Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài lớn tội phạm học đề 12: Trình bày về tình huống và liên hệ với một số vụ án trong việc giải thích nguyên nhân làm phát sinh tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lõi của tội phạm học. Ngay từ thời cổ
đại, các học giả đã đặt ra câu hỏi lớn đó là: Tại sao con người lại phạm tội? Lí do gì
đã thúc đẩy con người phạm tội hay nguyên nhân của tội phạm là gì? Đây vẫn luôn
là vấn đề “nóng hổi” được đặt ra cho các nhà khoa học. Việc nghiên cứu nguyên
nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng trong tội phạm học. Trong hầu hết các
tài liệu nghiên cứu về tội phạm học hiện nay, khi đề cập nguyên nhân của tội phạm,
các tác giả đều thống nhất cho rằng tội phạm phát sinh do nhiều yếu tố. Trong đó
nổi bật là các nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội, môi trường sống và nguyên
nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân
phát sinh từ các tình huống cụ thể tác động đến cá nhân và dẫn tới việc thực hiện
hành vi phạm tội. Vậy tình huống là gì và tình huống cụ thể có vai trò như thế nào
1


trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong
nội dung bài tập lớn học kì, xin được chọn đề tài: “Trình bày về tình huống và liên
hệ với một số vụ án trong việc giải thích nguyên nhân làm phát sinh tội phạm”.

NỘI DUNG
I/ Khái niệm và vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm
tội
1) Khái niệm tình huống

“Tình huống” theo Đại từ điển tiếng Việt được định nghĩa là: “Hoàn cảnh diễn
biến, thường bất lợi, cần đối phó”. Tình huống tiêu cực được hiểu là những sự việc
tiêu cực xảy ra tại một nơi, trong một khoảng thời gian nào đó, trong sự tương tác
với một cá nhân cụ thể làm phát sinh hành vi phạm tội của người đó. Tình huống
tiêu cực có thể là các sự việc tiêu cực xảy ra trong gia đình hay ngoài xã hội, có thể


xảy ra một lần hay nhiều lần, có thể do con người hay do tự nhiên tạo ra... Tình
huống tiêu cực cụ thể trong sự tương tác với đặc điểm nhân thân xấu của con người
đặt trong tình huống đó sẽ làm phát sinh tội phạm.

2


Trong tội phạm học tình huống được hiểu là “cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã
trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm
nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai
trò là nguyên nhân phát sinh tội phạm”
2) Phân loại tình huống
* Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể
thì có thể chia thành:
- Tình huống căng thẳng, phức tạp kéọ dài làm chủ thể cảm thấy bế tắc không lối
thoát. Ví dụ: Người chồng thưòng xuyên ngày này qua ngày khác có hành vi ngược
đãi, đánh đập tàn nhẫn người vợ trong gia đình làm người vợ luôn phải sống trong
tình trạng bức xúc, căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó, hành vi này lại lặp
lại dạn đến việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại và cỏ hành vi
giết chết người chồng.
- Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng. Ví dụ: Người phạm tội đi công tác
yề bất ngờ chứng kiến cảnh vợ đang ngoại tình trong nhà đã không kiềm chế được
và thực hiện hành vi giết vợ.
- Tình huống dễ dàng, thuận lợi. Vi dụ: Người phạm tội tình cờ đi ngang qua nhìn
thấy chủ tài sản đã sơ hở để xe máy quên vỉa hè mà không khoá xe máy, chìa khoá
vẫn cắm ở ổ khoá nên nảy sinh lòng tham và đã có hành vi trộm cắp xe máy.
* Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành tình huống phát sinh
do thảm hoạ tự nhiên và tình huống do hành vi con người tạo ra
- Tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên (như do bão, lũ lụt, động đất, núi lửa,
sóng thần...). Vỉ dụ: Bão đã đánh sập ngôi nhà dân trong khi chủ nhà không có mặt

ở đó, một số người khác đã nhân cơ hội này có hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ
sở hữu.
- Tình huống do con người tạo ra. Ví dụ: Người phạm tội đã giả danh đại diện của
công ti xuất khẩu lao động tiếp xúc với những người có nhu cầu xuất khẩu lao động
để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của họ.
3) Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò
như là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Một số tình huổng đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động
cơ, từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Vỉ dụ:Hành vi ngoại tình,
phản bội vợ của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành động cơ ghen tuông,
3


thù hận, từ đó nảy sinh ý định giết chồng ở người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc
cho người chồng chết.
Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội
(đã có sẵn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không có
ảnh hưởng gì đến việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp
này, tinh huống đóng vai trò như là cơ hội phạm tội. Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu
xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào người rồi đi ra ngoài đường.
Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng vắng vẻ, chỉ có một người bán hàng
ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dùng dao khống chế người bán hàng
cưóp tiền.
II/ Một số vụ án cụ thể liên quan đến tình huống trong cơ chế hình thành
thành hành vi phạm tội
Trong các vụ án dưới đây, người phạm tội đã ở trong những hoàn cảnh cụ thể khác
nhau hoặc chính họ đã tạo ra cho mình những tình huống cụ thể để thực hiện hành
vi phạm tội của mình
1) Vụ án thứ nhất: Bi kịch của bị cáo sát hại chồng vì bị đánh đập quá


nhiều
Ngày 8/7/2015, TAND tỉnh An Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị
cáo Nguyễn Thị Tở (42 tuổi), ngụ ấp Búng Nhỏ, xã Khánh Bình, huyện An Phú về
tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Bị hại trong vụ án
này chính là chồng của Tở, anh Phan Văn Lượm, 29 tuổi. Đến dự tòa, có cả người
thân của bị hại và bị cáo. Nhiều người đã xin giảm án cho bị cáo, bởi động cơ giết
người của bị cáo cũng chỉ vì quá bức bách sau khi bị chồng bạo hành quá nhiều.
Nhắc đến hoàn cảnh khó khăn cùng 4 đứa con nhỏ đang ở nhà chờ mẹ, nhiều người
không nén được tiếng thở dài cám cảnh.Theo cáo trạng thì vào năm 2006, Nguyễn
Thị Tở và Phan Văn Lượm về chung sống với nhau như vợ chồng tại ấp Búng Nhỏ,
xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang). 2 năm sau họ sinh con trai đầu lòng, và
sau đó 2 năm họ sinh tiếp một cô con gái xinh xắn, dễ thương. Khi niềm hạnh phúc
con cái có nếp có tẻ chưa được lâu thì giữa hai vợ chồng Tở thường xảy ra mâu
thuẫn trong quá trình chung sống.
Vợ chồng nào thì cũng có lúc nọ lúc kia, xích mích là không thể tránh khỏi. Tuy
nhiên, Lượm lại là người chồng nát rượu, đã không chí thú làm ăn mà còn hay dùng
nắm đấm với vợ. Theo đó, cứ mỗi khi say rượu, Lượm lại về nhà vô cớ chửi bới rồi
dùng dao, cây, đá, để đánh vợ. Thấy cảnh Lượm đánh vợ, nhiều hàng xóm cũng can
4


ngăn nhưng rồi đâu lại vào đấy. Nhiều lần Lượm còn được chính quyền địa phương
răn đe, giáo dục và cam kết sẽ không đánh vợ nữa, nhưng Lượm vẫn không sửa
chữa, vẫn chứng nào tật ấy, thậm chí anh ta còn đánh vợ thậm tệ hơn.
Khoảng 9 giờ sáng 27/2/2015, sau khi uống rượu về, Lượm chửi và dọa đánh Tở thì
được mọi người can ngăn. Không chịu ở nhà, Lượm lại sang nhà hàng xóm uống
rượu sau đó rủ thêm em vợ về nhà mình tiếp tục nhậu và ngủ tại nhà. Khoảng 16
giờ cùng ngày, Lượm thức dậy, thấy Tở cùng các con đang ăn cơm. Chẳng nói
chẳng rằng, Lượm lừ lừ đi tới và bất ngờ dùng tay đánh vào mặt Tở khiến Tở rất

tức giận và chửi lại, Lượm cầm cục đá mài ném Tở nhưng không trúng. Lượm tiếp
tục lấy khúc gỗ vuông đánh vợ. Lúc này vô cùng tức giận nên Tở liền xông vào vật
Lượm làm cả hai ngã xuống sàn nhà thì được mọi người can ngăn.
Tuy nhiên cơn say cộng với thói vũ phu của Lượm vẫn không hạ khiến Lượm vào
nhà tìm cây tiếp tục đánh Tở. Tở bất ngờ xông vào vật ngã Lượm, rồi lấy khăn tắm
(kích thước 1,3 m x 0,6 m) gần đó quấn vào cổ Lượm, dùng tay siết chặt khiến
Lượm tử vong. Gây án xong, phát hiện chồng đã tử vong, Tở đến Công an xã
Khánh Bình, huyện An Phú đầu thú. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Tở đã thừa
nhận toàn bộ hành vi của mình.
Theo lời của bị cáo Tở thì nhiều năm trước Lượm đến xã Khánh Bình làm thuê.
Khi đó, Tở đã ly hôn và đang nuôi 2 con nhỏ. Hai người gặp nhau, nên duyên
chồng vợ rồi sinh 2 con. Tưởng cuộc sống như thế đã là bến đỗ cuối cùng cho
người phụ nữ lỡ một lần đò như Tở, tưởng rằng hạnh phúc khi những đứa con
chung chào đời sẽ là mãi mãi. Thế nhưng Tở đã lầm. Tở không ngờ mình lấy phải
một người chồng nát rượu và ma men ấy đã cướp đi cuộc sống hạnh phúc của gia
đình Tở.Theo người dân địa phương, khi mới về chung sống, Lượm rất siêng, làm
lụng lo cho gia đình. Nhưng sau đó, anh ta nghiện rượu, không làm chủ được mình
nên thường xuyên đánh đập vợ con. Có lần, một người con của Tở với người chồng
trước bị cha dượng đánh vỡ lá lách, phải nhập viện phẫu thuật. Cuộc sống gia đình
như rơi vào địa ngục từ đây, chồng Tở dùng đòn roi thay cho yêu thương trong
những cơn say quên ngày tháng.
Dù rất uất ức khi chồng đổ đốn, lại chịu cảnh bị đánh đập nhưng Tở vẫn cắn răng
chịu đựng vì con. Đã nhiều lần bà con lối xóm sang khuyên bảo, nhiều lần nhờ
chính quyền địa phương can thiệp, nhưng cuộc sống của vợ chồng Tở không thể cải
thiện. Cho đến một ngày, Tở không còn biết vì sao lại có thể cầm chiếc khăn siết cổ
5


chồng đến chết. Nhiều người bảo chắc do uất ức tích tụ nhiều, cú đánh của Lượm
hôm ấy như giọt nước tràn ly khiến Tở không thể nào chịu đựng thêm được nữa và

đã gây ra tội ác.
Tại phiên tòa, nhiều người đã xin giảm án cho Tở vì hoàn cảnh khó khăn, lại có 4
con nhỏ nheo nhóc đang cần bàn tay người mẹ chăm sóc. Qua xem xét, HĐXX
nhận định, hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, nguyên
nhân dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo là do chuỗi hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân gây ra, làm cho bị cáo bị kích động mạnh về mặt tinh thần.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo tỏ rõ thái độ thành khẩn
khai báo, ăn năn, hối cải, nhân thân chưa có tiền án, tiền sự, là thành phần lao động
nghèo, học vấn thấp, hiểu biết pháp luật có phần hạn chế, sau khi phạm tội đã ra
đầu thú. Bên cạnh đó, phía đại diện người bị hại cũng xin giảm nhẹ hình phạt và
không yêu cầu bồi thường nên HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Tở 9 tháng tù về
tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Qua vụ án trên đây, chúng ta có thể thấy được phần nào vai trò của tình huống
trong việc dẫn tới hành vi phạm tội của bị cáo. Nạn nhân trong vụ án là người
chồng của bị cáo trong quá trình chung sống đã thường xuyên có nhiều hành vi
chửi mắng, đánh đập người vợ trong một thời gian dài khiến tình trạng hôn nhân
của cả hai vợ chồng đi vào bế tắc với quá nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết
được. Bên cạnh đó người chồng trong vụ án còn là một người nghiện rượu, thường
xuyên chìm đắm trong các cơn say dài, chính rượu và các chất kích thích khác cũng
đã tác động đến suy nghĩ, nhận thức của người chồng nên dễ dàng dẫn tới việc hình
thành nhân cách xấu và thực hiện các hành vi tiêu cực. Người chồng trong vụ án
mặc dù đã bị chính quyền địa phương giáo dục, nhắc nhở và răn đe nhiều lần nhưng
vẫn tiếp tục có nhiều hành vi hành hạ, ngược đãi người vợ. Chính những điều trên
đã tạo nên tình huống căng thẳng và phức tạp kéo dài làm cho chủ thể là người vợvốn là một người hiền lành, siêng năng, thương yêu chồng con cảm thấy bế tắc khi
vừa bị đè nén về thể chất vừa bị áp chế về mặt tinh thần, dẫn tới việc hình thành
nên trong bản thân tâm trạng bức xúc, căm thù người chồng, đến lúc tột cùng
không kiềm chế được đã phản kháng lại và có hành vi giết chết người chồng. Tình
huống với mức độ phức tạp ngày càng lớn thì càng tác động mạnh tới tâm lí của
người phạm tội và dễ dàng dẫn tới hành vi tiêu cực trong cách giải quyết của chủ
thể. Đây cũng chính là một cơ chế trong việc hình thành động cơ, ý định phạm tội

6


và là nguyên nhân của tội phạm trong tội phạm học nói chung và lĩnh vực hình sự
nói riêng.
2) Vụ án thứ 2: Giết tình địch trong cơn cuồng ghen

Sáng ngày 18/3, TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Huệ (SN
1964, ngụ xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) về tội giết người.

Bị cáo Huệ tại tòa

Khai tại tòa, bị cáo Huệ cho biết: Ngày 19/9/2015, Huệ cùng vợ là chị V.T.D.T. (SN
1982) là cô giáo công tác tại một trường THCS ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) đi
uống cà phê trên đường Nguyễn Văn Linh. Sau khi uống cà phê xong, vợ Huệ nói
về Long An thăm con riêng. Thấy vợ có nhiều điểm khả nghi nên Huệ chạy xe máy
đi sau theo dõi.
Khi chạy đến TP Tân An (Long An), T. ghé vào tiệm trái cây mua đồ rồi chạy đến
một khu nhà trọ tại xã An Vĩnh Ngãi chứ không về thăm con. Tiếp tục theo dõi,
Huệ thấy một người đàn ông ra đón vợ mình rồi hai người đóng cửa lại. Người đàn
ông sau này được xác định là L.T.N (SN 1975, ngụ huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre),
làm nghề thợ hồ tại Tân An.
Chắc chắn rằng vợ và người đàn ông kia ngoại tình, Huệ ra phía ngoài mua một
con dao rồi quay lại khu phòng trọ. Nhảy qua hàng rào, Huệ đạp cửa xông vào thấy
vợ và người đàn ông kia đang quan hệ tình dục. Phẫn nộ, Huệ vung dao đâm liên
tiếp vào người tình địch.
Bị đâm quá bất ngờ, người đàn ông lao ra cửa trèo lên mái nhà trốn. Huệ chạy ra
đường la lớn là vừa đâm người và nhờ mọi người gọi công an tới.
Một lúc sau, nhiều người dân đến đưa chị T. và người đàn ông kia đi cấp cứu. Tuy
nhiên, vì vết đâm ở hông trái làm thủng phổi, lá lách nên anh L.T.N đã tử vong sau

đó.
7


Khác với vụ án thứ nhất khi tình huống dẫn tới việc thực hiện hành vi phạm tội của
chủ thể diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài với mức độ phức tạp ngày càng
tăng dần là nguyên nhân hình thành tâm lý tiêu cực thì tình huống trong vụ án dưới
đây lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành vi phạm tội của chủ thể. Đó chính là
tình huống người chồng chứng kiến và bắt quả tang người vợ của mình đang ngoại
tình với người đàn ông khác nên đã không kiềm chế được tâm lý của mình và thực
hiện hành vi giết tình địch trong cơn cuồng ghen. Trước đó người chồng cũng có
thể không tin tưởng hoàn toàn vào người vợ của mình thể hiện ở việc người chồng
đã nghi ngờ và tiến hành theo dõi cô vợ của mình. Việc nghi ngờ vợ ngoại tình
cũng có thể đưa đến việc xuất hiện trong bản thân người chồng động cơ, ý định
phạm tội khi biết tình cảm của mình bị phản bội từ lâu. Khi đã chắc chắn được rằng
vợ mình ngoại tình, tâm lý tiêu cực, động cơ ghen tuông đã hình thành một cách
nhanh chóng và mức độ càng cao hơn khi người chồng bắt quả tang và hành vi giết
tình địch với người vợ để trả thù là minh chứng cho trạng thái tâm lý bất thường
đó. Như vậy ở đây ta có thể thấy chính tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể
hình thành nên động cơ, từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể và là
nguyên nhân phát sinh tội phạm của cá nhân người phạm tội.
3) Vụ án thứ 3: Giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày 6/4, Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết đã khởi tố vụ án,
khởi tố bị can đồng thời bắt Nguyễn Trung Hiếu (sinh năm 1988, ngụ phường
Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) để tạm giam, điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ điều tra, Hiếu là đối tượng không nghề nghiệp ổn định và sống nay
đây mai đó, vào năm 2010 Hiếu có làm quen với anh Lê Tuấn Khanh hành nghề
bán dừa trên đường Nguyễn Văn Cừ (thuộc phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP
Cần Thơ). Trong lúc làm quen Hiếu tự giới thiệu là “công an hình sự” của Phòng

PC45- Công an TP Cần Thơ, chuyên đóng vai công an chìm để tiếp cận những đối
tượng ghi số đề. Ngày 26/1 vừa qua, bạn của Khanh là Trần Cao Thanh Huy bị
Công an TP Cần Thơ bắt quả tang về hành vi ghi bán số đề. Sau khi Huy bị bắt,
Khanh có gặp Hiếu để nói về việc bạn mình bị bắt. Ít ngày sau đó, Hiếu cho biết
người bắt Huy là “sếp” của mình và ngỏ ý muốn lo cho Huy tại ngoại với chi phí từ
4-5 triệu đồng. Nhưng lúc này, anh Khanh không đề cập tới việc lo cho Huy tại
ngoại.
Đầu tháng 3/2016, Hiếu tiếp tục tiếp cận anh Khanh, đồng thời bảo Khanh gọi
cho vợ của Huy là chị Ngô Thoại Huỳnh Ngân để cả 3 bàn bạc về việc lo tại ngoại
cho Huy. Tại đây, để lấy được lòng tin của chị Ngân, Hiếu đã đưa ra một số giấy tờ
cùng với danh sách những người bị bắt cùng Huy, trong đó Hiếu đã lo được tại
ngoại cho một người tên Thu.
8


Đến ngày 15/3, với lòng tin tưởng đặt nơi Hiếu, chị Ngân đã hẹn gặp Hiếu tại
quán cà phê Newday ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều để tiếp tục bàn bạc.
Hiếu ra giá tiền để lo cho Huy là 15 triệu đồng, chị Ngân đưa trước 1,5 triệu đồng,
số còn lại sẽ đưa khi anh Huy được tại ngoại.
Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3, Hiếu tiếp tục tìm đến nhà chị Ngân 5 lần để lấy
tiền với lý do phải làm hồ sơ anh Huy có mẹ già, mới được tại ngoại sớm, số tiền
lần lượt Hiếu lấy từ chị Ngân là 18 triệu đồng.
Sau khi nhận tiền nhưng anh Huy vẫn không được tại ngoại và bị Hiếu hứa hẹn
nhiều lần, tắt máy điện thoại nên chị Ngân nghi ngờ. Đến tối ngày 31/3 Khanh phát
hiện Hiếu đang đi lang thang ở đường Nguyễn Văn Cừ nên kêu Hiếu vào quán cà
phê gần đó để nói chuyện và gọi chị Ngân đến, sau đó anh Khanh nhờ người gọi
điện thoại cho Công an phường An Khánh thì Hiếu bỏ chạy nên Khanh nắm giữ
Hiếu lại và đưa về Công an phường làm việc. Tại đây chị Ngân đã trình báo sự việc
bị Hiếu lừa đảo chiếm đoạt tiền
Trong vụ án trên đây, một lần nữa chúng ta lại thấy được vai trò của tình huống

trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội của chủ thể. Cụ thể để thực hiện được
hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, người phạm tội đã tạo nên
cho mình một tình huống đó là tự nhận mình là “công an chìm” làm việc tại phòng
PC45- CA thành phố Cần Thơ. Nhờ vào vỏ bọc giả mạo đó, người phạm tội đã gây
dựng được lòng tin của nạn nhân khi mình có khả năng giải quyết công việc cho
họ, thông qua đó dần dần từng bước tiếp xúc với nạn nhân không chỉ một mà nhiều
lần nhằm mục đích chiếm đoạt được ngày càng nhiều hơn tài sản của họ. Động cơ
chiếm đoạt tài sản của Hiếu lúc đầu có thể chưa có ngay vì có thể Hiếu mạo danh
công an khi làm quen với Khanh chỉ để tỏ vẻ ra oai trước mặt bạn bè. Động cơ
phạm tội chỉ xuất hiện khi Khanh gặp Hiếu để nói về việc bạn mình bị bắt và ngỏ ý
nhờ Hiếu giúp để được tại ngoại. Khi Hiếu thấy được cái mình mạo danh trước đó
có thể giúp mình lừa được 1 khoản tiền từ chị Ngân thì Hiếu mới thực hiện các
hành vi tiếp xúc để chiếm đoạt được tài sản từ nạn nhân. Như vậy qua đây ta có thể
thấy tình huống xuất hiện trước đó do chủ thể tạo dựng nên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện hành vi tội phạm của mình. Tình huống xuất hiện có vai trò
tạo tiền đề và điều kiện để hình thành động cơ, ý định phạm tội; tình huống cùng
với sự tác động qua lại của các đặc điểm xuất phát nhân thân và môi trường sống
tiêu cực đã hình thành nên những trạng thái tâm lý tiêu cực, nhân cách, nhận thức
lệch lạc để dẫn tới hành vi phạm tội của chủ thể.

9


KẾT LUẬN
Tóm lại, tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Tình huống có thể xuất hiện
trong nhiều lĩnh vực của xã hội với nhiều mức độ khác nhau, khả năng giải quyết
của chủ thể trong tình huống đó đến đâu, có dẫn tới việc thực hiện hành vi tiêu cực
và vi phạm pháp luật hay không và có thể là nguyên nhân phát sinh tội phạm được
hay không là do sự tác động qua lại, tương tác lẫn nhau của các yếu tố môi trường
sống của các nhân, sự tự do lựa chọn hành vi xử sự của cá nhân trong tình huống cụ

thể đó. Việc tìm hiểu về các loại tình huống có vai trò rất quan trọng trong phòng
ngừa tội phạm, nhất là trong việc cảnh báo người dân về những nguy cơ có thể xảy
ra, từ đó làm cho người dân có ý thức bảo vệ tài sản công cũng như tự bảo vệ bản
thân và tài sản của chính mình cũng như những quyền lợi chính đáng khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tội phạm học, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, năm

2012;
2. Tạp chí luật học số 11/2010 Bàn về nguyên nhân của tội phạm, TS Trần

Hữu Tráng
3. />
cua-toi-pham-cu-the.49764/
4. />
dao-dam-chet-tinh-dich-20160318233436693.htm
5. />
nhieu-200473.html
6. />
dao-55177

10



×