Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tham luận đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.84 KB, 3 trang )

THAM LUẬN

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp dạy học

1)

Những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới
kiểm tra đánh giá (KTĐG) theo chủ trương của Bộ GD-ĐT đã trở thành một đòn bẩy
mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể chất lượng học tập của học sinh (HS) - HS tích cực, chủ
động hơn trong việc học.
Trong ba năm giảng dạy tại trường, thông qua việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá, khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu theo lối đọc – chép.
Bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
Khi tổ chức dạy học phải phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu chuẩn kiến
thức, kĩ năng:
- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Tạo cho giáo viên tự tin, thoải mái khi dạy
học.
- Giúp học sinh trung bình trở lên hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu của chuẩn. Đối với
học sinh khá, giỏi ta nên khai thác sâu kiến thức, kĩ năng để phù hợp với khả năng tiếp
thu và vận dụng của học sinh. Giáo viên cần sử dụng câu hỏi hợp lí theo từng đối tượng
học sinh.
- Giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với
các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trứng bài học, với đặc
điểm và trình độ học sinh.
Ví dụ: Trong quá trình học hóa, nếu có điều kiện giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự
lam thí nghiệm, thảo luận nhóm… để học sinh hứng thú, ham thích học hóa hơn.
2) Việc sử dụng sách giáo khoa hợp lí khi giảng bài trên lớp, khắc phục dạy học theo lối
đọc – chép
- Phải xuất phát từ từng đối tượng cụ thể, ở từng lớp, xem xét khả năng nhận thức của học
sinh mà tìm biện pháp phát triển ở các em mặt nào đó của tư duy môn học. Tư duy bao


giờ cũng xuất phát từ cái cụ thể. Trong tư duy từng môn học có nhiều nội dung, ở nhiều
cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao nhưng tư duy sáng tạo, khả năng phân
tích, tính toán, suy luận rất quan trọng.
- Sử dụng sách giáo khoa hợp lí nhằm phát triển tư duy cho học sinh, sách giáo khoa là tài
liệu giúp học sinh học tập, nó cũng là cơ sở để giáo viên chuẩn bị bài giảng, xác định hệ
thống kiến thức để dạy học sinh.
- Dặn học sinh chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi, bài tập, khi đó học sinh sẽ học tốt,
khai thác tốt sách giáo khoa.
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tìm tài liệu để hướng dẫn học sinh học tốt.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học như:
hình vẽ, dụng cụ thực hành, bảng số liệu; các mô hình, thí nghiệm …từ đó học sinh vừa
có kiến thức, vùa được rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập.
- Qua các bài tập, câu hỏi trong mỗi bài, học sinh có thể thu thập và xử lí những thông tin
cần thiết để rút ra kết luận về các khái niệm, định nghĩa, tính chất, quy tắc, công thức ... 1


- Từ các biện pháp trên ta sẽ khắc phục việc dạy học theo lối đọc – chép.
3) Sử dụng hợp lí công nghệ thông tin trong bài giảng; khai thác tối đa thiết bị dạy học
Trường ta đã có phòng máy chiếu, phòng vi tính đầy đủ, có nối mạng. Ta nên tận dụng, sử
dụng triệt để.
- Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống những bài thuyết trình, hay bài
báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không giống như đối tượng hội nghị, hội thảo.
Cho nên việc chuẩn bị một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cần phải đảm bảo
không những tính nội dung mà còn phải đặt nặng tiêu chí về tính sư phạm: sự phù hợp về
mặt tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mĩ, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học
và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên muốn sử dụng công nghệ thông tin
để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức về tin học, không chỉ đơn
thuần là viết chữ lên các trang trình chiếu mà phải có ý thức sư phạm, phương pháp dạy
học tích cực, sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn có ý nghĩa.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương

pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải và cũng không cần thiết
biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao
cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính để
cung cấp thông tin cho học sinh, có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường.
Cần tránh việc chạy theo phong trào để bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng máy tính
làm học sinh phân tán sự chú ý.
-Ta cũng không nên tầm thường hoá việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều người
quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen vì
giáo viên không được viết, xoá thoải mái như dùng bảng đen. Tránh dạy học ứng dụng
công nghệ thông tin nhưng cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào tập, không thu nhận
được kiến thức gì quan trọng ngoài sự thú vị một cách chung chung.
- Đề xuất: đề nghị các cấp quản lí giáo dục cần đề ra hình thức thích hợp để quản lí giáo
án điện tử, bài giảng điện tử của giáo viên, vừa kích thích được giáo viên giảng dạy bài
giảng điện tử vừa đảm bảo được công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn. Thường xuyên mở
các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử cho giáo viên biết và chưa
biết ứng dụng công nghệ thông tin.
Đặc biệt chú trọng đến phương pháp thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư phạm
khi trình chiếu bài giảng, cần xây dựng một số nội dung cơ bản về “lí luận phương pháp
giảng dạy điện tử” để làm cơ sở đánh giá các bài giảng điện tử.
- Về thiết bị dạy học, giáo viên cần nghiên cứu và sử dụng một cách hợp lí.
Ví dụ: Khi dạy thực hành thì phải vào phòng thực hành, dạy tin học thì nên sử dụng máy
chiếu, phòng tin học...
- Dạy học không có đầy đủ dụng cụ dạy học thì tiết dạy không đạt yêu cầu.
4) Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Cần có thời gian để giáo viên chuẩn bị. Giáo viên nên tìm tòi phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học. Do giáo viên chưa từng làm nên chưa biết cách lập kế
hoạch, gây mất nhiều thời gian.
2



- Không nên tổ chức đại trà, có thể khuyến khích giáo viên nghiên cứu.
5) Sử dụng tài liệu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ và việc biên soạn
đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Sử dụng tài liệu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ để tham khảo, vì có
một số nội dung tương đối cao so với năng lực học sinh vùng xa
- Giáo viên cần thay đổi quan niệm trong kiểm tra đánh giá, những câu hỏi hay bài tập
mang tính tái hiện kiến thức nên thay vào những câu hỏi, bài tập nhằm kích thích tư duy,
sáng tạo, vận dụng kĩ năng để thực hiện.
- Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phải thể hiện ba mức độ: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng. Đề kiểm tra cần mang tính phân hoá học sinh, phải vừa sức với học
sinh, cần bám sát chương trình, nội dung học tập và sách giáo khoa.
6) Các hình thức tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kì đạt kết quả tốt.
- Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan
trọng, nó không chỉ phản ánh kết quả dạy – học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác
động mạnh tới các khâu khác của quá trình dạy học. Vì vậy để thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học không thể không đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập toán học của
học sinh.
- Là một giáo viên nên lựa chọn và xác định các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh sao
cho phù hợp.
+ Thông thường kiểm tra nói: thường dùng trong kiểm tra bài cũ, trong quá trình dạy bài
mới hoặc củng cố đánh giá ở cuối tiết học.
+ Kiểm tra viết: nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh cuối mỗi chương, học kì
và năm học. Thường dài từ 15 phút đến 1 tiết. Để rèn luyện tư duy sáng tạo và kĩ năng
tính toán của học sinh, đối với môn toán nên cho học sinh kiểm tra tự luận không nên
kiểm tra trắc nghiệm vì trắc nghiệm dễ tạo sự đoán mò, rèn trí nhớ máy móc, ít phát triển
tư duy, không rèn luyện lập luận, trình bày bài toán.
7) Kinh nghiệm về xây dựng nguồn học liệu mở.
- Xây dựng nguồn học liệu mở là vấn đề rất cần thiết, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học trong trường học hiện nay.
- Ở mỗi trường học nên có một trang web để giáo viên có thể trao đổi, tham khảo tài liệu,

học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền giáo dục nước nhà.
Vì năng lực và điều kiện khách quan khác nên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi
những sai sót. Tôi chân thành mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến
giúp đỡ.
Người viết

Đặng Thị Ngọc Thủy

3



×