Thám .......................................................................................................... 24
4.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lƣới KNKL ......................................................... 24
4.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ KNKL tại xã Đề Thám .............................. 26
4.1.3. Các hoạt động khuyến nông đã triển khai từ năm 2012-2014 .............. 27
4.2. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của công tác
KNKL trên địa bàn. ......................................................................................... 34
4.3. Phân tích đánh giá hiệu quả các hoạt động khuyến nông đã triển khai tại
xã ..................................................................................................................... 36
4.3.1. Kết quả các hoạt động khuyến nông đã triển khai tại xã ...................... 37
4.3.2. Phân tích các mô hình sản xuất đã triển khai trên địa bàn xã ............... 40
4.3.3. Lựa chọn mô hình hiệu quả để nhân rộng............................................. 43
4.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động KNKL trên địa bàn xã............. 47
4.4.1. Giải pháp về tổ chức ............................................................................. 47
4.4.4. Giải pháp về tham quan, hội thảo. ........................................................ 48
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 50
5.1.Kết luận ..................................................................................................... 50
5.2.Tồn tại ....................................................................................................... 52
5.3. Kiến nghị ................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 54
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất trong lịch sử loài
ngƣời. Nó sản xuất ra lƣơng thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết thực
của loài ngƣời mà không một ngành nào có thể thay thế đƣợc.
Việt Nam là ngành sản xuất nông nghiệp là chính với cơ cấu của ngành
nông nghiệp là 20,23%. Khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, 60% dân số
sống làm nghề nông. Vì vậy sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng
cần đƣợc chú trọng và quan tâm để phát triển kinh tế nƣớc nhà.
Trƣớc tình hình đó đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc: Hệ thống
khuyến nông nhà nƣớc của Việt Nam chính thức đƣợc thành lập theo nghị
định 13/CP ngày 2/3/1993 của Thủ tƣớng Chính Phủ. Khuyến nông là một
quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và tay nghề
cho nông dân, đƣa đến cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết
những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập,
cải thiện mức sống, nâng cao dân trí cho cộng đồng nông thôn.
14. Qua 19 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị
thế quan trọng của mình trong chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn ở nƣớc
ta. Trƣớc đây, sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho
nhu cầu của nhân dân cả nƣớc. Từ khi hệ thống khuyến nông nhà nƣớc đƣợc thành
lập đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và đƣa Việt
Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu lƣơng thực hàng đầu thế giới (đứng
thứ 2 thế giới về sản xuất lúa gạo). Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có mặt trên
thế giới nhƣ Châu Âu, Mĩ. Hàng năm cả nƣớc sản xuất đƣợc trên 40 triệu tấn lƣơng
thực và một khối lƣợng rất lớn các nông sản khác ( D.Sim, H.A.Hilmi, FAO
Forestry, FAO, Rome, 1987) [17].
2
Việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đồng thời lựa chọn cơ
cấu cây trồng phù hợp với từng địa phƣơng làm cho năng xuất sản lƣợng cây
trồng tăng lên. Những thành công trên đã nói đến sự tích cực và vai trò của
công tác khuyến nông. Nằm trong cơ cấu tổ chức khuyến nông nhà nƣớc,
Trung tâm khuyến nông khuyến lâm Lạng Sơn nói chung và trạm khuyến
nông xã Đề Thám nói riêng đã có những bƣớc tiến bộ và những thành tích
tích cực góp phần vào phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện, của tỉnh.
Vì vậy để đảm bảo nhu cầu lƣợng thực, thực phẩm cho toàn xã nói riêng và
huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn nói chung thì công tác khuyến nông cần
đƣợc tăng cƣờng triển khai áp dụng KHKT mới vào sản xuất thúc đẩy nông
nghiệp phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ khuyến nông cần đƣợc nâng cao
năng lực tổ chức truyền bá thông tin góp phần nâng cao sản xuất cây trồng
tăng thu nhập cho ngƣời nông dân. Xuất phát từ yêu cầu đó, từ những thực tế
của địa bàn nghiên cứu, cần chỉ ra những tồn tại để khắc phục, đồng thời đƣa
ra những giải pháp hữu hiệu góp phần củng cố công tác KN trong những năm
tới. Xuất phát từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt
động khuyến nông khuyến lâm của xã Đề Thám huyện Tràng Định, tỉnh
Lạng Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động của công tác KNKL, đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác KNKL trên địa bàn xã Đề Thám, huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng và đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác KNKL
tại địa phƣơng
- Phân tích đƣợc những thuận lợi, khó khăn của địa phƣơng về hoạt
động KNKL trong phát triển nông lâm nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp cho các hoạt động KNKL.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Giúp cho sinh viên vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học vào
thực tiễn sản xuất.
- Tạo cơ hội cho sinh viên cọ sát với thực tiễn sản xuất để phục vụ cho
công tác sau này.
- Nâng cao khả năng nhìn nhận, đánh giá, thu thập và xử lý thông tin
trong quá trình nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Giúp đánh giá đƣợc hiệu quả công tác KNKL tại xã Đề Thám. Phân
tích đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó tìm ra những giải pháp khắc
phục nhằm nâng hiệu quả của công tác KNKL tại địa phƣơng.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo cho cán bộ khuyến nông xã
và trạm khuyến nông huyện trong công tác khuyến nông tỉnh Lạng Sơn.
4
PHẦN 2:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay công tác KNKL ở nƣớc ta đang rất đƣợc quan tâm và chú
trọng. Bên cạnh tổ chức khuyến nông nhà nƣớc, một số tổ chức khuyến nông
tự nguyện của các cá nhân, tổ chức đƣợc thành lập. Các đoàn thể quần chúng
nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh cũng có những hoạt động
khuyến nông khuyến lâm làm cho công tác này ngày càng mang tính xã hội
hóa cao.
KNKL là công tác chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ ra thực tế. Do vậy công tác KNKL gắn liền với đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp đang phát triển mạnh mẽ cùng với
các nghành khoa học khác trong và ngoài nƣớc nhƣ: Công tác giống (nhân
bản vô tính) công nghệ sinh học. Vì vậy việc duy trì và phát triển những tiến
bộ KHKT cũng nhƣ sự kết hợp các kiến thức bản địa là hết sức cần thiết và
cần phải đƣợc tổng kết, đánh giá một cách khách quan nhất.
2.1.2. Một số định nghĩa về KNKL.
KNKL theo nghĩa hẹp là một tiến trình giáo dục không chính thức mà
đối tƣợng là ngƣời nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những
thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc
những khó khăn trong cuộc sống. KNKL hỗ trợ các hoạt động sản xuất, nâng
cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lƣợng cuộc sống của
nông dân và gia đình họ (Nguyễn Hữu Thọ, 2006) [11].
5
KNKL theo nghĩa rộng là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “khuyến nông” là những
hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất
nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thủy sản
ở nông thôn (Dẫn theo Hà Văn Hƣng, 2011) [6].
Theo tổ chức FAO, 1987 “KNKL đƣợc xem nhƣ là một tiến trình của
việc hòa nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ
năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa
phƣơng sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để
có khả năng vƣợt qua các trở ngại gặp phải” ( D.Sim, H.A.Hilmi, FAO
Forestry, FAO, Rome, 1987) [17].
“KNKL là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu
cầu và giúp họ tự giải quyết lấy vấn đề chính của họ” (Malla,1989) [15].
Ở Việt Nam khuyến nông đƣợc hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo
dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông
nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, xây dựng phát
triển nông thôn mới (Dẫn theo Hoàng Gia Hùng, 2009) [7].
Còn theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia thì:
Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những
chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh
nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trƣờng giá cả, rèn
luyện tay nghề cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của
sản xuất, đời sống của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất,
nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn [16].
6
Nhƣ vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học
đƣờng cho nông dân là cách đào tạo ngƣời lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình
vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo nguyên tắc riêng. Đây là
một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân.
Tóm lại KNKL là một quá trình học hỏi trao đổi kinh nghiệm, truyền bá
kiến thức đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất
nông lâm nghiệp cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết công việc
của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và
cộng đồng.
2.1.3 Thực trạng mô hình hoạt động hệ thống KNKL trên thế giới.
Trên thế giới KNKL đã đƣợc hình thành lâu đời và nó đƣợc coi nhƣ
một công cụ để thực hiện những chính sách của nhà nƣớc. Hoạt động khuyến
nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp. Các nƣớc có nền nông
nghiệp phát triển nhƣ Anh, Pháp, Mỹ một phần cũng là nhờ tác động tích cực
của hoạt động khuyến nông. Vì vậy các nƣớc đang phát triển hiện nay (Ấn
Độ, Trung Quốc, Thái Lan) cũng đang cố xây dựng hoàn thiện hệ thống
khuyến nông của nƣớc mình.
Khuyến nông Mỹ:
Năm 1843 ở Bắc Mỹ đã sử dụng những giáo viên lƣu động để cải tiến
nông nghiệp. Năm 1042 ở Mỹ đã có 42 trƣờng Đại học hăng hái thực hiện
công tác khuyến nông, nhiều trƣờng đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoa
khuyến nông. Từ năm 1910 tại Mỹ đã có 35 trƣờng đại học có bộ môn khuyến
nông và đến năm 1914 tổ chức khuyến nông đƣợc chính thức thành lập. Có
8861 hội nông dân đƣợc thành lập ở Mỹ La Tinh, Caribe, một số nƣớc châu
Á, châu Úc và châu Phi. Cùng thời gian đó ở hầu khắp các nƣớc Châu
Âu(Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha...) đều có các trƣờng đại học nông
7
nghiệp, có khoa khuyến nông và thực hiện khuyến nông rất thành công. Ở các
nƣớc này dịch vụ khuyến nông thƣờng bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm sản
xuất nông nghiệp. Tổ chức khuyến nông lần lƣợt đƣợc thành lập nhƣ ở Nhật Bản
(1948), Indonexia (1955), Ấn Độ (1960), Thái Lan (1967), Trung Quốc (1970)
Khuyến nông ở Nhật Bản:
Khuyến nông ở Nhật Bản đƣợc hình thành từ năm 1948. Tổ chức khuyến
nông nhà nƣớc bao gồm các cấp ở trung ƣơng có ban khuyến nông và đào tạo,
ở tỉnh có 47 cơ quan khuyến nông trên 47 tỉnh, ở các huyện có các trạm
khuyến nông.
Khuyến nông ở Inđônêxia:
Hệ thống khuyến nông nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1955 gồm 4 cấp:
Cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia, cấp tỉnh có diễn đàn khuyến
nông cấp 1, huyện diễn đàn khuyến nông cấp 2, xã và liên xã có cơ quan
khuyến nông cơ sở. Tại đó có bộ phận dich vụ khuyến nông và trung tâm
thông tin phục vụ cho nhu cầu của nông dân. Ngày nay Indonexia thƣờng
xuyên đƣợc chọn là nơi tổ chức đào tạo cán bộ khuyến nông cho các nƣớc
trong khu vực.
Khuyến nông Ấn Độ:
Tổ chức khuyến nông đƣợc thành lập từ năm 1960 theo 5 cấp: Cấp quốc gia,
cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Nhờ có hoạt động khuyến nông
đƣợc tổ chức tƣơng đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “cách mạng xanh” khá
thành công, về căn bản đã giải quyết đƣợc nạn đói tự túc lƣơng thực. Sau đó
nƣớc này đã thắng lợi trong cuộc “cách mạng trắng” về sữa và đang tiếp tục
tiến hành cuộc “cách mạng nâu” về thịt.
Khuyến nông ở Thái Lan:
8
Tổ chức khuyến nông đƣợc thành lập năm 1967, cho tới năm 1980 Thái Lan
đã có mạng lƣới khuyến nông quốc gia rộng khắp đến các tỉnh, gắn liền với
các chƣơng trình sản xuất lƣơng thực xuất khẩu. Thái Lan đã có chính sách
đầu tƣ đúng đắn trong việc đào tạo,cụ thể là hàng năm, chính phủ Thái Lan
phải chi ra một khoản từ 130 đến 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông.
Đến năm 1992 thì Thái Lan có khoảng 1600 cán bộ khuyến nông. Các chƣơng
trình khuyến nông của Thái Lan phát triển đồng bộ cả về chăn nuôi và trồng
trọt, đã làm sản xuất của nƣớc này không ngừng đứng đầu thế giới về xuất
khẩu gạo. Chất lƣợng hàng hóa nông sản ngày càng tốt và giá thành rẻ.
Khuyến nông ở Trung Quốc:
Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu, năm 1933 trƣờng đại học
Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhƣng mãi đến năm 1970 nƣớc
này mới chính thức có tổ chức khuyến nông. Trong nghị quyết của Đảng cộng
sản Trung Quốc khóa VIII về “tăng cƣờng công tác nông nghiệp và nông
thôn” nêu rõ “phải nắm vững chiến lƣợc KHCN và KN”, đƣa ngay sinh viên
mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở thành
khuyến nông viên.
Cho tới nay Trung Quốc đã có Uỷ ban quốc gia - Cục phổ cập kỹ thuật
nông nghiệp, cấp tỉnh có cục khuyến nông, dƣới tỉnh có khuyến nông phân
khu, cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã.
Trong những năm gần đây, dân số trên thế giới không ngừng tăng lên
theo cấp số nhân. Nhƣ vậy, việc tất yếu sẽ diễn ra là nhu cầu về lƣơng thực,
gỗ, củi đun..sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó ngành nông
lâm nghiệp phải đối mặt với việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, bảo tồn đa
dạng sinh học, do đó sự phát triển bền vững về nông sản lâm nghiệp tại cộng
đồng nông thôn là một việc cần thiết, liên tục và lâu dài. Các nhà khoa học
trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu về lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm
9
giải quyết vấn đề trên, đồng thời tạo ra sự gần gũi giữa khoa học với thực tiễn
sản xuất để hƣớng dẫn ngƣời dân kĩ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, quản lí
hiệu quả hơn các khu rừng tự nhiên. Các chƣơng trình lâm nghiệp cộng đồng,
lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp đã và đang đƣợc triển khai ở nhiều nƣớc
trên thế giới. Vai trò của công tác KNKL ngày càng đƣợc khẳng định.
KNKL là một lĩnh vực hoạt động chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong
sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển nông thôn nói chung.
Để thực hiện đƣợc vai trò KNKL đạt hiệu quả cao thì ngƣời cán bộ
phải đƣợc trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Ngoài ra còn
phải biết về nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, phải có tinh thần trách
nhiệm, lòng nhiệt tình, đam mê với nghề phải biết đƣợc suy nghĩ của ngƣời
dân để từ đó có thể làm việc đƣợc với ngƣời dân
2.1.4. Thực trạng các mô hình hoạt động KNKL ở Việt Nam.
a. Qúa trình hình thành và phát triển của KNKL Việt Nam
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nƣớc đặc biệt chú trọng,
quan tâm đến công tác KNKL, đã phản ánh rõ vai trò, tầm quan trọng của
khuyến nông khuyến lâm trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và
phát triển nông thôn.
Ngày 2-3-1993 Chính phủ đã ban hành nghị định số 13/CP về “quy
định công tác khuyến nông” và thông tƣ liên bộ 02/LBTT ra ngày 2/8/1993 về
hƣớng dẫn thi hành nghị định 13/CP. Nội dung của chính sách bao gồm:
Thành lập hệ thống khuyến nông từ cấp trung ƣơng đến cấp huyện với
số lƣợng biên chế nhà nƣớc, mạng lƣới cộng tác viên khuyến nông cấp xã
theo chế độ hợp đồng. Khuyến khích và cho phép thành lập các tổ chức
khuyến nông tự nguyện của cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các đoàn thể và tổ
chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài nƣớc.
10
Cán bộ khuyến nông đƣợc nhà nƣớc đào tạo về kỹ năng và nhiệm vụ.
Khi đi công tác tại cơ sở đƣợc hƣởng một khoản phụ cấp ngoài lƣơng và có
thể kí hợp đồng kỹ thuật với nông dân và nhận thƣởng theo hợp đồng.
Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông nhà nƣớc đƣợc hình thành từ
các nguồn nhƣ: Ngân sách nhà nƣớc cấp hàng năm, tài trợi của các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nƣớc.
- Tháng 11-1997 hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm đƣợc
bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức nhằm tổng kết hệ thống
KNKL, nội dung, phƣơng pháp hoạt động và đề suất chính sách cho phát triển
KNKL ở nƣớc ta.
b. Kết quả nghiên cứu về hoạt động KNKL ở nước ta
Theo GS.TS Nguyễn Khánh Quắc và GS.TS Trần Văn Hà (1997) khi
nghiên cứu về khuyến nông ở Việt Nam cho rằng: “Việt Nam có truyền thống
Vua Hùng với nền nông nghiệp Văn Lang và nền văn minh lúa nƣớc Sông
Hồng” [13].
Theo đề tài của Đỗ Văn Vƣơng khi nghiên cứu về “Đánh giá nhu
cầu khuyến nông khyến lâm tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, thỉnh Thái
Nguyên” đã chuyển giao đƣợc một số hoạt động đạt kết quả cao, thu hút
đƣợc rất nhiều ngƣời dân tham gia nhƣng những mô hình chuyển giao chƣa
đa dạng.
Theo đề tài của Đinh Trƣờng Tuấn khi thực hiện tại huyện Lạc Sơn tỉnh
Hòa Bình về “Hiện trạng của khuyến nông khuyến lâm” cho rằng các hoạt
động diễn ra rất đa dạng và phong phú, mang lại hiệu quả nhƣng lực lƣợng
khuyến nông khuyến lâm viên thôn bản còn thiếu và chƣa có chuyên môn sâu.
Trong cuốn “Khuyến nông học” thì nông học đƣợc hiểu là một hoạt
động thiết yếu trong nghành nông lâm nghiệp, ngoài việc hƣớng dẫn nông dân
11
trong việc áp dụng kỹ thuật nông lâm ngƣ nghiệp mới và thích hợp thì khuyến
nông còn bày cho nông dân cách tổ chức nhau lại, giúp đỡ nhau về kinh
nghiệm làm ăn, với mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng
gia đình nông thôn phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khuyến nông là một hoạt động ngoài xã hội, coi nông dân trẻ nhƣ nông
dân già trong mỗi gia đình là một nhân vật trung tâm của khuyến nông vì
ngƣời dân là chủ gia đình, là chủ nhân của nông thôn
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lí
Xã Đề Thám nằm ở phía Tây Nam của huyện Tràng Định, là xã giáp
ranh với thị trấn Thất Khê có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.895,66 ha với
4.350 nhân khẩu và 1.027 hộ phân bố thành 18 thôn bản. Dân cƣ sống chƣa
tập trung và có trình độ dân trí không đồng đều.
Xã Đề Thám có ranh giới tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Chi Lăng, thị trấn Thất Khê.
- Phía Nam giáp huyện Bình Gia.
- Phía Đông giáp xã Hùng Sơn huyện Tràng Định
- Phia Tây giáp xã Kim Đồng, xã Bắc Ái huyện Tràng Định [4].
b. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu thủy văn tỉnh Lạng Sơn
12
Bảng 2.1. Bảng khí hậu, thủy văn tỉnh Lạng Sơn
Khí hậu
Thủy văn
-Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ
-Mật độ sông suối của Lạng Sơn
thuộc loại trung bình đến khá dày,
qua địa phận có các sông chính là:
nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền
Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ
rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ
phân bố không đồng đều do sự phức
tạp của địa hình miền núi và sự biến
tính nhanh chóng của không khí lạnh
trong quá trình di chuyển ở vùng nội
chí tuyến đã gây nên những chênh
lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa
các vùng.
Nhiệt độ trung bình năm: 1722 °C
Lƣợng mƣa trung bình hàng
năm: 1200–1600 mm
Độ ẩm tƣơng đối trung bình
năm: 80-85%
Lƣợng mây trung bình năm
khoảng 7,5/10 bầu trời
Số giờ nắng trung bình khoảng
1600 giờ
Hƣớng gió và tốc độ gió của Lạng
Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố
hoàn lƣu, vừa bị biến dạng bởi địa
hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc,
mùa nóng thịnh hành gió Nam và
Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km,
Diện tích lƣu vực: 6660 km², bắt
nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao
1166 m thuộc huyện Đình Lập,
sông Kỳ Cùng thuộc lƣu vực sông
Tây Giang Trung Quốc. Đây là
con sông duy nhất ở miền Bắc
Việt Nam chảy theo hƣớng Đông
Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất
xứ Lạng còn đƣợc gọi là "nơi
dòng sông chảy ngƣợc".
Sông Bản Thí, phụ lƣu của
sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km,
Diện tích lƣu vực: 320 km², bắt
nguồn từ vùng núi cao
thuộc Quảng Tây Trung Quốc) đổ
vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã
Khuất Xá huyện Lộc Bình.
Sông Bắc Giang, phụ lƣu của
sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km,
Diện tích lƣu vực: 2670 km²,
Sông Bắc Khê, phụ lƣu của
sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km,
Diện tích lƣu vực: 801 km²
Sông Thƣơng là sông lớn thứ
hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ
dãy núi Na Pa Phƣớc (huyện Chi
13
Đông Nam. Tốc độ gió nói chung
không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song
phân hoá không đều giữa các vùng
trong tỉnh.
Lăng) chảy trong máng trũng Mai
Sao - Chi Lăng và chảy vào địa
phận tỉnh Bắc Giang, Độ dài:
157 km, Diện tích lƣu vực:
6640 km²
Sông Hoá, Độ dài: 47 km, Diện
tích lƣu vực: 385 km²
Sông Trung, Độ dài: 35 km,
Diện tích lƣu vực: 1270 km²
* Khí hậu
Xã Đề Thám nằm trong vùng khí hậu miền núi phía Bắc, mang những
điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa
nóng (mùa mƣa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11
đến tháng 4 (theo số liệu thống kê của trạm khí tƣợng thủy văn huyện). Khí
hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đông đều
do sự phức tạp của địa hình và biến tính nhanh chóng của không khí lạnh
trong quá trình dy chuyển ở vùng nội chí tuyến nên gây chênh lệch đáng kể.
Mù hè khô nóng, mùa mƣa thì lạnh có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc xảy ra có
khi còn có cả sƣơng muối.
-Nhiệt độ cao nhất: Tháng 7-8 khoảng 27°c
-Nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 khoảng 8°c
- Nhiệt độ trung bình năm giao động từ 17-22°c.
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm:1200-1600mm
- Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ.
14
- Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 80-85%
* Thủy văn
Xã Đề Thám có nguồn nƣớc tự nhiên rất dồi dào vì có con sông Bắc
Khê và một số con suối nhỏ xuyên suốt chảy qua xã tạo nên một hệ thống
thủy văn khá dày cung cấp nguồn nƣớc tốt cho xã. Do đó ngƣời dân trong xã
lấy nguồn nƣớc tự chảy từ sông Bắc Khê, các khe suối đầu nguồn, giếng khơi
để cung cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.
c. Đất đai, địa hình
* Đất đai và hiện trạng sử dụng đất
- Hiện nay trên địa bàn xã các loại đất đƣợc sử dụng chủ yếu là đất
nông, lâm nghiệp nhƣng cũng có nhiều mục đích khác nhau, thể hiện ở dƣới
biểu sử dụng đất xã Đề Thám năm 2014 sau:
15
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất xã Đề Thám
LOẠI ĐẤT
STT
I
1.1.
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.1
1.3
1.4
II
2.1
2.1.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
2.4
2.5
2.6
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất có mục đích sử dụng cộng đồng
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất sông, suối, mặt nƣớc chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất chƣa sử dụng
DIỆN TÍCH
(ha)
3895,66
3701,17
1084
704,82
259,07
445,75
379,18
2553,29
1743,01
810,28
63,88
0
194,49
44,01
44,01
51,82
1,34
3,00
41,72
9,22
95
1,34
2,32
0,0
(Nguồn: Địa chính xã Đề Thám năm 2014)
*Địa hình
Đề Thám là một xã vùng núi của huyện Tràng Định, có địa hình tƣơng
đối phức tạp, có nhiều đồi núi cao nhất là 800m, thấp nhất là 200m có độ cao
16
trung bình 500m so với mực nƣớc biển. Địa hình của xã chia làm nhều khu
vực do bị chi cắt bởi sông và các khe suối
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội.
a. Dân số, lao động.
Xã Đề Thám có tổng 1.027 hộ với 4.350 nhân khẩu trong đó số ngƣời
trong độ tuổi lao động chiếm 2.706 ( chiếm 62,20% dân số toàn xã) [4]. Số
lao động tham gia vào lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp: chiếm 92,27% số lao
động trong độ tuổi; Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:
Chiếm 2,34% số lao động trong độ tuổi; Dịch vụ thƣơng mại chiếm: 5,39%.
- Lao động phân theo kiến thức phổ thông:
- Trung học phổ thông: 1.726 ngƣời, chiếm 65,1%
- Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo: Sơ cấp (3 tháng trở lên cả nghề): 291
ngƣời chiếm 1,7%
+ Trung cấp: 380 ngƣời, chiếm 14,4%
+ Cao đẳng: 179 ngƣời chiếm 6,5%
+ Đại học 94 ngƣời chiếm 3,5%
Nhìn chung sự phát triển dân số và lao động của xã là ổn định, đảm bảo
nguồn lao động tạo điều kiện chọ sự phát triển kinh tế, xã hội của xã. Tuy
nhiên chất lƣợng lao động của xã vẫn còn chƣa cao, tay nghề còn yếu. Đây là
một khó khăn cho việc tận dụng các nguồn lực vào việc phát triển kinh tế của
nghề cho ngƣời lao động, đặc biệt cần trang bị thêm những kiến thức trong
sản xuất nông nghiệp.
17
Xã Đề Thám có dân số là 4350 ngƣời, mật độ dân số đạt 120
ngƣời/km². Trên địa bàn xã có 18 thôn bản với 5 dân tộc sinh sống: Kinh,
Tày, Nùng, Dao, Hoa sống xen kẽ cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.3. Tình hình dân cƣ xã Đề Thám
STT
Dân tộc
Số ngƣời
1
Kinh
452
2
Tày
1868
3
Nùng
1941
4
Dao
57
5
Hoa
32
Tổng
4350
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014[3])
b. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây thực hiện chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc
về xây dựng phát triển kinh tế đất nƣớc, đặc biệt phải đẩy mạnh tiến độ của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp và nông thôn. Xã
Đề Thám đã tập trung vào đầu tƣ xây dựng cƣ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và
đời sống. Bộ mặt của xã ngày càng đƣợc đổi mới.
Điện quốc gia: Đến nay vẫn còn 4 thôn Lùng Khẩu, Cốc Lùng, Nà
Căm, Bản Quyền sử dụng điện nƣớc phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Mạng lƣới hệ thống điện gồm các trạm biến áp và đƣờng dây điện tiếp
tục đƣợc nâng cấp và làm mới để phục vụ đời sống và sản xuất.
- Thủy lợi:
Trên địa bàn xã có sông Bắc Khê chảy qua và các khe suối nhỏ chảy qua
địa bàn xã nhƣ suối Khuổi Mịt, suối Nà Cha. Hệ thống ao hồ nhƣ hồ Slam Kha,