Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.54 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THU THỦY

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA:
KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số
: 60.31.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG

HÀ NỘI, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Nghiên cứu này được tài trợ
bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) trong đề tài mã
số V1.2-2012.12.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, bảm đảm tính khách quan,
khoa học và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả Luận văn


Phạm Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để em hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc
Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, người đã quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình trong suốt quá trình em thực hiện và hoàn thành được đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á và những người thân đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Mặc dù luận văn đã hoàn thành, nhưng chắc vẫn còn những hạn chế nhất
định. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo
để luận văn của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thu Thủy


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................77



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
CNVH
DCAJ
Digital Content Association of Japan

Tiếng Việt
Công nghiệp văn hóa
Hiệp hội nội dung số Nhật Bản

DCMS

Department for Culture Media & Sport

Bộ Văn hóa, truyền thông và

GDP

Gross Domestic Product

thể thao
Tổng sản phẩm quốc nội

IFPI

The International Federation of the

Liên đoàn Công nghiệp thu âm


METI

Phonographic Industry
Ministry of Economy, Trade and

quốc tế
Bộ Kinh tế, Thương mại và

Industry

Công nghiệp

The recording Industry Association of

Nhà xuất bản
Hiệp hội thu âm Nhật Bản

NXB
RIAJ

Japan
TCMN
UNCTAD

United Nations Conference on Trade and

Thủ công mỹ nghệ
Hội nghị Liên hợp quốc về


UNESCO

Development
United Nations Educational Scientific

Thương mại và Phát triển
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

and Cultural Organization

Văn hóa của Liên hiệp quốc


DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC..........................................................................................................................................4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một gia tăng như
hiện nay, “công nghiệp văn hóa” đã cho thấy sức mạnh tổng hợp của sự giao thoa
giữa “kinh tế” và “văn hóa”. Thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiều
nước trên thế giới cho thấy, tỉ trọng GDP mà các ngành công nghiệp văn hóa đem
lại cho nền kinh tế nhiều khi còn vượt trội hơn so với nhiều ngành kinh tế truyền
thống, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp văn hóa hằng năm cao hơn
ngành công nghiệp dịch vụ, sản xuất. Công nghiệp văn hóa được nhiều nước xác
định như một lĩnh vực kinh tế chủ chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh, thúc đẩy sự đổi
mới, cũng như tạo sự cân bằng, đa dạng hơn cho nền kinh tế. Thực tế cũng cho
thấy, công nghiệp văn hóa có khả năng góp phần giải phóng lực lượng sản xuất,
đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế dồi dào trong vốn văn hóa truyền thống của

mỗi quốc gia như di sản văn hóa vật chất và tinh thần, cảnh quan thiên nhiên,
phong tục tập quán bản địa, đặc biệt là sức sáng tạo của văn nghệ sĩ cũng như
quần chúng nhân dân.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em với kho tàng văn hóa truyền thống phong
phú, đa dạng; bởi thế chúng ta cần phải biết tận dụng những tài sản quý báu này để
phát triển đất nước, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Nếu được phát huy thế mạnh
vốn có, công nghiệp văn hóa có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đề cao lòng yêu nước, góp phần chống
lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, xây dựng chuẩn mực văn hóa quốc dân, góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Cho đến nay, công nghiệp văn hóa ở
Việt Nam phát triển khá chậm chạp. Nhận thức về bản chất và tầm quan trọng của
lĩnh vực này vẫn còn chưa đầy đủ. Hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ văn
hóa còn ở giai đoạn phát triển sơ khai chưa thích ứng tốt với cơ chế thị trường và
dễ bị tổn thương trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt với các sản phẩm công
nghiệp văn hóa nhập ngoại. Để tăng cường nội lực và tốc độ phát triển cho công

1


nghiệp văn hóa trong nước thì ngoài việc tăng cường đầu tư, cải thiện hệ thống
chính sách, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước để rút ra
những bài học có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Trong khu vực Đông Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đã đạt được
rất nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện nay
công nghiệp văn hóa với các lĩnh vực nổi trội như phim hoạt hình, truyện tranh,
game.. được chính phủ xếp ngang hàng cùng với những ngành công nghiệp trụ cột
là công nghiệp chế tạo ô tô và công nghiệp điện tử, thể hiện sự kỳ vọng của Chính
phủ Nhật Bản đối với những đóng góp to lớn của ngành này đối với nền kinh tế.
Ngoài những nguồn lợi đến từ các sản phẩm văn hóa, ngành công nghiệp văn hóa
còn tác động tới sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu và

dịch vụ khác. Bằng cách truyền tải cảm hứng, hình thành tình yêu, lòng mến mộ
đất nước con người Nhật Bản, các sản phẩm văn hóa đã gián tiếp trở thành đòn
bẩy kích cầu tiêu dùng hiệu quả các sản phẩm, hàng hóa Nhật Bản.
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ giao lưu ngày càng phát triển, là đối
tác chiến lược của nhau. Việt Nam và Nhật Bản tuy trình độ phát triển kinh tế có
khác biệt nhưng về mặt văn hóa lại có nhiều nét tương đồng. Nhiều bài học phát
triển mà Nhật Bản đã đi qua vẫn còn nguyên giá trị tham khảo với Việt Nam.
Cũng vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển
công nghiệp văn hóa là rất cần thiết và sẽ có giá trị rất thiết thực đối với Việt
Nam. Chính vì vậy, học viên chọn “Phát triển công nghiệp văn hóa: Kinh
nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận chung công nghiệp văn hóa
Trong số các công trình nghiên cứu về những vấn đề lí luận công nghiệp văn
hóa đã công bố không thể không kể đến một số công trình nổi bật như Creative
Industries của Jennifer Radbourne (2004) thuộc Queensland University, Austrlia.
Trong công trình này, công nghiệp văn hóa được coi là “những hoạt động áp dụng
sự sáng tạo, kỹ năng và sở hữu trí tuệ để sản xuất và phân phối các sản phẩm, dịch

2


vụ có ý nghĩa xã hội và văn hóa”. Cuốn Bound to Lead: The Changing Nature of
American Power và (2005) “Soft Power: The Means To Success In World
Politics” của tác giả Joseph Nye (1990), Nhà xuất bản PublicAffairs, Basic Books,
New York khẳng định văn hóa được coi là nguồn “sức mạnh mềm” của một quốc
gia, cùng với các ý tưởng chính trị và chính sách. Đặc biệt năm 2007, UNESCO
đã đưa ra đưa ra thống kê và những nhận định tổng quát về tình hình phát triển
công nghiệp văn hóa trên thế giới trong cuốn Statistics on Cultural Industries:
Framework for the Elaboration of National Data Capacity Building Projects,

UNESCO Asia and Pacific Regional Bureau for Education, Bangkok. Công trình
này đã đưa ra khái niệm khái niệm rất đáng chú ý về công nghiệp văn hóa “ngành
công nghiệp văn hoá là những ngành công nghiệp sản xuất sản lượng mỹ thuật và
sáng tạo hữu hình hay vô hình, và là những ngành có tiềm năng tạo ra của cải và
thu nhập thông qua việc khai thác các tài sản văn hoá và sản xuất các hàng hoá và
dịch vụ dựa trên tri thức”.
Tại Nhật Bản, việc nghiên cứu các vấn đề lí luận công nghiệp văn hóa cũng
có rất nhiều công trình đáng chú ý tập trung vào những vấn đề lí luận như xác định
khái niệm công nghiệp văn hóa và những chuyển biến trong nội hàm khái niệm do
sự biến đổi của thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa. Ngoài một số ít ý kiến
đồng quan điểm với Frederic P Miller, Agnes F Vadome, John McBrewster trong
tác phẩm “Công nghiệp văn hóa” (Culture Industry) cho rằng công nghiệp văn hóa
với sự sản xuất hàng loạt các sản phẩm văn hóa đã và đang làm “đại chúng hóa” và
“méo mó” văn hóa bác học; phần đông học giả Nhật Bản trong các công trình
nghiên cứu của mình đều chia sẻ quan điểm rằng công nghiệp văn hóa với việc sản
xuất hàng loạt đã trở thành sản phẩm văn hóa đại chúng không thể thiếu trong thời
hiện đại, là một ngành kinh tế quan trọng có ý nghĩa cả về mặt văn hóa và chính trị.
Tại Việt Nam, từ những năm thập niên đầu thế kỷ XXI, lí luận về công
nghiệp văn hóa đã từng bước được chú ý nghiên cứu; đặc biệt đã xuất hiện một số
nghiên cứu về chủ đề này được xuất bản dưới dạng các giáo trình. Điển hình như
cuốn “Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hoá” - Lê Ngọc Tòng (NXB

3


Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004), “Các ngành công nghiệp văn hóa”- Phạm Bích
Huyền, Đặng Hoài Thu (NXB Lao Động, 2014) hay “Diện mạo và triển vọng của
xã hội Tri thức”- Nguyễn Văn Dân (NXB Chính Trị Quốc Gia, 2015)....
2.2. Những công trình nghiên cứu về công nghiệp văn hóa Nhật Bản
Trong số các công trình nghiên cứu về chủ đề này mà học viên có điều kiện

tham khảo, phải kể đến nhà nghiên cứu Goto Kazuko. Trong công trình “Chính
sách công cộng của văn hóa nghệ thuật” xuất bản năm 1996 và “Chính sách văn
hóa” xuất bản năm 2001, ông đã phân tích vai trò của văn hóa, cũng như những
thay đổi trong chính sách văn hóa của Chính phủ Nhật Bản. Trong công trình “Toàn
cầu hóa và chính sách văn hóa” (グローバル化する文化政策)(2009), Tsuyoshi
Kusa Shobo đã dành riêng chương 8 để bàn về chính sách phát triển ngành công
nghiệp văn hóa của Nhật Bản, coi đây là ngành kinh tế trụ cột. Nghiên cứu chính
sách đối với công nghiệp văn hóa của Nhật Bản cũng là chủ đề thường xuyên được
các học giả quan tâm. Công nghiệp nội dung số là một lĩnh vực trọng tâm giành
được nhiều sự quan tâm nhất. Lĩnh vực nội dung số ra đời dựa trên nền tảng phát
triển kỹ thuật số hóa và mạng internet, sử dụng tài nguyên thông tin nhằm phục vụ
quá trinh sáng tác, phát triển, phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa
trên phạm vi toàn cầu. Trong luận văn “Toward Sustainable Grouth of Content
Industry” Yutaka Shigenobu đã chỉ rõ tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế, văn hóa và
ngoại giao của công nghiệp nội dung số và những thảo luận nhằm đưa ngành công
nghiệp này hướng theo con đường phát triển ổn định. Tác giả Kawashima Nobuko
với tác phẩm “Lý luận về công nghiệp nội dung số: Kinh tế, luật pháp và quản lý
văn hóa sáng tạo” đã quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp
nội dung số trong thế kỷ XXI và những vấn đề chính sách quản lí sự phát triển của
ngành công nghiệp đặc biệt này, ông đã phân tích những khuynh hướng phát triển
của công nghiệp văn hóa, nhất là công nghiệp nội dung số. Trên cơ sở đó chỉ ra
những hướng chiến lược trong chính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với việc
phát trỉên lĩnh vực công nghiệp đặc biệt này. Đáng chú ý, trong những năm gần đây,
hàng năm, Bộ Kinh tế công nghiệp Nhật Bản, Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật

4


Bản (JETRO) và các cơ quan hữu quan của Chính phủ đều có những báo cáo nghiên
cứu, đánh giá rất sát thực trạng phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa trong

nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh quốc tế như công nghiệp văn hóa của Mỹ,
Anh, Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, về mảng đề tài nghiên cứu công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản,
đến những năm 2000 mới bắt đầu có những bài viết ít nhiều đề cập đến chủ đề này
tập trung ở các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đặc
biệt là của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. Đáng chú ý là từ năm 2009, đã có một số
công trình nghiên cứu quốc tế ít nhiều liên quan đến lĩnh vực công nghiệp văn hóa
của các nước Đông Bắc Á, trong đó có Nhật Bản, nhất là chiến lược đào tạo nhân
tài cho sự phát triển của công nghiệp văn hóa của Nhật Bản; chiến lược gia tăng ảnh
hưởng tới Châu Á của Nhật Bản qua chiến lược “Cửa ngõ Châu Á” (Đề tài cấp Nhà
nước: “Sự phát triển về văn hóa và con người của một số nước Đông Á- Bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” do GS. Đỗ Tiến Sâm
Viện Nghiên cứu Trung Quốc làm chủ nhiệm), chuyên đề cấp Viện về “Chính sách
công nghiệp văn hóa của Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI – Bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” do Ths. Hạ Thị Lan Phi (2010). Đáng chú ý là đã có những
nghiên cứu được công bố dưới dạng sách chuyên khảo hoặc các bài viết đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á như: “Sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Nhật
Bản và Hàn Quốc”- Phạm Hồng Thái (chủ biên, 2015) NXB Khoa Học Xã Hội;
“Đối sách các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia tăng quyền lực
mềm” của tác giả Hoàng Minh Lợi; “Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa
của Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Hạ Lan Phi, đăng rải
rác trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á các năm từ 2011 đến nay...
2.3. Những công trình nghiên cứu về công nghiệp văn hóa của Việt Nam
Ở Việt Nam, sự phát triển của công nghiệp văn hóa còn là một lĩnh vực mới
mẻ. Mặc dù khoảng 10 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã
bắt đầu đề cập tới các chủ đề liên quan đến công nghiệp văn hóa nhưng chưa thực
sự có những công trình nghiên cứu có tính toàn diện. Trong các năm từ 2008 -

5



2010, Viện Văn hóa Nghệ thuật bắt đầu có tổ chức một số cuộc hội thảo do tài trợ
của tổ chức nước ngoài về nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Từ
năm 2008, đã bắt đầu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố và
cấp Bộ đề cập tới mảng đề tài công nghiệp văn hóa tại Việt Nam như đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Thành phố: “Nghiên cứu sự phát triển ngành công nghiệp văn
hóa của Thủ đô Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”
(Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội – 01 X-12/01-2006-3) do PGS.TS. Phạm Duy Đức
làm chủ nhiệm. Năm 2010, đã có đề tài cấp thành phố “Công nghiệp văn hóa ở Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp” do TS. Nguyễn Thị Hương thuộc Viện Văn hóa và
Phát triển-Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm.
Nhìn chung, việc nghiên cứu công nghiệp văn hóa ở nước ta qua những công
trình trên vẫn chỉ dừng lại ở việc bàn thảo bước đầu, còn nghiên cứu về ngành công
nghiệp này của Nhật Bản thì hầu như còn rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở khái
quát về tình hình phát triển một số ngành của lĩnh vực công nghiệp văn hóa của
quốc gia này.
Như vậy có thể thấy, đây vẫn là mảng nghiên cứu chưa được đề cập đến
một cách đầy đủ và có hệ thống, chưa đem lại cái nhìn đầy đủ và toàn diện về
sự phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt này ở Nhật Bản, quốc gia đang có
mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Việc nghiên cứu quá trình phát triển công
nghiệp văn hóa của Nhật Bản, đánh giá những thành tựu, ý nghĩa kinh tế và
chính trị- văn hóa của nó và rút ra những bài học cũng như gợi mở xây dựng
chính sách phát triển ngành công nghiệp này ở nước ta hiện nay là vấn đề cần
thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lí luận về công nghiệp văn hóa, luận văn
làm rõ những thành tựu và hạn chế của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản, từ đó rút ra một
số kinh nghiệm cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.


6


3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lí luận về công nghiệp văn hóa
- Phân tích quá trình phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở Nhật
Bản, trong đó làm rõ chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với sự phát triển của
các ngành công nghiệp văn hóa
- Đánh giá thành tựu và hạn chế của các ngành công nghiệp văn hóa
Nhật Bản
- Làm rõ thực trạng công nghiệp văn hóa Việt Nam và kinh nghiêm của
Nhật Bản, từ đó đưa ra những gợi ý về phát triển lĩnh vực này ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công nghiệp văn hóa Nhật Bản và Công nghiệp văn hóa Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển của công nghiệp văn hóa Nhật
Bản chủ yếu từ khía cạnh kinh tế. Công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn,
trong khuôn khổ cho phép của một luận văn cao học, học viên tập trung phân tích
một số lĩnh vực quan trọng nhất của công nghiệp văn hóa là các ngành công
nghiệp nội dung số. Trong quá trình phân tích thực trạng phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa của Nhật Bản, Luận văn tập trung giai đoạn từ đầu thế kỷ
XXI đến nay. Để rút ra được những bài học cho Việt Nam, Luận văn nghiên cứu,
đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn
từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích so sánh để xem xét đánh giá vai trò của
công nghiệp văn hóa đối với nền kinh tế Nhật Bản, thực trạng của công nghiệp
văn hóa Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê đánh giá dựa trên tư liệu từ các

nguồn sách, báo, website và hội thảo để làm rõ nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Trên cở sở làm rõ một số vấn đề lí luận liên quan đến công nghiệp văn
hóa, Luận văn đã phân tích chính sách của Chính phủ Nhật Bản trong lĩnh vực

7


phát triển công nghiệp văn hóa; đồng thời đánh giá, làm rõ thực trạng, ý nghĩa, vai
trò của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản chủ yếu về phương diện kinh tế trong
những năm từ 2000 đến nay. Trên cơ sở đó, Luận văn phân tích thực trạng phát
triển công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay và đưa ra một số gợi mở nhằm xây
dựng các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa
Việt Nam trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu luận văn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu giảng
dạy và xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
1.1. Khái niệm về công nghiệp văn hóa
1.1.1. Công nghiệp văn hóa là gì
Sự phát triển của các nền kinh tế tri thức và sự hiện đại hóa không ngừng của
mạng lưới công nghệ thông tin đã cho phép con người dễ dàng toàn cầu hóa việc
chia sẻ tri thức cũng như cảm xúc. Từ đây, hàng loạt sản phẩm văn hóa, nghệ thuật

đã được sản xuất với khối lượng gia tăng và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu
thưởng thức văn hóa ngày càng lớn của công chúng vượt lên mọi rào cản về địa lý.
Sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa cũng như những tác động đa chiều của nó
đến sự phát triển của nhiều quốc gia khiến cho người ta buộc phải thừa nhận vị trí
trọng tâm của văn hóa trong một xã hội phát triển, coi văn hóa là mục đích, động cơ
của sự phát triển cũng như là công cụ sắc bén để điều tiết xã hội... Từ đó, khái niệm
công nghiệp văn hóa cũng trở thành một đề tài được quan tâm và bàn luận.
Trước hết, cần phải khẳng định công nghiệp văn hoá xuất hiện từ thực tế vận
động của sáng tạo văn hoá trở thành hoạt động sản xuất xã hội. Các sản phẩm văn
hóa ban đầu được tạo ra đơn thuần để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo cá nhân cũng như
thể hiện cái tôi của người nghệ sỹ. Vì thế, về bản chất, nói đến sản phẩm văn hóa là
nói đến những sáng tạo nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân, giàu tính độc đáo,
đơn nhất, nó thể hiện cái tôi và toát lên khí chất và sự kiêu hãnh của người tạo ra
nó.
Khoảng nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu sáng tạo cá
nhân, các sản phẩm văn hóa manh nha được sử dụng như một loại hàng hóa để trao
đổi, mua bán nhằm trang trải cuộc sống. Dần dần, lượng cung- cầu các sản phẩm
này ngày càng tăng dẫn đến quy luật cạnh tranh tất yếu; từ đó đòi hỏi sự phát triển,
thay đổi không ngừng của phương thức sản xuất cũng như sự kết hợp với khoa học
công nghệ. Để bán được nhiều hơn, các sản phẩm văn hóa buộc phải đại chúng hơn,
thích nghi được với thị hiếu của số đông người tiêu dùng. Vì thế, dần có sự chuyển

9


mình âm thầm về bản chất của các sản phẩm văn hóa mà ở đó tính đơn lẻ cá biệt
trong những tác phẩm nghệ thuật không còn được đề cao, thay vào đó là tính đại trà,
dễ thích nghi với nhiều đối tượng người tiêu dùng.
Các sản phẩm văn hóa được ra đời hàng loạt kiểu này ban đầu được xem như
một bước thụt lùi của sáng tạo văn hóa, là một biến thể méo mó, làm mất “chất”

những sản phẩm văn hóa nguyên bản lúc ban đầu. Bởi vậy, khi khái niệm công
nghiệp văn hóa lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1930 đã gây ra nhiều tranh
cãi. Bản thân Theodor Adorno, một lý luận gia người Đức, người được cho là cha
đẻ khai sáng ra thuật ngữ “Công nghiệp văn hóa” ban đầu cũng quan niệm công
nghiệp văn hóa giống như một cỗ máy sản xuất hàng loạt các sản phẩm văn hóa
theo một tiêu chuẩn cố định và lôi kéo quần chúng vào một xã hội tiêu thụ và thụ
hưởng văn hóa một cách thụ động [27, tr.9]. Thậm chí nhiều nhà văn hóa cho rằng
công nghiệp văn hóa sẽ làm hạn chế tính tự do sáng tạo và cảm thụ con người.
Nhiều quan điểm cùng thời cũng cho rằng công nghiệp văn hóa là biến tướng
của dây chuyền sản xuất sản phẩm văn hóa hàng loạt nhằm “tẩy não”, lôi kéo quần
chúng nhằm phục vụ cho các mục đích riêng của chủ nghĩa tư bản. Hay có quan
điểm e ngại rằng công nghiệp văn hóa thực chất là sự “ xâm lăng văn hóa”, “áp đặt
giá trị” đến từ các cường quốc công nghệ cao, có khả năng thống lĩnh thị trường
tiêu thụ văn hóa. Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng “ kinh tế” và ”văn hóa” là hai
đường thẳng song song không hề có điểm chung, môt bên là giá trị vật chất, một
bên là tinh hoa tâm hồn, áp đặt kinh tế và văn hóa vào cùng một phạm trù sẽ làm
tầm thường hóa, vật chất hóa các giá trị văn hóa.
Thực ra, những quan điểm nhấn mạnh vào mặt tiêu cực của công nghiệp văn
hóa như trên không phải là vô căn cứ, nhất là khi hoạt động sản xuất kinh doanh các
sản phẩm văn hóa là các hoạt động hoàn toàn vị kinh tế. C.Mác đã từng phê phán
việc biến văn hóa thành sản phẩm công nghiệp phục vụ cho lợi ích kinh tế của giai
cấp tư sản. Cho đến ngày nay, đây cũng vẫn là một mảng tối của công nghiệp văn
hóa [19, tr.28-31].

10


Tuy nhiên, ngoài những khía cạnh tiêu cực, không thể phủ nhận công nghiệp
hóa văn hóa đem lại rất nhiều tác động tích cực, bởi bản thân văn hóa có khả năng
tác động mạnh mẽ đến đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân, đáp ứng nhu

cầu văn hóa đa dạng và phức tạp của xã hội. Sự phát triển của công nghiệp văn hóa
góp phần tạo nên quá trình đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri thức cho xã hội, đồng
thời truyền bá sâu rộng những thông tin về nhiều lĩnh vực văn hóa, khuyến khích
sáng tạo và bảo tồn văn hóa. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế cũng như tiến bộ
của khoa học công nghệ, công nghiệp văn hóa dần dần thể hiện vai trò là “một tài
sản chiến lược trong chính sách ngoại giao”, “một công cụ hữu hiệu cho tăng
trưởng, đổi mới kinh tế” và là “yếu tố quan trọng trong thương mại và cạnh tranh
quốc tế”.
Ngày nay, “công nghiệp văn hóa” vẫn là một khái niệm mở, chưa có một
định nghĩa thống nhất nào về thuật ngữ này. Cũng thật dễ hiểu bởi khó có thể đem
một phạm trù trừu tượng như văn hóa ra để “định tính”, “định lượng”. Tuy vậy,
khái niệm “công nghiệp văn hóa” được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay là của
UNESCO đưa ra vào năm 2007. Đây là định nghĩa nhận được sự ủng hộ của các
nhà nghiên cứu và quản lý nói chung, lĩnh vực văn hóa nói riêng “Công nghiệp văn
hóa là các ngành sản xuất ra những sản phẩm vật thể và phi vật thể về nghệ thuật
và sáng tạo, có tiềm năng thúc đẩy việc tạo ra của cải và thu nhập thông qua việc
khai thác những giá trị văn hóa và sản xuất những sản phẩm và dịch vụ đưa vào tri
thức (kể cả những giá trị văn hóa hiện địa và truyền thống. Điểm chung nhất của
các ngành công nghiệp văn hóa là nó sử dụng tính sáng tạo, tri thức văn hóa và
văn hóa” (UNESCO, 2007) [18, tr.16-22]; đơn giản hơn có thể hiểu “công nghiệp
văn hóa” là “ngành công nghiệp biến các thành quả sáng tạo văn hóa thành hàng
hóa thỏa mãn nhu cầu đa dạng của đại chúng…. Đặc trưng của công nghiệp văn hóa
là dựa trên quá trình sáng tạo văn hóa và ứng dụng khoa học- công nghệ cao…. Sản
phẩm công nghiệp văn hóa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giá trị kinh tế và giá trị văn
hóa, có sức lan tỏa không bị hạn chế bởi giới hạn biên giới, quốc gia.”
1.1.2. Một số khái niệm liên quan

11



Trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp văn hóa ngày càng được
phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới thì thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” cũng
được đề cập trong nhiều nghiên cứu hay các văn bản pháp quy. Song song với đó,
có một số thuật ngữ khác cũng xuất hiện phổ biến và đôi khi được sử dụng thay thế
cho thuật ngữ “công nghiệp văn hóa”. Đó là các thuật ngữ “công nghiệp sáng tạo”
(The Creative Industries) và “công nghiệp nội dung số” (The Content Industries).
Mặc dù các thuật ngữ này có liên quan và cùng chung một phạm trù sáng tạo nhưng
bản chất vẫn có những sắc thái khác nhau cả về mặt ngữ nghĩa và nội hàm.
- Công nghiệp sáng tạo
Thuật ngữ “Công nghiệp sáng tạo“ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những
năm 1990 tại Anh và Úc. Chính phủ Anh định nghĩa các ngành công nghiệp sáng
tạo là : “Những ngành công nghiệp có nguồn gốc từ sự sáng tạo, kỹ năng và tài
năng cá nhân, có khả năng tạo ra của cải và việc làm thông qua việc tạo ra và
khai thác các sở hữu trí tuệ” (Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương
quốc Anh, 1997).
Năm 1997, Chính phủ Anh đã xác định danh mục các ngành công nghiệp
sáng tạo bao gồm 13 ngành là quảng cáo, kiến trúc, thịt trường nghệ thuật, đồ cổ,
thủ công, thiết kế, thiết kế thời trang, điện ảnh và video, phần mềm giải trí tương
tác, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, phần mềm và các dịch vụ máy tính,
truyền hình và phát thanh. Mười năm sau, năm 2007, các ngành này được xác định
lại bao gồm 11 lĩnh vực: Quảng cáo, Kiến trúc, Thị trường nghệ thuật và đồ cổ,
Thủ công, Thiết kế, Thiết kế thời trang, Phim, video và nhiếp ảnh, Âm nhạc, nghệ
thuật thị giác và nghệ thuật biểu diễn, Xuất bản, Phần mềm, các trò chơi má tính
và xuất bản điện tử, Truyền hình và phát thanh [28, tr.34]
Tương tự, các học giả Úc cũng định nghĩa: “Các ngành công nghiệp sáng
tạo là những hoạt động áp dụng sự sáng tạo, kỹ năng và sở hữu trí tuệ để sản xuất
và phân phối các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa xã hội và văn hóa”[32, tr.71]
Như vậy, công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo và tạo ra các giá trị mới.
Theo các định nghĩa ở trên thì nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp


12


sáng tạo là sự sáng tạo, kỹ năng, tài năng cá nhân và các sở hữu trí tuệ. Các
nguyên liệu này được khai thác, sản xuất và tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa xã hội
và văn hóa. Các sản phẩm đầu ra là những giá trị sáng tạo và sở hữu trí tuệ mới.
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy nếu như “công nghiệp văn hóa” nhấn mạnh
đến các ngành công nghiệp đa dạng có tính sáng tạo bắt nguồn từ những di sản, tri
thức truyền thống và các yếu tố nghệ thuật sáng tạo, thì “công nghiệp sáng tạo”
nhấn mạnh vào sự sáng tạo cá nhân, sự đổi mới, cách tân, những kĩ sảo, kỹ năng
trong việc khám phá tính đa dạng của tri thức. Như vậy, nói đến “ công nghiệp văn
hóa”, đặc tính “ văn hóa” và yếu tố truyền thống thường được nhấn mạnh hơn đặc
tính” sáng tạo”. “Công nghiệp sáng tạo” có trọng tâm là các ngành công nghiệp
văn hóa nhưng không bị giới hạn bởi những ngành này; nghĩa là “ Công nghiệp
sáng tạo” hàm nghĩa rộng hơn, có thể bao gồm các ngành kinh tế ít mang nội hàm
văn hóa nhưng nặng tính sáng tạo như thiết kế công nghiệp, thiết kế phần mềm, báo
chí... nhấn mạnh hơn vào các hoạt động có tính sáng tạo và hữu ích. Nói một cách
khác, “công nghiệp văn hóa” là một bộ phận của “ công nghiệp sáng tạo”
- Công nghiệp nội dung số
Công nghiệp nội dung số là một lĩnh vực trọng tâm trong phạm trù công
nghiệp văn hóa, ra đời dựa trên nền tảng phát triển kỹ thuật số hóa, và mạng
internet; sử dụng tài nguyên thông tin nhằm phục vụ quá trình sáng tác, phát triển,
phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Các sản
phẩm của công nghiệp nội dung số thường thuộc phạm trù văn hóa giải trí và có sức
lan tỏa vô cùng manh mẽ như điện ảnh, ca nhạc, truyện tranh, phim hoạt hình, nghệ
thuật biểu diễn, game, show truyền hình, nhân vật sự kiện...Với sự hỗ trợ đắc lực
của công nghệ thông tin, công nghiệp nội dung số luôn đi đầu bắt kịp hay thậm chí
là tạo ra các sản phẩm mang tính định hướng cho các trào lưu của giới trẻ . Theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu, ngành công nghiệp nội dung số trong thời gian tới
sẽ ngày càng khẳng định vài trò to lớn đối với sự phát triển đời sống kinh tế- xã hội

song hành với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet. Vì vậy, đầu tư phát

13


triển công nghiệp nội dung số là một việc làm cần thiết, là một sự chuẩn bị sẵn sàng
cho xây dựng nền kinh tế tri thức. Hiện nay ở Nhật Bản, khi nói đến công nghiệp
văn hóa, người ta chú trọng tới lĩnh vực công nghiệp nội dung số nhiều hơn.
1.1.3. Cơ cấu công nghiệp văn hóa
Trên thế giới, tùy theo cách tiếp cận riêng của mỗi quốc gia mà cơ cấu của
ngành công nghiệp văn hóa cũng có nhiều quan nhiệm khác nhau. Ở các nước châu
Âu, khái niệm công nghiệp văn hóa thường gắn liền với tập hợp các ngành kinh tế
khai thác và sử dung hiệu quả, tính sáng tạo kỹ năng sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản
phẩm dịch vụ có ý nghĩa văn hóa xã hội; bởi vậy cơ cấu của nó bao gồm 11 ngành:
quảng cáo, kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết
kế mỹ thuật, điện ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát
thanh truyền hình và phẩn mềm vi tính...[36, tr.55] Nhờ áp dụng những thành tựu
khoa học công nghệ đặc biệt là điện tử và tin học mà những ngành nghề trên tập
trung rất nhiều hàm lượng sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đông đảo quần chúng và
đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Nếu như các nước châu Âu đưa ra 11 lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn
hóa như đã nêu trên thì một số nước châu Á lại chỉ đề cập đến 6 hoặc 7 lĩnh vực
như: điện ảnh, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản, in và sản xuất băng đĩa,
quảng cáo và dịch vụ giải trí...
Ở góc nhìn khác, nếu phân theo các nhóm ngành thì UNCTAD (Hội nghị Liên
hợp quốc về Thương mại và Phát triển) phân chia công nghiệp văn hóa ra 4 nhóm ngành:
1. Di sản: Di sản văn hóa được xác định là nền tảng của tất cả các hình thức
nghệ thuật và tâm hồn của ngành công nghiệp văn hóa. Đó là di sản mà tập hợp các
khía cạnh văn hóa từ lịch sử, nhân chủng học, dân tộc, tính thẩm mỹ và xã hội, ảnh
hưởng sáng tạo và là nguồn gốc của một số hàng hóa, dịch vụ di sản cũng như các

hoạt động văn hóa. Gắn liền với di sản là khái niệm “ kiến thức truyền thống và
biểu đạt văn hóa” gắn liền với việc sáng tạo trong nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ,

14


cũng như trong văn học dân gian và lễ hội văn hóa truyền thống. Do đó, nhóm này
lại được phân ra làm hai nhóm nhỏ:
+ Biểu đạt văn hóa truyền thống: nghệ thuật và hàng thủ công, lễ hội và lễ kỷ niệm
+ Địa danh văn hóa: Văn hóa khảo cổ, bảo tàng, thư viện, triển lãm....
2. Nghệ thuật: Nhóm này bao gồm các ngành công nghiệp sáng tạo hoàn toàn
dựa trên nghệ thuật và văn hóa. Tác phẩm nghệ thuật được lấy cảm hứng từ di sản, giá trị
bản sắc và ý nghĩa tượng trưng. Nhóm này được chia làm hai phân nhóm nhỏ:
+ Nghệ thuật thị giác: Hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh và đồ cổ
+Nghệ thuật biểu diễn: Nhạc sống, hát, múa, kịch, xiếc, múa rối..v..v..
3. Truyền thông: Nhóm này bao gồm hai phân nhóm tạo ra nội dung sáng tạo
nhằm mục đích giao tiếp với lượng khán giả đông đảo (phương tiện truyền thông
mới “new media” được phân loại riêng):
+ Xuất bản và báo in: Sách, báo chí và các ấn phẩm khác...
+ Nghe nhìn: Phim, truyền hình, phát thanh..v..v....
4. Sáng tạo chức năng: Nhóm này bao gồm các ngành công nghiệp dịch vụ
và theo nhu cầu sáng tạo ra hàng hóa và dịch vụ với mục đích phục vụ cho một
chức năng nào đó. Nhóm này được chia ra thành các nhóm sau đây:
+ Thiết kế: Nội thất, đồ họa, thời trang, đồ trang sức, đồ chơi...
+ Truyền thông mới: Phần mềm, trò chơi video và các nội dung sáng tạo
số hóa....
+ Dịch vụ sáng tạo: Kiến trúc, quảng cáo, dịch vụ giải trí và văn hóa, nghiên
cứu và phát triển sáng tạo (R&D), các dịch vụ sáng tạo kỹ thuật số và các dịch vụ
sáng tạo liên quan khác.
1.2. Tính đặc thù của công nghiệp văn hóa

Thứ nhất, công nghiệp văn hóa có đối tượng sản xuất đặc biệt: Với tư cách là
một mô hình phát triển kinh tế, công nghiệp văn hóa mang đầy đủ các đặc trưng của
một ngành công nghiệp truyền thống là tính thương mại và tiêu dùng. Tuy nhiên sự
khác biệt chủ đạo giữa công nghiệp văn hóa với những ngành công nghiệp truyền
thống nằm ở đối tượng sản xuất đặc biệt là các nguồn tài nguyên phi vật chất, lấy sự

15


sáng tạo văn hóa và tri thức nhân loại làm giá trị cốt lõi và đòn bẩy phát triển. Sản
phẩm công nghiệp văn hóa có 2 giá trị là giá trị văn hóa và giá trị kinh tế không thể
tách rời; vừa là sản phẩm văn hóa vật chất vừa là sản phẩm văn hóa tinh thần; vừa
phục vụ nhu cầu thưởng thức, tiêu dùng văn hóa hết sức đa dạng của con người, vừa
thế hiện chức năng kinh tế, đem lại lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Tiêu dùng
sản phẩm công nghiệp văn hóa vừa đảm bảo chức năng văn hóa, giáo dục nhận
thức, bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ, xây dựng lối sống văn hóa, xã hội văn minh,
vừa góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước.
Thứ hai, công nghiệp văn hóa có sự khác biệt lớn giữa chi phí sản xuất và tái
sản xuất: Công nghiệp văn hóa nhìn chung có 2 mảng hoạt động quan trọng trong
sản xuất là hoạt động sáng tạo nguyện bản và hoạt động nhân bản hay còn gọi là tái
sản xuất sản phẩm. Do đặc thù sản xuất trong các ngành công nghiệp văn hóa, đặc
biệt là cách ngành nghệ thuật biểu diễn hay truyền thông đa phương tiện mang tính
tổng hợp, cần nhiều lao động với nhiều công việc khác nhau nên chi phí cho sản
xuất sản phẩm ban đầu thường khá cao. Ví dụ như đầu tư sản xuất một bộ phim cần
kinh phí cho các khâu kịch bản, đạo diễn, diễn viên, quay phim, âm thanh ánh sáng,
trang phục đạo cụ… Sau đó là các chi phí cho hoạt động hậu kỳ như dựng hình
tráng phim… Vì thế chi phí sản xuất ra một bộ phim là rất tốn kém. Tuy nhiên, việc
nhân bản bộ phim trên các chất liệu như đĩa CD, video hay chiếu trực tiếp tại rạp
hoặc qua internet lại rẻ hơn nhiều, thậm chí không đáng kể so với chi phí sản xuất
phải bỏ ra. Điều này khác hoàn toàn với những ngành công nghiệp truyền thống có

chi phí sản xuất và tái sản xuất không chênh nhau là mấy. Điều này cho thấy chỉ cần
tối đa hóa được lượng khán giả tiêu thụ thì khả năng sinh lời của công nghiệp văn
hóa là rất cao.
Thứ ba, công nghiệp văn hóa được bảo hộ bởi luật bản quyền: Vì đặc trưng
khoảng cách giữa chi phí sản xuất và chi phí tái sản xuất cũng như tính chất đặc biệt
của hàng hóa phi vật chất nên công nghiệp văn hóa phải đối diện với vấn nạn về vi
phạm bản quyền. Các hoạt động sao lưu phi pháp này không trả chi phí sản xuất ban
đầu mà chỉ mất chi phí tái sản xuất rất nhỏ, lợi nhuận bất chính khổng lồ. Bởi thế,

16


bản thân công nghiệp văn hóa được xây dựng trên nền móng luật bản quyền và sở
hữu trí tuệ. Nếu không có nền móng của luật bản quyền, nền công nghiệp văn hóa
sẽ không thể tồn tại. Trong thời đại toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển
vượt bậc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sản xuất và phân phối các sản phẩm
văn hóa. Đối tượng sao chép lậu lại không phải bỏ chi phí sản xuất nên hàng hóa lậu
được bán ra với giá vô cùng rẻ mạt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán
hàng, hoạt động sản xuất và sự phát triển bền vững của nền công nghiệp văn hóa.
Giáo sư Koji Domo- Đại học Waseda Nhật Bản từng khẳng định “ Nếu bán
quyền không được tôn trọng, sẽ không có tác phẩm” [26]. . Cũng chính do điểm
đặc thù này nên nhiều nước còn coi ngành công nghiệp văn hóa là ngành công
nghiệp bản quyền.
Thứ tư, công nghiệp văn hóa hoạt động có hệ thống và tác động qua lại với
các ngành công nghiệp khác. Điều này có thể chỉ rõ khi phân tích quá trình tạo nên
một sản phẩm văn hóa. Như để sản xuất và phân phối một quyển sách cần đến sự hỗ
trợ của các ngành công nghiệp văn hóa khác như in ấn, thiết kế, phần mềm, mỹ
thuật, nhiếp ảnh, truyền thông đa phương tiện…Do có sự gắn kết chặt chẽ như
vậy nên ngành công nghiệp văn hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều
ngành khác.

1.3. Quy trình sáng tạo và phân phối các sản phẩm công nghiệp văn hóa
1.3.1. Khái quát quy trình sáng tạo và phân phối sản phẩm công nghiệp
văn hóa
Công nghiệp văn hóa có rất nhiều lĩnh vực khác nhau với những đặc thù
riêng biệt và thị trường tiêu thụ độc lập. Vì vậy, quy trình để tạo ra một sản phẩm
văn hóa có giá trị thương mại ở những lĩnh vực khác nhau cũng không không giống
nhau. Ví dụ như hình thức và cách thức sản xuất, phân phối của ngành mỹ thuật
không thể giống ngành âm nhạc. Tuy nhiên, với tư cách là một ngành công nghiệp
các lĩnh vực trong nền công nghiệp văn hóa đều phải trải qua những khâu cơ bản
như: Hình thành và phát triển ý tưởng; sáng tạo/ sản xuất, phát hành/ phân phối, tiêu
thụ/ bảo quản. Đây chính là những mắt xích quan trọng làm nên quy trình sáng tạo

17


và phân phối sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa. Thực chất, hai hệ thống sản
xuất cơ bản nhất của loài người là hệ thống sản xuất vật chất và hệ thống sản xuất
tinh thần. Nếu hệ thống sản xuất vật chất có nhiệm vụ sản xuất, bảo quản, phân phối
và tiêu thụ hàng hóa vật chất thông thường như máy móc, xe cộ… Chức năng chính
là đảm bảo sự trao đội vật chất giữa con người với tự nhiên, đáp ứng nhu cầu vật
chất của con người như ăn mặc, ở, đi lại… giúp con người tồn tại như 1 sinh thể; thì
hệ thống sản xuất tinh thần lại có nhiệm vụ sản xuất, duy trì, phân phối và tiêu thụ
các sản phẩm/giá trị tinh thần như tác phẩm văn học, tranh, ảnh….Chức năng của
hệ thống này là bồi dưỡng con người về mặt tri thức, đạo đức, tình cảm, đáp ứng
nhu cầu tinh thần của con người, giúp con người trong xã hội phát triển đồng đều và
khăng khít hơn. Các ngành công nghiệp văn hóa chính là một bộ phận trong hệ
thống sản xuất tinh thần đó.
1.3.2. Một số đặc điểm của quy trình sáng tạo và phân phối sản phẩm công
nghiệp văn hóa
Như đã trình bày ở trên, quá trình sáng tạo và phân phối công nghiệp văn hóa

bao gồm các công đoạn chính là sản xuất, phân phối, tiêu dùng và bảo quản, tương
tự như ở hệ thống sản xuất vật chất. Tuy nhiên, nếu trong các ngành thuộc hệ thống
sản xuất vật chất, một trong những khâu trên có thể tồn tại độc lập thì đối với công
nghiệp văn hóa, nhiều khi các công đoạn trong quy trình nói trên không có sự tách
biệt rạch ròi. Đối với các ngành công nghiệp văn hóa tạo ra sản phẩm là hoạt động
và dịch vụ thì quá trinh sản xuất, phân phối và tiêu thụ diễn ra đồng thời. Ví dụ, với
sản phẩm là vở kịch, múa hát hay chương trình ca nhạc biểu diễn trực tiếp thì quá
trình sáng tạo, biểu diễn của người nghệ sỹ diễn ra đồng thời với việc phân phối sản
phẩm này đến với công chúng, diễn ra đồng thời với việc thụ hưởng/ tiêu thụ sản
phẩm nghệ thuật của khán giả. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực khác như hội họa,
điêu khắc….thì các khâu trong quy trình sản xuất có thể tách biệt tương đương với
hệ thống sản xuất vật chất.
Quá trình sáng tạo và phân phối của công nghiệp văn hóa vừa dựa trên những
điều kiện vật chất như các ngành sản xuất vật chất, vừa dựa trên tài năng, tiềm năng

18


sáng tạo của cá nhân và xã hội. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp văn
hóa không chỉ ở dạng vật chất (máy móc, của cải, nguyên liệu thô…) mà còn ở
dạng phi vật chất ( kiến thức, kinh nghiệm, gu thẩm mỹ, cảm xúc…) Như vậy sản
phẩm tạo ra từ một phần quan trọng là sự sáng tạo và tài năng của nhà sản xuất. Do
đó, quá trình sản xuất ra sản phẩm văn hóa gắn kết chặt chẽ với tài năng và óc sáng
tạo của người nghệ sỹ/tác giả.
Một trong những đặc điểm khác nữa của quá trình sáng tạo và phân phối các
sản phẩm công nghiệp văn hóa là tính đơn lẻ, cá biệt. Trong sản xuất vật chất, có
thể có một tổ chức lao động theo quy mô tập thể như xí nghiệp, nhà máy…hoạt
động môt cách dập khuôn hay theo quy mô lớn. Tuy nhiên, trong ngành công
nghiệp văn hóa, người sáng tác chủ yếu làm việc độc lập, đơn lẻ. Tất nhiên, cũng có
những trường hợp cần đến sự hợp tác nhất định. Ví dụ như: họa sỹ hay nhà văn

muốn sáng tạo nghệ thuật thường làm việc độc lập. Cũng có trường hợp một cuốn
sách được viết bởi nhiều tác giả. Trong trường hợp này, sẽ có sự phân công lao
động rõ rệt, mỗi người phụ trách một phần/ chương của cuốn sách. Sản phẩm tạo ra
cũng thường mang tính độc lập, đơn nhất, độc đáo. Ví dụ như: Cùng một họa sỹ
nhưng không có bức tranh nào giống như bức tranh nào.[24, tr.26-38]
1.4. Vai trò của công nghiệp văn hóa
1.4.1. Hỗ trợ phát triển kinh tế
Ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế
của mỗi khu vực, mỗi quốc gia hay thậm chí là trên quy mô toàn cầu. Ở các nước
phát triển, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong nền
kinh tế.
Đối với kinh tế đối nội, khác với các ngành công nghiệp đặc thù trọng về
khái thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, công nghiệp văn hóa lại tập
trung khai thác nguồn tài nguyên vô hạn là tài nguyên văn hóa, đem văn hóa trở
thành công cụ phục vụ phát triển kinh tế quốc gia. Với đặc trưng sáng tạo, kết hợp
cùng công nghệ hiện đại, công nghiệp văn hóa đóng vai trò mở ra hướng đi mới đột
phá trong phát triển kinh tế tri thức, kinh tế văn hóa nhằm phát triển toàn diện kinh

19


×