Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập học kì môn luật hôn nhân và gia đình: Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn và ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.87 KB, 10 trang )

`

MỞ ĐẦU
Ở đầu thế kỷ 21 cũng như từ thế kỷ 20 trở về trước, chúng ta không thể
không nói đến những cuộc hôn nhân bị ép buộc, những cuộc hôn nhân đã được
sắp xếp sẵn “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, rồi thì những cuộc hôn nhân bị lệ
thuộc bởi phong tục tập quán cũng như tôn giáo cổ hủ, lạc hậu ở nhiều vùng
miền trên cả nước ta, ví dụ như tục Cướp vợ của người H’Mông, rồi còn rất
nhiều nguyên nhân tác động khác khiến cuộc hôn nhân chỉ suất phát từ một phía
hoặc chẳng suất phát từ bên nào trong một cặp nam nữ khi kết hôn. Khi xã hội
ngày càng phát triển và con người ngày càng tiến bộ, chính vì vậy hôn nhân tự
nguyện và tiến bộ cũng dần dần được cũng dần dần được chú trọng hơn. Từ đó,
quyền kết hôn, lập gia đình một cách tự nguyện và tiến bộ đã được nhà nước
thừa nhận là một nguyên tắc quan trọng trong những ngày đầu lập nước, nó đã
được ghi nhận, cụ thể hóa và phát triển trong luật hôn nhân và gia đình trong
nhiều thời kỳ là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Nguyên tắc này được
thể hiện rất nhiều trong chế định kết hôn cũng như ly hôn trong Luật hôn nhân và
gia đình và cả trong Hiếp pháp. Chính vì vậy, với mong muốn được hiểu rõ hơn
về vấn đề trên, em xin chọn đề tài “Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua
chế định kết hôn và ly hôn” để thực hiện bài tập lớn của mình.

NỘI DUNG
I. Những nội dung cơ bản về nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
1. Một số lý luận chung:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. ( Khoản 1, Điều 3
Luật HN&GĐ)
Hôn nhân tự nguyện là sự tự quyết về mặt ý chí của vợ và chồng trước,
trong và sau khi kết hôn, cụ thể là việc một trong hai người vợ hoặc người chồng
1



`
không bị chi phối bởi bất kỳ điều gì, không ai được ép buộc họ trong các quyết
định kết hôn, ly hôn và các quan hệ khác của vợ chồng.
Hôn nhân tiến bộ là cuộc hôn nhân phù hợp với đạo đức, lối sống, văn hóa và
pháp luật. Hôn nhân tiến bộ còn là hôn nhân xuất phát từ tình yêu nam nữ chân
chính, tự nguyện, một vợ, một chồng, cùng có trách nhiệm chăm lo cuộc sống
gia đình và được chuẩn bị tốt về tâm lý, kiến thức và những điều kiện cơ bản của
cuộc sống gia đình.
2. Hôn nhân tự nguyện , tiến bộ qua chế định kết hôn
Trong chế định kết hôn, hôn nhân tự nguyện là việc hai bên nam nữ tự
mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng
của nhau. Cả hai bên đều không chịu tác động bởi bên kia hay của bất kỳ người
nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng và ý chí của mình. Hai bên
nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và
nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của hai bên nam
nữ phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó chung sống suốt đời cùng
nhau .Để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, pháp luật không thừa nhận
quyền đại diện trong kết hôn, trong lễ đăng ký kết hôn bắt buộc cả hai bên có
mặt tại cơ quan đăng ký. Thông thường lễ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
Nam với nhau tại Việt nam được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy
nhiên, đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa mà điều kiện đi lại quá khó
khăn thi theo Điều 8 Nghị định số 32/2000/NĐ-CP ngày 27/03/2002 của Chính
phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với dân tộc thiểu số thì
lễ đăng ký kết hôn có thể được tổ chức tại thôn, bản, phum, sóc nơi cư trú của
một trong hai bên kết hôn. Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài,
theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký
2



`
thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất
một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng
có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Hôn nhân tự nguyện , tiến bộ qua chế định ly hôn
Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân , là mặt không thể thiếu khi quan
hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó , ly hôn là một việc cần thiết
cho cả vợ chồng và cho xã hội ; vì nó giải phóng cho tất cả mọi người thoát khỏi
xung đột , mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung. Theo luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam , quyền tự do yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ , chồng; chỉ có
vợ hoặc chồng hoặc cả hai mới có quyền yêu cầu ly hôn. Pháp luật của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng , không
thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn
dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ
chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể
cưỡng ép nam nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt
buộc vợ chồng phải chung sống với nhau , phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình
cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân dã không thể
đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự
tan vỡ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân , đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng
không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí nguyện vọng của vợ
chồng muốn sao được vậy , mà bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải
quyết ly hôn. Nếu như khi kết hôn, sự tự nguyện của hai bên nam nữ là cơ sở
quyết định bản chất của sự việc , tức là xác lập quan hệ vợ chồng thì khi ly hôn,
3



`
sự tự nguyện của hai vợ chồng lại không phải là căn cứ quyết định việc chấm dứt
hôn nhân. Khi ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng yêu cầu chấm dứt hôn nhân
chỉ là cơ sở để tòa xét xử , còn lại phải xét theo căn cứ ly hôn trong Luật để giải
quyết. Bảo đảm “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do
bày tỏ ý chí của mình , không bị cưỡng ép , không bị lừa dối. Nếu tòa phát hiện
có ly hôn giả tạo, bị cưỡng ép hay lừa dối thì tòa án xử bác đơn xin ly hôn của
đương sự.
II. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ qua các thời kỳ.
Xét từ thực tiễn có nhiều bất cập, tư tưởng con người ngày càng được nâng
cao, quan hệ hôn nhân, gia đình trở nên tiền bộ và bình đẳng hơn, nhờ đó ý chí
của các chủ thể trong hôn nhân được tôn trọng và trở thành yếu tố quyết định
trong các cuộc hôn nhân. Tư tưởng tiến bộ này đã được Nhà nước ta quy định
trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/05/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày
17/11/1950, tuy chưa nói rõ lên được sự tự nguyện nhưng phần nào cũng đưa ra
được những nét tiến bộ loại bỏ được những yếu tố ép buộc và hạn chế quyền của
người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.
Sau này tiếp tục được kế thừa, phát triển trong luật hôn nhân và gia đình
năm 1959, Hiến pháp 1980, luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Hiến pháp
1992 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trong luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nguyên tắc này được ghi nhận
tại khoản Điều 3 như sau: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự
do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy
vợ lẽ.
Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, quy định cùng tại Điều 64 : “…Hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng.”

4


`
Luật hôn nhân năm 1987 quy định tại Điều 4 như sau:
“Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách
của cải trong việc cưới hỏi; cấm cưỡng ép ly hôn.
Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác.
Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.”
Đến Luật hôn nhân gia đình năm 2000, nguyên tắc này được quy định cụ
thể và rõ ràng hơn rất nhiều, cụ thể:
Khoản 1, Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình:
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Khoản 2, Điều 4 quy định: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly
hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.
Khoản 2, Điều 9: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên
nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;”
Khoàn 1, Điều 85: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn.”
Và mới đây nhất là Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
Khoản 1, Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình:
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Khoản 2, Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
Các điểm :
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”
5



`
Khoản 1, Điều 8: điểm b “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;”
điểm d “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Khoản 1, Điều 51: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết ly hôn.”
III. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn và ly
hôn trong Luật hôn nhân và gia đình 2014:
1. Trong chế định kết hôn:
Việc kết hôn sẽ hoàn toàn được giữa trên ý chí của chủ thể trong hôn nhân
quyết định , tất cả các trường hợp thuộc sau sẽ được coi là không đảm bảo sự tự
nguyện:
a) Kết hôn có yếu tố lừa dối, giả tạo
Kết hôn có yếu tố lừa dối là việc một trong hai người kết hôn đã nói sai sự
thật về người đó làm cho người kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc một trong hai
người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia
đồng ý kết hôn. Hành vi lừa dối khác với sự nhầm lẫn nên cần phân biệt rõ hai
trường hợp này. Khác với luật của nhiều nước trên thế giới, luật Việt Nam hiện
hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lí do để yêu cầu tuyên bố
hôn nhân vô hiệu. Nếu một người chỉ nhầm lẫn về một số yếu tố về người kia
như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, về địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình, v.v..,
thì không coi là thiếu tự nguyện khi kết hôn. Ví dụ như một người vì lầm tưởng
đối tượng của mình là một người giàu có hay có địa vị cao trong xã hội mà quyết
định đi tới hôn nhân nhưng sau khi kết hôn mới phát hiện ra sự thật hoàn toàn
trái ngược với những gì đã tưởng tượng, cho rằng mình bị lừa dối thì điều này
không được pháp luật công nhận.Ngoài ra còn có thể kể đến kết hôn giả tạo.
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú,
nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà

6


`
nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia
đình.Một số trường hợp khác cũng được coi là kết hôn trái pháp luật do bị lừa
dối như che giấu tiền án tiền sự, kết hôn để tránh sự truy nã của cảnh sát, kết hôn
nhằm làm gián điệp… Các trường hợp khai man tuổi để tảo hôn, che giấu việc đã
kết hôn từ trước nhưng chưa ly hôn để tiếp tục kết hôn với người khác… thì xét
vào kết hôn trái luật trên cả cơ sở lừa dối.Tuy nhiên, việc xác định thế nào là kết
hôn trái pháp luật do bị lừa dối thì không hề dễ do thực tế xã hội nảy sinh nhiều
vấn đề rất phức tạp,do vậy đòi hỏi phải có sự triệt để trong quy định của pháp
luật về vấn đề này.
b) Kết hôn có yếu tố cưỡng ép
Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện
vọng của họ.Cưỡng ép có thể do một trong hai bên ép buộc bên kia phải kết hôn
với mình hoặc một trong hai bên nam, nữ hay cả hai bị người khác ép phải kết
hôn với nhau. Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể được xác định như sau:
Một bên dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về mặt tinh
thần, dùng vật chất, sử dụng thủ đoạn… để ép buộc bên kia đồng ý kết hôn.Hành
vi dùng vũ lực có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn về thể xác cho
một người hoặc thân nhân của họ khiến họ phải chấp nhận kết hôn; việc bắt cóc
một người rồi ép họ kết hôn với mình cũng được tính vào trường hợp này. Một
người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về tinh thần là có hành vi ép buộc đối
phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự… cho người đó, cho thân nhân của họ hoặc thậm chí
có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn. Dùng vật chất để cưỡng ép ví dụ như
cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn để trừ nợ; lừa đảo
chiếm đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện trao đổi hôn nhân… Sử dụng thủ
đoạn như dùng mọi cách để khiến đối phương khiến mình mang thai rồi lấy đó

như cái “cớ” để ép người đó phải “chịu trách nhiệm”…
7


`
Một bên hoặc cả hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị
cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Cha mẹ buộc con phải kết hôn để
trừ nợ - đây là trường hợp khá phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia
đình nghèo (mặc dù hiện nay giảm đáng kể). Đây không chỉ là đơn thuần là việc
ép buộc trong hôn nhân mà còn là hành vi đáng lên án vì con người bị đem ra
trao đổi như một món hàng, bị tước đoạt đi mọi quyền tự do dân chủ. Nạn nhân
của những cuộc gả bán như thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số
họ đã tìm đến cái chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh
phúc.Cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với nhau.
Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao hảo từ lâu
của hai bên cha mẹ hoặc gia đình hai bên lấy hôn nhân để liên kết hai dòng họ
nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị. Một trường hợp nữa có thể kể đến là cha
mẹ ép con cái phải kết hôn với một người đã được “chấm” từ trước hoặc ngăn
cản con mình không được kết hôn với người mà cha mẹ không thích. Tất cả
những hành động ép buộc trên đều xuất phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy”, trái ngược với tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam hiện nay.
2. Trong chế định ly hôn:
Vợ, chồng hoặc cả hai đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn dựa trên sự
tự nguyện của các bên, chính vì vậy những trường hợp sau sẽ được coi là không
có sự tự nguyện trong chế định ly hôn:
a) Ly hôn có yếu tố lừa dối , giả tạo
Ly hôn giả tạo , lừa dối là việc lợi dụng ly hôn, lừa dối cơ quan pháp luật
để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để
đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Họ tự

nghĩ ra những mâu thuẫn và lý do ly hôn nhìn bề ngoài có vẻ chính đáng nhưng
thực tế họ lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và giữa họ không
8


`
hề có mâu thuẫn. Mục đích chính của họ trong việc ly hôn giả tạo như nhằm
chuyển hộ khẩu , phụ cấp người ăn theo, lấy vợ lẽ hoặc tẩu tán tài sản , trốn tránh
nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác ... Việc lừa dối , giả tạo này
có thể xuất phát từ vợ hoặc chồng hoặc cả hai . Trên thực tế , việc xác định kết
hôn giả tạo, lừa dối gặp phải không ít khó khăn. Việc xác định mâu thuẫn giữa
hai bên có thực sự tồn tại hay không ; việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai bên
có thực sự chấm dứt hay chưa không hề đơn giả. Công việc này đòi hỏi sự nhiệt
tình với công việc , tinh thần trách nhiệm cao, liên hệ mật thiết với cơ sở, quần
chúng của cán bộ xét xử . Qua đó mới đánh giá chính xác được ý chí , nguyện
vọng tự nguyện thật sự của vợ chồng, đồng thời cán bộ xét xử cũng phải nắm rõ
và hiểu biết những trường hợp ly hôn lừa dối , giả tạo.
b) Ly hôn có yếu tố cưỡng ép
Cưỡng ép ly hôn là hành vi trái pháp luật , buộc đối phương phải chấm dứt
quan hệ hôn nhân giữa hai người trái với ý nguyện của họ . Nếu như kết hôn có
cưỡng ép từ một trong hai người hoặc cả hai bị cưỡng ép thì ly hôn cũng vậy.
Ly hôn do một trong hai người vợ hoặc chồng cưỡng ép có thể hiểu là đối
phương gây áp lực bằng tinh thần hoặc vũ lực , khiến cho bên kia bị đe dọa tới
tính mạng , danh dự , nhân phẩm ... mà phải ký vào đơn ly hôn. Trong thời gian
hôn nhân, có thể vì lí do nào đó như một bên hết tình cảm với bên còn lại , mâu
thuẫn xảy ra giữa hai bên . Một bên không nhận thức được mâu thuẫn giữa cả hai
đã trầm trọng nên không đồng ý , bên còn lại rất muốn hủy bỏ cuộc hôn nhân
này đến nỗi dùng mọi cách để ép buộc bên kia đồng ý ly hôn . Cũng có thể trong
thời gian hôn nhân , một bên vì lí do nào đó như ngoại tình , vì tài sản mà ép
buộc bên kia ly hôn hòng đạt được mục đích cá nhân mà trái với nguyện vọng

của bên còn lại.
Ly hôn do cả hai bị cưỡng ép từ người khác có thể hiểu là cả hai đều mong
muốn cuộc hôn nhân tiếp tục được duy trì , mong muốn xây dựng gia đình với
9


`
nhau song bị tác động , ép buộc của bên ngoài làm cả hai phải ly hôn.Ly hôn do
cha mẹ cưỡng ép vì không hợp với cha mẹ , vì không có khả năng sinh sản hoặc
vì để cưới người khác cho con có điều kiện kinh tế hơn , tốt hơn... Trong thời
gian hôn nhân , có thể xảy ra mâu thuẫn giữa vợ hoặc chồng đối với cha , mẹ
( thường là vợ ) . Mâu thuẫn xảy ra khiến cho không thể sống chung được ,cha
mẹ muốn con mình chấm dứt cuộc hôn nhân này mặc cho tình cảm giữa hai
người có thể vẫn đang rất tốt đẹp. Tất cả hành động đều bắt nguồn từ tư tưởng
của cha mẹ trước kia trái với sự tự do , tiến bộ trong Luật hôn nhân gia đình Việt
Nam hiện nay.

KẾT LUẬN
Thông qua phần tìm hiểu, phân tích và xử lý về đề bài trên, phần nào em
đã hiểu rõ hơn về nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn
và ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình. Tuy đã chuẩn bị và làm bài một cách
cẩn thận nhưng bài làm trên đây của chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót mong các
thầy cô chỉnh sửa cũng như nhận xét để chúng em tiếp thu được kinh nghiệm cho
những bài làm tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn !

10




×