Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Thuyết minh về các danh lam thắng cảnh đẹp nhất việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 80 trang )

MỤC LỤC

1


CHƯƠNG 1: BÀI THUYẾT MINH ĐỘNG PHONG NHA
Xin kính chào quý khách, hướng dẫn viên tên Đào Thị Hoa hiện đang
công tác tại công ty du lịch Việt. Thay mặt công ty, thuyết minh viên xin chúc
qúy khách có chuyến tham quan vui vẻ.
Trước khi bắt đầu chuyến thăm quan, thuyết minh viên xin lưu ý với quý
khách một số điều nho nhỏ: quý khách không được tự ý tách khỏi đoàn, không
xả rác bừa bãi và không để tay ra ngoài thuyền.
Đông Phong Nha thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50km về phía tây bắc,
động Phong Nha được coi là “ Thiên Nam đệ nhất động” của Việt Nam, được
che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới.
Từ sông Son, du khách đi hơn 30 phút để tới động Phong Nha. Đến trước
cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình
ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Nơi đây được
mệnh danh là vương quốc của các hang động, gồm 300 hang động lớn nhỏ, được
chia làm ba hệ thống trong đó hệ thông dài nhất là hệ thống động Phong Nha.
Tổng chiều dài của động Phong Nha là 8.821m, ngày hôm nay đoàn
chúng ta sẽ thăm quan 1.200m của động Phong Nha, rồi quay trở ngược ra để
tham quan những cảnh quan chúng ta vừa đi qua là động Tiên và động Cung
Đình. Đây hoàn toàn là những cảnh quan tự nhiên, không phải do bàn tay con
người chạm khắc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho du khách, thì con người
mình đã tác động thêm đó là mắc hệ thống điện lưới, cũng giống như thiết kế nối
đi lại để cho du khách có thể vào tham quan. Trong động hiện nay có rơi và
chim én sinh sống. Khi vào trong động chúng ta sẽ bắt gặp điểm có trần động
thấp trong lộ trình tham quan ngày hôm nay, nhìn từ xa tưởng chừng như thuyền
không thể lọt qua được cửa này. Nhưng thực ra chiều cao của nó từ 1,5m đến


2m, do đó người ta tính chiều cao của trần động để thiết kế những chiếc thuyền

2


phù hơp, để đi qua một cách dễ ràng khi thủy triều lên xuống. Đây là câu trả lời
cho những du thách thắc mắc tại sao thuyền không làm cao hơn.

Động Phong Nha được ví như con rồng khổng lồ, phía trước miệng nó há
ra sau đó eo thắt lại. Đoàn chúng ta đi khoảng 5km từ sông Son, nhưng khi vào
đến động đây không còn được gọi là sông Son nữa, mà gọi là sông ngầm ở trong
lòng động Phong Nha chảy ra. Có nhiều giả thuyết cho rằng mạch nước này từ
bên Lào chảy về. Vào mùa hè nước ở sông Son rất trong xanh, nhưng nước từ
trong lòng động chảy ra có những vẩn đục. Trên động là dãy Trường Sơn gây
mưa, ở mình là Trường Sơn Đông, ở Lào là Trường Sơn Tây hai dãy Trường
Sơn này thời tiết hoàn toàn trái ngược nhau, có thể nguồn nước từ bên kia đổ về
động Phong Nha.
Khi chúng ta vào hang động ban ngày cũng giống ban đêm, người ta
thường có câu: Ai về thăm động Phong Nha, có con sông chảy đưa ngày vào
đêm. Vào sâu trong hang chúng ta có thể quan sát được nhiều hình dạng khác
3


nhau của nhũ đá, thách thức trí tưởng tượng của mỗi du khách. Dòng sông ngầm
ở trong động có độ sâu 5,6m không giống như ở ngoài sông Son 1 đến 1,5m. Vì
vậy trong quá trình chụp ảnh hay quay phin đoàn mình phải hết sức cẩn thận.
Vào sâu bên trong chúng ta sẽ bắt gặp một khối nhũ giống hình Phật Bà
Quan Âm, bên cạnh tượng Phật Bà có khối nhũ duy nhất nhận được lượng ánh
sáng từ bên ngoài hắt vào. Người ta ví đây giống như ánh hào quang từ tượng
Phật Bà Quan Âm phát ra. Trong hang thỉnh thảng có những giọt nước từ trên

trần rơi xuống, mình quan niệm đó là những giọt nước may mắn.
Để tạo ra được cảnh quan như ngày hôm nay, theo nhà nghiên cứu cho
rằng độ tuổi động Phong Nha này là khoảng 35 triệu năm để tạo ra cảnh quan
như thế. Những khối nhũ mà chúng ta nhìn thấy, người ta ước tính khoảng 100
năm nó hình thành được 1 đến 2cm.
Động Phong Nha là động đầu tiên mở cửa đón khách ở Quảng Bình vì
vậy có tên Phong Nha – Kẻ Bàng. Phong Nha là tên động, còn Kẻ Bàng là
những dải núi đá vôi.
Trong động có hình con cóc, theo quan niệm của dân gian cóc dùng để
cầu mưa. Trước đây ở khu vực này có lễ hội cầu đảo, cầu cho thời tiết đảo ngược
lại, thường diễn ra vào đầu tháng tư âm lịch khi thời tiết hạn hán xảy ra. Càng
vào sâu bên trong chúng ta sẽ bắt gặp những khối nhũ có màu sắc khác nhau,nó
phụ thuộc vào lượng nước mưa khi nó thẩm thấu qua núi đá vôi. Nhìn lên ta có
thể thấy những khối nhũ màu trắng, đây là những khối nhũ không bị nhiễm tạp
chất. Còn những khối nhữ nhiều màu sắc thì bị nhiễm các tạp chất khác nhau.
Những khôi nhũ này do những giọt nước trong hang tạo thành, sau hàng triệu
năm chúng dần dần nối lại với nhau. Những khôi nhũ trên nhỏ xuống gọi là
chuông đó, con từ dưới bồi lên gọi là măng đá, tạo ra những cột nhũ được ví như
cột đình thiên trụ.
Bên cạnh những giá trị về thiên nhiên, động Phong Nha còn là căn cứ
quan sự rất quan trọng của ta. Trong cuộc kháng chiên chống Mĩ từ năm 1964
đến 1972 với phương châm động là nhà và bến là trận địa thì động Phong Nha
đã trở thành một căn cứ quân sự rất quan trọng đối với ta. Đây là nơi cất dấu ca
4


nô, vũ khí, đạn dược của quân ta. Đến năm 1968 khi bị Mĩ phát hiện ra đây là
căn cứ quân sự của mình, Mỹ đã dùng nhiều loại phương tiện để bắn vào, nhưng
không phá hủy được động. Trong khu vực vườn quốc gia còn có hang mộ 8
thanh niên xung phong trong thời gian chiến tranh, ngày 14-11-1972 trong khi 8

chiến sĩ thanh niên xung phong đang làm việc trong hang thì bị máy bay Mỹ bắn
tên lửa làm sập một tảng đá 100 tấn, cửa hang bị lấp, cả 8 thanh niên 4 nam và 4
nữ quê ở Hòa Yên, Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa ở lứa tuổi 20-25 cung nhập ngũ
ngày 26-6-1971 đã hy sinh. Năm 1996 Sở Thương binh và xã hội tỉnh Quảng
Bình đã rời được tảng đá và đưa hài cốt các liệt sĩ về quê an nghỉ. Một tấm bia
đã được dựng lên ở cửa hang để tưởng nhớ sự hi sinh của các thanh niên xung
phong. Năm 1986 động Phong Nha được công nhận là khu di tích lịch sử quốc
gia, đến năm 1995 người ta mới phát triển du lịch thật sự.
Trong động chúng ta sẽ bắt gặp dải cát dài, trong bảy tiêu chí của động
Phong Nha có bãi cát vàng ở trong đó, đây là dòng nước ngầm vì vây khi lũ về,
nước dâng lên khoảng 2 đến 3m, do đó số lượng cát sẽ dâng lên theo lượng phù sa.
Hang động này liên quan đến một giáo sĩ người Pháp năm 1898, có tên là
Hangry Cadie đã đến thám hiểm động Phong Nha, đi sâu được 600m. Ông đã phát
hiện ra những dòng chữ, sau đó là các vật dụng. Dựa vào các hiện vật tìm thấy
được người ta chứng minh người Chăm đã từng vào hang động này. Theo quan
niệm của người Chăm ở đâu có hang động ở đó rất là thiên. Tuy nhiên ở đây sông
nước nhiều họ không thể vào đây để sống, trong quan niệm của họ đây giống như
giáo đường, Hang có tên là hang Bi Ký liên quan đến các kí tự được tìm thấy.
Ngoài ra năm 1924 một người Anh có tên Baton đã đến thám hiểm hang
động này và đi sau 1.500m. Năm 1997 đội nghiên cứu hang động của Đại học
Hoàng gia Anh và các cán bộ của Khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã đến động Phong Nha nghiên cứu thám
hiểm trong một tháng có quay phin, ghi hình, đi sâu vào được 8.000m và có tổ
chức hội thảo để đánh giá về hang động này.
Ngoài những hình ảnh về nhũ đá tạo thành như: con cóc, Phật bà còn có
các hình ảnh khác như: hang cô tiên, bông hoa sen, Phật Bà nghìn tay nghìn mắt,
hình tượng cô dâu chú rể trong ngày cưới. Trong động có câu chuyện tình yêu
5



giữa chàng Phong Nha và nàng Giáng Tiên. Hai người yêu nhau, nhưng vấp
phải sự ngăn cản Giáng Tiên đã phải bay về trời, nàng đã cắt lại mái tóc để lại
cho chàng.
Trên đây thuyết minh viên vừa cung cấp cho quý khách một số thông tin cơ
bản về động Phong Nha, quý khách có câu hỏi gì không ạ? Nếu không, quý khách có
30 phút để thăm quan tự do. Sau 30 phút xin quý khách tập trung tại chỗ thuyết minh
viên đang đứng để chúng ta di chuyển đến điểm tham quan tiếp theo.

6


Mái tóc của nàng Giáng Tiên

7


Nhũ đá hình Phật Bà nghìn mắt nghìn tay

8


CHƯỚNG 2: BÀI THUYẾT MINH TẠI ĐIỂM
2.1.

NGHIÃ TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN

Kính chào quý khách đã về thăm lại di tích lịch sử nghĩa trang Trường
Sơn.Tôi xin tự giới thiệu tôi là Lê Thị Hường thuyết minh viên tại nghĩa trang
Trường Sơn. Lời đầu tiên thay mặt anh chị em ban quản lý nghĩa trang Trường Sơn
tôi xin gửi đến đoàn lời chúc sức khỏe, chúc cho đoàn ta có một chuyến tham quan

thành công và ý nghĩa.
Tôi xin phép được thông qua lộ trình của đoàn:
1.
2.
3.

Vào nhà khánh tiết dâng hương lên Bác Hồ và các anh hung liệt sĩ.
Tới khu nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nghe thuyết minh.
Tham quan và dâng hương cho các mộ phần các liệt sĩ.
Trước khi vào chuyến tham quan tôi xin có vài lời nhắc nhở đoàn mình là
khi vào dâng hương thăm viếng các nơi di tích lịch sử linh thiêng mọi người cần
ăn mặc chỉnh tề, đi nhẹ, tránh gây tiếng ồn quá lớn và không vứt rác bừa bãi góp
phần bảo vệ môi trường.

9


2.2. NỘI DUNG.
1.vào nhà khánh tiết dâng hương lên Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ.
-Thưa toàn thể đoàn, trước khi chúng ta tới thăm nghĩa trang Trường Sơn
nơi yên nghỉ của hơn 10.000 liệt sĩ chúng ta sẽ vào đây dâng hương để tỏ lòng
biết ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh. Đề nghị mọi người xếp thành 4 hàng
và lần lượt lên dâng hương.
2.Di chuyển đến nghĩa trang Trường Sơn.
-Kính thưa toàn thể đoàn, nghĩa trang liệt sĩ tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt
thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh đã được Trung ương và Bộ
quốc phòng phê chuẩn cho xây dựng để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi
sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn. Nghĩa trang được
hoàn thành năm 1977. Đây được coi là ngôi nhà chung của 10.263 liệt sĩ một
phần xương máu của dân tộc Việt Nam. Nghĩa trang liệt sĩ trường Sơn có tổng

diện tích là 140.000m2. Được chia thành 10 khu vực theo quy hoạch từng quê
hương của các liệt sĩ để dễ thăm viếng trải dài trên trên 5 quả đồi uốn lượn theo
hình vòng cung về phía Tây.
+ Trên quả đồi 1: là mộ của các liệt sĩ ở phía Nam từ Quảng Trị đến thành
phố Hồ Chí Minh và khu vực Hà Nội.
+ Trên quả đồi 2: là khu vực Hà-Nam-Ninh bao gồm các tỉnh Ninh Bình,
Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định.,,
+ Trên quả đồi 3: các liệt sĩ ở Hải Dương, Thái Bình, Hà Bắc..
+ Trên quả đồi 4: mộ các liệt sĩ ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa..
+ Trên quả đồi 5: là mộ các liệt sĩ ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai
Châu, Hải Phòng, Vĩnh Phú.
Ngoài ra, còn có 68 ngôi mộ liệt sĩ vô danh chưa biết tên.
-

Ngay phía trước chỗ các vị đứng đây là tấm tượng đài cao 30m làm bằng đá
trắng có hình ngọn lửa đang cháy.Và mọi người trước khi đến thăm mộ các
chiến sĩ ta sẽ thắp hương tại đây.

10


Thưa quý vị, hầu hết các liệt sĩ nằm tại đây họ đều rất trẻ chỉ 18-20 tuổi
nhiều người còn chưa có người yêu, chưa biết nụ hôn đầu đời. Họ là những anh bộ
đội , những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới , họ ở khắp các tỉnh
thành trong cả nước đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc hành quân ra trận để giành lại
độc lập cho dân tộc.
Nếu như nghĩa trang Đường 9 là nơi quy hợp của tất cả các chiến sĩ ở các
binh đoàn khác nhau thì nghĩa trang Trường Sơn gắn liền với binh đoàn 559 và
con đường Hồ Chí Minh huyền thoại suốt 16 năm gian nan ác liệt trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hàng triệu tấn bom, hàng vạn tấn chất hoá học

và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Mĩ đã đổ xuống đây hòng ngăn
chặn bước tiến của các đoàn quân tiếp tế cho mặt trận phía Nam.
-16 năm với hơn 10.000 liệt sĩ đã nằm lại với núi rừng Trường Sơn họ
quây quần về đây trên con đường năm xưa. Máu xương của các anh đã thắm đỏ
trong màu xanh của đại ngàn nay lại che chở cho linh hồn các anh. 10.000 bát
hương; 10.000 ngôi sao cháy; 10.000 tiếng chuông ngân trong im lặng; 10.000
trái tim yêu nước; 10.000 đôi vai từng gánh cả Trường Sơn.
- Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn xa xôi là vậy nhưng mỗi năm có hơn
70.000 lượt người đến thăm viếng trong đó có những gia đình về tìm người thân:
vợ tìm chồng tìm con, anh em họ hàng tìm người thân, đồng đội tìm nhau,….
- Kính thưa quý vị, các anh đã hi sinh nhưng linh hồn của các anh vẫn
quanh quất đâu đây. Vâng, các anh bộ đội của chúng ta thiêng lắm các vị ạ! Vừa
rồi tại nghĩa trang có lễ cầu siêu cho linh hồn các anh một số người đồng đội và
người thân của các anh đã có mặt để trò chuyện với đồng đội, những liệt sĩ Hà
Nội đã nằm yên nghỉ nơi đây….Các anh vẫn thường hay báo mộng cho những
người quản trang rằng ngày mai sẽ có người thân đến tìm mộ các anh và đúng
như vậy. Đó không chỉ là sự ngẫu nhiên mà chuyện linh thiêng nơi nghĩa trang
Trường Sơn có rất nhiều nhưng đều là điều lành và thân thiện. Hay chuyện
những người quản trang thường túc trực qua đêm ở đây truyền tai nhau kể lại
rằng: đêm đêm nằm nghe tiếng các anh liệt sĩ hiện lên; cười đùa; hát ca giữa
11


nghĩa trang….Sáng sớm nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng hô chào cờ, tiếng
hô khẩu hiệu …..Rồi có lần một người đi tìm mộ người thân ở khắp các chiến
trường mà không thấy một lần tình cờ đi cùng đoàn tới thăm nghĩa trang Trường
Sơn như có một sức mạnh vô hình đã nắm tay họ dẫn tới một bia mộ sau khi
thắp hương xong nhìn lên mới biêt mộ người nhà mình….dù là ám ảnh hay ảo
giác thì đều nói lên một điều rằng các anh vẫn còn đây; còn sống với Trường
Sơn huyền thoại.

Quý vị có nhìn thấy cây bồ đề phía sau tấm tượng đài này không? Từ
ngày xây dựng nghĩa trang không hiểu vì sao đã xuất hiện một cây bồ đề mà
không do ai trồng cứ lớn lên xanh tốt quanh năm nay đã tạo bóng mát cho những
mộ phần của các anh.

Trong giữa khung cảnh tĩnh mịch , chạy dài là những bia mộ thăm thẳm
trời đất, âm dương như giao hòa mà lời trò chuyện dễ đồng cảm giao hòa ngỡ
như không thực song những câu chuyện tại nghĩa trang Trường Sơn đã hàm
chứa một điều: các anh chiến đấu và nằm xuống nơi đây nhưng các anh không
bao giờ chêt.
12


Về thăm Trường Sơn mỗi chúng ta không chỉ thấy xúc động nghẹn ngào
vì sự biết ơn với những người con anh hùng của Tổ quốc đã hi sinh thầm lặng để
bảo vệ giang sơn bờ cõi nước nhà. Các anh nằm đây mà ta như thấy các anh còn
tồn tại , xương máu các anh đã về với đất nhưng linh hồn của các anh vẫn còn
mãi.
Trên đây thuyết minh viên vừa giới thiệu đôi nét để quý khách hiểu rõ hơn
về nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.Sau đây quý khách sẽ có thời gian đi tham
quan và thắp hương cho mộ các liệt sĩ.
Thuyết minh viên một lần nữa cảm ơn quý khách đã về thăm Quảng TrịVùng đất lửa và chào tạm biệt quý khách, chúc quý khách có một chuyến đi
nhiều ý nghĩa.

13


CHƯƠNG 3: THUYẾT MINH KINH THÀNH HUẾ
3.1.


Thuyết trình Kinh Thành Huế
Xin kính chào quý khách tôi xin tự giới thiệu tôi tên Lương Thị Tuyết thuyết minh viên tại điểm của kinh thành Huế. Rất vui khi được đồng hành cùng
quý khách trong chuyến tham quan ngày hôm nay.
Kinh thành Huế ngày xưa có diện tích rộng 520 ha, chu vi khoảng 11km.
Vị vua đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn là vua Gia Long chọn khu vực này để
xây dựng kinh thành ông phải cho rời phần đất của 8 làng mới có thể được mảnh
đất rộng lớn như vậy để xây dựng với tính cách phòng bị quân sự cho nên ở đây
có ba vòng thành được lòng vào nhau rất chặt chẽ. Vòng thành thứ nhất có tên là
vòng thành tính từ cột cờ vào tức là phần bên ngoài phía chúng ta đi vào vòng
thành kinh thành này có thời gian xây dựng rất dài đén 27 năm vào năm

1805-

1832. Vòng thành bên ngoài xây rất dày đến 21m người ta xây gạch hai bên và
đổ đất ở giữa, mở ra 10 lối đường bộ và 2 lối đường thủy để ra vào, trên mỗi
cổng thành ra vào có xây dựng những vòng lâu, pháo đài, giáp bảo dùng để
phòng thủ và quan sát. Kinh thành này người ta xây dựng theo lối ngô băng là
phòng ngự hiện đại thời Châu bấy giờ, giúp cho quân lính hỗ trợ và kiểm soát
nhau lúc kẻ thù tấn công. Và chính giữa kinh thành có xây cột cờ.

Cột cờ
14


Cột cờ được xem là cao nhất nước cao hơn cột cờ Hà Nội, cột cờ ấy được
thiết kế 3 tầng cấp trồng lên nhau thể hiện tam tài gọi là: Thiên, Địa, Nhân hay
chúng ta còn gọi là Thiên thời Địa lợi Nhân hòa. Đó chính là vòng thành thứ
nhất là kinh thành.
Vị trí chúng ta thăm quan sáng nay gọi là kinh thành, hay Đại Nội nơi là
việc của 13 đời vua triều Nguyễn thời xưa và cổng chính đã đi vào có tên là

cổng Ngọ Môn hay còn gọi là cổng phía Nam vì nó hướng về phía Nam.

Cổng Ngọ Môn
Chữ Ngọ này không phải là 12 giờ trưa mà chữ Ngọ này nằm trên trục
tiến Ngọ theo một hướng Bắc – Nam chính vì vậy cộng quay về phía Nam. Đây
là cổng quan trọng khi nào có lễ lớn của triều đình thì vua mới đi cổng này, còn
đi săn bắt, đi chơi, vi hành thì đi cổng hậu phía sau tên gọi cổng Hòa Bình. Cổng
này khi thiết kế không chỉ là cổng đơn thuần đi ra đi vào mà cổng này thiết kế
còn có nền Đài và Lệ Đài. Nền Đài có 5 lối cổng chính ra vào thể hiện theo ngũ
hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ngày xưa lối cổng chính là cổng dành riêng cho vua đi, cổng bên tay trái
nhà vua đi là dành cho quan văn, đối diện sẽ dành cho quan võ và hai cổng hình
chữ U song song tiếp theo thì dành cho voi cho ngựa, cho lính theo hầu nhà vua
thi đó người ta gọi là “con đường dành cho đoàn ngự đạo” mỗi khi vua đi ra
15


hoàng cung, còn tất cả các phần mái lợp bên trên sau khi di xem một phần bên
trên để ngắm cảnh và chụp ảnh. Lầu này ngày xưa được gọi là lầu Ngũ Phụng, là
nơi diễn ra các lễ lớn của triều đình như lễ đọc tên xướng danh của các vị đỗ tiến
sỹ hay trong những năm mới thì nhà vua sẽ ban phát sách lịch sử, để dân chúng
coi ngày giờ trong một năm và vào ngày 30/8/1945 vị vua cuối cùng của triều
đình nhà Nguyễn là Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Sau khi đọc chiếu thoái vị xong
thì vua đã trao một cái kiếm và một bảo ấn cho chính phủ cách mạng lâm thời
Việt Nam để chấm dứt chế độ phong kiến trên mảnh đất Huế và Việt Nam nói
chung. Vói chế độ phong kiến người ta thường trọng nam khinh nữ cho nên khu
vực nào quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn thì người ta sẽ không cho
phép bất cứ một người phụ nữ nào vào đó, nhưng đến thời vua cuối cùng của
triều Nguyễn đó là vua Bảo Đại do ảnh hưởng của văn hóa phương tây cho nên
khi trở về Việt Nam ông đã phá bỏ một số luật lệ của triều đình nhà Nguyễn cho

phép vợ là Hoàng Hậu Nam Phương – là người phụ nữ đầu tiên cùng chồng lên
lầu Ngũ Phụng đó để dự những lễ đón lớn của triều đình nên có những bất ngờ ở
đời vua cuối cùng là như vậy.
Từ cổng chính Ngọ môn phía trước có cầu là cầu Trung Đạo chúng ta
quan sát trên 2 đầu cầu có 2 cổng chào 2 bên tiếp theo phía trên có 3 tầng sân
gọi là sân Châu ngày xưa cấp bậc của các quan được phong cấp từ nhất phẩm
đến cửu phẩm. từ 1 đến 9 con số 9 ngày xưa rất quan trọng và thiêng liêng, con
số của thiên tử. Do vậy, khi đi vào trong này con số 9 được lặp đi lặp lại nhiều
lần và trên hai tầng sân có hai hàng bia đá nhỏ đặt song sông 2 bên cái đó người
ta gọi là phẩm sơn. Phẩm sơn tức là cái ghi cấp bậc của các quan văn võ để đứng
xếp hàng khi hành lế, ngày xưa có 2 ngày đại lế là ngày mồng 1 và 15 âm lịch
nên các quan văn võ phải dạy rất sớm đi chầu, 4-5 giờ sáng phải dạy đi chầu đến
khi mặt trời mọc thì tan chầu chứ không phải ngày nào cũng phải đứng ngày
nắng dưới mưa để làm việc. Tầng sân cuối cùng ở đây có hai con lân hay còn
gọi là con Nghê nằm trong nhóm bốn con vật quý ngày xưa là tứ linh: Long,
Lân, Quy, Phượng. Theo tương truyền con vật này không có thật nhưng xét theo
16


tính cách thì nó rất trung thành, lòng rất trong sáng. Nên ở các sân chầu lớn
người ta thường đặt hai con nghê này để nhìn vào phía bên trong quan sát thái
độ của các quan có nghiêm túc, có đúng đắn không, đó là theo quan niệm ngày
xưa. Đây chính là phía bên ngoài Hoàng thành để biết rõ hơn chúng ta sẽ đi chi
tiết phía bên trong để quan sát.
Ngôi điện đầu tiên chúng ta chúng ta đi vào có tên điện Thái Hòa là ngôi
điện quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn vào đây chúng ta không được
quay phim chụp ảnh.

Điện Thái Hòa ngày xưa được đặt có ý nghĩa rất quan trọng: Thái Hòa có
nghĩa là hòa hợp với giữa trời đất và con người, giữa âm dương lúc đó vạn vật

sinh sôi nảy nở, con người ăn nên làm ra đó là ý nghĩa mà nhà vua đặt cho ngôi
điện này. Trong ngôi điện này là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ đăng
quang tức vua lên ngai vàng. Ngày xưa tuổi thọ của nhà vua rất ngắn nên 40-50
tuổi được xem là tuổi thọ rất cao, nên 40-50 tuổi nhà vua sẽ tổ chức mừng thọ
long trọng trong ngôi điện này, khi hoàn tất diễn ra buổi lễ thì nhà vua sẽ ngồi
lên ngai vàng này. Ngai vàng này là ngai vàng cổ từ xưa đến bây giờ tức là 13
đời vua triều Nguyễn đã ngôi trên ngai vàng này làm việc.
17


Mọi người lầm tưởng vào trong cung vua sẽ thấy ngai vàng đúc nguyên
khối nhưng không có ngai vàng nào đúc nguyên khối cả mà người ta chỉ làm
bằng gỗ rồi sơn son thiếp vàng sau đó nhuộm mọt lớp vàng rất mỏng ra bên
ngoài mà thôi.

Từ ngai vàng này để phân cấp thể hiện tam tài gọi là thiên địa nhân hay
còn gọi là thiên thời địa lợi nhân hòa. Phía trên ngai vàng là một tác phẩm nghẹ
thuật rất đặc biệt cái này người ta gọi là bức Bộ Tảng, nguyên liệu làm nó hoàn
toàn bằng gỗ, hình ảnh chạm khắc trên bức Bộ Tảng goi jlaf long ẩn vân tức
rồng ẩn trong mây, sau đó thiếp vàngphía bên ngoài. Đây được xem là tác phẩm
nghệ thuậ để đời cho con cháu học tập về cách điêu khắc, chạm trổ.
Ngày xưa trong một ngôi điện rộng lớn như vậy ngoài vua còn có các
quan đại thần được chầu trong điện còn các quan văn võ phải sắp xếp các tầng ở
bên ngoài do vậy tất cả các tấu sớ dâng vào đều được đặt trên chiếc bàn nhỏ này
sau đó dâng cho vua ngự lãm xem xét công việc, hoặc khi vua muốn nói một
điều gì thì sẽ nói với các vị quan truyền lô sẽ truyền ra bên ngoài đến các vị
quan văn quan võ sẽ nhận được ý chỉ. Còn xét vè kiến trúc ngôi điện này thì đây
thực sự là ngôi điện truyền thống Huế tất cả các hệ thống cột trong này đều làm
bằng gỗ lim. Trong này đã có trùng tu sửa chữa nhiều lần sơn son thiếp vàng
18



phía bên ngoài và bên trong hầu như còn giữ nguyên bản, thì bên cạnh những
cột như vậy còn có đá hoa rất hiện đại. Hiện đại như vậy nhưng cũng được xem
là cổ vật vì được thay thế từ đời vua thứ 10 là vua Thành Thái vào năm 1889 thì
trong thời gian đó Pháp tấn công vào phía trong đất nước của mình khi họ sang
đây thì họ mang theo hàng hóa trao đổi mua bán mình cảm thấy đẹp nên mua
tặng nhà vua nên được coi là cổ vật trong khu vực hoàng cung. Ngày xưa trong
khu vực hoàng thành và tử cấm thành nơi ăn chốn ở của các cung tần mỹ nữ,
vua, hoàng hậu và công chúa sẽ có hơn 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ được
xây dựng trong này. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 30% công trình kiến trúc
còn 70% thì do hai cuộc chiến tranh bom đạn đã tàn phá hoàn toàn và ngôi điện
Thái Hòa được xem là ngôi điện còn lại nguyên bản nhất đẹp nhất và lộng lẫy
nhất và tất cả các ngôi điện trong này đều dựa trên kiến trúc của ngôi điện này
để xây dựng lại và hai màu chủ đạo trong hoàng cung là màu đỏ và màu vàng.
Hàng ngày, cứ đến 8h30’ sẽ có một đoàn lính gác đi tuần tra quanh hoàng
cung, tái hiện lại các đội lính gác thời xưa kia. Đội quân lính này chỉ đi tuần tra
một lần duy nhất trong ngày. Đoàn tuần tra này bao gồm quan, quân lính, đội
trống và kèn. Tử Cấm Thành hay còn được gọi là cung cấm trốn hậu cung.
Tử Cấm thành là khu vực cung cấm và không một người đàn ông nào có
thể ra vào nơi này ngoại trừ các quan thái giám làm việc phục vụ trong đó.
Trong tử cấm thành có 1 ngôi điện, được gọi là điện Cần Chánh – nơi vua
làm việc hàng ngày. Khi vua làm việc sẽ có các quan văn, võ hầu hạ 2 bên. Hai
bên điện Cần Chánh có nhà là Tả Vu (dành cho các quan văn) và Hữu vu (dành
cho các quan võ) chờ và sửa sang, chỉnh đốn quan phục trước khi thiết triều.
Ở phía sau bức bình phong là trốn hậu cung cung cấm, trong hậu cung có
1 ngôi nhà cho vua ở, 1 ngôi nhà cho Hoàng Hậu và Lục viện là 6 ngôi nhà dành
cho các cung tầm mĩ nữ, Nhà Vua sẽ sinh hoạt trong đó ( mọi ng thường gọi là
Tam cung lục viện ).
Xưa kia, các cung tần mĩ nữ được tuyển chọn vào trong cung tư rất sớm,

khoảng 13-14 tuổi đã được chọn vào trong cung rồi. Có những người may mắn
19


được thấy mặt vua, cũng có người về già, thầm chí cả cuộc đời cũng không
được kề cận vua. Sau khi vua mất đi, các bà sẽ không được sinh sống trong hậu
cung đó nữa mà phải di chuyển lên trên các khu vực lăng mộ và sống ở đó để
hàng ngày lo quét dọn, thờ phụng, cung phụng nhà vua cho đến hết cuộc đời của
mình. Khi vào trong cung, các bà phải học đi, học đứng, học ăn, học nói hàng
tháng trời không dám mở miệng nói 1 lời nào vì nếu như mở miệng chẳng may
phạm húy sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Để nhập cung, các bà sẽ phải học rất
nhiều các các quy tắc, quy luật, như là công dung ngôn hạnh, được dạy dỗ từ
nhỏ đến lớn rất chu toàn.
Du khách đến Huế có thể thấy những người phụ nữ - con cháu của các bà
trong hoàng cung thường nấu ăn rất giỏi; may vá, thêu thùa rất khéo léo; sáng
tác thơ, nhạc rất hay. Khi du khách ăn 1 bữa cơm cung đình hay xem ti vi sẽ thấy
được tài năng mà các bà đã truyền dạy cho con cháu. Mỗi bữa cơm giống như 1
bức tranh vậy, và ngày nay chũng ta hay gọi là nem công chả phượng đó, nó đc
trang trí với những hình ảnh rất là đẹp mắt. 1 bữa cơm của nhà vua sẽ có hơn
100 món, mỗi món do 1 người phụ bếp phụ trách đảm nhiệm nấu. Tuy nhiên,
không phải ngày nào vua cũng ăn hết những món ăn đó mà vua chọn món nào
thì phải hầu hạ vua món đó, sau đó ban phát cho các cung tần mĩ nữ chứ không
bỏ món nào.
Khi đến Huế, nghe ca Huế trên sông hương, các bạn sẽ được nghe chính
những bài do các bà sáng tác. Từ đó du khách có thể cảm nhận được cuộc sống
trong hoàng cung đó rất là cô đơn, buồn bã và cô quạnh; các bạn có thể cảm
nhận thấy cuộc sống trong hoàng cung hư sống trong một bức tường và muốn
gặp người khác thì cũng chỉ có các quan thái giám phục vụ trong đó mà thôi.
Du khách đến Huế, nhất là các bạn trẻ thường muốn tìm phấn da truyền
giúp đẹp da vì ngày xưa các cung tần trong cung chỉ tìm những hương hoa thảo

dược trong hoàng cung mà thôi, vì vậy, sẽ không có chì, khi thoa nên mặt da sẽ
rất mềm và tác dụng dưỡng da rất tốt. Cách làm đó của các bà trong hoàng cung

20


thì không được truyền cho người ngoài mà chỉ truyền cho con cháu trong hoàng
tộc từ đời này sang đời khác mà thôi.
Trong hoàng cung có 2 cái vạc được đúc làm bằng đồng. Nếu các bạn hay
xem phim tàu nhiều khi nhầm tưởng vạc dầu thì nấu dầu nhưng thực ra nó là
biểu tượng sức mạnh chiến thắng giữa thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh và vua
chúa Nguyễn, dòng họ tổ tiên nhà Nuyễn dùng để biểu tượng sức mạnh mà thôi.
Mỗi cái vạc nặng đến 2 tấn đồng.
Trong hậu cung có 2 ngôi nhà có kiến trúc giống nhau nhưng 1 ngôi nhà
được dùng làm dịch vụ cho thuê các trang phục của vua, hoàng hậu, công chúa.
Nếu du khách nào có nhu cầu mặc thử và chụp ảnh có thể mua 1tấm vé là 195
không sẽ được mặc thử và chụp 1 kiểu ảnh.
3.2.

Thế Tổ miếu
Thế Tổ Miếu là đại diện cho 1 trong 5 miếu thờ của Đại nội, được triều
Nguyễn quy định để thờ vua và hoàng hậu triều Nguyễn. Công trình này được
xây dựng hoàn tất từ năm 1822 bởi đời vua thứ 2 của Triều Nguyễn là vua Minh
Mạng. Theo ý của vua Minh Mạng, Thế Tổ miếu đc xây dựng để thờ vua Gia
Long – ông vua đầu tiên khai sáng triều Nguyễn, đồng thời là cha đẻ của mình,
sau đó là thờ các vị vua triều Nguyễn khác nữa.

21



Bên ngoài miếu thờ có một đôi kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình.
Cuối sân là chín chiếc đỉnh đồng to lớn (Cửu Đỉnh) đặt thẳng hàng với 9 gian
thờ trong miếu.

Tiếp theo là gác Hiển Lâm, 3 tầng cao vút, hai bên có lầu chuông, lầu
trống nối liền với gác bằng một bờ tường gạch. Bên dưới lầu chuông, lầu trống
trổ 2 cửa, Tuấn Liệt (bên trái) và Sùng Công (bên phải). Bên ngoài bờ tường này
có 2 miếu nhỏ cũng được gọi là Tả Vu và Hữu Vu thờ các công thần, thân huân
thời Nguyễn.
Trật tự thờ bên trong Thế Tổ miếu cũng do chính vua Minh Mạng quy
định: Vua Gia Long – ông vua đầu tiên khai sáng triều Nguyễn đồng thời là cha
đẻ của vua Minh Mạng nên đc thờ trang trọng tại gian chính giữa của tòa nhà.
Sau đó áp dụng nguyên tắc tả chiêu hữu mục qua 2 bên trái phải gian thờ chính
giữa từ trong tính ra. Bên trái gian thờ vua Gia Long du khách sẽ được thăm
gian thờ vua Minh Mạng, là đời vua thứ 2 của triều Nguyễn. Bên tay phải gian
thờ vua Gia Long là gian thờ vua Thiệu Trị - vị vua thứ 3 của triều Nguyễn, cháu
nội vua Gia Long. Như vậy, tả chiêu hữu mục ở đây có thể hiểu một cách đơn
giản là hết trái tới phải, qua 2 bên gian thờ chính giũa từ trong tính ra, cha truyền
con nối. Bởi rõ ràng chúng ta không thể nào phủ định chế độ quân chủ thường là
22


cha truyền con nối. Chính vì lẽ đó mà trong dân gian có câu đúc kết nổi tiếng
“con vua thì lại làm vua”. Tuy nhiên, trật tự thờ bên trong miếu từ sau đời vua
Tự Đức không còn đc đảm bảo về Nguyên tắc tả chiêu hữu mục nữa. Vua Tự
Đức là đời vua thứ 4 của triều Nguyễn, là vị vua có thời gian tại vị lâu năm nhất
trong 13 vị vua Nguyễn. Ông trị vì tới 36 năm, có 103 bà vợ nhưng lại bất hạnh
không thể có con nối dõi tông đường. Sau đó ông đã nhận 3 người cháu ruột làm
con nuôi. Sau khi vua Tự Đức băng hà năm 1883, cả 3 người con nuôi của ông
đều được lần lượt kế vị ngai vàng.

143 năm trị vì của triều Nguyễn (1802-1945) có tất cả 13 đời vua nhưng
bên trong Thế Tổ miếu chỉ có 10 vị vua được thờ bởi theo quy định của hoàng
tộc nhà Nguyễn, những ông vua bị coi là phế đế tức là vẫn còn sống nhưng lại bị
phế truất khỏi ngai vàng vì 1 tội danh náo đó sẽ không được đưa vào thờ trong
Thế Tổ miếu. 3 vị vua không được đưa vào thờ gồm có vua Dục Đức – vị vua
đời thứ 5 của triều Nguyễn, con nuôi trưởng của vua Tự Đức. Tuy nhiên, do ông
phạm tội khi quân phạm thượng, dám tự tiện cắt bỏ di chiếu của cha nuôi, ông
dám mặc áo màu trong những ngày còn tang cha. sau đó ông cũng lập kỉ lục trái
ngược với cha nuôi của mình: Nếu như vua Tự Đức tại vị 36 năm thì ông chỉ tại
vị đúng 3 ngày. Vì tội khi quân phạm thượng của mình, sau 3 ngày làm vua thì
ông bị phế truất khỏi ngai vàng, bị bắt giam vào nhà giam Dục Đức Được, bị bỏ
đói, bỏ khát cho tới chết. Như vậy theo quy định của Hoàng tộc nhà Nguyễn,
ông chính là trường hợp đầu tiên k được đưa vào thờ cũng tại Thế Tổ miếu.
Trường hợp thứ 2 không đc đưa vào thờ chính là đời vua thứ 6 của triều
Nguyễn – vua Hiệp Hòa. Vua Hiệp Hòa phạm tội phạm quốc hại dân, ông muốn
cấu kết với khâm sứ Trung Kì, khâm sứ Pháp để hòa hiệp, thương thuế với Pháp
trong khi triều Nguyễn lại muốn chủ chiến với Pháp.Vì lẽ đó, ông mưu đồ trừ
diệt 2 vị phù chính đại thần nổi tiếng: Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tược.
Tuy nhiên âm mưu của ông bị bại lộ và bị phế truất khỏi ngai vàng. Ông tại vị 4
tháng 10 ngày.

23


Vị vua thứ 3 không được đưa vào thời tại miếu đó là vị vua thứ 13, ông
vua cuối cùng của triều Nguyễn, vua Bảo Đại. Ông sống lưu vong những ngày
cuối đời ở Pháp và mất năm 1997. Bảo Đại là vị vua triều Nguyễn lập kỉ lục có
tuổi thọ cao nhất với 84 tuổi. Ông không được đưa vào miếu thờ bởi 1 lí do rất
đơn giản đó là: sau khi trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng năm 1945, ông
chỉ là 1 công dân như những người dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,

không còn là vua một nước nữa. Chính vì lẽ đó, ông cũng không được đưa vào
trong miếu thờ.
Vâng phần thuyết minh của hướng dẫn viên đến đây là kết thúc, xin cảm
ơn quý khách đã chú ý lắng nghe. Xin mời quý khách đặt câu hỏi để hướng
thuyết minh viên có thể giải đáp thắc mắc cho quý khách. Nếu không có câu hỏi
gì, xin mời quý khách bắt đầu tự do tham quan chúc quý khách có chuyến thăm
quan vui vẻ và đầy bổ ích hẹn gặp lại quý khách.
3.3.

Tích cực và hạn chế ( điểm cộng và điểm trừ của địa điểm này)
3.3.1.Tích cực
Di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam
Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội),
những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy
quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với
cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời
vài trăm năm... cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.
Du khách đến kinh thành Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ
thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm,
những bức tường thành cổ trầm mặc... để tham quan và trải nghiệm về 1 phần
đất nước thân yêu của mình.

3.3.2.

Hạn chế
Dịch vụ xe điện tại Đại Nội Huế dù đã có thời gian hoạt động từ năm
2009 đến nay nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
Với đối tượng là du khách quốc tế thường ưa thích tìm hiểu khám phá thì
dịch vụ xe điện nhiều khi không phù hợp vì làm giảm khả năng quan sát, điền dã
24



cũng như tìm hiểu của du khách. Không những vậy mà hiện nay dịch vụ xe điện
ngày càng xuất hiện nhiều chiếc xe hoạt động chui, hét giá, phóng nhanh, vượt
ẩu ngay trong nội thành gây bức xúc, nguy hiểm không chỉ riêng du khách mà cả
những người dân sinh sống trong nội thành.

CHƯƠNG 4: THUYẾT MINH LĂNG VUA TỰ ĐỨC
Xin kính chào quý khách. Đầu tiên, xin được tự giới thiệu, tôi là Hà Tố
Trinh, thuyết minh viên tại điểm của Cụm di tích Lăng Vua Tự Đức, thuộc Khu
di tích lịch sử Cố Đô Huế. Trước hết, thuyết minh viên xin thay mặt Ban quản lý
khu di tích, chân thành gửi lời cảm ơn tới quý khách. Bản thân hướng dẫn viên
cũng rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trong chương trình tham
quan cụm di tích Lăng Tự Đức ngày hôm nay.
Kính thưa quý khách, Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp
nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho
mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và
nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong
hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng
Dương Xuân Thượng, Tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân,
thành phố Huế).

25


×