Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến nông khuyến lâm tại xã vân tùng huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.02 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DOANH HỒNG MINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN LÂM TẠI XÃ VÂN TÙNG,
HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Mai Quang Trƣờng

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong chương trình đào tạo
nhằm “ học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn”, quá trình thực tập tốt
nghiệp là để sinh viên tiếp cận với thực tiễn sản xuất, áp dụng những kiến
thứcđã được học trên lớp để áp dụng vào thực tiễn.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.Tôi đã tiến
hành thực tập tại xã Vân Tùng - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn với đề tài:
“Đánh giá hiệu quả của hoạt động KN-KL tại xã Vân Tùng, huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn” Trong quá trình thực tập ngoài sự nỗ lực của bản thân
còn có sự giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ UBND xã Vân
Tùng đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo trong thời gian thực tập tại xã, các thầy cô
trong Khoa Lâm nghiệp là những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng học tập tại trường. Đặc biệt
tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo ThS. Mai Quang Trƣờng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu đề tài này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bản khóa luận còn nhiều thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ đang công
tác tại xã và toàn thể các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày…tháng…năm 2015

Sinh viên

Doanh Hồng Minh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, các loại số liệu, bảng biểu được
kế thừa và điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên

Th.S Mai Quang Trƣờng

Doanh Hồng Minh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Vân Tùng tính đến năm 2014 ... 14
Bảng 4.1: Thực trạng đội ngũ cán bộ KNKL xã Vân Tùng ............................ 21
Bảng 4.2: Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật giai đoạn 2011-2014 tại
xã Vân Tùng .................................................................................................... 23
Bảng 4.3: Kết quả các lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật
của xã Vân Tùng Giai đoạn 2011-2014 .......................................................... 24
Bảng 4.4: Các mô hình trình diễn đã triển khai tại xã Vân Tùng giai đoạn

2011-2012........................................................................................................ 26
Bảng 4.5: Các mô hình trình diễn đã triển khai tại xã Vân Tùng giai đoạn từ
2013-2014........................................................................................................ 27
Bảng 4.6: Kết quả hội thảo đầu bờ của xã Vân Tùng giai đoạn 2011-2014 ... 30
Bảng 4.7 Kết quả sản xuất nông nghiệp xã Vân Tùng giai đoạn 2011 – 2014 ...... 32
Bảng 4.8: Đánh giá của người dân về tính hiệu quả của công tác khuyến nông
khuyến lâm tại xã Vân tùng ............................................................................ 33


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ mạng lưới khuyến nông khuyến lâm xã Vân Tùng ........................20
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình nông nghiệp xã Vân Tùng giai đoạn 2011 –
2014 ..................................................................................................................32


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KN - KL

: Khuyến nông -Khuyến lâm

BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn


: Quyết định


BNN

: Bộ nông nghiệp

TTg

: Thủ tướng Chính phủ

KHCN

: Khoa học công nghệ

CP

: Chính phủ

TTLT

: Thông tư liên tịch

LB-TT

: Thông tư liên bộ



: Nghị định

UBNN


: Ủy ban nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

TW

: Trung ương

NQ

:Nghị quyết

LN

: Lâm nghiệp

NLN

: Nông lâm nghiệp

GTVT

: Giao thông vận tải


vi

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: ............................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất:............................................................................3
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .....................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..........................................................4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................5
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển KNKL ở Việt Nam ....................................9
2.1.5. Các chính sách và hoạt động khuyến nông khuyến lâm .............................11
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................12
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ................................................12
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ..............................................................15
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....17
3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................17
3.2 Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................17
3.3.3. Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động khuyến nông
khuyến lâm trong địa bàn xã. ................................................................................17
3.3.4. Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến nông khuyến lâm điển hình
(nhận thức, khả năng nhân rộng, kinh tế…)..........................................................17


vii

3.3.5. Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong công tác khuyến nông khuyến
lâm tại địa bàn nghiên cứu. ...................................................................................17

3.3.6.Đề xuất một số giải pháp cho các hoạt động khuyến nông khuyến lâm và
giải pháp để phát triển các mô hình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn xã. ...17
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................17
3.4.1.Phương pháp ngoại nghiệp ...........................................................................17
3.4.2.Phương pháp nội nghiệp ..............................................................................18
4.1. Kết quả nghiên cứu về tổ chức mạng lưới khuyến nông khuyến lâm xã Vân
Tùng ......................................................................................................................19
4.2.Thực trạng đội ngũ và chức năng , nhiệm vụ của cán bộ KNKL xã trong quá
trình chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp xã Vân Tùng. ..................21
4.2.1.Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã Vân Tùng ............21
4.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ KNKL xã Vân Tùng trong quá trình
chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp ..................................................22
4.3. Kết quả điều tra thực trạng và đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông
khuyến lâm tại địa bàn nghiên cứu .......................................................................23
4.3.1.Thực trạng hoạt động khuyến nông khuyến lâm tại xã Vân Tùng giai đoạn
2011-2014..............................................................................................................23
4.4. Kết quả đánh giá những tác động của công tác khuyến nông khuyến lâm đến
phát triển nông lâm nghiệp tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn .....31
4.4.1.Tác động của công tác KNKL đến phát triển nông lâm nghiệp...................31
4.5. Kết quả phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác khuyến nông
khuyến lâm trên địa bàn xã Vân Tùng. .................................................................35
4.5.1. Những thuận lợi ..........................................................................................35
4.5.2. Những khó khăn ..........................................................................................35
4.5.3. Giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác KNKL tại địa
phương...................................................................................................................36


viii

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................39

5.1.Kết luận ...........................................................................................................39
5.2. Tồn tại ............................................................................................................40
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đứng trước những thách thức lớn và cơ hội cũng nhiều, khi Việt Nam
trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và hội nhập khu
vực. Mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp phải từng bước
phát triển để khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Đối với nền nông nghiệp của nước ta trước đây, với những phương thức sản
xuất nhỏ lẻ, thủ công, manh mún, chưa áp dụng hiểu quả những tiến bộ kĩ
thuật, am hiểu thị trường kém sẽ khó và không có cơ hội cạnh tranh và đứng
vững trên thị trường. Trước tình hình đó vai trò của khuyến nông khuyến
lâmtrong phát triển nông lâm nghiệp ngày càng được đề cao, không ngừng
hướng đến sản xuất bền vững, chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển nông thôn. Các nhà nông lâm nghiệp làm việc ngày càng gần gũi với các
cộng đồng nông thôn, miền núi với vai trò của nhà khuyến nông khuyến lâm,
tham gia trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức, đào tạo kỹ năng
và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất nông lâm nghiệp cho
nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính
mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình và cộng đồng.
Khuyến nông khuyến lâm được hình thành và phát triển gắn với sự phát
triển của sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu của khuyến nông khuyến lâm là giúp
người dân có cái nhìn thực tế và có cơ sở khoa học đối với những vấn đề để

họ tự quyết định biện pháp vượt qua những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản
xuất, hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở các vùng nông thôn, miền núi.
Qua quá trình thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển nhanh, đạt nhiều


2

thành tựu đáng ghi nhận. Các hoạt động khuyến nông khuyến lâm ngày càng
phát triển cả về mặt tổ chức và nội dung. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới đã được chuyển giao và áp dụng vào sản xuất nông lâm
nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả của hoạt động KN-KL tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh
Bắc Kạn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả của hoạt động khuyến nông khuyến lâm tại
địa phương.
- Góp phần thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng và đánh giá được hiệu quả của hoạt động khuyến
nông khuyến lâm tại địa phương.
- Phân tích được những lợi thế, khó khăn, hạn chế của địa phương về
các hoạt động KNKL trong phát triển nông lâm nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động
khuyến nông khuyến lâm tại địa phương có hiệu quả.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:

+ Giúp cho sinh viên củng cố được những kiến thức đã được học trên lớp
+ Giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, tích lũy và học
hỏi thêm kinh nghiệm về công tác khuyến nông khuyến lâm
+ Biết cách tổ chức, lập kế hoạch, quản lý một cách hiệu quả công việc
của bản thân cũng như những hoạt động liên quan
+ Khả năng làm việc với người dân, biết cách phân tích, tổng hợp số
liệu viết báo cáo


3

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất:
+ Đánh giá một cách khách quan về tính hiệu quả của các hoạt động
khuyến nông khuyến lâm tại địa phương qua đó đề xuất một số giải pháp có tính
khả thi để góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông khuyến lâm và
phát triển nông lâm nghiệp.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Khuyến nông khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm
giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn
(A.W.Van den Ban và H.S. Hawkins, Khuyến nông ) [ 1 ]
* Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hòa
nhập các kiến thức bản địa với kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan
điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng

đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên
ngoài để có khả năng vượt quacác trở ngại gặp phải (D.Sim và H.A.Hilmi,
FAO Forestry paper 80,1987,FAO, Rome).[ 1]
* Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những
khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề của chính
họ ( Malla, A Manual for Training Field Workers,1989).[1]
* Khuyến nông khuyến lâm là một tiến trình giáo dục. Các hệ thống
khuyến nông khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy
các dòng thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các
nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo (Falconer, J., Forestry, A
Review of Key Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987,O.D.I., London)
[1].
Ở Việt Nam, khuyến nông khuyến lâm được hiểu là một hệ thống các
biện pháp giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển
sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân,
xây dựng và phát triển nông thôn mới.


5

“Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình trao đổi học hỏi kinh
nghiệm, truyền bá kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần
thiết trong sản xuất nông lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự
giải quyết được những công việc của chính mình, nhằm nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng”.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến
năm 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số
832/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/3/2008.
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất, đều đề cập đếnphát triển
khuyến lâm.
Chính sách khuyến lâm của Chính phủ Việt Namđược phản ánh trong
Nghị định số 13/CP ngày 02/03/1993 về quy định công tác khuyến nông
khuyến lâmvà Thông tư liên bộ số 02 LB-TT ngày 02/08/1993 về hướng
dẫnthi hành Nghị định 13/CP.
Ngày 26/04/2005 Thủ tướng Chính phủban hành Nghị định số
56/2005/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.
Ngày 21/05/2007 ban hành Thông tư 50/TTLT về việc hướng dẫnsử
dụng kinh phísự nghiệp đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
2.1.3 Một số mô hình tổ chức hệ thống KNKL trên thế giới
* Mỹ:
- Năm 1843 ở NewYork Nhà nước cấpnguồn kinh phíkhá lớn cho
phép thuê tuyển những nhà khoa học nông nghiệp có năng lực thực hành tốt
làm giảng viên khuyến nông xuống các vùng nông thôn đào tạo những kiến
thứcvề khoa họcvà thực hành nông nghiệp cho nông dân
- Năm 1853, Edward Hitchcoch, là chủ tịch trường đại họcAmherstvà
là thành viên của UBNN bang Massachuisetts đã có nhiều công lao đào tạo


6

khuyến nông cho nông dân và học sinh, sinh viên. Ông cũng là người sáng lập
ra hội Nông dân và học viện nông dân
- Cuối những năm 80 của thế kỉ trước Nhà nước đã quan tâm đến công
tác đào tạo khuyến nông trong trường đại học.
- Năm 1914, Mỹ ban hành đạo luật khuyến nông và thành lập hệ thống
khuyến nông quốc gia. Giai đoạn này đã có 8861 hội nông dân với khoảng
3.050.150 hội viên.
- Mỹ là quốc gia có 6% dân sống bằng nghề nông nghiệp nhưng nền

nông nghiệp Mỹ được xếp vào nhóm những nước nông nghiệp phát triển.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ chiếm lĩnh thị trướng thế giới như ngô,
đậu tương…(sản lượng đậu tương năm 1985 đạt 55 triệu tấn, năm 2001 đạt 70
triệu tấn, tăng 15 triệu tấn/năm, xuất khẩu lớn nhất thế giới: 16,9 triệu
tấn/năm , đạt khoảng 54% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới. Ngô 20002001 đạt 335 triệu tấn, xuất khẩu 70 triệu tấn = 69% TG).
* Ấn Độ:
Chương trình thiết lập hơn 100 trung tâm khuyến nông khuyến lâm và
một văn phòng khuyến nông khuyến lâm trung ương, 10 trung tâm khuyến
nông khuyến lâm vùng nhằm cải thiện sự liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ.
*Nepal:
Các chương trình khuyến nông khuyến lâm được tổ chức để cung cấp
cho người dân sự hiểu biết các chính sách mới về khuyến nông khuyến lâm,
các luật lệ, các lợi ích có liên quan đến quản lý các nguồn tài nguyên của họ.
Nhà nước đào tạo cán bộ khuyến nông khuyến lâm cấp huyện và cộng đồng.
Nhà nước phát triển khuyến nông khuyến lâm thông qua các chương trình
truyền thanh đại chúng, báo, tạp chí và các tuần lễ trồng cây quốc gia.
*Thái Lan:


7

Thái Lan có ba tổ chức hoạt động có liên quan đếnkhuyến nông khuyến
lâm là Cục lâm nghiệp hoàng gia, Hội nông dân và Hội phát triển cộng đồng.
Hội nông dân có ba phòng chức năng là khuyến nông khuyến lâm, tổ
chức hoạt động và phòng đối ngoại. Hội thực hiện chức năng khuyến nông
khuyến lâm qua việc làm cầu nối giữa khu vực tư nhân và chính phủ, hội phát
triển các tài liệu tuyên truyền, đào tạo và tạo ra các hành lang pháp lý thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp.
Hội phát triển cộng đồng chú trọng đếnsự tăng cường bảo vệ rừng ở

cấp cộng đồng.
Cục lâm nghiệp hoàng gia triển khai các hoạt động khuyến nông
khuyến lâm trên các lĩnh vực như bảo vệ rừng, sử dụng đất và trồng cây. Hoạt
động này được thực hiện và chỉ đạo bởi các phòng lâm nghiệp quốc gia, bao
gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh.
Chức năng khuyến nông khuyến lâm của cục lâm nghiệp hoàng gia
được xác định như sau:
- Khuyến nông khuyến lâm như một quá trình học hỏi để hiểu người
dân và môi trường làm việc của họ.
- Khuyến nông khuyến lâm là một công cụ để xây dựng sự hợp tác với
các người dân có liên quan.
- Khuyến nông khuyến lâm như một người xúc tác để thúc đẩy việc tạo
ra lâm nghiệp cộng đồng và các hệ thống nông lâm kết hợp để đạt các mục
tiêuđã được chấp thuận.
*Philippin:
Hệ thống khuyến nông khuyến lâm được thành lập năm 1976. Nhà
nước xây dựng các chính sách, lập kế hoạch xây dựng các chương trình
khuyến nông khuyến lâm và các dự án phát triển nông thôn. Mạng lưới
khuyến nông khuyến lâm chủ yếu do các trường đại học, các viện nghiên cứu,


8

các tổ chức tình nguyện và tổ chức phi chính phủ thực hiện. Nội dung được
chú trọng là nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình canh tác trên
đất dốc như SALT 1, SALT 2, SALT 3 dựa trên cơ sở hợp tác giữa các trường
đại học và các cơ sở nghiên cứu.
*Indonesia:
Hệ thống khuyến nông khuyến lâm được xây dựng từ cấp trung ương
đến cấp cơ sở. Các trung tâm khuyến nông khuyến lâm được hình thành ở

các cấp cộng đồng, bao gồm từ 4 đến 8 cán bộ hiện trường về lâm nghiệp,
7 đến 12 cán bộ nông nghiệp. Mỗi trung tâm phụ trách từ 2 đến 3 xã. Cả
nước có khoảng 7000 cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Mỗi trung tâm có
một cán bộ giám sát. Cán bộ khuyến nông khuyến lâm được đào tạo tại các
trường cao đẳng, cán bộ quan sát được đào tạo tại các trường đại học nông
lâm nghiệp.
* Pakistan:
Viện nghiên cứu lâm nghiệp đã thiết lập nhiều mô hình trồng cây làm
nguyên liệu chất đốt cho các trang trại vì 90% nguyên liệu chất đốt do các
trang trại cung cấp.
Nhà nước hỗ trợ tiêu thụ gỗ cho các trang trại để thúc đẩy phát triển.
Chức năng của các cơ quan khuyến nông khuyến lâm được xácđịnh nhưsau:
-Tìm hiểu những quan tâm và nhận thức của người dân đối với các hoạt
động lâm nghiệp.
- Đề ra các hệ thống đào tạo và chương trình khuyến nông khuyến lâm
đối với các loại đối tượng trong ngành chế biến gỗ.
- Tổ chức các hội thảo, tham quan rừng và gặp mặt người dân với các
nhà lâm nghiệp và các chuyên gia.


9

- Khuyến khích việc thành lập các tổ chức phi chính phủ để bảo vệ môi
trường và lâm nghiệp đồng thời cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho họ, làm
cầu nối với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ khác.
- Phát triển các dữ liệu cơ bản về kỹ thuật và thị trường.
- Huấn luyện và đào tạocán bộ khuyến nông khuyến lâm.
- Đề xuất các chính sách khuyến nông khuyến lâm, chiến lược và quy
chế có liên quan.
-Giám sát và đánh giá các phương pháp và kỹ thuật khuyến

nôngkhuyến lâm.
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển KNKL ở Việt Nam
* Trước 1993:
+ Sau Cách mạng Tháng 8/1945-1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm tới nông nghiệp, Người kêu gọi quốc dân” tăng gia sản xuất, tăng
gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa! đó là những việc cấp bách của chúng
ta lúc này”. Nghe theo lời kêu gọi của Người, toàn dân bắt tay vào khôi phục
kinh tế, phát triển sản xuất.
+ 1956-1958 kế tiếp ngay sau cải cách ruộng đất, nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Chính phủ thực hiện “ đổi công, vần công”, nông dân
tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp.
+ Năm 1960 ở miền bắc thành lập các hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp(HTX) bậc thấp-1968 HTX bậc cao-1974 HTX toàn xã. Tổ chức hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng lớn,” Cùng làm
cùng hưởng” đã tạo ra điều kiện quan trọng giúp cho Đảng và Nhà nước có thể
huy động được mức tối đa sức người sức của phục vụ cho tiền tuyến, phục vụ
công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam.
+ Sau giải phóng miền Namnăm 1975 đến năm 1980 miền bắc vẫn duy
trì HTX sản xuất nông nghiệp là một thực tế bất cập mất cân đốigiữa quan hệ
sản xuất với lực lượng sản xuất


10

+ Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trì trệ và đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn, tháng 1/1981, Chỉ thị 100 của Ban Chấp hành TW
Đảng:” Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”, còn gọi là”
khoán 100” được ra đời. HTX chỉ quản lý 5 khâu: Đất - Nước - Giống - Phân
bón - Bảo vệ thực vật. Còn các khâu khác khoán cho nhóm và người lao động.
“Khoán 100” đã có tác dụng to lớn khích lệ nông dân sản xuất. Ngoài lượng

nông sản phải nộp cho HTX số còn lại người nông dân tự do sử dụng.
+ Sau vài năm thực hiện “Khoán 100” Đảng ta xem xét rút kinh
nghiệm “Khoán 100” có nhiều ưu điểm thúc đẩy nông nghiệp phát triển
nhưng cũng còn nhiều hạn chế, nông dân chưa thực sự chủ động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Trên đồng ruộng, ao hồ, chuồng trại chăn nuôi… nông dân
chưa thể chủ động sản xuất kinh doanh vìnhững khâu then chốt như giống,
phân bón… nông dân vẫn phải phụ thuộcvào sự quản lý của HTX
Trình độ dân trí còn thấp nên sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Nhiều hộ dân cuộc sống vẫn đói nghèo do thiếu lao động sản xuất, thiếu vốn,
gặp rủi ro…
+ 5/4/1988 Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng khóa V ra NQ 10:”
Cải tiến quản lý kinh tế trong nông nghiệp”, còn gọi là “ Khoán 10”. Ruộng
đất giao cho nông dân quản lý lâu dài 20 năm đối với đất nông nghiệp, 50
năm đối với đất lâm nghiệp.
* Sau 1993:
+ 2/8/1993 Thông tư 02/LB-TT cụ thể hóa việc thực hiện NĐ 13/CP. Như
vậy cuối năm 1993 nước ta chính thức có hệ thống Khuyến nông Quốc gia.
+ Thực hiện NĐ số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003, QĐ số
118/2003/QĐ-BNN ngày 03/11/2003 về việc thay đổi cơ cấu tổ chức Cục
KN-KL, thành lập trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tiếp sau năm 2005 thực
hiện NĐ số 56/2005/NĐ-CP và TT số 60/2005/TT-BNN cụ thể hóa công tác
khuyến nông, khuyến ngư trong giai đoạn hiện nay.


11

+ Từ 1993 đến nay dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, sự
tăng cường hoạt động của khuyến nông đã thúc đẩy nền nông nghiệp của đất
nướcngày càng phát triển.
+ Nhiều năm gần đây nước ta đứng vị trí thứ 2 xuất khẩu lương thực

vào thị trường thế giới: Năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt kim ngạch
xuất khẩu 1,4 tỷ USD.
2.1.5. Các chính sách và hoạt động khuyến nông khuyến lâm
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đến
công tác khuyến nông khuyến lâm, đã phản ánh rõ vai trò và tầm quan trọng
của khuyến nông khuyến lâm trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và
phát triển nông thôn.
Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành nghị định số 13/CP về Quy định
công tác khuyến nông và thông tư liên bộ 02/LBTT ra ngày 2/8/1993, về
hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP. Nội dung chính sách bao gồm:
- Thành lập hệ thống khuyến nông khuyến lâm từ cấp trung ương đến cấp
huyện với số lượng biên chế nhà nước, mạng lưới cộng tác viên khuyến nông
khuyến lâm cấp xã theo chế độ hợp đồng. Khuyến khích và cho phép thành lập
các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các
đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước.
- Tổng số cán bộ khuyến nông khuyến lâm chuyên trách từ cấp trung
ương đếnhuyện bao gồm gần 3000 người, hiện nay có nhiều hình thứckhuyến
nông khuyến lâm đang được thử nghiệm ở nhiều nơi do các tổ chức quốc tế,
phi chính phủ, các công ty, nhà máy tài trợ. Các hoạt động khuyến nông
khuyến lâm đã và đang đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ.
- Nguồn vốncho hoạt động khuyến nông khuyến lâm nhà nước được
hình thành từ các nguồn như ngân sách nhà nước cấp hàng năm, tài trợ của
các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, thu của nông dân một phần giá trị


12

sản phẩm tăng thêm nhờ áp dụng khuyến nông( chỉ áp dụng với các tổ chức
khuyến nông tự nguyện).
- Cán bộ khuyến nông khuyến lâm được nhà nước đào tạo về kỹ năng

và nghiệp vụ. Khi đi công tác tại cơ sở được hưởng một khoản phụ cấp ngoài
lương và có thể ký hợp đồng kỹ thuật với nông dân và được nhận thưởng theo
hợp đồng.
Tháng 11/1997, Hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm được
Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tổ chức, nhằm tổng kết hệ thống tổ
chức khuyến nông khuyến lâm, nội dung, phương pháp hoạt động và đề xuất
chính sách cho phát triển khuyến nông khuyến lâm ở nước ta. Nhìn chung các
hoạt động này đã gặt hái được nhiều thành công song cũng đang đối mặt với
nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết nhiều vấn đề có tính
lý luận và thực tiễn.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
*Vị trí địa lý:
Vân Tùng là một xã vùng cao của huyện Ngân Sơn, gồm 6 dân tộc anh
em cùng sinh sống rải rác trên 13 thôn, khu. Tiếp giáp với các xã:
+ Phía Bắc: Giáp với xã Đức Vân.
+ Phía Đông: Giáp với xã Thượng Quan.
+ Phía Tây : Giáp với xã Cốc Đán.
+ Phía Nam: Giáp với xã Trung Hòa và thị trấn Nà Phặc.
* Đặc điểm địa hình:
Là xã nằm tronglòng chảo cánh cung Ngân Sơn, đồi núi và thung lũng
sâu tạo thành các địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn, diệntích đất lâm
nghiệp và đất đồi núi chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và một số soi bãi nằm dọc theo


13

các con suối . Do địa hình phức tạp như vậy nên giao thông đi lại khó khăn
vềmùa mưa, mùa khô gây hạn hánvà thiếu nước phục vụ cho việc sản xuất

của người dân.
*Khí hậu:
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, phân biệt thành hai mùa khá rõ
rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm có sự chênh lệch các tháng trong năm
cao, mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp đến 50C, mùa hè
khá nóng, nhiệt độ trung bình 25 - 300C.
- Lượng mưa trung bình các tháng cũng khác nhau nhưng chủ yếu mưa
tập trung vào các tháng 5 - 8, lượng mưa không đều.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, giữa các tháng không có sự chênh
lệch nhiều.
- Chế độ gió trên địa bàn chủ yếu xuất hiện Gió mùa Đông bắc về mùa
đông. Bão ít ảnh hưởng đến xã, do được che chắn bởi các dãy đồi núi cao.


14

* Tài nguyên đất:
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Vân Tùng tính đến năm 2014
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Tên loại đất và mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chƣa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây


NNP

SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQP
CAN
CSK
CCC
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS


Diện tích
5110.00
3328.96
351.65
313.68
156.71
156.97
37.97
2971.82
1633.52
1338.30
0
1.31
0
4.18
985.58
27.21
27.21
0
881.61
4.02
781.32
0.82
10.26
85.20
0
2.48
74.27
0

795.46
0
675.33
120.13


15

* Tài nguyên rừng:
Theo kết quả kiểm kê đất đai xã có 2.971,82 ha đất lâm nghiệp, trong
đó đất rừng sản xuất là 1.633,52 ha, đất rừng phòng hộ là 1.338,30 ha, đất
rừng trồng phòng hộ là 406,48 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ
133,41 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 449,69 ha, đất có rừng tự
nhiên sản xuất 206,01 ha, đất có rừng trồng sản xuất là 533,20 ha.
*Tài nguyên nước:
Chủ yếu là các con suối nhỏ có nước quanh năm, nhưng lượng nước ít
về mùa khô, một số khe suối nhỏ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như
không có, vì vậy khai thác nguồn nước cho sản xuất cần phải có sự đầu tư.
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
* Điều kiện dân sinh:
- Tổng số hộ dân của xã là 893 hộ
- Nhân khẩu là 3.349 người
- Trong độ tuổi lao động là 1.950 người
Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động
+ Thuận lợi: Có nhiều lực lượng sản xuấtnông lâm nghiệp, người dân
cần cù, chịu khó, đoàn kết trong lao động sản xuất, dân số phát triển ổn định.
+ Khó khăn:trình độ dân trí còn thấp, canh tác còn manh mún…
*Hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Giao thông: Hiện nay trên địa bàn xã có 3 trục đường giao thông là:
Trục đường quốc lộ 3 đi qua trung tâm xã dài 12 km, 2 trục đường liên xã

là Vân Tùng - Cốc Đán dài 10 km mặt đường đất, trục đường Vân Tùng Thượng Quan dài 12km, mặt đường đã được nhựa hóa theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT( đơn cấp 5). Đường liên thôn dài 30km đường đất, đường
ngõ xóm dài khoảng 60km, mặt đường đất chỉ đi bộ và đi được xe cơgiới
hai bánh.


16

- Thủy lợi: Tổng số công trình thuỷ lợi (đập, mương) trên địa bàn hiện
có 6 công trình được nhà nước đầu tư đã được kiên cố hóa dài 9km.
- Điện:Hệ thống cung cấp điệncho xã hiện nay gồm 4 trạm biến áp, 6
tuyến, tổng chiều dài là 20km(do chi nhánh điện Ngân Sơn quản lý vận hành
và bảo dưỡng). Tổng số hộ được sử dụng điện hiện nay là 883 hộ hiện còn 10
hộ chưa có điện sử dụng.
- Trường học: Hiện nay trên địa bàn có 3 trường học:
+ 01 Trường Mầm non: Có 8 phòng học, 14 giáo viên
+ 01 Trường Tiểu học: Có 13 lớp, 16 phòng học, tổng số cán bộ giáo
viên có 21 người.
+ 01 Trường cấp THCS: có 10 phòng học, có 8 lớp, tổng số cán bộ giáo
viên có 20 người.
- Y tế : có 01 trạm y tế, các thôn, xóm trong xã đều có y tế thôn bản,
nhìn chung công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất
ngày càng được nâng cao và hiện đại hóatừng bước. Song cơ sở vẫn còn
nhiều khó khăn, trạm y tế còn cách xa trung tâm xã nên công tác khám chữa
bệnh cho người dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Chợ: Hiện nay trên địa bàn xã Vân Tùng có 1 chợ, hiện trạng chợ
chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định cuả Bộ xây dựng. Cơ sở còn thiếu thốn.
- Bưu điện: Số điểm phục vụ bưu chính viễn thông có 01 điểm, số điểm
truy cập dịch vụ internet có 04 điểm.



×