Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

skkn sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn địa lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
TT
*
*
*
*
PHẦN I
PHẦN II
I
II
III
1
2
3
IV
1
2
PHẦN III
1.
2
*
*

NỘI DUNG
Mục lục
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Tên SKKN và tác giả
Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận


Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết
Về hình thức
Về phương pháp
Ví dụ cụ thể
Hiệu quả của sáng kiến
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả xã hội
Kết luận
Ý nghĩa của đề tài

Những khuyến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

TRANG
1
2
3
4
5
6
6
7
8
8
9
10
18
18

19
21
21
21
23
24 - 48

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành sáng kiến với nội dung đề tài: “Sử dụng di sản văn hóa địa
phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí 8”. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban quản lý VQG Cúc Phương; Ban giám hiệu của ba nhà
trường: THCS Cúc Phương, THCS Văn Phú, THCS Văn Phong; Hội phụ huynh học
sinh trường THCS Văn Phú và sự tham gia nhiệt tình của học sinh lớp 8A trường
THCSVăn Phú; Sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp đại diện cho các
PGD trong toàn tỉnh về dự chuyên đề. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, phòng GD&ĐT đã quyết định
đến sự thành công của Chuyên đề cấp tỉnh môn Địa lí với nội dung “Tìm hiểu đặc điểm
sinh vật dưới hình thức tham quan học tập tại VQG Cúc Phương” đã được tổ chức ở
tại phòng GD&ĐT huyện Nho Quan vào ngày 27 tháng 10 năm 2015 vừa qua.

Sáng kiến này là kết quả của việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo và thực nghiệm
trong suốt thời gian dạy học và thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học trên
tinh thần phát triển năng lực học tập của học sinh. Hy vọng rằng sáng kiến sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí và hiệu quả của việc sử dụng di sản văn hóa
trong dạy học môn Địa lí nói riêng, trong dạy học các môn xã hội nói chung; từ đó giúp
giáo dục học sinh một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, sáng kiến nhằm tạo sự chuyển biến
căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam

như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Xin chân thành cảm ơn!
Nho Quan, tháng 04 năm 2016
Nhóm các tác giả

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Viết tắt

Nội dung

1

HST

Hệ sinh thái

2

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

3

VQG


Vườn quốc gia

4

THCS

Trung học cơ sở

5

GV

Giáo viên

6

HS

Học sinh

7

SGK

Sách giáo khoa

8

NXB


Nhà xuất bản

3


ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG VÀ VIỆC ĐỔI MỚI
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 8”

* Tác giả sáng kiến kinh nghiệm:
Stt

Họ và tên

Chức danh, nhiệm
vụ
Phó trưởng phòng
GD&ĐT – Chủ
nhiệm đề tài
Chuyên viên – Phó
chủ nhiệm đề tài

1

Trần Văn Viện

2

Phan Thiết Khoa


3

Nguyễn Thanh Hà

Phó hiệu trưởng –
tác giả đề tài

4

Nguyễn Thị Hằng

GV – tác giả đề tài

5

Lê Thị Thanh Nga

GV – tác giả đề tài

Địa chỉ

Email

Điện thoại

Phòng
GD&ĐT Nho
Quan
Phòng

GD&ĐT Nho
Quan
Trường THCS
Cúc Phương

nq.tvvien@ninhbinh. 0948505235
edu.vn

Trường THCS
Văn Phong
Trường THCS
Văn Phú

phanthietkhoa@
yahoo.com.vn

0968043585

nguyenthanhhanq@
gmail.com

0971045084

hangnguyenthi2013
@gmail.com
ngaltt1710@gmail.
com

01676284185
0983635538


4


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng di sản
văn hóa, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập nghiên cứu tại
thực địa; giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài
dạy có lồng ghép nội dung giáo dục địa phương, di sản văn hóa trong dạy học địa
lí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di sản văn hóa ở địa
phương: nguồn tư liệu về vườn quốc gia Cúc Phương.
Giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, kĩ năng thực hành môn địa lí, khả năng
tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn. Hình thành thái độ hứng thú, say mê của các em
đối với môn học, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách toàn diện. Rèn luyện tính
chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và rèn luyện các kỹ năng sống và kỹ năng
địa lí cho học sinh.
Phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các di sản phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Di sản chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị
mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh
thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di sản còn mang ý nghĩa là nguồn
lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sử dụng tốt sẽ góp phần không
nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Cung cấp cho học sinh các kiến thức về giá trị, chức năng, ý nghĩa của di
sản, từ đó nâng cao nhận thức của các em về bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của
địa phương, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó, học sinh được
hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương đất
nước, lòng tự hào dân tộc.
Đó là lí do nhóm địa lí của phòng GD&ĐT huyện Nho Quan thực hiện đề

tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi
mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí 8”. Với mục đích đổi mới phương
pháp và hình thức dạy học, nhằm tiếp cận dần với mô hình trường học mới sẽ
được thực hiện trong những năm tới.

5


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của các cấp về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo, phòng GD&ĐT huyện Nho Quan nói chung và nhóm địa lí
nói riêng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ
rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng nêu: “Tiếp tục đổi mới
phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự
học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc

lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các
phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”;
Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đối với GDTrH
đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm năm học, trong đó có nhiệm vụ: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng
cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Tiếp tục thực hiện tốt việc sử
dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐTBVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. Tiếp tục mở rộng mô hình trường học gắn với văn hóa, sản xuất, kinh doanh
tại địa phương ở những nơi có điều kiện”.

6


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa rất
quan trọng bởi nó giúp học sinh hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn,
phát huy những giá trị của di sản vãn hóa, rèn luyện tính chủ ðộng, tích cực, sáng
tạo trong ðổi mới phýõng pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất
lýợng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dýỡng nãng khiếu, tài nãng của các em.
- Trên thực tế hiện nay việc giáo dục địa lí địa phương ở trong các nhà
trường còn chưa được chú trọng đúng mức do một số nguyên nhân sau:
+ Nguồn tư liệu về các di sản của địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít và
chưa phong phú; thiết bị, đồ dùng dạy học hỗ trợ giảng dạy nội dung giáo dục địa

phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu trong các nhà
trường hầu như không có.
+ Việc tổ chức dạy học trên thực địa đòi hỏi phải có sự đầu tư của giáo viên,
nhà trường và xã hội về cơ sở vật chất, kinh phí… Đây là một trong những khó
khăn lớn đặt ra đối với các nhà trường nói chung và đối với giáo viên dạy địa lí
nói riêng.
+ Giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí tại địa phương đa phần là chuyên ngành
2 hoặc kiêm nhiệm nên việc được đào tạo chuyên môn còn chưa thật bài bản, chủ
yếu là tự học hỏi nên còn nhiều hạn chế.
- Đối với bài “Đặc điểm sinh vật Việt Nam”, theo cách cũ giáo viên vẫn yêu
cầu các em đọc SGK, phân tích số liệu để thấy sự đa dạng về thành phần loài,
kiểu gen và hệ sinh thái. GV có thể chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu về kiểu
hệ sinh thái (sự phân bố, đặc điểm nổi bật). Tuy nhiên, các em ko thể thấy hết
được sự đa dạng của kiểu hệ sinh thái lớn nhất là rừng nhiệt đới gió mùa mà biến
thể của loại rừng này lại có ở địa phương. Đó chính là VQG Cúc Phương. Chỉ có
thể mắt thấy, tai nghe thì những giá trị cơ bản về HST rừng mưa nhiệt đới mới
đọng lại sâu hơn trong các em. Hơn thế nữa, rừng còn chứa đựng nhiều kiến thức
của nhiều môn học khác mà dạy học tại lớp khó có thể truyền tải được.
Do đó học sinh chưa có hiểu biết nhất định về những giá trị của các di sản, vì
thế sẽ không có ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản của đất nước. Không tạo được
hứng thú trong học tập, không giúp cho quá trình học của học sinh hấp dẫn hơn.
Hạn chế trong phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển một số kĩ năng sống
cho học sinh.
Xét về khía cạnh thực tiễn, việc đưa di sản văn hóa vào giảng dạy trong các
môn học nói chung và trong nội dung giáo dục địa phương nói riêng có vai trò rất
quan trọng. Giáo dục di sản văn hóa địa phương hiệu quả sẽ bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Những nội
dung này nếu được học tập tại nơi có di sản thì hiệu quả càng được nâng lên.
7



- Đối với huyện Nho Quan, việc đưa phương pháp dạy học trên thực địa có
một số thuận lợi sau:
+ Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan, các đơn vị trường học của huyện cũng
như gia đình và xã hội luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức
dạy học.
+ Trong những năm học gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự
chủ cho giáo viên các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy
học, vì vậy chúng tôi có thể xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề, chuyên đề
ngay từ đầu năm học và được Hiệu trưởng duyệt kế hoạch.
+ Có nhiều di sản văn hóa có giá trị hiện đang được gìn giữ bảo tồn, đặc biệt
là Vườn quốc gia Cúc Phương. Đây là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, phần
lớn diện tích nằm ở xã Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú đa dạng
mang đậm nét đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới.
+ Ban quản lí Vườn quốc gia Cúc Phương đã và đang triển khai chương
trình dạy bảo tồn đối với học sinh các trường học ở vùng đệm vườn quốc gia,
Trong đó, các trường tiểu học, trung học cơ sở của 3 xã Cúc Phương, Kì Phú, Yên
Quang của huyện Nho Quan được hướng dẫn viên của trung tâm bảo tồn vườn
quốc gia Cúc Phương trực tiếp giảng dạy mỗi tháng 1 tiết.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT

1. Về hình thức
Có nhiều hình thức sử dụng di sản trong dạy học khác nhau, nhưng đặc trưng
nhất trong việc sử dụng di sản trong dạy học địa lí ở trường phổ thông đó là: Dạy
học ngay tại lớp, dạy tại nơi có di sản, hoặc sử dụng di sản trong các hoạt động
ngoại khóa. Đây là những hình thức có khả năng thực hiện cao, giáo viên dễ dàng
hướng cho học sinh cách tiếp cận vấn đề. Tuy nhiên, so với hai hình thức còn lại
thì dạy học tại nơi có di sản có nhiều ưu điểm hơn cả bởi lẽ:
+ Trong một năm, Có thể gộp nhiều tiết của những bộ môn (Địa lí, Lịch sử,
Giáo dục công dân, Sinh học…) để tích hợp, dùng quỹ thời gian đó để tập trung

chuẩn bị cho một buổi dạy tại di sản. Giáo viên cũng có những yêu cầu cụ thể và
chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng, kiến thức chuyên môn.
+ Đối với bài học có trong SGK môn Địa lí thì bài giảng tại di sản cần bổ
sung các tài liệu địa phương phù hợp bằng cách vừa giảng, vừa kết hợp tổ chức cho
học sinh quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng ngoài thực địa có liên quan tới
bài học. Hoặc sau khi giảng dạy xong nội dung bài học, giáo viên tổ chức cho học
sinh báo cáo kết quả ngoài thực tế.
Để buổi dạy học tại di sản đạt kết quả tốt giáo viên cần chú ý những bước sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện

8


Bước 1: Lập danh sách các di sản văn hóa của địa phương (của tỉnh Ninh
Bình nói chung và huyện Nho Quan nói riêng).
Bước 2: Tìm ra mối liên hệ giữa nội dung bài học với di sản văn hóa địa
phương, đặc biệt là những bài học địa lí địa phương.
Bước 3: Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa:
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản đã lựa chọn.
- Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học.
- Nghiên cứu và tìm hiểu về di sản trong thực tế.
- Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bài học.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế hoạt
động học tập (phương pháp dạy học theo dự án, dạy học tại thực địa, phương
pháp dạy học nhóm…)
2. Về phương pháp
Việc học trên lớp chỉ giúp học sinh nắm vững lí thuyết mà thiếu đi sự trải
nghiệm thực tế. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học đặc biệt là nội
dung giáo dục địa phương thì cần thiết phải có sự trải nghiệm thực tế, qua trải
nghiệm thực tế các em sẽ tự tìm ra những kiến thức bổ ích liên quan đến bài học,

kích thích được sự hứng thú, say mê học tập, khắc phục được những hạn chế của
phương pháp dạy học trước kia. Đó là dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học”.
Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học. Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
học dưới sự điều khiển hướng dẫn, lãnh đạo của người dạy. Bởi vì phương pháp
dạy chỉ đạo phương pháp học. Nhưng thói quen học tập của học sinh cũng có ảnh
hưởng tới phương pháp dạy của thầy. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng phương
pháp dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ
động, vừa sức học sinh và nâng dần từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp
phải có sự hợp tác thầy trò, sự phối hợp hoạt động dạy và học thì mới thành công.
Dạy học tích cực hay các phương pháp tích cực có dấu hiệu đặc trưng là:
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; dạy học trú
trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học
tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Các phương pháp thường sử dụng là:
- Phương pháp nêu vấn đề: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tích cực,
tự giác, độc lập của người học vì nó khêu gợi động cơ học tập của học sinh.
Thông thường khi nghiên cứu ngoài thực địa, giáo viên có thể đặt ra một vài vấn
đề để học sinh tự tìm hiểu trước.

9


- Phương pháp dạy học dự án: Chọn dự án cho phù hợp với đối tượng học
sinh, đi từ khái quát tới cụ thể hoặc từ cụ thể đến khái quát. Đặc biệt học sinh có
thể sẽ phải sử dụng kiến thức nhiều môn học, đặc biệt là kiến thức về công nghệ
thông tin
- Phương pháp thuyết trình: giảng giải, diễn giải, miêu tả, giải thích về vấn
đề cần truyền đạt…

- Phương pháp dạy học và làm việc theo nhóm: Giáo viên tổ chức cho học
sinh hoạt động nhóm nhằm phát triển các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng
nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm
nhận trách nhiệm, ... và phát huy tính tự lực, tích cực, trách nhiệm của học sinh.
Ngoài ra có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác như: phương pháp vấn
đáp, phương pháp trực quan, sử dụng tình huống…
3. Ví dụ cụ thể
Tìm hiểu đặc điểm sinh vật dưới hình thức tham quan, học tập tại di sản
văn hóa: Vườn quốc gia Cúc Phương.
1. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh vật tại di sản văn hóa “Vườn
quốc gia Cúc Phương” thuộc địa bàn huyện Nho Quan – Ninh Bình.
- Đối tượng thực hiện hoạt động học tập tại thực địa là học sinh lớp 8.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đặc điểm sinh vật của Việt Nam, đặc biệt
là các tài liệu có liên quan đến đặc điểm sinh vật của“Vườn quốc gia Cúc
Phương”.
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
Học sinh tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực tế di sản văn hóa “Vườn quốc
gia Cúc Phương”.
3. Tiến trình thực hiện
3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
Ngay từ đầu năm học, dưới sự hướng dẫn của Sở GD&ĐT và sự chỉ đạo của
lãnh đạo phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường nhóm địa lí chúng tôi đã tiến
hành xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn trong đó có kế hoạch sử dụng di sản văn
hóa vào dạy học địa lí địa phương. Để xây dựng được kế hoạch dạy học có sử
dụng di sản văn hóa nhóm địa lí chúng tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lập danh sách các di sản văn hóa của địa phương (của tỉnh Ninh
Bình nói chung và huyện Nho Quan nói riêng) (Phụ lục 1)


10


Bước 2: Tìm ra mối liên hệ giữa nội dung bài học với di sản văn hóa địa
phương, đặc biệt là những bài học địa lí địa phương.
Bước 3: Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa:
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản đã lựa chọn.
- Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học.
- Nghiên cứu và tìm hiểu về di sản trong thực tế.
- Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bài học.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế hoạt
động học tập (phương pháp dạy học theo dự án, dạy học tại thực địa, phương
pháp dạy học nhóm…)
Bước 4: Tiến hành giảng dạy bài học có sử dụng di sản văn hóa.
3.2. Ví dụ về bài học có sử dụng di sản văn hóa:
Sau đây nhóm địa lí của huyện Nho Quan sẽ đưa ra một ví dụ minh họa về
dạy học địa lí lớp 8 tại thực địa có di sản văn hóa: “Tìm hiểu đặc điểm sinh vật
dưới hình thức tham quan học tập tại di sản văn hóa Vườn quốc gia Cúc
Phương”
Chủ đề: Đặc điểm sinh vật Việt Nam (bài 37, sách giáo khoa địa lí lớp 8)
I. Tổng quan bài dạy
1. Tiêu đề bài dạy
Tìm hiểu đặc điểm sinh vật dưới hình thức tham quan học tập tại di sản văn
hóa: “Vườn quốc gia Cúc Phương”.
2. Tóm tắt bài dạy
- Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng về thành phần loài
và hệ sinh thái do các điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi: có tới
14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong
“Sách đỏ Việt Nam”

- Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố ở khắp mọi miền:
- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn.
- Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến
thể: rừng kín thường xanh, rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao…
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự
nhiên.
3. Lĩnh vực bài dạy
Địa lí lớp 8. bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam
4. Lớp triển khai thực hiện
Lớp 8A, trường THCS Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
5. Thời gian thực hiện
11


- Tại thực địa: Ngày 19/10/2015
- Tiến hành viết báo cáo thu hoạch từ ngày 20/10/2015 đến ngày 23/10/2015
- Báo cáo kết quả: 23/10/2015
6. Mục tiêu bài học
6.1. Mục tiêu
- Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập để thấy được sự phong phú về tài
nguyên sinh vật nước ta. Học sinh biết được vai trò và tầm quan trọng của rừng
đối với đời sống và hoạt động sản xuất. Từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ
môi trường thiên nhiên nói riêng.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu làm
việc nhóm và thyết trình về một số nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức
đã được trang bị trong nhà trường.
6.2. Kiến thức
- Biết được sự phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật tại vườn Quốc
gia Cúc Phương.

- Biết được giá trị của tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải bảo vệ tài
nguyên sinh vật.
6.3. Kỹ năng
- Quan sát, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức thực tế, kĩ năng đặt câu hỏi
để tìm hiểu một vấn đề thông qua các hình ảnh trên thực tế.
- Kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm kết nối các dữ kiện hình ảnh, âm thanh.
- Kĩ năng sử dụng máy tính, thu thập thông tin
- Kỹ năng hợp tác, giao tiếp, quản lí bản thân, làm việc theo nhóm...
- Thu thập tài liệu, xử lí thông tin, phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu liên
quan đến chủ đề.
- Viết và trình bày báo cáo về vấn đề địa lí địa phương.
- Sử dụng công nghệ nhằm hỗ trợ việc học: chụp ảnh, quay video…
6.4. Thái độ
- Giáo dục các em lòng yêu quý thiên nhiên, trân trọng những giá trị mà
thiên nhiên ban tặng.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản thiên nhiên.
- Ý thức tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy những di sản của địa phương,
của đất nước và nhân loại.
6.5. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: hợp tác, tự quản lí, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng
tạo, sử dụng ngôn ngữ…
- Các năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, bản đồ, hình ảnh, tư
duy tổng hợp theo lãnh thổ.
12


II. Tiến trình thực hiện bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên
1.1. Tiền trạm địa điểm dạy học thực địa (vườn Quốc gia Cúc Phương)
- Thống nhất với Ban quản lý vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương về kế

hoạch cho học sinh đến học tập và nghiên cứu. Làm các thủ tục cần thiết khác
(giấy phép thăm quan, bảo hiểm…)
- Liệt kê các mục cơ quan quan chủ quản có thể hỗ trợ trong quá trình dạy
học tại thực địa: lựa chọn mẫu, hiện vật; hướng dẫn viên, tình nguyện viên, cán
bộ kiểm lâm của VQG…Xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban quản lý vườn quốc
gia.
- Các yêu cầu của Ban quản lý vườn quốc gia Cúc Phương đối với thầy và
trò trong quá trình dạy học.
1.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học và cơ sở vật chất
- Chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, các hiện vật, các thiết bị cần thiết khác.
- Xác định vị trí của hiện vật, hình ảnh, địa điểm thực địa… để học sinh
khảo sát nghiên cứu.
- In ấn tài liệu phục vụ học tập như: phiếu dành cho hoạt động trước tham
quan. Phiếu khảo sát, sơ đồ địa điểm thực địa, hình ảnh.
- Chuẩn bị phương tiện để đưa học sinh đi đến địa điểm di sản (VQG Cúc
Phương)
2. Tổ chức dạy học thực địa
2.1. Chuẩn bị trước khi đến học tập tại thực địa
Giáo viên có thể tranh thủ thời gian của tiết sinh hoạt hoặc tiết dạy của bộ
môn để chia nhóm học tập (Phụ lục 2) giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm
a) Nội dung
- Giáo viên phổ biến nội dung tham quan, học tập
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự sưu tầm thông tin, hiện vật, tranh ảnh liên
quan đến nội dung dạy học thực địa tại Vườn Quốc gia Cúc Phương theo phiếu học
tập (Phụ lục 3)
- Học sinh tự sưu tầm thông tin, tài liệu, hiện vật dưới các dạng khác nhau,
từ các nguồn khác nhau (trước buổi đi thực địa 1 tuần).
b) Yêu cầu đối với giáo viên
Xây dựng kịch bản chương trình học tập tại thực địa ( Phụ lục 4)
c) Yêu cầu đối với HS

Học sinh sưu tầm các thông tin, hiện vật, hình ảnh… về VQG Cúc Phương
2.2 Thảo luận trước khi đi thực địa (1 tiết học)
a) Nội dung

13


- Giáo viên sử dụng quỹ thời gian của tiết sinh hoạt hoặc tiết ngoài giờ lên
lớp để cho học sinh thảo luận
- Giới thiệu vắn tắt về địa điểm dạy học thực địa (vị trí, đặc điểm tự nhiên,
giao thông vận tải, dân cư, kinh tế…)
- Giới thiệu về nội dung sẽ học tập và nghiên cứu tại thực địa (những nội
dung liên quan tới vấn đề tìm hiểu tài nguyên sinh vật tại VQG)
- Giới thiệu phương pháp đi tham quan thực địa, những khái niệm và kĩ năng
cơ bản mà học sinh phải vận dụng trong quá trình học tập tại thực địa; hiện vật,
ảnh tư liệu, sưu tầm, khảo sát, điều tra, nghiên cứu, trình bày…
- Những quy định khi đi tham quan học tập tại thực địa (thời gian, sách bút,
máy ảnh, thực hiện yêu cầu của Ban quản lý VQG).
- Phân nhóm nghiên cứu, làm việc: phân thành 3 nhóm nhưng cùng thực
hiện một nhiệm vụ. Sau đó tổ chức thi giữa các nhóm. Mặc dù đề tài không đa
dạng nhưng sẽ thuận lợi cho so sánh kết quả giữa các nhóm.
- Kế hoạch học tập cụ thể trước, trong và sau khi đi thực địa. Cụ thể là:
+ Trước khi đến thực địa: mỗi HS tìm hiểu thêm thông tin về VQG qua các
trang: www.cucphuongtourism.com; www.vietnamtourism, ninhbinh.gov.vn..., thư
viện và các nguồn thông tin khác. Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ thông tin về
các thông tin đã sưu tầm theo chủ đề.
+ Trong quá trình học tập tai thực địa: Khảo sát, điền đầy đủ thông tin vào
phiếu học tập, chụp ảnh, lấy mẫu theo nội dung bài học…
+ Sau quá trình tham quan học tập tại thực địa: Các nhóm hoàn thành nhiệm
vụ được giao để trưng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình.

b) Yêu cầu đối với học sinh
- Biết được những thông tin cơ bản nhất về địa điểm thực địa: đường đi, sơ đồ
tổng thể địa điểm thực địa, điểm cần lấy mẫu trên sơ đồ, các thông tin về địa điểm
thực địa…
- Hiểu chủ đề sẽ nghiên cứu học tập. Biết vị trí học tập ở đâu ngoài thực địa…
- Biết nhiệm vụ cần thực hiện: trước, trong quá trình học tập và công việc sẽ
thực hiện sau thực địa.
- Các nhóm làm việc để phân công trách nhiệm: Nhóm trưởng, Thư ký, và
các thành viên…
- Cơ sở vật chất, thiết bị cần dùng: máy ảnh, máy ghi âm (nếu có), dụng cụ
lấy mẫu vật…
c) Tiến trình của hoạt động học tập.

14


Nội dung
Giới thiệu về
VQG Cúc
Phương

Chia sẻ, thảo
luận tại lớp
chủ đề sẽ
tham quan,
nghiên cứu
tại VQG Cúc
Phương

Nguyên tắc

khi học tập
tại thực địa

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu sơ lược về địa điểm thực
địa: sơ đồ đường đi.
- Giáo viên (GV) mời cán bộ quản lí
VQG giới thiệu các khu vực cụ thể của
địa điểm (giới thiệu bản đồ, sơ đồ) của
Xem, nêu câu hỏi
rừng Quốc gia Cúc Phương
- Nhắc lại chủ đề sẽ tham quan, học tập,
nghiên cứu. Khu vực học sinh sẽ tìm
hiểu.
- Cho học sinh (HS) nói về những hiểu - Chia sẻ kiến thức, thông
biết của mình về VQG Cúc Phương.
tin và sự hiểu biết của
mình về nội dung bài học
- Phân chia nhóm
với cả lớp.
- Yêu cầu học sinh: Giới thiệu với nhóm - Các nhóm làm việc: bầu
những hiện vật hoặc tranh ảnh, thông tin nhóm trưởng, thư kí và
sưu tầm được.
phân công nhiệm vụ cho
- Hướng dẫn học sinh: áp dụng những các thành viên
câu hỏi gợi ý trong phiếu học tập cho - Trao đổi nhóm: học sinh
từng hiện vật, giúp học sinh hiểu được giới thiệu kết quả sưu tầm
sự phong phú và đa dạng về tài nguyên của cá nhân, thảo luận và
sinh vật ở VQG Cúc Phương.

bổ sung những câu hỏi và
câu trả lời.
- Khuyến khích học sinh
chia sẻ sự hiểu biết của
bản thân về chủ đề sẽ học
tập và nghiên cứu tại thực
địa.
- Nêu câu hỏi gợi ý các quy định:
Học sinh thảo luận và tự
+ Không làm hại đến điều kiện tự nhiên, xây dựng các quy định khi
sinh vật tại địa điểm thực địa.
đi thực địa.
+ Đọc các bảng thông báo và chỉ dẫn
+ Không chạy nhảy, không nói to,
không làm ảnh hưởng đến khách tham
quan.
- Cho học sinh xem ảnh minh họa các
khu vực tham quan.

15


Phương pháp
lấy mẫu vật
chụp ảnh các
hiện tượng từ
thực tế, xem
kế hoạch đi
lại


- Phương pháp lấy mẫu vật, chụp ảnh ở
ngoài thực địa
- Thông báo về thời gian, địa điểm
- Yêu cầu về học liệu (giấy, bút, máy
ảnh, tư trang cá nhân…) cần mang
- Gửi thông báo cho phụ huynh

Học sinh thảo luận và tự
nêu các phương pháp:
quan sát, nghe, xem, đọc,
ghi chép, miêu tả, chụp
ảnh, ghi âm…

2.3. Học tập, nghiên cứu tại thực địa
a) Nội dung
Tìm hiểu về tài nguyên sinh vật thông qua học tập thực tế tại VQG Cúc
Phương
b) Yêu cầu đối với học sinh
Sau hoạt động này, học sinh phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Học được phương pháp phân tích thông qua quá trình tìm hiểu các sự vật,
hiện tượng từ thực tế.
- Bước đầu tìm được mối liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực tế sinh
động, hình thành được các kỹ năng nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm và phân tích
thông tin…
- Có cái nhìn đúng đắn khi học ngoài thực tế, có ý thức gìn giữ di sản và
bảo vệ môi trường.
c) Tiến trình của hoạt động
Nội dung

Hoạt động của giáo viên


Chuẩn bị vào - Nhắc nhở học sinh về các quy định khi học
địa điểm dạy tại thực địa:
thực địa
+ “Không lấy gì ngoài bức ảnh đẹp, không
để lại gì ngoài dấu chân, không giết gì ngoài
giết thời gian”.
+ Đi lại, quan sát, đọc, nghiên cứu, ghi chép.
+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường
+ Theo sát giáo viên và người hướng dẫn
+ Hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu
thấy cần thiết.
+ Những quy định khác về: Thời gian,
nguyên tắc học tập…
- Hướng dẫn viên nêu một số quy định của
VQG, nhắc nhở, chỉ dẫn học sinh đi lại cẩn
thận để không ảnh hưởng tới hệ động vật và
đảm bảo an toàn; giới thiệu về VQG

Hoạt động của học
sinh

Chấp hành nghiêm
chỉnh nội quy mà
VQG, lớp, nhóm đã
đề ra khi đến nơi thực
địa

16



Quan sát, tìm
hiểu và
nghiên cứu
về tài nguyên
sinh vật tại
VQG Cúc
Phương

- Nhận xét
buổi học tập.
- Giao nhiệm
vụ, tổ chức
báo cao, triển
lãm

- Giáo viên phát phiếu học tập (Phụ lục 5),
Hướng dẫn viên hỗ trợ
- Hướng dẫn cách thực hiện (Hướng dẫn
viên hỗ trợ)
- Cùng Hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu các thông tin để hoàn thành phiếu
học tập.

- Cá nhân tự khảo sát,
tìm kiếm hiện vật,
phát hiện thông tin để
điền vào phiếu trả lời
các câu hỏi.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ

từ phía giáo viên,
hướng dẫn viên… nếu
thấy cần thiết.
- Giáo viên nhận xét buổi học
- Nhóm trưởng và các
- Giáo viên yêu cầu:
thành viên nắm chắc
+ Các cá nhân và nhóm hoàn thành sản phẩm nhiệm vụ của mình.
của mình.
- Các nhóm tự lên lịch
+ Thống nhất lại kế hoạch báo cáo sản phẩm thành sản phẩm để
của nhóm
chuẩn bị cho buổi báo
+ Khuyến khích nhóm và các em học sinh cáo sản phẩm
làm nhiều hình thức khác nhau: trưng bày tại
chỗ, trình chiếu sản phẩm trên powerpoint,
báo cáo thuyết trình qua ảnh, viết bài luận,
hoạt cảnh, tiểu phẩm…
- Hướng dẫn mẫu viết báo cáo (Phụ lục 6)

* Lưu ý
- Có thể cử cán bộ, giáo viên tham gia cùng (nếu thấy cần thiết, ví dụ mỗi
nhóm có 1 người hướng dẫn)
- Thời gian của hoạt động trên thực địa chỉ mang tính chất tương đối, có thể
xê dịch tùy theo kết quả hoạt động mỗi nhóm
- Khi công việc đã hoàn thành, nếu còn thời gian, học sinh có thể đi tham
quan tự do, nhưng phải đảm bảo an toàn.
- Để học sinh tự phát hiện tìm tòi, không áp đặt trong việc tìm kiếm thông tin
ngoài thực địa.
- Khuyến khích các nhóm và cá nhân về nhà viết lên cảm xúc của mình về

hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội mà mình ấn tượng nhất khi đi thực địa.
3. Tổ chức báo cáo kết quả
3.1. Nội dung
- Các nhóm hoàn thành kết quả theo nhóm (ngoài giờ lên lớp)
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả (có thể trong tiết sinh hoạt/ngoài giờ lên
lớp).
3.2. Yêu cầu đối với học sinh

17


- Biết cách tự giới thiệu sản phẩm của nhóm; trưng bày sản phẩm, trình bày
bằng powerpoint, tác phẩm đóng quyển, viết bài luận, trưng bày ảnh…
- Biết trình bày cảm xúc của mình thông qua thuyết trình.
3.3. Tiến trình hoạt động
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Chuẩn bị sản - Hướng dẫn HS chuẩn bị
phẩm báo cáo
báo cáo sản phẩm của nhóm.
- Vị trí trưng bày sản phẩm ..
- Chuẩn bị máy chiếu
- Chỉ định người dẫn chương
trình
Xem, nghe,
- Tổ chức cho các nhóm tự
đánh giá
giới thiệu về sản phẩm của
nhóm/cá nhân trước lớp.
- Để học sinh tự do nhận xét,

phát biểu ý kiến về sản phẩm
theo các nội dung gợi ý giáo
viên (Phụ lục 7)
Tổng kết, đánh Tổng kết quá trình học tập
giá chung
nghiên cứu của học sinh

Hoạt động của học sinh

Chuẩn bị giới thiệu sản phẩm của
nhóm

- Giới thiệu sản phẩm của nhóm, cá
nhân trước lớp.
- Nhận xét, phản biện hoặc nêu các
câu hỏi cho các nhóm giải đáp

3.4. Sản phẩm của học sinh (Phụ lục 8)
* Một số điểm lưu ý:
- Khuyến khích học sinh liên hệ với cuộc sống hiện tại
- Khuyến khích học sinh biết sử dụng nhiều cách chuyển tải thông tin.
- Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia, không tập trung vào một số học
sinh.
- Động viên, khen ngợi kịp thời.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Sau khi thực hiện, sáng kiến đã đạt được những kết quả như sau:
1. Hiệu quả về kinh tế
Khi nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập tại di sản cũng
đã góp phần tiết kiệm lớn quỹ thời gian cho giáo viên và học sinh. Trong một

buổi học tại di sản, học sinh được thu thập một số thông tin thay vì phải tìm hiểu
khắp nơi.
+ Kĩ năng quản lí thời gian: Đó là khả năng con người biết sắp xếp các
công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc chính, trọng
tâm trong một thời gian nhất định

18


+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Kĩ nãng này giúp học sinh có thể thu
ðýợc những thông tin cần thiết một cách ðầy ðủ, khách quan, chính xác và kịp
thời.
2. Hiệu quả về xã hội
Trước đây, môn địa lí vốn bị coi là môn học “khô khan” thì qua hình thức
học tập thực tế học sinh trở nên hào hứng hơn với việc học tập Địa lí; Bên cạnh
đó, các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng học tập tích cực, chủ
động như: sưu tầm tư liệu, viết báo cáo, trình bày báo cáo. Học sinh biết chủ động
về kiến thức, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Rèn kĩ năng sử dụng máy tính,
biết ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. Học sinh tích hợp liên môn
được nhiều hơn (Ngữ văn, sinh học, lịch sử, mĩ thuật…) trong học tập. Đồng thời,
hình thức học tập ngoại khóa cũng giúp các em cũng cảm thấy hứng thú hơn với
môn học. Đây là hình thức học tập hiệu quả, có khả năng áp dụng phổ biến ở các
trường phổ thông.
* Khảo sát độ hứng thú của học sinh khi học bài “Đặc điểm sinh vật Việt Nam”
- Tại trường THCS Văn Phú:
Tổng số
Bình
Rất thích
Thích
Không thích

thường
Lớp
Sl

%

Sl

%

Sl

%

Sl

%

8A

30

0

0

5

16


15

50

10

30

8B

33

0

0

6

18

12

36

15

46

8C


32

0

0

6

19

16

50

10

31

100% học sinh không hứng thú với bài học, tỉ lệ thích rất ít, còn lại là bình
thường và không thích
- Sau khi đi học tập thực tế tại VQG Cúc Phương:
Tổng số
Rất thích
Thích
Lớp

Bình
thường

Không thích


Sl

%

Sl

%

Sl

%

Sl

%

8A

30

28

93

2

7

0


0

0

0

8B

33

0

0

6

18

12

36

15

46

8C

32


0

0

6

19

16

50

10

31

*Chênh lệch tỉ lệ giữa trước và sau khi sử dụng phương pháp học tập
nghiên cứu di sản ngoài thực tế

19


- Đối với lớp 8A được đi học tập thực tế, tỉ lệ hứng thú của học sinh có sự
thay đổi rõ rệt. Trước đây tỉ lệ học sinh thích và rất thích học bài “Đặc điểm sinh
vật Việt Nam” là không có.
Sau khi được đi học tập thực tế, thì khảo sát đã cho kết quả bất ngờ, có tới
93% học sinh rất thích học bài “Đặc điểm sinh vật Việt Nam”, 2% thích. Tỉ lệ
không thích và bình thường là không có.
- Đối với lớp 8B và 8C không được đi học tập thực tế thì tỉ lệ khảo sát là

không thay đổi.
Như vậy: Kết quả kiểm tra đã cho thấy việc học tập gắn với thực tế đã
mang lại hiệu quả giáo dục cao tạo nên hứng thú đặc biệt của học sinh. Không chỉ
có vậy, hầu hết các em đã biết quý trọng môi trường sống quanh mình, có ý thức
hơn trong việc giữ gìn di sản tự nhiên, hăng say nhiệt tình hơn trong các buổi hoạt
động ngoại khóa. Việc dạy học ngoài thực địa giúp các em học sinh có kiến thức
thực tế, được trải nghiệm, tạo cơ hội cho các em thực hành những kĩ năng như tra
cứu, phân tích và làm rõ các nội dung của bài học. Học tập ngoài thực địa cũng
tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh gần gũi và hiểu nhau hơn. Và trên hết những
bài học ý nghĩa và lắng đọng nhất thường là những bài học mà học sinh được chủ
động khám phá sự phong phú của môi trường bên ngoài lớp học.
Tăng cường khả năng tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên trong việc
sử dụng di sản địa phương như: kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động, tổ chức
quản lý lớp... Góp phần đổi mới, đa dạng hóa hình thức dạy học, kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực hiện việc
gắn kết sử dụng di sản trong việc dạy và học tập địa lí, cũng như trong quá trình
theo dõi thực nghiệm của bản thân tại địa phương, nhưng với chúng tôi nhận thấy
đây là một kết quả đáng mừng.

20


PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Di sản có vai trò thực sự to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc. Trong dạy học, biết sử dụng di sản để hướng đến những giá trị về chân - thiện
- mỹ thì bài giảng của người thầy mang sức sống văn hiến và các làm giàu có
thêm nội dung giờ học
Giúp giáo viên địa lí có thêm quan niệm và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa

của việc giảng dạy địa lí địa phương trong đó có sử dụng di sản dưới các hình
thức chính là góp phần đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học
và phát triển năng lực của học sinh . Thông qua việc đi tham quan học tập tại di
sản thì đã giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài
dạy về nội dung giáo dục địa phương.
Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương
sẽ giúp các em cảm thấy gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em, góp
phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học
tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh, phát triển khả năng tư duy gắn
lý thuyết với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Trên cơ sở đó hình thành thái độ
hứng thú, say mê của các em đối với môn học này cũng như góp phần giáo dục
đạo đức, nhân cách của các em một cách toàn diện, bồi dưỡng và nâng cao hơn
nữa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân
đối với quê hương, đất nước
2. Những khuyến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài
Việc sử dụng di sản văn hóa trong nhà trường phải đảm bảo chương trình,
mục tiêu theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong khi thời lượng môn học có hạn. Vì
vậy, lựa chọn nội dung và hình thức sử dụng di sản văn hóa sao cho phù hợp, có
hiệu quả, không quá tải là một bài toán khó đối với giáo viên.
Việc áp dụng hình thức học tập ngoại khóa và học tại ngoài thực địa, đưa di
sản vào dạy học địa lí địa phương chưa được tiến hành thường xuyên trong
trường phổ thông nên trong quá trình tổ chức dạy học và thiết kế bài học giáo
viên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm. Ở nhiều nhà trường đội ngũ giáo viên
chưa đồng bộ, đối với môn địa lí phần lớn là chuyên ngành hai hoặc kiêm nhiệm.
Về phía học sinh, do đã quen với cách học trên lớp nên nhiều em còn thụ
động, ỷ lại, chưa tích cực trong quá trình tìm tư liệu và hoạt động nhóm. Học sinh
chưa thành thạo sử dụng máy tính nên giáo viên còn phải mất nhiều thời gian
hướng dẫn các em làm bài.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập tại
thực địa còn hạn hẹp.


21


2.1. Qua quá trình dạy học tại thực địa, để tổ chức tốt hoạt động học tập tại
thực địa hoặc dạy học theo di sản hay dạy học ngoại khóa chúng tôi xin đưa ra
một số khuyến nghị sau đây:
- Cần phải có sự chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo cũng như sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể (lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào
tạo Ninh Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nho Quan, ban giám hiệu nhà
trường, đại diện hội cha mẹ học sinh, ban quản lí vườn Quốc gia Cúc Phương…)
- Để thực hiện tốt việc dạy học ngoài thực địa giáo viên cần phải xây dựng
kế hoạch chi tiết và có sự hỗ trợ của nhà trường về thời gian, nguồn kinh phí.
- Công tác triển khai cần được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Tuy nhiên, giáo viên phải chú ý di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội
dung trong chương trình dạy học nên không thể biến giờ dạy thành bài dạy về di
sản
2.2. Giải pháp thực hiện
Phòng giáo dục Nho Quan cần tiếp tục chỉ đạo và triển khai cụ thể tới các
nhà trường. Liên hệ với các điểm di sản để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học
sinh được tham quan học tập, giáo viên được tham dự, học hỏi kinh nghiệm, nâng
cao năng lực tổ chức và năng lực chuyên môn.
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các bộ môn
có cơ hội để phối hợp thực hiện việc tổ chức dạy học ngoài thực địa/ngoại khóa;
có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tổ chức cho học
sinh được học tập ngoài thực địa.
Giáo viên trước hết phải là người thật sự yêu nghề, có nhu cầu về đổi mới
phương pháp trong dạy học, tiếp đó phải biết cách tổ chức cho học sinh học tập
ngoại khóa hoặc học tập tại thực địa....;
Học sinh cần rèn luyện phương pháp học tập tích cực, chủ động, biết cách

sưu tầm tư liệu, biết các kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét một vấn đề; biết sử
dụng công nghệ thông tin, biết cách trình bày kết quả nghiên cứu dưới nhiều hình
thức.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến nhóm địa lí chúng tôi đã có nhiều cố
gắng trong việc truyền tải mục đích, ý nghĩa, phương pháp của nội dung trong
khuôn khổ bài học, tuy nhiên cũng không tránh khỏi nhưng hạn chế thiếu sót,
mong các các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục tham khảo, đóng góp ý kiến
để sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
Nho Quan, ngày 20 tháng 4 năm 2016
NHÓM ĐỊA LÍ

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Âu, Nguyễn Kim Chương, Nguyễn Thục Nhu, Trịnh Sanh, Địa lí tự
nhiên Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 1995.
2. Tổng cụ du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội, 2005.
3. Đặng Văn Đức (chủ biên), Lí luận dạy học Địa lí (phần cụ thể), Sách Cao đẳng Sư
phạm, NXB Đại học Sư phạm, 2007
4. Đỗ Ngọc Tiến, Tư liệu địa lí Việt Nam (dành cho giáo viên và học sinh lớp 8, 9, 12),
NXB Hà Nội, 2009.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (phần khu vực), NXB
Đại học sư phạm, năm 2010.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ
thông Những vấn đề chung, Hà Nội, 2013.
7. Đinh Thị Yến, Địa lí 9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình) - NXB giáo dục
Việt Nam, 2012.
8. Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, Hướng dẫn dạy học Địa lí Ninh Bình (Sách dành
cho giáo viên THCS, THPT) , XB năm 2008.

9. Đặng Văn Đức, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT: Tích hợp kiến thức địa lí địa
phương trong dạy học địa lí ở trường THPT, NXB ĐHSP, 2010
10.Trang web:

o
www.cucphuongtourism.com

23


Phụ lục 1

TT
I
1
2
3
4
5
6
7
II
1
2
3
4
III
1
2
3

4
5
6
IV
1
2
3
4

5
6
7
8
9
V
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
VI

DANH MỤC CÁC DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
DẠY HỌC TRONG MÔN ĐỊA LÍ
Tên di sản

Địa chỉ
Năm xếp Cấp xếp
hạng
hạng
Thành phố Ninh Bình
Núi Non Nước
Phường Thanh Bình
1962
Quốc gia
Núi Cánh Diều
Phường Bích Đào
1962
Quốc gia
Quần Thể hang động Tràng An
2011
Quốc gia
Lễ hội đền Trần và đền Qúi Minh
Xã Ninh Nhất
Đại Vương
Làng nghề mộc Phú Lộc
Phường Ninh Phong
Làng hoa Ninh Phúc
Phường Ninh Phúc
Làng nghề non bộ Bình Khang
Phường Ninh Khánh
Thành phố Tam điệp
Hệ thống phòng tuyến Tam Điệp
Phường Nam Sơn
1989
Quốc gia

Đền Dâu, Quán Cháo
2009
Tỉnh
Lễ hội đền Dâu
Phường Nam Sơn
Làng nghề trồng đào phai
Phường Đông Sơn
Huyện Nho Quan
Vườn quốc gia Cúc Phương
Xã Cúc Phương
1962
Quốc gia
Động Vân Trình (Hang Lấp)
Xã Thượng Hòa
Tỉnh
Hội sắc bùa của người Mường
Xã Cúc Phương
Làng nghề gốm Mỹ Lộc
Xã Gia Thủy
Làng nghề mây, tre đan Sào Lâm
Xã Văn Phú
Làng nghề mộc Quỳnh Phong
Xã Sơn Hà
Huyện Gia Viễn
Chùa và động Địch Lộng
Xã Gia Thanh
1989
Động Hoa Lư
Xã Gia Phong
1996

Núi chùa Bái Đính
Xã Gia Sinh
1997
Quốc gia
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
Xã Gia Hưng, Liên Sơn,
1999
Quốc gia
nước Vân Long
Gia Hòa, Gia Vân, Gia
Lập, Gia Tân, Gia Thanh
Lễ hội chùa Bái Đính
Xã Gia Sinh
2014
Quốc gia
Lễ hội Đức Thánh Nguyễn
Xã Gia Tiến, Gia Thắng
Lễ hội đền Địch Lộng
Xã Gia Thanh
Làng nghề đan cót Vân Thị
Xã Gia Tân
Suối khoáng nóng Kênh Gà
Xã Gia Phú
Huyện Hoa Lư
Khu vực núi đá Trường Yên và đền Xã Trường Yên
1962
Quốc gia
vua Đinh, vua Lê
Động Thiên Tôn
Thị trấn Thiên Tôn

1962
Quốc gia
Chùa và động Bàn Long
Xã Ninh Xuân
1994
Quốc gia
Tam Cốc
Xã Ninh Hải
1994
Quốc gia
Chùa và động Bích Động
Xã Ninh Hải
1994
Quốc gia
Lễ hội Trường Yên
Xã Trường Yên
2014
Quốc gia
Lễ hội đền Thái Vi
Xã Ninh Hải
Lễ hội Động Thiên Tôn
Thị trấn Thiên Tôn
Làng nghề thêu ren
Văn Lân, Ninh Hải
Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ
Xã Ninh Vân
Huyện Kim Sơn
24



1
2
3
4
5
VII
1
2
3
VII
1

Nhà thờ đá Phát Diệm
Lễ hội Nguyễn Công Trứ
Lễ hội Noel giáo xứ Phát Diệm
Nghề cói mỹ nghệ
Nghề nấu rượu
Huyện Yên Mô
Lễ hội báo bản Nộn Khê
Lễ hội kéo chữ thôn Vân Trà
Nghề gốm mỹ nghệ Bạch Liên
Huyện Yên Khánh
Làng nghề bún, bánh đa

Thị trấn Phát Diệm
Xã Quang Thiện
Nhà thờ Phát Diệm

1987


Quốc gia

Xã Yên Từ
Xã Yên Thắng
Xã Yên Thành
Thị trấn Yên Ninh

25


×