Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn hấp dẫn GIỜ dạy vật lý với câu hỏi THỰC tế và THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG dạy học vật lý 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 34 trang )

I. TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- UBND tỉnh Ninh Bình
- Sở GD&ĐT Ninh Bình
- Trường THPT Kim Sơn A
II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Tên tác giả : NGUYỄN THỊ NGHĨA
- Chức danh: Giáo viên
- Học vị: Cử nhân
- Địa chỉ: Trường THPT Kim Sơn A
- Hộp thư điện tử:
- Số điện thoại: 0962029455
III. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
- Tên sáng kiến:
"HẤP DẪN GIỜ DẠY VẬT LÝ VỚI CÂU HỎI THỰC TẾ VÀ THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10 THPT"
- Lĩnh vực áp dụng:
SKKN này có thể áp dụng làm tư liệu tham khảo cho một số bài giảng vật lý
lớp 10 THPT hiện hành và áp dụng tham khảo cho chương trình đổi mới SGK sắp
tới.
Vận dụng hệ thống các câu hỏi về hiện tượng thực tiễn vào bài giảng nhằm
giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, để vật lí không còn
mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm
Môn vật lí trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, nếu không
có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học
sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học
sinh không muốn học vật lí, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của vật lí.
Nguyên nhân có liên quan tới một số giải pháp cũ sau đây:
Thứ nhất, do chương trình hiện nay vẫn còn quá nặng về mặt kiến thức.
Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên cố gắng để


chuyển tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế hoặc mở rộng, thực
hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức cho các em là rất hạn chế. Hơn nữa do cơ sở
vật chất dành cho phòng học bộ môn vật lý ở nhiều trường còn hạn chế nên thực hiện
các thí nghiệm cho học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các em cũng có ít điều
1


kiện tiếp xúc với thí nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài
học.
Thứ hai, do đội ngũ các thày cô giáo. Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên chưa
quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách
nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho
nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người
giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên dạy
“chay” nhiều, mô tả hiện tượng vật lý bằng các thuật ngữ khoa học trừu tượng và khó
hiểu với học sinh. Giáo viên dạy vật lý mà xa rời kiến thức thực tế trong khi đó vật lý
lại là môn học gắn liền với thực nghiệm và thực tế . Một số giáo viên bước chân vào
lớp cầm viên phấn viết ngay đề bài và cứ thế “độc diễn” tới cuối giờ học, không quan
tâm tới phải đặt vấn đề vào bài và gắn các ứng dụng thực tế vào bài học cho sinh
động và tăng hứng thú, hấp dẫn học sinh.Nhiều giáo viên sợ mất thời gian, ngại phải
chuẩn bị,…mà khi thiết bị thí nghiệm trong phòng học bộ môn có mà không dùng
cho bài giảng làm cho các em học sinh không hiểu rõ được hiện tượng thực tế, không
quan sát được hiện tượng, không được trực tiếp tiến hành thí nghiệm nên học sinh
kém hứng thú, ghi nhớ bài học máy móc, nhanh quên kiến thức và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn rất yếu kém. Bên cạnh đó, một số giáo viên vật lý còn day vật lý
như dạy môn toán vậy, tức là chỉ quan tâm tới công thức và cho học sinh áp dụng
công thức tính ra đáp số trong khi đó phần lớn các bài tập vật lý phải phân tích rõ,
hiểu đúng hiện tượng, đổi đúng đơn vị sau cùng mới chọn công thức để tính toán và
cuối cùng biện luận kết quả. Các bài giảng vật lý có thể tự tạo thí nghiệm hoặc có thí
nghiệm sẵn có trong phòng thí nghiệm, rồi gắn với hiện tượng thực tế để giảng dạy

khoa học và hứng thú nhưng thực tế số đông các giáo viên vật lý lại không chịu tìm
tòi, đào sâu hoặc ngại mất thời gian công sức nên chỉ dạy “chay”, truyền đạt kiến
thức một cách đơn điệu tẻ nhạt.
Thứ ba là do cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh lại ra theo một lối mòn
đã rất cũ là hỏi lí thuyết học thuộc từ sách giáo khoa, bài tập dùng để kiểm tra đánh
giá phần lớn chỉ áp dụng công thức để tính toán đơn thuần, đề kiểm tra chưa gắn liền
kiến thức với thực tiễn và thí nghiệm thực hành điều đó cũng làm cho các em học
sinh cũng học theo xu hướng ra đề của giáo viên.Các đề thi bán kỳ, thi học kỳ, thi thử
THPT Quốc gia, thi THPT Quốc gia còn rất ít vận dụng kiến thức thực tế và thí
nghiệm thực hành làm giáo viên dạy và học sinh học theo xu hướng ra đề thi .

2


Tuy nhiên giải pháp cũ cũng có ưu điểm là giáo viên chủ động được kiến thức
cần truyền tải, chủ động thời gian, lượng kiến thức GV cần truyền đạt lớn hơn.
Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội
tri thức vật lí, gắn vật lí với thực tiễn cuộc sống và thí nghiệm thực hành nếu không
cứ gặp các câu hỏi gắn với thí nghiệm thực hành và vận dụng thực tế là học sinh bế
tắc.
2. Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Bản chất của giải pháp mới cải tiến
Mục tiêu để giải quyết giải pháp cũ là tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê;
học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học vật lí, giúp học sinh trở
thành con người phát triển toàn diện. Để thực hiện được, thì có hai yếu tố quan trọng
nhất phải thay đổi:
Thứ nhất, phải thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, phải có tư duy đổi
mới gắn kiến thức vật lý với thực tế và thí nghiệm thực hành, người giáo viên cần
nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các
vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc

cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài
hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật
lí.
Thứ hai, phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo
định hướng đề có lồng ghép kiến thức thực tế làm cho học sinh phải thay đổi
phương pháp học cho phù hợp.
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như
vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng
to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học
sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang
tính thực tiễn. Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tâm, có tầm nhìn, có kiến
thức sâu rộng và biết vận dụng kiến thức trau dồi, tích lũy được vào thực tiễn cuộc
sống.
Trước tình hình học vật lí phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực
sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có
hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về t ư tưởng
vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những
3


vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính
khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ
thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan
điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức
không đồng nhất .
2.1.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp.
Khi dạy kiến thức vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: chuyển động cơ học, các lực
cơ học, công cơ học, năng lượng… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều

hiện tượng thiên nhiên nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp
làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa
các môn học với nhau.
Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng?
Trả lời: Do phân tử khối của O2 lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh hơn nên
tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất.
2.1.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội
dung học với thực tiễn.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học
giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời
sống hằng ngày.
Ví dụ: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch nhưng
lại nằm yên khi rơi xuống cát ?
Trả lời: Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn hồi
nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa viên bi và lớp
cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi nên không có lực đàn
hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được.
2.1.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định
bằng các hiện tượng thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm cho
học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép vào
nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận vừa
phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các
em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
4


2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Vận dụng câu hỏi thực
tế và thí nghiệm thực hành trong dạy học vật lí 10 - THPT” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy

niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học vật lí. Để
thực hiện được, người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cần
nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, nỗ lực,sáng
tạo, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị,
nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu,
hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải
mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được
mục đích học môn vật lí. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều,
“nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì món
ăn sẽ kém hấp dẫn”.Giáo viên cũng phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá sao cho
đề vật lý phải có gắn với ứng dụng thực tế và thí nghiệm thực hành nhiều hơn.
Các giải pháp thực hiện:
"HẤP DẪN GIỜ DẠY VẬT LÝ VỚI CÂU HỎI THỰC TẾ VÀ THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10 THPT"
Bằng cách:
2.2.1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, thường sau khi đã
kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến
thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng
đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận
lợi khi học bài học mới tiếp theo. Cách làm này áp dụng khi nội dung kiến thức thực
tế liên quan tới bài học cần phải xâu chuỗi nhiều hiện tượng, nhiều kiến thức thực tế,
cần thu thập thông tin liên quan tới thí nghiệm thực hành trước ở nhà để nhận biết
hiện tượng, báo cáo kết quả và xử lí số liệu của kết quả rồi mang ra đối chiếu, so sánh
giữa các nhóm học sinh, sau cùng giáo viên sẽ là cố vấn giải đáp thắc mắc, mâu
thuẫn.
2.2.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày qua các kiến thức
cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học
sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Cách làm này được tiến hành khi
trong bài học có những kiến thức có liên quan tới thực tế và phải giải pháp xử lí ngay
5



để hiểu rõ hiện tượng, tăng hấp dẫn, Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò
của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
2.2.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới
thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là
một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn
gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.Bài giảng
quấn hút được học sinh từ đầu do phần đặt vấn đề vào bài mới.Tuy nhiên, những câu
hỏi thực tế hoặc thí nghiệm thực hành dùng cho đặt vấn đề vào bài phải đảm bảo
được các yêu cầu:
- chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau và với kiến thức muốn đề cập đến trong
tiết học.
- chúng có thể mô tả được một cách ngắn gọn, xúc tích sao cho học sinh dễ
dàng và nhanh chóng nhận ra sự mâu thuẫn giữa thực tế với những hiểu biết sẵn có.
2.2.4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài
tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại
lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán vật lí đó
học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu
gì? Và giải quyết như thế nào?
2.2.5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với
nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh
không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù
của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.
2.3. Các hình thức tổ chức thực hiện:
2.3.1. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay
không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta
biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu,
giải thích. Tuy nhiên, những câu hỏi thực tế hoặc thí nghiệm thực hành dùng cho đặt
vấn đề vào bài phải đảm bảo được các yêu cầu:

- chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau và với kiến thức muốn đề cập đến trong
tiết học.
- chúng có thể mô tả được một cách ngắn gọn, xúc tích sao cho học sinh dễ
dàng và nhanh chóng nhận ra sự mâu thuẫn giữa thực tế với những hiểu biết sẵn có.
2.3.2. Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường luôn được
nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt, ô nhiễm phóng
xạ,…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của
6


từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi, đồng thời giáo dục cho các em có ý
thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên của đất nước. Nội dung
này nên được ưu tiên quan tâm để giáo dục các em thường xuyên liên tục, nhất là
trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn nạn toàn cầu.
2.3.3. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được
ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong
mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được
sự chú ý của học sinh hơn, đồng thời cũng giao cho học sinh về nhà tìm hiểu một vài
ứng dụng thực tiễn liên quan tới bài học, khi đó học sinh sẽ hứng thú tìm tòi và vận
dụng kiến thức liên quan. Nội dung này phải đưa ra áp dụng cho mọi bài giảng vật lý.
2.4. Đổi mới trong việc ra đề kiểm tra:
Giáo viên cũng phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá sao cho đề vật lý phải có
gắn với ứng dụng thực tế và thí nghiệm thực hành, có thể không cần quá nhiều chỉ
cần lồng ghép một, hai câu hỏi thực tế và thí nghiệm thực hành vào đề kiểm tra thì
học sinh sẽ thay đổi phương pháp học cho phù hợp với xu hướng ra đề của giáo viên
và thay đổi cách nhận thức, thấy rõ vai trò của vật lý với cuộc sống. Các đề thi bán
kỳ, thi học kỳ, thi thử THPT Quốc gia, thi THPT Quốc gia cần lồng ghép các câu vận
dụng kiến thức thực tế và thí nghiệm thực hành làm giáo viên dạy và học sinh học
theo xu hướng ra đề thi .
2.5. HỆ THỐNG MỘT SỐ CÁC CÂU HỎI THỰC TẾ VÀ THÍ NGHIỆM

THỰC HÀNH DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÍ 10 THPT
CHUYỂN ĐỘNG CƠ (Tiết 1 VL10CB)
Câu 1: Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ ?
Câu 2: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa
độ nào ?
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để giải thích tịm vị trí của vật trên quỹ đạo..
CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU (Tiết 8,9 VL10CB)
Câu 1: Quan sát một bánh xe đạp đang lăn trên đường ta thấy các nan hoa ở phía
trên trục đang quay như hòa vào nhau, trong khi đó ta lại phân biệt được từng
nan hoa ở phần dưới của trục bánh xe. Hãy giải thích?
Giải thích: Vì vận tốc so với đất của những điểm bên dưới trục quay nhỏ hơn
vận tốc những điểm bên trên trục quay.
7


Áp dụng: Giáo viên sử dụng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Để các tia nước từ cái bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe, phía
trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn những cái chắn
bùn như thế nào?
Giải thích: Phải gắn những cài chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường tiếp
tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với mép trước của bánh xe.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về đặc điểm của vận tốc
trong chuyển động tròn đều.
TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
(Tiết 10VL10CB)
Câu 1: Tại sao ngồi trên xe chạy nhanh ta thường thấy gió thổi vào mặt ngay cả
khi trời lặng gió?
Giải thích: Khi đi xe đạp lúc trời lặng gió hay gió nhẹ bao giờ ta cũng thấy gió
thổi vào trước mặt. Xe chạy càng nhanh gió thổi vào mặt càng mạnh. Nếu ngồi trên

xe ô tô hoặc xe máy đang phóng nhanh, gió thổi vào mặt rất dữ dội. Hiện tượng này
có thể dễ giải thích bằng tính tương đối của chuyển động.
r

Theo tính chất này, nếu ta chuyển động với vận tốc v trong một lớp không khí
đứng yên thì cũng có thể coi ta đứng yên và lớp không khí đó chuyển động với vận
r

r

tốc v theo chiều ngược lại nghĩa là có gió thổi vào ta với vận tốc - v .
Dựa vào tính chất này muốn nghiên cứu được lực cản của không khí vào máy
bay, các phòng thí nghiệm về máy bay đã đặt mẫu máy bay hoặc máy bay thật trong
một đường ống và thổi một luồng gió mạnh vào phía trước máy bay với vận tốc bằng
vận tốc máy bay trong không khí.
Áp dụng: Giáo viên có thể dùng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Đi xe máy trong mưa, ta thường có cảm giác các giọt mưa rơi nghiêng
( hắt vào mặt chúng ta) ngay cả khi trời lặng gió. Lẽ ra khi lặng gió, các giọt nước
mưa sẽ rơi thẳng đứng và không thể hắt vào mặt ta được. Hãy giải thích điều
dường như vô lí đó?
Giải thích: Khi không có gió, những giọt nước mưa rơi theo phương thẳng
uur uur

đứng so với đất, nhưng lại rơi theo phương xiên với người lái xe máy. Gọi vmñ ,vnñ là
uur

vận tốc của giọt mưa và của người so với đất. vmn là vận tốc của giọt mưa so với
uur

uur


uur

uur

uur

uuu
rr
uuu

(

uur

)

người đi xe: vmn = vmñ + vñn hay vmn = vmñ +−−vvnñ . Phép •cộng véc
tơ cho thấy với người
vnñ

giọt mưa rơi theo phương xiên.

uur
vmn

uur
vmñ

8

đất


Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tế nên sau khi học song
phần công thức cộng vận tốc giáo viên có thể sử dụng để củng cố thêm cho học sinh.
Câu 3: Tại sao chạy lấy đà trước ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy
ngay?
Giải thích: Trong trường hợp này chuyển động do quán tính được cộng thêm
vào chuyển đông xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
Áp dụng: Củng cố cho phần công thức cộng vận tốc hoặc có thể dùng để củng
cố cho phần định luật I Niutơn
BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN (Tiết 17,18 VL10CB )
Câu 1: Một hành khách đi trên xe buýt cho biết, lúc đầu xe còn ít khách khi qua
chỗ đường xấu, xe bị xóc nhiều làm người ngồi trên xe rất khó chịu. nhưng khi xe
đã đông khách, lại thấy êm hơn kể cả khi đi qua những chỗ đường xấu. Cảm giác
ấy có đúng không? Hãy giải thích?
Giải thích: Càng đông khách khối lượng xe và người càng lớn gia tốc xe thu
được khi tương tác với đường (chỗ đường xấu xe bị xóc) sẽ nhỏ, sự thay đổi vận tốc
theo phương thẳng đứng của xe rất bé nên người ngồi trên xe có cảm giác êm hơn.
Áp dụng: Đây là hiện tượng xảy ra trong thực tế mà chúng ta có thể cảm nhận
được khi ngồi trên xe ô tô. Giáo viên có thể sử dụng cho phần củng cố về định luật II
Niuton.
Câu 2: Con chó săn to khỏe và chạy nhanh hơn con thỏ. Tuy thế nhiều khi con thỏ
bị chó săn rượt đuổi vẫn thoát nạn nhờ vận dụng chiến thuật luôn luôn đột ngột
thay đổi hướng chạy làm chó săn lỡ đà. Điều này trong vật lí được giải thích ra
sao?
Giải thích: Sự khác nhau về khối lượng (hay mức quán tính) đã đưa đến sự
khác nhau về mức độ thay đổi trạng thái chuyển động. Con thỏ có khối lượng nhỏ
hơn chó săn nên dễ dàng thay đổi chuyển động hơn về hướng và độ lớn của vận tốc.
Do đó khi thỏ đột ngột thay đổi vận tốc thì chó săn không kịp thay đổi chuyển động

và bị lỡ đà.
Áp dụng: Sử dụng cho phần mở đề vào phần quán tính.
9


Câu 3: Giải thích câu tục ngữ: “ Dao sắc không bằng chắc kê”
Giải thích: Ta biết rằng một vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của nó
càng lớn. Mặt khác, vì vật có quán tính nên khi tác dụng một lực vào vật thì vận tốc
của nó không thay đổi ngay tức thì mà phải sau khoảng thời gian nhất định. Nếu vật
có quán tính lớn thì thời gian này càng lớn.
Nếu dùng dao chặt cây tre mà tre không kê lên cái gì hoặc kê không chắc chắn
thì vì quán tính của tre nhỏ nên thanh tre sẽ chuyển động theo dao. Do đó dao khó ăn
sâu vào tre.
Nếu ta kê thanh tre đó trên một khúc gỗ lớn thì khi dao chặt khối gỗ chưa kịp
chuyển động( vì khối lượng khúc gỗ lớn và lại tì vào đất), thanh tre đã bị đứt rồi.
Áp dụng: Dùng cho phần tổng kết bài, sau khi học sinh đã có những kiến thức
về các định luật Niuton.
Câu 4: Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên cao
khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên ngựa?
Giải thích: Diễn viên xiếc khi rời khỏi yên ngựa vẫn tiếp tục chuyển động theo
quán tính với vận tốc ban đầu bằng vận tốc của ngựa, vì vậy mà vẫn rơi đúng vào yên
ngựa.
Áp dụng: Những màn biểu diễn như trên hầu như chúng ta đều thấy xuất hiện
trong các chương trình biểu diễn xiếc nhưng ít người trong chúng ta giải thích được
một cách thỏa đáng, giáo viên có thể nêu vấn đề này khi học xong phần quán tính.
Tương tự như vậy giáo viên cũng yêu cầu học sinh giải thích: tại sao khi người nhảy
lên vẫn rơi đúng chỗ cũ mặc dù Trái Đất đang quay?
Câu 5: Vì sao xe đạp dễ phanh hơn xe máy, ô tô và tàu hỏa?
Giải thích: Chúng ta biết rằng việc một vật đang chuyển động muốn dừng lại
thì cần phải có thời gian: Vật có vận tốc lớn và khối lượng lớn thì cần phải có thời

gian dài. Vì xe máy, ô tô, tàu hỏa có vận tốc lớn và nhất là khối lương lớn gấp nhiều
lần xe đạp nên việc phanh nó sẽ rất khó khăn.
Áp dụng: Hiện nay khi nghiên cứu về tai nạn giao thông người ta thấy có sự
liên hệ nhiều đến quán tính. Chẳng hạn nhiều bạn học sinh đi xe đạp, khi rẽ thường
không nhìn xem có xe đằng sau vượt mình hay không, nếu rẽ trước một mũi xe máy,
ô tô hay tàu hỏa đang lao tới thì rất dễ xảy ra tai nạn, vì xe máy, ôtô và đặc biệt là tàu
hỏa đang chạy có quán tính lớn, không thể dừng lại tức thì để tránh học sinh đó được.
Biện pháp phòng tránh: Trước khi rẽ, phải xin đường và quan sát thật cẩn thận phía
10


sau. Các xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách trên đường đều rất nguy hiểm vì chúng
có đà rất mạnh, khi gặp chướng ngại vật, dù có phanh gấp xe cũng lết đi chứ không
dừng ngay được.
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này cho phần học quán tính.
Câu 6: Tại sao khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đỡ mỏi chân?
Giải thích: Khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ tác
dụng một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lập lại nhiều lần sẽ khiến cơ chân
bị mỏi. Khi chống gậy, ta dùng tay ấn mạnh gậy về phía sau, mặt đất sẽ tác dụng vào
đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được truyền đến cơ thể chúng ta làm
ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã thay bớt hoạt động của chân bằng hoạt
động của tay nên chân đỡ mỏi.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi củng cố cho phần định luật III
Niuton.
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC (Tiết 18 VL10CB)
Câu 1: Em hãy kể tên một số vật dụng trong học tập và cuộc sống có sự xuất hiện
của lò xo?
Giải thích: HS kể tên một số vật dụng trong học tập và cuộc sống có sự xuất
hiện của lò xo


Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Hãy nêu phương án TN và thực hiện TN khảo sát mqh giữa độ lớn Fdh
của lò xo và độ biến dạng ∆l của lò xo?
11


Trả lời:

Áp dụng: Sử dụng cho phần củng cố về lực đàn hồi khảo sát mqh giữa độ lớn
Fdh của lò xo và độ biến dạng ∆l của lò xo

Câu 3: Hãy kể một số vai trò của lực đàn hồi trong cuộc sống?
Trả lời: Vai trò của lực đàn hồi trong cuộc sống:
Vai trò của lực đàn hồi trong các ví dụ sau:
+ Nút bấm ở bút bi: Lực đàn hồi có tác dụng kéo tụt đầu bút vào trong vỏ.
+ Hệ thống cung tên: Lực đàn hồi có tác dụng làm mũi tên bay đi

12


+ Cầu bật của vận động viên nhảy cầu: Lực đàn hồi tung vận động viên lên cao
để có điều kiện trình diễn được nhiều động tác.
+ Bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy: Lực đàn hồi có tác dụng làm tắt dần dao
động nên giảm xóc.
+ Đệm lò xo, ghế sôpha
+ Lực kế
+ Cây sào của vận động viên nhảy sào

Áp dụng: Sử dụng cho phần củng cố về lực đàn hồi


13


LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN (Tiết 19 VL10CB)
Câu 1: Hai vật bất kì luôn hút nhau bằng một lực hấp dẫn, tại sao các vật để trong
phòng như bàn, ghế, tủ, giường mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không bao
giờ di chuyển lại gần nhau?
Giải thích: Các vật để trong phòng không chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn
mà còn chịu tác dụng của trọng lực, phản lực và lực ma sát. Các lực này triệt tiêu lẫn
nhau nên các vật vẫn đứng yên, không hút lại gần nhau.
Áp dụng: Sử dụng cho phần củng cố về lực hấp dẫn.
Câu 2: Lực hút của Mặt Trời lên Mặt Trăng lớn hơn lực hút của Trái Đất lên Mặt
Trăng 2 lần. Nhưng tại sao Mặt Trăng lại là vệ tinh của Trái Đất ( Mặt Trăng
quay quanh Trái Đất ) mà nó không phải là hành tinh quay quanh Mặt Trời?
Giải thích: Người ta tính được rằng Mặt Trời truyền cho Trái Đất và Mặt
Trăng ngững gia tốc như nhau, vì vậy Trái Đất và Mặt trăng tạo thành hệ hai thiên thể
quay quanh khối tâm chung và khối tâm này lại quay quanh Mặt Trời.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học, thông qua
câu hỏi học sinh hiểu rõ hơn về chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng.
LỰC MA SÁT (Tiết 21 VL10CB)
Câu 1: GV phát dụng cụ làm thí nghiệm cho mỗi nhóm (mỗi nhóm một bao diêm)
Yêu cầu: Làm thí nghiệm lấy được lửa, thảo luận nhóm để giải thích cơ sở vật lý nào
đã lấy được lửa?
Giải thích: Cho đầu que diêm cọ xát vào bao diêm có phủ lớp sinh để lấy lửa
ra.Dựa trên cở sở là có lực ma sát giữa que diêm và vỏ diêm.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần đặt vấn đề vào bài
Câu 2: Tìm hiểu cách đo và đo độ lớn lực ma sát trượt ?
Giải thích: Móc lực kế vào một khúc gỗ đặt trên bàn, rồi kéo cho khúc gỗ
chuyển động thẳng đều theo phương ngang. Khi đó lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát
trượt tác dụng vào vật.

Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần đo độ lớn lực ma sát trượt
Câu 3: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới độ lớn F mst và nêu phương án TN kiểm
tra?
Giải thích:
- Fmst tỉ lệ với áp lực lên mặt tiếp xúc .
- Fmst có phụ thuộc vật liệu .
-Fmst có phụ thuộc vào tình trạng bề mặt tiếp xúc
14


Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới độ
lớn Fmst và nêu phương án TN kiểm tra
Câu 4.1: Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trượt. Yêu cầu với 4 nhóm làm việc cá
nhân, thảo luận nhóm, trình bày trên bảng phụ:
Em hãy vẽ một sơ đồ tư duy về ứng dụng có lợi của lực ma sát trượt và các biện
pháp làm tăng ma sát trượt?
Giải thích:

Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần tìm hiểu về vai trò của Fmst
Câu 4.2: Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trượt
Em hãy vẽ một sơ đồ tư duy về ứng dụng có hại của lực ma sát trượt và biện
pháp khắc phục?
15


Giải thích:

Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần tìm hiểu về vai trò của Fmst
Câu 5: Vì sao muốn cho đầu tầu hỏa kéo được nhiều toa thì đầu tầu phải có khối
lượng lớn ?

Giải thích: Lực phát động có tác dụng kéo đoàn tàu đi chính là lực ma sát nghỉ
do đường ray tác dụng lên các bánh xe phát động của đầu tàu. Muốn đầu tàu kéo
được nhiều toa, lực ma sát này phải lớn. Muốn vậy, đầu tàu phải có khối lượng lớn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần ứng dụng của ma sát nghỉ.
Thông qua đó giáo viên cũng giới thiệu thêm cho học sinh biết khi đi xe đạp, xe máy
16


chạy, lực kéo của xích làm cho bánh xe quay. Lực ma sát nghỉ do mặt đường tác
dụng vào chỗ bánh xe tiếp xúc với mặt đường đóng vai trò là lực phát động làm cho
xe đi về phía trước. Chính vì điều này để tăng lực ma sát nghỉ người ta thường làm
bánh sau của máy kéo to và nặng hơn hẳn bánh trước, lốp có nhiều đường gân xù xì.
Chỗ ngồi của người trên máy kéo, xe máy, xe đạp thường được bố trí lệch về phía
sau, để cho trọng lượng của người được dồn phần lớn vào bánh sau, làm tăng ma sát
ở bánh xe phát động.
Câu 6: Trong bóng đá khi một hậu vệ muốn cản phá tiền đạo đối phương đang mở
tốc độ xuống bóng rất nhanh thì thường dùng vai chèn vào người tiền đạo và lấy
sức nâng người ấy lên. Giải thích xem cách làm ấy có hiệu quả hay không ?
Giải thích: Khi nâng cơ thể tiền đạo đối phương lên, người hậu vệ đã làm giảm
bớt lực tác dụng giữa hai chân đối phương với mặt đất, tức là giảm lực ma sát nghỉ
đóng vai trò lực tăng tốc của đối phương. Do đó, sự gia tăng tốc độ của tiền đạo đối
phương bị chậm lại.
Áp dụng: Đây là hiện thường thấy trong các trận đấu bóng đá trên ti vi cũng
như ngoài đời mà các bạn học sinh là những người trực tiếp tham gia nhưng có thể
chúng ta chưa có một lí giải thỏa đáng. Giáo viên có thể sử dụng cho phần củng cố về
tác dụng của ma sát nghỉ.
LỰC HƯỚNG TÂM (Tiết 22 VL10CB)
Câu 1: Tại sao khi đi xe đạp hoặc xe máy đến đoạn đường cong chúng ta phải
giảm tốc độ và nghiêng người ?
Giải thích: Mục đích của việc nghiêng người để tạo ra lực hướng tâm khi đi ở

những đoạn đường cong, bởi vì lực ma sát nghỉ không đủ giữ cho xe chuyển động
cong. Tuy nhiên việc nghiêng người và xe chỉ tạo ra lực hướng tâm có giá trị nhất
định, cho nên để đảm bảo xe không bị văng đi theo phương tiếp tuyến với đường
cong thì cần phải giảm tốc độ xe.
Áp dụng: Hiện nay tai nạn giao thông diễn ra phổ biến ở nước ta mà một trong
những nguyên nhân là do người lái xe không làm chủ được tốc độ, nhất là khi qua
những đoạn đường cong. Qua câu hỏi trên đã chỉ cho chúng ta thấy cần phải có ý
thức hơn khi tham gia giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Giáo
viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học.
Câu 2: Tại sao khi làm các cây cầu người ta thường làm cầu vồng lên?
Giải thích: Khi xe cộ đi qua cầu thì nó sẽ chuyển động cong, lúc đó hợp lực
ur

ur

của hai lực là trọng lực P và phản lực N của mặt đường tác dụng lên xe sẽ đóng vai
17


trò là lực hướng tâm: P − N =

mv 2
mv 2
→N = P−
. Điều này dẫn tới là áp lực của xe cầu
r
r

nhỏ hơn trọng lượng của xe.
Áp dụng: Hiện nay trong hệ thống giao thông đường bộ thì các cây cầu xuất

hiện càng nhiều, việc hiểu được phần nào cấu tạo của nó cũng giúp cho học sinh có ý
thức hơn trong việc bảo vệ các công trình giao thông. Giáo viên sử dụng câu hỏi cho
phần lực hướng tâm.
CÁC DẠNG CÂN BẰNG, CÂN BẰNG CỦA VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ (Tiết 31
VL10CB )
Câu 1: Tại sao những công nhân khi vác những bao hàng nặng họ thường chúi
người về phía trước một chút ?
Giải thích: Mục đích của việc công nhân chúi người về phía trước là để trọng
tâm của bao hàng rơi vào mặt chân đế.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần cân bằng của vật có mặt chân đế.
Câu 2: Quan sát các võ sĩ thi đấu thì thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khuỵu gối
xuống một chút và hai chân dang rộng ra so với mức bình thường. Tư thế này có
tác dụng gì?
Giải thích: Mục đích là để làm tăng mức vững vàng khó bị đánh ngã: hai chân
dang rộng làm cho mặt chân đế rộng hơn. Hơi qụy gối làm trọng tâm người ở vị trí
thấp hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi củng cố cho phần học: Mức vững vàng
của cân bằng.
Câu 3: Tại sao khi đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên, ta phải nghiêng người về
phía trước ?
Giải thích: Khi ngồi trọng tâm của người và ghế rơi vào mặt chân đế ( diện
tích hình chữ nhật nhận 4 chân ghế làm 4 đỉnh. Khi muốn đứng dậy ( tách khỏi ghế )
cần phải làm cho người rơi vào chân đế của họ ( phần bao của hai chân tiếp xúc với
mặt đất ). Động tác chúi người về phía trước là để lấy trọng tâm của người rơi vào
mặt chân đế của chính người ấy.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần đặt vấn đề vào phần mức vững vàng của
cân bằng.
Câu 4: Tại sao khi xây dựng các công trình lớn các kiến trúc sư thường thiết kế
móng của công trình to và vững chắc?


18


Giải thích: Có hai nguyên nhân chính: Tạo mặt chân đế lớn và giảm áp suất
của công trình xuống mặt đất tránh bị lún xuống.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hầu như trong chúng ta ai cũng thấy nhưng không
phải ai cũng giải thích được nó một cách kĩ càng và đầy đủ. Giáo viên có thể sử dụng
cho phần củng cố của bài học.
CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. QUY TẮC
MÔMEN LỰC (Tiết 29 VL10CB)
Câu 1: Tại sao khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được vật nặng hơn so với trường
hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang ?
Giải thích: Khi gập khuỷu tay, “cánh tay đòn” thu lại ngắn hơn nên có thể giữ
được với lực lớn hơn.
Áp dụng: Đây là vấn đề thường ngày chúng ta hay áp dụng trong công việc
như là một bản năng. Tuy nhiên không mấy người giải thích được. Giáo viên có thể
dùng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Khi đi xe đạp hay xe máy cần phanh gấp người lái luôn chủ động phanh
bánh sau của xe mà ít dùng phanh trước. Làm như vậy có lợi gì?
Giải thích: Nếu phanh ở bánh trước, theo quán tính sẽ xuất hiện momen lực
làm lật xe rất nguy hiểm.
Áp dụng: Thông qua câu hỏi giáo viên giáo dục học sinh khi tham gia giao
thông cần đi xe với tốc độ vừa phải để còn làm chủ được tình huống tránh gây hậu
quả đáng tiếc và nếu có gặp tình huống bất ngờ thì biết cách xử lí sao cho an toàn.
Giáo viên sử dụng sau khi học song phần mômen.
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (Tiết 37,38 VL10CB)
Câu 1: "Không thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên được". Câu nói đó có cơ
sở khoa học không?
Giải thích: Theo định luật bảo toàn động lượng thì nội lực chỉ làm cho các vật
riêng biệt trong hệ trao đổi xung lượng cho nhau mà không gây gia tốc chuyển động

cho hệ nên câu nói trên là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Một người lái đò đang đứng ở mũi thuyền. Thuyền đậu sát bờ trên mặt
nước yên lặng. Khi thấy có khách đi đò người lái đò đã đi từ mũi thuyền để đón
khách. Hỏi người lái thuyền có đón được khách không? Tại sao?
19


Giải thích: Người lái thuyền không đón được khách. Vì khi dịch chuyển từ
mũi đên lái, người ấy đã vô tình làm thuyền dịch chuyển theo hướng ngược lại tức là
làm cho rời khỏi bờ.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho việc củng cố phần định luật bảo toàn động
lượng.
Câu 3: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng
đá to. Sau đó, cho người khác lấy búa tạ đập vào tảng đá. Khi tảng đá vỡ ra, người
làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả. Điều gì đã giúp anh ta thoát khỏi
"mối nguy hiểm "nêu trên?
Giải thích: Theo định luật bảo toàn động lượng, sau va chạm vật có khối lượng
càng lớn thì biến thiên động lượng càng nhỏ (tức ít bị chấn động ). Tảng đá trên ngực
sẽ có tác dụng giảm chấn động, đá càng to càng an toàn.
Áp dụng: Đây là màn biểu diễn xiếc tạo cho người xem từ sự hồi hộp đến thán
phục, tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được. Giáo viên sử dụng để làm rõ mối
quan hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung của lực.
Câu 4: Tại sao viên đạn bay ra khỏi nòng súng không làm vỡ tan tấm cửa kính mà
chỉ khoan một lỗ tròn?
Giải thích: Thời gian va chạm giữa viên đạn và tấm kính là rất nhỏ. Trong
khoảng thời gian đó, biến dạng gây ra bởi áp suất của viên đạn không kịp lan ra xa.Vì
vậy, phần động lượng mà viên đạn mất đi chỉ truyền cho một phần nhỏ của tấm kính
và tạo thành một lỗ tròn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi để làm rõ tính chất “độ biến thiên động

lượng của vật phụ thuộc vào thời gian xảy ra va chạm”
Câu 5: Một nhà du hành vũ trụ đã ra ngoài không gian vũ trụ, sau khi làm việc,
họ muốn trở lại con tàu của mình. Làm thế nào có thể di chuyển về phía con tàu,
khi mà trong không gian vũ trụ không có vật nào để đạp chân lên đó mà đẩy cả.
Hãy tìm phương án giúp các nhà du hành vũ trụ đó?
Giải thích: Nhà du hành ném về một phía một vật nào đó để có thể nhà du
hành chuyển động theo hướng ngược lại.
Áp dụng: Giáo viên dùng câu hỏi để khắc sâu thêm kiến thức về định luật bảo
toàn động lượng.

20


CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CÁC CHẤT (Tiết 47
VL10CB)
Câu 1: Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi
mới bỏ đá lạnh vào. Vì sao không bỏ đá lạnh vào trước rồi đường bỏ sau?
Giải thích: Nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh nên dễ
hòa tan hơn. Nếu bỏ đá vào trước, nhiệt độ của nước hạ thấp làm quá trình hòa tan
của đường diễn ra chậm hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần cấu tạo chất.
Câu 2: Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm
kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?
Giải thích: Hai tấm kính đặt úp lên nhau có lực liên kết giữa các phân tử mạnh
hơn do chúng có bề mặt nhẵn, các phân tử ở hai tấm kính ở rất gần nhau đến mức nó
có thể hút nhau. Điều này không xảy ra với hai tấm gỗ.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để dạy phần lực tương tác phân tử.
Câu 3: Khi muốn nối hai thanh thép với nhau, người thợ rèn thường làm như sau:
Nung cho hai thanh thép đến khoảng 900 oC sau đó đặt thanh nọ gối lên thanh kia
rồi lấy búa đập mạnh. Hãy giải thích cách làm trên?

Giải thích: Làm như vậy các phân tử hai thanh thép xen vào nhau làm xuất
hiện lực liên kết phân tử giúp chúng dính lại nhau.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để củng cố cho phần lực tương tác phân tử
QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT (Tiết 48 VL10CB)
Câu hỏi: Tại sao khi ta dùng phễu rót chất lỏng vào chai, lúc đầu thấy dễ vào
nhưng càng về sau càng khó khăn nếu như ta không nâng phễu lên?
Giải thích: Cuống phễu ép sát cổ chai, chất lỏng đổ vào phễu liên tục vô tình
trở thành cái nút nhốt chặt không khí trong chai. Khi chất lỏng chảy vào chai, không
khí bị dần chiếm chỗ, thể tích khí giảm làm áp suất trong luôn bằng áp suất khí
quyển, nước sẽ chảy vào chai khó hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho việc đặt vấn đề vào bài mới.
QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH (Tiết 49 VL10CB)
Câu 1: Tại sao lốp ôtô thường nổ khi xe đang chạy, mà ít nổ khi xe đang nằm
trong gara ?
Giải thích: Khi lốp xe đang chạy trên đường, do ma sát với đường và thời tiết
nóng, nhiệt độ ở các lốp xe tăng, kéo theo áp suất khí trong ruột xe cũng tăng theo.
21


Nếu áp suất này tăng đến mức nào đó và có thể gây nổ lốp xe. Khi xe để trong gara,
nhiệt độ bình thường, lốp xe khó bị nổ hơn.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng câu hỏi sau khi học xong phần định luật
Sác-lơ và lưu ý học sinh hiện tượng nổ lốp không chỉ xảy ra với ôtô mà cả với xe máy
và xe đạp khi đang chạy trên đường.
Câu 2: Tại sao ngồi gần những chiếc bếp than đang cháy, ta thường nghe những
tiếng lách tách cùng với những tia lửa bắn ra ?
Giải thích: Khi đun, nhiệt độ tăng không khí trong các thớ của than nở ra làm
nứt các cục than tạo ra tiếng lách tách, các hạt than bị bắn ra từ sự nứt của than.
Áp dụng: Đây là hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy hàng ngày, nhưng ít ai
trong chúng ta giải thích được. Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần tổng kết bài.

NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG (Tiết 54 VL10CB)
Câu 1: Khi đang đóng đinh vào gỗ, mũ đinh có nóng lên nhưng rất ít. Khi đinh đã
đóng chắc vào gỗ rồi ( không lún thêm được nữa ), chỉ cần đóng thêm vào vài nhát
búa là mũ đinh đã nóng lên rất nhiều. Hãy giải thích?
Giải thích: Khi đang đóng đinh, công thực hiện chuyển thành động năng cho
đinh và nội năng cho búa và đinh. Nhưng khi đinh đã được đóng chặt vào gỗ, công
thực hiện chỉ chuyển thành nội năng, do đó đinh nóng lên nhanh hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để củng cố về phần các cách biến đổi nội năng.
Câu 2: Tại sao các vật nóng khi bỏ vào nước sẽ nguội nhanh hơn khi bỏ ngoài
không khí?
Giải thích: Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của không khí, nên trong
cùng một khoảng thời gian nước thu nhiệt nhiều hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần truyền nhiệt để làm rõ quá trình truyền nhiệt.
CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (Tiết 55,56 VL10CB)
Câu 1: Tại sao khi dùng bơm tay để bơm xe đạp, thân chiếc bơm lại bị nóng lên và
nó nóng lên càng nhanh khi lốp xe đã gần căng hơi?
Giải thích: Công đã biến thành nội năng làm nóng thân bơm. Khi lốp xe đã
căng, phần lớn công biến thành nội năng nên thân bơm sẽ nóng lên nhanh chóng.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần nguyên lí I NĐLH để học sinh thấy
được ứng dụng của nó.
Câu 2: Tại sao buồng đốt của một nồi hơi trong động cơ nhiệt lại không nóng
chảy, mặc dù trong buồng đốt có lúc nhiên liệu cháy ở nhiệt độ cao hơn so với
nhiệt độ nóng chảy của kim loại dùng để chế tạo nó ?
22


Giải thích: Các thành bên ngoài của buồng đốt được làm lạnh bằng nước, nên
nhiệt độ của chúng không cao hơn nhiệt độ trong nồi hơi nhiều lắm.
Áp dụng: Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biết về hoạt động của động
cơ nhiệt và thông qua đó giáo viên phân tích cho học sinh vấn đề ô nhiễm môi trường

do sử dụng động cơ nhiệt.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN (Tiết 59 VL10CB)
Câu 1: Không nên ăn thức ăn đang quá nóng hoặc quá lạnh. Lời khuyên này xuất
phát từ cơ sở vật lí nào?
Giải thích: Men răng giãn nở không đều khi nóng hoặc lạnh đột ngột, khi đó
men răng sẽ bị rạn nứt.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học. Thông qua
câu hỏi cung cấp cho học sinh biết tác hại của việc ăn và uống đồ quá lạnh và quá
nóng.
Câu 2: Tại sao khi làm đường ray xe lửa, làm cầu, người ta thường để giữa hai
thanh ray hoặc hai nhịp cầu một khoảng cách nhỏ. Khoảng cách ấy có lợi gì?
Giải thích: Khoảng cách ấy làm cho hai thanh ray hay hai nhịp cầu không đội
lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 3: Tại sao cốc thủy tinh dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có
thành mỏng nếu đổ nước sôi vào cốc ?
Giải thích: Khi đổ nước sôi vào cốc, do tính dẫn nhiệt kém của thủy tinh, lớp
bên trong giãn nở nhiều hơn lớp bên ngoài, lớp ngoài trở thành “vật cản trở”của lớp
trong, kết quả là tạo ra một lực lớn, chính lực này làm nứt cốc.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng sau khi học xong phần sự nở vì nhiệt.
Câu 4: Tại sao khi nóng hay lạnh bêtông vẫn luôn bám chặt vào cốt thép bên
trong?
Giải thích: Vì bê tông và cốt thép có độ dãn nở vì nhiệt như nhau.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố bài học để nói lên ý nghĩa của
hệ số nở khối của các vật liệu.
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (Tiết 60,61 VL10CB)
Câu 1: Người ta thường dùng một loại dầu bóng đặc biệt đánh bóng sườn xe máy,
xe ôtô. Ngoài việc làm cho nước sơn của sườn xe bóng dẹp, nó còn có tác dụng
nào khác không ?
Giải thích: Làm nước mưa không dính ướt sườn xe lâu bị gỉ sét.

23


Áp dụng: Sử dụng củng cố thêm về phần ứng dụng của hiện tượng dính ướt và
không dính ướt.
Câu 2: Trong nông nghiệp, nông dân thường dùng thuật ngữ “tưới khô” để nói
đến công việc thường xuyên xới đất giữa những hàng cây mới trồng, làm mất lớp
đất cứng trên mặt đi. “Tưới khô” có tác dụng gì?
Giải thích: Đất chưa cày xới có nhiều lỗ nhỏ ( như ống mao dẫn) làm cho nước
ở dưới bị “hút lên” và bay hơi và đất sẽ bị khô đi. Việc cày xới làm mất các “ống mao
dẫn” này đi, giữ nước lại trong đất để nuôi cây.
Áp dụng: Đây là hiện tượng gắn liền với người nông dân, giáo viên có thể
dùng câu hỏi này vào phần hiện tượng mao dẫn để học sinh biết thêm về hiện tượng
mà các em bắt gặp trong thực tế cuộc sống.
Câu 3: Vào những đêm nhiều sương, buổi sáng sớm khi quan sát các lá cây ( như
lá sen ), thấy có những giọt sương đọng lại có dạng hình cầu, còn có lá không có
hiện tượng này mà trên nó có một lớp nước mỏng. Hãy giải thích?
Giải thích: Nước không làm dính ướt một số loại lá cây ( như lá sen chẳng
hạn) khi đó nước đọng lại có dạng hình cầu. Các loại lá mà nước không làm dính ướt
sẽ làm “ướt” theo ý nghĩa thông thường của nó, tức là làm trên mặt lá có một lớp
nước mỏng.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để dạy phần sự dính ướt và không dính
ướt.
Câu 4: Vì sao người thợ nề chỉ quét nước vôi lên tường khi tường đã rất khô ?
Giải thích: Tường khô để lại nhiều ống mao dẫn dễ hút nước vôi vào.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để nói thêm về ứng dụng của hiện tượng
mao dẫn.
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT + SỰ HÓA HƠI VÀ NGƯNG TỤ (tiết
63,64 VL10CB)
Câu 1: Tại sao khi phơi những tấm ván vừa mới xẻ từ thân cây ra, tấm ván thường

bị cong vênh?
Giải thích: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, nước trong gỗ
sẽ bốc hơi nhanh và khô đi nhanh chóng. Mặt còn lại sẽ khô chậm hơn, vì vậy mặt
tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân làm cho tấm ván
bị cong đi.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng đặt vấn đề cho phần sự bay hơi.
24


Câu 2: Vào mùa đông giá rét, ta có thể nhìn thấy cả hơi thở của mình. Tại sao
vậy?
Giải thích: Hơi thở của chúng ta có mang hơi nước, khi hơi bị lạnh dưới điểm
sương chúng sẽ ngưng tụ lại ta có thể nhìn thấy được.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để củng cố thêm phần sự ngưng tụ.
ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ + SỰ HÓA HƠI VÀ NGƯNG TỤ (Tiết 65 VL10CB)
Câu 1: Buổi sáng sớm ta thường thấy nhiều sương, nhưng những ngày trời nóng
nực thì buổi sáng hôm sau sẽ có nhiều sương hơn. Vì sao vậy? Những đêm trời
đầy mây, sáng hôm sau có nhiều sương không? Tại sao?
Giải thích: Trong những ngày nóng hơi nước bay lên từ mặt sông, hồ,… nhiều
hơn, độ ẩm tuyệt đối tăng lên.
Sương được tạo thành khi mặt đất bị lạnh đi do sự bức xạ nhiệt. Nếu không có
mây thì sự bức xạ nhiệt dễ dàng và sương sẽ có nhiều. Còn nếu có nhiều mây thì
chúng sẽ ngăn cản bức xạ nhiệt của mặt đất nên việc tạo thành sương sẽ khó thực
hiện.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố bài học
Câu 2: Về mùa thu, sau khi mặt trời mọc, sương mù vẫn còn phủ trên mặt sông
khá lâu. Vì sao vậy?
Giải thích: Vì độ ẩm tuyệt đối trên mặt sông bao giờ cũng lớn hơn độ ẩm tuyệt
đối trên mặt đất.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để dạy phần ảnh ảnh hưởng của độ ẩm không khí.

Câu 3: Tại sao về mùa đông, trong những căn phòng có nhiều người những tấm
kính cửa sổ thường mờ đi và đọng những giọt nước trên đó ?
Giải thích: Nhiều người ở trong phòng, không khí trong phòng có nhiều hơi
nước, độ ẩm cao. Nếu hơi nước đến gần bão hòa thì chỉ cần nhiệt độ của cửa kính hạ
xuống một chút cũng sẽ làm cho hơi nước ngưng tụ lại, đây là nguyên nhân làm cho
kính mờ đi và có thể đọng những giọt nước trên đó.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi để củng cố cho phần điểm sương.
Câu 4: Lấy một lon nước ngọt từ trong tủ lạnh ra một phòng ấm hơn, thấy những
giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon, để một lúc những giọt lấm tấm này biến mất.
Hãy giải thích?
Giải thích: Hơi nước có sẵn trong không khí, gặp thành lon nước đang lạnh,
chúng sẽ trở thành hơi bão hòa và ngưng tụ thành những giọt sương. Khi nước trong
lon đã hết lạnh, các giọt sương này lại bay hơi.
25


×